Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:27:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà giang P6  (Đọc 275121 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #280 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2012, 05:01:25 pm »

Chào các bác,
Cho phép em nói leo vài câu với. Hoa bác Mực Tầu chụp là hoa hồng ,  người gọi là tầm xuân, người gọi là hồng leo v.v... nhưng đúng là hồng. Loài hoa này có nhiều hình dáng màu sắc lắm .
Còn về thuốc rê hay thuốc lào thì hơi khác nhau. Trong Nam thuốc rê nặng, mùi hơi khét, còn ở Lạng sơn Cao Bằng thuốc lá sợi hút nhẹ hơn và được gọi là thuốc lá vấn. Hồi đi học, bọn em sv không có xiền, toàn vấn mà hút nên vẫn còn nhớ , đến khi vào trong đó một năm, hút thuốc rê thấy đậm hơn nhiêu.
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #281 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2012, 11:25:26 pm »

Lính Bắc - Trung - Nam gì đều khoái cái khoản thuốc lá, thuốc lào. Thuốc sợi ngoài Bắc gọi thuốc quấn. Trong Nam kêu thuốc rê.
Trước đây, dân Bắc cũng như Nam. Đi đâu cũng có bọc thuốc sợi với xếp giấy bản ( giấy quyến ). Lúc lên cơn nhúm dúm thuốc trải lên mảnh giấy quấn như tổ sâu kèn. Đặt lên môi đưa lưỡi một vòng cho nước miếng thấm ướt toàn bộ giấy thuốc. Bập phà thả khói. Sau có giấy pơ-luya. Sau nữa có giấy '' phế phẩm '' của các nhà máy thuốc lá thải ra . Rồi giấy quấn thuốc hiệu '' Con gà '' của Thái nhập về thì sinh ra cách quấn bằng cờ. Rồi cải tiến thành cái hộp cuốn thuốc. Sang thì lấy họa báo gấp thành bao. Mỗi bao đúng tiêu chuẩn '' Filter cigarettes ''. Xoàng thì lấy vỏ giấy thuốc con gà màu đỏ cắt nhỏ quấn ngang thân 10 điếu một gọi là '' túm''.
Còn một kiểu hút thuốc lào bằng giấy cuốn rất đặc biệt. Vừa không nóng vừa tiết kiệm. Kiểu này không phải do lính nghĩ ra nên em không nói.
Thạt - Luông, Sa - Mít đã là thơm nhưng thua xa loại thuốc sợi Đồng Mỏ, Đèo Cáo Lạng sơn. Qua tay MT điều chế. Ngồi đầu bản, cuốn một điếu lơ mơ nhả khói. Thầy mo không ra xin vài hơi có mà chớ kể.
 Có loại thuốc '' mo trăm chữ '', thuốc '' ướt '' đã bác nào dùng chưa ?
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #282 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 12:33:31 am »

Có loại thuốc '' mo trăm chữ '', thuốc '' ướt '' đã bác nào dùng chưa ?

Cái này thì không nhớ.Nhưng thuốc lá Xứ Lạng,ngon nhất vẫn là loại sợi màu vàng tươi.Loại này khó mua lắm,thân quen như con cháu trong nhà và phải là khi về phép hay ra quân gia đình người Nùng mới tìm mua giúp để làm quà.Loại phổ thông nhất,cũng là hảo hạng nhất là sợi vàng nâu nhạt.Sợi vàng nâu thẫm là kém nhất,nhưng là so với thuốc cuốn xứ Lạng với nhau thôi,còn ra xứ ngoài thì chắc chắn thuốc lá xứ Lạng sẽ bóp chết hết.
Thuốc rê của miền Nam,vị nặng.Nặng nhất là thuốc rê ở miền đông,loại của bà con dân tộc thiểu số.Thoạt nhìn nó đen nâu đậm như miếng thịt nai hong khô trên dàn bếp bị hun khói.Khi vê người ta hay dùng chính lá thuốc lá khô quấn lấy sợi,hút rất nặng.Mới đầu chưa biết mà kéo một hơi,bình thường hơi sâu như thuốc lá bao là bị sặc liền.Hút quen thấy sau mỗi lần kéo một hơi,hơi sâu có cảm tưởng như nó bị ứ trong cuốc họng rất đã,nếu cố kéo một hơi thật sâu là bị sặc liền,dù đã quen.
Mùi thuốc rê,và mùi da phơi nắng là đặng trưng của người dân tộc thiểu số ở miền đông. Grin
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #283 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 12:56:04 am »

Có loại thuốc '' mo trăm chữ '', thuốc '' ướt '' đã bác nào dùng chưa ?
Cái này thì không nhớ.Nhưng thuốc lá Xứ Lạng,ngon nhất vẫn là loại sợi màu vàng tươi.Loại này khó mua lắm,thân quen như con cháu trong nhà và phải là khi về phép hay ra quân gia đình người Nùng mới tìm mua giúp để làm quà.Loại phổ thông nhất,cũng là hảo hạng nhất là sợi vàng nâu nhạt.Sợi vàng nâu thẫm là kém nhất,nhưng là so với thuốc cuốn xứ Lạng với nhau thôi,còn ra xứ ngoài thì chắc chắn thuốc lá xứ Lạng sẽ bóp chết hết.
Cái đo đỏ chắc chắn lão dùng rồi, lính Hà giang mà lị. Còn '' thuốc ướt '' là do em đặt tên. Đó là loại thuốc của người Kơ Ho ở Lâm đồng. Loại này thái thành sợi đóng bánh. Nhựa keo ướt như mật. Để nhai chứ không hút được. Hôm rồi vào em cố tìm nhưng không gặp.
Thuốc lá cũng như thuốc lào, phải để 1 năm sau hút mới êm, mới đậm. Và thuốc ngả màu sậm chứ không sáng màu như lúc mới.
Tiếc là bây giờ dân Đèo Cáo không còn phân dơi để bón thuốc. Nếu còn chắc lão sẽ được thưởng thức.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #284 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 12:25:54 pm »

Lúc ở Ngọc đường ,tụi tôi  cũng hat hút thuốc lá cuốn, sau chuyển sang hút thuốc lào , vì thuốc lá  cuốn hút nhẹ, lại nóng cổ.
Cánh lính Hà nam ninh mỗi lần về phép, lại tha một ba lô thuốc lào Đặc sản Kim sơn ,Kim bảng.-ấy vậy mà cũng chỉ một tháng là hết veo-một B hút như ăn vã, núi cũng hết.
Những lúc chưa đến kỳ lĩnh phụ cấp, thèm thuốc, bọn tôi mang cả xàphòng đi đổi thuốc lào.Hic.
Vì vậy, quần áo toàn giặt chay, ông nào ông ấy :quần áo khét mù,
Thật đúng là lính tráng, -Ông đại phó vẫn hay nguýt bọn tôi: tụi mày lên chốt, cách một cây số - thám báo nó cũng phát hiện.Hic.
Lính mà em.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #285 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 12:28:45 pm »

Lúc ở Ngọc đường ,tụi tôi  cũng hat hút thuốc lá cuốn, sau chuyển sang hút thuốc lào , vì thuốc lá  cuốn hút nhẹ, lại nóng cổ.
Cánh lính Hà nam ninh mỗi lần về phép, lại tha một ba lô thuốc lào Đặc sản Kim sơn ,Kim bảng.-ấy vậy mà cũng chỉ một tháng là hết veo-một B hút như ăn vã, núi cũng hết.
Những lúc chưa đến kỳ lĩnh phụ cấp, thèm thuốc, bọn tôi mang cả xàphòng đi đổi thuốc lào.Hic.
Vì vậy, quần áo toàn giặt chay, ông nào ông ấy :quần áo khét mù,
Thật đúng là lính tráng, -Ông đại phó vẫn hay nguýt bọn tôi: tụi mày lên chốt, cách một cây số - thám báo nó cũng phát hiện.Hic.
Lính mà em.
  Hì , vậy các bác thử giải thích cho em câu Lính - tráng xem nào !
   Kính phục bác Mực Tàu, nhà em ngày xưa ở Tuyên quang nhưng có quấn thuốc ...Con gà đấy nhé !
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2012, 12:34:06 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #286 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 04:04:47 pm »

Chào các bác chiến trường Hà Giang,
Em nhớ đến bác em kể là hồi trên Hà Giang, anh em ta ăn thì chả có gì, hút thì thi thoảng có thuốc lá quấn ( sợi vụn thôi ) , chỉ có chè là sẵn, uống chè cứ gọi là chè mật vịt cắm tăm !
Đủ thấy chè đặc thế nào.
Chúc các bác mạnh khỏe!
Logged
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #287 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 04:34:35 pm »

Lúc ở Ngọc đường ,tụi tôi  cũng hat hút thuốc lá cuốn, sau chuyển sang hút thuốc lào , vì thuốc lá  cuốn hút nhẹ, lại nóng cổ.
Cánh lính Hà nam ninh mỗi lần về phép, lại tha một ba lô thuốc lào Đặc sản Kim sơn ,Kim bảng.-ấy vậy mà cũng chỉ một tháng là hết veo-một B hút như ăn vã, núi cũng hết.
Những lúc chưa đến kỳ lĩnh phụ cấp, thèm thuốc, bọn tôi mang cả xàphòng đi đổi thuốc lào.Hic.
Vì vậy, quần áo toàn giặt chay, ông nào ông ấy :quần áo khét mù,
Thật đúng là lính tráng, -Ông đại phó vẫn hay nguýt bọn tôi: tụi mày lên chốt, cách một cây số - thám báo nó cũng phát hiện.Hic.
Lính mà em.
   Hì , vậy các bác thử giải thích cho em câu Lính - tráng xem nào !
   Kính phục bác Mực Tàu, nhà em ngày xưa ở Tuyên quang nhưng có quấn thuốc ...Con gà đấy nhé !
__________________________________________________________________________
_Lính Tráng " lính mới cả tráng " là hai ngôn từ gọi khác nhau hoàn toàn, nhưng trọng tâm thì chỉ vào một loại lính mà thôi !
_Ví dụ: Một Đồng chí ra chợ mượn tạm một cái gì đó của Dân mà bị Dân bắt được rồi đưa vào đơn vị kiện thì sẽ có mấy cách nói như sau.
_Lính thì sẽ nói ràng: lính tráng vừa đói lại vừa thèm thì phải làm càn thôi !
_Còn Dân sẽ nói là: lính mới tráng bây giờ quậy phá quá !
_Còn Cán Bộ nói rằng: lính mới cả tráng toàn đồ mất dậy !
Nói chung câu Lính Tráng chỉ là câu nói vui của lính và câu " than" của cán bọ và dân ám chỉ những người lính hay vi phạm Kỷ Luật Quân Đội nhiều. Tôi chỉ biết giải thích thế thôi, còn ai giải thích được kĩ hơn sát hơn thì cứ cho ý kiến nhé !
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #288 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2012, 11:19:26 pm »

Xin giải thích về cụm từ : Lính -tráng.
-thứ nhất : Lính - thời phong kiến - là từ để chỉ lực lượng vũ trang của triều đình
Ngày nay : Lính  là từ chỉ quân chủ lực nói chung,
Tráng : là từ chỉ những tráng đinh,dân lập ra để bảo vệ làng ,xã... Nay ta có dân quân ,tự vệ.
Thưa các bác, chúng ta bàn chuyện thuốc lá, thuốc lào thế thôi nhé, sau đây mời các bác cựu binh Hà giang tiếp tục hành quân , chúng ta hãy cùng đến với các điểm cao mù sương, những cuộc hành quân gian khổ dưới làn hỏa lực , nhưng cũng không kém phần hào hùng, những trận đánh -những kỷ niệm không thể nào quên với những người lính Vị xuyên.
Thân ái.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #289 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 11:36:05 pm »

Sau khi tham gia chiến dịch tấn công cao điểm 685,vào tháng 11 năm 1984,và phòng ngự một thời gian....

Đến cuối năm 1985 trung đoàn 153 rút xuống thị trấn Bắc quang.
Chúng tôi ổn định nơi ăn chốn ở, tiếp tục huấn luyện...
Ngoài những buổi vào rừng lấy gỗ - xây dựng doanh trại, những ngày chủ nhật, chúng tôi hay đi tìm hiểu  cảnh vật ,và phong tục tập quán của bà con các dân tộc trong vùng.
Lúc này đang là mùa đông, không khí rất khô, nếu tổ chức những cuộc du thám - thì rất thuận lợi.
Vào một sáng chủ nhật, bốn người chúng tôi-làm một cuộc du lịch nhỏ , chúng tôi đi về phía tây của doanh trại...Sau khi vượt qua một dãy đồi mọc toàn cây cỏ chít: đồng bào vẫn dùng làm chổi quét nhà, chúng tôi đi sâu vào trong rừng...Một hiện tượng rất hiếm ở vùng nhiệt đới, hiện ra trước mắt chúng tôi: những mảng cỏ xanh trải dài vút tầm mắt.,
Những cây cổ thụ thuộc họ bạch đàn đang mùa trút lá- những cành cây khẳng khiu giữa tiết đông lạnh, gợi một cảm giác về tiết đông miền ôn đới ...
Dưới chân,thảm thực vật cũng rất lạ,
Rất nhiều cây nấm với đủ sắc mầu, hình thù cũng kỳ lạ.?
Lúc lúc tụi tôi lại gặp một vạt gồm vài chục cây chè cổ thụ : thân cây gồ ghề- mốc thếch.chúng tôi tranh thủ hái búp, ( tôi chọn búp có 3 lá nhỏ màu xanh nõn , nơi ngọn của nhánh )
Tôi chợt nghĩ: có lẽ đây là một bản của đồng bào dân tộc, nay bà con đã lùi sâu vào trong rừng- do không thích nghi với cách sống công nghiệp chăng?
Thi thoảng chúng tôi bắt gặp một vài lán nhỏ tập trung - tựa một gia trang kiểu Trung hoa cổ,...Có một điều rất lạ
:hình như cư dân của những bản này chỉ toàn phụ nữ?
Trước đây  chúng tôi có nghe nói đến những chị em TNXP tại những làng giữa rừng - từ thời chống Mỹ, họ không có chồng.- Chẳng lẽ...tôi nghĩ vẩn vơ.một hồi,sau đó cảnh vật xung quanh xua đi nỗi ưu tư.-chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình.
Đến trưa, tụi tôi nghỉ lại nơi một góc rừng ,chọn một tảng đá to dựng lều, trong lúc đi đường tụi tôi bắn được một con gà rừng khá to, tụi tôi nhóm lửa ,nướng gà, nấu cơm,Một bữa trưa giữa rừng già -gợi nhiều hứng khởi để những tứ thơ ra đời, chỉ tiếc là chẳng ai có tài thi phú...
 Thật là một chuyến đi khó quên...Cho đến bây giờ, cảm giác thú vị vẫn còn trong tôi- mà cũng rất lạ : cả bốn đứa bọn tôi không ai biết khu rừng đó thuộc xã nào của Bắc quang .
Chỉ biết rằng : đó là một khu rừng cách doanh trại của C18 khoảng 5km - về phía Tây,...

Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM