Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:04:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi lính F 5, MT 479: Phần 5  (Đọc 258395 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
duck8d5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 621


Phum Xâng ngày ấy!


« Trả lời #70 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 01:51:49 am »

                                … Nỗi lòng Nông Chang- Công Xi Lốp: 23/6/1980

    Càng gần đến địa điểm như mong muốn, tai chúng tôi cùng nghe nhiều tiếng ầm ào, của các loại xe cơ giới nỗi lên. Phum Xâng hiện ra, màu áo bộ đội rất nhiều đang hiện ra trước mắt. Mừng rồi, đến rồi, thoát rồi chúng tôi bước mạnh, nhanh chóng hơn. Một khung cảnh vô cùng ồn ào, náo nhiệt hiện ra, lẫn trong những chiếc áo màu xanh lại có cả các đồng chí Công an Biên phòng. Từ đầu cầu chúng tôi đi ra phía Chùa- một cảnh tượng đau lòng lắm- xác anh em hy sinh, cùng những anh em bị thương đang nằm la liệt phía trước ngôi chùa.
    
    Các đồng chí Y tá thì lăng xăng chạy tới, chạy lui, hết băng vết thương cho người này lại đến người khác. Tiếng kêu la, nhiều động tác với tay gọi Y tá, toàn bộ khu vực của ngôi Chùa hầu như đều có bộ đội và hình như có rất nhiều đơn vị đang ở đây. Các máy vô tuyến thì hoạt động liên tục. Chúng tôi được biết đây là một bộ phận của Sư đoàn 5. Đóng tại đây với nhiệm vụ nhận thương binh và những người hy sinh, cung cấp và vận tải đạn cho các đơn vị đang chiến đấu. Chúng tôi hỏi thăm và tìm một người có vị trí cao nhất báo cáo tình hình. Cho biết, chúng tôi bị lạc đơn vị và chạy về đây. Đ/c này thân tình lắm, hỏi han tình hình trên biên giới khá nhiều, chúng tôi trình bài cặn kẽ những gì đã xảy ra. Đồng chí ấy nói rằng sẽ liên lạc để tìm đơn vị giúp chúng tôi.

    Một đêm nghỉ tại đây, nói vậy chớ chúng tôi có nghỉ được đâu. Mà cũng phải tự nguyện giúp chuyển thương binh lên xe về phẩu của Sư đoàn, ưu tiên thương binh nặng đi trước. Có lúc chúng tôi rón rén đi về phía đặt những anh em hy sinh, xem có ai chung Tiểu đoàn hay không.

    Sáng hôm sau, thông qua liên lạc của đồng chí nói trên. Chúng tôi được biết D5 đã tập họp và đang đóng gần Đăng Kưm. Theo chân một bộ phận chuyển thương, chúng tôi trở về đơn vị.

    Trên đường tải gạo, có nhiều anh em chợt nhận ra Thủ trưởng Nguyễn Kè (E trưởng 174) cũng cắm cuối cõng gạo trên lưng. Một hình ảnh khá lạ mắt, mà ngay lúc đó nhiều anh em không hiểu- Tại sao?

 
    * Bài tường thuật: Nỗi lòng Nông Chang- Công Xi Lốp: 23/6/1980. Xin được dừng tại đây. Cám ơn nhiều đồng đội quan tâm, đã xem và chia sẽ. Nếu có những chi tiết thiếu chính xác (Vì đã 32 năm). Mong được thông cảm.
                                                                      * * *

* Tham khảo thêm:
* Trích từ Bách khoa toàn thư Wikipedia- Theo đường dẫn của Yta262.

                                Xung đột Thái Lan-Việt Nam 1979 – 1989

Thời gian:   1979 – 1989
Địa điểm:   Biên giới Thái Lan-Campuchia, Vịnh Thái Lan
Kết quả:   Phá hủy nhiều căn cứ du kích và các trại tị nạn dọc theo biên giới Campuchia-Thái Lan và cô lập sự bùng nổ những hành động thù địch công khai giữa quân đội Việt Nam và Thái Lan.

   Sau khi quân đội Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ Pol Pot trong chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1979, các tàn quân Khmer Đỏ rút về các khu vực biên giới gần Thái Lan. Với sự trợ giúp từ quân đội Trung Quốc, đội quân của Pol Pot đã tái tập hợp và tổ chức lại trong các khu rừng và miền núi vùng biên giới Thái Lan-Campuchia. Trong thời gian từ 1980 tới đầu những năm 1990, lực lượng Khmer Đỏ từ bên trong trại tị nạn ở Thái Lan đã tiến hành chiến tranh du kích nhằm chống lại sự ổn định của nước Cộng hòa Nhân Dân Campuchia.
      
      Trong các cuộc hành quân càn quét lực lượng du kích, quân đội Việt Nam đã tiến sát và thậm chí vượt qua biên giới Thái Lan để tấn công các căn cứ Khmer Đỏ. Trong bối cảnh địa chính trị những năm 1980, Việt Nam và Thái Lan là hai nước có hệ tư tưởng đối nghịch. Sau khi chế độ Khmer đỏ rút khỏi Phnôm Pênh, Thái Lan không công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân Dân Campuchia được Việt Nam hậu thuẫn và cùng với phần lớn các nước trên thế giới vẫn công nhận Khmer đỏ là đại diện hợp pháp của Campuchia.
    
      Sự hiện diện quân sự lớn của Việt Nam ngay kề bên một Thái Lan quân chủ làm nước này hết sức lo ngại. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong và sau Chiến tranh Việt Nam cũng đã hỗ trợ một lực lượng du kích cộng sản Thái lên đến 20 nghìn người hoạt động ở vùng Đông Nam Thái Lan. Căng thẳng trên mở màn cho một chuỗi những vụ đụng độ và đối đầu lẻ tẻ, tuy chưa bao giờ được tuyên bố là một cuộc xung đột chính thức nhưng đã kéo dài cho đến khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989.

    Chính phủ Thái Lan nghi ngờ mục tiêu lâu dài của Việt Nam và lo sợ Việt Nam hỗ trợ cho phong trào cộng sản bên trong Thái Lan nổi dậy đã khiến chính phủ Thái Lan ủng hộ mục tiêu của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1979, sự hiện diện quân sự của Việt Nam tại Campuchia một lần nữa những mối quan tâm tương tự lại dấy lên, Bangkok liên minh với Khmer Đỏ - một kẻ thù của Việt Nam và tìm đến sự hỗ trợ an ninh của Bắc Kinh. Trong cả hai trường hợp, hành động của Thái Lan cứng rắn hơn thái độ của Hà Nội đối với Bangkok. Là thành viên ASEAN dễ bị tổn thương nhất một cuộc tấn công giả định của Việt Nam, Thái Lan đã cho Khmer Đỏ trú ẩn ở các trại bên trong lãnh thổ của mình, Thái Lan là nước đầu tiên trong khối ASEAN phản đối “cuộc xâm lược năm 1978 của Việt Nam vào Campuchia”.

Diễn biến

- 1979: Tháng 10: một cuộc tấn công lớn của Việt Nam vào các vị trí trú ẩn của quân Khmer đỏ tại các vùng núi biên giới đã đẩy hàng ngàn binh lính Khmer Đỏ cùng gia đình và người dân trong vùng kiểm soát của họ về biên giới Thái Lan.

- Ngày 8 tháng 11: Pháo binh Thái Lan nã vào khu trại tị nạn Nong Chan, khiến khoảng 100 người chết.

- Ngày 12 tháng 11: Việt Nam tấn công vào Ban Laem, đẩy 5000 binh lính và thường dân Khmer Đỏ vào biên giới Thái Lan. Một nửa trong đó đi vào Kamput Holding Center.

- 1980: Ngày 23 tháng 6: Phản ứng với việc tổ chức hồi hương của hàng ngàn người tị nạn, 200 quân nhân Việt Nam vượt qua biên giới lúc 2 giờ sáng vào khu vực Ban Non Mak Mun, bao gồm khu trại tị nạn Nong Chan, một trận đấu pháo kéo dài ba ngày bỏ lại khoảng 200 người chết, bao gồm từ 22 đến 130 binh sĩ Thái, một dân làng Thái Lan và 72 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Hàng trăm người tị nạn đã được báo cáo thiệt mạng, nhiều người thiệt mạng khi pháo binh Thái Lan tấn công một trong những ngôi trại. Những người khác được tìm thấy giữa hai làn đạn. Hàng trăm người tị nạn chống lại Việt Nam bị xử tử. Quân đội Việt Nam tạm chiếm hai ngôi làng biên giới Thái Lan bao gồm cả Ban Non Mak Mun và pháo kích vài nơi khác.

- Ngày 24 tháng 6: Quân Việt Nam vẫn còn kiểm soát Nong Chan, đã đấu pháo và nổ súng nhỏ với binh sĩ Thái Lan và tấn công các cứ điểm của quân du kích. Việt Nam bắn rơi hai máy bay quân sự Thái Lan.

- Ngày 26 tháng 6: Quân đội Việt Nam đã bắt giữ hai quan chức cứu trợ (Robert Ashe và Tiến sĩ Pierre Perrin - điều phối viên y tế của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) ) và hai nhiếp ảnh gia Mỹ tại trại Nong Chan.

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2012, 02:07:08 am gửi bởi duck8d5 » Logged

Chốn xưa gian khó vô vàn
Cao Mê Lai nước mắt tràn xót xa
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #71 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 03:58:36 am »


TRIBECO - HOTRONGHIEU - PHILE -

THANH 63 - CB479 - HOANGSON1960

THANH 63 - POIPET79 - TRIBECO - THANH THẢO



« Sửa lần cuối: 26 Tháng Sáu, 2012, 07:52:27 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #72 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 06:41:00 am »

Hôm nay uống vừa phải mà cũng hơi bị say, mấy cô tiếp viên lại tốt bưởi thế là mình cứ nhè mấy em mà canh chụp, giờ tỉnh rượu nghĩ lại già rồi sao còn máu thế? Các cô gái Sài Gỏn nói chung là dạn dĩ, lại đứng làm dáng cho mình chụp hình nữa chứ. Ảnh này em chẳng share đâu Grin

Có cả một vài tấm ảnh đẹp chụp vợ thằng bạn nữa, thôi cất vào đĩa cho nó lành.
Nhà em rất tiếc là trưa qua hơi quá chén, chiều đó có đến Lê Đại Hành nhưng tìm mãi không ra địa chỉ! Thôi đành hẹn sang năm vậy! Các bác thông cảm cho nhà em nhé! Cry
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 09:26:58 am »

Nhà em rất tiếc là trưa qua hơi quá chén, chiều đó có đến Lê Đại Hành nhưng tìm mãi không ra địa chỉ! Thôi đành hẹn sang năm vậy! Các bác thông cảm cho nhà em nhé! Cry

Tưởng trucngon đi với bschung, tôi có ý trông nhưng không thấy bschung, chưa biết lý do Grin
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #74 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 09:36:05 am »

Nhà em rất tiếc là trưa qua hơi quá chén, chiều đó có đến Lê Đại Hành nhưng tìm mãi không ra địa chỉ! Thôi đành hẹn sang năm vậy! Các bác thông cảm cho nhà em nhé! Cry

Tưởng trucngon đi với bschung, tôi có ý trông nhưng không thấy bschung, chưa biết lý do Grin

Mấy ông này hôm trước ngồi với nhau đã hẹn rồi, cuối cùng chắc thấy hỏa lực F5 "mạnh quá" nên "lặn" trước cho lành, bây giờ chắc chắn đang tiếc hùi hụi vì đã bỏ qua ngày họp mặt ý nghĩa nhất trong năm (cho đến lúc này  Grin) bác H3 ạ!
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #75 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 09:36:23 am »

Thưa các bác CCB F5: tôi là chienc3.1972, một thành viên CLB 19C Ngọc Hà Hà Nội xin gửi tới các bác lời chào trân trọng.
Thưa các bác, các thành viên CLB 19C Ngọc Hà Hà Nội luôn dõi theo các sự kiện của các CCB trên mọi miền đất nước và mong muốn được làm quen với mọi thành viên tham gia Diễn đàn VMH.
Vừa qua chúng tôi đã được vinh dự đón tiếp nhiêu thành viên VMH có dịp qua Hà Nội ghé thăm. Chúng tôi cũng đã được đón tiêp một số thành viên CCB F5 ra thăm Hà Nội.
Thưa các bác, với anh em chúng ta, dù tham gia chiến đấu ở đâu, thời gian nào thì trên Diễn đàn VMH cũng như ngoài đời đều là anh em. Bởi chúng ta có sự đồng cảm sâu sắc về quãng đời quân ngũ, có dài, có ngắn nhưng chúng ta đều đã sống hết mình, đã trả xong nợ nước. Cũng bởi vì chúng ta còn có chung một món nợ đời: món nợ đối với các đồng đội đã bỏ thân vì nghĩa lớn.
Chúng tôi rất xúc động khi được đọc những bài viết trên topic này về Đám giỗ chung cho các LS F5 đã hi sinh trong trận đánh ngày 23/6/1980. Chúng tôi cũng đã bày tỏ trong topic Lính Tây Nguyên. Để tiện thể hiện tấm lòng của mình đối với các bác CCB F5 tôi xin được phép đưa lại các bài viết đó sang topic này với lời nhắn gửi: anh em chúng ta dù xa cách về không gian địa lý, về tuổi tác...nhưng không xa về tình cảm thân thương. CLB 19C Ngọc Hà đã và đang là địa điểm tin cậy, một chốn đi về của các CCB mọi miền Tổ quốc mỗi khi có dịp ghé thăm Hà Nội. Kính chào các bác.

Trích dẫn
Từ chuyện CCB làm ngày giỗ chung cho đồng đội
[/b]



             Mấy cuộc kháng chiến đã qua . Từ chống Pháp , Chống Mỹ , Bảo vệ BGTN BGPB , bảo về biển đảo ... có bao nhiêu những khúc hùng ca , tráng ca , bi tráng .Thường thì ta nhớ trên sử sách về chiến công , về chiến thắng về sự tích anh hùng . Càng lùi xa thời gian chiến công càng li kì , những ngày kỉ niệm là hoa là ngợi ca vỗ tay phấn khởi . Đơn vị nào cũng có những chiến công ghi dấu ấn của mình , nó trở thành truyền thống , thành niềm tự hào của thế hệ đi sau .
              Nhưng bất kì đơn vị nào cũng có kỉ niệm bi thương bởi chiến tranh không phải trò đùa . Chỉ có điều , trên sử sách không ghi lại nhiều lời giống như chiến thắng . Nhưng có một nơi ghi lại nhiều hơn sử sách , đó là lòng người lính .
CHỉ có người lính trong cuộc đau cái đau của trận đánh không thành . Chỉ có người lính trong cuộc mới tận mắt bất lực về cái chết của đồng đội mình mà lại là chết nhiều , chết có thể có lí mà cũng có khi thật vô lí .  Nhưng mấy ai , mấy đơn vị lấy cái ngày đau thương của đơn vị mình làm ngày kỉ niệm  (chí ít là đến tân bây giờ ) Họ sợ làm nhụt chí chiến đấu , làm giảm đi tên tuổi của truyền thống oanh liệt của đơn vị mình  . Người Cựu chiến binh làm chuyện đó chứ không phải ai khác . Làm chuyện đó để tự mình yêu thương lấy mình , tôn trọng máu xương của mình và đồng đội
    Ngày 23/6 năm nào CCB sư đoàn 5 ( trên VMH ) cũng tổ chức tửơng niệm một trận đánh bi hùng tưởng nhớ những người đã hi sinh trong cái ngày buồn đó . Dù to hay nhỏ các anh vẫn đủ hương hoa vàng mã( mà trước hết là tấm lòng của người đồng chí ) gửi tới đồng đội đã hi sinh . Tôi không biết được tỉ mỉ sự tích trận đánh đó nhưng tôi hình dung là anh em ta hi sinh nhiều quá , hi sinh tức tưởi . Bởi tôi thấy các anh em sư 5 đau đáu trăn trở từ nhiều ngày nay là hiểu .
Nếu có ai cho sự làm giỗ đồng đội này là bình thường chứ riêng tôi thì tôi khâm phục , trân trọng các anh chị em CCB trong ấy . Với một đơn vị cụ thể thì đây cũng là sự đặc biệt , đặc biệt hơn các cuộc gặp mặt hội hè hàng năm . Nếu bạn nào còn cho là sự thường thì xin đọc lời tâm sự dưới đây của một người chiến sĩ sư 5 thì sẽ hiểu hơn về cái ngày này và hiểu hơn vì sao CCb sư 5 tổ chức ngày giỗ chung này
.
... “ Đêm nay em lại khó ngủ , cố ngủ mà mãi không ngủ được , lọ mọ ra ngồi cửa sổ nhìn lên trời cao . Nhiều sao quá , hàng vạn ngôi sao chấp chới  , ngôi sao nào hả anh ? ngôi sao nào của những người ngày này 32 năm về trước ...
Thôi , đêm nay em thức . Thức để nhớ lại thời khắc của 32 năm , giờ này ... không chính xác nhưng giữa khuya , đêm đó thuơng binh nhiều lắm . Cả phẫu thức , cả đội phẫu ngóng về thương binh về . Trái ngược với mọi khi , hễ thấy xe chạy vào phẫu là mấy đứa ngán ngẩm . NHưng đêm nay thì trái lại hoàn toàn anh ạ , tụi em không chợp mắt , chủ dộng đón thương binh nặng về , cả phẫu như ngồi trên đống lứa . Tin tức tràn về xấu dần ...Thương binh nhẹ lần lượt từng đợt về tới phẫu . Khi hỏi đến thì biết các thương binh nặng bị vây không tài nào chuyeenr về được... mấy anh thương binh nhẹ chỉ biết lắc đầu ... im lặng .
Buồn , nặng nề lắm . Mãi đến hai ngày sau vận tải mới lên tải về ồ ạt ... chỉ toàn tử sĩ , thương binh nặng đa số chết trên đường vận chuyển . Băng ca trên xe đưa xuống kín sân phẫu , nhưng khi kiểm tra thì thương binh đã chết từ bao giờ ...não nùng thê lương lắm . Tụi em thay nhau vuốt mắt hàng loạt , quen rồi chả thấy sợ chỉ thấy đau , đau thấu trời xanh anh ạ . Đau nhất là mấy nah ngừng thở rồi nhưng rờ người vẫn thấy âm ấm ... Thế là tụi em chẳng dám gọi bộ phận chính sách qua bó xác , cứ để đó mà đút nước , hô hấp  nhân tạo mãi  hi vọng sự sống xuất hiện trở lại . Cứ nhìn những khuôn mặt thân quen thế hiền lành thế hẳn phải là những đứa con trai ngoan của cha mẹ nơi quê xa . Thế là khóc ...khóc ngon lành khóc mãi anh à ... Thế mà 32 năm rồi , anh bảo làm sao em không mất ngủ ...”


Xin gửi lời trân trọng tới anh em CCB sư đoàn 5 và các anh chị em trong ấy[/i]

Trích dẫn
@DucD8K5, Nguyentrongluan: Trong trang sử hào hùng của đơn vị nào tôi nghĩ cũng có 1 hoặc vài ngày đen tối. Với Sư 5 đó là ngày 23/6/1980. Với E 207 đó là ngày 03/10/1973...Với Các đơn vị ở Thành cổ Quảng Trị là ngày 16/9/1972.
"Nếu có ai cho sự làm giỗ đồng đội này là bình thường..."
Việc làm đó có thể là thường niên như của CCB sư 5 hay ở Thành cổ Quảng Trị, cũng có thể mới chỉ là lần đầu tiên như E207 làm giỗ cho các LS hi sinh trong trận Đá Biên ngày 03/10/2011 nhưng ý nghĩa vô cùng to lớn. Và sự xúc động thì không thể nói hết bằng lời.
Các bạn ạ, dù ai suy nghĩ thế nào nhưng nghĩa cử của CCB chúng ta trong việc tưởng nhớ tới đồng đội đã hi sinh, trước hết là vì chúng ta, những người đã mắc nợ trong cuộc chiến của mình.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2012, 06:15:16 pm gửi bởi chienc3.1972 » Logged
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #76 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 09:46:37 am »

Bác Brest ơi...
Xem ra đồng môn trường mình cũng có duyên với F5 .... còn vài bạn nữa để DK1278 tui liên lạc lại hôm nào mình họp nhóm F5 của NAN một bửa chứ....

Cám ơn Ban Tổ Chức đã cho ae ccb tụi tui có một buổi họp mặt Lễ Hôi thật ý nghĩa ấm cúng chan chứa tình đồng đội, tình bằng hữu...Những nép đẹp văn hoá của người lính chúng ta nên duy trì, tôn tạo và phát triển thành truyền thống hàng năm.DK1278 tui thật là xúc động một phút mặt niệm thoáng qua hình ảnh chiến trường, đồng đội mình trở lại như ngày nào.....Một lần nữa xin cám ơn Ban Tổ chức.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Sáu, 2012, 07:58:56 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #77 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 09:51:53 am »







« Sửa lần cuối: 26 Tháng Sáu, 2012, 08:02:53 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #78 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 09:55:22 am »

  Ảnh chụp theo đơn đặt hàng của chính bác sờ ba cô  Grin


Logged

như chưa hề cầm súng...
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #79 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 01:11:09 pm »








« Sửa lần cuối: 26 Tháng Sáu, 2012, 08:08:40 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM