Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:05:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hạm đội trong những cuộc xung đột cục bộ nửa sau thế kỷ 20  (Đọc 74033 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #70 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2013, 10:46:14 pm »

(tiếp)

Phân bố các trường hợp bị đánh đắm của các tàu chiến và tàu phụ trợ, phân theo loại vũ khí được sử dụng để tiêu diệt chúng


1. Trong bảng có tính đến tổn thất 17 tàu quét mìn trong quá trình quét mìn sau chiến tranh thời kỳ 1945-1951.
2. Bảng không tính đến thiệt hại tàu thuyền trong cuộc chiến Iran - Iraq 1980-1988  và Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 do thiếu thông tin đáng tin cậy về việc chúng bị tiêu diệt bởi các loại vũ khí cụ thể.[ 457 ]

Phân tích nguyên nhân tổn thất của các tàu chiến và tàu phụ trợ lớn trong các cuộc chiến tranh và xung đột quân sự cục bộ thời kỳ sau chiến tranh (Thế chiến II)




.........
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười, 2013, 07:18:01 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #71 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2013, 07:54:30 pm »

(tiếp)

Mức độ thiệt hại của tuần dương hạm, khu trục hạm, frigate, tàu quét mìn, tàu ngầm, tùy thuộc vào loại bom đạn sử dụng để tiêu diệt chúng


Trong cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan (1971), chiến tranh Ả Rập-Israel (1973) và cuộc xung đột Anh- Argentina (1982), tên lửa hành trình chống hạm do đặc tính chiến đấu cao đã vững bước tiến vào đội hình những phương tiện hiệu quả nhất để tiêu diệt tàu mặt nước và các mục tiêu trên bờ biển. Mức độ tiêu diệt các loại tàu của nó là 77,7 % tổng số các mục tiêu bị phá hủy khi tấn công chúng bằng tên lửa chống hạm, và 22,3 % tàu bị hư hại. Từ kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh cục bộ người ta thấy rằng để tiêu diệt tàu chiến loại khu trục hạm thì tàu phải trúng hai đến ba tên lửa, loại tàu tuần tra, frigate, tàu quét mìn có độ choán nước đến 600 tấn, tàu đổ bộ cỡ lớn - mục tiêu cần phải trúng một hoặc hai tên lửa, còn với tàu trọng tải nhỏ hơn - chỉ cần trúng một đạn. Trường hợp ngoại lệ là trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel (1973 ), để đánh chìm một tàu cao tốc cỡ nhỏ độ choán nước khoảng 200 tấn, người Israel đã tiêu tốn đến 4 tên lửa "Gabriel". Nhưng điều đó có nguyên nhân ở sức công phá thấp của đầu đạn tên lửa Israel. Ngay sau khi chiến sự kết thúc, nhược điểm này đã bị loại bỏ.

Thông thường, khi bắn trúng thân tàu, tên lửa chống hạm tạo ra một lỗ phá lớn, đôi khi lên đến 8 m2.  Sau khi đầu đạn tên lửa phát nổ thường là trên tàu sẽ bùng lên đám cháy mạnh, trong một số trường hợp kèm theo các vụ nổ [ 462 ] đạn dược và nhiên liệu chứa trên tàu. Đám cháy đặc biệt mạnh khi tên lửa phóng đi từ khoảng cách gần. Trong những trường hợp như thế, nhiên liệu tên lửa chưa cháy hết sẽ bị vụ nổ phân tán đi trên diện rộng, gây ra rất nhiều vụ cháy thứ phát. Trong một số trường hợp do trúng tên lửa mà độ bền vững của con tàu bị phá hủy. Tàu mất dự trữ nổi và chìm.

Được trang bị tên lửa chống hạm, các tàu mặt nước, máy bay và tàu ngầm có khả năng giải quyết trong thời đại hiện nay một loạt các nhiệm vụ đa dạng trong hoạt động tác chiến trên biển và tạo nên mối đe dọa tiềm tàng cho tất cả các loại tàu mặt nước.

Sự khẳng định kỷ nguyên tàu mặt nước đã kết thúc tỏ ra vô căn cứ. Việc trang bị cho chúng những vũ khí hiện đại và các phương tiện chiến đấu có mục đích khác nhau đã làm chúng trở thành những tàu chiến đa năng nhất trong số tất cả các loại lực lượng của hạm đội. Bằng chứng về vai trò ngày càng tăng của tàu mặt nước là sự phục hồi tốn kém bốn thiết giáp hạm của người Mỹ dựa trên cơ sở kỹ thuật mới và sự triển khai tại nhiều quốc gia việc đóng mới các tàu tuần dương, tàu khu trục và frigate.

Việc sử dụng các tên lửa hành trình dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong nghệ thuật tác chiến và chiến thuật hải chiến trên biển, tạo cho nó một nội dung tấn công hiện đại, làm cơ sở cho việc xây dựng các quy tắc chiến đấu mới cho các lực lượng trong hải chiến.

Khi phân tích kinh nghiệm sử dụng vũ khí tên lửa tác chiến trong các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang cục bộ, có thể thấy rằng việc ứng dụng có hiệu quả loại vũ khí này chỉ xảy ra khi lực lượng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được huấn luyện với chất lượng tốt, ra quyết định một cách có cơ sở trong việc đưa lực lượng vào trạng thái SSCĐ và áp dụng tên lửa chống hạm, triển khai lực lượng trong các điều kiện ngụy trang chiến dịch và chiến thuật khi nhanh chóng tiến gần đối phương [ 463 ] và giáng xuống đối thủ đòn tấn công tên lửa phủ đầu, khi khuếch trương chiến quả bằng các đòn tấn công tiếp theo sử dụng tên lửa chống hạm và các loại vũ khí khác. Để đạt được thành công trong một trận hải chiến hiện đại sẽ không thể thiếu sự đảm bảo toàn diện, đặc biệt là của các lực lượng trinh sát và tác chiến điện tử. Theo nhiều chuyên gia quân sự, một trong những lý do chính cho sự thành công trong hoạt động của Hải quân Israel và sự thất bại của Hải quân Syria và Ai Cập có liên quan đến việc đảm bảo kịp thời cho các tàu chiến những thông tin tình báo về đối phương và công tác chỉ huy các lực lượng trên biển được tập trung hóa, cũng như việc chỉ huy trực tiếp các tàu cao tốc tên lửa cỡ nhỏ trong trận chiến có sự trợ giúp của các hệ thống tự động hóa hiện đại.

Các yêu cầu trước tiên đặt ra cho công tác trinh sát là cần phải đảm bảo việc áp dụng tên lửa hành trình chống hạm ở cự ly ngoài đường chân trời. Ngoài ra, còn nảy sinh yêu cầu phải phát hiện được vật mang tên lửa ở các cự ly lớn hơn tầm bắn của vũ khí tên lửa, vì vậy thiếu hiểu biết về tình huống chiến thuật ngoài đường chân trời sẽ làm tăng nguy cơ bị TLCH tấn công bất ngờ.

Đặc điểm điển hình nhất đối với cuộc xung đột Anh- Argentina là việc sử dụng kết hợp tất cả các loại hình trinh sát của Vương quốc Anh và sự hiệp đồng hoạt động của họ với các cơ quan đặc biệt và các hệ thống không gian của Hoa Kỳ.

Lần đầu tiên dữ liệu ảnh chụp từ vũ trụ, dữ liệu trinh sát radio và trinh sát vô tuyến điện tử đã được sử dụng rộng rãi. Các vệ tinh nhân tạo Mỹ trinh sát bằng quang học từ trên không gian ("Key Hole 11"), vệ tinh trinh sát ảnh và trinh sát vô tuyến điện tử ("Big Bird"), đã thu thập và chuyển giao cho bộ chỉ huy Anh một lượng thông tin vô cùng to lớn.

Về các phương pháp sử dụng phương tiện tác chiến điện tử, các chuyên gia quân sự đã kết luận rằng các khí tài này nên được sử dụng theo một kế hoạch soạn thảo cẩn thận, có tính chất kết hợp toàn diện, tính đến tình huống chiến thuật hiện tại, khả năng của đối thủ [464] và các lực lượng của bản thân. Đồng thời phải quan tâm đến sự chính xác trong việc gây nhiễu chủ động và thụ động với TLCH. Ví dụ, việc hình thành vội vã đám mây nhiễu thụ động nhờ các lưỡng cực phản xạ khi đáp trả cuộc tấn công của không quân Argentina ngày 25 tháng 5 năm 1982 mà không tính đến thứ tự đội hình các tàu chiến đã gạt tên lửa "Exocet" khỏi tàu sân bay Anh "Hermes" bay sang trúng vào tàu chở container "Atlantic Conveyor" đang có mặt gần đó.

Dựa trên kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh cục bộ, vấn đề bảo vệ các con tàu chống lại các cuộc tấn công đường không của đối phương đã trở thành một trong những vấn đề chính yếu. Các chuyên gia quân sự cho rằng công tác PK phải bao gồm trong bản thân nó việc phòng thủ chống máy bay và chống tên lửa, cũng như công tác đó phải nằm trong một hệ thống phức hợp được chỉ huy tập trung hóa thống nhất cùng với các lực lượng và phương tiện phát hiện các mục tiêu trên không, cảnh báo mục tiêu, các khí tài hỏa lực phòng không, các máy bay tiêm kích bảo vệ và các phương tiện tác chiến điện tử.

Nhóm tàu tấn công sử dụng tên lửa chống hạm, được hình thành trong quá trình các cuộc chiến tranh cục bộ có thành phần đồng nhất hoặc không đồng nhất. Trong trường hợp sau, thành phần của các nhóm đó, ngoài các tàu cao tốc mang tên lửa và các tàu mặt nước trang bị tên lửa, còn có các khu trục hạm, frigate, tàu tuần tra. Khi phân tích kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh cục bộ, các chuyên gia quân sự chỉ ra sự cần thiết khi tổ chức tấn công vào đơn vị tàu chiến hợp thành của đối phương bằng không quân sử dụng tên lửa chống hạm sẽ có các tốp như sau trong thành phần đội hình chiến đấu của các nhóm máy bay tấn công : trinh sát, hoạt động phô trương, chế áp phương tiện phòng không, tác chiến điện tử, dẫn đường và chỉ huy, yểm trợ trên không và các tốp trực tiếp tấn công. Họ cũng cho rằng TLCH vẫn có những thiếu sót nhất định, trong đó có tốc độ cận âm của hành trình bay, tính dễ tổn thương bởi hệ thống vũ khí PK trên tàu, sự hạn chế trong lựa chọn mục tiêu, tính kháng nhiễu còn kém của [ 465 ] đầu tự dẫn, sự cần thiết phải huy động các lực lượng đặc biệt nhằm đảm bảo chỉ thị mục tiêu ngoài đường chân trời và tạo tính ổn định chiến đấu cho phương tiện mang. Một phân tích so sánh các khả năng chiến đấu của TLCH cho thấy hạn chế của loại vũ khí hải quân này hoàn toàn có thể bù đắp được bởi những phẩm  chất của nó. Chính vì vậy nó được trang bị cho các tầu chiến của nhiều quốc gia. Việc trang bị TLCH cho hải quân, xét trên một mức độ lớn, đã ảnh hưởng đến việc thay đổi tính chất các hoạt động tác chiến trên biển, ảnh hưởng đến sự hoàn thiện chiến thuật hải chiến.

Trong thời kỳ sau chiến tranh đã có 27 tàu bị chìm vì trúng mìn (22%). Ngay sau khi kết thúc Thế chiến II, để đối phó với mối nguy hiểm do thủy lôi còn sót lại, người ta đã thành lập "Tổ chức quét mìn quốc tế", tập hợp 1.600 tàu quét mìn. Từ tháng 8 năm 1945 đến năm 1951 họ đã quét được một diện tích mặt nước lên đến 250 ngàn dặm vuông và tiêu hủy được 38.973 trái thủy lôi. Trong quá trình đó đã có 17 tàu quét mìn bị đắm, 12 tàu bị hư hại. Trong cùng thời gian trên có 218 tàu buôn vấp mìn chìm, 186 tàu bị thương. Mìn có các tính năng hủy diệt cao và xét về hiệu quả thì nó chỉ nhường bước trước tên lửa chống hạm. Trong tổng số tất cả các trường hợp, các tàu vấp mìn có 60 % bị đắm, 40 % bị hư hại.

Khi vấp mìn các tàu độ choán nước từ 1 nghìn tấn trở xuống thường bị chìm. Trong đó tàu quét mìn độ choán nước nhỏ hơn và bằng 500 tấn bị chìm chỉ trong một vài phút. Vũ khí mìn có một tác động tâm lý rất lớn đối với đội ngũ quân nhân và đòi hỏi huy động những lực lượng và phương tiện chống mìn đáng kể để đối phó với chúng. Tuy nhiên, số lượng các tàu vấp mìn nổ có thể còn lớn hơn, bởi vì các bên tham chiến đã rải hơn 20 nghìn trái mìn.

Tổn thất tương đối nhỏ như trên được giải thích bởi thực tế các khu vực xác định có mối nguy hiểm về mìn phát sinh đã được đóng luồng hàng hải đối với các loại tàu thuyền, và luồng chỉ được mở lại sau khi phá hủy hết mìn. [ 466 ]

Ví dụ , ngay cả với một số lượng mìn không lớn được rải trong kênh đào Suez năm 1967, cũng đã làm gián đoạn gần 6 năm đường vận chuyển hàng hải quốc tế quan trọng nhất liên kết các đại dương Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Cũng như trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ Hai, trong các cuộc chiến tranh cục bộ, pháo hạm và pháo binh bờ biển không đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tiêu diệt các tàu chiến.

Hỏa lực pháo binh đã tiêu diệt tổng cộng 20 tàu (16%): chủ yếu là các tàu chiến nhỏ (tàu quét mìn và tàu phóng ngư lôi, 17 chiếc). Đạn pháo chỉ phá hủy hai tàu lớn - frigate Ai Cập "Domait" (1956) và frigate Thái Lan "Price" (1951). Trong tổng số các tàu bị pháo binh bắn phá hoại, số bị tiêu diệt ít hơn 5 %. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, hỏa lực các khẩu đội pháo bờ biển đã bắn bị thương hơn 60 tàu chiến, trong số đó chỉ có hai tàu bị tiêu diệt hoàn toàn.

Với sự giúp sức của ngư lôi đã có 5 tàu chiến bị tiêu diệt (4%), trong đó chỉ có hai tàu lớn - tuần dương hạm Argentina "General Belgrano" và tàu tuần tra Ấn Độ "Kukri". Tỷ lệ phần trăm khá nhỏ các tàu chiến bị ngư lôi tiêu diệt có nguyên nhân chủ yếu do sự hạn chế trong sử dụng nó.

Vì thực tế trong các cuộc chiến tranh cục bộ, hiếm khi diễn ra các trận hải chiến có sự tham gia của các lực lượng khác nhau, tổn thất do ảnh hưởng kết hợp các loại vũ khí chỉ là 4 tàu (3%). Một ví dụ là trận chiến trên trận địa pháo-thủy lôi gần Wonsan : các tàu quét mìn "Payret" và "Plage" của Mỹ đã bị đánh chìm.

Kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh và xung đột quân sự cục bộ khi giải quyết nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng hải quân trên biển và trong các căn cứ đã ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của ngành đóng tàu quân sự.

Việc sử dụng thành công tên lửa hành trình dẫn đến sự xuất hiện của các lớp tàu chiến mới, các tàu tên lửa (các tàu trang bị tên lửa có điều khiển) và các tàu cao tốc cỡ nhỏ mang tên lửa. Trong các ấn phẩm tiếng Anh, các chuyên gia quân sự [ 467 ] chỉ ra rằng "Falklands đã cứu hạm đội mặt nước của Vương quốc Anh". Vấn đề là trong những năm đầu thập kỷ 80 đã tồn tại các kế hoạch giảm dần số lượng tàu mặt nước do sự phân bố lại các nguồn tài chính, chủ yếu dồn cho việc đóng mới các tàu ngầm và chế tạo các máy bay tuần biển đóng trong căn cứ bờ. Một ủy ban đặc biệt đã đi đến kết luận rằng trong thành phần hạm đội Anh phải có không ít hơn 50 khu trục hạm và frigate.

Để cải thiện khả năng sống sót cho các vị trí cơ bản của tàu người ta dự tính sử dụng các tấm giáp composite. Các nhà đóng tàu Mỹ ủng hộ việc áp dụng giáp động lực (Динамическая защита, ДЗ (Explosive Reactive armour, Взрывная реактивная броня, hay còn gọi giáp phản ứng nổ)) bảo vệ các vị trí có tầm quan trọng sống còn của con tàu và loại bỏ việc sử dụng trong ngành đóng tàu (theo khả năng) các loại vật liệu dễ cháy và độc hại.

Chẳng hạn, theo báo chí quân sự, tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển đang đóng mới "Arleigh Burke" của Mỹ lần đầu tiên trong thực tế gần như hoàn toàn được làm bằng thép, còn hợp kim nhôm chỉ sử dụng trên con tàu này với số lượng rất hạn chế. Các phòng quan trọng nhất, các hầm chứa đạn dược, các hầm phóng đạn tên lửa có điều khiển, các vị trí điều khiển chỉ huy sẽ được bảo vệ bằng giáp.

Các nhà công nghiệp đóng tàu phương tây còn áp dụng nhiều biện pháp khác nhằm tăng cường khả năng sống còn như tăng số lượng các khoang kín nước, các vòi chữa cháy và máy bơm, các phương tiện bảo vệ cá nhân (mặt nạ chống độc và bộ quần áo cách nhiệt), giảm mức các trường vật lý, phong kín các tuyến cáp trong các vách ngăn kín nước, đặt ở các vị trí nằm trên đường mớn nước, chia các phòng bên trong con tàu thành các khu vực chống cháy độc lập, giảm sử dụng các vật liệu dễ cháy và sinh khói, giảm độc tính của chúng trong quá trình cháy. [ 468 ]

Tính đến các trường hợp hảo hoạn xảy ra trong cuộc xung đột Anh- Argentina, trên tàu chiến Anh bắt đầu đưa vào sử dụng mặt nạ cách ly chống khí độc, đảm bảo cho đội ngũ quân nhân có thể ở trong một phòng đầy khói với khoảng thời gian 45 phút. Các máy thở cấp cứu ELSA, hoạt động ngắn hạn được trang bị trên tàu, sẽ được sử dụng vào việc sơ tán nhân viên ra khỏi các khoang ngạt khói. Để tăng hiệu quả bảo vệ chống cháy cho tàu, dự kiến sẽ trang bị các hệ thống bọt cách ly và dập tắt đám cháy mới hơn, hiệu quả hơn. Đội cứu hộ của tàu nhận được các camera ảnh nhiệt cầm tay, cho phép nhanh chóng tìm ra nguồn phát cháy và các nạn nhân, cũng như cho phép tìm đường đi trong các khoang ngập đầy khói.

Yêu cầu của Bộ Hải quân Anh - nâng cao khả năng sống sót của con tàu - được phản ánh trong đề án đóng mới các frigate loại "Norfolk", bắt đầu từ năm 1985. Con tàu này có lượng choán nước tổng cộng 3.900 tấn được chia thành năm khu vực độc lập với các thiết bị phòng cháy chữa cháy, máy phát điện diesel và các máy bơm nước biển dùng riêng cho trường hợp khẩn cấp, các phương tiện cứu hộ cá nhân được bố trí trên tàu dọc theo tuyến mà đội ngũ quân nhân hay qua lại.
........
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2013, 06:21:33 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #72 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2013, 11:51:00 pm »

(tiếp)

CÔNG TÁC ĐẢM BẢO VẬN TẢI QUÂN SỰ ĐƯỜNG BIỂN VÀ VIỄN DƯƠNG

Đảm bảo vận tải quân sự đường biển và viễn dương trong các cuộc chiến tranh cục bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất.

Ý nghĩa của nó tăng lên trong các cuộc chiến tranh kéo dài với sự tham gia trên quy mô lớn của các cụm binh chủng LLVT khác nhau (trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam, trong cuộc xung đột Anh- Argentina). Cường độ và quy mô của hoạt động vận tải quân sự phụ thuộc vào tầm vóc của cuộc đấu tranh vũ trang và cự ly cách xa từ chiến trường đến chính quốc. [ 469 ]

Ví dụ, khối lượng vận tải viến dương hàng tháng ở Nam Việt Nam là 1,5 - 2 triệu tấn, trong đó có 85 nghìn tấn đạn dược, 320 nghìn tấn nhiên liệu, 15 triệu khẩu phần thực phẩm hàng ngày. Lượng vận chuyển hàng năm là 7,5 triệu tấn hàng hóa, 4 triệu tấn sản phẩm xăng dầu.

Trong cuộc xung đột Anh- Argentina làm nhiệm vụ vận tải biển có hơn 54 tàu, tổng trọng tải khoảng 700 nghìn tấn, trong đó có 16 tàu chở dầu. Chúng đã vận chuyển hơn 100 nghìn tấn hàng, 9.000 quân nhân và 95 máy bay. Tàu chở dầu hàng tháng cung cấp đến nơi 150 nghìn tấn nhiên liệu.

Nhằm nâng cao tốc độ vận tải biển và viễn dương người ta đã sử dụng các tàu vận tải có thiết kế mới nhất, trong đó có các tàu container, điều đó làm tăng năng suất bốc dỡ hàng lên 6-8 lần. Trong cuộc xung đột Anh- Argentina, để vận chuyển đến khu vực xung đột các máy bay cánh cố định và trực thăng, lần đầu tiên người Anh đã sử dụng các tàu chở container được hoán cải thành các tàu chở máy bay theo dự án Arapaho. Tính năng đặc trưng của vận tải biển và viễn dương là qua trình đi biển và dỡ hàng khỏi tàu diễn ra không có tác động cản trở, vì vậy hầu hết các tàu hành trình mà không có hộ tống, và nếu như có thì cũng chỉ nhằm mục đích thao luyện các biện pháp bảo vệ hàng hải.

Đặc điểm của vận tải viễn dương trong cuộc xung đột Anh- Argentina là do không có các căn cứ hải quân và các cảng tiền tiêu, người Anh buộc phải giữ một phần các tàu cùng với hàng hoá trong các khu vực được bảo vệ cách xa chính quốc hơn 7000 dặm.

Trong quá trình các cuộc chiến tranh cục bộ, Bộ chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ và Anh đã xác định chỉ tiêu trung bình của nhu cầu sử dụng các tàu phụ trợ và tàu dân sự nhằm đảm bảo việc cung cấp lực lượng và hậu cần cho quân đội trong các khu vực chiến sự [ 470 ]. Lấy ví dụ trong cuộc xung đột Anh- Argentina, người ta thấy rằng tương quan giữa các tàu chiến và tàu đảm bảo nên ở khoảng 1:1 để đáp ứng được tất cả các yêu cầu cung cấp phương tiện vật chất kỹ thuật cho binh đoàn đặc nhiệm.

Trong các cuộc chiến tranh cục bộ lực lượng hải quân cũng phải thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tập kết bộ đội, sơ tán họ khỏi các đầu cầu bị cô lập.

Chẳng hạn trong giai đoạn đầu chiến tranh Triều Tiên, quân đội Mỹ và Nam Hàn tránh được thất bại chung cuộc tại bàn đạp Pusan chỉ nhờ người Mỹ đã có thể vội vã ném vào bàn đạp này năm sư đoàn lục quân theo đường biển từ Nhật Bản. Trong tháng 12 năm 1950, khi rút lui khỏi Bắc Triều Tiên, bộ tư lệnh Mỹ để cứu quân đội của mình khỏi bị thất bại hoàn toàn, đã thực hiện di tản bằng đường biển khỏi Nampo, Hungnam, Sonchzhin khoảng 90 nghìn người. Đối sơ tán quân đội họ điều động khoảng 200 tàu vận tải và tàu đổ bộ. Được yểm trợ di tản họ sử dụng 6 tàu sân bay, một thiết giáp hạm, hai tuần dương hạm hạng nặng và 45 khu trục hạm.

Ngoài vận tải biển và viễn dương, trong các cuộc chiến tranh cục bộ việc vận chuyển quân nhân và hàng hóa bằng đường không cũng rất phát triển. Phương thức này đạt đến quy mô lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Lượng vận chuyển trung bình hàng năm bằng đường không các loại hàng hóa quân sự trong giai đoạn 1965-1968 lên tới hơn 450.000 tấn.

Khối lượng vận tải biển và viễn dương, thực hiện bởi Hải quân Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam



PHÒNG THỦ BỜ BIỂN

Nhiệm vụ bảo vệ bờ biển trong các cuộc chiến tranh cục bộ thường được giải quyết bởi lực lượng hải quân các quốc gia bị tấn công, phối hợp với các binh đoàn và các đơn vị quân chủng lục quân và không quân. [ 471 ]
Để giải quyết nhiệm vụ này người ta sử dụng pháo binh bờ biển, máy bay và vũ khí thủy lôi. Các hình thức sử dụng lực lượng chủ yếu là chiến đấu phòng thủ trên các trận địa bố trí mìn-pháo, thiết lập những bãi mìn phòng thủ, tấn công bằng không quân, pháo binh và tên lửa từ phía bờ biển.

Từ kinh nghiệm cuộc chiến tranh Triều Tiên, có thể khẳng định rằng việc sử dụng vũ khí thủy lôi trên quy mô lớn có thể dẫn đến những kết quả tức thì. Ngay cả những bãi mìn nhỏ được pháo binh bờ biển bảo vệ, cũng tỏ ra rất hiệu quả trong việc bảo vệ bờ biển. Kết quả của việc thiết lập các bãi mìn trên các thủy đạo dẫn vào cảng Wonsan đã phá vỡ chiến dịch đổ bộ của Mỹ tháng 10 năm 1950. Hải quân Mỹ hoàn toàn không được chuẩn bị để đối phó với mìn, ngay cả trong trường hợp không có sự kháng cự từ phía đối phương. Dựa trên kinh nghiệm này, bộ chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1951 đã phục hồi lực lượng rà phá mìn và [ 472 ] đặt hàng ngành công nghiệp đóng mới 125 tàu quét mìn. Vào cuối những năm 50, Hải quân Mỹ có tổng cộng hơn 200 tàu khu trục và tàu rải mìn ven biển và khoảng 100 tàu dò-phá mìn. Ngoài ra, bộ chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ còn đặt hàng chế tạo các mẫu vũ khí thủy lôi mới.

HẾT CHƯƠNG 12
.........
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2013, 02:06:02 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #73 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2013, 02:18:33 am »

PHỤ LỤC

1. Tổ chức hoạt động tác chiến của các tàu sân bay Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư 1991


2. Kế hoạch đổ bộ một tiểu đoàn thủy quân lục chiến bằng phương pháp "Vertical envelope"


3. Kế hoạch đổ bộ một tiểu đoàn thủy quân lục chiến bằng phương pháp "Tấn công từ ngoài đường chân trời"


4. Triển khai các cụm tàu sân bay Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư 1991


5. Tên lửa chống hạm "Exocet" của Pháp


6. Tên lửa chống hạm "Harpoon" của Mỹ


7. Tên lửa chống hạm "Gabriel" của Israel


8. Tổ chức tiểu đoàn TQLC viễn chinh


Ghi chú cho sơ đồ tổ chức: từ trên xuống dưới, trái sang phải:
- Ban tham mưu tiểu đoàn - tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn thủy quân lục chiến;
- Nhóm máy bay hỗn hợp - nhóm đổ bộ cấp tiểu đoàn - nhóm bảo đảm hậu cần cấp tiểu đoàn;
- Đại đội chỉ huy và đại đội bảo trì phục vụ - đại đội thủy quân lục chiến - đại đội vũ khí - đại đội pháo binh dã chiến;
- Trung đội xe bọc thép lội nước - trung đội xe tăng.


Biên chế trang bị và lực lượng tiểu đoàn TQLC viễn chinh


1. Thời gian lập kế hoạch đổ bộ tiểu đoàn TQLC viễn chinh : 1-16 ngày
2. Để triển khai một tiểu đoàn TQLC viễn chinh cần 5-6 tàu đổ bộ và vận tải
3. Thời gian đổ bộ xong một tiểu đoàn TQLC viễn chinh : 24 giờ
4. Thời gian đổ bộ thê đội xung kích của tiểu đoàn TQLC viễn chinh : 50 phút

HẾT PHỤ LỤC
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2013, 12:12:31 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #74 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2013, 11:41:19 pm »

(tiếp)

Lời bạt

Thế chiến thứ Hai đã không dẫn đến việc hoàn toàn chấm dứt các cuộc chiến tranh, mà chỉ đánh dấu sự phân chia mới của thế giới - một thế giới toàn cầu hóa hơn nhiều so với thế giới sau Thế chiến thứ Nhất. Và với sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân, không ai trong số các quốc gia dẫn đầu thế giới còn có thể hy vọng giành chiến thắng trong một trận chiến công khai - mà điều đó chỉ thúc đẩy chuỗi xung đột ngoại vi mới nhằm tranh giành khu vực ảnh hưởng.

Do cuộc đối đầu giữa các siêu cường ngay từ đầu đã được tuyên bố là cuộc đối đầu ý thức hệ, không có gì đáng ngạc nhiên khi phần lớn các cuộc chiến tranh cục bộ đều mang sắc thái ý thức hệ. Ở một mức độ nào đó, điều này giúp cả hai bên che dấu lợi ích địa chính trị thực sự của họ. Nhưng cái đuôi con chó bắt đầu vẫy rất nhanh chóng: một quốc gia tuyên bố mình chọn "con đường phát triển xã hội chủ nghĩa", có thể mong đợi nhận được viện trợ kinh tế và quân sự của Liên Xô, và bất kỳ chế độ độc tài quân sự nào, khi tuyên bố mình là người mang "những giá trị tự do phương Tây" và là thành trì của chúng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản, lập tức được nằm dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ . [ 485 ]

Đương nhiên, sự hiện diện của những "đồng minh" như vậy rất thường xuyên và chúng chỉ làm xói mòn uy tín của cả hai siêu cường và không thể tạo điều kiện nâng cao ảnh hưởng của họ trong "thế giới thứ ba".

Nhưng đó chưa phải là kết thúc. Như ta biết, một quốc gia có cách để bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng đạt tới các mục tiêu trong chính sách đối ngoại, trong đó việc giữ gìn sự độc lập của một quốc gia khác và cuộc sống của người dân của đất nước ấy không được coi là điều kiện hạn chế cần thiết. Tuy nhiên, cuộc đối đầu về ý thức hệ cũng giống như cuộc đối đầu về tôn giáo : nó không thiết lập cho mình những mục tiêu "vụ lợi", mà đòi hỏi tiêu diệt đức tin thù địch. Thường thì cùng với các đại diện của mình, những người vì một lý do nào đó không thành công trong việc hướng về đức tin của mình. Nghía là, cuộc chiến tranh tiến hành theo mô-típ ý thức hệ, chắc chắn sẽ biến thành một cuộc chiến tranh toàn diện - định hướng chống lại dân lành và cơ sở hạ tầng công nghiệp và kinh tế hỗ trọ hoạt động sinh tồn của họ. Đầu tiên là những cuộc "ném bom rải thảm" lãnh thổ kẻ địch, sau đó xuất hiện "các sự kiện bạo lực vô căn cứ" chống lại dân lành, rồi "vì ủng hộ quân du kích" người ta bắt đầu tàn sát cả ngôi làng. Đương nhiên, cuộc chiến tranh du kích sẽ chỉ bùng nổ tiếp với một sức sống mới - và cái vòng xoay khủng bố vẫn tiếp tục quay cuồng, kéo theo cả hai bên tham chiến. Hai trong ba cuộc chiến tranh lớn nhất và đẫm máu nhất trong nửa sau của thế kỷ này - chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, đã diễn ra theo sơ đồ như vậy.

Sự cách xa "thế giới văn minh" và các trung tâm hạ tầng quân sự-công nghiệp của các chiến trường chiến tranh cục bộ trong nửa sau của thế kỷ XX đã tạo điều kiện cho việc tham gia đặc biệt rộng rãi của các lực lượng hải quân vào các hoạt động tác chiến. Trước tiên hạm đội được sử dụng cho các mục đích vận tải - để nhanh chóng triển khai bộ đội và các trang thiết bị. Mà trang bị đòi hỏi lại rất nhiều : các đất nước có nền kinh tế phát triển [ 486 ], khi dốc sức tận dụng tối đa ưu thế công nghiệp và kỹ nghệ của mình, cố gắng tiến hành chiến tranh bằng các phương tiện hiện đại nhất của họ. Lực lượng tấn công chủ lực là không quân - thường là máy bay trên tàu sân bay, bởi vì để sử dụng nó không cần phải có các căn cứ trên bộ và đường băng. Ngoài ra, máy bay trên hàng không mẫu hạm có sự phù hợp tối đa cho nhiệm vụ tấn công chính xác xuống các đối tượng kích thước nhỏ. Ngược lại, máy bay ném bom chiến lược về chung cuộc lại thể hiện là vũ khí "tâm lý" đặc biệt được sử dụng để áp đảo ý chí kháng cự của đối thủ, cũng như nâng cao tinh thần chiến đấu của bản thân. Lô gích quân sự của chúng thường là không có - cơ sở hạ tầng kinh tế của các nước kém phát triển rất phân tán, thậm chí cả các trận ném bom ồ ạt cũng chẳng thể gây cho nó nhiều thiệt hại. Do hầu như tất cả các trang bị chiến đấu của bên phòng thủ đều đến từ nước ngoài, ngành công nghiệp theo đúng nghĩa của họ ở ngoài tầm với của bên tấn công.

Tình thế này trên một mức độ đáng kể đã cân bằng các cơ hội và làm cho ngay cả một quốc gia yếu cũng có thể chống lại một cách thành công bộ máy quân sự hiện đại của bất kỳ siêu cường hàng đầu nào trên thế giới. Liệu rằng Nhật Bản có đầu hàng vào năm 1945, nếu nó vẫn có cơ hội nhận được một số lượng không giới hạn nhiên liệu và trang bị quân sự từ một cường quốc trung lập. Còn việc sử dụng tất cả các nguồn lực của mình (kể cả công nghiệp và con người) để giành chiến thắng, thì quốc gia-xâm lược { 39 } đơn giản là không thể làm được - bởi vì trong trường hợp đó, giá [ 487 ] của chiến thắng kiểu như vậy sẽ không tương xứng với những thiệt hại phải gánh chịu.

Sự khác biệt trong các nhiệm vụ mà cả hai bên tham chiến phải đối mặt, là cơ sở cho sự khác biệt quan trọng trong các biện pháp và phương tiện tiến hành chiến tranh. Bên bị tấn công thường không thiếu nguồn nhân lực và vũ khí dã chiến : súng trường tự động, súng máy, lựu đạn cầm tay, pháo binh hạng nhẹ, thiết bị phóng hỏa tiễn mang vác - và thường họ có cả xe tăng. Ngược lại, bên tấn công sử dụng đầy đủ các loại vũ khí công nghệ cao và vũ khí có độ chính xác cao (họ dùng cả đến các loại tên lửa có điều khiển và các bom "chân không") - nhưng lại bị hạn chế bởi đòi hỏi phải tránh những tổn thất nghiêm trọng về sinh lực.

Trong chiến tranh trên biển, phương tiện chính của bên yếu hơn có tính truyền thống là vũ khí thủy lôi, pháo binh bờ biển, các tàu phóng lôi cỡ nhỏ và các loại tàu ngầm nhỏ hoạt động ở vùng ven biển. Với sự phát triển của các phương tiện chống ngầm, tàu ngầm dần dần bị gạt ra khỏi danh sách trên. Thực tế trong chiến tranh Việt Nam, Hải quân Mỹ có tiến hành tuần tra chống tàu ngầm - nhưng điều đó chỉ được thực hiện trong trình tự tập huấn tổng thể. Vũ khí thủy lôi thoạt đầu được sử dụng rất rộng rãi - đặc biệt là trong chiến tranh Triều Tiên bởi cả hai bên tham chiến. Đồng thời để ngăn ngừa việc rà quét mìn người ta sử dụng rộng rãi pháo binh bờ biển. Tuy nhiên, [ 488 ] chẳng mấy chốc người ta thấy rằng pháo binh trên bờ sẽ dễ dàng bị chế áp bởi các cuộc ném bom từ trên không, hoặc bởi các cỡ pháo chính của các thiết giáp hạm, và sự phát triển hệ thống vũ khí đã cho phép bên mạnh hơn giáng đòn tấn công, trong khi không cần tiến gần bờ biển, không cần phải đi vào khu vực có bãi thủy lôi. Vì vậy, khu vực chủ yếu để sử dụng thủy lôi là đường sông. Mìn biển sau chiến tranh Triều Tiên hiếm được sử dụng hơn trong các cuộc xung đột cục bộ - chủ yếu chúng được dùng cho mục đích phòng thủ chống đổ bộ, cũng như để phá hoại sự giao thương hàng hải. Trong trường hợp sau, thủy lôi được bố trí khá thường xuyên bên ngoài lãnh hải của quốc gia có chiến tranh, đó là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.

Việc sử dụng các tàu phóng ngư lôi (và sau đó là tàu tên lửa) cao tốc cỡ nhỏ đã cho những kết quả nhiều ý nghĩa. Một mặt, người ta nhanh chóng thấy rõ rằng việc sử dụng những con tàu đơn độc chống lại nhóm xung kích của đối phương được trang bị các phương tiện phát hiện hiện đại là điều vô nghĩa - bất kỳ nỗ lực nào như vậy chỉ dẫn đến những thiệt hại không cần thiết (các cuộc xung đột Suez , Libya). Mặt khác, khi có sự cân bằng tương đối về lực lượng trên biển và trên không của các bên (xảy ra trong các cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel và Ấn Độ-Pakistan) thì việc sử dụng các nhóm tàu tên lửa và tàu phóng lôi cỡ nhỏ lại cho các kết quả đặc biệt tốt. Đồng thời kết quả của vụ va chạm trước nhất phụ thuộc không phải vào mức độ trang bị kỹ thuật, mà là tính chuyên nghiệp của các bên và khả năng làm chủ vũ khí trang bị của họ.

Về mặt này có thể giả định rằng, việc sử dụng tích cực và ở quy mô lớn các tàu tấn công cỡ nhỏ chống các đơn vị tàu lớn có thể là một phương pháp đấu tranh tốt cho bên yếu hơn - tất nhiên khi các hành động như vậy được tổ chức một cách chuyên nghiệp, các thủy thủ được huấn luyện ở mức độ cao và việc gây nhiễu radar đối phương đạt hiệu quả tốt. Chẳng hạn, nếu như trong quá trình [ 489 ] cuộc xung đột Suez năm 1956 mà người  Ai Cập quyết định tổ chức một cuộc tấn công tương tự vào phân hạm đội của phe đồng minh, họ có thể đạt được một thành công rực rỡ. Với ý đồ này bộ chỉ huy Anh-Pháp tỏ ra thiếu tính chuyên nghiệp một cách đáng sợ. Ta hãy nhớ lại - binh đoàn tàu chiến trực tiếp tham gia chiến dịch chống Ai Cập, với 5 tàu sân bay và 3 tàu tuần dương hạng nhẹ, họ chỉ có 10 tàu hộ tống - 6 tàu khu trục và 4 corvette (không tính 8 tàu quét mìn). Kinh nghiệm của Thế chiến thứ Hai cho thấy, với một lực lượng tương tự, việc tổ chức phòng thủ chống tàu ngầm và chống tàu nhỏ cao tốc một cách đáng tin cậy cho binh đoàn như trên là điều không thể. Cuộc tấn công phối hợp ban đêm do bộ chi huy Ai Cập tiến hành với sự tham gia của các tàu phóng ngư lôi, tàu ngầm và máy bay (ít nhất là để gây nhiễu và làm đối phương mất tập trung) có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho những kẻ xâm lược - thậm chí có khả năng tiêu diệt được một hoặc một số tàu sân bay. Sau đó, việc tiến hành những hoạt động đổ bộ sẽ trở thành không thể - và không chỉ vì tổn thất tàu chiến hay quân nhân TQLC, mà còn vì phản ứng không thể tránh khỏi của dư luận ở Anh và Pháp do mức thương vong như thế.
.......
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2013, 11:08:08 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #75 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2013, 11:07:28 pm »

(tiếp)

Cần đặc biệt dừng lại xem xét các lý do theo đó những tình huống tương tự có thể xảy ra. Sự bất tương xứng cùng cực về lực lượng trên biển, diễn ra trong tất cả các cuộc xung đột cục bộ sau Thế chiến có sự tham gia của các cường quốc lớn, dẫn đến sự mất mát kinh nghiệm chiến đấu của hạm đội với kẻ thù có sức mạnh tương đương. Ngành đóng tàu quân sự và công nghệ hàng hải không đứng yên tại chỗ, các con tàu mới được đóng, các phương tiện tấn công và phòng thủ mới xuất hiện - nhưng tất cả những chuyện đó xảy ra trong "nhà kính", trong điều kiện "phòng thí nghiệm". Triển vọng phát triển của các hệ thống vũ khí được xác lập một cách trừu tượng, chỉ dựa vào kinh nghiệm của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, hoặc thậm chí không tính đến kinh nghiệm thực tế, còn hiệu quả [ 490 ] của vũ khí chỉ được xác định duy nhất theo kết quả thử nghiệm trên thao trường.

Đã có những cuộc va chạm đầu tiên trên biển giữa các kẻ thù bằng nhau "theo vai vế" dẫn đến những kết quả bất ngờ. Cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1967 và năm 1973 khẳng định tính hiệu quả của máy bay và tên lửa chống hạm trong cuộc đấu tranh chống tàu mặt nước - nhưng đồng thời cũng chỉ ra rằng chìa khóa chính cho thành công không phải là sự hoàn hảo của vũ khí, mà là tính chuyên nghiệp trong việc sử dụng nó -hoặc sự cực kỳ bất cẩn của một bên đối lập. Cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan năm 1971 đã chứng minh việc từ bỏ pháo cỡ nòng lớn (hơn 100-127 mm) là quá sớm. Hóa ra đó là một phương thức rẻ hơn nhiều để chiến đấu chống các mục tiêu trên bờ biển, và đồng thời cũng không phải kém hiệu quả hơn tên lửa chống hạm có điều khiển. Thực tế cũng xác nhận rằng tàu ngầm vẫn là một vũ khí hải quân đáng tin cậy - cũng như ngư lôi không điều khiển và bom chìm "truyền thống".

Nhưng cú sốc thực sự đối với các chuyên gia hải quân là cuộc xung đột Anh- Argentina năm 1982. Có vẻ như sự chênh lệch rõ ràng về lực lượng trên biển đã ngăn cản Hải quân Argentina đạt được bất kỳ thành công lớn nào. Tuy nhiên, người Anh đã không thể tập trung trong khu vực xung đột một lực lượng lớn không quân cường kích-tấn công trên tàu sân bay - trên các tàu sân bay và tàu vận tải chở máy bay chỉ có 42 máy bay tiêm kích-ném bom cất hạ cánh đường băng ngắn "Harrier". Nhưng điều này được bù đắp dư dật bởi sự hiện diện một số lượng lớn các trực thăng đổ bộ và chống tàu ngầm của phía Anh, cũng như các máy bay hạng nặng (máy bay ném bom và máy bay trinh sát), hoạt động từ đảo Ascension. Ngược lại, Argentina lại có thể tập trung vào khu vực quần đảo Falkland một lực lượng bờ biển quan trọng - [ 491 ] không quân (trừ mười một máy bay cường kích hạng nhẹ bị người Anh phá hủy trên đảo Pebble). Các máy bay đặt căn cứ trên lục địa cũng đã hoạt động trong vùng bán kính cực hạn. { 40 }

Tuy nhiên, thực tế vượt quá cả sự mong đợi : thành công của Không quân Argentina trong hải chiến là không thể tin nổi. Họ đã đánh chìm 2 tàu khu trục, 2 frigate, 1 tàu vận tải và 1 tàu đổ bộ lớn có tổng trọng tải hơn 35.000 tấn ! Và chuyện đó xảy ra trong điều kiện phần lớn bom và tên lửa trúng mục tiêu của họ không phát nổ. Do việc ném bom "từ đỉnh cột buồm" được thực hiện ở độ cao thấp, việc bom chưa nổ có thể lý giải bởi thiếu thời gian để ngòi bom kích nổ (mặc dù trong thời Thế chiến Hai, vấn đề như vậy không hiểu sao không phát sinh trước không quân). Nhưng thứ hiện đại hơn, tên lửa chống hạm nhồi đầy mạch điện tử, thường xuyên đóng vai trò khuôn mẫu học tập, cũng đưa đến những điều phải suy nghĩ. Giá mà vấn đề này chỉ xảy ra trong các hạm đội sử dụng hệ thống vũ khí nhập khẩu ! Nhưng không - những sự kiện gần đây nhất tại Vịnh Ba Tư đã xác nhận rằng tên lửa cực kỳ hiện đại và đắt tiền, do các máy bay và tàu chiến Anh hoặc Mỹ bắn ra, cũng có xu hướng không phát nổ. Ngược lại, trang bị kỹ thuật thời hai cuộc Thế chiến - đạn không điều khiển và ngư lôi - lại hoạt động [ 492 ] khá tốt. Điều này gợi nhớ đến ngòi thủy âm ngư lôi Đức, nhờ các khuyết tật của nó trong giai đoạn đầu tiên Thế chiến thứ Hai, rất nhiều con tàu của người Anh đã được sống sót!

Thành công duy nhất của người Anh trong hải chiến quanh quần đảo Falklands là vụ tàu ngầm Anh đánh chìm chiếc tuần dương hạm "General Belgrano" cũ nát, mà khi vừa trúng một trái ngư lôi đã lập tức sụp phần mũi tàu. Không nghi ngờ gì nữa, việc sử dụng con tàu này trong tác chiến là một sai lầm nghiêm trọng của bộ tư lệnh Argentina - không chỉ vì giá trị chiến đấu của nó (gần bằng không), mà còn do tổn thất con người và ảnh hưởng tinh thần gây ra bởi sự mất mát một con tàu lớn như vậy. Hơn nữa, chiếc tàu ngầm Anh, lợi dụng việc thiếu vắng sự phòng thủ chống tàu ngầm thực sự, đã tấn công chiếc tàu tuần dương Argentina từ cự ly của "súng lục" - khoảng cách chỉ 1.400 feet (430 mét). Điều này cho phép sử dụng ngư lôi không điều khiển rất đáng tin cậy với liều nổ lớn, ngoài ra trong bốn ngư lôi phóng đi có đến 3 ngư lôi đánh trúng mục tiêu. Ngược lại, tàu ngầm Argentina "San Luis" đã ba lần tấn công các tàu đối phương từ khoảng cách 10.000 mét (54 kabelt), 4600 mét (25 kabelt) và 2.800 mét (15 kabelt). Cả ba lần ngư lôi có điều khiển do Mỹ và Tây Đức sản xuất hoặc là không trúng mục tiêu hoặc trúng mà không nổ. Hoàn toàn có thể là, nếu trên tàu ngầm Argentina có các ngư lôi không điều khiển kiểu cũ, kết quả sẽ khác (khi bắn loạt từ một dặm rưỡi rất khó mà không trúng quả nào vào tàu khu trục).

Đúng là người Argentina cuối cùng vẫn thất bại - khi cuộc va chạm xảy ra giữa các đối thủ quá khác nhau về "cân nặng", xét trên nguyên tắc, một kết quả khác là không thể có. Lực lượng không quân Argentina bị tổn thất nặng - cả do hỏa lực phòng không và trong không chiến. Tuy nhiên, trong số các máy bay chiến đấu thành công nhất của không quân Argentina - máy bay cường kích [ 493 ] " Super Étendard " sản xuất tại Pháp - chỉ có một chiếc bị rơi. Nói chung, cả phi công Anh và Argentina cũng như các thủy thủ của họ đều thể hiện trong cuộc chiến tính chuyên nghiệp tuyệt vời và phẩm chất chiến đấu ở phẩm cấp cao nhất trên bình diện chiến thuật. Nhưng việc chỉ huy tác chiến của cả hai bên thì để lại nhiều điều đáng phải mong muốn hơn. Ví dụ, tàu khu trục "Sheffield" bị đánh chìm do sự luộm thuộm rõ ràng của bộ chỉ huy, họ không tranh thủ tổ chức phòng thủ xung quanh tàu, tắt hệ thống theo dõi điện tử, thủ tục cơ bản của hệ thống phòng không. Và thực tế là các con tàu hiện đại được làm bằng hợp kim magiê nhẹ, thậm chí khi trúng tên lửa và bom chưa nổ cũng bùng cháy như pháo hoa mừng năm mới, đã trở thành bài giảng đầu lưỡi quá quen thuộc.

Trái ngược với cuộc xung đột Falklands, các hoạt động chiến đấu trong vùng Vịnh Ba Tư không mang lại cho nghệ thuật hải chiến điều gì mới. Một lần nữa thực tế lại khẳng định tính hiệu quả của thủy lôi biển chống lại giao thương hàng hải và sức sống vô cùng thấp của các tàu chiến hiện đại. Thật không may, với sự kết thúc của Chiến tranh Thế giới III (ý nói Chiến tran Lạnh), những hy vọng chấm dứt các cuộc chiến tranh cục bộ và thiết lập nền hòa bình hoàn toàn trên hành tinh đã trở thành khó nắm bắt hơn nữa. Thứ nhất, sự đối lập kinh tế và chính trị không biến mất. Thế vào chỗ Liên Xô và cái gọi là "cộng đồng xã hội chủ nghĩa", đã xuất hiện các lực lượng địa chính trị mới cũng đòi hỏi chỗ đứng dưới mặt trời cho bản thân mình. Còn thế chỗ mâu thuẫn ý thức hệ, lại xuất hiện những mâu thuẫn dân tộc-tôn giáo. Như vậy phải nói rằng tình hình còn nguy hiểm nhiều hơn, bởi vì nó ít phụ thuộc hơn nhiều vào bất kỳ logic nào (bao gồm cả logic địa chính trị). Nghĩa là, tại thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ, chúng ta có thể tự tin dự đoán sẽ có một sự bùng nổ mới của các cuộc chiến tranh cục bộ. Một vấn đề nữa là mức độ tham gia của các "siêu cường" vào các cuộc chiến tranh kiểu đó sẽ nhỏ hơn - có nghĩa là các cuộc chiến đó diễn ra [ 494 ] sẽ ở mức độ công nghệ thấp hơn, và mức độ này đối với các bên tham chiến đối địch nhau sẽ là xấp xỉ. Có thể giả định rằng các cuộc xung đột đó sẽ tác động lớn hơn đến sự phát triển của nghệ thuật hải chiến, chứ không như các cuộc chiến tranh "ngoại vi" trong nửa sau thế kỷ XX.

Vladislav Goncharov
........
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2013, 12:03:01 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #76 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2013, 11:47:32 pm »

GHI CHÚ

{1} Vấn đề ai là người khởi đầu chiến tranh Triều Tiên là một trong những bí ẩn chính của lịch sử hiện đại. Các báo cáo được lưu trữ trong kho lưu trữ nước ta của Đại sứ quán Liên Xô tại Bắc Triều Tiên khẳng định các sự kiện được mô tả nhiều lần trong sách báo Xô viết về việc quân đội Nam Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 và tiến sâu vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên một đến hai cây số thực sự đã diễn ra - nhưng không phải trong năm 1950, mà là vào tháng 7 - tháng 8 năm 1949. Do văn khố lưu trữ Bắc và Nam Triều Tiên hiện còn đóng với các nhà nghiên cứu, không chắc bây giờ ta có thể tìm hiểu những gì thực sự đã xảy ra vào ngày 23-25 tháng 6 năm 1950 tại vĩ tuyến 38. Theo George Blake thời đó là phó lãnh sự Anh tại Seoul và người đứng đầu của cơ quan "Intelligence Service" tại chỗ, các cuộc bắn nhau qua lại trên biên giới đã được biết đến một tuần trước khi nổ ra chiến tranh. Tuy nhiên, tại các sứ quán Anh cũng như Mỹ ở Nam Triều Tiên, người ta không có thông tin chính xác về những gì đã xảy ra. Tại Seoul, có tin đồn về cuộc tấn công của người miền Bắc cũng như của người miền Nam. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 2 } Điều này xảy ra do đại diện Liên Xô vắng mặt trong cuộc họp Hội đồng Bảo an để phản đối sự hiện diện tại Hội đồng Bảo an viên đại diện Đài Loan (tức là Quốc Dân Đảng Trung Quốc). (Ghi chú của biên tập viên).

{3} Trong chiến tranh Triều Tiên, Liên Xô bị mất 335 máy bay và 120 phi công, tổng thiệt hại là 299 người.

{4} Người ta cho rằng con số này chưa phải là cuối cùng vì các dữ liệu đầy đủ về số thương vong của quân đội Mỹ đã không được công bố tại Mỹ cho đến bây giờ. (Ghi chú của biên tập viên).

{5} Tên Nhật Bản - Chemulpo. (Ghi chú của biên tập viên).

{6} Ngày 25 tháng 9, quân đội Mỹ tiến đến ngoại ô Seoul, thành phố cuối cùng đã bị đánh chiếm vào ngày 29 tháng Chín. (Ghi chú của biên tập viên).

{7} Tên tiếng Nhật - Wonsan. (Ghi chú của biên tập viên).

{8} Các số liệu chính thức tuyên bố không phản ánh tình hình thực tế. (Ghi chú của biên tập viên).

{9} tuyên bố này cho thấy bộ tư lệnh Anh-Pháp đã vi phạm có ý thức và cố tình Các công ước Hague năm 1907 (Công ước 4 và 9) có hiệu lực thời điểm này - đó là một tội ác chiến tranh phải bị truy tố hình sự (Ghi chú của biên tập viên).

{10} Theo báo cáo tác chiến của quân đội Anh. Trong thực tế, hầu hết các máy bay chiến đấu đã được người Ai Cập kịp chuyển đến phía nam của đất nước và vùng đồng bằng châu thổ sông Nile cũng như sang các sân bay của Syria và Ả Rập Saudi. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 11 } Việc cấm tất cả các loại tàu thuyền đi lại trong một vùng biển bên ngoài lãnh hải (bao gồm cả vùng nước trung lập) chẳng được ai áp dụng, ngay cả trong thời Thế chiến thứ Hai - mà trong thực tế đây là cuộc chiến không được chính thức tuyên bố. Luật pháp quốc tế đánh giá những hành động như vậy là cướp biển. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 12 } Chính phủ Mỹ phát biểu lên án sự xâm lược, trước đó họ hứa không chính thức sẽ hỗ trợ Anh và Pháp. Vậy là Mỹ cố tình sử dụng cuộc xung đột để thỏa hiệp với các "đồng minh" châu Âu của mình và phá hoại uy tín của họ trên trường quốc tế. (Ghi chú của biên tập viên).

{13 } Từ năm 1968 (?), Mỹ bắt đầu rút các lực lượng quân sự của mình. Tới cuối năm 1972 tại miền Nam Việt Nam còn 22 nghìn lính Mỹ, đến đầu năm 1973 - tổng còn khoảng 13 nghìn người. (Ghi chú của tác giả).

{14} Một trong những thủy thủ, học kém môn vật lý tại trường phổ thông, cố gắng dập nhanh ngọn lửa do hỏa tiễn chế tạo từ magiê gây ra bằng cách đổ một thùng nước. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 15 } Đạn phản lực chủ động cỡ 127 mm có tầm bắn 35,2 km.
........
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2013, 01:35:48 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #77 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 12:03:19 am »

{ 16 } Cuộc xung đột vũ trang đầu tiên giữa Pakistan và Ấn Độ bắt đầu tháng 10 năm 1947 và kết thúc năm 1949. Theo Hiệp định ngừng bắn ngày 27 tháng 7 năm 1949, Pakistan kiểm soát phần phía tây và tây bắc của công quốc Jammu và Kashmir; Ấn Độ kiểm soát phần phía đông, phía nam và trung tâm, bao gồm cả thung lũng Kashmir. Năm 1965 cuộc xung đột nảy sinh lần thứ hai do giành giật nhau phần phía bắc sa mạc Kach và thung lũng Kashmir. Những nguyên nhân chính dẫn đến nổ ra xung đột vũ trang giữa Ấn Độ và Pakistan vào tháng 12 năm 1971 là các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết, những mâu thuẫn chính trị và kinh tế bên trong Pakistan, mâu thuẫn giữa phần phía tây và phía đông của nó; chính sách của Hoa Kỳ và một số nước khác, hỗ trợ chính quyền quân sự Pakistan (đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở tỉnh miền Đông) và sự căng thẳng trong quan hệ Ấn Độ-Pakistan.

{ 17 } Bảng lập theo dữ liệu của Rivista Marittima ra năm 1972, № 2 , trang 17-29.

{18} Đông Pakistan là nơi sinh sống của người Hồi giáo thuộc một nhóm dân tộc khác và nói một ngôn ngữ khác (tiếng Bengali) so với cư dân Pakistan nói chung. Chiến tranh du kích bùng lên tại đây mùa hè năm 1971, sau đó ngày 25 tháng 3 chính phủ trung ương Pakistan cấm đảng "Liên đoàn nhân dân" chiến thắng trong cuộc bầu cử Tháng Mười Hai năm trước. Ấn Độ đã tích cực hỗ trợ quân nổi dậy "Mukti Bahini" (quân đội Đông Pakistan ở địa phương đã sát nhập với họ), cung cấp cho họ vũ khí và cho họ đặt căn cứ trên lãnh thổ của mình. Để đáp lại, quân đội gửi từ Pakistan đến đã thi hành cuộc khủng bố ồ ạt chống lại người dân Đông Pakistan. Tới tháng 11 năm 1971, số lượng người tị nạn đến Ấn Độ đã đạt 7.000.000 người. Ngày 21 tháng 11 năm 1971 quân chính quy Ấn Độ đến trợ giúp quân nổi dậy đã vượt qua biên giới vào Đông Pakistan. Ngày 03 tháng 12 Pakistan chính thức tuyên chiến với Ấn Độ và mưu toan tấn công vào biên giới phía tây. Ngày 06 tháng 12 thủ đô Đông Pakistan - Dhaka bị đánh chiếm, ngày 16 tháng 12 tàn quân Pakistan dưới sự chỉ huy của tướng Niazi đầu hàng tại khu vực Chittagong. Ngày hôm sau, Ấn Độ và Pakistan ký thỏa thuận ngừng bắn. Kết quả của cuộc chiến tranh Đông Pakistan là sự ra đời một quốc gia có chủ quyền - Bangladesh. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 19 } Luật hàng hải quốc tế cho phép những hành động như vậy. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 20 } Trong bảng gồm các tàu có độ choán nước trên 300 tấn. Bảng được biên soạn theo : Marine Rundschau, 1974, № 1.

{ 21 } Bảng lập theo dữ liệu của Rivista Marittima, 1973 , № 1, trang 43-55.

{ 22 } Bảng được lập theo số liệu : Tạp chí Hàng hải, 1984 , № 1.

{ 23 } Khi bùng nổ chiến sự, hầu hết cư dân quần đảo Falkland thậm chí chưa có quyền công dân đầy đủ của vương quốc Anh. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 24 } Năm 1982, không phải bản thân tuần dương hạm, cũng không phải cái chết của nó có giá trị quân sự thực sự và cũng không thể có. Martin Middlebrook trong cuốn sách của ông "Trận chiến Falklands" kể về cuộc nói chuyện với một cựu sĩ quan cao cấp-kỹ sư điện trên tuần dương hạm Jorge Shottinheym : " ... chúng tôi so sánh sự sụp đổ của hệ thống điện trên tàu "Belgrano" với những gì xảy ra trên thiết giáp hạm "Hoàng tử xứ Wales" của người Anh khi con tàu đó bị các tàu phóng ngư lôi Nhật Bản đánh đắm năm 1941. Tôi nói rằng, "Hoàng tử xứ Wales" bị đánh chìm từ bốn mươi năm trước rồi. "Vâng, - Jorge đáp, - nhưng ngài đừng quên "Belgrano" được đóng cùng thới với chiến hạm kia". (Ghi chú của biên tập viên).

{ 25 } Thông tin trích dẫn ở các nguồn khác nhau về các vị trí trúng đạn ngư lôi, cũng như số nạn nhân là thủy thủ Argentina rất bất nhất. Theo thông tin đã kiểm chứng, trái ngư lôi thứ hai bắn trúng phần đuôi tàu, chỉ cách phần mép cuối giáp thép một-hai mét, và phát nổ trong khoang máy, dẫn đến số lượng nạn nhân rất lớn. Tổng cộng có 321 người thuộc đội thủy thủ của tuần dương hạm đã tử nạn, trong đó chỉ có 3 sĩ quan. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 26 } Đây lại là số liệu thống kê chính thức của người Anh. Dưới đây đề cập đến việc từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 13 tháng 6, chỉ trên tàu quân y viện "Uganda" người ta đã trợ giúp 730 quân nhân Anh, trong đó 92% (tức là 672 người) bị thương trong chiến đấu. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có thể tìm ra số quan tài kẽm được đặt hàng theo yêu cầu của người Anh, chúng sẽ nhiều hơn con số hai trăm rất nhiều ... (Ghi chú của biên tập viên).

{ 27 } Bản thân tên lửa không phát nổ - như hầu hết các tên lửa "Exocet" sử dụng trong cuộc xung đột này. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 28 } Trong thực tế, nó là một tàu sân bay phụ trợ - nhờ boong gia cường và trang bị phù hợp, con tàu container này có thể tiếp nhận và cho cất cánh các trực thăng vũ trang và máy bay tiêm kích-bom cất / hạ cánh đường băng ngắn "Sea Harrier". Như vậy, "Atlantic Conveyor" là tàu chiến lớn nhất bị tiêu diệt trong các cuộc giao tranh kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 29 } Bảng được lập theo dữ liệu : USNIP , 1983, № 5, trang 130.

{30 } Theo dữ liệu khác, trong không chiến (với máy bay Anh "Sea Harrier") chỉ có 28 thiết bị bay Argentina bị bắn hạ, 25 trong số đó - bị bắn hạ bởi tên lửa có điều khiển "Sidewinder» AIM - 9L. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 31 } Bảng lập theo dữ liệu : USNIP, 1983, № 5, trang 130.

{ 32 } Bảng lập theo dữ liệu : USNIP, 1983, № 5.

{ 33 } Máy bay AC-130 "Gunship" được trang bị một pháo 105 mm, hai pháo 40 mm - "Bofors", hai pháo 20 mm "Vulcan" và hai súng máy 7.62 mm.

{ 34 } Theo số liệu khác, Iraq tự rút quân về biên giới, sau khi rời bỏ lãnh thổ tranh chấp. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 35 } Hầu như tất cả các tàu đều do Liên Xô đóng. Nhưng ở đây không đề cập đến bốn frigatec kiểu "Lupo" và sáu corvett kiểu "Assad" được đóng cho Iraq trong những năm 1985 -1987. Ngoài ra, tài liệu không nói về 5 mà là 2 tàu quét mìn và sáu xuồng quét mìn. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 36 } Mục tiêu này được công bố nhưng chưa thực hiện. Hơn nữa, sau sự thất bại của quân đội Iraq đã nảy sinh một cơ hội thực sự để lật đổ Saddam Husssein bằng các lực lượng nổi dậy thống nhất, nên ban lãnh đạo chính trị Mỹ quyết định hạ thấp các hạn chế đã đặt ra với Iraq về việc sử dụng máy bay chiến đấu. Việc để phe đối lập lên nắm quyền ở Iraq không phù hợp với lợi ích của Mỹ trong khu vực. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 37 } Người ta cho rằng những con số này đã bị hạ thấp một cách nghiêm trọng. (Ghi chú của biên tập viên).
{ 38 } Có thông tin rằng phần lớn xe bọc thép bị "tiêu diệt" là mô hình giả làm bằng gỗ dán. Sự quan tâm đến vấn đề này là ở chỗ những tổn thất tương đối nhỏ (đối với một cuộc chiến không cân sức) trong không quân Iraq, so với những thiệt hại của Argentina ở cuộc xung đột Falklands. (Ghi chú của biên tập viên).

{ 39 } Trong trường hợp này, chúng ta cần hiểu "kẻ xâm lược" là phía mà hành động của họ không phát sinh bởi mối đe dọa trực tiếp với lãnh thổ của mình hoặc họ có các cam kết quân sự trực tiếp được ký kết từ trước khi nổ ra chiến sự - nghĩa là họ không có bất cứ cơ sở pháp lý nào. Trên quan điểm này, hành động của Israel trong tất cả các cuộc chiến tranh với người Ả Rập (sau năm 1949) không phải là xâm lược theo ý nghĩa đầy đủ của từ này - thay vào đó, ở đây chúng ta có thể nói đến một "cuộc chiến phòng ngừa". Ngược lại, trong cuộc xung đột Anh- Argentina năm 1982 vấn đề liên quan đến quyền chủ quyền đối với quần đảo Falkland gây tranh cãi nhiều hơn. Tuyên bố của Argentina về lãnh thổ này là khá đủ cơ sở, và có thể còn hấp dẫn hơn nữa (ít nhất là đối với giới pháp lý quốc tế) nếu tại thời điểm đó trong đất nươc này đang tồn tại chế độ dân chủ nghị viện truyền thống.

{ 40 } Các nhà bình luận người Anh (và theo sau họ là một số nhà bình luận nước ta) đặc biệt nhấn mạnh ưu thế "đáng kể" của phía Argentina về máy bay, trong khi quên đề cập đến trong tính toán của họ số máy bay ném bom của Anh, xuất phát hoạt động từ đảo Ascension, cũng như tất cả các phương tiện trinh sát và máy bay trực thăng. Trong khi đó, các máy bay của Anh từ căn cứ trên đảo Ascension đã thực hiện 466 phi vụ - gần tương đương với tất cả các máy bay Argentina trong cuộc xung đột (500 lần xuất kích).

HẾT
........
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2013, 02:01:02 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM