Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:02:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hạm đội trong những cuộc xung đột cục bộ nửa sau thế kỷ 20  (Đọc 74191 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #50 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2013, 11:52:05 pm »

(tiếp)

Chương 8

Chiến dịch Urgent Fury

Vào tháng Ba năm 1979, nhân dân Grenada - một quốc gia nhỏ trong vùng biển Caribbean - đã lật đổ người đứng đầu chính quyền Eric Gairy. Trong nước đang triển khai một chương trình cải cách kinh tế-xã hội, bị gián đoạn vào mùa thu năm 1983 bởi cuộc xâm lược vũ trang của Hoa Kỳ đối với Grenada.

Grenada - thuộc địa cũ của Anh, nằm trên một hòn đảo cùng tên trong nhóm quần đảo Antilles, cách bờ biển phía bắc Venezuela khoảng 36 dặm, cách Hoa Kỳ 1750 dặm. Một dãy núi trải dài trên toàn bộ chiều dài hòn đảo từ Bắc vào Nam, độ cao dãy núi 600 - 700 m. Địa hình trên đảo gây nhiều khó khăn cho việc cơ động quân đội và trang bị quân sự.


Khu vực các nhóm đầu tiên đổ bộ xâm lược

Tổng diện tích quốc gia là 344 km vuông (dài 54 km, rộng 30,9 km). Năm 1974, Grenada được trao quyền độc lập với tư cách một quốc gia trong Khối thịnh vượng chung do Vương quốc Anh cầm đầu. Trong năm 1979, quyền lực trong nước chuyển qua chính quyền cách mạng của nhân dân do Thủ tướng Chính phủ M.Bishop lãnh đạo. Chính phủ mới [316] bắt tay tiến hành cải cách. Họ mở rộng hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là với Cuba và Liên Xô. Nhưng đầu năm 1983, trong ban lãnh đạo đảng cầm quyền Grenada có sự xung đột do bất đồng quan điểm về lịch trình và phương pháp cải tạo diễn ra trong đất nước và đấu tranh giành quyền lực. Trong quá trình cuộc đấu tranh quyền lực này, M.Bishop đã bị cách hết khỏi các chức vụ đang nắm giữ, dẫn đến một cuộc biểu tình lớn (ngày 19 tháng 10) của những người ủng hộ ông, kết quả là một cuộc đụng độ vũ trang với các phân đội quân đội. Trong cuộc bắn nhau, M.Bishop đã bị giết chết. Quyền lực trong nước chuyển qua Hội đồng Quân sự Cách mạng, đứng đầu là Thiếu tướng Austin. Trong bối cảnh đó, ngày 20 tháng 10 tại Mỹ, theo chỉ đạo của Tổng thống, đã thành lập một ủy ban đặc biệt giám sát các sự kiện ở Grenada, đứng đầu là Phó Tổng thống Mỹ George W. Bush, và vào buổi tối cùng ngày Ronald Reagan tổ chức một cuộc họp bàn giải quyết "vấn đề Grenada". Ngày hôm sau, Tổng thống Mỹ, sau khi thảo luận về tình hình ở Grenada với các trợ lý thân cận đã đưa ra quyết định cuối cùng về cuộc xâm lược vũ trang.

Để biện minh cho hành động gây hấn, tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 25 tháng 10 Ronald Reagan hoàn toàn vô căn cứ cho rằng, tại Grenada đã xảy ra một tình huống trong đó "cuộc sống của 1.000 người Mỹ ở đất nước này đang bị đe dọa".

Ngoài ra, khi chuẩn bị dư luận xã hội, trước cuộc xâm lược, Ronald Reagan đã nhiều lần nói rằng dưới bề ngoài của một sân bay quốc tế đang được xây dựng ở Grenada là "căn cứ quân sự chiến lược Liên Xô-Cuba", bị cáo buộc đe dọa Hoa Kỳ.

Trong thực tế, khi lập kế hoạch xâm lược quân sự vào Grenada, ban lãnh đạo quân sự-chính trị Hoa Kỳ theo đuổi mục đích lật đổ chính phủ và thiết lập một chế độ thân Mỹ ở Grenada, biến hòn đảo này thành một căn cứ quân sự, và [317] cũng đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng của các nước xã hội chủ nghĩa đối với khu vực và tăng cường đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trong vùng biển Caribbean nói chung.

Tín hiệu cho việc chuẩn bị xâm lược Grenada là việc lật đổ Thủ tướng M.Bishop (ngày 12 tháng 10 năm 1983). Số lượng người tham gia xây dựng kế hoạch "chiến dịch" có tên mã "Cơn thịnh nộ bùng nổ" rất hạn chế. Cụ thể, kế hoạch được soạn thảo tại Hội đồng An ninh Quốc gia bởi Chuẩn Đô đốc Poindexter. Kế hoạch chiến dịch "Urgent Fury" được đích thân Tổng thống Hoa Kỳ phê chuẩn với tư cách Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, và được thống nhất với Bộ trưởng Ngoại giao George Shultz, Bộ trưởng Quốc phòng Caspar Weinberger và Giám đốc CIA Wlliam Casey. Công tác chuẩn bị xâm lược thực hiện trong vòng bí mật. Để đánh lừa dư luận xã hội Mỹ và quốc tế, thậm chí cả Quốc hội Mỹ, người ta đã áp dụng tất cả các biện pháp có thể, bao gồm cả bố trí cho Ronald Reagan đi nghỉ tại Augusta.


Chiến dịch Urgent Fury 1983

Tại Hoa Kỳ người ta bắt đầu chuẩn bị cho một hành động như vậy đã từ lâu. Bộ chỉ huy khu vực các LLVT Hoa Kỳ tại vùng biển Caribbean nhiều năm ròng đã thực hành đổ bộ Thủy quân lục chiến lên lãnh thổ hải đảo. Ví dụ, vào tháng 8 - tháng 10 năm 1981 trong thời gian diễn tập "Ocean Ventures" với sự tham gia của 120.000 binh sĩ, 240 tàu và một nghìn máy bay đã thực hiện một cuộc đổ bộ lớn lên đảo Vieques gần Puerto Rico. Báo chí nhiều quốc gia thời đó đã gọi các hoạt động này là "cuộc diễn tập xâm lược Grenada". Chứng minh rõ ràng cho điều này là việc lựa chọn nơi đổ bộ, thành phần lực lượng tham gia diễn tập và những nhiệm vụ đặt ra cho họ. Với lý do bảo vệ cuộc sống của các công dân Hoa Kỳ họ dự tính lật đổ một "chính phủ thù địch" và chiếm đóng hòn đảo cho đến khi thành lập được ở đây "một nền dân chủ [318] theo mô hình của Mỹ". Các cuộc diễn tập với mục đích tương tự còn tiến hành trong những năm tiếp theo.

Trong kế hoạch chiến dịch "Urgent Fury" dự kiến như sau: bất ngờ đổ bộ đường biển và đường không, đánh chiếm các cơ sở quân sự và hành chính quan trọng nhất của Grenada, sau đó phá vỡ các ổ kháng cự còn lại và tiếp tục loại trừ khả năng triển khai của phong trào giải phóng. Quân đổ bộ đường biển được lên kế hoạch đổ bộ lên bờ biển phía đông-bắc của đảo, trong khu vực sân bay Perls-Airport và quân đổ bộ đường không - tại bờ biển phía tây nam, trên lãnh địa sân bay Point Salines đang được xây dựng. Thời gian đổ bộ được ấn định vào 5:00 ngày 25 tháng 10 năm 1983. Cả hai đội đổ bộ phải được đổ xuống đồng thời. Hòn đảo được chia thành hai khu vực - phía bắc và phía nam. Ranh giới giữa chúng đi qua dọc con đường nối St George và Grenville. Sự lựa chọn địa điểm đổ bộ như thế này được xác định trươc hết bởi thực tế các khu vực đổ bộ khả dĩ trên đảo quá ít.

Tham gia cuộc xâm lược chống Grenada là một lực lượng lớn của Hải quân, Lục quân và Không quân. Từ thành phần Hạm đội 2 của Mỹ, người ta lập ra nhóm tàu sân bay và nhóm tác chiến thủy bộ, gồm 11 tàu chiến. Trong nhóm xung kích tàu sân bay có tàu sân bay "Independence", tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển (URO) "Richmond K. Turner", khu trục hạm URO "Kunz", các khu trục hạm "Musbrager" và "Caron" và frigate "Clifton Sprague". Nhóm tấn công thủy bộ gồm tàu đổ bộ chở trực thăng "Guam" với một tiểu đoàn thủy quân lục chiến trên tàu, tàu dok-đổ bộ "Trenton", 2 tàu đổ bộ chở xe tăng "Menitouk" và "Bernstable County" tàu dok-vận tải và đổ bộ "Fort Spelling". Trên các tàu của nhóm tác chiến thủy bộ có gần 9.000 lính đổ bộ được trang bị súng cối, pháo binh, xe bọc thép chở quân và xe tăng M60A. Đại tá D.Faulkner chỉ huy lực lượng trên. [320]

Để làm phương tiện đổ bộ, người Mỹ có thể sử dụng hơn 30 trực thăng vận tải-đổ bộ và hơn 20 tàu đổ bộ cao tốc chở quân và xe tăng.


Kíp quân nhân Hải quân Mỹ phục vụ boong bay ghìm vòi nước phun vào một trực thăng Lục quân Mỹ Sikorsky UH-60A Black Hawk khi nó đang hạ cánh xuống mặt sàn tàu tấn công thủy bộ USS Guam (LPH-9) trong chiến dịch xâm lược Grenada "Operation Urgent Fury". Động cơ trực thăng đã trúng hỏa lực súng PK trên đảo Grenada vào ngày 25 tháng 10 năm 1983.

Nòng cốt của quân đổ bộ đường biển là tiểu đoàn thủy quân lục chiến tăng cường số 22, lực lượng được coi là có sự chuẩn bị tốt nhất để hành động trong số các chi đội đột kích.

Tất cả lực lượng thuộc hạm đội được quy tụ vào một binh đoàn tác chiến, đứng đầu là Tư lệnh Hạm đội 2 Hải quân Mỹ Phó Đô đốc J.Metkalf III. Quân đổ bộ đường không gồm hai tiểu đoàn "Rangers" (700 người) thuộc trung đoàn bộ binh 75 và hai lữ đoàn của sư đoàn dù 82 (3100 người), cũng như các đơn vị và các phân đội đảm bảo. Tổng quân số đổ bộ là 5 ngàn người. Chỉ huy họ là Thiếu tướng N.Schwarzkopf. Chỉ huy tất cả các lực lượng đổ bộ vào Grenada là tướng J.Farris.

Trong khoảng thời gian từ 23 tháng 9 - 2 tháng 10 năm 1983 tại vùng ngoại ô thành phố cảng Ephrat (bang Washington) tiểu đoàn "Rangers" thao luyện nhiệm vụ đánh chiếm sân bay. Việc huấn luyện thực hiện trong điều kiện gần với tình hình hiện tại ở khu vực sân bay Point-Salines của Grenada. Vào ban đêm, lính "Rangers" được thả từ trên không xuống, đánh chiếm đường băng, quét sạch các chướng ngại vật dựng lên trước đó, rồi tổ chức phòng thủ vòng tròn. Sau đó, theo tín hiệu của họ, các máy bay của không quân vận tải hạ cánh đổ xuống các trang thiết bị quân sự và đội ngũ quân nhân.

Không quân phân bổ cho chiến dịch 20 máy bay tiêm kích chiến thuật, 3 máy bay AWACS, khoảng 60 máy bay vận tải quân sự C-5A, C-141 và C-130, các máy bay trinh sát RC-135, SR-71 và U-1, cũng như các máy bay chuyên dụng AC-130 và EC-130. [321]

Quyền tổng chỉ huy tất cả các lực lượng vũ trang được huy động tham gia vào cuộc xâm lược Grenada được giao phó cho Tư lệnh các lực lượng Mỹ khu vực Đại Tây Dương Đô đốc V.McDonald.

Để thực hiện chức năng sen đầm tại Grenada đã thành lập một chi đội thuộc lực lượng đa quốc gia các nước Đông Caribbea, do Đại tá Ken Burns từ Jamaica tới lãnh đạo. Trong cái gọi là "lực lượng gìn giữ hòa bình Caribbean", có quân số 400 người, nhưng người ta không dự tính sự tham gia của họ vào các hoạt động chiến đấu.

Trong lực lượng vũ trang của Grenada, có khoảng một ngàn người nằm trong biên chế 1 tiểu đoàn đủ và năm tiểu đoàn khung bộ binh. Trên đảo còn có khoảng 700 công nhân Cuba tham gia đẩy lùi cuộc xâm lược. Tàu chiến, máy bay, xe tăng và pháo hạng nặng của LLVT thì Grenada không có: binh sĩ Grenada chỉ được trang bị súng trường và súng tự động. Trong khu vực sân bay đang được xây dựng tại thủ đô Grenada, và trên một ngọn đồi gần sân bay Perls-Aiport có lắp đặt một số súng máy cỡ nòng 12,7 mm và súng máy phòng không 23 mm.

Ngày 17 tháng 10 nhóm tác chiến thủy bộ rời căn cứ Hải quân Norfolk, còn ngày 19 Tháng 10 - nhóm xung kích tàu sân bay. Trên đường di chuyển sự im lặng vô tuyến được hoàn toàn tuân thủ. Trong một tuyên bố chính thức cho biết, các nhóm này được phái đến Địa Trung Hải. Tuyên bố như vậy được thực hiện để đánh lừa giới lãnh đạo Grenada. Hoa Kỳ muốn chứng tỏ rằng họ không chuẩn bị trước cho cuộc xâm lược, và quyết định thực hiện cuộc xâm lược vũ trang phát sinh rất đột ngột.


UH-60A lần đầu tiên được sử dụng tại cuộc xâm lược Grenada, đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Point-Salines ngày 25 tháng 10 năm 1983.

Tại thời điểm này, một số máy bay KQ chiến thuật bay tới sân bay Bridgetown (đảo Barbados), nằm cách Grenada225 km, nhằm mục đích tăng cường nhóm KQ chiến thuật; tại căn cứ không quân Roosevelt Rhodes (đảo [322] Puerto Rico), cách xa Grenada hơn 1000 km, đã triển khai 8 máy bay tiêm kích chiến thuật F-15 và 8 máy bay cường kích A-10. Hai máy bay tiếp dầu KC-10A đã có mặt tại căn cứ. Đồng thời diễn ra sự tập trung quân đội và trang thiết bị quân sự trong các khu vực Hunter (bang Georgia) và Paul (bang Bắc Carolina).

Một vài ngày trước khi bắt đầu cuộc xâm lược, các chuyến bay do thám thường xuyên diễn ra. Giám sát chung tình hình ở Grenada là các máy bay AWACS đóng tại căn cứ không quân Roosevelt Rhodes của Hải quân Mỹ. Một số thông tin về các lực lượng vũ trang Grenada được thu thập từ số khách du lịch Mỹ đến thăm hòn đảo này trước đó.

Ngày 23 tháng 10 các sỹ quan liên lạc của Bộ chỉ huy Hạm đội Đại Tây Dương Hoa Kỳ được chuyển tới tàu đổ bộ chở trực thăng "Guam", và ngày hôm sau Phó Đô đốc Metcalf và bộ tham mưu của mình có mặt trên tàu kỳ hạm.

Trong đêm từ 23 sang ngày 24 tháng 10 một số nhóm trinh sát-biệt kích tổng cộng 50 người được đưa tới đảo Barbados và cùng đêm đó 3 máy bay trực thăng được triển khai đến Grenada trinh sát địa điểm đổ bộ sắp tới. Tới 03:00 (trong "D-Day") tất cả các nhóm đã báo cáo kết quả trinh sát.

Lúc 16:00 ngày 24 tháng 10 có lệnh mở màn cuộc xâm lược Grenada (xác nhận thời gian đổ bộ đường biển và đường không - 5: X0 ngày 25 tháng 10).


Một chiếc A-7E từ tàu sân bay USS "Independence" bay trên sân bay Point Salines

Đêm đến, binh đoàn đặc nhiệm đột ngột đổi hướng đi về phía bờ biển Grenada. Ở phía bắc đảo lực lượng đặc nhiệm được tách ra: nhóm tác chiến thủy bộ khởi hành tới bờ biển phía đông trong khu vực sân bay Pearls-Aiport, nhóm xung kích tàu sân bay - tới phần phía tây nam của đảo. Trước khi nhóm tác chiến thủy bộ tới cự ly quan sát được trực quan từ trên bờ, các trực thăng vận tải-đổ bộ đã cất cánh lên không trung chở theo lính [323] thủy quân lục chiến trên tàu. Do sương mù dày đặc làn sóng đổ bộ đầu tiên bằng trực thăng chỉ tới được bờ lúc 05:25. Phương tiện radar giám sát ven biển tại khu vực này không có. Phương pháp đổ bộ như thế đảm bảo một sự bất ngờ về chiến thuật. Chỉ trong vòng hơn 1 giờ 18  trực thăng "Sea Knight" được yểm trợ bởi các trực thăng vũ trang "Cobra" đã đổ bộ 400 lính thủy quân lục chiến. Cuộc đổ bộ diễn ra tại hai địa điểm - một trong khu vực sân bay Pearls-Aiport, một - về phía nam, trong khu vực có con đường chạy dọc bờ biển đến Grenville, mặc dù ban đầu kế hoạch là đổ quân trực tiếp trên đường băng sân bay. Nhưng sau khi các trinh sát viên báo cáo có hai súng máy 12,7 mm bố trí ở phần phía bắc sân bay, điểm đổ bộ được dịch chuyển 700 m về phía nam.
.........
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2013, 11:42:20 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #51 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2013, 05:58:43 pm »

(tiếp)

Việc chuyển trang thiết bị quân sự, bao gồm cả xe tăng M60A, được thực hiện sau khi chiếm được đầu cầu. Không có sự kháng cự nào chống lại cuộc đổ bộ. Sau một cuộc chiến ngắn, một đại đội thủy quân lục chiến chiếm được sân bay, trên đó còn 2 máy bay chở khách, đại đội thứ hai phong tỏa Grenville và con đường dẫn đến thủ đô.

Sau khi quân đổ bộ đã cố thủ vững chắc trên bờ, tàu của nhóm tác chiến thủy bộ (trừ tàu dok-đổ bộ chở máy bay trực thăng "Trenton") tiến đến phần phía nam hòn đảo.

Với sự bùng nổ chiến sự, bộ chỉ huy của Mỹ công bố việc thiết lập vùng phong tỏa hàng hải có bán kính 50 dặm xung quanh Grenada.

Cùng với việc đổ bộ đường biển, các nhóm trinh sát-phá hoại bắt đầu hoạt động để đánh chiếm đài phát thanh "Grenada tự do" và giải phóng các "tù nhân chính trị" ra khỏi nhà tù "Richmont Hill".


Lực lượng đặc biệt Mỹ "Rangers") nhảy dù xuống Grenada trong chiến dịch "Urgent Fury"

Việc thả dù các chi đội đột kích đổ bộ đường không ("Rangers") xuống sân bay Point-Salines được thực hiện chậm 30 phút, sự chậm trễ này [324] xảy ra do hệ thống dẫn đường của chiếc máy bay đầu đàn bị lỗi và sức kháng cự tổ chức một cách bất ngờ đối với bộ chỉ huy Mỹ của những người bảo vệ hòn đảo. Khi tiếp cận khu vực đổ bộ, chiếc máy bay đầu đàn của tốp C-130 bay theo đội hình chiến đấu "một hàng dọc", phát hiện lỗi trong hệ thống dẫn đường và bay chệch ra khỏi hành trình, muốn quay về cuối hàng, nhường chức năng dẫn đầu nhóm cho chiếc máy bay bay tiếp theo. Tuy nhiên, không hiểu động tác cơ động đó, cả nhóm bay theo chiếc đi đầu, và từng chiếc một thực hiện nhiều vòng lượn trên khu vực đổ bộ của lính dù, sơ suất của các phi công Mỹ cho phép các phân đội Grenada đưa hệ thống phòng không tại sân bay Point-Salines, gồm tất cả bảy khẩu đội súng PK 23 mm và 12.7 mm vào trạng thái SSCĐ.

Do sự bất ngờ chiến thuật đã mất, để tránh tổn thất cho lính nhảy dù, việc thả quân dù được giảm xuống độ cao 150 m thay vì độ cao 450 m theo kế hoạch. Quyết định này được đưa ra vì, gió tăng tốc độ đến 14 m / s khi thả dù từ độ cao lớn, có thể đưa người lính nhảy dù rơi xuống biển.

Các toán đột kích "Ranger" được ném xuống sân bay, sau khi dàn đội hình phòng thủ vòng tròn, đã bắt tay dọn sạch đường băng và chuẩn bị để nó tiếp nhận các máy bay vận tải quân sự. Đồng thời, hai đại đội "Rangers" thực hiện đóng vòng tròn trên các điểm cao khống chế địa hình, với sự hỗ trợ của máy bay trên tàu sân bay và AC-130 {33} tiến hành chế áp LLPK bảo vệ sân bay.

Bộ chỉ huy Mỹ cho rằng cuộc xâm lược vũ trang Grenada sẽ diễn ra mà không gặp sức đề kháng. Tuy nhiên, điều này không xảy ra [326], ở khắp mọi nơi người Mỹ đều gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ. Những trận đánh đặc biệt ác liệt diễn ra tại các khu vực tiếp giáp với Point-Salines và St Georges, tại đó hỏa lực PK bắn rơi 3 trực thăng Mỹ. Lúc 10:00 nhóm đổ bộ đầu tiên thuộc sư đoàn không vận 82 được thả xuống. Hai tiểu đoàn nhảy dù được máy bay C-141 chở tới, trên mỗi chiếc bố trí 140-150 lính dù.


Hoạt động của quân đội Mỹ trong khu vực mũi Salines (25 - 29 tháng 10 năm 1983).

Tới 12:00 sự kháng cự của những người bảo vệ sân bay Point Salines đã bị chế áp. Vào cuối ngày, đường băng đã thông và sẵn sàng tiếp nhận máy bay hạng nặng. Sau đó quân đội và các khí tài thiết bị quân sự được đổ bộ bằng phương pháp hạ cánh xuống Grenada.

Các căn cứ không quân tiền tiêu Roosevelt Rhodes và Bridgetown đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển nhanh chóng lực lượng, từ các căn cứ đó đã có hơn 100 chuyến bay vận tải quân sự chuyển đến Grenada 4500 người và 1 nghìn tấn hàng hóa.

Nhóm tác chiến thủy bộ, sau khi di chuyển tốc độ cao sang phía tây nam của đảo, lúc 7:30 đã đổ bộ thủy quân lục chiến lên vịnh Morne Rouge, và sau một thời gian, đổ bộ trong vịnh Black Bay. Tổng cộng trên cả hai khu vực trong 3 giờ đã đổ được 800 lính thủy quân lục chiến, đưa lên bờ 5 xe tăng M60A, 13 xe bọc thép chở quân, 6 cỗ pháo 155-mm và 40 đơn vị khí tài quân sự khác.

Một lực lượng lớn những kẻ xâm lược phong tỏa St George và ở đó diễn ra một trận đánh đặc biệt khốc liệt. Chỉ vào ngày 29 tháng 10, với sự hỗ trợ của pháo hạm, máy bay cánh cố định và trực thăng, người Mỹ mới dồn được người Grenada ra khỏi thủ đô. Những người bảo vệ Grenada rút lui sâu vào nội địa đảo, ẩn náu trên núi, điều đó làm phức tạp thêm rất nhiều việc thực hiện nhiệm vụ của những kẻ chiếm đóng - đè bẹp cuộc kháng chiến trong thời gian ngắn nhất có thể. [327]


Một trực thăng thủy quân lục chiến Mỹ Sikorsky CH-53D Sea Stallion bay lượn trên mặt đất gần một cỗ súng PK 2 nòng của Liên Xô ZU-23-2 trước khi cẩu nó lên trong "Chiến dịch Urgent Fury", cuộc xâm lược Grenada của Mỹ vào tháng 10 năm 1983. Các máy bay Sea Stallion thuộc phi đội trực thăng hải quân cỡ trung HMM-261 Bulls Raging, được triển khai trên tàu sân bay trực thăng USS Guam (LPH-9).

Người Mỹ giành một vai trò lớn trong việc tác động tinh thần người dân và quân đội Grenada: qua loa phóng thanh trên các xe ô tô tuyên truyền đặc biệt, qua các máy bay trực thăng và các thiết bị cố định họ "giải thích mục đích hòa bình của cuộc xâm lược", đổ lỗi cho việc buộc phải thực hiện theo yêu cầu của các quốc gia láng giềng để giải cứu công dân Mỹ và "khôi phục hòa bình và trật tự trên đảo" . Đồng thời họ phát đi lời kêu gọi đầu hàng.

Sau khi chiếm đóng Grenada, hai đại đội thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ngày 01 tháng 11 hồi 5:30 đã đổ bộ mà không gặp sự kháng cự trên hòn đảo lớn thứ hai của đất nước - Korriaku (12 dặm về phía bắc Grenada), trên đó có một phân đội quân đội Grenada quân số tổng cộng 17 người.

Hành động hung hãn của Mỹ chống lại Grenada bị nhiều quốc gia và các tổ chức xã hội lên án nặng nề. Trong một tuyên bố của TASS ngày 27 tháng 10 năm 1983 có ghi nhận rằng "Liên bang Xô Viết phản đối mạnh mẽ cuộc xâm lược của Hoa Kỳ chống lại Grenada và lên án nó như là một tội ác chống lại hòa bình và nhân loại".

Như vậy, cuộc xâm lược vũ trang của Mỹ ở quốc đảo này lần đầu tiên trong giai đoạn sau chiến tranh đã tiến hành một chiến dịch đổ bộ đường không-đường biển, trong đó hơn 30% quân đội được đổ bộ bằng đường không. Góp phần vào sự thành công của nó, trước hết là ưu thế khổng lồ về lực lượng và trang bị. Trên biển và trên không người Mỹ thống trị không bị thách thức.


Pháo M102 của sư đoàn dù 82 trong chiến dịch "Urgent Fury"

Đáng chú ý là cuộc đổ bộ đường biển xuống sân bay Pearls-Aiport, tại khu vực sân đậu và việc cơ động các tàu đổ bộ nằm ngoài đường chân trời. Phương pháp này cho phép đạt được tính bất ngờ chiến thuật, và rõ ràng, với sự tái trang bị các lực lượng tác chiến thủy bộ Mỹ sẽ chủ yếu sang các trực thăng vận tải-đổ bộ hạng nặng và các tàu đổ bộ cao tốc có đệm không khí. [328]

Mặc dù cuộc chiến trên đảo kéo dài hơn một tuần, các mục tiêu chính bị những kẻ xâm lược chiếm ngay từ ngày đầu tiên của cuộc xâm lược vũ trang. Điều này trở thành có thể là do đạt được tính mau lẹ, và ở một số nơi tính bất ngờ chiến thuật, chọn khu vực đổ bộ đường biển và đường không thích hợp và khoảng cách tương đối của Grenada sơ với Hoa Kỳ, và đặc biệt là nhờ các căn cứ tiền phương.

Tổn thất của các bên gồm hơn 130 người Mỹ chết và bị thương và gần 400 người bảo vệ đảo. Sự khác biệt trong tổn thất này trước hết được giải thích bởi sự vượt trội quá lớn cả về số lượng và chất lượng của lực lượng Hoa Kỳ.

HẾT CHƯƠNG 8
.........
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2013, 11:43:00 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #52 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 01:29:32 am »

(tiếp)

Chương 9

"Chiến tranh tàu chở dầu" trong vịnh Ba Tư

Cuộc chiến tranh Iran-Iraq bùng nổ vào tháng 9 năm 1980 do tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước láng giềng - Iran và Iraq - về chủ quyền đối với khu vực biên giới dọc theo sông Shatt-el-Arab, chảy vào vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, nguyên nhân của chiến tranh không chỉ là tranh chấp lãnh thổ, mà còn có một số mâu thuẫn chính trị và kinh tế to lớn. Ngày 22 tháng 9 năm 1980, ban lãnh đạo Iraq chính thức tuyên bố tình trạng chiến tranh với Iran và ra lệnh cho quân đội tập trung trước đó trong các khu vực biên giới chuyển sang tấn công nhằm mục đích lật đổ chế độ Khomeini. Vào đầu cuộc chiến tranh, trên biên giới với Iran đang tập trung gần 140 nghìn người, 1.300 xe tăng, 1.700 khẩu pháo và súng cối, 350 máy bay chiến đấu. Đối lại từ phía Iran là cụm quân đội gần 70 nghìn người, được trang bị 620 xe tăng, 710 pháo và súng cối, 150 máy bay chiến đấu. Do đó, các lực lượng vũ trang Iraq có ưu thế về lực lượng và xe tăng gấp 2 lần, máy bay - 2.3 lần, pháo binh và súng cối - 2.4 lần. Lực lượng hải quân tương đối cân bằng. [332]


Chiến tranh tàu chở dầu trong vịnh Ba Tư

Các cuộc giao tranh bắt đầu với các đòn không kích ồ ạt của KQ Iraq vào các trung tâm quân sự kinh tế và hành chính của Iran, cũng như các sân bay, bến cảng và căn cứ hải quân của nước này. Vào cuối ngày chiến tranh đầu tiên, phía Iraq đã thành công trong việc thâm nhập vào lãnh thổ đối phương 20 km, và sau 10 ngày quân đội Iran bị đẩy lùi 40 km. Một loạt thành phố biên giới như Bustan, Mehran, Dechlorane, v.v bị đánh chiếm. Tuy nhiên, đến cuối tháng 11 năm 1980 cuộc tấn công của quân đội Iraq phải dừng lại. Tại tất cả các khu vực ta đều thấy sự kháng cự bền bỉ đôi khi cuồng tín của quân đội Iran. Từ thời gian này cho đến mùa thu năm 1981 chiến tranh mang tính chất trận địa. Cả hai bên đều không thể chiếm ưu thế. Phải mãi đến đầu tháng 9 năm 1981, khi tạo ra quân số vượt trội, quân đội Iran đã tấn công và giải phóng một phần lãnh thổ bị chiếm đóng. Trong cuộc tấn công này, Iran chịu thiệt hại lớn. Trong tháng Ba và tháng Tư năm 1982 họ đã có một cuộc tấn công mới và tới tháng 5 đã tiến đến tuyến biên giới quốc gia. {34}

Thành phần lực lượng hai bên vào đầu những năm 80.


Bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq. Ban lãnh đạo Iraq, sau khi mất quyền chủ động, cố gắng giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình. Tuy nhiên, ban lãnh đạo quân sự và chính trị Iran đưa ra điều kiện không thể chấp nhận với Iraq, kết quả các cuộc đàm phán không đi đến đâu. Chuẩn bị một cuộc tấn công mới với mục đích cắt đường ra Vịnh Ba Tư của Iraq, Iran đã tập trung trên mặt trận 120.000 quân, 600 xe tăng, 900 pháo và súng cối. Nhưng mục tiêu của cuộc tấn công này đã không đạt được.

Kể từ cuối năm 1982, hai bên đã chuyển sang chiến thuật từng bước "gặm nhấm" tuyến phòng thủ của nhau. Quân đội tiến quân thường vào ban đêm. Mặc dù tổn thất nặng nề, không ai trong số hai bên vượt qua được tuyến phòng thủ của đối phương.

Lực lượng hải quân của Iran và Iraq trước năm 1984 không hoạt động nhiều, hành động của họ bị hạn chế bởi các cuộc tấn công không thường xuyên vào các căn cứ hải quân, bến cảng, các nỗ lực nửa vời nhằm phong tỏa bờ biển của đối thủ của mình.

Từ mùa xuân năm 1984, lực lượng không quân Iraq bắt đầu tấn công các tàu chở dầu của Iran đi qua Vịnh Ba Tư. Tới tháng 10 năm 1984 có 40 tàu chở dầu đã bị tấn công. Lực lượng không quân của Iran cũng bắt đầu tấn công tàu chở dầu vận chuyển dầu từ Kuwait và Saudi Arabia (về Iraq). Vì thế mà bùng nổ "cuộc chiến tranh tàu chở dầu", tham gia trong đó là lực lượng không quân và hải quân, không chỉ của Iran và Iraq, mà còn của các nước khác. Cuối cùng các bên phải chịu tổn thất lớn về kinh tế và mất hơn 1,5 triệu người. Năm 1988, cuộc chiến tranh vô nghĩa giữa Iraq và Iran đã kết thúc.

Vào lúc bắt đầu chiến tranh phía Iraq tuyên bố khu vực cấm phía bắc vịnh Ba Tư, sau khi tấn công các tàu chở dầu và tàu chở hàng khô đi vào các cảng của Iran. Về phần mình, Iran dùng các cuộc tấn công vào các tàu xuất khẩu dầu từ các nước Ả Rập, để [334] gây áp lực đối với Iraq. Cả hai bên chính thức tuyên bố giới hạn khu vực hoạt động quân sự trong vùng Vịnh Ba Tư. Nếu, trước năm 1984 các cuộc tấn công tàu chở dầu diễn ra không thường xuyên, thì từ mùa xuân năm 1984, chúng đã trở thành hệ thống. Theo số liệu Liên hợp quốc, được công bố trên báo chí nước ngoài, từ tháng chín năm 1980 cho đến khi ký hiệp định đình chiến (tháng 8 năm 1988), trong Vịnh Ba Tư đã có gần 400 tàu, tổng trọng tải lên tới hơn 30 triệu BRT bị tấn công và hư hại.

Quy mô đặc biệt lớn của "Chiến tranh tàu chở dầu" diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 1984 đến tháng 12 năm 1987. Cứ 3 ngày một lần lại có báo cáo về một nạn nhân mới của "Chiến tranh tàu chở dầu". Tổng cộng có 451 cuộc tấn công được ghi nhận, trong đó có 283 là do Hải quân và Không quân Iraq, số 168 còn lại - do phía Iran. Thường các cuộc tấn công hay rơi vào các tàu chở dầu. Trong số 340 tàu bị thương, thiệt hại là 3%. Năm 1984 ghi nhận 3 tàu bị đánh chìm, năm 1986 - 2, năm 1987 - 6. Tổn thất đội ngũ thủy thủ đoàn của các tàu bị tấn công là rất đáng kể: theo dữ liệu còn xa mới đầy đủ - hơn 300 người. Để tiến hành "chiến tranh tàu chở dầu" cả hai bên đã thu hút các lực lượng hỗn hợp khác nhau: tàu mặt nước, máy bay, tên lửa bờ biển và pháo binh bờ biển. Trong những thời kỳ riêng các nút giao thương hàng hải đã bị đặt thủy lôi.

Số lượng tàu bị đánh hư hỏng trong vùng Vịnh Ba Tư thời kỳ "Chiến tranh tàu chở dầu" (1984-1987)



Trong số lực lượng mặt nước các tàu xuồng cao tốc hoạt động với cường độ cao hơn, hiệu quả hơn (xuồng cao tốc phóng tên lửa, phóng ngư lôi, pháo binh và súng cối). Các tàu khu trục, frigate và corvett rất hiếm khi xuất kích để phá hoại giao thương hàng hải.

Tàu cao tốc mang tên lửa "Hazirani" của Iraq (12 chiếc đóng từ 1972 - 1988) đóng quân tại căn cứ hải quân Basra và Umm Qasr. Vì bán kính chiến thuật nhỏ mà chúng chỉ có thể hành động duy nhất trong vùng phía Bắc Vịnh Ba Tư. Tàu cao tốc mang tên lửa Iran kiểu "Kombattant-2" (12 chiếc đóng từ 1977 - 1981), đóng quân tại căn cứ hải quân chính Bandar Abbas, nằm ở eo biển Hormuz, căn cứ hải quân Bushehr và điểm neo đậu Bandar Shahpur và Bandar Lange, dọc theo bờ biển phía đông vịnh Ba Tư, có thể hoạt động thành công trong toàn bộ chiều sâu khu vực "Chiến tranh tàu chở dầu". Để làm các điểm neo đậu đóng quân tạm thời cho tàu Hải quân Iran, người ta sử dụng các giàn khoan dầu, cũng như căn cứ hải quân Chabahar đang xây dựng trên bờ biển Vịnh Oman.

Tàu cao tốc của cả 2 phía đều sử dụng các tên lửa chống hạm "Harpoon", "Exocet", "Sea Killer", pháo 40 mm và 76-mm, súng phóng lựu phản lực và hỏa tiễn không điều khiển. Họ hành động độc lập hoặc theo các nhóm chiến thuật nhỏ, dùng các phương pháp "phục kích" hoặc "đi săn tự do". Có lợi thế về cự ly phát hiện các tàu lớn bằng các phương tiện quan sát thị giác, các tàu xuồng cao tốc thường từ vị trí "phục kích" tiến ra giáng những cú đòn bất ngờ cho các tàu vận tải. Có những trường hợp các tàu thuyền cao tốc được dẫn thẳng đến mục tiêu theo số liệu radar ven biển, đôi khi lại theo số liệu radar lắp đặt trên các giàn khoan dầu.

Các tàu thuyền cao tốc của Iran cũng như Iraq không mạo hiểm tấn công các tàu có đội tàu chiến hộ tống. Chúng tấn công chủ yếu vào các tàu không có bảo vệ trong các giờ buổi sáng hoặc buổi tối. còn hiếm hơn - vào ban đêm. Vị trí bắn phụ thuộc vào loại vũ khí được sử dụng và nằm ở cự ly cách mục tiêu từ 1-50 km. [337]

Sau khi hoàn thành tấn công bằng tên lửa hoặc pháo, các tàu cao tốc này tăng tốc độ tối đa chạy khỏi khu vực. Để đạt được tính bất ngờ cho cuộc tấn công, tàu cao tốc thường tuân thủ chế độ im lặng vô tuyến, tiến vào khu vực trong trạng thái đèn hành trình tắt, và đôi khi không bật dấu hiệu nhận dạng. Trong thời gian ban ngày, để giảm khả năng bị phát hiện do vệt rẽ nước, việc xích gần mục tiêu thực hiện ở tốc độ thấp.

Hoạt động đặc biệt hiệu quả là các tàu xuồng cao tốc trang bị tên lửa chống hạm chế tạo tại Italy "Sea Killer". Những tên lửa này đã bắn trúng hơn 50 tàu. Ví dụ, ngày 17 tháng 10 năm 1987 tên lửa "Sea Killer" đã bắn bị thương tàu chở dầu Hồng Kông "Five Brooks". Rất khó khăn, đội thủy thủ tàu chở dầu mới dập được hỏa hoạn. Trong trường hợp này, năm thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng và 13 người bị mất tích. Trong khi đó, trọng lượng đầu đạn tên lửa "Sea Killer" chỉ có 70 kg, ít hơn so với tên lửa "Exocet" và "Harpoon", tương ứng là từ 2-3 lần.

Thông thường, các tàu bị đánh hỏng ở cấu trúc thượng tầng. Thường các đội thủy thủ có thể dùng sức mình để dập lửa thành công. Trong trường hợp có thiệt hại nghiêm trọng, tàu được kéo đến cảng gần nhất, tại đó nó được đưa vào âu tàu để sửa chữa.

Trong toàn bộ thời gian chiến tranh, hạm đội của Iran và Iraq đã mất 21 tàu chiến.

Phân loại các tàu vận tải bị đánh hỏng theo lớp


Tổn thất về người của các thủy thủ đoàn các tàu bị đánh trúng


Phân loại tàu bị đánh trúng theo loại vũ khí


Tổn thất LLHQ trong chiến tranh Iran-Iraq 1980 - 1988


Từ mùa xuân năm 1987, phía Iran bắt đầu sử dụng phổ biến hơn vũ khí thủy lôi. Trước đó cũng đã có việc thả các bãi mìn biển. Nhưng nó có tính chất không thường xuyên. Trong giai đoạn mới mìn được bố trí một cách có hệ thống từ các tàu đổ bộ [339] và máy bay vận tải, và thường được thả vào ban đêm. Mìn được đặt tại các nút giao thông đường biển - trên đường tới Kuwait, cạnh đảo Farsi trong Vịnh Oman. Nhưng sau khi vào tháng 9 năm 1987, các máy bay trực thăng Mỹ tấn công thành công một tàu đổ bộ của Iran và một máy bay vận tải đang thả mìn, việc rải mìn trong Vịnh Ba Tư đã chấm dứt.
........
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2013, 11:39:42 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #53 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2013, 02:07:41 pm »

(tiếp)


Đoàn hộ tống khi "Bridgeton" vấp mìn

Các chuyên gia quân sự nước ngoài nhận xét rằng, trước khi lực lượng quét mìn có mặt tại  khu vực "Chiến tranh tàu chở dầu", giao thông hàng hải trong Vịnh Ba Tư về cơ bản đã bị tê liệt. Tổng cộng người ta quan sát được 10 trường hợp tàu vận tải vấp mìn. Trong tất cả các trường hợp đều thấy có sự phá hoại nghiêm trọng phần thân chìm dưới nước, mức độ thiệt hại có khác nhau, phụ thuộc vào loại tàu, trọng tải của tàu, nơi bị nổ, v.v. Một vụ nổ mìn đi kèm theo sóng âm truyền trong kim loại và tạo ra sự rung động thân tàu. Kết quả là, các vách ngăn, đường ống bị phá hủy, các máy móc trên tàu bị dịch chuyển vị trí. Lỗ thủng có kích cỡ và cấu hình khác nhau. Ví dụ, ngày 16 tháng 5 năm 1987 trên đường tới Kuwait tàu chở dầu Liên Xô "Marshal Chuikov" vấp mìn. Tàu chở dầu bị thủng phần dưới nước có diện tích 40 mét vuông Nhờ tình trạng kín nước tốt của vách ngăn mà tàu không chìm. Tàu chở dầu "Marshal Chuikov" vẫn tự mình đến được cảng đích.

Tại phía tây đảo Farsi ngày 24 tháng 7 năm 1987 cùng chịu chung một số phận là tàu chở dầu Kuwait "Bridgeton" (401.382 tấn) cắm cờ Mỹ đi cùng các tàu hộ tống của Mỹ. Một vụ nổ mìn xảy ra dưới đáy phần mũi tàu chở dầu. Dấu hiển thị trên máy đo sâu cho thấy độ sâu là 30 m. Thuyền trưởng "Bridgeton" Frank Seitz tại một cuộc họp báo cho biết:

"Tôi hiểu đó là mìn. Cảm giác như một chiếc búa 600 tấn giáng vào chúng tôi từ bên dưới. Đầu tiên, [340] vang lên tiếng kim loại giáng vào kim loại, sau đó là cảm giác toàn thân tàu rúng động, như trong một cơn bão lớn. Sóng truyền trên thân tàu, nhiều vật bay ra khỏi vị trí của mình. Tôi dừng máy, nhưng con tàu vẫn tiếp tục di chuyển về phía trước thêm 30 phút và 3 dặm ngay cả với vết thương ở phần mũi tàu. Nhưng trong vòng 5 phút, chúng tôi nhận ra rằng nguy hiểm không phải là quá lớn, và vẫn có thể đi tiếp. Sức mạnh của vụ nổ ném văng một số mảnh vỏ tầu lên phía trên. Phần lớn khí tài đạo hàng đã hư hỏng do chấn động lớn".

Tàu chở dầu đi tốc độ thấp về đến Kuwait, tại đó nó được tổ chức lặn kiểm tra tàu và sửa chữa những hư hại nhẹ. Theo đánh giá của các nhân viên tình báo hải quân Hoa Kỳ, tàu chở dầu vấp phải mìn mẫu năm 1906. Có chiều dày vỏ tàu 27 mm, "Bridgeton" bị một lỗ thủng dài 10 m, rộng 5 mét.

Khi thả mìn, bản thân Iran cũng tạo ra mối nguy cơ cho chính việc chuyên chở dầu xuất khẩu của mình. Một ví dụ về chuyện này - tàu chở dầu Mỹ "Texaco", nạp dầu của Iran, bị thương vì trúng mìn ngày 11 tháng Tám năm 1987.

Có ghi nhận nhiều trường hợp máy bay trực thăng căn cứ bờ của Iran hoạt động trên các tuyến hàng hải. Tháng 8 năm 1986 hai trực thăng dùng tên lửa AS-12 tấn công một tàu chở dầu Hy Lạp, nhưng đầu đạn tên lửa dù bắn trúng tàu đã không phát nổ. Cuộc tấn công tiếp theo, được thực hiện đúng một tháng sau bởi một cặp trực thăng đã thành công. Máy bay trực thăng tấn công con tàu "Pony" đang đi dưới cờ nước Anh. Lần này, vụ nổ đã phá hủy cấu trúc thượng tầng của tàu. Đám cháy kéo dài hơn 3 giờ. Trên tàu nhiều người bị thương.

Bộ chỉ huy Iraq sử dụng rộng rãi không quân đặt căn cứ trên bờ. Máy bay hoạt động đơn lẻ hoặc từng cặp, theo phương thức "đi săn tự do". Các phi công không quyết định tấn công các tàu được hộ tống bảo vệ, do đó chỉ có các tàu đi lẻ trúng đòn của máy bay Iraq. [341]

Một số tàu vận tải bị tên lửa bờ biển và pháo binh bờ biển Iran tấn công. Ngày 15 tháng 10 năm 1987, tàu chở dầu Mỹ "Sungari" đang đi qua Vịnh Ba Tư dưới cờ Liberia, thì bị tên lửa "Silkworm" từ bán đảo Fao tấn công bất ngờ. Kết quả là tàu chở dầu bị thương khá nặng. Ngày hôm sau trong khu vực này, tên lửa bờ còn tấn công tàu chở dầu "Sea Isle City", làm bị thương 18 thành viên thủy thủ đoàn, trong đó có thuyền trưởng. Sau đó, thuyền trưởng quyết định không đi vào khu vực có khả năng bị tấn công từ phía bờ biển.


Tên lửa chống hạm Silkworm của Trung Quốc, sao chép từ P-15 Termit của Liên Xô, được cất giữ tại Umm Quasr - Iraq.

Bài học "Chiến tranh tàu chở dầu" được các chuyên gia quân sự phương Tây phân tích một cách toàn diện. Rất nhiều ấn phẩm chứng minh cho điều này. Theo quan điểm của họ, các sự kiện trong Vịnh Ba Tư một lần nữa nhắc nhở tầm quan trọng ngày càng gia tăng của vũ khí thủy lôi và sự cần thiết phải thường xuyên sẵn sàng chiến đấu với nó. Các lực lượng nhẹ của hải quân đã cho thấy hiệu quả chiến đấu cao, điều đó chỉ ra sự cần thiết phải phát triển và cải thiện hơn nữa chiến thuật sử dụng chúng. Trong cuộc chiến tranh này, đóng một vai trò quan trọng là các dạng đảm bảo như trinh sát và ngụy trang. Khi nhận xét tỷ lệ các tàu bị phá hủy hoàn toàn khi bị đánh trúng không cao, các bình luận viên nước ngoài đã rút ra kết luận về tính khả thi của việc sử dụng ngư lôi chống các tàu trọng tải lớn.

Vào hồi cao trào của "Chiến tranh tàu chở dầu", để bảo vệ thông thương tàu thuyền trong vùng Vịnh Ba Tư, một nhóm lớn Hải quân Mỹ đã được điều động đến. Trong những điều kiện bình thường, nhóm gồm có 20-25 tàu chiến và tàu hỗ trợ, trong đó có cả tàu sân bay đa chức năng, tuần dương hạm URO, khu trục hạm URO, các frigate. Toàn bộ lực lượng trên nằm trong thành phần binh đoàn đặc nhiệm 109.

Để chỉ huy các lực lượng triển khai ở vùng Vịnh Ba Tư, tháng 9 năm 1987 đã thành lập bộ chỉ huy thống nhất Hải quân Mỹ ở Trung Đông, đứng đầu là Chuẩn Đô đốc D.Brooks, thuộc quyền ông [342] có cả lực lượng đặc nhiệm 109 (lực lượng quân đội Mỹ trong vùng Vịnh Ba Tư). Tuần tra trong biển Ả Rập là binh đoàn đặc nhiệm 70 (lực lượng Mỹ tại biển Ả Rập). Đơn vị này cũng trực thuộc Chuẩn Đô đốc D. Brooks, người mà đến lượt mình lại thuộc quyền Tư lệnh Bộ chỉ huy Thống nhất Trung ương các lực lượng vũ trang Mỹ tướng D. Crist, và ông này trực thuộc - Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân.

Nhiệm vụ chính của Hải quân Hoa Kỳ trong suốt thời gian lưu trú trong khu vực chiến sự là bảo vệ đường hàng hải trên biển. Tuy nhiên, như đã nêu trong các ấn phẩm nước ngoài, tiểu đoàn thủy quân lục chiến viễn chinh quân số khoảng hai nghìn người luôn ở trong trạng thái sẵn sàng trong vòng 6 giờ đổ bộ lên bờ.

Khi tổ chức bảo vệ đường giao thông trên biển, bộ chỉ huy Mỹ kết hợp hai phương pháp: hộ tống đoàn tàu vận tải và bảo vệ khu vực tàu thuyền qua lại. Để dễ dàng chỉ huy các lực lượng, Vịnh Ba Tư được chia thành ba khu vực - Bắc, Trung tâm và Đông. Mỗi khu vực gắn với một lực lượng của nó. Trong khu vực công tác trinh sát đường không liên tục được tiến hành bởi các máy bay trên tàu sân bay và máy bay AWACS, xuất phát hoạt động từ căn cứ không quân El-Riyadh (Saudi Arabia). Tình hình trên không và trên mặt nước luôn luôn được theo dõi và giám sát chặt chẽ từ tàu tham mưu-chỉ huy "La Salle".

Việc hộ tống các tàu chở dầu thực hiện từ cảng xếp hàng (dỡ hàng) cho đến lối ra khỏi Vịnh Ba Tư vào Vịnh Oman. Đoàn công-voa thường là nhỏ - 2 đến 3 tàu chở dầu và từng ấy tàu hộ tống. Trên một số đoạn đoàn công-voa được máy bay trên hạm bảo vệ. Tàu sân bay với các tàu hộ tống cơ động trong biển Ả Rập. Trong các khu vực có nguy hiểm về mìn người ta tổ chức phòng thủ chống mìn. Nhằm mục đích trên, người Mỹ đưa vào Vịnh Ba Tư 8 máy bay trực thăng quét mìn RH-53D, 4 tàu cao tốc quét mìn loại MSB [346] và 6 tàu quét mìn đại dương kiểu "Agressive". Trong đội hình có 2 tàu quét mìn, triển khai trên các góc hướng vắt ngang với tàu chiến (tàu vận tải) đi đầu và thực hiện tìm kiếm mìn nhờ sự trợ giúp của các sonar. Trong các khu vực nguy hiểm nhất tổ chức dẫn dắt tàu vận tải đi sau lưới quét. Trong trường hợp này, các tàu quét bằng lưới quét đi trước trong đội hình đa giác lồi khép kín.


Phương án hộ tống khi dẫn các tàu chở dầu ra khỏi El-Kuwait

Công tác đảm bảo hậu cần của Hải quân Mỹ ở vùng Vịnh Ba Tư được thực hiện với sự giúp đỡ của các căn cứ nổi chuyên dụng, đó là các sà lan trọng tải lớn. Hai trong số những căn cứ nổi được thiết lập cách 30 dặm về phía tây và phía nam đảo Farsi. Trên mỗi căn cứ đó có đến 200 lính thủy quân lục chiến và đội ngũ nhân viên phục vụ, 2 máy bay trực thăng, các bồn chứa nhiên liệu, dự trữ vật chất, v.v. Sà lan cũng phục vụ như điểm căn cứ tạm thời cho các tàu quét mìn, tàu xuồng của các phân đội biệt kích-đổ bộ.

Có ghi nhận một số vụ đụng độ vũ trang giữa tàu Hải quân Mỹ với Hải quân Iran. Ngày 22 Tháng Chín năm 1987 máy bay trực thăng Mỹ từ frigate "Jarrett" bắn tên lửa vào tàu "Iran-Algeria" của Iran, gây ra một đám cháy trên tàu, 4 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng. Ngày 19 tháng 10 năm 1987 các tàu khu trục Mỹ "Kidd", "Leftuich", "Young" và "Hoel" bắn phá các giàn khoan dầu của Iran, trút vào chúng khoảng 1.000 viên đạn. Hoạt động của các tàu khu trục được máy bay trên tàu sân bay bảo vệ.

Sự kiện được quan tâm đặc biệt là sự cố xảy ra với tàu khu trục URO Mỹ "Stark". Nhân chứng kể lại và báo cáo của thuyền trưởng đã công bố trên báo chí nước ngoài, cho phép tái tạo trường đoạn này trong "Chiến tranh tàu chở dầu".

Ngày 17 tháng 5 năm 1987 lúc 9 giờ 10 phút, frigate URO Mỹ "Stark" rời cảng Manama (Bahrain), tại đó nó đã được bổ sung đầy đủ nước, nhiên liệu và thực phẩm. Lúc 13:30 tàu chiếm lĩnh tuyến tuần tra và [347] bắt đầu đi tuần trong khu vực cách 65-85 dặm về phía đông bắc bờ biển Bahrain. Tàu ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp 3, trong đó chỉ có 30% quân nhân thuộc thủy thủ đoàn trực ở vị trí chiến đấu. Frigate liên tục duy trì thông tin liên lạc với tàu chỉ huy "La Salle", khu trục hạm URO "Kunz", máy bay AEW và ban chỉ huy máy bay E-3 thuộc hệ thống AWACS Không quân Ả Rập Saudi, đang quần vòng trên bán đảo Ả Rập để kiểm soát tình hình không - biển trong khu vực vùng Vịnh Ba Tư.

Lúc 20:00 máy bay E-3 phát hiện một máy bay Iraq P-1 "Mirage" cất cánh, lúc đầu bay về hướng nam, sau đó tiếp tục bay dọc theo [348] Vịnh Ba Tư. Thông tin đầu tiên nhận được trên mạng CICS qua tàu khu trục URO "Kunz": máy bay Iraq trong mạng thông báo được nhận dạng là "mục tiêu số 2202". Lúc 20:15 thuyền trưởng frigate trung tá hải quân G. Brindel đang ở trên CIC, nhận được báo cáo của sỹ quan trực ban trung úy B.Monkrif rằng chiếc máy bay Iraq đang bay theo hướng đông nam, và hiện tại đang ở cách "Stark" 200 dặm.

Lúc 20:43 tàu khu trục URO "Kunz" phát hiện máy bay "Mirage" trên phương vị 285 ° ở cự ly 120 dặm cách frigate URO "Stark". Máy bay bay ở độ cao 915 m với tốc độ 540 km / h. Trên màn hình radar phát hiện các mục tiêu trên không AN/SPS-49 của frigate chưa quan sát thấy mục tiêu. Tuy nhiên, sau 3 phút, trắc thủ radar "Stark" phát hiện máy bay đang tiếp cận. Cự ly đến nó là 70 dặm, phương vị - 260 °.


Frigate "Stark". Nơi trúng phát tên lửa thứ hai.

Lúc 21:00 người chỉ huy khu trục hạm "Kunz" thông báo cho frigate "Stark" rằng "Mirage" đang bay hướng 73 ° và tăng vận tốc lên 620 km / h. Frigate vào thời điểm đó ở tọa độ 26 ° 47 ' vĩ độ Bắc, 51 ° 45' kinh độ Đông. Với tốc độ 10 hải lý frigate đi theo hướng 300 °.

Lúc 21:05 trắc thủ đài vô tuyến và trinh sát vô tuyến với trợ giúp của đài AN/SQL-32 chặn được tín hiệu làm việc của radar tìm kiếm trên máy bay "Mirage", lúc này cách frigate "Stark" 27 km. Lúc 21:09 từ trên frigate "Stark" phát đi bức điện như sau: "Gửi máy bay lạ - đây là tàu chiến của Hải quân Mỹ. hướng của anh là 78 độ, khoảng cách là 12 dặm. Xin vui lòng cho chúng tôi biết ý định của anh". Gần như đồng thời sĩ quan trực ra lệnh chuẩn bị sử dụng bệ phóng rốc két phóng nhiễu phản xạ chống radar và bẫy hồng ngoại. Quân nhân đánh tín hiệu đang đứng trên cầu điều hướng mạn trái con tàu, báo cáo rằng anh ta quan sát trực quan thấy trên đường [349] chân trời có chớp flash lóe sáng. Frigate tuyên bố "báo động chiến đấu". Đồng thời, tàu phát lặp lại cho chiếc máy bay bức điện cảnh báo tình thế nguy hiểm.

Lúc 21:10, sau khi phóng quả tên lửa thứ hai, chiếc "Mirage" đột ngột ngoặt trái, tăng tốc độ, thoát về hướng lãnh thổ Iraq. Trong vòng 1-2 phút nhiều lần tín hiệu viên báo cáo về việc tên lửa đến gần từ bên trái frigate. Từ đài chỉ huy chính phát ra mệnh lệnh: "Đặt nhiễu thụ động! Bắn vào tên lửa", nhưng khẩu lệnh đã muộn. Đúng lúc này, quả đạn đầu tiên lao vào mạn trái frigate, nhưng không có vụ nổ. Sau một vài giây, cao hơn một chút chỗ trước, quả đạn thứ hai lao vào. Lúc bấy giờ một vụ nổ lớn mới bùng lên làm rung chuyển toàn bộ con tàu.


Cuộc tấn công frigate URO "Stark"

Trên frigate bùng lên một đám cháy lớn: cabin hạ sỹ quan bốc cháy. Kim loại nóng chảy và khói cay làm khó khăn cho việc chữa cháy. Thêm vào đó tuyến ống chủ chữa cháy đằng mũi lại hỏng. Đội cứu hộ khẩn cấp, mặc dù nhiệt độ rất cao, vẫn cố gắng dập lửa. Khi các tàu khu trục "Waddell" và "Cunningham" tiến đến bên "Stark" thì đám cháy đã được dập tắt, họ chỉ còn việc kéo frigate bị hư hỏng về cảng Manama, nhưng đầu tiên phải bơm hết nước ra ngoài, vì nảy sinh nguy cơ mất ổn định của "Stark". Trong khi nước được bơm ra, các sỹ quan tên lửa thu đầu đạn tên lửa "Exocet" chưa nổ, vô hiệu hóa nó và chuyển lên trực thăng đưa về tàu chỉ huy "La Salle".

Lỗ thủng hơn 12 mét vuông được bịt chặt lại bằng bạt. Các chuyên gia ngay lập tức chỉ ra rằng cho dù cuộc tấn công không phải ở trong "điều kiện môi trường xung quanh" là Vịnh Ba Tư, mà đâu đó ở Đại Tây Dương, frigate vẫn có thể chịu chung số phận của "Sheffield". Đồng thời họ ghi nhận rằng con tàu "sống sót" được chỉ bởi vì tính chống chìm vốn có của nó được đảm bảo bởi sự bảo vệ bằng kết cấu đã được tính toán rất tốt. Trong quá trình thiết kế [350] đã dự kiến một số khu vực hỏa hoạn, đều có phương tiện tự lực để chữa cháy. Một số thậm chí còn nói rằng tàu của lớp này có sự trùng lặp quá nhiều và đã bão hòa phương tiện đấu tranh sinh tồn.

Trớ trêu thay, 3 ngày trước sự cố "Stark", trong khu vực Puerto Rico, người Mỹ đã tiến hành một thí nghiệm nghiên cứu khả năng tàu chiến loại này đánh bại tên lửa chống hạm kiểu "Exocet". Nhìn chung, thử nghiệm thành công. Đã có báo cáo rằng công tác phòng thủ con tàu là "thích hợp trước mối đe dọa của tên lửa chống hạm "Exocet" phiên bản mới nhất". Kết luận này làm yên lòng bộ chỉ huy Mỹ, khi đó đang tỏ ra nghi ngờ tính bền vững của các tàu chiến của họ sau cuộc xung đột Anh-Argentina năm 1982.

Các nhà thiết kế tàu và các chuyên gia trong lĩnh vực này đã khảo sát đến từng chi tiết nhỏ nhất tất cả các khía cạnh của vụ việc. Việc tổ chức cuộc đấu tranh sinh tồn cho con tàu được thừa nhận đã thỏa đáng hơn. Nhưng hành động của người thuyền trưởng và kíp tác chiến sở chỉ huy chính không đủ khẩn trương. Trong các biên bản của ủy ban điều tra thường lặp đi lặp lại từ "nếu", "nếu gây nhiễu thụ động một cách kịp thời", "nếu còi báo động vang lên kịp thời", v.v. Vì sự sơ suất trên thuyền trưởng đã bị đưa ra tòa xét xử.

Cuối cùng, các chuyên gia quân sự chỉ trích mạnh mẽ công ty đóng tàu vì sử dụng nhôm quá phổ biến và không hợp lý.

HẾT CHƯƠNG 9
........
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2013, 12:11:43 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #54 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2013, 02:34:07 pm »

(tiếp)

CHƯƠNG 10

CHIẾN DỊCH "PRAIRIE FIRE"


Chiến dịch "Prairie Fire"

Trong nhiều thế kỷ, Libya ở dưới ách thống trị của thực dân: trong thời cổ đại - dưới quyền lực của Carthage và Rome, vào thế kỷ XVI - Đế chế Ottoman. Trước Thế chiến 1 Libya bị người Ý xâm chiếm, còn trong Thế chiến tiếp theo quyền quản lý đất nước nằm trong tay người Anh và người Pháp. Vào giữa thế kỷ XX, người Mỹ đến trên lãnh thổ của của đất nước Bắc Phi nhiều đau khổ này. Năm 1969 Libya mới giành được độc lập.

Vào tháng 3 và tháng 4 năm 1986 với lý do chống khủng bố quốc tế, Không quân và Hải quân Mỹ đã tiến hành hai cuộc không kích lớn vào các mục tiêu của Libya, gồm cả thủ đô Tripoli. Những cuộc tấn công này được thực hiện trong các điều kiện Mỹ có ưu thế thống trị cả về lực lượng và phương tiện. Chỉ tính tàu tuần dương và tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển, theo số lượng các bệ phóng các loại tên lửa khác nhau [354] và cơ số đạn, đã gấp 10 lần so với toàn bộ lực lượng hải quân Libya. Khi lập kế hoạch hành động quân sự chống lại Libya, bộ chỉ huy Mỹ theo đuổi mục tiêu hành động chung giữa máy bay trên tàu sân bay của Hải quân và máy bay chiến thuật của Không quân nhằm tiêu diệt các mục tiêu mặt đất của đối phương trong giai đoạn đầu cuộc chiến. Công tác soạn thảo kế hoạch chiến sự diễn ra một thời gian dài: kế hoạch chiến dịch đầu tiên đã sẵn sàng vào cuối tháng 1, còn lần thứ hai - vào giữa tháng 3. Để bổ sung kế hoạch và nghiên cứu những người thực hiện vẫn còn gần một tháng. Tại thời điểm này các lực lượng dành riêng cho chiến dịch đang tích cực huấn luyện chiến đấu.

Hành động quân sự đầu tiên chống Libya của Hạm đội 6 Mỹ diễn ra ngày 24-25 tháng 3 năm 1986. Trong các tài liệu chính thức nó nhận tên mã "Fire in Prairie". Trong khi chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự kiện này, vào giữa tháng 3 người Mỹ triển khai ở trung tâm Địa Trung Hải các tàu sân bay "America" (nhóm tàu sân bay 60.3), "Coral Sea" (nhóm tàu sân bay 60.1) và "Saratoga" (nhóm tàu sân bay 60.2), trên boong các tàu sân bay này có hơn 300 máy bay, trong đó gần một nửa - máy bay tấn công. Bảo vệ các tàu sân bay có các tuần dương hạm, khu trục hạm và frigate. Lực lượng điều động được tập hợp trong binh đoàn xung kích tàu sân bay 60. Trong thành phần đơn vị hợp thành trên có cả các tàu ngầm hạt nhân đa chức năng. Năm tàu đổ bộ chở thủy quân lục chiến liên tục cơ động trong khu vực. Chỉ huy tất cả các lực lượng là Tư lệnh Hạm đội 6 Hải quân Mỹ từ trên tàu tham mưu-chỉ huy "Coronado", cải tạo từ một tàu dok-đổ bộ chở máy bay trực thăng. Thiết bị iên lạc vệ tinh của con tàu cho phép duy trì thông tin liên lạc liên tục không chỉ với các tàu của Hạm đội 6, mà còn với Lầu Năm Góc, thậm chí cả với Tổng thống Hoa Kỳ. [355]

Thành phần tàu của Hải quân Mỹ và Libya tại Địa Trung Hải các ngày 24-25 tháng 3 năm 1986


Ngày 21 tháng 3 lực lượng của binh đoàn đặc nhiệm 60 cùng với các tàu của đơn vị đảm bảo hậu cần đặc nhiệm 63 bắt đầu triển khai từ biển Tyrrhenia vào khu vực hoạt động. Ngày 22-23 tháng 3, tất cả các lực lượng đã chiếm lĩnh các khu vực cơ động tác chiến và dàn thành đội hình chiến đấu.

Lúc nửa đêm ngày 24 tháng 3, một số máy bay trên tàu sân bay và một biên đội tàu chiến thực hiện các hoạt động phô trương nhằm trinh sát bổ sung hệ thống phòng không của Libya. Máy bay AEW E-2C "Hawkeye" cất cánh lên không trung, từ đó tiến hành chỉ huy toàn bộ các nhóm tấn công và các nhóm đảm bảo. Chiếc máy bay này ở cự ly 300 km cách bờ biển trên độ cao 4.000-6.000 m. Máy bay trên tàu sân bay ngày hôm đó không xâm phạm không phận Libya. Chúng tuần tiễu trong cự ly từ HO đến 130 km cách bờ biển, liên tục giữ các hệ thống phòng không Libya [356] trong trạng thái căng thẳng. Trong nửa thứ hai ngày 24 tháng 3 người Libya dù sao cũng vẫn thực hiện phóng ba loạt mỗi loạt 2 tên lửa vào các máy bay Mỹ. Nhưng tất cả các quả đạn này đều bay trượt mục tiêu.


Cuộc tấn công căn cứ hải quân Sirte ngày 25 tháng 3 năm 1986

Vào đêm 24 sang ngày 25 tháng 3, người Mỹ giáng đòn tấn công "trả đũa". Trong đợt tấn công đầu tiên họ đánh chìm hai tàu tên lửa Libya, còn tại cảng Benghazi, bom cát-sét chính xác cao "Rocky" đánh hóng 1 tàu đổ bộ. Một số nhà phân tích quân sự cho rằng máy bay trên hạm đã đánh chìm một tàu tên lửa cỡ lớn "Ein Mara". Nhưng, như sau này được biết, tên lửa chống hạm "Harpoon" không rơi trúng tàu: do hệ thống tự dẫn sai nó đã rơi xuống biển chỉ cách đích 5 - 6 m mà không làm cho con tàu ảnh hưởng gì, ngoài ra đầu đạn tên lửa cũng không phát nổ. Trong số các mục tiêu trên bờ chỉ có hai trạm radar bị hư hại nhẹ. Khi đánh trả cuộc tấn công người Libya đã bắn bị thương 1 máy bay tiêm kích hạm F-14A «Tomcat"của Mỹ.

Vụ đánh chìm các tàu Libya diễn ra như sau. Tối ngày 24 tháng 3 vào khoảng 23:00 theo số liệu của máy bay AEW và chỉ huy "Hawkeye", 2 máy bay cường kích "Kẻ đột nhập" từ tàu sân bay "America" được dẫn đường tới tàu cao tốc tên lửa "Vokhid" đang trên đường tuần tra ở cách Misurata 80 dặm về phía đông bắc.

Cuộc tấn công được thực hiện theo một sơ đồ tự động hóa: nhận chỉ thị mục tiêu từ máy bay trinh sát, xác định chính xác cự ly đến mục tiêu bằng radar trên máy bay, đo có kiểm soát cự ly nhờ trợ giúp của máy đo xa laser, phóng tên lửa.


Một F-14 thuộc VF-74 hạ cánh trên USS Saratoga trong chiến dịch không kích Lybia năm 1986

Tại điểm tính toán đầu tự dẫn của tên lửa "Harpoon" khóa mục tiêu và đảm bảo đạn rơi trúng cấu trúc thượng tầng. Vụ nổ đầu đạn nổ phá-mảnh khối lượng nổ 227 kg đã phá hủy hoàn toàn phần trên của [357] cấu trúc thượng tầng và tháp chính. Tất cả những người đang ở trên các vị trí chiến đấu bố trí trong cấu trúc thượng tầng, trong đó có cả thuyền trưởng, đại úy hải quân Sakulela, đều chết. Như sau này được biết phi hành đoàn trên tàu có 16 người thiệt mạng. Các động cơ chính vẫn còn hoạt động, và nếu như không bị cháy, con tàu bằng sức của mình sẽ có thể đi đến bến cảng gần nhất. Nhưng điều đó đã không xảy ra, bởi vì hệ thống ống chữa cháy chính đã hỏng, và thủy thủ đoàn ít người không thể đối phó với ngọn lửa đang bốc mạnh hơn với chỉ một số bình chữa cháy. Ngọn lửa nhanh chóng lan đến nơi chứa đạn dược. Sau khi nhận ra trong tình huống này hy vọng cứu tàu không còn, những người sống sót nhanh chóng hạ thuyền cứu sinh và [358] rời khỏi tàu. Các hoạt động cứu hộ diễn ra không quá 5 phút. Trong khi đó, 1 máy bay cường kích Mỹ bay ở độ cao rất thấp trên con tàu và xả súng máy xuống chiếc tàu đang cháy.
.........
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2013, 07:10:22 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #55 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2013, 06:30:25 pm »

(tiếp)


Một corvett Libya lớp Nanuchka trong Vịnh Sidra, ngày 24 tháng 3 năm 1986. Máy bay Hải quân Mỹ Grumman Intruder A-6E thuộc các phi đoàn cường kích VA-55 và VA-85 tấn công hai tàu hộ tống Nanuchka bằng bom chùm Rockeye và tên lửa Harpoon AGM-84. Một chiếc bị đánh chìm, chiếc kia được kéo về cảng. Máy bay A-6E thuộc VA-34 còn phá hủy một xuồng cao tốc tấn công nhanh La Combattante IIa của Libya.

Sau vài phút ngọn lửa đã nhấn chìm toàn bộ phần mũi tàu. Đạn 76 mm bắt đầu phát nổ. Khi thuyền cứu sinh di chuyển ra cách tàu hơn một dặm, người ta nghe thấy tiếng một vụ nổ lớn. Rõ ràng, đó là tên lửa "Otomat" phát nổ. Sau một lúc "Vokhid" chìm xuống biển.

Vào buổi tối cùng ngày, tách khỏi hạt nhân lực lượng đặc nhiệm 60, tuần dương hạm URO "Yorktown" tiến về phía vịnh Sidra. Có lẽ nó được giao nhiệm vụ tấn công tên lửa vào một trong những mục tiêu bờ tại Benghazi. Trang bị vũ khí của tàu tuần dương gồm hai cụm ống phóng 4 nòng để phóng tên lửa chống hạm "Harpoon" với cự ly xạ kích 110 km. Ngoài ra, tuần dương hạm có hai ống phóng tên lửa PK "Aegis", pháo hạm 127-mm, súng máy phòng không 20 mm và ngư lôi. Độ choán nước của tàu tuần dương là 9.200 tấn. Khi cách bờ biển khoảng 70 dặm, radar trên "Yorktown" đã tìm thấy mục tiêu. Lúc đầu, nó được phân loại như một tàu đánh cá. Tuy nhiên, thuyền trưởng tuần dương hạm ra lệnh tiếp tục theo dõi. Hóa ra, đó là một tàu lớn của Hải quân Libya, tàu tên lửa "Ein Zagut", đang tuần tra cách 20 dặm về phía tây Benghazi. Tuân thủ quy tắc bí mật, tàu cơ động ở tốc độ thấp, tất cả các phương tiện vô tuyến điện tử của nó đều tắt, đèn hàng hải không bật.

Khi giữa "Yorktown" và tàu tên lửa khoảng cách giảm xuống còn 11 dặm, thuyền trưởng tàu tên lửa bật radar một thời hạn ngắn. Ăng ten chỉ mới quay vòng thứ hai đã tắt ngay. Nhưng thế cũng đủ để trên tuần dương hạm, nhờ đài trinh sát vô tuyến người ta phân loại được mục tiêu. Bây giờ thuyền trưởng "Yorktown" không còn nghi ngờ rằng thẳng hướng trước ông ta không phải 1 tàu đánh cá mà là tàu tên lửa [360] của đối phương, nó bất cứ lúc nào cũng có thể thực hiện một cuộc tấn công tên lửa. Đánh giá tình hình mau lẹ, thuyền trưởng tàu tuần dương ra lệnh phóng tên lửa. Trong gián cách vài giây, hai tên lửa "Harpoon" đã bắn vào tàu Lybia.

Cả hai tên lửa đều trúng mục tiêu. Tên lửa thứ nhất khoan thủng mạn tàu trên đường mớn nước, lao vào nổ bùng trong phòng máy tàu. Tàu lập tức mất tốc độ và không còn lái được. Thông qua lỗ thủng lên đến 20 m2 nước chảy vào tàu. Sau khi quả đạn tên lửa thứ hai đánh trúng, gần như toàn bộ con tàu bị nhấn chìm trong biển lửa, bởi vì nhiên liệu tên lửa chưa cháy hết còn đến một nửa bị vụ nổ tưới lên khắp tàu. Việc chữa cháy là vô ích, ngọn lửa nhanh chóng bốc mạnh, và sau 5 phút con tàu giống như một bó đuốc sáng rực. Đuôi tàu chúi hẳn, tàu nhanh chóng chìm xuống, và sau 15 phút thì hoàn toàn chìm. Toàn bộ thủy thủ đoàn của tàu thiệt mạng.


Cuộc tấn công các tàu cao tốc mang tên lửa "Vokhid" và "Ein Zagut"

Trong chiến dịch này, Không quân Mỹ đã tấn công 2 trạm radar nằm trong khu vực thành phố Sirte. Trong đợt tấn công này lần đầu tiên tên lửa chống radar AGM-88M "Harm" được sử dụng. Trong thời gian tấn công, 14 máy bay đảm bảo cho hoạt động của một máy bay cường kích hạm A-7E. Khi vào công kích chiếc cường kích A-7E liên tục cơ động chống tên lửa PK theo số liệu của hệ thống cảnh báo gắn trên máy bay về việc radar đối phương chiếu xạ mình. Trong hai quả đạn tên lửa phóng đi, một đạn đánh trúng khu vực ăng ten trạm radar, quả đạn kia trượt mục tiêu.

Vào rạng sáng ngày 25 tháng 3, các tàu của lực lượng đặc nhiệm 60 di chuyển vào trung tâm biển Địa Trung Hải. Trong quá trình chiến dịch, phòng không Libya chỉ bắn bị thương một máy bay tiêm kích Mỹ F-14A. Binh đoàn đặc nhiệm ở lại khu vực trong vòng một vài ngày, trong khi tuân thủ tất cả các biện pháp bảo vệ. Biên đội tàu chiến cùng với tuần dương hạm URO "Yorktown" nhiều lần tiếp gần bờ biển Libya ở cự ly 12 dặm. Ngày 29 Tháng Ba, lực lượng binh đoàn đặc nhiệm 60 rời khỏi vùng trung tâm biển Địa Trung Hải.

Như người Mỹ đánh giá, mục tiêu của chiến dịch "Prairie Fire" đã đạt được. Trong quá trình cuộc tấn công này họ [361] đã thành công trong việc đánh chìm hai tàu và phá hỏng một trạm radar. Nhưng quan trọng nhất, như ghi nhận của các chuyên gia Mỹ, họ đã khám phá được hệ thống phòng không của đối phương và chuẩn bị cho các hoạt động có quy mô lớn hơn.


Đảm bảo cho chiến dịch "Canyon Eldorado" (14-15 tháng 4 năm 1986).

Trong đêm 14 sang ngày 15 tháng 4, người Mỹ đã thực hiện một hành động có tên mã "Eldorado Canyon". Tham dự có khoảng 100 máy bay của Không quân Mỹ và Hải quân Mỹ thuộc đơn vị đặc nhiệm tàu sân bay xung kích 60 và tập đoàn không quân số 3 Không quân Hoa Kỳ, đóng quân trên các sân bay Vương quốc Anh. Người ta đã vạch ra 5 mục tiêu để tấn công, 3 trong số nằm ở khu vực Tripoli (Doanh trại của Bab al-Azizia, căn cứ huấn luyện người nhái Sidi Bilala và khu quân sự sân bay Tripoli) và 2 - trong khu vực Benghazi (doanh trại Al-Dzhamahariya-Barras và sân bay "Benin"). Như cuộc tấn công trước đó, cuộc tấn công này cũng được dự tính thực hiện vào lúc trời tối, khi hoạt động theo nguyên tắc bất ngờ. [364]

Trong trường hợp này, đòn tấn công các đối tượng trong khu vực Tripoli cần do các máy bay F-111, hoạt động từ các căn cứ không quân của Anh, thực hiện. Chuyến bay của chúng đến khu vực hoạt động được bảo đảm bởi các máy bay tiếp dầu KC-10A và KC-135 (28 máy bay tiếp nhiên liệu). Tổng cộng đã ghi nhận 5 lần tiếp dầu trên không.

Trong thời gian 15 phút trước cuộc tấn công. các máy bay AEW chiếm lĩnh khu vực tuần tra nằm ở cự ly 50 - 100 km cách bờ biển. Sau 2 phút, các máy bay tác chiến điện tử cất cánh lên không trung, chúng bắt đầu gây nhiễu chủ động kết hợp. Trong 6 phút trước đòn tấn công chủ yếu, nhóm đảm bảo tấn công vào các trạm radar. Tên lửa chống radar được phóng từ cự ly 40 - 60 km.


Chiến dịch "Canyon Eldorado" (15 tháng 4 năm 1986).

Hồi 4:00 máy bay trên tàu sân bay của lực lượng đặc nhiệm 60 đã giáng đòn chủ yếu xuống các mucj tiêu tại Benghazi. Trong thành phần đơn vị hợp thành này có các tàu sân bay "Coral Sea" (nhóm xung kích tàu sân bay 60.1) và "America" (nhóm xung kích tàu sân bay 60.2). Cuộc tấn công các mục tiêu tiếp tục 25 phút, sau đó nhóm xung kích rút lui về phía bắc cùng với việc lấy độ cao 500 -. 1000 m. Việc dẫn đường cho các máy bay bay tới các mục tiêu do máy bay AEW "Hawkeye" thực hiện. Tương quân giữa máy bay công kích và máy bay hỗ trợ trong các nhóm là 1:2,3 (trực tiếp có mặt trong khu vực công kích - 1:1,1). Việc cắt bom thực hiện từ độ cao dưới 150 m với tốc độ bay hơn 800 km / h.

Theo ý kiến của các chuyên gia Hoa Kỳ, mục đích của chiến dịch đã đạt được. Tất cả các đối tượng đều bị hư hại nghiêm trọng, trên sân bay có 17 máy bay chiến đấu, 10 máy bay vận tải và máy bay trực thăng bị phá hủy hoặc bị thương. Người Mỹ có một máy bay chiến đấu bị bắn rơi và 1 - bị thương.

Trong chiến dịch "Đốt lửa trên thảo nguyên" và "El Dorado Canyon", sự quan tâm lớn được giành cho công tác trinh sát, ngụy trang và chiến tranh điện tử. Việc phòng thủ của lực lượng đặc nhiệm 60 được tổ chức tuân theo tất cả các quy tắc.

HẾT CHƯƠNG 10
........
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2013, 12:19:24 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #56 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2013, 03:04:43 pm »

(tiếp)

CHƯƠNG 11

CHIẾN TRANH TRONG VỊNH BA-TƯ



Mỏ dầu Kuwait cháy trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất

Vào đêm ngày 1 sang ngày 2 tháng 8 năm 1990, với lý do bảo vệ các quyền lợi kinh tế của mình, các lực lượng vũ trang Iraq đã xâm lược quốc gia độc lập Cô-oét (Kuwait). Kuwait diện tích tổng cộng 20,2 km vuông, dân số - gần 1,7 triệu người, thủ đô - El Kuwait. Sự giàu có chủ yếu của đất nước - dầu mỏ. Nó đóng góp 92% thu nhập quốc dân của nhà nước này. Theo một số dữ liệu, trữ lượng dầu mỏ Kuwait là 9 tỷ tấn.

Hành động hiếu chiến của Iraq được dạo trước bởi 1 chiến dịch cổ động và tuyên truyền chính trị và đe dọa Kuwait, buộc tội nước này "ăn cắp" dầu mỏ khai thác trong lãnh thổ của mình, rồi cố ý thổi phồng giá dầu để làm suy yếu nền kinh tế của Iraq.

Cụm quân đội Iraq 120.000 người, vượt qua sự kháng cự của quân đội Kuwait, bao gồm chỉ 20 300 người, đến cuối ngày 02 tháng 8 đã chiếm toàn bộ lãnh thổ Cô-oét. Trong quá trình xâm lược, các tàu hải quân Kuwait đã bị bắt giữ, gồm [368] 6 tàu cao tốc mang tên lửa như "Al-Eum", hai tàu pháo "Istiqlal", 16 tàu tuần tra ven biển (10 - loại "Aman", 3 - loại "Dastur" và 1 - loại "Mahrous") và 10 tàu đổ bộ. Cùng với việc bùng nổ chiến sự, các cuộc đàm phán với Italia về vấn đề mua sắm bốn tàu khu trục kiểu "Lupo" và các corvett mang tên lửa cũng bị đình chỉ. Trong biên chế lực lượng hải quân Kuwait có 1.200 người, trong thành phần hạm đội tàu buôn Kuwait có 240 tàu, một phần trong đó cũng bị đối phương chiếm giữ.

Cộng đồng thế giới đã ngay lập tức lên án hành động quân sự của Iraq. Tổng thống Mỹ gọi đó là hành động nguy hiểm, và ngày hôm sau khi nổ ra chiến sự, Quốc hội Mỹ phê chuẩn quyết định của tổng thống về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với Iraq. Mỹ cắt đứt hoàn toàn quan hệ kinh tế với kẻ xâm lược, và sẵn sàng đi đến bất kỳ biện pháp nào nhằm bảo vệ các lợi ích của mình trong Vịnh Ba Tư. Tổng thống Mỹ tin rằng, bằng những biện pháp trừng phạt, có thể thay đổi chính sách của Iraq và buộc nước này rút quân khỏi Kuwait. Tuy nhiên, khả năng giải quyết cuộc xung đột bằng cả biện pháp quân sự cũng không bị loại trừ.

Ngày 10 Tháng Tám, tại phiên họp bất thường của Hội đồng NATO, biện pháp trừng phạt chính trị và kinh tế đối với Iraq và tuyên bố ủng hộ toàn diện chính sách của Mỹ đã được thông qua. Tất cả các đại biểu tham dự phiên họp bày tỏ sự sẵn sàng của họ để đóng góp vào việc giải quyết cuộc xung đột.

Ngày 6 tháng 8, cùng với sự xuất hiện mối đe dọa thực sự đối với an ninh nước Saudi Arabia láng giềng của Kuwait, Tổng thống Mỹ quyết định triển khai tới khu vực xung đột một đội quân đồn trú lớn. Đặc biệt quan trọng là lập luận rằng, kể từ khi xâm chiếm Kuwait, Iraq đã lập tức có thể kiểm soát 10% sản lượng khai thác dầu mỏ hàng ngày của thế giới, còn nếu trong trường hợp Ả Rập Saudi bị thôn tính, con số này sẽ tăng gấp đôi. [369]


Không quân Đồng minh tuần tra chung trong "Operation Desert Shield"

Anh và Pháp khẳng định quyết tâm phái đến vùng Vịnh Ba Tư các cụm lực lượng vũ trang lớn của họ. Sau đó, các nước NATO khác cũng bày tỏ sẵn sàng, theo yêu cầu của Saudi Arabia, gửi đến khu vực xung đột, một lực lượng quân đội của mình. Chỉ có CHLB Đức, nơi hiến pháp không cho phép sử dụng lực lượng vũ trang ngoài phạm vi ảnh hưởng của khối NATO, lúc đầu đã kìm giữ việc ra quyết định đó.

Tại phiên họp người ta cũng ra một tuyên bố rằng, bất kỳ hành động nào chống lại Thổ Nhĩ Kỳ của Iraq sẽ được coi như một cuộc tấn công vào các đồng minh NATO với tất cả các hậu quả tiếp theo. Kết quả phân tích tình hình cho thấy rõ ràng rằng, trong mọi trường hợp, khối Bắc Đại Tây Dương sẽ thực hiện một cuộc phong tỏa đường biển Iraq và Kuwait, và nếu cần thiết sẽ áp dụng lực lượng quân sự chống lại kẻ xâm lược. Vào cuối tháng Tám, trong khuôn khổ các chương trình hành động của NATO đã hình thành một trung tâm phân tích tình hình trong vùng Vịnh Ba Tư, đồng thời đã phân định ranh giới phong tỏa đường biển và các khu vực có khả năng xảy ra chiến sự trên đất liền. Ngày 09 tháng 9 tại một cuộc họp của đại diện các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, NATO và các quốc gia Ả Rập để cho mỗi quốc gia thuộc Liên minh chống Iraq xác định được khu vực hoạt động phong tỏa. Chẳng hạn, các khu vực hành động chính của Hải quân Mỹ là Biển Đỏ, Vịnh Oman và vịnh Ba Tư, cũng như phần phía đông Địa Trung Hải, các khu vực của Pháp - phần phía nam Biển Đỏ, Vịnh Aden, eo biển Bab-el-Mandeb, v.v.

Lực lượng phong tỏa được giao nhiệm vụ giám sát giao thông hàng hải của các tàu nước ngoài để tuân thủ Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc từ ngày 6 tháng 8 năm 1990 về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iraq, cũng như hộ tống tàu thuyền qua lại, thực hiện vận chuyển quân sự bằng đường biển đến các khu vực tiềm tàng khả năng [370] nguy hiểm do các hoạt động khủng bố từ phía các nước có lập trường ủng hộ Iraq.

Ban đầu phía Hải quân Mỹ tham gia hoạt động phong tỏa có tổng cộng 8 frigate và khu trục hạm mang tên lửa có điều khiển (URO). Tiếp theo, các lực lượng này phát triển thành các tàu hộ tống trong thành phần các nhóm xung kích tàu sân bay: chúng có đến 20 cờ hiệu. Tham gia hoạt động phong tỏa còn có máy bay tuần biển. Từ các căn cứ không quân Diego Garcia, Masirah và Djibouti máy bay P-3C "Orion" đã tiến hành đến 100 phi vụ mỗi tháng. Từ căn cứ không quân Sigonella Địa Trung Hải, máy bay tuần biển thực hiện 2-6 chuyến bay mỗi ngày.

Không muộn hơn ngày 23 tháng 8, tất cả các lực lượng tham gia phong tỏa bờ biển Iraq và Kuwait đã hợp nhất trong một nhóm đặc nhiệm, các tàu nhóm này chỉ trong 3 tháng đầu tiên của cuộc chiến đã chặn khoảng 3.000 tàu, trong đó có 340 bị lục soát và 14 tàu bị đuổi trở về. Có 240 trường hợp tàu bị giữ và đoàn kiểm tra đã đổ bộ lên tàu cùng các tàu của Hải quân Mỹ. Tổng cộng cho đến khi chiến sự kết thúc đã có hơn 7.000 tàu bị chặn, trong đó có 860 tàu bị kiểm tra và 32 tàu bị đuổi trở về. Hoạt động phong tỏa vẫn tiếp tục sau khi chiến sự kết thúc và chấm dứt ngày 23 tháng 8 năm 1991.

Để thực hiện ý đồ và kế hoạch của mình, người Mỹ và các đồng minh của họ trong giai đoạn từ ngày 07 tháng 8 năm 1990 đến tháng Giêng năm 1991 tiến hành một chiến dịch có tên mã là "Desert Shield". Trong quá trình chiến dịch diễn ra bên ngoài nước Mỹ tại vùng Vịnh Ba Tư đã xây dựng một cụm quân đội và lực lượng hải quân hùng mạnh nhất kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam 1964 - 1973. Nội dung của "Operation Desert Shield" là tập trung và tăng cường lực lượng quân đội và tàu của các nước đồng minh thuộc Liên minh chống Iraq trong khu vực xung đột. Nhiệm vụ nằm trong công tác điều động [371] vũ khí nặng và thiết bị quân sự, phương tiện đảm bảo hậu cần-kỹ thuật cho các binh đoàn và đơn vị của tất cả các quân binh chủng lực lượng vũ trang, cũng như trong việc tổ chức cung ứng theo kế hoạch cho quân đội và các lực lượng được triển khai ở vùng Vịnh Ba Tư. Bản thân chiến dịch được thực hiện trong một thời gian gấp gáp và là một cuộc kiểm tra thực tế kế hoạch điều động có tính chất chiến lược lực ượng triển khai nhanh của Mỹ và NATO ở Trung Cận Đông.


Xe bọc thép trinh sát Pháp AMX-10RC triển khai qua sa mạc.

"Operation Desert Shield" được thực hiện trong bốn giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, kéo dài từ 7-9 tháng Tám, thực hiện điều chuyển đến lãnh thổ Saudi Arabia các lực lượng thê đội thứ nhất, gồm một lữ đoàn tăng cường của sư đoàn không vận 82, hai phi đoàn không quân chiến thuật (các máy bay F-15C và D), một nhóm 5 máy bay AEW và chỉ huy (máy bay AWACS E-3C) và hai toán nhân viên (20 chuyên gia mỗi toán) các trạm di động mặt đất của hệ thống liên lạc vệ tinh. Các tàu của hạm đội 6 và 7 Hoa Kỳ tái triển khai vào Biển Đỏ và Biển Ả Rập, Vịnh Oman và Vịnh Ba Tư. Giai đoạn thứ hai của "Operation Desert Shield" tiến hành từ 10 đến 30 tháng Tám: diễn ra cuộc điều chuyển mạnh mẽ không quân đến Ả Rập Saudi và tiếp tục tăng cường lực lượng cho các nhóm xung kích tàu sân bay. Người ta ghi nhận sự gia tăng tất cả các loại hình hoạt động tình báo và thiết lập sự kiểm soát suốt ngày đêm tình hình trên không trong khu vực xung đột. Trong giai đoạn thứ ba, diễn ra từ 31 Tháng Tám - 7 tháng 11, các lực lượng chính được điều động đến khu vực xung đột bằng cả đường không và đường biển: sư đoàn kỵ binh thiết giáp số 1, sư đoàn tăng thiết giáp số 2, sư đoàn cơ giới hóa số 24, sư đoàn dù 82 và sư đoàn không vận 101; lữ đoàn cơ giới độc lập 197 và trung đoàn tăng thiết giáp độc lập số 3 quân chủng lục quân; các lữ đoàn TQLC viễn chinh 1, 4 và 7. Giai đoạn thứ tư bắt đầu ngày 08 tháng 11 và kéo dài cho đến đầu năm 1991. Tại thời điểm này, các nước Đồng minh tiếp tục không chỉ tăng cường lực lượng và phương tiện mà còn [372] điều chuyển đến không gian chiến trường cả nhiên liệu, thực phẩm, vật tư y tế, phụ tùng thay thế, v.v.

Hơn một nghìn máy bay chiến thuật được điều chuyển từ các căn cứ không quân Mỹ với các điểm dừng chân trung gian tại các sân bay châu Âu. Trong hoàn cảnh chiều dài hành trình bay từ 12 ngàn-16 ngàn km, độ dài chuyến bay chuyển cứ của một phi đoàn máy bay là 15 - 20 giờ. Trong đó các máy bay phải 12 lần tiếp nhiên liệu trên không. Vào đầu chiến sự, các đồng minh đã thành lập được một cụm không quân mạnh, trong đó có đến 2.000 máy bay chiến đấu, gồm cả 82 máy bay thuộc không quân chiến lược, 1240 máy bay không quân chiến thuật, 470 máy bay trên tàu sân bay, hơn 200 máy bay của LL Thủy quân lục chiến và máy bay AEW.

Để vận chuyển binh lính và hàng hóa đã huy động 269 tàu của Bộ chỉ huy tiếp vận Hải quân Mỹ và các tàu thuê của hạm đội tàu buôn (18 quốc gia đã cung cấp 50 tàu buôn).

Pháp và Vương quốc Anh thực hiện vận chuyển trên các tàu của mình và cả các tàu thuê. Ví dụ, Pháp sử dụng 11 tàu, chủ yếu là tàu cắm cờ quốc gia, còn Vương quốc Anh, ngoài các tàu vận tải của họ, đã điều động thêm 15 tàu thuê của các công ty vận tải biển Đan Mạch, Hà Lan, Síp, Italia, Canada, Thụy Điển và các nước khác. Hàng vận chuyển trên các tàu - các kho vũ khí, thiết bị quân sự, dự trữ vật chất cung ứng cho Thủy quân lục chiến, cho Lục quân và lực lượng triển khai nhanh của Mỹ, các tàu này làm việc bằng phương pháp vận tải theo phương ngang kiểu "ro-ro", các tàu chở dầu, tàu chở container, tàu chở hàng, phà biển, tàu bệnh viện, tàu cần cẩu và các loại tàu khác. Tàu xếp tải tại các cảng Bờ Đông duyên hải Hoa Kỳ và Vịnh Mexico. Thời gian trung bình xếp tải 1 tàu là 2-4 ngày. Việc si chuyển từ bờ biển Đại Tây Dương nước Mỹ sang khu vực Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư [373] có tổng chiều dài từ 10 đến 12 ngàn dặm, tàu đi biển độc lập hoặc theo nhóm. Sau khi qua kênh đào Suez họ đi trong sự hộ tống của các tàu chiến. Về cường độ vận chuyển hàng hải có thể đánh giá qua những thực tế sau đây: trên biển mỗi ngày có tới 100 tàu, đi qua kênh đào Suez mỗi ngày đêm có 10-12 tàu và cập cảng của Saudi Arabia mỗi ngày đêm có 6 - 7 tàu. Đi với tốc độ 12-15 hải lý, tàu đến cảng dỡ hàng sau 25 - 30 ngày. Tàu container đi với tốc độ 30-33 hải lý mất thời gian di chuyển tổng cộng 12 - 15 ngày. Tổng số, trong chiến dịch "Desert Shield" đã hoàn thành khoảng 550-600 chuyến di chuyển đường biển.

Thời gian dỡ hàng trung bình của 1 tàu là 1-4 ngày. Ngay từ đầu chiến dịch, mỗi tháng có 300-330 ngàn tấn hàng hóa được giao nhận qua tàu thủy, sau đó con số này tăng lên 450-600 ngàn tấn. Trong đó một ngày đêm bốc dỡ được 20 tấn hàng hóa quân sự. Vào đầu chiến sự, đã xây dựng dự trữ đảm bảo phương tiện vật chất 60 ngày đêm cho Hải quân. Nó gồm 148,7 ngàn tấn đạn dược, 525 ngàn tấn nhiên liệu tàu biển, 130 ngàn tấn nhiên liệu hàng không, và 9 ngàn tấn lương thực. Dự trữ xây dựng cho Lục quân và Không quân cho phép hoạt động đến 30 ngày.


Máy bay F/A-18C Hornet thuộc VFA-74 bay trên tàu sân bay lớp Forrestal, USS SARATOGA (CV 60) trong  "Operation Desert Shield" -1990

Vào cuối tháng 1 năm 1991 Hoa Kỳ và Châu Âu đã đưa vào khu vực vùng Vịnh Ba Tư bằng tàu biển gần 7,3 triệu tấn hàng hóa quân sự, trong đó có 1,5 triệu tấn thiết bị quân sự, khoảng 700 ngàn tấn sản phẩm dầu mỏ và 100 nghìn lính và nhân viên quân sự thuộc các quân chủng Lục quân và Thủy quân lục chiến. Trong số các thiết bị quân sự đã được chuyển tới có 1.500 trực thăng, 2.100 xe tăng, 1.400 súng và 990 xe bọc thép. Ví dụ, một tuần sau khi bắt đầu "Operation Desert Shield" bằng tàu biển đã chuyển tới Ả Rập Saudi 400 xe tăng (trọng lượng xe tăng chiến đấu chủ lực của Mỹ [374] M60A1 là 48 tấn). Tổng số có khoảng 95% hàng hóa quân sự phục vụ chiến trường được giao bằng đường biển, trong đó nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn - hoàn toàn chỉ bằng đường biển.
........
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tám, 2013, 09:22:51 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #57 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 11:28:32 pm »

(tiếp)


Cuộc xâm lược Kuwait tháng 8 năm 1990 của Iraq

Ngay ở giai đoạn đầu tiên của chiến dịch "Desert Shield" đã phát lộ những nhược điểm trong các tàu chuyên dùng để vận chuyển thiết bị quân sự hạng nặng, đó chính là lý do phải cấp bổ sung chi phí để duy trì và bảo dưỡng tàu đang nằm trong quân số trù bị của Bộ chỉ huy Tiếp vận hàng hải, cũng như xem xét lại thủ tục đưa chúng vào lực lượng hiện dịch. Người Mỹ buộc phải viện đến việc sử dụng tàu của các công ty tàu thủy tư nhân, cũng như các đồng minh và các nước thân thiện khác.

Ngoài việc vận chuyển bằng đường biển, một phần lớn hàng hóa quân sự được chuyển tới chiến trường theo đường hàng không ("Chiến dịch Gió tự do"). Để làm việc này, người Mỹ sử dụng tới 80% không quân vận tải của họ (250 máy bay C-5 và C-141). Hơn 3.500 chuyến bay bằng các máy bay này đã chuyên chở 150 nghìn người và 80 nghìn tấn hàng hóa. Để điều động đường không chỉ một sư đoàn với đầy đủ trang thiết bị cần thiết phải thực hiện 1538 chuyến bay C-141 và 269 chuyến bay C-5, người Mỹ quyết định vận chuyển quân nhân qua đường không mang theo vũ khí cầm tay, còn trang thiết bị quân sự hạng nặng - sẽ đi đường biển. Điều này trên một mức độ nhất định giảm được gánh nặng cho không quân vận tải. Việc triển khai quân đội từ Tây Âu do 50 máy bay vận tải quân sự C-130 đảm nhiệm. Vì thiếu máy bay vận tải quân sự đã huy động vào công tác chuyên chở 50 máy bay vận tải của các hãng hàng không dân sự Mỹ.

Chiều dài của chuyến bay từ Mỹ đến Ả Rập Saudi là 11,2-15 ngàn km, và thời gian trong bay - 20-25 giờ. [375]

Các máy bay thực hiện hạ cánh ở quần đảo Azores, cũng như trên các vùng lãnh thổ của Tây Đức và Tây Ban Nha. Quy mô vận chuyển quân và hàng hóa bằng đường hàng không và nhịp độ của nó rất to lớn: trong 3 tuần đã vận chuyển khối lượng hàng hóa nhiều hơn số tương ứng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên trong vòng 3 tháng. Cứ 10-15 phút lại có một chuyến hạ cánh xuống sân bay. Tổng cộng người Mỹ đã sử dụng đến 20 căn cứ không quân. Máy bay đến được bốc hàng một cách nhanh chóng và ngay lập tức lại cất cánh. Việc tiếp dầu trên không cho chúng được thực hiện bằng các máy bay KC-10 và KC-135. Cường độ bay của máy bay vận tải là 100 phi vụ một ngày. Tổng thể, máy bay vận tải đã thực hiện khoảng 11.000 chuyến bay. Vào cuối tháng 1 năm 1991 qua đường hàng không đã chuyển đến Saudi Arabia gần 380.000 quân, nhân viên và 318 ngàn tấn hàng hóa quân sự.

Như báo chí nước ngoài đã đề cập, mặt yếu của cầu hàng không chiến lược trên là việc không đủ năng lực thông quan của các sân bay, đặc biệt là các sân bay trung gian, dẫn đến phá vỡ kế hoạch vận chuyển; sự quá tải của các phi hành đoàn, đã dẫn đến tai nạn cho các chuyến bay; việc buộc phải hoạt động cường độ cao của máy bay và sự cần thiết thường xuyên thay thế và sửa chữa động cơ.

Việc triển khai lực lượng hải quân bao gồm tái phối trí từ biển Địa Trung Hải và Tây Thái Bình Dương sang khu vực xung đột các lực lượng xung kích và đảm bảo thuộc thành phần các hạm đội cơ động số 6 và 7 của Mỹ; việc triển khai các đơn vị thủy quân lục chiến từ phần lục địa nước Mỹ và từ Okinawa; huy động các đơn vị trù bị của hạm đội, của Thủy quân lục chiến và phòng vệ bờ biển, các tàu thuộc hạm đội trù bị của LL phòng vệ quốc gia; triển khai từ Mỹ các nhóm tàu sân bay và nhóm tàu tấn công tên lửa, lực lượng đổ bộ, các tàu mặt nước và tàu ngầm [376], bao gồm cả các tàu mang tên lửa hành trình "Tomahawk". Bộ Chỉ huy Thống nhất tìm cách trong thời hạn sớm nhất có thể sẽ tạo ra một lực lượng hải quân có khả năng trước khi kết thúc chiến dịch "Desert Shield" thì ban đầu đảm bảo kiềm chế các lực lượng vũ trang Iraq, đối phó được với các hành động tấn công có thể của họ, thực hiện phong tỏa nó về đường biển, sau đó chuyển sang hành động quân sự trực tiếp.

Việc triển khai các lực lượng hải quân trong khu vực xung đột bắt đầu 4 ngày trước khi ra quyết định thực hiện chiến dịch "Desert Shield."

Tính đến 3 tháng 8, trong khu vực xung đột cụm lực lượng Hải quân đã có 15 tàu chiến, trong đó có 6 - trong khu vực Vịnh Ba Tư và Vịnh Oman, 2 - trong phần phía bắc biển Ả Rập (khoảng 300 dặm về phía đông đảo Masirah), 7 - ở Ấn Độ Dương (500 dặm về phía nam đảo Srilanka) và 76 máy bay chiến đấu.


Chiến dịch "Desert Shield"

Trong khoảng thời gian từ ngày 03-05 Tháng 8 nhóm tàu sân bay xung kích (AVM "Independence") thực hiện di chuyển từ Yokosuka sang Vịnh Oman và đã có mặt tại đó ngày 03 tháng 11. Đến thay phiên nó là nhóm AUG (AVM "Midway") từ Hạm đội 7 Hoa Kỳ và ở trong các Vịnh Oman và Ba Tư đến khi chiến sự kết thúc. Tàu sân bay "Independence" từ 23-ngày 26 tháng 11 ở tại Hồng Kông, và sau đó đi về căn cứ hải quân San Diego. Đồng thời một nhóm lớn các tàu của binh đoàn đặc nhiệm 801 đã đến vùng Vịnh Ba Tư. Nó gồm tàu chỉ huy "La Salle", 1 tàu tuần dương URO, 1 tàu khu trục, 4 frigate URO và không URO. Ở giai đoạn này, nhóm AUG (AVM "Dwight D. Eisenhower") với 6 tàu hộ tống và bốn tàu phụ trợ di chuyển từ Địa Trung Hải vào Biển Đỏ, và ở đó đến 24 tháng 8. Sau đó, với sự xuất hiện các tàu sân bay khác trong khu vực, nhóm AUG này trở về biển Địa Trung Hải, còn đến ngày 13 tháng 9 nhóm có mặt tại căn cứ hải quân Norfolk.

Ngày 07 tháng 8 từ căn cứ hải quân Mayport nhóm AUG (AVM "Saratoga") xuất phát và từ ngày 23 tháng 8 nó bắt đầu [377] tuần tra chiến đấu ở phía bắc Biển Đỏ. Từ 27 tháng 10 - 2 tháng 12, nhóm ở phía đông Địa Trung Hải, sau đó lại chiếm lĩnh khu vực trách nhiệm tác chiến ở phía bắc Biển Đỏ. Ngày 23 tháng 8 từ Norfolk nhóm AUG (AVM "John Kennedy") xuất phát đến Địa Trung Hải, và từ 31 tháng 8 - 15 tháng 9 và từ 27 tháng 10 - 2 Tháng 12, nhóm ở phía đông Địa Trung Hải, thời gian còn lại - trong phần phía Bắc Biển Đỏ. Từ ngày 12 Tháng 12 năm 1990 đến 14 tháng 1 năm 1991 nhóm AUG (AVM "Ranger") thuộc Hạm đội 3 Hải quân Hoa Kỳ di chuyển từ khu vực San Diego tới Vịnh Ba Tư và ở đó cho đến khi chiến sự kết thúc, cuối tháng 12 từ Norfolk tàu sân bay"America" xuất phát đi tới bắc Biển Đỏ, còn trong Vịnh Aden - AVM "Theodore Roosevelt". Cả hai tàu sân bay đến được khu vực làm nhiệm vụ quân sự chỉ vào ngày 16 Tháng 1 năm 1991. Cần phải nhấn mạnh rằng chiến sự bắt đầu khi chưa có sự triển khai đầy đủ các lực lượng tấn công trong các khu vực trách nhiệm tác chiến của họ. Ví dụ, tàu sân bay "Theodore Roosevelt" vào lúc đó còn đang di chuyển từ Vịnh Aden sang Vịnh Ba Tư, và việc sử dụng các máy bay đóng căn cứ trên tàu sân bay này chỉ bắt đầu ngày 20 tháng 1 năm 1991. Đáng chú ý là việc tái phối trí từ Biển Đỏ ban đầu nhằm đến Vịnh Aden, rồi sau đó vào Vịnh Ba Tư của tàu sân bay này được thực hiện ở tốc độ 32 hải lý.

Tốc độ gia tăng LLHQ các nước Đồng Minh trong khu vực xung đột


LLHQ Đồng Minh lúc mở màn chiến sự


Trong giai đoạn triển khai các lực lượng hạm đội, không quân trênn tàu sân bay đã tích cực huấn luyện chiến đấu để làm chủ không gian chiến trường, cũng như kiểm soát không trung nhằm mục đích không cho phép xảy ra các đòn tấn công từ phía không quân Iraq. Như các chuyên gia Mỹ nhận xét, ngay từ đầu chiến dịch «Desert Shield» và trước 26 tháng 9, dù cường độ bay cao, không ghi nhận sự cố chuyến bay nào nghiêm trọng, dù trong ngày này có một trực thăng «Sea King» (từ tàu sân bay đa chức năng АVМ «J.Кеnnedy») rơi xuống biển, trên trực thăng đó một động cơ không hoạt động. Vào tháng 8 năm 1990, sau khi tàu sân bay đa chức năng «J.Кеnnedy» đã vào Biển Đỏ, một nhóm 6 phi công trải qua một cuộc huấn luyện ngắn ngày về sử dụng tên lửa mới nhất kiểu SLAM. Trước khi ứng dụng vào tác chiến các tên lửa này người ta đã thực hiện 10 lần phóng thử-tập huấn vào các mục tiêu được trang bị đặc biệt. [379]

Trong quá trình chuẩn bị cho lực lượng đa quốc gia của Liên minh chống Iraq bước vào các hoạt động tác chiến khả thi, tháng 10 năm 1990, tại  phần phía đông Địa Trung Hải, trên nền phát triển thực tế các sự kiện tại khu vực vịnh Ba Tư đã tiến hành một cuộc tập trận lớn của các LLVT thống nhất «Display Determination» với sự huy động các đơn vị hợp thành và cơ sở thuộc quân chủng Lục quân, Không quân, Hải quân Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Italia, Thổ nhĩ kỳ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp. LLHQ Thống nhất gồm có gần 110 tàu chiến và tàu hỗ trợ, còn KQ — có 190 máy bay chiến thuật, máy bay tuần biển và không quân đóng căn cứ trên tàu sân bay. Ngoài ra, trên thao trường, mô phỏng diện tích và cấu hình Kuwait, người ta thực hành thao luyện các phương pháp sử dụng không quân quy mô lớn. Trong quá trình các cuộc tập trận «Red Flag» và «Desert Flag» đã thực hiện 22 ngàn phi vụ, ném và phóng hàng trăm tấn bom và tên lửa. Đồng thời với việc triển khai lực lượng xung kích tàu sân bay trong khu vực vịnh Ba Tư đã có mặt các nhóm tàu tấn công tên lửa, nòng cốt của chúng là các tàu chiến cỡ lớn kiểu tuần dương hạm hạng nặng «Wisconsin» và «Мissouri» (cơ số đạn mỗi tàu gồm 32 tên lửa «Tomahawk» và 16 tên lửa «Harpoon») và các lực lượng đổ bộ. Ngày 9 tháng 8 từ điểm căn cứ tiền duyên Diego-Garcia [380] có 10 tàu vận tải đã xuất phát đi tới khu vực xung đột — đây là các tàu kho nổi chở vũ khí và trang bị quân sự. Biên đội thuộc lực lượng đảm bảo triển khai nhanh này có mặt trong vịnh Ba Tư ngày 17 tháng 8 và ở khu vực trên đến khi chiến sự kết thúc.

Ngày 01 tháng 9 năm 1990 tàu chỉ huy "Blue Ridge" đến vùng Vịnh Ba Tư, trên tàu người ta triển khai SCH kỳ hạm của các LLHQ Thống nhất. Việc lãnh đạo cụm lực lượng đa quốc gia Liên minh chống Iraq do Tư lệnh Bộ chỉ huy Liên quân tướng N.Schwarzkopf thực hiện, chỉ huy LL Không quân của Liên quân - Tướng Ch.Horner, chỉ huy LL Lục quân - Tướng G.Lan và LL Hải quân - Phó Đô đốc H.Mauz (Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ).

Như vậy, kết quả của chiến dịch "Desert Shield", một chiến dịch được lập kế hoạch cẩn thận và tổ chức thực hiện tốt của Liên minh các quốc gia chống Iraq dẫn đầu là Hoa Kỳ, là đã có thể nhanh chóng xây dựng được một cụm các các lực lượng vũ trang hùng mạnh đủ loại quân binh chủng, và chuẩn bị cho nó tiến hành hoạt động quân sự quy mô lớn. Lực lượng đa quốc gia đại diện trực tiếp hoặc gián tiếp cho 34 quốc gia và bao gồm hơn 700 nghìn người, hơn 4 ngàn xe tăng, hơn 3.700 dã pháo và súng cối, gần 2 ngàn máy bay, 200 tàu chiến và tàu phụ trợ. Đáng chú ý là lần đầu tiên kể từ sau năm 1945, đồng thời tham gia các hoạt động chiến đấu là 50% số tàu sân bay Mỹ ( 6 trong số 12 tàu sân bay hiện dịch trong Hải quân Hoa Kỳ). Khoảng 80 % các LL và phương tiện này thuộc về Mỹ. Ngoài quân đội Mỹ, đáng kể nhất là các cụm Lục quân Vương quốc Anh, Pháp, Ai Cập và Syria.
........
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Tám, 2013, 08:59:46 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #58 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2013, 02:03:49 pm »

(tiếp)

Cụm hải quân của 14 quốc gia Liên minh chống Iraq gồm hơn 170 ngàn người (hơn 30% quân số các lực lượng đa quốc gia ), 145 tàu chiến và hơn 50 tàu phụ trợ [ 381 ], gồm 92 tàu Hải quân Mỹ, trong đó có 6 tàu sân bay đa mục đích, 2 thiết giáp hạm, 5 tàu đổ bộ chở trực thăng, hai tàu đổ bộ đa năng, 8 tàu ngầm hạt nhân đa chức năng, 24 tàu đổ bộ, v.v. Trong thành phần của nó có hơn 20 tàu mang tên lửa hành trình "Tomahawk" (khoảng 500 quả đạn tên lửa).

Tính đến khả năng cao trong việc Iraq sử dụng thủy lôi ở Vịnh Ba Tư, Mỹ và các đồng minh ngay từ đầu chiến sự đã triển khai trong khu vực 16 tàu quét mìn, trong đó tàu của Hải quân Hoa Kỳ - 7, Vương quốc Anh - 5 , Bỉ - 2 , Đức - 5. Tuy nhiên, mặc dù có một lực lượng quét mìn hùng mạnh như vậy, tàu chở máy bay trực thăng "Tripoli" và tàu tuần dương "Princeton" vẫn vấp mìn.


Hậu quả vụ vấp mìn MN-103 do Ý chế tạo ngày 18 tháng 2 năm 1991 của USS Princeton CG-59, tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển lớp Ticonderoga.

Cụm không quân hải quân của lực lượng đa quốc gia bao gồm sáu không đoàn máy bay (470 chiếc), 260 máy bay không quân Thủy quân lục chiến, 20 máy bay tuần biển, tất cả hơn 700 chiếc, chiếm hơn 30 % tổng số lực lượng không quân của Liên minh.

Lính Thủy Quân Lục Chiến (cơ sở của nó là các sư đoàn TQLC viễn chinh Hoa Kỳ số 1 và 3) có tổng quân số 90.000 người, trang bị khoảng 220 máy bay cường kích và cường kích-tiêm kích, 290 trực thăng, khoảng 270 xe tăng, hơn 530 pháo và súng cối, 800 bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển và gần 280 bệ phóng TLPK. Trên 50 % quân số Thủy quân lục chiến được chuyển đến Saudi Arabia bằng đường hàng không sử dụng không dưới 150 chuyến bay vận tải quân sự. Về tổ chức lực lượng thủy quân lục chiến được tập hợp trong 5 lữ đoàn viễn chinh.

Khả năng tác động quân sự của Iraq vào đội hình tác chiến cụm Hải quân Thống nhất dự kiến diễn ra từ ba hướng - [ 382 ] từ Vịnh Ba Tư, phía bắc Biển Đỏ và phía đông Địa Trung Hải. Các lực lượng tấn công chính của hạm đội thống nhất hoạt động trong vùng Vịnh Ba Tư. Cơ sở của cụm này là đơn vị tàu sân bay xung kích ("Zulu"), 2 nhóm tấn công tên lửa và các lực lượng đổ bộ.

Cụm các lực lượng vũ trang Iraq bao gồm hơn 700 ngàn người (42 sư đoàn bộ binh), trang bị khoảng 5.000 xe tăng, hơn 8.000 dã pháo và súng cối, 700 máy bay chiến đấu và 60 tàu chiến và thuyền chiến, gồm cả các tàu tịch thu của Kuwait. Hải quân Iraq gồm frigate "Ibn Haldoum", 7 tàu cao tốc mang tên lửa "Osa-1" và "Osa - 2", 3 tàu tuần tra cao tốc kiểu SO- 1, 6 tàu cao tốc phóng ngư lôi kiểu R-6, 4 tàu tuần tra kiểu "Polukhat - 1" và bốn tàu tuần tra kiểu "Zhuk", 5 tàu quét mìn, 3 tàu đổ bộ kiểu "Polnotchnyi - 1", 1 frigete huấn luyện, 1 tàu chở dầu, v.v. { 35 } Số lượng quân, nhân viên Hải quân - khoảng 5 nghìn người. Căn cứ chủ yếu Basra, Umm Qasr và Kuwait.


USS Tripoli LPH-10 trên dok tại Bahrain sau khi vấp thủy lôi của Iraq ngày 18 tháng 2 năm 1991. Mất 30 ngày và 5 triệu US$, USS Tripoli trở về tiếp tục thi hành nhiệm vụ.

Ban lãnh đạo quân sự-chính trị Iraq, sử dụng kinh nghiệm cuộc chiến tranh tám năm với Iran, trong phạm vi khả năng của mình đã chuẩn bị đẩy lùi cuộc tấn công. Các hoạt động ngụy trang trên quy mô lớn đã được tổ chức, bao gồm cả việc sử dụng các mục tiêu giả chuẩn bị trước và mạng liên lạc vô tuyến, các sân bay dự bị, các trận địa hỏa lực và trận địa bệ phóng. Công tác công binh trên không gian chiến trường được tổ chức một cách thích hợp bằng cách chuẩn bị một mạng lưới bom mìn và vật liệu nổ ở quy mô rộng rãi, chướng ngại [ 383 ] dây thép gai, hào chống tăng và chống BB đổ đầy dầu, các chướng ngại vật nhân tạo khác nhau; xây dựng các chiến hào cho xe tăng và các công trình trú ẩn khác.

Nhìn chung, xét khả năng chiến đấu, và trên hết là chất lượng của vũ khí và đạn dược, lợi thế nằm về phía Mỹ và các đồng minh của họ.

Nếu tỷ lệ về lục quân là gần xấp xỉ nhau, thì về xe tăng kiểu mới quân Đồng Minh có ưu thế gấp bốn lần, còn không quân - gần gấp ba lần, hải quân - ưu thế tuyệt đối (dù tính số lượng, tàu của quân Đồng Minh đã vượt Iraq 4,4 lần). Chỉ trong lĩnh vực pháo binh thì quân đội Iraq mới có lợi thế gấp đôi.


CHIẾN DỊCH "BÃO TÁP SA MẠC"


Tổ chức chỉ huy và thông tin-liên lạc trong chiến dịch "Bão táp Sa mạc"

Những nỗ lực tích cực của cộng đồng quốc tế, hướng đến giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng gây ra bởi sự chiếm đóng Kuwait của Iraq, đã kết thúc không đạt kết quả. Ngày 17 tháng 1 năm 1991, theo quyết định của Hội đồng Bảo an LHQ, lực lượng đa quốc gia của Liên minh chống Iraq bắt đầu các hoạt động quân sự dưới tên mã "Bão táp sa mạc".

Các mục tiêu chính trị của chiến dịch này là giải phóng Kuwait và lập lại chính phủ hợp pháp, khôi phục sự ổn định trong khu vực vùng Vịnh Ba Tư, khẳng định các nguyên tắc của "Trật tự thế giới mới", cũng như thay đổi ban lãnh đạo Iraq và chính sách của nó. { 36 } Các mục tiêu quân sự của chiến dịch nhằm tiêu diệt tiềm năng quân sự của Iraq, mà [ 384 ] sức mạnh quân sự của nó đe dọa Israel và một số nước Trung Đông; làm cho Iraq mất khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và sinh học.

Trong "Chiến dịch Bão táp sa mạc", bắt đầu vào ngày 17 tháng 1, người ta dự kiến sử dụng vào chiến đấu lực lượng quân sự đa quốc gia trong các khuôn khổ "chiến trận trên không - trên đất liền - và trên biển", trong đó bao gồm việc tiến hành chiến dịch tấn công đường không, chiến dịch tấn công không-địa (kết hợp) và chiến dịch đổ bộ đường biển. Trong ý đồ của cuộc chiến này dự định: ở giai đoạn đầu tiên - chỉ tổ chức chiến dịch tấn công đường không trên quy mô lớn bằng tên lửa hành trình và máy bay vào các mục tiêu quân sự và công nghiệp tại Iraq và Kuwait; ở giai đoạn thứ hai - giải phóng Kuwait bằng lực lượng của quân chủng lục quân và thủy quân lục chiến với sự hỗ trợ trực tiếp của máy bay và tàu chiến, có nghĩa là thực hiện chiến dịch tân công không-địa kết hợp và đổ bộ đường biển; ở giai đoạn thứ ba - hoàn thành việc đập tan lực lượng mặt đất của Iraq trên lãnh thổ của nó, nếu sau khi giải phóng Kuwait, Iraq không chịu đầu hàng. Người ta đã Đỏ và Vịnh Ba Tư. Theo kế hoạch, thời gian tực hiện chiến dịch "Bão táp sa mạc" phải từ vài tuần cho đến 3 - 6 tháng.

Như đã nêu, người ta dự kiến khả năng tác động quân sự từ phía Iraq vào đội hình hoạt động của lực lượng hải quân đa quốc gia sẽ đến từ ba hướng - từ Vịnh Ba Tư, phía bắc Biển Đỏ và phía đông Địa Trung Hải. Hoạt động trong vùng Vịnh Ba Tư có hơn một nửa toàn bộ lực lượng hải quân Đồng Minh, trong đó ban đầu có 3, sau đó là 4 nhóm xung kích tàu sân bay (đon vị xung kích tàu sân bay "Zulu"), [ 386 ] hai nhóm tấn công tên lửa, tất cả các tàu đổ bộ và tàu vận tải của binh đoàn tác chiến thủy bộ. Tại Biển Đỏ ban đầu có 3, sau đó là 2 nhóm AUG (đơn vị xung kích tàu sân bay "Yankee") và 2 tàu ngầm hạt nhân đa chức năng; có 6 tàu ngầm hạt nhân đa chức năng cơ động trong vùng biển Ả Rập và Địa Trung Hải.

Trong "Chiến dịch Bão táp sa mạc" lực lượng hải quân đa quốc gia giải quyết nhiệm vụ chiếm và duy trì ưu thế tuyệt đối trong vùng Vịnh Ba Tư bằng cách tiêu diệt các lực lượng hải quân đối phương trên biển và trong các căn cứ; tham gia chiếm và duy trì ưu thế trên không bằng cách giáng các đòn không kích bằng máy bay và tên lửa xuống các sân bay Iraq và tiêu diệt máy bay của nước này trong không trung; tham gia chiến dịch tấn công đường không bằng cách không kích bằng máy bay và tên lửa xuống các mục tiêu quân sự và công nghiệp ở Iraq, vào các công trình cầu, phà, nhà kho và các lực lượng mặt đất; tham gia chiến dịch hiệp đồng tấn công không-địa bằng cách yểm trợ hỏa lực cho Lục quân và Thủy quân lục chiến; tiến hành hoạt động rải mìn - quét mìn nhằm loại bỏ mối đe dọa về mìn trong vùng Vịnh Ba Tư và đảm bảo an toàn hàng hải. Ngoài ra, máy bay trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ giải quyết nhiệm vụ phòng không và chống ngầm cho lực lượng tàu chiến và đảm bảo tính ổn định tác chiến cho máy bay ném bom chiến lược B-52 trong không trung. Các máy bay cảnh giới radar và kiểm soát tầm xa E-2C "Hawkeye" đóng trên tàu sân bay cùng với các máy bay AWACS E-3C thực hiện làm rõ tình hình trên không và trên mặt nước trong vùng Vịnh Ba Tư và chỉ huy tất cả các loại máy bay trong khu vực trách nhiệm của chúng. Điểm mấu chốt của các hành động quân sự là trông cậy vào việc các nước đồng minh sử dụng trên quy mô lớn sức mạnh trên không của họ, điều đó dẫn đến giảm thiểu tối đa thiệt hại trên mặt đất. [ 387 ]

Trong giai đoạn đầu tiên của chiến dịch "Bão táp sa mạc" dự kiến thực hiện các biện pháp chế áp điện tử và áp dụng đòn tấn công phối hợp với sự trợ giúp của cả không quân chiến lược, không quân chiến thuật, không quân trên tàu sân bay và tên lửa hành trình "Tomahawk" vào các phương tiện trong hệ thống phòng không của Iraq, các sân bay, căn cứ không quân, các trận địa bệ phóng tên lửa chiến dịch-chiến thuật loại "đất - đối - đất", các trung tâm đầu não chỉ huy quốc gia và quân sự quan trọng nhất, các đầu mối thông tin liên lạc lớn, các trung tâm hạt nhân và hóa học. Tiếp theo dự định sẽ áp dụng các đòn tấn công xuống các nhà máy sản xuất vũ khí và trang thiết bị quân sự, các cụm quân chủ yếu của lực lượng vũ trang Iraq, đặc biệt là các binh đoàn xe tăng và cơ giới hóa triển khai dọc theo biên giới Ả-rập Xê - Kuwait và trong khu vực thành phố Basra. Mối quan tâm đặc biệt trong tất cả các giai đoạn chiến dịch là tìm kiếm và phá hủy các bệ phóng tên lửa chiến dịch-chiến thuật "Scud".

Ngày 16 tháng 1 lúc 2:30 bộ chỉ huy lực lượng đa quốc gia tổ chức trực liên tục tại SCH trên không, đặt trên 1 máy bay cảnh giới radar và chỉ huy tầm xa AWACS E-3C. Các máy bay E-2C "Hawkeye" cất cánh lên không trung để kiểm soát không phận vùng Vịnh và dọc theo biên giới Iraq. Bắt đầu gây nhiễu vô tuyến điện tử trong các kênh liên lạc của cơ quan tác chiến-chiến lược chỉ huy các lực lượng vũ trang Iraq, thiết lập hoạt động trinh sát đường không suốt ngày đêm, các máy bay không quân chiến thuật chuyển căn cứ tới một căn cứ không quân ở phía bắc Ả Rập Saudi. Trong khoảng thời gian 5:30-06:30 tất cả quân đội và các lực lượng hải quân được chuyển trạng thái sãn sàng chiến đấu hoàn toàn.

Lúc 8:00 lực lượng và phương tiện khu vực phía đông hệ thống PK Thổ Nhĩ Kỳ được chuyển sang mức độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất "Delta". Tư lệnh lực lượng đa quốc gia, tướng Schwarzkopf ra mệnh lệnh liên tục lắng nghe [ 388 ] mạng radio UKV của các lữ đoàn tên lửa thuộc lực lượng vũ trang Iraq. Bộ chỉ huy các lực lượng NATO ở châu Âu và trên không gian chiến trường Nam Âu ra mệnh lệnh cho tất cả các cơ quan chỉ huy lúc 14:00 ngày 16 tháng 1 sẵn sàng chờ lệnh chiến đấu.

Lúc 10:00 Bộ Quốc phòng Pháp, tính đến khả năng sử dụng vũ khí hóa học của Iraq, đã ra lệnh dừng việc truyền dữ liệu khí tượng trên khu vực Vịnh Ba Tư.

Lúc 11:00 các thủy thủ Iraq dẫn vào cảng El-Kuwait 5 tàu chở dầu nhằm làm nổ tung chúng trong trường hợp đối phương đổ bộ.

Từ 11:30 các chi đội trinh sát radio và trinh sát VTĐT di động của các lực lượng đa quốc gia bắt đầu tiến vào khu vực biên giới với Cô-oét. Đồng thời có sự gia tăng các nhóm biệt kích-trinh sát thâm nhập vào Iraq và Kuwait.

Lúc 16:00 Iraq đóng cửa biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, bắt đầu rải mìn những con đường mà đối phương có thể di chuyển trên lãnh thổ của mình. Đại sứ Iraq tại Mỹ rời Washington. Đồng thời, các nhà ngoại giao của Mỹ và các nước khác nằm trong lực lượng đa quốc gia cũng đã rời Baghdad.
Lúc 17:30 tại căn cứ không quân Diego Garcia bắt đầu chuẩn bị cho 16 máy bay ném bom chiến lược B-52 cất cánh nhằm mục tiêu tấn công Iraq.

Lúc 19:30 quyết định tiến hành chiến dịch "Bão táp sa mạc". Các phương tiện tác chiến điện tử bắt đầu được sử dụng ồ ạt. Một máy bay trên đó đặt SCH các máy bay ném bom chiến lược B-52 cất cánh lên không trung.

Lúc 20:30, 16 máy bay ném bom chiến lược B-52 cất cánh từ căn cứ không quân Diego Garcia nhằm hướng Ả Rập Saudi.

Lúc 21:00 tùy viên quân sự Đại sứ quán Liên Xô tại Damascus được tùy viên quân sự Mỹ thông báo về sự mở màn chiến sự hồi 5:00 ngày 17 tháng 1. [ 389 ]

Từ 13:30 ngày 16 tháng 1 đến 0:30 ngày 17 tháng 1, Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng Không quân, Hải quân và Lục quân được giao các nhiệm vụ chiến đấu.


B-52 (?) trong vịnh Ba Tư gần tàu sân bay USS "Ranger" năm 1990
..........
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2013, 12:57:46 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #59 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2013, 12:15:17 am »

(tiếp)


USS "Louisville" SSN-724 (Los Angeles-class submarine), tàu ngầm nguyên tử đầu tiên nổ súng trong chiến dịch "Desert Storm", phóng tên lửa hành trình "Tomahawk" vào mục tiêu của Iraq.

Chiến sự bắt đầu vào 2 giờ 30 phút ngày 17 tháng 1 với một đòn tấn công bất ngờ bằng tên lửa và không quân của lực lượng đa quốc gia xuống các mục tiêu quân sự và công nghiệp Iraq. Đợt tấn công bằng không quân và tên lửa đầu tiên kéo dài từ 2:30-05:00. Tham gia đợt không kích có 600 máy bay, trong đó có 12 máy bay ném bom chiến lược B-52. Tên lửa "Tomahawk" phóng đi từ các tàu mặt nước và tàu ngầm đang triển khai trong vịnh Ba Tư, Biển Đỏ và phần phía đông biển Địa Trung Hải. Các cuộc không kích giáng xuống các đối tượng trong hệ thống phòng không, các vị trí đầu não của nhà nước và các SCH quân sự quan trọng nhất, các khu vực tập trung quân đội Iraq, các trung tâm thông tin liên lạc, máy bay đậu trên các sân bay, các vị trí bệ phóng tên lửa "đất-đối-đất", các trung tâm hạt nhân và hóa học. Từ 6:00-9:00 cơ quan trinh sát xác định kết quả của cuộc tấn công đầu tiên.

Từ 10:45-12:45, 400 máy bay của lực lượng đa quốc gia thực hiện cuộc tấn công thứ hai xuống các cơ sở cung cấp năng lượng, sản xuất và tồn trữ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Từ 15:00 tàu quét-rải mìn bắt đầu hoạt động tìm kiếm-quét mìn trong khu vực phía tây vùng Vịnh Ba Tư. Các thiết giáp hạm "Wisconsin" và "Missouri" dùng pháo hạm bắn phá cụm quân đội Iraq đóng tại khu vực Kuwait.

Trong khoảng 19:00-21:40, 300 máy bay gồm cả 8 máy bay ném bom chiến lược giáng đòn tấn công thứ ba xuống các cơ sở thuộc tiềm năng quân sự và kinh tế của Iraq.

Từ 22:46 ngày 17 tháng 1 đến 0:46 ngày 18 tháng 1, từ các khu vực vịnh Oman và vịnh Ba Tư, Biển Đỏ và Địa Trung Hải đã có 80 tên lửa hành trình "Tomahawk" được bắn vào các mục tiêu tại Iraq. Trong khoảng 0:00-2:00, 400 máy bay gồm cả 7 máy bay ném bom chiến lược B-52 đã tấn công vào các mục tiêu được chỉ định. Từ 0:36 [ 390 ] đến 02:36 diễn ra một đợt tấn công nữa của 80 tên lửa "Tomahawk". Tổng cộng trong 4 đợt tấn công đã sử dụng 160 tên lửa "Tomahawk" và 400 máy bay. Các đối tượng bị tấn công là các kho đạn dược, nhiên liệu, dầu nhờn, vật tư hậu cần. Một số tên lửa bắn vào thủ đô Baghdad và thành phố Basra. Từ 6:00-10:30 cơ quan trinh sát xác định kết quả của cuộc tấn công bằng máy bay-tên lửa thứ tư.

Lúc 11:30 từ căn cứ không quân Diego Garcia 14 máy bay ném bom chiến lược B-52 cất cánh tham gia vào các cuộc không kích thứ năm. Hơn 700 máy bay thực hiện tấn công theo 4 đợt : 15:30 - 16:00, 17:30-18:00, 19:30-20:00, 22:00-22:30. Hứng chịu các đọt tấn công là những mục tiêu ần trước chưa bị đánh trúng hoặc các đối tượng đã khôi phục lại của hệ thống phòng không và chỉ huy, các đầu mối giao thông liên lạc, các tổ hợp lọc dầu, các trung tâm phát thanh và truyền hình Iraq.

Trong khoảng 2:15 -3:15 ngày 19 tháng 1, từ các tàu mặt nước triển khai trong Vịnh Ba Tư và Biển Đỏ, từ các tàu ngầm đang tuần tra ở Biển Đỏ và khu vực phía đông biển Địa Trung Hải và Vịnh Oman, đã có 50 tên lửa hành trình "Tomahawk" được phóng đi vào các mục tiêu bao gồm cả các mục tiêu trong khu vực Walia và Mosul. Trong khoảng 2:30-4:30, 400 máy bay tấn công vào cụm quân đội Iraq tại Kuwait và dọc theo biên giới Ảrab Saudi - Iraq. Trong khoảng 7:30-00:00 cơ quan trinh sát xác định kết quả đòn tấn công không quân-tên lửa thứ sáu.

Trong khoảng 14:30-18:00, 500 máy bay giáng đòn tấn công thứ bảy vào cụm quân đội Iraq tại Kuwait và các đường giao thông nhằm cô lập khu vực chiến sự.


Sử dụng tên lửa hành trình "Tomahawk" trong chiến dịch "Bão táp sa mạc".

Tổng số từ ngày 17- 19 tháng 1, lực lượng đa quốc gia đã tiến hành 7 cuộc tấn công đồng thời bằng không quân-tên lửa quy mô lớn, trong đó có ba đợt vào ban đêm. Cuộc tấn công đầu tiên kéo dài 2 giờ 30 phút. Sau 4-5 giờ tiếp đến cuộc tấn công thứ hai, kéo dài khoảng 2 giờ. Cần lưu ý rằng trong mỗi đợt tấn công máy bay hoạt động theo hai thê đội. [ 391 ] Mỗi cuộc tấn công có sự tham gia của từ 300 đến 700 máy bay. Cuộc tấn công thứ ba diễn ra sau 6 giờ và kéo dài từ 19:00-21:40. Trong thành phần các thê đội tấn công có các máy bay ném bom chiến lược B-52, các máy bay tiêm kích mới nhất F-117A, F - 15 "Eagle", F -16 "Fighting Falcon", F -111, máy bay cường kích A- 6E "Intruder", máy bay tiêm kích-cường kích F/A18A "Hornet", tiêm kích chiến thuật "Jaguar" và "Tornado". Các cuộc tấn công không quân quy mô lớn được thực hiện theo các đợt máy bay kế tiếp nhau tiến vào từ các hướng khác nhau, theo quy luật, thường từ các độ cao lớn, không đi vào phạm vi tác động của khí tài phòng không mặt đất Iraq. Các máy bay chiến tranh điện tử EF- 111, EA-6B "Prowler" và F- 4C được sử dụng để chọc thủng hệ thống phòng không và làm sai lạc thông tin cho hệ thống chỉ huy và thông tin liên lạc. Trong 6-7 giờ trước khi tấn công, có tới 200 chiếc máy bay như vậy gây nhiễu chế áp hệ thống cảnh báo sớm, chế áp radar dẫn đường cho máy bay tiêm kích và mạng liên lạc vô tuyến chỉ huy.

Chỉ riêng máy bay trên tàu sân bay khi tham gia 7 cuộc tấn công đầu tiên, đã thực hiện 1.200 phi vụ, trong đó ít nhất một nửa là các phi vụ tấn công. Tổng số trong quá trình chiến dich tấn công đường không, không quân hải quân thực hiện khoảng 29.000 lần xuất kích, chiếm khoảng 26% toàn bộ số phi vụ của LLKQ Đồng Minh. Máy bay trên tàu sân bay thực hiện 12.000 phi vụ, chiếm 17% số phi vụ chiến đấu của các loại máy bay. Máy bay trên tàu sân bay trung bình thực hiện 80-300 phi vụ mỗi ngày đêm.

Đặc biệt hiệu quả là các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình "Tomahawk" phóng từ căn cứ trên biển. Trong cuộc tấn công đầu tiên được thực hiện làm 2 đợt, 114 tên lửa đã được bắn đi. Các đòn tấn công được tung ra từ Địa Trung Hải, Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư. Cự ly phóng tên lửa từ Địa Trung Hải lên tới 1100-1400 km, thời gian bay - 1 giờ 20 phút-1 giờ 45 phút; một cách tương ứng: tên lửa phóng từ Biển Đỏ - 900-1.300 km và 1 giờ 15 phút-1 giờ 40 phút, từ Vịnh Ba Tư - 550-1.300 km và [ 392 ] 40 phút-1 giờ 10 phút. Khoảng cách giữa các tàu mang tên lửa khi phóng là từ 10 - 25 dặm, còn giữa các nhóm chiến thuật - 60-150 dặm. Các tàu mang tên lửa tiến gần đường bờ biển khoảng từ 20 - 50 dặm. Các tàu ngầm phóng tên lửa từ tư thế bơi ngầm. Chúng cơ động ở độ sâu khoảng 50 mét với tốc độ gần 5 hải lý.


"Tomahawk" phóng đi từ USS "Missouri" khi mở màn "Bão táp sa mạc", đây là cuộc chiến cuối cùng mà các thiết giáp hạm còn được sử dụng triển khai tác chiến.

Đòn tấn công kết hợp tiếp sau (nghĩa là tấn công kết hợp không quân-tên lửa) được các lực lượng đa quốc gia tung ra vào đêm ngày 18 sang ngày 19 tháng 1 (80 đạn tên lửa trong một loạt bắn), còn buổi sáng ngày 19 là loạt bắn 50 đạn tên lửa. Tổng cộng trong bảy đợt tấn công, người Mỹ sử dụng gần 280 tên lửa "Tomahawk", trong đó có hơn 40 đạn phóng đi từ tàu ngầm. Báo chí nước ngoài ghi nhận chỉ riêng thiết giáp hạm "Wisconsin" đã phóng 19 tên lửa, tức 60% cơ số đạn tên lửa của nó. Phía Iraq tuyên bố phương tiện PK và chống tên lửa của họ bắn hạ được 29 tên lửa "Tomahawk". Người Mỹ cho rằng con số này là quá cao, nếu hệ thống PK Iraq bắn hạ thành công những tên lửa đó, thì số lượng không quá 2 - 3 tên lửa.

Kết quả các đòn tấn công pháo binh-tên lửa vào ngày đầu tiên của cuộc chiến trên một mức độ nhất định đã thành công trong việc làm "mù" (phá vỡ sự làm việc của 95% đài radar), làm "điếc" một phần (chế áp nhiều đầu mối thông tin liên lạc) và "chặt đầu" đối phương, có nghĩa là phá hỏng sự kiểm soát đất nước và chỉ huy lực lượng vũ trang của Iraq. Máy bay của họ bị phong tỏa ngay trên mặt đất, SAM bị vô hiệu hóa, một phần bệ phóng tên lửa "Scud" bị tiêu diệt và nguồn cung cấp điện bị phá hủy.

Vào ngày thứ hai của chiến tranh, đã giành được ưu thế trên không, các cuộc ném bom bằng máy bay ném bom chiến lược vẫn tiếp tục và bắt đầu nhiệm vụ cô lập khu vực chiến sự.

Ưu thế giành được trên không cũng như việc tổ chức tốt các hoạt động đảm bảo đã làm giảm tổn thất trong chiến đấu của máy bay trên tàu sân bay. Tổng thể con số đó là 0,4 chiếc cho mỗi 1.000 phi vụ. Chỉ số tương tự cho Không quân Hoa Kỳ là 0.22, với KQ lực lượng đa quốc gia - 0,4, và không quân TQLC [ 393 ] là - 0,81. Mức độ tổn thất cao hơn của KQ TQLC là do nó hoạt động trong khu vực có hệ thống PK mạnh hơn (khi giải quyết nhiệm vụ trực tiếp yểm hộ đường không). Xét về con số tuyệt đối, hạm đội bị mất 15 máy bay (trong đó có 6 máy bay trên tàu sân bay - tổn thất trong chiến đấu và 3 - tổn thất phi chiến đấu). Tổng số lực lượng không quân đa quốc gia bị mất 44 máy bay và 9 trực thăng. { 37 }
..........
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2013, 09:58:49 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM