Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:14:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hạm đội trong những cuộc xung đột cục bộ nửa sau thế kỷ 20  (Đọc 74038 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #60 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2013, 12:31:54 am »

(tiếp)


Kế hoạch chiến dịch tấn công đường không trong "Bão táp sa mạc"

Kết quả các đòn tấn công tên lửa-không quân của lực lượng đa quốc gia trong giai đoạn đầu tiên chiến dịch tấn công đường không là đã thành công trong việc phá vỡ hệ thống chỉ huy không chỉ các lực lượng vũ trang Iraq mà còn của cả đất nước này nói chung. Ngày 20 tháng 1 bắt đầu giai đoạn thứ hai của chiến dịch. Trong 3 ngày liên tục không quân thực hiện đến 2000 phi vụ, trong đó không quân trên tàu sân bay hoàn thành tới 900 phi vụ một ngày đêm. Ngày 23 và 24 cường độ các cuộc tấn công có giảm nhẹ. Những ngày đó máy bay tiến hành từ 150-200 phi vụ. Đồng thời xác định kết quả các cuộc tấn công trước và lên kế hoạch các mục tiêu mới. Từ ngày 25 tháng 1, không quân lại tung ra các đòn tấn công quy mô lớn, bao gồm cả nhiệm vụ cô lập khu vực của chiến dịch tấn công sắp tới.

Trong 2 tuần, không quân Đồng minh đã bay hơn 30.000 phi vụ - (3.500 phi vụ do máy bay trên tàu sân bay). Đồng thời đã sử dụng 260 tên lửa "Tomahawk" phiên bản phóng từ căn cứ trên biển. Kết quả các đợt tấn công làm cho trong số 44 sân bay chính của Iraq có 25 sân bay ( 57%) bị vô hiệu hóa hẳn, các sân bay còn lại - đều bị hư hỏng. Ngay lập tức cường độ xuất kích chiến đấu của không quân Iraq giảm mạnh. Nếu ngày chiến sự đầu tiên KQ Iraq thực hiện 116 phi vụ, những ngày còn lại - chỉ 30-40 phi vụ, còn trong mười ngày đầu tiên của tháng Hai chỉ có một phi vụ duy nhất. Từ 11 tháng 2, lực lượng không quân Iraq hoàn toàn không hoạt động.

Trong hai tuần trên đã có 327 trong 594 hầm trú ẩn bê tông cốt thép cho máy bay bị phá hủy, hơn 100 máy bay bị tiêu diệt cả ở trên không và trên mặt đất. Đã đạt được thành công trong việc [ 394 ] phá hủy 100% cơ sở sản xuất và lưu trữ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, tiêu diệt tất cả các bệ phóng cố định tên lửa "Scud", một phần số bệ phóng di động và dự trữ đạn tên lửa, dẫn đến việc giảm số lượng đợt phóng tên lửa từ 35 trong tuần đầu tiên của chiến tranh xuống 4 - ở tuần thứ ba. Iraq nói chung chỉ có thể sử dụng ít hơn 15% số tên lửa "Scud" có sẵn của mình.

Vào giữa tháng Hai sau 30 ngày bị máy bay ném bom chiến lược dội bom, người ta cho rằng các nhà máy lọc dầu của Iraq đã giảm sản kượng từ 50 - 90%, các cơ sở năng lượng điện đã bị đánh hỏng 25%, tiềm năng quân sự giảm 50% , tiêu diệt khoảng 25 % cơ quan chỉ huy lực lượng vũ trang Iraq và phương tiện thông tin liên lạc của họ, còn 50 % - bị đánh hư hại. Tuy nhiên, sự chỉ huy kiểm soát các lực lượng vũ trang chưa bị phá hủy hoàn toàn như các đồng minh vẫn nghĩ.

Mối quan tâm lớn trong tất cả các giai đoạn của chiến dịch "Bão táp sa mạc" của quân đồng minh là công tác trinh sát. Liên tục có 6-7 vệ tinh nhân tạo của Mỹ hoạt động trinh sát. Phục vụ công tác trinh sát hàng ngày không quân thực hiện đến 200 phi vụ (10 - 15 % tổng số các chuyến bay). Nhiệm vụ trọng yếu nhất là truyền chỉ thị mục tiêu các bệ phóng cố định và di động của tên lửa chiến thuật loại "Scud". Khi phát hiện một cuộc phóng tên lửa, thông tin trinh sát vệ tinh về thời gian và địa điểm phóng có độ chính xác lớn được chuyển đến các sở chỉ huy và kiểm soát hệ thống phòng không và không quân trong vòng 5 phút. Trong trường hợp này, các kíp chiến đấu hệ thống SAM "Patriot" có không dưới 1,5 phút để chuẩn bị cho việc đánh chặn tên lửa và một biên đội tiêm kích-ném bom được phái ngay đến khu vực có vụ phóng. Để giải quyết nhiệm vụ này không quân đã thực hành 1.500 phi vụ (vào những ngày riêng biệt đã họ được phân bổ 30 % tổng số các phi vụ xuất kích). Đồng minh chỉ sau 2 tuần đã thành công trong việc tiêu diệt 100% bệ phóng cố định và một số lượng đáng kể các bệ phóng di động.

Để loại trừ việc tăng cượng cho cụm lực lượng Lục quân ở miền nam Iraq và trên [ 395 ] lãnh thổ của Kuwait, đồng minh bắt đầu phá hủy các cây cầu, bến phà, đường giao thông, kho tàng, đặc biệt là các kho nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn. Kết quả của các cuộc không kích đã làm giảm 90% công tác chuyên chở cung cấp vật chất và phá hủy hơn 125 kho nhiên liệu-dầu mỡ. Đồng thời, các đòn tấn công được giáng xuống các cụm quân đội Iraq đã bị cô lập. Để giải quyết nhiệm vụ trên, trong tháng 1 đã giành ra 12 - 14 %, đầu tháng hai - lên đến 25 %, và vào giữa tháng hai - 30-40 % tổng số các phi vụ xuất kích của không quân. Kết quả của những đòn tấn công trên, tính đến lúc khởi đầu chiến dịch tấn công không-địa là trong khu vực tiến hành chiến dịch, đồng minh đã tiêu diệt khoảng 40% xe tăng, hơn 30 % số xe bọc thép chuyển quân và xe chiến đấu bộ binh và đến 50% pháo binh của Iraq.

Lực lượng xung kích tàu sân bay của Hải quân Mỹ hoạt động trong thành phần hai đơn vị đặc nhiệm (154 và 155), gồm 2 - 4 nhóm tàu sân bay xung kích. Hoạt động trong vùng vịnh Ba Tư là các tàu sân bay đa nhiệm "Theodore Roosevelt", "Ranger" , "Midway" , "America", ở phía bắc Biển Đỏ - "John F. Kennedy" và "Saratoga". Diện tích khu vực cơ động chiến đấu của tàu sân bay là 60 nhân 60 dặm, các cuộc tấn công được thực hiện trên chiều sâu từ 500 đến 1.200 km. Máy bay thường hoạt động theo nhóm 6 - 12 hoặc 15 - 22 chiếc. Trung bình 1 ngày đêm, 1 nhóm xung kích tàu sân bay tiêu thụ 1700 tấn đạn, 6.600 tấn nhiên liệu tàu biển, 2,0 ngàn tấn nhiên liệu hàng không và 0,2 ngàn tấn lương thực thực phẩm.

Lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay Hải quân Mỹ tham gia hoạt động chiến đấu kết hợp với lực lượng máy bay Không lực Mỹ để giáng đòn không kích-bom xuống các mục tiêu quân sự tại Iraq và Kuwait; dùng máy bay tiêm kích F -14 "Tomcat" hộ tống máy bay ném bom chiến lược B-52 khi thực hiện các cuộc tấn công tiếp theo xuống lực lượng Lục quân Iraq; đảm bảo công tác PK của các đơn vị tàu chiến trong các khu vực vận động chiến đấu của họ; tấn công lực lượng hải quân đối phương trên biển và trong các căn cứ; trinh sát đường không bằng máy bay cảnh giới radar và kiểm soát tầm xa [ 396 ] E-2C "Hawkeye"; thực hiện yểm trợ trên không cho lục quân và thủy quân lục chiến. Trong số các nhiệm vụ đa dạng, Bộ chỉ huy Mỹ đặt lên hàng đầu việc phá hủy các cơ sở quân sự và công nghiệp trên đất liền.

Các vật mang tên lửa hành trình ở phần phía đông Địa Trung Hải


Thành phần các vật mang và số lượng tên lửa hành trình trong vùng Vịnh Ba Tư


Thành phần các vật mang tên lửa hành trình trong khu vực Biển Đỏ


Để đảm bảo hoạt động của các máy bay ném bom chiến lược B-52, người ta cho 10 - 15 máy bay trên tàu sân bay cất cánh lên không trung. Chẳng hạn, lúc 15 giờ 50 phút ngày 19 tháng 1 để đảm bảo hoạt động của máy bay ném bom chiến lược, 13 máy bay đã cất cánh từ tàu sân bay "Ranger", gồm sáu chiếc F- 14 "Tomcat", 4 F/A-18 "Hornet", 2 chiếc C-3A "Viking" và một chiếc E-2C "Hawkeye". Khi giải quyết nhiệm vụ này, máy bay trên tàu sân bay đã thực hiện trung bình 270 chuyến bay mỗi ngày, chiếm 12% tổng số các phi vụ của lực lượng không quân đa quốc gia. Trong trường hợp trên, 53 % số máy bay trong mỗi đợt xuất kích là máy bay tấn công, còn 47% - máy bay đảm bảo (máy bay tiêm kích, trinh sát , tác chiến điện tử, v.v.).

Trong những ngày chiến tranh đầu tiên, việc tăng cường máy bay cường kích trên tàu sân bay tập trung vào các cuộc tấn công xuống các mục tiêu quân sự và công nghiệp, cũng như các vị trí của thê đội 2 thuộc lực lượng vũ trang Iraq (trong toàn bộ thời gian chiến tranh có 53% số phi vụ của máy bay trên tàu sân bay là tấn công các mục tiêu mặt đất). Tiếp theo, đối tượng của các cuộc tấn công là sự tăng cường phòng thủ chống đổ bộ của Iraq trên bờ biển Kuwait, vị trí của các đơn vị lục quân trên lãnh thổ Kuwait, các tàu thuyền [ 399 ] của Hải quân Iraq trong vùng phía Bắc Vịnh Ba Tư, các bệ phóng di động tên lửa chiến thuật "Scud" ở miền tây Iraq (đối với các máy bay hoạt động từ các tàu sân bay ở Biển Đỏ).

Chiến sự trên biển bắt đầu vào ngày 18 và mang đặc điểm của những cuộc xung đột riêng biệt, bởi vì bộ chỉ huy Iraq không có những hoạt động tích cực và có mục tiêu nhằm chống lại lực lượng hải quân đối phương trong vùng Vịnh Ba Tư. Trong suốt thời gian chiến sự, chỉ ghi nhận hai trường hợp phía Iraq sử dụng tên lửa bắn vào các tàu của lực lượng đa quốc gia. Tên lửa "Exocet" phóng đi từ máy bay F -1 "Mirage" đã bị một tên lửa PK "Sea Dart " bắn hạ, còn một tên lửa bờ đối hạm "Silkworm" phóng từ bờ đã bị nhiễu thụ động làm lệch quỹ đạo.

Đồng minh cũng sử dụng rất thành công tên lửa chống hạm "Sea Skua" và "Harpoon". Chẳng hạn, bằng các đòn tấn công của máy bay trên tàu sân bay và các tên lửa "Harpoon" phóng từ tàu mặt nước, tính đến 03 tháng 2 đã có 7 tàu chiến và 14 tàu cao tốc Iraq bị tiêu diệt, tạo cơ sở để bộ chỉ huy Mỹ tin rằng đối phương đã bị mất khả năng tiến hành các hoạt động tấn công trên biển. Đồng thời bộ chỉ huy lực lượng hải quân đa quốc gia cho rằng đối thủ có thể chuyển sang các phương pháp chiến đấu phi truyền thống trên biển. Bản chất của chúng, theo quan điểm của bộ chỉ huy Mỹ, có thể dẫn tới việc thực hiện các cuộc tấn công từ các tàu cao tốc trang bị hỏa tiễn không điều khiển và thậm chí súng phóng lựu chống tăng, như đã xảy ra trong "Chiến tranh tàu chở dầu", hoặc dẫn tới việc sử dụng các phương tiện nổi có lượng choán nước nhỏ chống máy bay và trực thăng trên tàu sân bay, hoặc sử dụng biệt kích nhái chống tàu chiến và tàu vận tải đang đậu tại các cảng trong và cảng ngoài.

Điều này buộc họ phải áp dụng một loạt các biện pháp nhằm bảo vệ các tàu chiến và tàu vận tải trong khu vực vịnh Ba Tư. [ 400 ]

Mặc dù không gặp sự kháng cự mạnh mẽ trên biển, với mục đích hoàn thiện người Mỹ đã tổ chức tất cả các loại phòng thủ cho các nhóm xung kích tàu sân bay của họ. Trong trường hợp này, phòng thủ chống ngầm được xây dựng theo nguyên tắc khu vực, tập trung nỗ lực vào các hướng nhiều nguy cơ và thực hiện bằng lực lượng và phương tiện của nhóm xung kích tàu sân bay tại các khu vực cự ly gần và trung bình, còn trong khu vực cự ly xa - bằng các máy bay của LLKQ tuần tra trên biển, các máy bay cánh cố định chống ngầm và trực thăng săn ngầm đóng trên tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm trong thành phần lực lượng hộ tống. Trong khu vực gần ở cự ly cách tàu tàu sân bay 20-30 dặm có các tàu chiến thuộc lực lượng hộ tống trực tiếp và máy bay trực thăng chống tàu ngầm đóng trên tàu sân bay; ở khu vực giữa - tại cự ly cách các tàu sân bay từ 30-60 dặm có các máy bay chống tàu ngầm S-3B "Viking" (thường 3 chiếc), nhóm tàu chiến xung kích-tìm kiếm (2-3 tàu) và một tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm làm nhiệm vụ tuần tra; ở khu vực xa - tại cự ly cách tàu sân bay 150 - 200 dặm, có các máy bay tuần biển và nhóm tàu sân bay xung kích-tìm kiếm.


Tên lửa hành trình "Tomahawk" phóng từ tàu ngầm Mỹ trong "Desert Storm"
.........
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2013, 02:10:27 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #61 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2013, 12:13:35 am »

(tiếp)

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=xBIWLUHBGeI" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=xBIWLUHBGeI</a>
USS Jacinto CG-56, tàu tuần dương mang tên lửa có điều khiển lớp Ticonderoga, khai màn "Bão táp sa mạc" bằng loạt phóng "Tomahawk" BGM-109.

Phòng thủ đường không cho nhóm tàu sân bay xung kích dựa trên nguyên tắc đối tượng-vùng, cho phép tạo ra sự bảo vệ nhiều tầng nhiều lớp cho các lực lượng chủ yếu trươc các cuộc không kích. Mục tiêu trên không được phát hiện từ mọi hướng, với từ hai hoặc ba tầng bảo vệ ở chiều sâu đến 1000 km tính từ trung tâm đội hình của lực lượng, sử dụng các phương tiện của bản thân nhóm xung kích tàu sân bay và máy bay AWACS E-3. Kiểm soát tình hình trên được đảm bảo bởi sự có mặt liên tục trên không của 2-3 máy bay E-3 AWACS và đến 5 máy bay E-2C "Hawkeye" đóng trên tàu sân bay. Các tàu mang radar cảnh giới được phái đi về phía Iraq. Nhìn chung, hệ thống phát hiện mục tiêu đường không lập nên được phân bố dọc vùng duyên hải Iraq và lãnh thổ [ 401 ] Cô-oét , đảm bảo phát hiện máy bay đối phương ở cự ly 300 - 400 km trước khi tiếp cận tuyến ranh giới sử dụng vũ khí trên các tàu của đơn vị xung kích tàu sân bay.

Thành phần lực lượng và phương tiện tác chiến điện tử của đơn vị xung kích tàu sân bay Hải quân Mỹ


Việc tiêu diệt mục tiêu trên không được đảm bảo bằng các phương tiện thường gọi là hàng rào các tàu phòng không hải quân và máy bay tiêm kích trên tàu sân bay. Cho đến ngày 17 Tháng 1 năm 1991, hai hàng rào như vậy được tạo ra gồm 4 đến 5 tàu mang TLPK có bán kính hoạt động ở tầm trung và tầm gần. Những chiếc tàu này đã được đưa vào các hướng bị đe dọa trên cự ly cách nhóm AUG từ 90-130 km. Trong hình thức rõ rệt nhất của nó, những hàng rào này tồn tại trong ngày chiến sự đầu tiên, khi mức độ đe dọa từ trên không còn chưa được xác định. Sau đó, nhu cầu về những hàng rào phòng không này đã mất đi.

Máy bay tiêm kích trên tàu sân bay hoạt động theo hai cách - "trực chiến trên không" và "trực chiến trên tàu sân bay". Với sự bùng nổ chiến sự, phương pháp đầu tiên được ưu tiên. Trên không trung cùng một lúc có tới 10 máy bay tiêm kích hạm F/A-18A "Hornet" và F-14A "Tomcat". Sau nữa người ta huy động 2-5 máy bay tiêm kích "trục chiến trên không". [ 402 ]

Các cuộc đụng độ đã xác định


Để giải quyết nhiệm vụ PK, máy bay trên tàu sân bay thực hiện 80-300 phi vụ mỗi ngày đêm. Thời gian trung bình chuyến bay của các máy bay tiêm kích hạm thường là 3 giờ, và tối đa - đến 5 giờ. Máy bay cảnh giới radar tầm xa và chỉ huy E-2C "Hawkeye" ở trên không trung đến 7 giờ. Để tiếp dầu cho máy bay trên tàu sân bay người ta huy động không chỉ máy bay thuộc không quân trên tàu sân bay KA- 6D "Kẻ đột nhập", mà còn cả máy bay của Không lực Mỹ KC-135. Máy bay trên tàu sân bay, hoạt động trong khu vực Biển Đỏ, đóng trên các tàu sân bay "Saratoga" và "John F. Kennedy". Thời gian chuyến bay của máy bay đến từ các khu vực này là 5 giờ. Trong trường hợp này, việc tiếp nhiên liệu trên không thực hiện hai lần - một lần khi bay đến mục tiêu tấn công, lần thứ hai - khi trở về tàu sân bay. Từ các khu vực phía Bắc Biển Đỏ, máy bay trên tàu sân bay chỉ có thể thực hiện hai đợt tấn công nhóm trong một ngày đêm. Trong các nhóm, thường có từ 20 đến 30 máy bay. Tương quan giữa máy bay tấn công và yểm trợ là 1:2.

Trong đội hình hộ tống các tàu sân bay có từ 1-2 tuần dương hạm URO lớp "Ticonderoga" với hệ thống tác chiến đa chức năng "Aegis", điều đó tăng cường đáng kể khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công quy mô lớn của máy bay và tên lửa chống hạm. Cơ số đạn của các tàu tuần dương này bao gồm 64 tên lửa PK "Standard-2" với tầm bắn 70 km. Theo đánh giá của bản thân người Mỹ, sự hiện diện trong đội hình hộ tống 2 tuần dương hạm URO lớp "Ticonderoga" đảm bảo đẩy lùi không ít hơn 100 tên lửa chống hạm tấn công đồng thời.

Trong quá trình chiến đấu, máy bay trên tàu sân bay được sử dụng với cường độ tối ưu, đảm bảo cho nó hoạt động được trong một khoảng thời gian dài. Để làm điều này, việc thực hiện bổ sung kịp thời các thiệt hại về máy bay, cũng như thiết lập một trật tự nhất định trong việc sử dụng các tàu sân bay : cứ 5 ngày hoạt động tác chiến tích cực, sau đó đến 2 ngày hoạt động ở cường độ giảm thấp. [ 405 ]

Thành phần các không đoàn trên tàu sân bay (số lượng, chiếc)


Sự linh hoạt lớn nhất trong sử dụng các máy bay trên tàu sân bay đã đạt được trong hai tuần chiến tranh cuối cùng, khi ở phần phía bắc Vịnh Ba Tư tập trung đến 4 nhóm AUG (các tàu sân bay "Theodore Roosevelt", "Midway", "America", "Ranger"). Bởi vì đến thời gian đó cự ly đến mục tiêu đã được giảm xuống [ 406 ] đến mức không cần phải tiếp nhiên liệu trên không. Máy bay trên tàu sân bay bước vào cái gọi là "các chiến dịch hoạt động theo chu kỳ", trong qua trình đó hàng ngày mỗi giờ trong 18 giờ liên tục có các nhóm đến 20 máy bay cất cánh lên không trung từ tàu sân bay. Trong nhóm có các tiêm kích hộ tống F -14 "Tomcat", máy bay tác chiến điện tử EA-6B "Prowler", cường kích A- 6E "Intruder", tiêm kích-cường kích F/A-18 "Hornet" và máy bay kiểm soát không trung và cảnh giới radar tầm xa E-2C "Hawkeye". Độ chính xác của việc vào công kích mục tiêu đạt được nhờ sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh NAVSTAR, và trong một số trường hợp riêng - nhờ hệ thống "Fleetsatcom" (khi đảm bảo cho máy bay ném bom chiến lược B-52).



Cường độ chiến đấu của không quân trên tàu sân bay là 0,4-1,5 phi vụ cho 1 máy bay trong 1 ngày đêm (tiêu chuẩn 2 phi vụ cho 1 máy bay). Tỷ lệ thấp này có nguyên nhân ở  vấn đề kỹ thuật thường xuyên xảy ra trong các chi tiết riêng và trong tổng thành máy bay, mức độ kỷ luật thấp của thành phần đảm bảo kỹ thuật-bay, cũng như mức độ chưa đủ cao trong kỹ năng và sự chuẩn bị về tinh thần và tâm lý còn yếu.

Để tấn công mục tiêu dạng diện, máy bay trên tàu sân bay sử dụng bom Mk 117 và bom cát-sét Mk 58, còn để tiêu diệt các mục tiêu được bảo vệ vững chắc - dùng bom có điều khiển bằng tia laser CBB-109B (BLU-109/B?) cỡ 900 KG. Ngoài ra, không quân còn sử dụng tên lửa có điều khiển, chưa được tiếp nhận vào trang bị, loại SLAM "không-đối- đất" (AGM-84E Standoff Land Attack Missile (SLAM)), có tầm hoạt động 120 km. Những tên lửa này đã cho thấy hiệu quả chiến đấu cao. Ví dụ, ngày 19 tháng 1, khi tấn công phân xưởng tua bin 1 nhà máy thủy điện máy bay A.6E "Kẻ đột nhập" đã phóng 2 tên lửa SLAM. Quả đạn đầu tiên sử dụng để phá một lỗ hổng trong tường nhà khối năng lượng, quả đạn thứ hai phóng đi 2 phút sau quả đạn đầu tiên, được dẫn chính xác vào qua lỗ hổng đã tạo ra và phá hủy các thiết bị bên trong tòa nhà. Nhưng dù sao tất cả các máy bay trên tàu sân bay đã sử dụng [ 407 ] một lượng tương đối nhỏ các loại bom và tên lửa có độ chính xác cao (khoảng 2 % tổng số đạn dược tiêu thụ), do thiếu các loại vũ khí có độ chính xác so với máy bay của Không lực Mỹ (9%). Trong toàn bộ thời gian tác chiến [ 408 ] máy bay hải quân trên tàu sân bay và máy bay của lực lượng Thủy quân lục chiến tiêu thụ hết 23 ngàn tấn đạn dược, trong đó chỉ có 652 tấn là thuộc các loại vũ khí có độ chính xác cao. Nói chung, theo đánh giá của Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ, hiệu quả các cuộc tấn công của máy bay trên tàu sân bay thấp hơn giá trị tính toán. Lý do là ở việc đối phương đã sử dụng rộng rãi các biện pháp ngụy trang khác nhau, việc rút sớm các đơn vị máy bay tránh các đòn tấn công; mục tiêu có quá nhiều bụi và khói do các cuộc tấn công trước đó, còn trên lãnh thổ Kuwait là từ việc đốt các giếng dầu; mức trang bị vũ khí chính xác cao còn thấp. Đạt hiệu quả chiến đấu lớn là các máy bay tiêm kích-cường kích F/A-18B "Hornet", đưa vào trang bị năm 1984 và thay thế cho các máy bay "Skyhawk" và "Corsair-2".
.........
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2013, 02:33:39 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #62 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2013, 03:46:56 am »

(tiếp)


Chiến sự trong vịnh Ba Tư

Lần đầu tiên trong thực tế chiến đấu, tên lửa hành trình "Tomahawk" phóng từ biển đã được sử dụng trên quy mô lớn, bao gồm các thiết giáp hạm "Missouri" và "Wisconsin", các tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh SSN lớp "Los Angeles". Các vật mang tên lửa hành trình "Tomahawk" được triển khai trong vùng Vịnh Ba Tư, Biển Đỏ và khu vực đông Địa Trung Hải. Trong trường hợp này, đã áp dụng 2 phiên bản tên lửa "Tomahawk" - BCM-109C và BCM-109D với tầm bắn 1.400 km, được trang bị các đầu đạn nửa xuyên giáp (trọng lượng 443 kg) và đầu đạn cát-sét (166 bom có trọng lượng 1,5 kg); tên lửa có tốc độ bay 885 km / h và độ chính xác - dưới 10 m. Độ cao quỹ đạo tên lửa dao động từ 15 đến 60 m so với mực nước biển. Tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống điều khiển quán tính đồng thời theo sự hiệu chỉnh các khu vực cụ thể ban đầu, mà từ đó nó đi tới các phân đoạn điều chỉnh kế tiếp để vượt qua các trận địa phòng không. Tại phân đoạn bay cuối cùng, hệ thống quang-điện tử với trợ giúp của videocamera sẽ kiểm tra khu vực tiếp giáp với mục tiêu và đưa hình ảnh khu vực thu được [ 410 ] vào máy tính trên thân tên lửa. Hình ảnh này tiếp tục được so sánh với "bức tranh kỹ thuật số" của cùng khu vực, nhận được từ vệ tinh tình báo. Kết quả sẽ sinh ra lệnh cho tên lửa cơ động vào công kích mục tiêu với độ chính xác 3-4 m.

Một vấn đề đặc biệt đối với Bộ chỉ huy Đồng Minh là sự phối hợp các cuộc không kích chung bằng máy bay và tên lửa hành trình "Tomahawk" phóng từ biển. Để chuẩn bị nhiệm vụ chuyến bay và tính toán cho tên lửa vào công kích mục tiêu, đã sử dụng các máy tính có phần mềm phát triển chuyên dụng. Vào đầu chiến tranh, Hải quân Mỹ đã có sự đảm bảo, bằng chương trình phần mềm cải tiến khá hoàn chỉnh, tính toán đường tiếp cận đồng thời tới các mục tiêu cho các tên lửa hành trình phóng từ các khu vực khác nhau, và với giáng đòn không kích quy mô lớn bằng máy bay, với giãn cách thời gian tối thiểu.

Quỹ đạo của đạn tên lửa do tàu ngầm phóng đi từ các khu vực Biển Đỏ và Địa Trung Hải, đi qua lãnh thổ các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Ai Cập và Ả Rập Saudi. Khi chuẩn bị cho chiến dịch "Bão táp sa mạc " đã ấn định các mục tiêu mà tên lửa phải hủy diệt và soạn chương trình bay cho 700 đạn tên lửa. Trong những ngày đầu cuộc chiến đã có 114 tên lửa phóng đi, đánh trúng 50 trong số 51 đối tượng ấn định cần tiêu diệt. Trong vòng 3 ngày chiến tranh đã phóng 244 tên lửa. Sau đó, mỗi ngày phóng trung bình từ 3 đến 18 đạn tên lửa. Trong toàn bộ thời gian chiến sự đã sử dụng khoảng 280 tên lửa hành trình "Tomahawk", hiệu quả đánh trúng là 80%. Ngoài các đối tượng được ấn định từ trước, các cuộc tấn công bằng tên lửa còn nhằm vào các mục tiêu mới được xác định, chủ yếu nằm trong khu vực các thành phố Bashra và Baghdad.

Chiến dịch tấn công đường không của các lực lượng đa quốc gia về nhiều mặt đã góp phần đánh bại Iraq, nhưng không dẫn đến sự rút lui của quân đội Iraq [ 411 ] khỏi các vùng lãnh thổ bị họ chiếm đóng. Điều này đòi hỏi phải tiến hành cả chiến dịch kết hợp tấn công mặt đất-đường không, bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 1991. Nó được thực hiện bằng các lực lượng lục quân của Liên minh chống Iraq và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ với sự hỗ trợ của các lực lượng không quân và hải quân trong thời gian 100 giờ ( 4:00 ngày 24 - 8:00 ngày 28 tháng 2). Liên quan đến việc diễn ra chiến dịch này, mà thực chất là cuộc thử nghiệm thực tế đầu tiên một khái niệm mới của người Mỹ "chiến dịch không - địa", có mục đích hoàn thành việc đánh bại quân đội Iraq và giải phóng Kuwait, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho bản thân và Israel trong việc tiếp tục giải quyết bằng con đường chính trị cuộc xung đột tại Trung Đông.

Khu vực chiến dịch giới hạn phía đông bởi bờ biển vịnh Ba Tư, phía bắc - các con sông Shatt-el-Arab và Euphrates, phía tây - tuyến Rafha-Samawah, ở phía nam - biên giới Kuwait-Ả Rập Saudi và Iraq- Ả Rập Saudi. Chiều rộng dải hoạt động của lực lượng đa quốc gia là 500 km, chiều sâu - 250 km. Cụm lực lượng lục quân Iraq bao gồm 42 sư đoàn, trong đó do kết quả của các đòn tấn công trước đã có 15 - 30 % quân nhân và 30 - 50 % trang thiết bị quân sự đã bị tiêu diệt hoặc loại khỏi vòng chiến đấu. Tới khi bắt đầu tấn công, Đồng Minh đã đạt ưu thế lực lượng so với đối phương 1,5 lần.

Theo ý đồ kế hoạch chiến dịch không-địa, dự kiến bằng một đòn tấn công trực diện mạnh mẽ của Lục quân và Thủy quân lục chiến đồng thời tác động hỏa lực vào sâu thê đội thứ hai của đối phương để gây cho họ thiệt hại tối đa, sau đó phối hợp cùng các hoạt động của các đơn vị đổ bộ đường không, không vận, đổ bộ đường biển và các đơn vị đặc nhiệm chia cắt, bao vây và tiêu diệt quân đội Iraq trên lãnh thổ miền nam Iraq và Kuwait.


Kế hoạch đổ bộ trong chiến dịch "Thanh kiếm sa mạc"

Đã xây dựng các cụm lực lượng và xác định hướng các đòn tấn công : mũi duyên hải (dọc theo bờ biển Kuwait [ 412 ]) - các sư đoàn TQLC viễn chinh số 1 và 2 của Mỹ, các binh đoàn lục quân của quân đội Ả Rập Saudi, Kuwait, Ai Cập và Syria; mũi trung tâm - quân đoàn BB số 7 Mỹ, sư đoàn thiết giáp số 1 Hoàng gia Anh; mũi phía Tây - sư đoàn không kỵ số 4 và sư đoàn thiết giáp số 6 quân đội Pháp. Dự bị của lực lượng đa quốc gia có quân đoàn đổ bộ đường không 18 Mỹ ( sư đoàn dù 82 và sư đoàn đột kích đường không 101). Với Hải quân nhiệm vụ là tiến hành chiến dịch đổ bộ, còn máy bay của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến - có nhiệm vụ cô lập khu vực chiến sự và yểm trợ đường không trực tiếp cho cuộc tấn công. Tại các mũi trung tâm và phía tây, sau một màn hỏa lực chuẩn bị mạnh mẽ, lực lượng quân đội đồng minh bắt đầu tiến nhanh về phía trước trong sự chống cự yếu ớt của đối thủ.

Trên hướng duyên hải, với tổn thất tối thiểu, quân đội Đồng Minh sau 4 ngày đã đến El-Kuwait. Vào thời điểm cuối của đợt 4 ngày đầu, lực lượng đa quốc gia đã khép xong vòng vây và bắt tay thanh toán cụm quân đội Iraq bị bao vây.

Đồng thời không quân tham gia hỗ trợ trực tiếp của quân đội đang tiến công, tiếp tục giáng đòn không kích xuống các cơ sở quân sự và công nghiệp, cũng như giải quyết nhiệm vụ cô lập các khu vực chiến sự. Các tàu mặt nước thực hành tập trung hỏa lực tiêu diệt quân đối phương trên hướng duyên hải. Vị trí khai hỏa của các thiết giáp hạm bố trí cách bờ biển 5-7 km. Trong một ngày đêm, các thiết giáp hạm bắn đi từ 50-80 viên đạn pháo cỡ 406 mm. Tổng cộng, họ tiêu thụ một ngày đêm hơn một nghìn trái phá. Một số cuộc xạ kích pháo binh có hiệu chỉnh hỏa lực, lần đầu tiên thực hiện nhờ các phương tiện bay không người lái kiểu "Pioneer". Hoạt động quét mìn cũng diễn ra dọc theo bờ biển phía nam Kuwait để đảm bảo cho các cuộc đổ bộ đường biển. [ 413 ]

Để đạt được mục tiêu cuối cùng của chiến dịch "Bão táp sa mạc", Bộ chỉ huy lực lượng đa quốc gia, cùng với chiến dịch tấn công đường không và tấn công không-địa đã lên kế hoạch một chiến dịch đổ bộ đường biển, có tên mã "Thanh kiếm sa mạc". Lực lượng điều động đổ bộ đường biển là 2 lữ đoàn tăng cường Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ quân số tổng khoảng 22 ngàn người (đóng trên các tàu đổ bộ). Để đảm bảo hoạt động cho cuộc đổ bộ (đổ bộ lính TQLC, dùng hỏa lực tiêu diệt sự phòng thủ chống đổ bộ, hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ trên bờ, cung cấp các nguồn lực vật chất), trong vịnh Ba Tư đã tập trung một nhóm lớn lực lượng tác chiến thủy bộ, thống nhất trong một binh đoàn tác chiến chiến dịch. Đơn vị này bao gồm 5 tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng lớp "Iwo Jima", 2 tàu đổ bộ vạn năng lớp "Tarawa" và "Wasp", 7 tàu đổ bộ chở xe tăng lớp "Newport", 5 tàu dock-đổ bộ chở máy bay trực thăng lớp "Austin" và "Raleigh", 4 tàu dok-vận tải đổ bộ lớp "Whitby-Island", 4 tàu đổ bộ chở hàng lớp "Charleston" và những tàu khác. Trên các tàu tập hợp trong 3 nhóm tác chiến thủy bộ "Alpha", "Bravo" và "Charlie", có số lượng đầy đủ các phương tiện đổ bộ cả bằng đường không và đường biển. Để yểm trợ đổ bộ đã điều động hơn 200 máy bay cánh cố định và trực thăng vũ trang. Để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lớn này, các lực lượng trên đã tiến hành năm bài tập trận đặc biệt. Ban đầu kế hoạch là đổ bộ hoặc một lực lượng đặc nhiệm gồm hai lữ đoàn tăng cường thủy quân lục chiến, hoặc hai binh đoàn chiến dịch-chiến thuật. Mục tiêu cuối cùng của lực lượng đổ bộ đặc nhiệm là đánh chiếm El-Kuwait với đòn tấn công hợp vây tiếp theo dọc theo biên giới (hướng về phía cụm lực lượng lục quân phía Tây) để hoàn thành khép chặt vòng vây bao quanh đối phương. Mục đích của lực lượng đổ bộ chiến dịch-chiến thuật cũng là chiếm El-Kuwait và tấn công vào sườn và hậu phương chỉ của cụm quân duyên hải của đối phương [ 414 ] với sự phối hợp tác động tiếp theo của các lực lượng đang tiến công trên hướng này.
.........
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2013, 02:00:33 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #63 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 10:10:24 pm »

(tiếp)

Trong khu vực El-Kuwait chỉ có một cảng lớn mà người Mỹ có thể sử dụng để bốc dỡ trang bị nặng và đổ bộ quân trực tiếp xuống bến tàu. Nhưng cảng ở cách tiền tuyến gần 80 km, nằm gần cảng có 1 hòn đảo, nếu không làm chủ hòn đảo việc đổ bộ quân thẳng xuống cảng sẽ gặp vấn đề. Đảo được phòng thủ kiên cố nhất là Failaka, bảo vệ nó là một bộ phận sư đoàn TQLC Iraq có quân số hơn bốn ngàn người.

Có khả năng chống lại quân đổ bộ đường biển là 1 cụm vũ trang tương đối mạnh, bao gồm bốn sư đoàn bộ binh và một sư đoàn TQLC trải dài dọc theo 200 km bờ biển. Mặc dù các lực lượng này dựa vào một hệ thống công trình chướng ngại chống đổ bộ phát triển tốt bố trí cả trên nước và trên bờ, nhưng vì chất lượng kém của vũ khí và công tác huấn luyện, nói chung việc phòng thủ chống đổ bộ không đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho nó.

Theo kế hoạch "Operation Desert Saber", tới ngày 3 tháng 2 đã hoàn thành việc chuyển lính TQLC lên các tàu đổ bộ, các tàu đó ngày hôm sau sẽ di chuyển vào khu vực đổ quân trong thành phần chi đội đổ bộ. Khi họ bắt đầu tiến quân, thiết giáp hạm "Missouri" tiến hành bắn pháo chuẩn bị, và ngày 06 tháng 2 thiết giáp hạm "Wisconsin" tới tham gia cùng với nó. Ngoài các tên lửa "Harpoon" và "Tomahawk", các tàu chiến này còn sử dụng pháo hạm 406 mm tầm bắn 39 km bố trí tại 3 tháp pháo ba nòng (hai tháp phần mũi và một tháp phía đuôi). Đồng thời cường độ các phi vụ xuất kích của máy bay trên tàu sân bay và máy bay của LL TQLC cũng tăng lên để giáng đòn tấn công vào các mục tiêu của quân đội Iraq trong vùng duyên hải. Tới lúc này, lực lượng quét mìn của Liên minh đã hoàn thành quét mìn [ 415 ] khu vực đổ bộ và các tuyến đường biển mà lực lượng đổ bộ triển khai. Các tàu quét mìn hoạt động theo biên đội (2 - 3 chiếc) và sử dụng cả lưới quét tiếp xúc và không tiếp xúc (lưới thủy âm và lưới điện từ). Tốc độ quét là 6-8 hải lý. Trước khi đổ đội đổ bộ đầu tiên (ngày 24 tháng 2) đã quét được 112 thủy lôi.

"Operation Desert Sabre" bắt đầu ngày 24 với việc đánh chiếm các đảo nhỏ Karoo, Umi El Marada và El Kubra. Nhưng người Mỹ từ chối đổ bộ lực lượng chính. Lý do từ chối có lẽ là việc nghi ngờ khả năng thành công do sự hiện diện cụm quân đối phương mạnh, triển khai trong hệ thống bảo vệ chống đổ bộ, cũng như cuộc tấn công nhanh chóng của lực lượng lục quân đa quốc gia trên tất cả các hướng, trong đó có hướng duyên hải. Với nhịp độ đạt được của cuộc tấn công, cuộc đổ bộ TQLC có thể được hoàn thành sau khi giải phóng El-Kuwait từ đất liền. Người Mỹ cho rằng việc tiến hành hỏa lực chuẩn bị trước khi đổ bộ không đáp ứng được mong đợi : việc hủy diệt hoàn toàn các đối tượng của hệ thống phòng thủ chống đổ bộ đã không đạt được. Sau khi ngừng hỏa lực bắn phá, TQLC Mỹ từ trực thăng đã đổ xuống đảo Saydak tiếp nhận sự đầu hàng của 1,4 ngàn binh sĩ Iraq. Để hỗ trợ các đơn vị TQLC tấn công trên hướng duyên hải, hai nghìn người đã được đổ bộ từ các tàu của của nhóm tác chiến thủy bộ.


Giai đoạn tấn công mặt đất trong chiến dịch "Bão táp sa mạc"

Nỗ lực đổ bộ thủy quân lục chiến của phía Iraq cũng không thành công. Ngày 29 tháng 1, khi tấn công thành phố Ras-Al-Khafji để hỗ trợ lục quân, người Iraq cố gắng đổ bộ thủy quân lục chiến, nhưng bị đồng minh đánh bật lại. Trong đó 5 tàu, thuyền của Hải quân Iraq đã bị phá hủy.

Vào cuối ngày 27 tháng 2, trong số 42 sư đoàn Iraq, đang trực tiếp ở trong khu chiến, có 29 sư đoàn đã bị đánh tan. Quân đồng minh bắt [ 416 ] tù binh 50 nghìn người, phá hủy và bắt giữ 3008 xe tăng (71% trang bị hiện có), 1856 xe bọc thép và xe chiến đấu bộ binh (64%), 2.140 pháo (69%), khoảng 30% binh sĩ Iraq đã đào ngũ. Trong không trung và trên mặt đất đã có 123 máy bay cánh cố định và trực thăng bị tiêu diệt, còn 137 máy bay đã bay sang Iran. { 38 }

Trong quá trình diễn ra các chiến dịch không kích và tấn công không-địa, kéo dài từ 17 tháng 2 - 28 tháng 2 năm 1991, máy bay Đồng Minh (khoảng 2.000 chiếc) đã thực hiện hơn 110 nghìn phi vụ chiến đấu (riêng ngày 06 tháng 2 là hơn 75.000 phi vụ) tiêu tốn cho 4 nghìn mục tiêu cố định và di động hơn 88 ngàn tấn đạn dược hàng không, trong đó có 81.900 tấn bom không điều khiển. Cường độ trung bình một ngày đêm là 2,7 ngàn phi vụ. Mức tổn thất trong chiến đấu - một máy bay bị bắn hạ ứng với 3.000 phi vụ. Không quân đa quốc gia tham gia các phi vụ chiến đấu phân theo tỷ lệ như sau : Hoa Kỳ - 86,5 %, Anh 5 % , Pháp - 1,5% , Saudi Arabia - 6,5% . Trong số 110.000 phi vụ khoảng một nửa (47%) giành cho các hoạt động đảm bảo, số còn lại (53 %) - các phi vụ trực tiếp công kích mục tiêu.

Nửa triệu quân đội Iraq bị bao vây tới 8:00 giờ ngày 28 tháng 2, sau khi mất gần như tất cả các trang thiết bị quân sự, đã ngừng chống cự. Tổn thất của đồng minh gồm cả số chết, bị thương, bị bắt và mất tích không qua 1 ngàn người.

Sự thành công của chiến dịch tấn công không-địa có sự góp phần của nhiều yếu tố. Chẳng hạn, diễn ra trước nó là một màn chuẩn bị [ 417 ] quy mô lớn và có định hướng mục tiêu - từ sự phong tỏa kinh tế, sự lên án của cộng đồng quốc tế đối với cuộc xâm lược và áp lực mạnh mẽ cho đến tận trước khi khai chiến. Các biện pháp ngụy trang và tung tin giả cho đối phương tỏ ra hiệu quả. Cuộc đổ bộ khoa trương quy mô lớn của quân đồng minh đã ghìm chân 25 % sư đoàn lục quân quân đội Iraq trong vùng duyên hải, về thực chất đã loại trừ sự tham gia của chúng vào trận đánh trên hướng chủ yếu. Đồng minh đã tiến hành tập trung bí mật một cụm lớn lực lượng xe tăng và quân đổ bộ đường không trên sườn trái. Sau khi bằng cách đó tạo ra được trên hướng này sự vượt trội đáng kể về cả trang bị và quân số, họ nhanh chóng phá vỡ tuyến phòng thủ của Iraq và tiến về phía trược rất mau lẹ. Sự kiện chính là cuộc tấn công (chiến dịch) đường không vô tiền khoáng hậu về thời gian (hơn 1 tháng), kết quả của nó đưa đến việc hoàn toàn làm chủ trên không và trên biển, làm tê liệt sự chỉ huy có tổ chức toàn bộ đất nước cũng như lực lượng vũ trang Iraq, vô hiệu hóa 70% các cơ sở quân sự - công nghiệp và các thành tố trang bị cơ bản của khong gian chiến trường, phá hủy hệ thống đảm bảo hậu cần, gây tổn thất lớn về sinh lực và trang bị quân sự cho lực lượng vũ trang Iraq. Ngoài ra, trong thành công của các nước đồng minh còn có sự đóng góp hiệu quả của công tác tác chiến điện tử, công tác nghi binh chiến dịch, tổ chức tốt công tác chỉ huy và hiệp đồng. Ngoài ra, việc Iraq lựa chọn chiến thuật phòng ngự trận địa một cách thụ động cũng là nguyên nhân đưa đến thất bại. Ảnh hưởng xấu còn là sự phức tạp về cấu trúc tổ chức của các binh đoàn và đơn vị vũ trang Iraq, sự không ổn định của hệ thống đảm bảo tác chiến và hậu cần. [ 418 ]

Khi tiến hành các chiến dịch "Lá chắn sa mạc" và "Bão táp sa mạc", Mỹ và các đồng minh của họ đã đạt được mục tiêu chính : không chỉ giải phóng Kuwait, mà còn chiếm được một phần lớn lãnh thổ miền Nam Iraq. Đối với Hoa Kỳ, đây là một cuộc chiến tranh ngắn hạn và thắng lợi, trở thành ví dụ điển hình cho việc sử dụng lực lượng quân sự trong các khu vực thuộc "lợi ích sống còn", cho phép củng cố ảnh hưởng của họ ở Trung Đông.

Chiến tranh ở vùng Vịnh Ba Tư cho thấy Hải quân - là dạng lực lượng vũ trang đa năng linh hoạt và cơ động nhất, có khả năng giải quyết một loạt các nhiệm vụ cả trên biển cũng như trên đất liền : kết quả của cuộc chiến tranh này đã nâng cao thêm uy tín của hạm đội. Cuộc chiến một lần nữa chứng minh sự cần thiết phải huấn luyện kỹ thuật cho đội ngũ tác chiến, cho thấy tầm quan trọng của công tác đảm bảo hậu cần, hiệu quả chiến tranh điện tử, giá trị của công tác tình báo và ngụy trang, tính hiệu quả của thủ đoạn quân sự, triển vọng của vũ khí có độ chính xác cao và có sức công phá tầm xa, tác động của ưu thế trên không và trên biển đến tiến trình và kết quả của một cuộc chiến tranh hiện đại, lợi thế của đòn tấn công phòng ngừa trước, v.v.


Đội hình cơ động tác chiến của đơn vị đặc nhiệm tàu sân bay Mỹ trong vịnh Ba Tư.

Mặc dù hạm đội đa quốc gia hoạt động trong điều kiện thực tế gần như không có sự kháng cự từ phía lực lượng vũ trang Iraq, kinh nghiệm chiến đấu của nó có tính giáo khoa rất cao, đặc biệt là vấn đề hoạt động của lực lượng tàu sân bay và vật mang tên lửa hành trình "Tomahawk". Trong cuộc chiến tranh này có sự hoạt động của cụm xung kích tàu sân bay lớn nhất thuộc Hải quân Mỹ, bao gồm 6 tàu sân bay đa mục đích ("Theodore Roosevelt", "Ranger", "Midway", "America", "John F. Kennedy" và "Saratoga"). Chúng ta lưu ý rằng ở Chiến tranh Việt Nam, trong một khu vực chiến sự đồng thời không có qua 4 tàu sân bay (chỉ vào năm 1972 mới có đồng thời 5 tàu sân bay hoạt động một thời gian ngắn). Sự hoạt động thành công của lực lượng tàu sân bay được xác định trước hết bởi mức trang bị cao cho các tàu và máy bay các phương tiện trinh sát, giám sát và tác chiến điện tử, cho phép [ 419 ] chúng có khả năng rất cao trong việc phát hiện và phân loại mục tiêu đối phương kịp thời. Trong Vịnh Ba Tư, các tàu chiến và máy bay đối phương đều bị phát hiện trước khi chúng vào đến ranh giới sử dụng vũ khí, còn phát hiện sớm tên lửa - cho phép có các biện pháp hữu hiệu đánh trả chúng từ xa.

Khi tổ chức giám sát tình hình trên không, người Mỹ đã tính đến kinh nghiệm của cuộc xung đột Anh-Argentina, liên quan đến việc tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển "Sheffield" của Anh trúng tên lửa chống hạm "Exocet". Trong cuộc chiến tranh này, toàn bộ không phận vịnh Ba Tư nằm trọn trong sự giám sát hai-ba tầng, bao gồm cả ở độ cao cực thấp. Được huy động giải quyết nhiệm vụ này là các máy bay AWACS E-3C và máy bay cảnh giới radar tầm xa trên tàu sân bay E-2C "Hawkeye" cùng hàng rào phòng không của các tàu chiến. Trong tiến trình chiến tranh, không hề có một trường hợp nào phát hiện chậm phương tiện tấn công đường không của đối phương.

Dựa trên kinh nghiệm sử dụng máy bay trên tàu sân bay vào chiến dịch tấn công đường không, có thể kết luận rằng những máy bay tốc độ cận âm, hoạt động ở độ cao cực thấp, có khả năng tìm kiếm và tấn công các mục tiêu dạng điểm hiệu quả hơn, bao gồm cả các bệ phóng tên lửa chiến dịch-chiến thuật loại "Scud". Đồng thời, do máy bay trên tàu sân bay còn ít được trang bị vũ khí có độ chính xác cao, mà dẫn đến giảm hiệu suất của các đòn tấn công.

Các đặc điểm quan trọng nhất trong việc sử dụng Hải quân Mỹ tiêu diệt các mục tiêu mặt đất cần được xem xét là : quy mô hoạt động lớn cả về không gian và thời gian; hiệp đồng tác chiến diễn ra không chỉ giữa các loại lực lượng trong hạm đội, mà còn giữa các loại quân binh chủng thuộc lực lượng vũ trang; tập trung lực lượng ồ ạt; quyết tâm hủy diệt các cơ sở quan trọng đặc biệt, có giá trị [ 420 ] quân sự và giá trị kinh tế cao nhất; linh hoạt cao trong công tác chỉ huy lực lượng; vai trò các hoạt động ban đêm gia tăng; vai trò của hoạt động đảm bảo thường xuyên được nâng cao.

Kinh nghiệm sử dụng trên quy mô lớn tên lửa hành trình "Tomahawk" và máy bay trên tàu sân bay hợp đồng trong một đòn tấn công duy nhất xứng đáng được nghiên cứu kỹ lưỡng. Người Mỹ có khả năng phối hợp rất chính xác về địa điểm và thời gian các hoạt động của máy bay trên tàu sân bay xuất phát trong vùng Vịnh Ba Tư và phía bắc Biển Đỏ, với việc sử dụng ồ ạt tên lửa hành trình "Tomahawk" từ vật mang trên biển, phóng đi từ các khu vực khác nhau. Theo các chuyên gia Mỹ, đòn tấn công đó, xét về nhiều mặt, đã xác định sự phát triển thành công của chiến dịch "Bão táp sa mạc".

Trong vùng Vịnh Ba Tư, trên thực tế đã kiểm tra được tính hiệu quả trong chiến đấu của các mẫu trang bị và vũ khí mới : tuần dương hạm URO lớp "Ticonderoga", tên lửa hành trình loại "Tomahawk" phóng từ biển, tên lửa có điều khiển loại SLAM và v.v.

Đã khẳng định sự phụ thuộc giữa tính hiệu quả của việc sử dụng lực lượng và vũ khí vào mức độ chuẩn bị về tâm lý-tinh thần, tính kỷ luật và trình độ được đào tạo của đội ngũ quân nhân. Những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tai nạn tương đối cao và làm giảm hệ số căng thẳng trong hoạt động của các máy bay trên tàu sân bay, dẫn đến sự không kết quả trong việc sử dụng vũ khí tên lửa của phía Iraq chống lại các tàu của lực lượng đa quốc gia trong vùng vịnh Ba Tư.

HẾT CHƯƠNG 11
........
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2013, 02:26:17 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #64 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2013, 11:51:05 pm »

(tiếp)

CHƯƠNG 12

BÀI HỌC CỦA CÁC CUỘC XUNG ĐỘT CỤC BỘ

Kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh cục bộ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nghệ thuất tác chiến hải quân, nó cho phép kiểm tra tính chính xác của các khái niệm lý thuyết và quan điểm quân sự hiện có, xác nhận hoặc bác bỏ chúng. Các cuộc chiến tranh cục bộ cũng ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và tổ chức lực lượng hải quân.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia quân sự, kinh nghiệm của chúng đóng góp vào sự lựa chọn khuynh hướng mà dựa trên nó diễn ra việc phát triển và cải tiến vũ khí và trang bị kỹ thuật của Hải quân. Những vấn đề sau được coi là chủ yếu:
- Phổ quát hóa thiết bị và vũ khí Hải quân với việc tính đến khả năng tiến hành các hoạt động quân sự trong các điều kiện địa lý khác nhau ;
- Nâng cao chất lượng các loại vũ khí để tăng hiệu quả chiến đấu và hoàn thiện các phương pháp sử dụng nó ;
- Xây dựng và phát triển các phương tiện tự động chỉ huy các tàu chiến, máy bay và thủy quân lục chiến khi họ tiến hành các hoạt động chiến đấu; [ 424 ]
- Phát triển vũ khí và trang bị của thủy quân lục chiến, tạo điều kiện nâng cao tính cơ động của các đơn vị và binh đoàn nhằm triển khai nhanh chóng đến các vùng sâu vùng xa.

Phân tích kinh nghiệm sử dụng lực lượng hải quân trong các cuộc chiến tranh cục bộ cho phép xác định các nét đặc trưng và tính chất của nghệ thuật chiến tranh hải quân hiện đại. Trong đa số trường hợp, hoạt động chiến đấu của các hạm đội được thực hiện nhằm đảm bảo cho các chiến dịch của lực lượng lục quân, đồng thời cũng như trong Thế chiến 2, theo lệ thường, hoạt động của lực lượng hải quân cũng vẫn mang tính chất độc lập. Để thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu, đã thành lập các cụm đặc nhiệm từ các binh đoàn, đơn vị thuộc tất cả các quân binh chủng lực lượng vũ trang, thường dưới sự lãnh đạo của lực lượng hạm đội. Chẳng hạn, trong các cuộc chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, trong xung đột Anh- Argentina và các cuộc chiến tranh khác, lực lượng hải quân thường được sử dụng trong điều kiện bên tấn công thống trị hoàn toàn trên biển và trên không, hiệp đồng chặt chẽ với các loại quân binh chủng lực lượng vũ trang thông qua các chiến dịch chung và tổ chức tác chiến đồng thời trên tất cả các không gian chiến trường - trên đất liền và trên biển, trên không trung và dưới mặt nước. Các cụm lực lượng hải quân hoạt động phục vụ lực quân, được thành lập để đổ bộ đường biển, yểm trợ bằng máy bay và pháo binh cho quân đội trong cả tấn công và phòng thủ, phong tỏa duyên hải và đảm bảo công tác vận chuyển quân sự. Các cụm hoạt động trên các vùng biển mở được xây dựng hiếm hơn nhiều (Xung đột vũ trang Ấn Độ-Pakistan năm 1971, xung đột Anh- Argentina năm 1982).

Các hình thức chủ yếu trong việc sử dụng Hải quân là tổ chức các chiến dịch, các hoạt động chiến đấu có hệ thống và những trận hải chiến. Quy mô của một số chiến dịch tương ứng với quy mô của các chiến dịch tương tự trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, và trong một số trường hợp còn vượt quá chúng. Trong các cuộc chiến tranh cục bộ những năm 50 - 70, các nước tham chiến đã sử dụng về cơ bản các hình thức và phương pháp sử dụng lực lượng hải quân trong [ 425 ] Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tuy nhiên, sự xuất hiện các phương tiện mới về nguyên lý (máy bay phản lực, tàu ngầm và tàu mặt nước chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu đệm khí, v.v), vũ khí và trang bị chiến đấu (tên lửa các loại, các khí tài vô tuyến điện tử mới, hệ thống tự động hóa công tác chỉ huy, v.v) không thể không ảnh hưởng đến tính chất các hoạt động chiến đấu của các hạm đội. Những ví dụ đầu tiên về việc ứng dụng thành công vũ khí tên lửa trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1967 và các cuộc chiến tranh khác sau đó, đã buộc các chuyên gia quân sự đánh giá lại các hình thức lực lượng và phương tiện chiến đấu khác nhau của hạm đội và tìm tòi các hình thức và phương pháp mới sử dụng chúng.

TẤN CÔNG CÁC MỤC TIÊU MẶT ĐẤT

Các loại lực lượng khác nhau sau được huy động tấn công các mục tiêu mặt đất: máy bay trên tàu sân bay, các pháo hạm, các tàu tên lửa. Mức độ sử dụng chúng phụ thuộc vào độ dài của cuộc chiến tranh cục bộ, phạm vị các hoạt động chiến đấu, và tình hình hiện hành. Các hình thức cơ bản trong sử dụng lực lượng hải quân khi tấn công các mục tiêu quân sự, công nghiệp trên bờ và các đối tượng khác là các chiến dịch và các hành động tác chiến có hệ thống. Nếu như trong chiến tranh Triều Tiên lực lượng hải quân thường được sử dụng dưới hình thức chiến dịch, thì trong chiến tranh Việt Nam - dưới hình thức các hoạt động thường xuyên, còn trong các cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan (1971) và cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel (1973) - dưới hình thức được gọi là "chiến dịch đánh phá".

Lực lượng chính giải quyết nhiệm vụ là đơn vị (cụm) xung kích tàu sân bay. Hình thức sử dụng chính của máy bay trên tàu sân bay là tập trung, phân theo nhóm và tấn công riêng lẻ - một cách độc lập cũng như phối hợp với không quân chiến lược và chiến thuật (các chiến dịch đường không).

Một trong những khuynh hướng hiệp đồng tác chiến của máy bay trên tàu sân bay và lực lượng không quân là phân chia khu vực hoạt động. Không quân của Hải quân [ 426 ] hoạt động chủ yếu ở các hướng ven biển. Lãnh đạo lực lượng máy bay hoạt động tác chiến hiệp đồng là bộ chỉ huy không lực.

Trong các cuộc chiến tranh cục bộ, hầu như tính di động cao của các tàu sân bay  không được sử dụng, trên thực tế chúng được sử dụng như các sân bay nổi, từ đó suốt ngày đêm các máy bay cất cánh tiến hành các phi vụ tấn công các mục tiêu của đối phương.

Chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng ở một mức độ lớn đến sự phát triển của trang bị kỹ thuật hàng không. Trên cơ sở kinh nghiệm của nó, tại Hoa Kỳ đã phát triển máy bay phản lực trên tàu sân bay, máy bay do thám không người lái, các loại đạn dược mới ra đời.

Trong các hoạt động chiến đấu của tàu sân bay cho thấy rõ ràng xu hướng chuyển dịch từ chiến thuật của các phương tiện mang vũ khí riêng lẻ sang nhóm, dựa trên việc sử dụng tích hợp các vũ khí hủy diệt khác nhau bởi tất cả các nhóm chiến thuật trong cuộc đột kích và dựa trên sự "chuyên môn hóa" hẹp của mỗi nhóm trong số đó. Khi máy bay trên tàu sân bay tấn công các mục tiêu mặt đất tại Việt Nam, mỗi nhóm tấn công khi giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của họ, đồng thời đảm bảo hoạt động cho hành động của các nhóm khác sau khi sử dụng vũ khí. Xu hướng tương tự có thể thấy trong hoạt động của các tàu tên lửa tại các cuộc xung đột Ấn Độ- Pakistan và chiến tranh Ả Rập-Israel.

Cường độ sử dụng máy bay trên tàu sân bay trong chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam


Các pháo hạm cũng được huy động rộng rãi tham gia tấn công các mục tiêu mặt đất. Theo xác nhận của các chuyên gia quân sự nước ngoài, cường độ sử dụng chúng trong các cuộc chiến tranh cục bộ cao hơn nhiều so với trong Thế chiến II.

Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ khi đánh giá hoạt động của các thiết giáp hạm tại Việt Nam, lưu ý đến khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, độ chính xác và hiệu quả cao của hỏa lực khi hủy diệt các mục tiêu được bảo vệ, họ đặt thiết giáp hạm lên vị trí đầu tiên khi so sánh với pháo binh dã chiến, máy bay ném bom và máy bay cường kích mặt đất. Khi tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ, theo các chuyên gia phương Tây, trong tương lai cần phải tăng cường sức mạnh tấn công của pháo binh cho các tàu chiến để giáng đòn công kích các cơ sở trên bờ.

PHÁO BINH VÀ KHÔNG QUÂN YỂM TRỢ LỤC QUÂN

Khác với Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi mà không quân và pháo binh thường yểm trợ các cuộc đổ bộ đường biển, trong các cuộc chiến tranh cục bộ, hinh thức yểm trợ lục quân như vậy mang ý nghĩa độc lập.

Từ kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh cục bộ, cần thấy rằng, trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ vũ khí tên lửa, vai trò của vũ khí pháo binh trên tàu chiến bị giảm xuống một cách không xứng đáng, làm cho việc thể hiện khả năng pháo kích của tàu chiến nói chung bị ảnh hưởng xấu nói chung. Trong quá trình các cuộc chiến tranh cục bộ, đã thực hiện các bước cần thiết để cải thiện tốc độ bắn của pháo hạm, tầm bắn xa, cũng như để tạo ra hệ thống pháo hạm tự động hóa phổ quát (có đặc tính kỹ-chiến thuật cao) cỡ nòng trung bình và nhỏ.

Tính định hướng tăng cường hoạt động "hướng bờ" của lực lượng hải quân ảnh hưởng đến sự thay đổi trong huấn luyện tác chiến-chiến thuật của các tàu chiến Hải quân Mỹ, thể hiện trong việc họ thực hiện các hành động [ 428 ] pháo kích các đối tượng diện và điểm khác nhau trong mọi điều kiện thời tiết.

Kinh nghiệm sử dụng các tàu pháo yểm trợ hỏa lực cho lục quân ở các hướng ven biển đã được tính đến khi phát triển các hệ thống pháo hạm mới cỡ nòng trung bình và lớn, nhằm trang bị các lực lượng hiện đại cho hạm đội mặt nước của Mỹ và các nước NATO. Năm 1975 ở Hoa Kỳ, sau 11 năm gián đoạn việc đóng mới các khu trục hạm, tàu khu trục "A.Spruence" đầu đàn (trong loạt 30 tàu) với hai hệ thống pháo 127 mm Mk 45 có tầm bắn lên tới 24 km đã được đưa vào biên chế trang bị. Tại Anh năm 1975, sau một thời gian gián đoạn 22 năm trong việc đóng mới các khu trục hạm, tàu khu trục "Sheffield" với pháo 114 mm tự động Mk 8 của công ty "Vickers" có tầm bắn 20 km, tốc độ bắn 25 phát / phút, mức sẵn sàng nổ súng là 15 giây.

Ngoài các tàu pháo, để yểm trợ hỏa lực cho lực lượng lục quân còn sử dụng rộng rãi máy bay trên tàu sân bay và máy bay của thủy quân lục chiến.

Để tăng hiệu quả yểm trợ của pháo binh và không quân, bộ chỉ huy Mỹ rất chú ý đến sự hiệp đồng giữa máy bay, tàu chiến và lực lượng mặt đất. Đã thành lập các nhóm phối hợp đặc biệt để phối hợp hành động của tàu chiến, máy bay và các đơn vị mặt đất, phân chia ranh giới giữa các vùng và khu vực hoạt động tác chiến của họ, cũng như xác định các đối tượng để tấn công. Sự chú ý đặc biệt cũng giành cho việc đảm bảo an toàn cho lực lượng mặt đất và không quân trước hỏa lực pháo hạm của chính mình. Nhằm đảm bảo an toàn đã thiết lập chiều cao giới hạn quỹ đạo bay của đầu đạn pháo và độ cao bay cho phép tối thiểu của các máy bay.

Trong quá trình cuộc chiến tranh Triều Tiên đã hiện rõ hơn một khuynh hướng bắt đầu ngay từ những năm cuối của [ 429 ] Chiến tranh Thế giới II : sự thay thế máy bay ném bom bằng máy bay tiêm kích-ném bom (trên các tàu sân bay - là máy bay cường kích).

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, do tính dữ dội của trận chiến trên mặt đất gia tăng đột ngột, do tình hình thay đổi nhanh chóng, cũng như do tuyến mặt trận có sự di chuyển rất lớn, đòi hỏi phải thay đổi đáng kể chiến thuật không quân. Để phản ứng nhanh trước yêu cầu của tuyến trước và làm cho không quân có mặt kịp thời tại mục tiêu cần tấn công, máy bay của Thủy quân lục chiến được bố trí trên các sân bay nằm gần tiền duyên, cũng như việc tổ chức xin yểm trợ được thực hiện qua các kênh liên lạc đặc biệt.

Việc hiệp đồng giữa không quân trên tàu sân bay và lực lượng mặt đất tiến hành dưới hình thức yểm trợ đường không trực tiếp hoặc thể hiện trong việc chủ động tổ chức sớm và đưa vào một số khu vực nhất định các cụm đặc nhiệm Hải quân phục vụ hoạt động của lực lượng mặt đất.

Khi thực hiện các cuộc không kích người ta cố gắng gây rối loạn trước cho sự làm việc của các phương tiện VTDT của đối phương, cũng như để bảo vệ mình khỏi sự tấn công của tên lửa phòng không có điều khiển và tác động của các khí tài chiến tranh điện tử. Điều này đạt được thông qua công tác trinh sát kỹ lưỡng (phát hiện các đặc tính cần thiết, vị trí đặt các trạm radar đối phương), che dấu việc sử dụng trên quy mô lớn và bất ngờ các khí tài tác chiến điện tử phục vụ hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu. Sử dụng nhiễu một cách rộng rãi với các máy bay gây nhiễu chuyên dụng từ một số khu vực quần vòng để ngụy trang cho các nhóm tấn công, điều này cản trở hoạt động của lực lượng phòng không, nhưng đồng thời cũng kìm hãm sự cơ động của nhóm tấn công, còn bản thân máy bay gây nhiễu thuộc loại dễ bị tổn thương : máy bay tiêm kích có thể đuổi kịp chúng.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của không quân, trong năm 1967 máy bay tiêm kích Mỹ được trang bị máy gây nhiếu mới dạng container, mà theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, làm giảm đến 50 [ 430 ] lần xác suất đánh trúng mục tiêu của hệ thống tên lửa PK. Tính liên tục của sự yểm trợ đường không cho lực lượng mặt đất cả ngày và đêm, trong bất kỳ thời tiết nào cũng là nguyên tắc của trận chiến binh chủng hợp thành đã phát lộ trong những năm Chiến tranh Thế giới II và thể hiện đặc biệt rõ trong quá trình cuộc chiến tranh Việt Nam.
Đặc tính hoạt động vào ban đêm của máy bay : có sự khó khăn đáng kể hoặc loại trừ hẳn các hoạt động theo nhóm; một số dạng tấn công được tính toán trên cự ly phát hiện và bám sát mục tiêu cụ thể (2,5 - 5 km vào ban ngày); các phương thức sử dụng vũ khí đối với mục tiêu không quan sát được trực quan; các biện pháp tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu, được các nhân viên dẫn đường trên không sử dụng.

Trong các cuộc chiến tranh cục bộ ở Trung Đông và trong tiến trình cuộc xung đột Anh- Argentina, vào thời gian trời tối trong ngày, có không quá 2% tổng số phi vụ là các phi vụ thực hiện nhiệm vụ yểm trợ.

Theo ý kiến các chuyên gia nước ngoài, vấn đề không quân hoạt động ban đêm phục vụ lực lượng lục quân vẫn chưa được giải quyết.
........
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Chín, 2013, 11:26:58 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #65 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2013, 11:11:14 pm »

(tiếp)

ĐỔ BỘ ĐƯỜNG BIỂN

Sự ra đời của vũ khí hạt nhân làm lung lay niềm tin của giới quan chức và các nhà lý luận quân sự khối quốc gia tư bản chủ nghĩa vào khả năng thành công của các chiến dịch đổ bộ đường biển lớn, gây hoài nghi đối với toàn bộ những kinh nghiệm thu được trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Những quan điểm như vậy là "bộ phanh" trong sự phát triển không chỉ của LL và phương tiện ĐBĐB, mà còn cả lý thuyết chiến dịch đổ bộ đường biển. Chỉ phân tích kinh nghiệm thử vũ khí hạt nhân và kinh nghiệm sử dụng các lực lượng đổ bộ đường biển trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, cũng cho phép các chuyên gia quân sự nước ngoài rút ra kết luận rõ ràng về vai trò ngày càng tăng của các chiến dịch đổ bộ và có được câu trả lời cho nhiều vấn đề nghệ thuật quân sự, bao gồm cả sự phát triển lý thuyết chiến dịch đổ bộ đường biển. [ 431 ]

"Inchon một lần nữa chứng minh ý nghĩa vô giá của các chiến dịch đổ bộ", - các học giả Mỹ nghiên cứu chiến tranh Triều Tiên nhận xét. Kinh nghiệm này là động lực cho sự hồi sinh nghệ thuật đổ bộ. Nó đồng thời chỉ ra vai trò ngày càng tăng của quân chủng Thủy quân lục chiến trong các chiến dịch đổ bộ. Vì vậy, ở Hoa Kỳ, quân số thu gọn sau Thế chiến II của Thủy quân lục chiến, trong giai đoạn sau tăng lên đến 300 nghìn người. Ngoài ra, 60 % các loại tàu đổ bộ được đóng trong thời gian Thế chiến II, đã chuyển sang trang bị dự trữ sau khi kết thúc Thế chiến, nay lại được đưa vào sủ dụng.

Tính đến kinh nghiệm chiến đấu và các cuộc tập trận đã thực hiện đầu thập niên 50 thế kỷ 20, tại Hoa Kỳ đã phát triển các quy định cơ bản về việc thực hiện các chiến dịch đổ bộ, được đưa vào các hướng dẫn chính thức. Một hướng dẫn tương tự như vậy cũng xuất hiện ở Anh và các nước NATO khác. Tùy thuộc vào thành phần các lực lượng huy động và nhiệm vụ mà họ phải giải quyết, các chuyên gia quân sự Mỹ đã chia các chiến dịch đổ bộ thành ba loại chính - "xâm nhập", "chiếm giữ" và "đột kích".

Theo thành phần của nó, hầu hết các cuộc đổ bộ thực hiện trong các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang cục bộ, không vượt quá mức độ chiến thuật và đôi khi là chiến dịch. Tuy nhiên, một số trong đó theo đuổi các mục tiêu chiến lược (chiến dịch đổ bộ Incheon).

Trong quá trình các cuộc chiến tranh và xung đột quân sự cục bộ của thời kỳ hậu Thế chiến 2, việc đổ bộ đường biển diễn ra dưới hình thức các chiến dịch đổ bộ đường biển và các hoạt động chiến đấu khi đổ bộ đường biển. Cuộc xâm lược vũ trang Grenada của lực lượng Mỹ tiến hành dưới hình thức một chiến dịch đổ bộ không-biển.

Trong một số trường hợp, đổ bộ đường biển mang đặc trưng đòn phản công từ hướng biển vào hậu phương quân địch đang tấn công (chiến dịch đổ bộ Incheon), trong trường hợp khác đó là một đòn tấn công phủ đầu để phá vỡ [432] cuộc tấn công của quân đội đối phương trong vùng duyên hải (các hoạt động đổ bộ tại Việt Nam).

Trong nhiều cuộc chiến tranh và xung đột quân sự cục bộ, với sự trợ giúp của quân đổ bộ đã diễn ra sự chiếm đóng hoàn toàn hoặc một phần đất nước bị xâm lược, hoặc các khu vực quan trọng nhất của đất nước đó (Grenada, Síp , Lebanon, Guatemala, Panama).

Thành phần và quân số đổ bộ đường biển trong mỗi trường hợp riêng được xác định từ nhiệm vụ chiến đấu, nguồn nhân lực và phương tiện sẵn có để giải quyết nó, thành phần quân đội và lực lượng phòng thủ chống đổ bộ của đối phương, tương quan cần thiết giữa lực lượng các bên để đổ bộ đường biển thành công và giải quyết được nhiệm vụ trên bờ.

Trong tiến trình các cuộc chiến tranh cục bộ, các phân đội chiến thuật cơ bản của TQLC là các nhóm đổ bộ cấp tiểu đoàn, bao gồm một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ với các phân đội tăng cường và đảm bảo quân số đến 2.500 người. Đội đổ bộ cấp tiểu đoàn (tiểu đoàn TQLC viễn chinh) trở thành đơn vị chiến thuật chính khi lập kế hoạch và thực hiện các tính toán trong quá trình chuẩn bị cho các chiến dịch đổ bộ.

Để thực hiện thành công các hoạt động đổ bộ, cũng giống như trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, cần phải có các điều kiện sau : cô lập các khu vực chiến sự; xây dựng ưu thế lực lượng trên đất liền, trên biển và trên không; làm suy yếu đến mức tối đa sự phòng thủ chống đổ bộ của đối phương trước khi đổ quân; giữ được bí mật qua trình chuẩn bị và sự bất ngờ cho cuộc đổ bộ. Các chiến dịch đổ bộ Incheon, kênh đào Suez, Falklands và các chiến dịch đổ bộ khác được tổ chức đúng như vậy.

Việc đổ bộ của phần lớn các đội quân đổ bộ đường biển trong các cuộc chiến tranh và xung đột quân sự cục bộ được thực hiện trong sự tuân thủ nghiêm ngặt các tài liệu hướng dẫn, quy định công tác chuẩn bị và tiến hành các chiến dịch đổ bộ với việc sử dụng tất cả các lực lượng và phương tiện để đổ quân, đảm bảo chiến đấu và yểm trợ cho lực lượng đổ bộ ngay cả khi không có sự kháng cự của đối phương tại tất cả các giai đoạn của chiến dịch hoặc trong một số giai đoạn riêng lẻ. [ 433 ]

Nhìn chung, các chiến dịch đổ bộ được lên kế hoạch và thực hiện theo các giai đoạn: lập kế hoạch; đưa quân và bốc xếp trang bị vũ khí, vật tư lên các phương tiện vận tải-đổ bộ; diễn tập đổ bộ; vận chuyển quân đổ bộ bằng đường biển; chiến đấu khi đổ bộ và quân đổ bộ giải quyết nhiệm vụ trên bờ.

Số lượng các cuộc đổ bộ đường biển được thực hiện trong tiến trình các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai


Cơ cấu tổ chức của các lực lượng tham gia vào các chiến dịch đổ bộ phụ thuộc quy mô của nó. [ 434 ]
Trong các chiến dịch đổ bộ có sự tham gia của tất cả các quân binh chủng lực lượng vũ trang người ta trù tính thành lập lực lượng xâm nhập (lực lượng đổ bộ hợp nhất) trong thành phần binh đoàn (đơn vị hợp thành) thuộc hải quân, binh chủng dù và không quân. Trong các chiến dịch quy mô nhỏ hơn người ta thành lập binh đoàn đổ bộ tác chiến thủy bộ (các chi đội đổ bộ hợp nhất). Nó bao gồm các đơn vị của hạm đội và Thủy quân lục chiến cùng các đơn vị hợp thành và đơn vị cơ sở phối thuộc.

Trong trường hợp chung, các mục tiêu của cuộc đổ bộ đường biển là phối hợp hành động với lực lượng trên bộ khi thực hiện các chiến dịch phòng thủ và tấn công; lật đổ chính phủ của các quốc gia độc lập, khôi phục lại tình trạng thuộc địa, chiến đấu chống lại quân du kích, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, hỗ trợ cho các chế độ phản động; giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.

Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên trong thành phần lực lượng đổ bộ đường biển, ngoài các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến và lục quân, một thành phần bắt buộc là thê đội đường không gồm các đơn vị và phân đội thuộc binh chủng đổ bộ đường không có quân số đến 3.000 người như trong chiến dịch đổ bộ tại kênh đào Suez, cỡ tiểu đoàn trong cuộc xâm lược Cuba và 5.000 lính trong cuộc xâm lược của Mỹ vào Grenada.

Không phụ thuộc vào thành phần quân đội và lực lượng phòng thủ chống đổ bộ, những kẻ xâm lược luôn luôn tìm cách tạo ra và duy trì trong khu vực đổ bộ ưu thế áp đảo  so với đối phương về quân binh chủng, lực lượng và phương tiện. Từ ví dụ về các cuộc chiến tranh cục bộ đã hiện rõ xu hướng ổn định theo hướng tập trung hóa công tác chỉ huy các lực lượng. Lãnh đạo chung các lực lượng trong chiến dịch đổ bộ đường biển thường do Tư lệnh lực lượng vũ trang trên chiến trường thực hiện, còn chỉ huy trực tiếp - tư lệnh binh đoàn tác chiến hợp nhất Hải quân hoặc binh đoàn đổ bộ tác chiến thủy bộ (đại diện của Hải quân). Được bổ nhiệm chỉ huy lực lượng đổ bộ, thường là chỉ huy cụm quân tác chiến thủy bộ [ 435 ], đơn vị hợp thành hoặc binh đoàn đổ bộ tác chiến thủy bộ, tùy thuộc vào quy mô các hoạt động đổ bộ.

Trách nhiệm tiến hành các hoạt động chiến đấu của quân đổ bộ trên bờ do người chỉ huy quân đổ bộ nắm giữ. Trong các chiến dịch quy mô lớn, thường người ta chỉ định người thuộc bộ chỉ huy lục quân, còn trong các hoạt động đổ bộ quy mô chiến thuật - người ta trao trách nhiệm đó cho người thuộc Thủy Quân Lục Chiến.

Binh đoàn đổ bộ tác chiến thủy bộ, thường gồm một số đơn vị hoặc chi đội tác chiến (chi đội yểm trợ, chi đội tiên phong, chi đội tàu đổ bộ, tàu vận tải, tàu chỉ huy, yểm trợ hỏa lực), cũng như các đơn vị hợp thành và đơn vị cơ sở của không quân trên tàu sân bay, không quân thuộc Thủy quân lục chiến và bộ tư lệnh không quân.
.......
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Chín, 2013, 10:20:57 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #66 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2013, 12:38:17 am »

(tiếp)

Đặc điểm của một số cuộc đổ bộ đường biển, thực hiện trong tiến trình các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự







Một trong những thành tố quan trọng của binh đoàn đổ bộ tác chiến thủy bộ là đội tiên phong, phải có mặt trong khu vực đổ bộ sớm, trước khi lực lượng chính đến nơi, làm nhiệm vụ trinh sát bổ sung khu vực đổ quân, dọn các lối đi qua các bãi mìn tới các điểm đổ bộ, chuẩn bị trước bãi đổ bằng không quân và pháo binh, tiến hành công tác phá nổ ngầm dưới nước để tiêu hủy các chướng ngại công binh phòng chống đổ bộ cả dưới nước và trên bờ, thực hành các hành động phô trương. Để giải quyết những vấn đề nêu trên, trong đội tiên phong có đưa vào các chi đội và các nhóm lực lượng cũng như phương tiện phù hợp. Để không sớm làm lộ khu vực sẽ diễn ra chiến dịch đổ bộ sắp tới hoặc hướng đổ bộ đường biển chính yếu, người ta tiến hành các hoạt động nghi binh phô trương tại các khu vực khác. Ví dụ, trong quá trình chuẩn bị hỏa lực trước khu vực đổ bộ và khi quét mìn tại cảng Incheon, người ta đã đổ bộ một số chi đội hư trương thanh thế, còn các địa điểm dễ đổ bộ phải chịu những đòn tấn công đánh lạc hướng.

Đôi khi, để đạt được tính bất ngờ, các hoạt động sớm của đơn vị tiên phong không được lên kế hoạch trước, đơn vị sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình trong quá trình đổ bộ. Kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh cục bộ cho thấy đối với hoạt động của đội tiên phong cần dự kiến đủ thời gian để đơn vị hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của mình. Nếu không làm được như vậy sẽ dẫn đến sự rối loạn cuộc đổ bộ đường biển. Chẳng hạn, trong quá trình chiến dịch đổ bộ Wonsan, bộ chỉ huy của Mỹ đã phái đội tiên phong tới khu vực Wonsan 10 ngày trước khi bắt đầu cuộc đổ bộ đường biển. Thời gian trên không đủ cho công tác phá hủy các các bãi mìn chống đổ bộ của đơn vị. Đội tiền phong mạnh đã đảm bảo cho cuộc đổ bộ của người Anh lên quần đảo Falkland, đơn vị này trong 30 ngày đã làm suy yếu đáng kể sự phòng thủ chống đổ bộ của đối phương và khám phá được toàn thể [440] hệ thống phòng thủ của quần đảo, điều đó cho phép đánh chiếm đảo với thiệt hại nhỏ.

Trong các cuộc đổ bộ đường biển, đóng vai trò lớn là các dạng bảo đảm như trinh sát, ngụy trang, tác chiến điện tử. Hầu như bao giờ trước các cuộc đổ bộ của lực lượng chính, người ta đều tung ra các nhóm trinh sát-biệt kích nhằm trinh sát sự phòng thủ chống đổ bộ của đối phương, phá hoại thông tin liên lạc, đột nhập tiêu diệt các sở chỉ huy, các kho đạn dược, trang thiết bị quân sự, hiệu chỉnh hải pháo và chỉ điểm cho không quân tới các mục tiêu.

Trong quá trình các cuộc chiến tranh cục bộ, đã hiện rõ một xu hướng rất ổn định trong việc sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm đạt tính bất ngờ cho cuộc đổ bộ. Điều này đạt được bằng cách giữ bí mật công tác chuẩn bị chiến dịch đổ bộ, các kế hoạch của nó, tăng cường bảo vệ địa điểm tập trung quân đội và ban tham mưu, sử dụng các định danh mã hóa, thiết lập cấp bảo mật thích hợp cho các loại tài liệu, hạn chế nhóm người được phép tham gia soạn thảo kế hoạch chiến dịch và các tài liệu khác, giảm việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, đấu tranh chủ động chống trinh sát của đối phương, cũng như thực hiện các hoạt động đánh lạc hướng, hư trương thanh thế và thông tin sai lạc.

Trong tất cả các hoạt động đổ bộ, tầm quan trọng đặc biệt được gắn liền với công tác đảm bảo chắc chắn đánh bại sự phòng thủ chống đổ bộ của đối phương thông qua việc tiến hành hỏa lực không quân và pháo binh hiệu quả chuẩn bị cho cuộc đổ bộ và yểm trợ các hoạt động của quân đổ bộ trên bờ. Trong trường hợp này trước hết phải đánh bại sự phòng thủ chống đổ bộ gây trở ngại cho các hành động của đội tiên phong. Qua các ví dụ của các cuộc chiến tranh cục bộ, đã chứng minh tính hợp lý của việc áp dụng rộng rãi pháo hạm để chế áp và tiêu diệt các nhóm quân đội và các mục tiêu trong hệ thống phòng thủ chống đổ bộ trên một bàn đạp đầu cầu ở chiều sâu đến 20 km tính từ bờ biển. Trong khi đó, việc sử dụng hiệu quả của hải pháo được xác định bởi khả năng [ 441 ] nhanh chóng cơ động các quỹ đạo, di chuyển và tập trung hỏa lực vào các đối tượng nguy hiểm nhất ; đạt được trong thời gian ngắn mức độ tập trung hỏa lực cần thiết tại những khoảnh khắc quan trọng nhất của hoạt động trên bờ của quân đổ bộ, theo yêu cầu của các chỉ huy phân đội.

Khi ấn định ngày giờ và thời gian đổ bộ đường biển, đã tính đến những đặc điểm có thể trong sự kháng cự của đối phương; mức độ sẵn sàng các lực lượng của mình; thời hạn mà bộ chỉ huy cấp trên thiết lập; khả năng sử dụng hiệu quả lực lượng không quân và hải quân yểm trợ; độ dài của thời gian sáng và tối trong ngày cùng các điều kiện khí tượng ở địa phương, v.v. Trong hầu hết các trường hợp, cuộc đổ bộ thực hiện vào lúc bình minh, điều đó cho phép sử dụng tối đa thời gian sáng trong ngày để giải quyết nhiệm vụ trên bờ. Tuy nhiên, với việc đưa vào trang bị các khí tài nhìn đêm, việc  đổ bộ ban đêm đã trở nên có thể thực hiện được như trong cuộc xung đột Anh-Argentina.

Người ta tin rằng cuộc đổ bộ ban đêm đảm bảo đạt tính bất ngờ chiến thuật, loại trừ khả năng can thiệp của máy bay đối phương, cũng như ngăn chặn bộ chỉ huy Argentina đánh giá đúng tình hình và có biện pháp đối phó kịp thời. Ngoài ra, thời gian sáng trong ngày ngay sau khi đổ bộ ban đêm sẽ tạo khả năng phát triển nhanh chóng cho các chiến dịch đổ bộ.

Tuy nhiên, vào ban đêm khả năng yểm trợ hỏa lực bằng không quân và pháo binh sữ hạn chế, đòi hỏi một mức độ cao trong công tác chuẩn bị lực lượng hiệp đồng tác chiến trên đất liền và trên biển. Trong các điều kiện ban đêm, tốc độ tăng quân, tăng lực lượng và phương tiện của quân đổ bộ trên bờ nhờ trợ giúp của máy bay trực thăng sẽ giảm xuống.

Chiến tranh Triều Tiên đã tạo động lực tiếp tục phát triển lực lượng và phương tiện tác chiến thủy bộ. Chính từ thời kỳ này [ 442 ] đã bắt đầu quá trình dịch chuyển từ sự chuyên môn hóa hẹp các loại tàu đổ bộ sang sự vạn năng hóa chúng. Ban đầu xuất hiện các tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng, sau đó là các tàu dok-đổ bộ chở máy bay trực thăng, trong đó, không giống các tàu dok-đổ bộ đóng trong thời chiến, chúng có thể tiếp nhận không chỉ các phương tiện đổ bộ mà còn cả các máy bay trực thăng.

Tương quan lực lượng các bên trong một số chiến dịch đổ bộ


Một hiện tượng mới trong chiến dịch đổ bộ Suez (1956) là lần đầu tiên đã thực hiện đổ bộ đường biển theo phương pháp "bao vây theo phương thẳng đứng" ("vertical enveloppe"). Việc sử dụng trực thăng trong chiến dịch này dẫn đến ý tưởng rằng máy bay trực thăng thông thường không phù hợp với các hành động như vậy, cần phải chế tạo các máy bay trực thăng chiến đấu và vận tải chuyên biệt, có khả năng tiếp nhận một số lượng quân đáng kể và trang bị quân sự hạng nặng. Tàu đổ bộ chở trực thăng đầu tiên của Hải quân Mỹ "Tethys Bay" đã được chuyển đổi trong thời gian 1955 - 1956 từ tàu sân bay hộ tống lớp "Anzio" mà thành. Tuy nhiên, kinh nghiệm của những cuộc tập trận cho thấy các tàu sân bay trực thăng như vậy kém hữu dụng cho việc bố trí trên chúng những chiếc trực thăng chở quân - đổ bộ hạng nặng. Sự hiện diện trên sàn bay toàn bộ bốn đường băng và một máy nâng không đáp ứng được cường độ mong muốn của cuộc đổ bộ.

Có thể kết luận rằng cần đóng mới các tàu đổ bộ chở trực thăng có thiết kế đặc biệt. Trong khi đang phát triển thiết kế một con tàu như vậy, tại Mỹ năm 1956 [ 443 ] người ta đã hoán cải các HKMH chống ngầm hạng nặng "Boxer" và "Princeton", nhưng các tàu này cũng không đáp ứng được yêu cầu, mặc dù trên chúng có thể bố trí 30 - 40 máy bay trực thăng đổ bộ và một tiểu đoàn tăng cường quân chủng Thủy quân lục chiến quân số đến 1.000 người.

Sau đó tại Mỹ trong giai đoạn 1961-1969 đã đóng mới 7 tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng là: "Iwo Jima" (1961 ), "Okinawa" (1968), "Guadalcanal" (1963), "Guam" (1965), "Tripoli" (1966 ), "New Orleans" (1968) và "Incheon" (1969), (LPH-2, 3, 7, 9-12, tương ứng), có khả năng mang trên boong 26 máy bay trực thăng. Trên các tàu đổ bộ chở trực thăng hiện đại có thể bố trí ở một thời gian dài một tiểu đoàn tăng cường Thủy quân lục chiến với các phương tiện vận tải và vũ khí thích hợp, có khả năng đưa chúng lên bờ bằng trực thăng, cùng các tải trọng, các cơ số đạn dược và dự trữ vật chất cần thiết. Nhóm trực thăng cất cánh đồng thời từ một con tàu như vậy có thể triển khai lên bờ trong một chuyến bay duy nhất đến 300 lính Thủy quân lục chiến. Trong giai đoạn 1962-1971 tại Hoa Kỳ đã đóng mới 2 tàu dok-đổ bộ chở máy bay trực thăng lớp "Raleigh" (LPD-1, 2) và 11 tàu lớp "Austin" (LPD-4 đến 10, 12 đến 15), chúng  mang được trên boong 6 máy bay trực thăng.

Trong hoạt động chiến đấu của các nhóm đổ bộ tác chiến thủy bộ trong chiến tranh Việt Nam, vì thiếu sự phối hợp hành động của các tàu thuộc các nhóm này, đôi khi tính tổ chức của cuộc đổ bộ bị vi phạm.


USS "Tarawa" LHA-1 tại vịnh Péc-xích năm 2003

Trên cơ sở đó người Mỹ nảy sinh ý tưởng chế tạo ra một loại tàu đổ bộ đa năng, kết hợp đồng thời những phẩm chất của cả tàu chở máy bay trực thăng, tàu dok-vận tải và tàu chỉ huy. Một chiếc tàu như vậy, theo bộ chỉ huy Mỹ, sẽ trở thành hạt nhân của nhóm đổ bộ cấp tiểu đoàn, có khả năng giải quyết độc lập [ 444 ] các nhiệm vụ chiến thuật trong một chiến dịch đổ bộ đường biển. Không tồn tại tại thời điểm đó một loại tàu đổ bộ nào có khả năng giải quyết nhiệm vụ như vậy. Hợp đồng đóng mới tàu đầu đàn lớp tàu đổ bộ vạn năng "Tarawa" (LHA) đã được ký kết trong thời gian chiến tranh Việt Nam, tổng cộng trong giai đoạn từ 1976 đến 1980, Hải quân Mỹ đã nhận được 5 tàu (các LHA đánh số từ 1 đến5), trên đó dự tính bố trí đến 30 trực thăng vận tải-đổ bộ, các trực thăng yểm trợ hỏa lực và những máy bay trực thăng khác, cũng như 6 xuồng cao tốc đổ bộ. Ngoài ra, các tàu này có thể mang cả các máy bay cánh cố định cất hạ cánh thẳng đứng hoặc cất hạ cánh đường băng ngắn. Tất cả các phương tiện đổ bộ của loại tàu trên cho phép đồng thời đưa lên bờ 1,5 ngàn người. Một tàu đổ bộ lớp "Tarawa" có thể thay thế một tàu đổ bộ chở trực thăng lớp "Iwo Jima" và một tàu dok-đổ bộ chở trực thăng lớp "Austin". Sự hiện diện trên con tàu loại trên các trực thăng đổ bộ-vận tải và các xuồng đổ bộ cho phép đổ bộ một tiểu đoàn TQLC theo phương pháp "bao vây theo phương thẳng đứng". Năm tàu đổ bộ đa năng có thể giải quyết những vấn đề tương tự mà 8 tàu vận tải đổ bộ, 4 tàu chở hàng và 2 tàu đổ bộ chở trực thăng phải đồng thời thực hiện : đổ lên vùng bờ biển không được trang thiết bị theo phương pháp "bao vây phương thẳng đứng" một lữ đoàn TQLC viễn chinh cùng các trang bị quân sự, khí tài chiến đấu và các phương tiện vật chất-kỹ thuật

Các hoạt động chiến đấu của Hải quân Hoa Kỳ tại Việt Nam trở nên một thao trường độc đáo, tại đó thử nghiệm các mẫu vũ khí thiết bị quân sự mới của các loại tàu và của lực lượng Thủy quân lục chiến, phát triển các khái niệm mới về hoạt động đổ bộ, sau này được phản ánh trong các giáo trình huấn luyện chính thức và các hướng dẫn của Thủy quân lục chiến và lực lượng tác chiến thủy bộ. Các hoạt động đổ bộ của Hải quân Hoa Kỳ vào thời điểm đó mang tính chất của các hành động đổ bộ tìm kiếm-tảo thanh trong thời gian ngắn theo kiểu "đột kích". Tất cả các lực lượng đổ bộ đường biển đều được đổ bộ theo phương pháp [ 445 ] "bao vây theo phương thẳng đứng", trong đó quan sát thấy khuynh hướng gia tăng ổn định thành phần của Thủy quân lục chiến, được đổ bộ bằng máy bay trực thăng.
.........
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2013, 08:05:37 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #67 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 06:50:01 pm »

(tiếp)

Các yếu tố mới trong hoạt động đổ bộ đường biển tại Việt Nam là việc thành lập và ứng dụng lần đầu bởi người Mỹ các nhóm đổ bộ tác chiến thủy bộ cơ động. Một hoặc hai nhóm như vậy cùng với quân đổ bộ và các trang thiết bị quân sự trên tàu liên tục cơ động dọc theo bờ biển Việt Nam, sẵn sàng đổ bộ chiến thuật vào khu vực quy định.

Khi đổ bộ đường biển người Mỹ sử dụng hai phương pháp hành động - "búa và đe", "thòng lọng". Trong phương pháp "búa và đe" một nhóm (lực lượng lục quân và các pháo hạm) chiếm vị trí phong tỏa chốt chặn, thực hiện chức năng chiếc "đe", nhóm kia, nhóm xung kích (thủy quân lục chiến), là chiếc "búa", tiến hành tấn công để buộc đối phương dồn về phía tuyến trận địa chốt chặn, nơi mà họ sẽ bị đánh bại hoàn toàn. Phương pháp "thòng lọng" là tiến hành cuộc đổ bộ đường biển TQLC sao cho đối phương bị bao vây. Sau đòn hỏa lực ồ ạt bằng pháo binh, trực thăng vũ trang và máy bay cánh cố định, việc đập tan các lực lượng trên kết thúc.

Chiến tranh Việt Nam giúp tăng sức mạnh hỏa lực cho Thủy quân lục chiến Mỹ. Người Mỹ từ chối sử dụng các xe tăng bơi vì khả năng chiến đấu thấp của chúng. Sự từ chối này là do các xe tăng bơi ở trong làn sóng đổ bộ đầu tiên, và tốc độ nhỏ trên mặt nước của nó làm giảm tốc độ đổ bộ. Ngoài ra, người ta thấy rằng độ chính xác xạ kích của xe tăng khi bơi là thấp, chiếc xe tăng loại này chỉ có thể lên bờ trong trường hợp bãi biển dốc thoai thoải, có nền đất chắc. Xe tăng chiến đấu chủ lực của Thủy quân lục chiến là M60, trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam được hiện đại hóa có tính đến các kinh nghiệm thu được. Các pháo tự hành [ 446 ] cỡ 203,2 và 155 mm trở thành vũ khí pháo binh chủ yếu của thủy quân lục chiến.

Từ kinh nghiệm của các cuộc đổ bộ đường biển tại Việt Nam người ta thấy các phương tiện đổ bộ hiện có không đáp ứng các yêu cầu đối với chúng. Tốc độ thấp (9-12 hải lý), thiếu khả năng đi biển (sóng không vượt qua cấp 3), thiếu các phẩm chất tác chiến thủy bộ đã tác động tiêu cực đến việc thực hiện các chiến dịch đổ bộ đường biển.

Hoạt động của các tàu đổ bộ nhỏ (xuồng) chạy trên đệm không khí (KVP - катер на воздушной подушке - КВП) được bộ chỉ huy Mỹ đánh giá tích cực. Thời đó đã có kết luận về tính hợp lý của việc sử dụng các xuồng loại này với tư cách là phương tiện đổ bộ lên bờ. Tốc độ cao của chúng cho phép đạt được tính bất ngờ chiến thuật và nâng cao đáng kể tốc độ cuộc đổ bộ, còn chất lượng tác chiến thủy bộ của chúng - chúng vượt qua các chướng ngại chống đổ bộ bố trí trong nước một cách thành công, chúng hoạt động được trong điều kiện có lớp băng bao phủ, hoạt động ở vùng nước nông, trên các khu vực địa hình đồng bằng và đầm lầy, thậm chí cơ động được trong chiều sâu chiến thuật khu phòng thủ của đối phương. Chuyển động tách khỏi bề mặt nước làm giảm đáng kể các tổn thương của KVP do các mẫu mìn và ngư lôi thông dụng và hiện có.

Việc sử dụng các KVP làm phương tiện đổ bộ cũng cho phép giảm tổn thất của các tàu đổ bộ và tàu vận tải, triển khai tại khu vực bên ngoài và bên trong khu tập kết của chúng trong quá trình cuộc đổ bộ trên một cự ly cách xa đáng kể tính từ bờ biển (25 - 30 dặm), có nghĩa là vượt ra ngoài phạm vi tác xạ hiệu quả của pháo binh thuộc hệ thống phòng thủ chống đổ bộ. Ngoài ra, KVP cũng tạo ra cơ hội lớn trong việc lựa chọn khu vực đổ quân cho các phân đội quân đổ bộ. Đây là cơ sở cho sự bắt đầu triển khai tại Hoa Kỳ các công tác thiết kế-thử nghiệm về chế tạo các phương tiện đổ bộ lên bờ biển chạy trên đệm không khí và trang bị chúng cho [ 447 ] các tàu đổ bộ hiện đại. Kết quả của những nghiên cứu này là năm 1983 tại Mỹ đã bắt đầu sản xuất hàng loạt xuồng đổ bộ chạy trên đệm không khí loại LCAC.


Một LCAC đang cơ động vào hầm tàu (well-deck) của tàu tấn công thủy-bộ USS Kearsarge (LHD-3)

Như vậy, tính đến kinh nghiệm của các hoạt động đổ bộ đường biển trong chiến tranh Việt Nam, quan điểm lý luận về các chiến dịch đổ bộ đường biển, về sự phát triển của lực lượng tác chiến thủy bộ và vũ khí của Thủy quân lục chiến Mỹ đã thay đổi đáng kể.

Trong thời kỳ cuộc xung đột Anh- Argentina, với sự có mặt của các thiết bị nhìn đêm, việc đổ quân ban đêm đảm bảo được trên một mức độ lớn tính bất ngờ và sự thành công cho trong việc quân đổ bộ hoàn thành nhiệm vụ trên bờ. Kinh nghiệm đổ bộ không-biển dẫn đến sự xuất hiện một hình thức mới trong công tác hiệp đồng của các quân binh chủng lực lượng vũ trang khác nhau - chiến dịch đổ bộ không-biển.

Kết quả của các cuộc chiến tranh cục bộ khẳng định tầm quan trọng lớn lao của công tác đảm bảo chống mìn trong các hoạt động đổ bộ. Chẳng hạn, các hành động chống thủy lôi không có tổ chức, thực hiện không kịp thời, đã dẫn đến sự phá vỡ chiến dịch đổ bộ Wonsan (năm 1951), một chiến dịch được người Mỹ lên kế hoạch theo tất cả các quy tắc của nghệ thuật chiến tranh. Hải quân Mỹ hoàn toàn không được chuẩn bị để đối phó với nguy cơ về thủy lôi, ngay cả khi không gặp sự phản kháng từ phía kẻ thù. Gần 300 tàu các loại chở quân trên boong đã buộc phải chờ quét xong thủy lôi khu vực đổ bộ, công việc ngốn mất 15 ngày thay vì 5 ngày theo kế hoạch.

Sự thành công của các cuộc đổ bộ đường không và đường biển trong một số chiến dịch trước hết bắt nguồn từ công tác tổ chức hiệp đồng thành công (chiến dịch đổ bộ Suez năm 1956, cuộc xâm lược vũ trang vào Grenada năm 1983). Ngoài việc xây dựng các kế hoạch hiệp đồng chi tiết, vào đêm trước cuộc đổ bộ, đã kịp thời định hướng hoạt động tác chiến, trong đó xác định chính xác các nhiệm vụ đặt ra, trình tự và thời gian thực hiện của chúng. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự hiệp đồng chuẩn xác cũng đạt được [ 448 ] (cuộc xâm lược vũ trang chống Cuba năm 1961, và những chiến dịch khác).

Khi phân tích nhiều chiến dịch đổ bộ, có thể giả định rằng việc hoàn thiện về sau các phương pháp đổ bộ đường biển sẽ được thực hiện bằng cách đưa vào trang bị các phương tiện đổ bộ lên bờ tốc độ cao kiểu mới, trước hết là các xuồng đổ bộ chạy trên đệm không khí, các xuồng lướt cao tốc, các trực thăng vận tải-đổ bộ hạng nặng và các máy bay cất hạ cánh thẳng đứng (hoặc cất hạ cánh đường băng ngắn), cũng như các tàu đổ bộ kiểu mới với dung tích đổ bộ lớn hơn và tầm bơi xa hơn.

Việc sử dụng các phương tiện đổ bộ lên bờ chạy trên đệm không khí sẽ mở rộng miền bờ biển có thể đổ bộ lên từ 17-70 % tổng chiều dài đường bờ biển, tăng cường khả năng đổ quân trên bờ biển không có trang bị và đẩy nhanh tốc độ đổ quân lên bờ biển, cũng như sẽ đảm bảo việc phát triển tiếp theo các phương pháp đổ bộ " bao trùm theo phương ngang" và " bao trùm theo phương thẳng đứng". Việc hạ thủy các phương tiện đổ bộ lên bờ sẽ xảy ra ở cự ly cách bờ biển 30 - 35 dặm (hiện giờ là 2 - 3 dặm), tức là ở ngoài tầm bắn hiệu quả của pháo binh chống đổ bộ (phương pháp đổ bộ "tấn công từ ngoài đường chân trời").

Sự thay đổi thật sự sẽ diễn ra trong công tác tổ chức chuẩn bị pháo binh và yểm trợ trong các chiến dịch đổ bộ. Theo ý kiến của các chuyên gia quân sự Mỹ, việc thiếu pháo hạm cỡ nòng lớn trên các tàu chiến không cho phép yểm trợ pháo binh hiệu quả cho quân đổ bộ.

Việc nâng cao hiệu quả hỏa lực pháo hạm dự kiến sẽ thực hiện bằng cách sử dụng đạn phản lực cỡ 155 và 203,2 mm, có hệ thống dẫn đường bán chủ động ở pha cuối của quỹ đạo, đưa vào trang bị hệ thống pháo hạm kiểu mới [449] cỡ 203,2 mm có tầm bắn đến 28 км, cũng như hiện đại hóa và đưa vào hoạt động các pháo hạm đang ở trong biên chế dự trữ. Theo ý kiến của các chuyên gia nước ngoài, trong các điều kiện hiện đại vai trò của đổ bộ đường biển đã tăng lên rất lớn.

Đối với một số chiến trường và hướng riêng biệt, việc đổ quân đổ bộ có thể là nội dung chủ yếu của các hoạt động quân sự. Xu hướng huấn luyện chiến đấu của NATO chứng tỏ tầm quan trọng của đổ bộ đường biển. Gần như trong tất cả các cuộc tập trận của khối này, một trong những vị trí quan trọng nhất là các chiến dịch đổ bộ quy mô lớn, số lượng của chúng trong 15 năm gần đây đã tăng lên 3,5 lần.
........
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2013, 06:02:34 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #68 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 11:30:58 pm »

(tiếp)

PHONG TỎA ĐƯỜNG BIỂN

Một trong những hình thức tham gia của các hạm đội vào các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang cục bộ thời kỳ sau chiến tranh (thế giới 2) là phong tỏa đường biển. Các hoạt động phong tỏa phổ biến nhất diễn ra trong thời gian chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, và Nam Đại Tây Dương. Trong tất cả các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang cục bộ, chúng đều mang tính chất bất hợp pháp. Đặc điểm của các hành động phong tỏa là bên bảo vệ thường không có lực lượng hải quân đủ khả năng chống lại kẻ thù vốn có một hạm đội hùng mạnh. Ngoại lệ duy nhất là cuộc xung đột Anh- Argentina mà ở đó các bên có lực lượng Hải quân có phần tương đương về quân số.

Trong một số cuộc chiến tranh cục bộ, việc phong tỏa đường biển đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Ví dụ, khi đánh chiếm quần đảo Falkland, lực lượng thủy quân lục chiến chỉ đổ bộ sau khi thiết lập phong tỏa.

Tùy thuộc nhiệm vụ và quy mô phong tỏa đường biển, người ta có thể đạt được không chỉ những mục tiêu chiến dịch mà còn cả mục tiêu chiến lược. Vào lúc bắt đầu chiến tranh [ 450 ], phe tấn công chính thức tuyên bố thiết lập sự phong tỏa đường biển với việc chỉ ra ngày giờ bắt đầu hoạt động phong tỏa và giới hạn của nó (nó được gọi theo một cách khác như "vùng chiến sự", "khu vực hải chiến", "khu vực chiến dịch", "vùng cách ly", v.v...), được tổ chức trên cự ly cách bờ biển bị phong tỏa từ hàng chục đến hàng trăm dặm. Chẳng hạn, chiều sâu khu vực phong tỏa đường biển khi Hoa Kỳ xâm lược Grenada là 50 dặm, trong chiến tranh Triều Tiên - từ 100-130 dặm, còn trong cuộc xung đột Anh-Argentina là 200 dặm. Chiều dài các khu vực phong tỏa trong một số trường hợp lên tới 2000 dặm. Trong một số cuộc chiến tranh, người ta chỉ phong tỏa một số đoạn bờ biển riêng biệt, một số bến cảng và căn cứ hải quân riêng. Thông thường, đây là những khu vực đổ bộ TQLC hoặc khu ven biển tiếp giáp với nơi triển khai các cụm lực lượng mặt đất. Để tiến hành phong tỏa đường biển vùng duyên hải, các căn cứ hải quân và các cảng, người ta huy động các tàu mặt nước, tàu ngầm (gồm cả tàu ngầm hạt nhân), không quân hải quân (máy bay trên tàu sân bay, máy bay tuần biển và máy bay của thủy quân lục chiến), thường được kết hợp trong một lực lượng có mục đích nhất định.

Trong chiến tranh Triều Tiên, sau khi tuyên bố phong tỏa, bộ chỉ huy Mỹ không hề có một kế hoạch rõ ràng, không có một quan điểm nhất quán về việc tổ chức thực hiện nó. Lúc đầu, nó mang tính chất tạm thời. Các tàu đang tuần tra ngoài khơi bờ biển Bắc Triều Tiên, được trao nhiệm vụ ngăn chặn việc vận tải đường biển của đối phương và đồng thời bắn phá các cơ sở trên bờ nhằm mục đích gây thiệt hại về nhân lực và trang bị kỹ thuật cho họ. Lực lượng lớn nhất được huy động là trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (tháng Mười-Tháng Mười Một 1962) để phong tỏa đường biển chống Cuba. Theo báo chí nước ngoài, tham gia phong tỏa có hơn 180 tàu, trong đó có 8 tàu sân bay, tức là gần như toàn bộ Hạm đội Đại Tây Dương của Mỹ. [ 451 ]

Khi tiến hành phong tỏa đường biển thường sử dụng ba phương pháp hoạt động của các lực lượng như sau : tuần tra trong các khu vực phong tỏa đường biển và tuần tra giám sát các căn cứ hải quân và các cảng của đối phương; tấn công bằng tên lửa và pháo binh vào các điểm đóng quân, các bến cảng và đường giao thông bộ ven biển; rải mìn phong tỏa các căn cứ hải quân, các cảng và đường hàng hải.

Các cuộc chiến tranh và xung đột quân sự cục bộ đã đóng góp đáng kể cho nghệ thuật tác chiến phong tỏa đường biển. Phân tích kinh nghiệm các hoạt động phong tỏa cho thấy công tác tổ chức và các phương pháp tiến hành được xác định bởi các mục tiêu quân sự-chính trị, thành phần và tương quan lực lượng các bên đối lập; tính chất của việc áp dụng và các khả năng chiến đấu của các lực lượng trong việc duy trì phong tỏa và chống phong tỏa; các điều kiện địa lý và khí tượng thủy văn của khu vực chiến sự.

Mặc dù phong tỏa đường biển không trực tiếp dẫn đến chỗ đạt được các mục tiêu của chiến tranh, nó vẫn góp phần to lớn cho việc giải quyết thành công nhiệm vụ đặt ra trước không chỉ lực lượng Hải quân, mà còn cả các lực lượng vũ trang của các nước tham chiến. Để đạt được các mục tiêu chiến dịch-chiến lược của cuộc chiến tranh (cuộc xung đột), và trên hết làm suy yếu tiềm năng kinh tế - quân sự của đối thủ, hoạt động phong tỏa sẽ vẫn tiếp tục là một bộ phận không thể thiếu của các hoạt động trên biển và là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hải quân.
......
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #69 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2013, 11:40:07 pm »

(tiếp)

Trong hầu hết các cuộc chiến tranh và xung đột quân sự cục bộ : mục đích của các cuộc phong tỏa đường biển đạt được chủ yếu thông qua việc xây dựng ưu thế áp đảo về lực lượng so với đối phương. Nhưng ngay cả trong trường hợp như vậy, lực lượng phong tỏa vẫn phải chịu những thiệt hại đáng kể mà thường là phi lý. Ví dụ, trong giai đoạn từ tháng Tư đến tháng Sáu năm 1952 các khẩu đội pháo bờ biển Wonsan trong vòng 1 tháng đã 5 lần bắn trúng tàu chiến Mỹ. Trong các cuộc chiến tranh cục bộ người ta tiếp tục phát triển hơn nữa [ 452 ] việc kết hợp sử dụng các lực lượng và phương tiện khác nhau của hạm đội trong việc tiến hành các hoạt động phong tỏa. Việc tăng quy mô không gian của các hoạt động đó, tăng phạm vi các nhiệm vụ phải giải quyết, mục tiêu và phạm vi các hoạt động phong tỏa, tăng mật độ lực lượng phong tỏa, giá trị của các hoạt động đảm bảo cũng tăng lên.

Khi tiến hành phong tỏa hàng hải, tầm quan trọng của vũ khí mìn trở nên rất lớn, trong đó ngoài việc phá hủy các loại tàu thuyền, nó còn gây tác động tâm lý tới đội ngũ quân nhân và đòi hỏi phải huy động những lực lượng và phương tiện phòng thủ chống mìn đáng kể để đối phó. Phong tỏa hàng hải trong các cuộc chiến tranh và xung đột quân sự cục bộ gần như luôn luôn được bổ sung bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế- chính trị. Không coi nhẹ tầm quan trọng của các phương pháp hoạt động phong tỏa khác, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng xu hướng tấn công các mục tiêu bố trí trên miền duyên hải và trong nội địa của đối phương đang phát triển mạnh. Đồng thời họ nhấn mạnh vai trò trong việc giải quyết những nhiệm vụ trên của các thiết giáp hạm được hiện đại hóa và đưa vào biên chế Hải quân Mỹ thuộc lớp "Iowa", những tàu chiến mà theo ý kiến của các chuyên gia quân sự Mỹ là phương tiện "lý tưởng" cho các cuộc tấn công vào các mục tiêu nằm trên bờ biển.

Cần lưu ý rằng kinh nghiệm hoạt động phong tỏa của lực lượng hải quân trong các cuộc chiến tranh và xung đột quân sự cục bộ đã được sử dụng trong thực hành huấn luyện quân sự và chuẩn bị tác chiến cho LLHQ của nhiều quốc gia cũng như LLHQ của liên quân đa quốc gia. Chẳng hạn, trong những năm gần đây, số lượng các cuộc tập trận có thao luyện hoạt động phong tỏa tại các khu vực khác nhau của thế giới đã tăng mạnh, đặc biệt trong các khu vực eo biển của Biển Đen và biển Baltic, gần bờ biển Nhật Bản, trên Biển Bắc, Biển Na Uy và Địa Trung Hải. Trong đó, để thực hành thao luyện các nhiệm vụ phong tỏa người ta đã huy động mọi loại tàu mặt nước, máy bay và tàu ngầm. [ 453 ]


TIÊU DIỆT LLHQ ĐỐI PHƯƠNG TRÊN BIỂN VÀ TRONG CÁC CĂN CỨ

Các hình thức tác chiến cơ bản khi tiêu diệt lực lượng hải quân trên biển và trong các căn cứ là hải chiến, tấn công vào các tàu chiến trong các căn cứ và rải mìn. Các hoạt động đó đã làm tổn thất hơn 150 tàu chiến và tàu hậu cần đảm bảo.

Vai trò hàng đầu trong việc tiêu diệt các lực lượng hải quân đối phương trên biển và trong các căn cứ thuộc về các phương tiện tấn công đường không. Nếu trong Thế chiến 1 có 1 - 2 % tổng số tàu bị đánh chìm là do KQ, thì con số tàu chiến tổn thất do các cuộc không kích trong Thế chiến II đã lên tới 35,7%. Không quân đã phá hủy ngay tại các căn cứ hải quân 126 tàu mặt nước và tàu ngầm trên tổng số 158, chiếm tới 80% tổng số thiệt hại. Trong quá trình các cuộc chiến tranh và xung đột quân sự cục bộ, bằng các phương tiện tấn công đường không đã tiêu diệt 54 % số tàu chiến và tàu phụ trợ, trong đó sử dụng bom ném từ máy bay - 37%, tên lửa chống hạm - 17%.

Trong cuộc xung đột Anh- Argentina, tổn thất tàu các loại do phương tiện tấn công đường không tăng đáng kể và chiếm 80% số lượng tàu bị đánh chìm và 93% số lượng tàu bị đánh hỏng của cả hai bên. Những lý do chính làm người Anh bị tổn thất nặng về tàu là do tính không đủ tin cậy của hệ thống phòng không của các cụm tàu của họ do trong thành phần của các cụm này thiếu máy bay cảnh báo sớm tầm xa và chỉ huy "Nimrod" để phát hiện sớm các mục tiêu trên không, cũng như thiếu các máy bay cánh cố định và trực thăng làm nhiệm vụ giám sát trên không bằng radar. Lý do nữa là không đủ số lượng tàu có trang bị hệ thống TLPK "Sea Wolf ", hệ thống mà đã chứng tỏ bản thân một cách tích cực trong chiến đấu bởi vì nó có tốc độ phản ứng rất cao. [ 454 ]

Phân tích tổn thất của tàu chiến và tàu hỗ trợ trong các cuộc chiến tranh cục bộ cho thấy hầu hết các tàu đều bị tiêu diệt bởi bom hàng không, một điều hoàn toàn bất ngờ đối với các chuyên gia quân sự nước ngoài. Người ta tin rằng với việc trang bị các tên lửa PK, các hệ thống pháo phòng không tốc độ bắn nhanh, cũng như các hệ thống điều khiển tự động vũ khí, máy bay sẽ không thể tiếp cận các tàu để thực hiện ném bom.

Hiệu quả sử dụng bom hàng không được xác nhận trong cuộc xung đột Anh- Argentina (1982), khi sử dụng bom thông thường các phi công Argentina đã đánh chìm bốn tàu chiến mới nhất của Hải quân Anh và đánh bị thương hơn 20 tàu khác. Trong đó, cả các tàu bị đánh chìm cũng như các tàu bị thương đều trang bị các phương tiện mới nhất phát hiện mục tiêu trên không, các hệ thống tên lửa PK và pháo phòng không, các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, các hệ thống thể hiện tình hình tự động hóa v.v. Đặc biệt hiệu quả là các đòn đánh khi tấn công ồ ạt với số đông trong thời tiết xấu và ở các độ cao thấp. Trên cơ sở phân tích các kinh nghiệm của cuộc xung đột Anh- Argentina, các chuyên gia phương Tây đi đến kết luận bom hàng không là phương tiện tiêu diệt tàu hiệu quả, đặc biệt khi hoạt động trong khu vực các hòn đảo và những vùng núi đá, dưới tác động mạnh mẽ của chiến tranh điện tử của đối phương và các tàu chiến có vỏ giáp mạnh bọc mạn và bọc mặt boong. Nhìn chung, việc đánh trúng tiêu diệt các tàu chiến khi sử dụng bom hàng không được đặc trưng bởi một thực tế là trong số tất cả các tàu bị máy bay tấn công bằng bom, có 25% bị tiêu diệt và 75% bị thương. Thường khi trúng bom, các tàu đều bị mảnh bom phá làm hư hại các vị trí chiến đấu lộ thiên và phần kết cấu thượng tầng. Việc trúng bom trực tiếp trong một số trường hợp dẫn đến phá hủy phần thân tàu dưới nước [ 455 ]. Có 80% số tàu bị tiêu diệt đã bị phá hủy do các đám cháy mạnh bùng phát khi trúng bom, sau đó tàu phát nổ khiến độ kín của thân tàu bị mất, và hệ quả là tàu mất ổn định hoặc mất khả năng nổi. Bài học của các cuộc chiến tranh cục bộ cho thấy để tiêu diệt tàu chiến thuộc các lớp như tàu khu trục, frigate, tàu đổ bộ cỡ lớn, các con tàu đó phải trực tiếp trúng 2-3 trái bom cỡ 500 kg. So với với kinh nghiệm của Thế chiến 2 việc sử dụng từ cuối thập niên 60 tên lửa chống hạm (PKR) là một phương pháp mới trong việc tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương trên biển và trong căn cứ. Mặc dù việc sử dụng còn hạn chế, TLCH đã đánh chìm 22 tàu chiến và tàu phụ trợ, chiếm 17% số tàu bị tiêu diệt. Kết quả việc sử dụng tên lửa chống hạm trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1967 đánh dấu hiệu quả đáng kể của nó. Việc tàu khu trục "Eilat" của Israel bị tên lửa Ả Rập đánh chìm trong quá trình cuộc chiến này và các hoạt động thành công sau đó của các tàu cao tốc mang tên lửa đã thu hút sự quan tâm lớn của các chuyên gia hải quân với lớp tàu này, góp phần tăng cường xây dựng chúng, cũng như đánh giá lại các loại lực lượng, các lớp tàu và phương tiện chiến tranh. Kinh nghiệm ứng dụng chiến đấu của TLCH trong các cuộc chiến tranh cục bộ tạo nên động lực triển khai các công việc quy mô sâu rộng nhằm hoàn thiện chúng. Trong những năm 70 đã bắt đầu quá trình đánh giá lại vai trò và giá trị của tàu mặt nước trong việc giải quyết các nhiệm vụ tấn công của hạm đội. Nó được tăng tốc bằng cách tạo ra các loại vũ khí và trang bị mới, trong đó trước hết phải kể các tên lửa chống hạm: ở Mỹ - "Harpoon" và "Tomahawk", tại Pháp - là "Exocet", tại Na Uy - "Pingwin", ở Ý - "Sea Killer", ở Israel - "Gabriel". Trang bị TLCH cho các tàu chiến đảm bảo nâng cao đáng kể khả năng tấn công của chúng. [ 456 ]
.........
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2013, 09:48:35 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM