Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:51:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hạm đội trong những cuộc xung đột cục bộ nửa sau thế kỷ 20  (Đọc 74026 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2012, 07:02:10 pm »

(tiếp)

Nguyên tắc bắt buộc là phải đạt được ưu thế về quân số và vũ khí trang bị. Trong hạm đội thống nhất Anh-Pháp có 130 tàu, gồm bảy tàu sân bay, ba tàu tuần dương hạng nhẹ, 13 khu trục hạm, 14 tàu tuần tra, 6 tàu ngầm, 11 tàu đổ bộ, 8 tàu quét mìn, 60 tàu vận tải cùng các tàu và phương tiện nổi khác. Thành phần tàu chiến được tổ chức thành lực lượng đặc nhiệm 345, gồm các nhóm chiến thuật chuyên biệt: 345.4 - tàu sân bay; 345.5 - đổ bộ; 345.7 - Thủy quân lục chiến; 345.2 - nhóm bảo trì và phục vụ. Để tạo đường đi lại qua các bãi mìn tiềm tàng đã thành lập một nhóm tàu quét mìn.

Trong Không lực thống nhất có 461 máy bay, gồm 70 máy bay ném bom, 228 máy bay tiêm kích, 81 máy bay trinh sát và 82 [92] máy bay vận tải. Các máy bay được tổ chức thành 5 không đoàn: 2 không đoàn máy bay ném bom, một không đoàn hỗn hợp và hai không đoàn vận tải. Ngoài ra, đặt căn cứ trên các tàu sân bay của đơn vị xung kích tàu sân bay 345.4 còn có 290 máy bay. Các lực lượng không quân Anh-Pháp có tổng cộng 751 máy bay.


Không quân Hải quân Anh trong cuộc khủng hoảng Suez, 1956.

Với tư cách lực lượng đổ bộ của Vương quốc Anh người ta đưa vào một sư đoàn thiết giáp, một sư đoàn bộ binh, 3 lữ đoàn dù và bộ binh, hai trung đoàn xe tăng độc lập, hai cụm pháo binh lục quân, một trung đoàn ô tô bọc thép độc lập, sáu trung đoàn pháo binh độc lập và ba tiểu đoàn bộ binh độc lập. Tổng quân số lực lượng Anh khoảng 45 nghìn người.


HMS Ocean R68 - Royal Navy Colossus-class light fleet aircraft carrier, chuẩn bị lên đường tham gia Chiến tranh Triều Tiên, năm 1952 (en.viki).

Quân đội Pháp bao gồm sư đoàn cơ giới hóa và sư đoàn đổ bộ đường không, lữ đoàn dù độc lập và một trung đoàn xe tăng độc lập. Số lượng quân Pháp là hơn 20 nghìn người. Để đổ bộ bằng máy bay trực thăng đã thành lập một nhóm đặc biệt, gồm hai tàu sân bay HMS "Theseus" và HMS "Ocean" với 22 máy bay trực thăng trên tàu. Chuẩn bị cho cuộc đổ bộ còn có tiểu đoàn "commando" số 45 quân số khoảng 600 người. Ngày 04 tháng Mười, các lực lượng này thực hiện tập trận. Trong giai đoạn chuẩn bị cho chiến dịch đổ bộ Suez Bộ chỉ huy Anh-Pháp đã thực hiện 10 cuộc tập trận đổ bộ và quét mìn ở các vùng khác nhau của biển Địa Trung Hải, và hai cuộc tập trận nhảy dù thực với những đơn vị đổ bộ đường không khá lớn. Ngoài ra, cũng có một số cuộc tập trận về thông tin liên lạc.


HMS Theseus R64, Royal Navy Colossus-class light fleet aircraft carrier,  gần cảng Sasebo - Nhật Bản, trong Chiến tranh Triều Tiên, 1951 (en.viki).

Khi phát triển kế hoạch chiến dịch phát sinh vấn đề về việc đổ bộ của các đội đổ bộ hỗ trợ. Đặc biệt, đã lên kế hoạch đổ bộ một đội đổ bộ như vậy ở Biển Đỏ (chiến dịch "Toreador") trong khu vực Suez.

Chính phủ Ai Cập đã nhận được những thông tin đáng tin cậy về cuộc xâm lược sắp xảy ra, họ đã thực hiện một số biện pháp cấp bách để tăng cường khả năng quốc phòng của đất nước. Quân đội đã được báo động, thực hành động viên cục bộ, triển khai huấn luyện quân sự [93] cho công dân thường và bắt đầu thành lập các đơn vị dân quân. Tuy nhiên, khả năng của đất nước đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù còn hạn chế: thiếu trầm trọng cán bộ được đào tạo quân sự cơ bản, lực lượng vũ trang không có đủ số lượng các mẫu trang thiết bị quân sự và vũ khí hiện đại. Bộ chỉ huy Ai Cập coi việc đổ bộ đường biển tại cảng Said không đáng tin và đã không xây dựng hệ thống phòng thủ chống đổ bộ tại khu vực này. Trong thời kỳ có mối đe dọa bị tấn công, các thiết bị quân sự, đặc biệt là máy bay, không được phân tán và cất giấu. Trong số 128 máy bay của lực lượng không quân Ai Cập, chỉ có 30 máy bay tiêm kích và 12 máy bay ném bom ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Trước khi bắt đầu chiến tranh, quân đội Ai Cập có 140 ngàn người, cùng với lực lượng Cận vệ Quốc gia và tình nguyện viên - 240 nghìn người. Tất cả các lực lượng này phân bổ trong các lữ đoàn thiết giáp, bộ binh và pháo cao xạ.

Nói chung, ở khu vực Port Said các lực lượng Đồng Minh trội hơn người Ai Cập hơn 5 lần về quân số, trong khi ưu thế của họ trên không và trên biển là tuyệt đối. Đến cuối tháng Mười, các lực lượng Đồng Minh đã kết thúc triển khai ở phía đông Địa Trung Hải, họ đã sẵn sàng bắt đầu chiến tranh.
........
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2012, 12:34:56 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #31 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2012, 09:41:01 pm »

(tiếp)

Ngày 29 Tháng 10 năm 1956 rất bất ngờ cuộc tấn công khởi đầu các hành động quân sự của Israel chống lại Ai Cập đã nổ ra. Tới ngày 5 tháng 11, quân đội Israel đã chiếm toàn bộ bán đảo Sinai. Quân đội Ai Cập chết và bị thương gần 3.000 người, hơn 5.000 người bị bắt làm tù binh. Quân đội Israel chiếm được 100 xe tăng và xe bọc thép, hơn 200 cỗ pháo, hơn 1.000 xe ô tô và rất nhiều trang thiết bị quân sự khác. Tồn thất của quân đội Israel tất cả khoảng 900 người chết và bị thương. Phi công Israel đã bắn rơi 22 máy bay Ai Cập trong không chiến, trong khi chỉ bị mất có 9 chiếc.


Ibrahim al-Awal, vốn là HMS Mendip (L60), bị Hải quân Israel bắt sống từ tay quân Ai Cập năm 1956. Sau đó được đổi tên thành INS Haifa (K-38) - (en.viki).

Thắng lợi của quân đội Israel là do đạt được tính bất ngờ trong tấn công, tạo lập được ưu thế về lực lượng [94] và phương tiện quân sự trên các hướng tấn công chính, nhưng cũng còn do những tính toán sai lầm của bộ chỉ huy Ai Cập.


Quân Anh-Pháp đổ bộ và quân Israel tấn công Sinai.

Hải quân Israel yểm trợ cho lực lượng lục quân trong tấn công: họ thực hiện việc vận chuyển hàng hoá quân sự vào vịnh Aqaba, yểm trợ hỏa lực pháo binh cho quân đội, và đổ bộ các lực lượng đổ bộ chiến thuật trên các đảo Tiran và Sinnafir.


Một người lính Israel đứng gần một cỗ pháo Ai Cập phong tỏa eo Tiran (en.viki).

Ngày 30 tháng 10 chính phủ Vương quốc Anh và Pháp đã ban hành một tối hậu thư yêu cầu bộ tư lệnh Ai Cập rút quân ra cách kênh đào Suez một khoảng 16 dặm, còn sau đó họ sẽ đưa quân đội của mình vào khu vực kênh đào với mục đích tự xùn là bảo vệ nó tránh khỏi mọi thiệt hại. Cần lưu ý rằng tối hậu thư đã bỏ qua hoàn toàn sự thực về cuộc tấn công của Israel và giữ im lặng về thực tế rằng trong những điều kiện như thế này, đòi hỏi duy nhất công bằng là việc rút ngay lập tức quân đội Israel khỏi các vùng lãnh thổ Ai Cập bị chúng chiếm đóng. Ban lãnh đạo Ai Cập, hiểu tính không thực tế của việc thực hiện yêu cầu đó, còn chưa trả lời tối hậu thư, thì ngay sau đó, vào buổi sáng ngày 31 Tháng Mười, Anh và Pháp không hề tuyên bố chiến tranh đã bắt đầu các hành động quân sự chống lại Ai Cập.

Theo kế hoạch dự kiến từ trước của chiến dịch "Musketeer", lực lượng không quân Anh-Pháp bắt đầu ném bom các cơ sở quân sự và công nghiệp của Ai Cập, sử dụng đến 300 máy bay Anh và 240 máy bay Pháp. Các cuộc tấn công đầu tiên giáng xuống các sân bay Almaz, Abu Sueyr, Inhas, Cabrit. Kết quả của các cuộc tấn công này là đã có hơn 100 máy bay Ai Cập bị phá hủy.

Trong một vụ ném bom vào khu vực kênh đào Suez, frigate "Akka" của Ai Cập đã bị đánh chìm, và do đó giao thông trên kênh đã bị tê liệt. Từ đó về sau còn một vài tàu thuyền nữa bị đánh chìm trong kênh.


Thiết bị quân sự của Ai Cập bị phá hủy trên bán đảo Sinai (en.viki).

Tổng cộng từ 31 Tháng Mười-5 Tháng 11, các máy bay Anh-Pháp đã thực hiện hơn 2.000 phi vụ tấn công các mục tiêu tại Ai Cập. Các vụ ném bom đã mang tính chất của một cuộc chiến tàn bạo đẫm máu và tạo ra vô số nạn nhân là dân thường. Các khu vực đông dân cư của Cairo, Ismailia, Alexandria, Suez và đặc biệt Port Said đã bị tàn phá nặng nề. [95]

Không có bất kỳ sự cần thiết nào về quân sự, nhiều khu phố ở Port-Said đã hoàn toàn bị phá hủy. Hàng chục ngàn người bị mất nhà cửa, bị chết hoặc bị thương. Một cuộc chiến tranh tâm lý rộng khắp đã được tiến hành chống Ai Cập. Chẳng hạn, vào đêm 03 và 04 tháng 11 tại Cairo đã thả xuống hơn 500.000 tờ rơi trong đó kêu gọi người dân Ai Cập chấp nhận các điều kiện của Anh và Pháp đối với Kênh đào Suez. Các tờ rơi ghi như sau: "Xin vui lòng chấp nhận các đề nghị của quân Đồng minh, nếu không các bạn sẽ phải chịu những hậu quả của chính sách của Nasser, mà các kết quả nặng nề đó là: không chỉ tác động đến một số thủ phạm, mà còn liên quan đến nhiều người dân vô tội. Hãy nhớ rằng chúng tôi có đủ sức mạnh để đạt được mục tiêu của chúng tôi, và chúng tôi sẽ sử dụng nó đầy đủ, nếu cần thiết"{9}.

Đài phát thanh từ đảo Cyprus phát sóng liên tục vào Ai Cập, các bản tin của chúng mang tính chất chia rẽ và đe dọa.

Ngày 1 Tháng 11, các máy bay trên tàu sân bay của lực lượng đặc nhiệm 345 bắt đầu hoạt động. Trong ngày đầu tiên chúng đã thực hiện 355 phi vụ chiến đấu. Các đối tượng chính của cuộc tấn công là các sân bay Ai Cập và các máy bay đóng căn cứ tại đó. Tham gia các cuộc tấn công có từ 4 đến 8 máy bay. Bom nổ phá (cỡ 112,5 kg) được ném xuống từ tư thế bổ nhào và hiếm hơn - trong tư thế bay bằng. Sau khi cắt bom các máy bay còn sử dụng pháo-súng máy, rocket. Sự kháng cự là yếu ớt. Trong ngày này, quân đồng minh đã tiêu diệt 90% máy bay của Ai Cập, {10} hậu quả của nó là sau đó họ chiếm ưu thế thóng trị trên không trung. [96]

Ngày 02 Tháng 11, chính phủ Anh công bố việc phong tỏa hàng hải bờ biển Ai Cập. Tàu buôn của tất cả các nước trên thế giới bị cấm vào khu vực phía đông biển Địa Trung Hải, giới hạn bởi vĩ tuyến 35 ° bắc và bờ biển Ai Cập và các kinh tuyến 27 ° và 35 ° độ kinh Đông, cũng như phía bắc Biển Đỏ. {11} Trong khu vực căn cứ hải quân chính của Ai Cập - Alexandria - đã thiết lập sự phong tỏa hàng hải gần. Tại đây hạm đội đồng minh trước khi kết thúc các hoạt động quân sự đã thực hiện các cuộc tuần tra phong tỏa. Các nhóm chiến thuật gồm các tàu chiến và máy bay tiến hành các cuộc tuần tra trong các khu vực phong tỏa khác.


Tướng "độc nhãn" Moshe Dayan và Avraham Yoffe, chỉ huy Lữ đoàn 9 quân Israel tại Sharm el-Sheikh sau trận Sinai (en.viki).
.........
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2012, 12:36:35 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #32 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2012, 12:37:25 am »

(tiếp)


Quân dù Pháp tại Port Said tháng 10/1956 (en.viki).

Ngày 31 tháng 10 trong các khu vực tập trung đã bắt đầu chuyển quân đổ bộ và trang thiết bị lên các tàu đổ bộ và vận tải. Ngày 01 Tháng Mười Một, hạm đội thống nhất Anh-Pháp với 5 tàu sân bay, ba tàu tuần dương hạng nhẹ, 6 khu trục hạm, bốn tàu tuần tra và tám tàu quét mìn đã chiếm lĩnh khu chờ, cách 30-100 dặm về phía bắc Port Said. Các biên đội tàu đổ bộ đã có mặt trong khu vực vào đêm ngày 04-rạng ngày 05 tháng 11 và tiếp tục cơ động tại đó đến trước bình minh ngày 06 tháng 11. Ngày 05 tháng 11 lúc 7:30 giờ sáng không quân Anh và Pháp bắt đầu thả lính dù, cuộc thả dù này được đi trước bởi một màn chuẩn bị hỏa lực đường không mạnh mẽ. Tham gia cuộc tấn công có đồng thời hơn 200 chiếc máy bay.


Quân dù Anh tại Port Said và Su-100 của quân Ai Cập bị quân Anh chiếm, bên phải là xe chiến đấu thủy bộ Buffalo của quân commandos (en.viki).

Không quân cũng thực hiện yểm trợ cuộc đổ bộ đường không. Chỉ riêng máy bay trên tàu sân bay vào ngày này đã thực hiện hơn 470 phi vụ, trong đó có 400 phi vụ - yểm trợ trực tiếp cho quân đội. Máy bay hoạt động theo các nhóm nhỏ 6 - 9 máy bay. Các cuộc tấn công mục tiêu được thực hiện từ các hướng và độ cao khác nhau. [97]


Một chiếc Sea Venom phi đoàn 893 bị thương hạ cánh trên tàu sân bay HMS Eagle (en.viki).

Tới 14:30 giờ đã thả được một lữ đoàn dù quân số hơn 3.000 người. Lính nhảy dù lập tức chiếm sân bay Gamal và chặn tất cả các con đường dẫn đến cảng. Điều kiện thuận lợi cho cuộc đổ bộ đường biển đã được tạo ra.


Port Said và lối vào kênh Suez năm 2006 (en.viki).

Việc thả quân dù được thực hiện từ độ cao 100 - 200 m. Các máy bay vận tải bay thành tốp ba, mỗi chiếc đổ bộ được 30 lính chiến. Máy bay vận tải được hộ tống bởi máy bay tiêm kích. Khu vực đổ bộ có kích thước 150x800 m đã được đánh dấu bằng các mốc định hướng. Trước khi đổ quân người ta thả xuống từ máy bay các thùng chứa hàng quân sự. Người Ai Cập nổ súng vào chúng, và do đó làm lộ các vị trí hỏa điểm của họ. Các máy bay được lựa chọn đặc biệt lập tức công kích vào các trận địa này. Điều này làm giảm thiệt hại của quân đội và làm giảm thời gian đưa quân dù vào tư thế sẵn sàng chiến đấu. Như vậy, thời gian tập hợp và đưa các đại đội lính dù vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu chỉ mất tất cả có 15 - 30 phút. Thời gian đó là ít hơn nhiều so với trong Chiến tranh Thế giới thứ II.

Vào giữa ngày 5 tháng 11 bộ chỉ huy Anh-Pháp gửi cho thống đốc quân sự Port Said một tối hậu thư với yêu cầu giao nộp thành phố. Đồng thời, quân đội Ai Cập phải hạ vũ khí. Tối hậu thư đã bị phía Ai Cập bác bỏ, và cuộc chiến tiếp tục trở lại lúc 23:30 giờ. Vào rạng sáng ngày 06 Tháng Mười Một sau một đợt hỏa lực chuẩn bị đường không và pháo binh mạnh mẽ kéo dài 45 phút, cuộc đổ bộ đường biển bắt đầu. Trong khu vực của người Anh, cuộc đổ bộ thực hiện theo hai thê đội. Thê đội thứ nhất gồm hai tiểu đoàn Thủy quân lục chiến, được tăng cường xe tăng, đổ lên hai bãi đáp: "bãi đỏ" - có chiều rộng 400 m và "bãi xanh lục" - 350 m. Sự kháng cự chống đổ bộ khá yếu. Đồng thời với các tốp xung kích thê đội 1 cũng đã đổ bộ nhóm chỉ huy không quân có nhiệm vụ phát lệnh gọi và phân bổ các đòn tấn công của máy bay vào các mục tiêu, điều này làm tăng hiệu quả yểm trợ đường không lên rất nhiều. [98]


Các mũi tấn công của liên quân Anh-Pháp-Israel (http://2eyeswatching.com).
........
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2012, 06:16:21 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #33 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2012, 05:51:44 pm »

(tiếp)



Nền sau ảnh là tàu quân y Pháp, phía trước là tàu sân bay Hải quân Hoàng gia Anh HMS Theseus (R64) với các trực thăng Westland Whirlwind và Bristol Sycamore của một đơn vị hỗn hợp KQ/LQ Anh đang tập hợp cạnh các trực thăng hải quân.
Thời gian khoảng giữa tháng 11 năm 1956 và tháng 12 năm 1956 (commons.wiki).


Gần như đồng thời, cuộc đổ bộ bằng máy bay lên thẳng diễn ra trong tung thâm chiến thuật của tuyến phòng thủ chống đổ bộ của đối phương theo bốn đợt sóng. Đợt đổ quân đầu tiên và các đợt đổ quân tiếp theo gồm có 22 chiếc trực thăng (6 chiếc “Sycamore" và 6 chiếc "Whirlwind" xuất phát từ tàu sân bay HMS "Ocean" và 10 chiếc "Whirlwind" từ tàu sân bay HMS "Theseus”). Trong mỗi đợt các máy bay trực thăng đi theo tốp ba chiếc một. Sau hai chuyến bay, các máy bay trực thăng được nạp bổ sung nhiên liệu. Tổng cộng sau 1 giờ 29 phút các máy bay trực thăng đã đổ bộ được 415 binh sỹ thủy quân lục chiến và đưa lên bờ được 23 tấn đạn dược, vũ khí và thực phẩm. Sai lầm thô thiển trong tính toán là ở chỗ trong thành phần đổ bộ bằng máy bay trực thăng không có các sĩ quan liên lạc không quân, vì thế các máy bay cánh cố định đã có vài cuộc tấn công nhầm vào chính quân của mình.


Chiến dịch đổ bộ Suez năm 1956.

Trong khu vực người Pháp, sư đoàn cơ giới hóa và một trung đoàn xe tăng độc lập cũng được đổ bộ lên bờ theo hai thê đội. Việc đổ bộ diễn ra mà không có sự kháng cự. Cũng như trong khu của người Anh, việc đổ quân của thê đội thứ hai bắt đầu vào bình minh ngày 07 tháng 11. Tổng cộng sau hai ngày đã có 13,5 nghìn quân Anh và 8,5 nghìn quân Pháp được đổ bộ.

Ngày 7 tháng 11 quân đội Anh - Pháp đã chiếm xong Port Said và tiến dọc theo kênh đào Suez được 35 km. Các máy bay từ các sân bay trên đảo Síp, đảo Malta và từ các tàu sân bay đã bảo vệ cho cuộc đổ bộ, phong tỏa các cảng hàng không của đối phương, công kích vào các nơi tập trung quân và thiết bị quân sự. Từ ngày 08-20 tháng 11 thê đội 2 đã đổ bộ tại Port Said. Trong thời gian này, đã đổ bộ được 25 nghìn người, bốc dỡ 76 xe tăng, 100 xe bọc thép và hơn 50 cỗ pháo cỡ nòng lớn. Tổng quân số đã đổ bộ hơn 40 ngàn người.

Trong những điều kiện như vậy, đại đa số các nước trong thế giới Ả Rập, với sự hỗ trợ của Liên Xô, đã dứt khoát đứng về phía Ai Cập. Các chính phủ Anh, Pháp và Israel đã phải nhận những công hàm phản đối. {12} Phía Đồng Minh đã buộc phải ngừng bắn, và [99] sau đó từ ngày 23 tháng 11 bắt đầu rút quân đội của họ ra khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Cuộc chiến tranh của Anh-Pháp-Israel chống lại Ai Cập một lần nữa cho thấy rằng trong các cuộc chiến tranh nhỏ, Hải quân đóng một vai trò rất lớn trong việc đạt được các mục tiêu chính trị-quân sự quan trọng. Trong cuộc chiến ngắn ngủi này, các lực lượng của hạm đội đã đổ bộ thủy quân lục chiến, đã thực hiện hiệp đồng hỏa lực yểm trợ cho quân đổ bộ, không kích và pháo kích vào các mục tiêu trên bờ, thực hiện phong tỏa hàng hải, cũng như đảm bảo công tác tiếp vận đường biển.

Trong trình tự thực hiện chiến dịch đổ bộ đường biển này ta có thể quan sát thấy một khuôn mẫu được phát triển qua kinh nghiệm của Chiến tranh Thế giới thứ II: đổ bộ với ưu thế áp đảo về lực lượng và vũ khí trang bị, chiếm lĩnh bàn đạp đầu cầu và cô lập nó tạm thời, tích tụ lực lượng trên bàn đạp đã đánh chiếm, rồi sau đó chuyển sang tấn công để giải quyết các nhiệm vụ mà vì chúng phải đổ bộ đường biển. Một tính chất đặc biệt của chiến dịch đổ bộ Suez là khi chọn khu vực đổ bộ, bộ chỉ huy liên quân đã từ bỏ các qui tắc chung được chấp nhận về việc đổ bộ trên vùng bờ biển không trang bị và có sự phòng thủ chống đổ bộ yếu nhất hoặc ở nơi hoàn toàn không có điều đó, và họ đổ quân đổ bộ trực tiếp xuống cảng, nhờ vậy họ đảm bảo giải quyết nhanh nhất nhiệm vụ đánh chiếm kênh đào Suez. Giải pháp đó được tính toán với sự thành công không thể ngờ nhờ ưu thế đạt được về lực lượng và vũ khí trang bị.

Trong chiến dịch "Musketeer", lần đầu tiên trong lịch sử, việc đổ bộ đường biển được thực hiện theo phương pháp "chiếm lĩnh theo phương đứng". Kinh nghiệm của cuộc đổ bộ cho thấy phương pháp này đảm bảo những ưu thế rất lớn cho bên tấn công. Đầu tiên, nó làm tăng đáng kể tốc độ [100] đổ bộ. Thứ hai, việc đổ quân bằng máy bay trực thăng vào trong tung thâm chiến thuật của tuyến phòng thủ chống đổ bộ cho phép đồng thời tấn công đối phương từ nhiều hướng, cũng như để giải quyết các vấn đề cụ thể của việc đánh chiếm các mục tiêu trên hệ thống phòng vệ chống đổ bộ dọc bờ biển, ngăn chặn đường tiếp cận của các lực lượng dự bị của đối phương, v.v. Đồng thời, việc đổ bộ bằng máy bay trực thăng cũng cho thấy các máy bay trực thăng thông thường không thật phù hợp với các hoạt động như vậy: cần phải tổ chức các máy bay trực thăng vận tải-đổ bộ đặc biệt, chúng có thể tiếp nhận được quân số lớn hơn cũng như các trang bị tác chiến loại nặng hơn. Tổn thất nhân mạng của các bên là tương đối nhỏ. Điều này chủ yếu do thời gian chiến sự khá ngắn. Tổn thất của quân đội Ai Cập khoảng gần 800 người, của người Anh và người Pháp - 320. Đáng kể hơn cả là tổn thất của dân thường. Kết quả các vụ ném bom dã man xuống các khu dân cư tập trung đã gây ra cái chết của gần 3.000 người dân. Tổn thất về tàu chiến cũng tương đối nhỏ. Hải quân Ai Cập bị mất sáu tàu chiến, gồm một tàu khu trục và bốn tàu cao tốc phóng ngư lôi, quân Đồng minh mất ba tàu chiến và một tàu vận chuyển quân. Những tổn thất lớn nhất là của không quân: Không lực Ai Cập bị mất tới 90% máy bay, Anh và Pháp - tổng cộng 13%. Tổn thất cao như vậy của Không lực Ai Cập là hậu quả của sự bê trễ và coi thường công tác ngụy trang và cất giấu máy bay. Trong giai đoạn đã xuất hiện mối đe dọa nguy hiểm, các máy bay vẫn ở nguyên trên các sân bay tại các vị trí đậu chính thức của chúng. Công tác phân tán và di chuyển máy bay đến nơi trú ẩn không được thực hiện, còn các biện pháp ngụy trang chỉ được thực hiện một cách hình thức.

Ảnh hưởng đến kết quả cuộc chiến còn có những sai lầm của bộ chỉ huy Ai Cập, khi họ coi cuộc đổ bộ vào Port Said là ít có khả năng xảy ra, và do đó đã không tổ chức phòng thủ chống đổ bộ cho nó, cũng như bố trí các bãi mìn chướng ngại.

HẾT CHƯƠNG 2
........
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2012, 10:27:03 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #34 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2013, 07:47:40 pm »

(tiếp)

CHƯƠNG 3

THẤT BẠI CỦA CHIẾN DỊCH "PLUTO"



Phác thảo kế hoạch trong tài liệu giải mật của CIA

Tháng Giêng năm 1959, trên hòn đảo Cuba diễn ra một cuộc cách mạng, kết quả của nó đã đưa chính phủ do Fidel Castro cầm đầu lên nắm quyền. Chính sách của ban lãnh đạo mới của Cuba sớm mâu thuẫn với các lợi ích của Washington. Đầu năm 1960, sau thất bại của những nỗ lực giải quyết "vấn đề Cuba" bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế và chính trị, giới lãnh đạo quân sự và chính trị Hoa Kỳ chuyển hướng sang âm mưu lật đổ chính phủ hiện tại ở Cuba bằng biện pháp vũ trang. Tổng thống Mỹ trong mệnh lệnh ngày 17 tháng 3 năm 1960 đã giao nhiệm vụ cho CIA và Lầu Năm Góc chuẩn bị và thực hiện hành động quân sự chống Cuba nhằm lật đổ chính phủ. Việc chịu trách nhiệm soạn thảo và thực hiện kế hoạch dự kiến trên được giao cho tướng Bissell - Phó Giám đốc CIA phụ trách công tác lên kế hoạch các "chiến dịch hoạt động bí mật". Trong các tài liệu của CIA chiến dịch hành động này được đặt tên mã "Chiến dịch Pluto". Trực tiếp phát triển kế hoạch xâm lược vũ trang là chuyên gia Lầu Năm Góc về các hoạt động biệt kích-đổ bộ, đại tá Alcott, người có những kinh nghiệm đáng kể về công tác huấn luyện và chuẩn bị cho đổ bộ trong những năm Chiến tranh Thế giới thứ II. [104]

Việc chuẩn bị dụ kiến hoàn tất vào đầu tháng 12 năm 1960. Tổng hàn dinh đặt cược vào những tên lính đánh thuê. Trong nửa sau tháng Ba năm 1960 CIA thành lập một nhóm đặc nhiệm làm công tác lên kế hoạch và chuẩn bị cho cuộc can thiệp từ số những người trong các thời điểm khác nhau đã từng phục vụ ở Cuba và hiểu biết đất nước này. Ban đầu, nhóm có 10 người, nhưng chẳng bao lâu sau quân số nhóm tăng gấp 4 lần. Trung tâm huấn luyện nằm ở Miami (bang Florida). Tổng thống mới của Mỹ John F. Kennedy đã xem xét kế hoạch của cuộc tấn công Cuba ngay trong thời gian diễn ra chiến dịch tranh cử và về tổng thể ông ta đồng ý với nó. Ngày 22 tháng Giêng năm 1961 diễn ra phiên họp đầu tiên của nội các mới của Mỹ về vấn đề "Cuba", tại đó đã quyết định thực hiện cuộc xâm lược vũ trang vào Cuba không muộn quá thời điểm mùa xuân 1961. Cuộc họp có sự tham dự của Giám đốc CIA, Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các quan chức khác.


Cuộc can thiệp Vịnh Con Heo 1961

Việc huấn luyện lính đánh thuê được tổ chức trong các trại đặc biệt do CIA dựng lên trên bờ biển các nước Guatemala (Rotaluleo và San Jose), Nicaragua (Puerto Cabezas) và Mỹ (New Orleans, Fort Myer và Miami). Nhóm đặc nhiệm lập kế hoạch đã tiến hành thành lập các đơn vị bán quân sự lấy từ số những người lưu vong Cuba và đào tạo họ. Với tư cách là lực lượng thê đội thứ nhất người ta chọn ra được hơn 1.400 người, tập hợp trong cái gọi là "Lữ đoàn 2506". Mỗi người lính đánh thuê được mang một số hiệu. Trong đó, việc đánh số bắt đầu từ số 2000. Điều này nhằm tạo ra viễn cảnh của một nhóm lính đánh thuê lớn hơn nữa. "Lữ đoàn 2506" bao gồm 4 tiểu đoàn bộ binh, cơ giới hóa và nhảy dù, một đại đội xe tăng, một chi đội thiết giáp và một tiểu đoàn pháo binh hạng nặng. Đứng đầu "Lữ đoàn 2506" là San Roman - cựu đại úy quân đội Batista.


Phù hiệu của lữ đoàn 2506

Tại cảng Puerto Cabezas đã hình thành cái gọi là "lực lượng hải chiến chiến thuật", mà trong đó [105] gồm có 5 tàu vũ trang của công ty vận tải biển cũ của Cuba "Garcia Line Corporation" ("Houston", "Lake Charles," "Rio Eskandido", "Caribe" và "Atlantique") và hai tàu đổ bộ bộ binh, đóng trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ II (" Barbara Jane" và "Blagar ") của Hải quân Mỹ, được chuyển giao cho lực lượng lính đánh thuê. Để bốc xếp vận chuyển vũ khí hạng nặng, người Mỹ đã lên kế hoạch đưa vào khu vực đổ bộ 7 tàu đổ bộ xe tăng cao tốc.


Cuộc xâm lược vũ trang chống Cuba năm 1961

BCH Không quân Mỹ đã cho lực lượng lính đánh thuê sử dụng 8 máy bay vận tải quân sự C-46 và 6 chiếc C-54. Các máy bay này, cùng với 24 máy bay ném bom B-26 thuộc quyền CIA điều động, được tập trung tại sân bay Puerto Cabezas.

Ý đồ kế hoạch của "Operation Pluton" dự kiến triển khai lực lượng một cách bí mật tại vùng bờ biển phía Nam Cuba rồi đổ bộ bất ngờ để cướp chính quyền và tạo ra một lý do ngoại giao cho việc hình thành một "chính phủ lâm thời", được Mỹ công nhận và cung cấp viện trợ quân sự. Theo kế hoạch của Washington, sau khi phe phản cách mạng kêu gọi giúp đỡ, các nước khối OAS (Tổ chức các quốc gia châu Mỹ - Organization of American States) sẽ phải hỗ trợ chúng bằng các nhóm vũ trang có tổng quân số lên đến 15 ngàn người. Các lực lượng này tạo thành thê đội đổ bộ thứ 2 mà CIA và Lầu Năm Góc đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

Từ lúc khởi sự cuộc xâm lược vũ trang vào Cuba, theo tín hiệu từ đảo Swan, tại các vùng khác nhau của đất nước cũng sẽ bắt đầu cuộc nổi dậy vũ trang được các nhóm phản cách mạng chuẩn bị từ trước. Chiếm một vị trí quan trọng trong kế hoạch "Chiến dịch Pluto" là việc triển khai các nhóm này vào lãnh thổ của Cuba. Đúng ngày đổ bộ thê đội 1, chúng phải cho nổ phá các tuyến đường sắt, cầu cồng, phong tỏa các tuyến đường cao tốc chính, vô hiệu hóa các trạm biến áp, phá hủy dự trữ nhiên liệu, đặc biệt tại các địa điểm [106] tập trung quân đội và trang thiết bị quân sự. Tàu cao tốc "Tehan" từ Key West trong vòng một vài đêm sẽ chuyển vũ khí tới cho các nhóm này.

Việc đổ bộ lực lượng đổ bộ đường biển dự kiến sẽ diễn ra sau khi tiến hành các cuộc không kích bất ngờ vào các mục tiêu quân sự trọng điểm ở Cuba. Trong đó các sân bay được xác định là các mục tiêu chính. Kế hoạch ban đầu là 16 máy bay ném bom sẽ thực hiện tấn công ba đợt - hai đợt trước khi mở màn chiến dịch và một đợt trong khi diễn ra cuộc đổ bộ đường biển. Tuy nhiên, một vài ngày trước khi đổ bộ, để tránh gây ấn tượng rằng Hoa Kỳ tham gia vào cuộc can thiệp, đã có quyết định số máy bay ném bom thực hiện các cuộc không kích vào ngày 15 sẽ là 8 thay vì 16. Một tuần trước khi bắt đầu cuộc xâm lược vũ trang, cũng vì lý do này, người ta đã hủy bỏ cuộc ném bom thứ hai vào hòn đảo, vốn đã lên kế hoạch tiến hành vào ngày 16 tháng 4.
.........
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2013, 01:19:36 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #35 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2013, 01:03:38 am »

(tiếp)


Kế hoạch "Trinidad" ban đầu

Ban đầu nó cuộc đổ bộ theo kế hoạch sẽ tiến hành trong khu vực thành phố Trinidad. Tuy nhiên, do việc đổ bộ trong khu vực này có thể dẫn đến thương vong cho thường dân và làm họ nổi lên chống lại những kẻ xâm lược, kế hoạch đã bị gạt bỏ. Tổng thống Mỹ cũng cho rằng việc đổ bộ đường biển ở khu vực Trinidad sẽ dễ bị chú ý, vì vậy ông ta đòi hỏi phải đổ bộ bí mật, tốt nhất là vào ban đêm, tại địa điểm xa các khu vực đông dân cư, nhằm không để việc tham gia của Mỹ vào cuộc xâm lược chống Cuba trở thành quá lộ liễu. Sau khi thảo luận một số phương án, người ta dừng lại ở phương án đổ bộ vào Vịnh Con Heo. Khu vực lựa chọn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản: tại đó thiếu sự phòng thủ chống tác chiến đổ bộ, còn trên bờ có một bãi diện tích lớn có khả năng sử dụng được làm sân bay. Ở cự ly cách đường bờ biển từ 4 đến 12 km bắt đầu một khu vực đầm lầy, từ đó dẫn vào sâu nội địa hòn đảo [108] chỉ có một con đường. Điều này góp phần tăng cường khả năng bảo vệ thành công đầu cầu đã đánh chiếm để tích lũy đủ quân số. Những bãi biển cát khiến cho các phương tiện đổ bộ tiếp cận dễ dàng hơn.

Trong Vịnh Con Heo, người ta chọn ba điểm đổ bộ: trong khu vực Playa Giron - "bãi xanh lam" và "bãi xanh lục", còn tại khu vực Playa Larga - "bãi đỏ".

Kế hoạch này cũng dự kiến triển khai thả lính nhảy dù xuống con đường dẫn vào sâu nội địa. Đội đổ bộ đường không có nhiệm vụ: phong tỏa các con đường tiếp cận của quân đội Cuba tới các địa điểm đổ bộ đường biển.


Bản đồ diễn biến chiến sự tại bãi biển Giron

Mối bận tâm lớn được giành cho việc đạt bằng được tính bất ngờ trong việc đổ bộ. Thông tin chi tiết của kế hoạch "Chiến dịch Pluto" chỉ có 4 người thuộc hàng ngũ lãnh đạo những người lưu vong Cuba được biết. Với mục đích làm sai lệnh thông tin tới bộ chỉ huy Cuba, người ta dự kiến tổ chức các hoạt động đánh lạc hướng tại tỉnh Pinar del Rio (đổ bộ đường biển khoa trương) và trong khu vực căn cứ Mỹ ở Guantanamo (các hoạt động biệt kích). Việc di chuyển của tàu thuyền vào khu vực Vịnh Con Heo cần phải được thực hiện một cách tự lập, đi theo các hướng thay đổi, ban đêm đi tắt đèn hàng hải, ban ngày đi dưới cờ Liberia. Nơi tập hợp của chúng cách bờ biển Cuba 50 dặm. Việc đổ bộ vào ban đêm cũng góp phần vào việc đạt được tính bất ngờ. Ngoài ra, để lôi kéo sự chú ý của tình báo Cuba vào hướng nghi binh, các tàu chiến Mỹ sẽ cơ động trên vùng bờ biển phía bắc Cuba, liên tục xâm phạm lãnh hải của đất nước này.

Để biện minh cho hành động quân sự trước mặt cộng đồng quốc tế và thậm chí trình bày Cuba như một kẻ xâm lược, CIA đã lên kế hoạch một cuộc tấn công giả [109] vào căn cứ Mỹ tại Guantanamo. Để đạt mục đích này, họ điều động con tàu "Santa Ana" mà toàn bộ thủy thủ đoàn cải trang trong quân phục các lực lượng vũ trang Cuba. Tuy nhiên, nhận ra tính phi lý của sự dàn cảnh này, một vài ngày trước khi diễn ra cuộc đổ bộ họ đã từ bỏ cuộc đổ bộ khoa trương, còn con tàu thì họ quyết định sử dụng vào các hoạt động nghi binh khoa trương ở tỉnh Oriente.


D-Day lúc 1 giờ sáng
Ngày 04 tháng 4 năm 1961 tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ đã gặp gỡ với các cố vấn bàn về công tác chuẩn bị các hành động chống Cuba, tại đây kế hoạch "Chiến dịch Pluto" đã được thông qua. Ngày đổ bộ được ấn định vào đêm 17 tháng 4. Người Cuba đã đoán được việc chuẩn bị cho cuộc xâm lược. Bộ tham mưu các lực lượng vũ trang Cách mạng đã thông qua một loạt biện pháp chuẩn bị đánh trả cuộc đổ bộ của nhiều nhóm ở các khu vực khác nhau của đất nước. Trên các hướng có nguy cơ bị đổ bộ người ta đã lập nên các khu vực phòng thủ tăng cường. Vũ khí và trang thiết bị đã được phân tán và chuyển vào nơi cất giấu.

Cuộc xâm lược Cuba đã bắt đầu theo đúng kế hoạch đã soạn thảo. Ngày 14 tháng 4 máy bay gián điệp Mỹ U-2 chụp ảnh toàn bộ lãnh thổ Cuba. Việc trinh sát ảnh đã xác nhận sự hiện diện trên mặt đất của 15 chiếc máy bay. Ngày hôm sau, 8 chiếc B-26 với các dấu hiệu nhận dạng của Không quân Cuba đã tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Cuba; 3 máy bay của nhóm "Linda" ném bom sân bay San Antonio-de-Los Banos, 3 máy bay của nhóm "Puma" - sân bay Campo Columbia và 2 máy bay của nhóm "Gorilla" - sân bay Santiago de Cuba. Lãnh đạo CIA nhận định rằng các vụ ném bom rất thành công, họ cho là phần lớn các máy bay Cuba đã bị phá hủy. Nhưng ngay trước khi có các cuộc tấn công trên, tất cả máy bay đã được phân tán, còn trên các địa điểm đậu cũ của chúng còn lại là các mô hình. Trong số 24 chiếc máy bay của KQ Cuba, lực lượng lính đánh thuê chỉ tiêu diệt được 2 xe ô tô. [110]


Lính Cuba lưu vong nạp bom cho một chiếc Hawker Seafury tại căn cứ

Đêm ngày 16 tháng 4, trên bờ biển tỉnh Oriente, bọn lính đánh thuê đã hai lần cố gắng đổ quân khoa trương, nhưng cả hai lần nỗ lực đều bị đánh bật lại, và con tàu "Santa Ana" đã được gửi đến Vịnh Con Heo. Không phân tích thấu đáo tình hình, bộ chỉ huy Cuba coi hành động khoa trương tại tỉnh Oriente là cuộc đổ bộ thực và họ phái đến khu vực này 12 tiểu đoàn bộ binh. Chỉ vào lúc bình minh, bộ chỉ huy Cuba mới có khả năng đánh giá đúng tình hình.

Vào cuối ngày 14 Tháng 4 nhiều tàu xuồng của bọn can thiệp đã xuất phát từ căn cứ Puerto Cabezas. Ngày hôm trước chúng đã nhận 2,5 tấn vũ khí và đạn dược, 5 xe tăng M41 "Sherman", 10 xe bọc thép, 18 pháo chống tăng, 30 súng cối, 70 súng chống tăng "bazooka". Đồng thời các tàu yểm hộ cũng xuất phát từ căn cứ nằm trên đảo Vieques.Buổi tối ngày 16 tháng 4 người Mỹ đã đưa các tàu đổ bộ xe tăng LCT (tank landing craft) đến khu vực đổ bộ. Các tàu sân bay Mỹ "Essex" và "Shangri-La" cũng như tàu đổ bộ chở trực thăng "Boxer" với một tiểu đoàn thủy quân lục chiến trên tàu cũng được triển khai đến khu vực.


D-Day lúc 10 giờ sáng
........
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2013, 01:19:04 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #36 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2013, 10:47:56 pm »

(tiếp)


D-Day buổi trưa

Trong đêm 17 tháng 4, "nhóm hải chiến chiến thuật" đã vào Vịnh Con Heo. Các tàu, thuyền neo đậu lại cách bờ biển một dặm. Kỳ hạm "Blagar" đã thả các thuyền cao su xuống biển, các nhóm trinh sát-phá hoại đã dùng các thuyền đó để đổ bộ. Chúng thực hiện trinh sát bổ sung bờ biển và đôt các đống lửa tín hiệu định hướng để đánh dấu các điểm đổ bộ. Hồi 1:15 sáng, từ đảo Swan một bức điện mã hóa được chuyển đến địa chỉ lực lượng phản cách mạng Cuba báo hiệu khởi đầu cuộc xâm lược vũ trang. Vào lúc 3:00 thê đội 1 bắt đầu đổ bộ. Do có quá nhiều rạn san hô ở dải duyên hải, một số phương tiện đổ bộ bị mắc cạn. Kết quả là cuộc đổ bộ bị trì hoãn một thời gian.

Vào lúc bình minh, lính nhảy dù đã được thả xuống. Khu vực đổ bộ của lính dù nằm gần con đường, [111] dẫn vào sâu bên trong hòn đảo cách đường bờ biển 10 - 12 km.


D-Day buổi chiều tối

Một chi đội cảnh sát Cuba đang ở trong khu vực đổ bộ quân dù đã bước vào cuộc chiến với lực lượng đối phương trội hơn mình 10 lần và đã trì hoãn được đà tiến của chúng.

Sau khi nhận được tin tức đầu tiên về cuộc đổ bộ đang bắt đầu, bộ tham mưu bọn can thiệp nhanh chóng phổ biến một bản phúc trình quân sự của "Hội đồng Cách mạng Cuba", trong đó nói rằng "... các lực lượng nổi dậy đã bắt đầu xâm nhập vào Cuba, và hàng trăm người đã đổ bộ lên đất liền tại tỉnh Oriente". Thông báo này nhằm mục đích gây sự hiểu lầm cho bộ chỉ huy Cuba. Tại trụ sở chính, CIA không biết rằng con tàu "Santa Ana", sau khi không hoàn thành nhiệm vụ của mình, đã được phái đến Vịnh Con Heo. Ban lãnh đạo Cuba đến lúc này đã hiểu được tình huống hiện tại và ngay lập tức gửi các lực lượng đầy đủ đến khu vực đổ bộ thực để đánh trả.


Tổng thống Mỹ John Kennedy tiếp nhận cờ của lữ đoàn 2506 tại Miami ngày 29.12.1962 và hứa: "Tôi có thể chắc chắn với các bạn rằng lá cờ sẽ trở về với lữ đoàn này trong một Havana tự do" ("I can assure you that this flag will be returned to this brigade in a free Havana.").

Quân đổ bộ bắt đầu tấn công trên ba hướng đồng thời: ba tiểu đoàn - bãi biển Giron, một tiểu đoàn - bãi biển Larga và một tiểu đoàn dù - San Blas. Một phần lực lượng được phân công chiếm giữ sân bay ở khu vực bãi biển Giron và chuẩn bị để nó tiếp nhận các máy bay của mình.

Bộ Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Cách mạng Cuba quyết định chặn đà tiến của những kẻ xâm lược vào sâu trong đất nước, dùng các đòn không kích phá vỡ cuộc đổ bộ trên bờ biển, sau đó phong tỏa các lực lượng đã đổ bộ từ phía biển và đất liền rồi bắt đầu tấn công hợp vây khu vực Playa Giron và Playa Larga để đè bẹp chúng. Để giải quyết nhiệm vụ này người ta đã điều động 7 tiểu đoàn bộ binh, 20 xe tăng, 10 pháo tự hành cỡ 100-mm, 14 đại đội pháo và súng cối cùng các tàu tuần tra. [112]


D+2: kết thúc trận đánh

Vào lúc bình minh một phần các lực lượng này đã chiếm lĩnh được vị trí xuất phát. Máy bay thực hiện một số cuộc tấn công vào lực lượng đổ bộ và phá hủy bốn phương tiện vận tải, bao gồm cả việc đánh chìm tàu đổ bộ "Houston", trên đó có toàn bộ một tiểu đoàn và con tàu "Rio Eskandido" đang vận chuyển phần lớn đạn dược và vũ khí hạng nặng. Trong các trận không chiến 5 máy bay địch bị bắn rơi. Đến giữa ngày trên tất cả các hướng, quân đội Cuba đã chặn được đà tiến của đối phương, và sau đó bắt đầu đẩy chúng ra bờ biển. Buổi tối ngày 18 tháng 4, khi sự việc đã trở nên rõ ràng là cuộc xâm lược Cuba sắp thất bại, Tổng thống Mỹ đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp tại đó đã quyết định quân đội Mỹ sẽ bắt tay hành động, trước tiên là các máy bay từ tàu sân bay "Essex". Những chiếc máy bay này phải phối hợp với các máy bay ném bom B-25 tấn công quân đội Cuba, đang xiết chặt vòng vây xung quanh bọn can thiệp. Tuy nhiên, trong các chỉ thị gửi tới căn cứ không quân ở Puerto Cabezas và tàu sân bay "Essex" đã không tính đến sự khác biệt thời gian giữa các múi giờ, đó là lý do tại sao các máy bay ném bom và máy bay tiêm kích không gặp nhau tại điểm quy định. Cuộc tấn công phối hợp không xảy ra. Các phi công máy bay ném bom đã được quyết định không có máy bay tiêm kích hộ tống thì không bay vào khu vực chiến sự.


Tìm cứu những người sống sót

Quân đội Cuba trong cùng buổi sáng ngày 19 tháng 4 sau khi pháo bắn chuẩn bị 30 phút đã tấn công và phá vỡ sức kháng cự của kẻ thù, chúng đã buộc phải hạ vũ khí.

Như vậy, cuộc xâm lược của Mỹ chống Cuba đã thất bại, lực lượng lính đánh thuê đổ bộ trong Vịnh Con Heo đã bị đập tan trong vòng 72 giờ.

Tổn thất của chúng gồm có 82 người chết và 1.200 người bị bắt làm tù binh. Các phi công Cuba đã phá hủy 4 tàu và bắn rơi 12 máy bay. Chiến lợi phẩm gồm có 5 xe tăng [113] M41 "Sherman", 10 xe bọc thép, đã bốc dỡ xuống bãi biển, các khẩu pháo, và gần như toàn bộ vũ khí bộ binh.


Bản đồ chung của trận đánh

Tính toán của Mỹ về các cuộc bạo động phản cách mạng trong nước đã chứng tỏ là không đúng. Sự phản đối của Liên Xô và và sự hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cho nhân dân Cuba đã không cho phép Mỹ mở rộng cuộc xâm lược bằng việc sử dụng lực lượng vũ trang của chính họ. Mặc dù chiến dịch "Pluto" không phải là một hoạt động đổ bộ theo kiểu cổ điển, nó vẫn cho phép ta rút ra một số kết luận hữu ích. Chẳng hạn xu hướng nâng cao vai trò của không quân trong các hoạt động đổ bộ trở nên hiển nhiên. Trước khi đổ bộ người ta thực hiện các đòn tấn công vào các sân bay để nhằm đạt được ưu thế trên không. Tuy nhiên, bộ chỉ huy Cuba đã có những biện pháp kịp thời phân tán và cất giấu các máy bay của mình, và không cuộc tấn công nào đạt được mục tiêu của nó. Cuối cùng, ưu thế trên không lại nằm về phía Không quân Cuba. Những sự kiện này, tiếp theo là cuộc xâm lăng của các thế lực Anh-Pháp-Israel chống Ai Cập, một lần nữa nhắc nhở sự cần thiết phân tán sớm và cất giấu các trang bị hàng không trong điều kiện có sự đe dọa một cuộc tấn công bất ngờ của kẻ địch.

Kết quả của cuộc xâm lược Cuba đã khẳng định việc tăng cường vai trò về tính bất ngờ chiến dịch và chiến thuật trong các hoạt động đổ bộ. Tuy nhiên, những kẻ xâm lược chỉ đạt được sự bất ngờ chiến thuật. Cuộc đổ bộ khoa trương trước thời hạn và hung hăng tại khu vực tỉnh Oriente không đạt được mục tiêu của nó, trái lại nó cảnh báo bộ chỉ huy Cuba phải tăng cường sự sẵn sàng cho các lực lượng vũ trang của mình nhằm đẩy lùi cuộc đổ bộ.

Trên phương diện lựa chọn địa điểm và thời gian đổ bộ đường biển rõ ràng ta quan sát thấy các nguyên tắc được phát triển trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tuy nhiên ở đây lực lượng lính đánh thuê đã phạm phải sai lầm thô thiển [114] : khu vực đổ bộ được đánh giá theo bản đồ đã cũ, không đánh dấu các rạn san hô, những rạn san hô đó đã trở thành những chướng ngại lớn cho việc đổ bộ.

Kết quả cuộc xâm lược khẳng định kết luận về vai trò ngày càng tăng của yếu tố tinh thần trong cuộc đấu tranh vũ trang.

HẾT CHƯƠNG BA

..............

........
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2013, 11:08:44 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #37 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2013, 09:25:40 pm »

(tiếp)

CHƯƠNG 5

TÊN LỬA BẮN CHÌM TÀU CHIẾN


Bố trí các hạm đội trước khi xảy ra xung đột vũ trang Ấn-Pakistan năm 1971

Dưới tác động của phong trào giải phóng dân tộc trên tiểu lục địa Ấn Độ, chính phủ Anh vào năm 1947 đã phải trao trả độc lập cho Ấn Độ. Sau đó, Ấn Độ được phân chia theo tôn giáo thành hai phần - một nhà nước Ấn Độ theo Ấn giáo và một nhà nước theo Hồi giáo là Pakistan. Đồng thời Pakistan được chia thành hai phần Đông và Tây, giữa chúng là lãnh thổ Ấn Độ. Cả hai quốc gia đều nhận quy chế xứ tự trị thuộc Anh. Tuy nhiên, kết quả quá trình phân chia đã không hoàn toàn xây dựng được các quốc gia đồng nhất về thành phần tôn giáo, điều này dẫn đến những yêu sách lẫn nhau về nhiều vấn đề khác nhau. Đặc biệt nghiêm trọng là các vấn đề về lãnh thổ, do khi phân chia Ấn Độ, người Anh đã cố ý không phân định rõ toàn bộ tuyến biên giới Ấn Độ-Pakistan. Pakistan bắt đầu đưa yêu sách về một loạt khu vực thuộc Ấn Độ, nơi mà sinh sống ở đó chủ yếu là người Hồi giáo: công quốc Jammu và Kashmir, phần phía đông bang Punjab, phần phía bắc [200] khu vực Kutch (bang Gujarat) và một số vùng khác. Theo thời gian, một số vấn đề riêng biệt đã được giải quyết, những vấn đề khác đã mất tính gay gắt của nó. Tuy nhiên, vấn đề Kashmir trong những năm qua đã trở thành một trong những yếu tố chính làm nên sự căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan. Chính phủ Pakistan đòi hỏi Ấn Độ trả Kashmir về thành phần Pakistan trên cơ sở là 80% dân số khu vực là người Hồi giáo. Giữa Pakistan và Ấn Độ đã nhiều lần xảy ra các cuộc xung đột về vấn đề Kashmir. {16}

Khi lập kế hoạch hoạt động quân sự, bộ chỉ huy Pakistan dự định dùng những đòn tấn công chia cắt cô lập băng Jammu và Kashmir với Ấn Độ, sau đó đánh chiếm nó. Họ cũng lên kế hoạch đàn áp phong trào của nhân dân Đông Bengal và các chi đội thuộc lực lượng giải phóng, những người muốn tách Đông Pakistan khỏi Tây Pakistan và giành độc lập chính trị. Ban lãnh đạo quân sự-chính trị Ấn Độ coi nhiệm vụ chính của các lực lượng vũ trang của họ là gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia và hỗ trợ phong trào của lực lượng giải phóng Đông Pakistan. [201]

Các sự cố nghiêm trọng trên biên giới Ấn Độ-Pakistan, bắt đầu ngày 21 tháng 11 năm 1971, và đến ngày 3 tháng Mười Hai máy bay Pakistan đã ném bom các thành phố và các sân bay Ấn Độ tại tiểu bang Jammu và Kashmir, bang Punjab, vv. Những cuộc tấn công này là màn khởi đầu các hoạt động chiến tranh, kéo dài hai tuần lễ và kết thúc bằng thất bại của Pakistan.


Chiến tranh Ấn-Pakistan năm 1971: sự di chuyển của dân tị nạn và quân đội Ấn Độ

Trong tình huống này, Mỹ đã thực hiện hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Pakistan. Ngày 14 tháng Mười Hai một đơn vị đặc nhiệm của Hạm đội 7 có trong thành phần tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử "Enterprise", 7 frigate và khu trục hạm trang bị tên lửa có điều khiển, tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng "Tripoli" với 800 lính thủy quân lục chiến trên tàu đã khởi hành đến khu vực vịnh Bengal, mang theo mệnh lệnh "thực hiện các chiến dịch trên không và trên biển nhằm bảo vệ quyền lợi của Mỹ" ở khu vực Ấn Độ Dương.

Liên Xô kêu gọi giải quyết hòa bình cuộc xung đột và cảnh báo chống lại sự can thiệp từ bên ngoài, như đã nói trong tuyên bố của TASS ngày 06 tháng 12 và tuyên bố của Bộ Ngoại giao Liên Xô ngày 18 tháng 12 năm 1971. Những cảnh báo trên đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kết thúc chiến tranh.

Các lực lượng hải quân của Ấn Độ trong thành phần của mình có hơn 80 tàu chiến và tàu phụ trợ, bao gồm một tàu sân bay, hai tuần dương hạm, sáu khu trục hạm, bốn tàu ngầm và sáu tàu cao tốc mang tên lửa. Tàu sân bay "Vikrant", vốn là tàu cũ của Anh, thuộc lớp "Majestic", được Ấn Độ mua vào năm 1961, có lượng rẽ nước 19.500 tấn, tốc độ tối đa 24,5 hải lý. Trên tàu sân bay có 1 phi đội cường kích-trinh sát "Sea Hawk" (10 máy bay), một phi đội máy bay chống tàu ngầm "Alize" (4 máy bay) và 4 máy bay trực thăng "Alouette" chống ngầm. Hai tuần dương hạm hạng nhẹ "Mysore" và "Delhi" cũng là tàu cũ của Anh, được trang bị với pháo chính 152-mm, pháo vạn năng 102-mm và hơn 10 súng máy PK. Ưu thế lớn của phía Ấn Độ nằm ở chỗ trong thành phần hạm đội của nó [202] có các tàu cao tốc mang tên lửa chống hạm.


INS Vikrant (R-11) nhìn từ HMS Centaur năm 1962

Đây là những tàu do Liên Xô đóng thuộc đề án 205. Người ta bắt đầu đóng chúng năm 1957. Lượng choán nước toàn thể của tàu là 216 tấn, tốc độ 30 hải lý. Tại tốc độ hành trình 30 hải lý, tàu có tầm hoạt động 800 dặm, còn khi đạt dự trữ nhiên liệu tối đa và đi ở tốc độ 14 hải lý - cự y đó là 2000 dặm. Dự trữ thực phẩm và nước của tàu để hoạt động độc lập - 5 ngày đêm. Vũ khí của tàu : 4 ống phóng kiểu hangar cho tên lửa chống hạm P-15, radar phát hiện mục tiêu bề mặt và truyền chỉ thị mục tiêu cho vũ khí tên lửa "Rangout", hai pháo PK tự động hai nòng cỡ 30-mm AK-230 với radar điều khiển hỏa lực "Rys". Tên lửa P-15 đi vào phục vụ năm 1960, cự ly bắn của nó là 40 km. Đầu đạn nổ phá 450 kg có thể phá hủy tàu có lượng choán nước cỡ trung bình.Tên lửa có đầu tự dẫn radar chủ động.

Trong thành phần không quân hải quân của Ấn Độ có 20 máy bay Anh "Sea Hawk" (trong đó 10 chiếc đóng căn cứ trên tàu sân bay), 10 máy bay chống ngầm "Alize" của Pháp và các máy bay trực thăng "Alouette II».

Về mặt tổ chức Hải quân Ấn Độ gồm có Bộ Tư lệnh Hải quân miền Tây, miền Đông và miền Nam. Trong thành phần của Bộ chỉ huy miền Tây và miền Đông có hạm đội miền Tây (tư lệnh là Phó Đô đốc Kohli) và hạm đội miền Đông (tư lệnh là Phó Đô đốc Krishnan).

Bộ chỉ huy Hải quân miền Nam có một tiểu đoàn tàu tuần tra và tàu hỗ trợ.

Tính đến tính chất phân tán của không gian chiến trường, người ta đã lấy từ Hạm đội miền Tây và miền Đông của Hải quân Ấn Độ ra thành lập 2 đơn vị hợp thành tạm thời, đơn vị "Đông", có nhiệm vụ hoạt động ở Vịnh Bengal, và đơn vị "Tây" - hoạt động trong khu vực biển Ả Rập [203]

Thành phần Hải quân Ấn Độ và Pakistan{17}


Trong thành phần của binh đoàn "Đông" có tàu sân bay Vikrant, 1 tàu khu trục, 3 tàu tuần tra và 2 tàu chống ngầm. Binh đoàn này đặt căn cứ tại cảng Vizagapatam.

Vào đêm trước các hoạt động chiến tranh, bộ chỉ huy Ấn Độ đã chuyển căn cứ cho tàu sân bay "Vikrant" từ Vizagapatama tới quần đảo Andaman, nơi có ít mối đe dọa bị các tàu ngầm Pakistan tấn công hơn.

Binh đoàn "Tây" (căn cứ Bombay) gồm có tàu tuần dương "Mysore", 6 tàu tuần tra, 3 tàu huấn luyện và 6 tàu cao tốc mang tên lửa. Binh đoàn được đảm bảo bởi một tàu căn cứ nổi cho tàu ngầm và hai tàu chở dầu.

Trước phân hạm đội tàu ngầm diesel trang bị ngư lôi ("Kanheri", "Calvary", "Karanja" và "Khader") đặt ra nhiệm vụ phong tỏa bờ biển Pakistan (2 tàu ngầm trong vùng biển Ả Rập và 2 tàu ngầm trong vịnh Bengal). [204]

Hạm đội tàu buôn Ấn Độ có 400 tàu với tổng trọng tải khoảng gần 2,4 triệu BRT.

Các lực lượng hải quân Pakistan có tổng số 30 tàu, gồm có 1 tuần dương hạm, 5 tàu khu trục, 4 tàu ngầm và các tàu khác. Quân số - 9870 người, trong đó có 870 sỹ quan.

Một trong những thiếu sót nghiêm trọng của Hải quân Pakistan - không có lực lượng không quân hải quân trong thành phần của họ. Vì vấn đề này, bộ chỉ huy Pakistan đã sử dụng các máy bay dân sự có khả năng hạn chế để do thám.


Các hoạt động trên biển Ả-rập

Hải quân Pakistan được tổ chức thành các Hạm đội Đông và Tây Pakistan. Trong Hạm đội Tây Pakistan có một phân hạm tàu mặt nước, một hải đoàn tàu quét mìn và khu trục hạm và một chi đội tàu ngầm. Các tàu chiến đó đóng tại căn cứ hải quân Karachi. Hạm đội Đông Pakistan có 1 phân hạm tàu sông và 1 chi đội tàu tuần tra cao tốc độc lập, đóng căn cứ tại các căn cứ hải quân Chittagong và Khulna.

Hạm đội thương thuyền Pakistan có tổng cộng 179 tàu với tổng trọng tải khoảng 500 nghìn BRT.

Như vậy, các lực lượng hải quân Ấn Độ có ưu thế đáng kể về số lượng so với Hải quân Pakistan và có sự cân bằng tốt hơn. Ngoài ra, các tàu của Hải quân Ấn Độ cũng được trang bị các vũ khí tốt hơn.

Vào giữa tháng Mười, hải quân Pakistan được đặt trong tình trạng báo động cao. Ngày 21 tháng 11, họ thiết lập quyền kiểm soát sự qua lại của các tàu buôn. Các tàu khu trục và tàu tuần tra bắt đầu tuần tiễu quanh căn cứ hải quân chính Karachi.

Trong nửa thứ hai của tháng Mười Một, Hải quân Pakistan bắt đầu triển khai các tàu ngầm của mình đến bờ biển Ấn Độ: hai tàu ngầm triển khai trên các lối vào căn cứ hải quân chính ở Ấn Độ [205] tại Bombay và hai tàu ngầm - trong vịnh Bengal. Các tàu khác được tập trung ở các căn cứ hải quân Karachi, Khulna và Chittagong.

Nhiệm vụ chính của Hải quân Pakistan là bảo vệ các căn cứ hải quân, bến cảng (bao gồm cả phòng không) và bờ biển trước sự tấn công của tàu chiến Ấn Độ và các cuộc đổ bộ đường biển. Một nhiệm vụ quan trọng khác của Hải quân Pakistan là bảo vệ các tuyến đường hàng hải của mình trong Biển Ả Rập và Vịnh Bengal. Nhiệm vụ đặt ra là chỉ bằng lực lượng tàu ngầm phải tấn công - phá hoại đường hàng hải của đối phương và tiêu diệt các tàu chiến của nó. [206]

Bộ chỉ huy Hải quân Ấn Độ vào đầu tháng 11 bắt đầu thực hiện các biện pháp tăng cường sự sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hải quân. Tất cả các tàu lấy đủ dự trữ theo tiêu chuẩn quy định. Vào giữa tháng 10 các tàu chống ngầm và máy bay chống ngầm bắt đầu tuần tra vùng lãnh hải của họ.

Nhiệm vụ chính của Hải quân Ấn Độ - phá hoại tuyến hàng hải của Pakistan. Họ cũng lập kế hoạch thiết lập sự kiểm soát tuyến hàng hải trung lập để ngăn chặn việc cung cấp hàng hóa quân sự cho Pakistan từ các nước đồng minh. Nói chung, bộ chỉ huy Hải quân Ấn Độ có ý đồ phong tỏa bờ biển của cả Đông và Tây Pakistan.

Trước Hải quân Ấn Độ cũng đặt ra nhiệm vụ phải làm sao tiêu diệt được tàu địch trên biển và tại căn cứ. Người ta dự kiến giáng các đòn tấn công bằng không quân và pháo-tên lửa vào các cơ sở trên bờ cũng như đổ bộ chiến thuật để hỗ trợ các lực lượng lục quân trên bộ. Trong thời bình, Hải quân Ấn Độ trong các cuộc tập trận tham mưu-chỉ huy và tập trận thực binh đã luyện tập nhiệm vụ tiến hành các cuộc không kích mạnh mẽ vào Karachi.

Hải quân Ấn Độ còn có nhiệm vụ phòng thủ: bảo vệ các tuyến đường biển của mình ở Biển Ả Rập và Vịnh Bengal, bảo vệ các căn cứ hải quân, bến cảng và vùng duyên hải trước các cuộc tấn công từ hướng biển.

Như vậy, Hải quân Ấn Độ cần phải tiến hành các hoạt động tấn công tích cực.

Trong những ngày đầu tháng 12, các tàu của binh đoàn "Tây" Hải quân Ấn Độ đã ra khơi và bắt đầu triển khai sẵn sàng cho các hoạt động chiến đấu cách bờ biển Pakistan khoảng 100 dặm. Các tàu ngầm tiến ra tuyến hàng hải của đối phương và các tàu cao tốc mang tên lửa đã được chuyển căn cứ đến cảng Okha (Vịnh Kutch).

Buổi tối, ngày 03 tháng 12 năm 1971 nhằm đạt được ưu thế tuyệt đối trên không, không quân Pakistan đã ném bom 12 sân bay Ấn Độ. Tuy nhiên, do các đơn vị không quân Ấn Độ biết cách phân tán và ngụy trang khéo léo, các đợt tấn công của không quân Pakistan [207] đã không có kết quả như ý. Nỗ lực ném bom lần thứ hai vào đêm sau, cũng không thành công. Tiếp nối các cuộc không kích, lục quân Pakistan chuyển sang tấn công.

Đêm ngày 04 tháng 12 tại Ấn Độ, theo sắc lệnh của tổng thống tình trạng khẩn cấp đã được tuyên bố, quân đội được lệnh bắt đầu các hoạt động chiến tranh trên đất liền, trên biển và trên không.

Như vậy, ngày 3 tháng 12 năm 1971 đã mở màn cuộc xung đột quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan. {18}

Tại biển Ả Rập đã tập trung lực lượng hải quân của các bên liên quan đến cuộc xung đột vũ trang. Vì vậy, ở đây đã diễn ra các hoạt động chiến tranh chủ yếu trên biển.

Khi bắt đầu cuộc xung đột, các tàu của Hạm đội Miền Tây Ấn Độ đã tiến hành phong tỏa căn cứ hải quân Karachi, và sau đó đến lượt các căn cứ và các cảng khác của Tây Pakistan [208]. Chính thức thì phía Ấn Độ đưa ra tuyên bố về việc thiết lập cuộc phong tỏa đường biển miền duyên hải Pakistan vào ngày 04 Tháng 12. Lực lượng phong tỏa đã chặn và kiểm tra tất cả các tàu trên đường đến và đi khỏi các cảng ở Pakistan, không phân biệt quốc tịch của tàu. {19} Một giờ sau khi có lệnh bắt đầu chiến tranh, tàu ngầm Ấn Độ đã đánh chìm một tàu vận tải của đối phương đang trên đường vào cảng Karachi, và các tàu mặt nước đã bắt giữ một tàu vận chuyển hàng hóa quân sự, đi từ Karachi đến Chittagong.

Vào đêm ngày 04-sang ngày 05 tháng 12 nhằm làm suy yếu Hải quân Pakistan, Hải quân Ấn Độ đã tấn công vào căn cứ hải quân Karachi. Nhóm xung kích gồm các tàu cao tốc mang tên lửa "Nirghat", "Nipat" và "Veer", lực lượng đảm bảo - các tàu tuần tra "Katchall" và "Kilton". Các tàu tuần tra thực hiện yểm hộ các tàu cao tốc mang tên lửa trong giai đoạn triển khai và thực hành tấn công tên lửa, chúng cũng bắn pháo vào căn cứ để khuếch trương thắng lợi. Lãnh đạo các lực lượng tham chiến là đại diện bộ tham mưu hải quân thiếu tướng hải quân BB.Yadav.

5 giờ trước cuộc tấn công tên lửa-pháo binh, không quân Ấn Độ đã ném bom một sân bay Pakistan mà từ đó người ta xuất phát bảo vệ không phận căn cứ.

Khi màn đêm buông xuống, tuân thủ sự im lặng vô tuyến hoàn toàn, các tàu chiến Ấn Độ tiến gần đến bờ biển Pakistan. Ở một cự ly cách Karachi 20 dặm, các tàu tuần tra thả trôi, các tàu tên lửa đi tốc độ thấp, cải trang thành tàu đánh cá tiếp tục di chuyển về hướng bờ biển.

Mục tiêu đang tiếp cận đã bị radar dân sự Pakistan ven biển phát hiện ở khoảng cách cách bờ 40 dặm. Tàu khu trục làm nhiệm vụ tuần tra "Khyber" của Pakistan được phái đến để nhận dạng mục tiêu. [210]
........
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2013, 12:29:31 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #38 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 12:43:10 am »

(tiếp)


Các hoạt động trong Vịnh Bengal

Sau khi phát hiện ra một mục tiêu lớn đang lại gần, chiếc tàu cao tốc mang tên lửa đầu đàn của Ấn Độ tấn công nó bằng một loạt phóng 2 đạn tên lửa. Trúng cả 2 phát tên lửa, chiếc tàu khu trục đã bị chìm. Một chiếc tàu cao tốc khác bắn một tên lửa trúng tàu quét mìn tuần tra Pakistan "Muhafiz", quả đạn tên lửa thứ hai bắn trúng tàu khu trục "Badr", giết chết toàn bộ ban chỉ huy con tàu này.

Sau đó các tàu cao tốc mang tên lửa tấn công một mục tiêu lớn đang đậu trong cảng, mà các trắc thủ radar đã xác định đó là tàu tuần dương Pakistan. Trong thực tế, đạn tên lửa chống hạm đã làm hư hại một tàu vận tải. Sau đó, các tàu tên lửa tiến gần vào bờ và bắn hai đạn tên lửa vào các công trình bến cảng, còn các tàu tuần tra đi tốc độ lớn đã đến thì dùng pháo bắn phá tiếp căn cứ, kết quả làm một tàu quét mìn hư hỏng.

Hoàn thành xong nhiệm vụ, các tàu Ấn Độ trở về căn cứ hải quân tại Bombay. Sự thành công của Hải quân Ấn Độ là kết quả của sự hành động táo bạo, cũng như hiệu suất cao của tên lửa chống hạm. Góp phần vào sự thành công còn là những lỗ hổng lớn của bộ chỉ huy Pakistan trong tổ chức bảo vệ căn cứ hải quân từ hướng biển, những thiếu sót trong việc thực hiện trinh sát và sự hoàn toàn không chuẩn bị của công tác phòng thủ chống tên lửa.

Cuộc đột kích này có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình tiếp tục hoạt động chiến đấu trên biển. Sau khi phá hủy được các tàu khu trục và tàu quét mìn, Hải quân Ấn Độ đã làm thay đổi cán cân quyền lực trong vùng biển Ả Rập về phía có lợi cho mình. Những thành công đầu tiên đạt được trên biển, giúp nâng cao tinh thần cho các thủy thủ Ấn Độ, khi đó họ đã đánh giá đúng khả năng của các tàu cao tốc mang tên lửa.


Hoạt động đột kích của Hải quân Ấn Độ vào căn cứ Hải quân Karachi của Pakistan

Sau những mất mát nghiêm trọng như thế, bộ chỉ huy Pakistan đã rút tất cả các tàu chiến trở về căn cứ hải quân Karachi, tại đó chúng được sử dụng như là phương tiện phòng không bổ sung.

Ngày 05 tháng 12 tàu huấn luyện Ấn Độ "Cadmus" và tàu tuần tra "Trishul" trong khu vực bán đảo Kathiawar [211] đã phát hiện 1 tàu ngầm Pakistan và tấn công nó bằng bom chìm. Tuy nhiên, cuộc tấn công không thu được thành công. Ngày hôm sau, một tàu ngầm Pakistan bị tàu tuần tra "Kukri" tấn công trong khu vực căn cứ hải quân Bombay.

Ngày 08 tháng 12 các tàu tàu ngầm Ấn Độ triển khai gần căn cứ hải quân Karachi đã tấn công ba tàu khu trục Pakistan đang làm nhiệm vụ tuần tra gần căn cứ. Tuy nhiên các tàu khu trục không chỉ tránh ngư lôi thành công, mà còn phản công lại các tàu ngầm, làm bị thương một tàu trong số đó.

Trong đêm 8 sang ngày 9 tháng 12, không quân Ấn Độ đã thực hiện một loạt các cuộc tấn công vào căn cứ hải quân Karachi, trong thời gian đó pháo PK trên hạm của Pakistan đã bắn rơi bốn máy bay Ấn Độ.

Rút ra được một số kinh nghiệm, bộ chỉ huy Ấn Độ lên kế hoạch ngày 09 tháng 12 sẽ tổ chức các hoạt động chiến tranh có quy mô lớn hơn nhằm vào các căn cứ hải quân, bến cảng và các cơ sở ven biển của Pakistan. Để đạt mục đích trên họ thành lập một đơn vị đặc biệt gồm hai nhóm xung kích. Một trong số đó có các tàu khu trục và các tàu cao tốc mang tên lửa, nhóm kia - 1 tàu tuần dương, 1 tàu khu trục và 1 tàu tuần tra.

Nhóm xung kích thứ nhất thực hành một cuộc tấn công bất ngờ bằng tên lửa-pháo binh vào Karachi, phóng 4 tên lửa vào các kho chứa dầu mỏ và pháo kích căn cứ hải quân bằng pháo hạm. Tên lửa đã thiêu cháy 12 trên tổng số 34 bồn nhiên liệu. Ngoài ra, các tàu cao tốc mang tên lửa đã tấn công các tàu buôn đang đậu trong cảng Karachi, đánh chìm 3 tàu và làm hư hỏng 2 tàu.

Các tàu nhóm xung kích thứ hai đi dọc bờ biển và pháo kích một số công trình quân sự của Pakistan.

Hải quân Ấn Độ không có thiệt hại nào.

Các hoạt động tấn công chủ động của Hải quân Ấn Độ đã thành công trong việc vô hiệu hóa hải quân Pakistan [212], và hoàn toàn đáp ứng được nhiệm vụ phong tỏa bờ biển của đối phương. Mối đe dọa thực đối với Hải quân Ấn Độ chỉ còn là tàu ngầm Pakistan. Về vấn đề này, bộ chỉ huy Ấn Độ dành mối quan tâm lớn cho cuộc chiến tranh chống tàu ngầm.


Tàu ngầm diesel Mỹ lớp Tench-class USS Diablo SS-479 ảnh chụp trước khi cho Pakistan thuế năm 1964 và mang tên PNS Ghazi. Bị Hải quân Ấn Độ đánh đắm trong chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1971 (4.12.1971, bị dính 2 trái bom chìm của tàu khu trục hải quân Ấn).

Để giải quyết nhiệm vụ quan trọng này đã huy động nhiều lực lượng khác nhau: các tàu tuần tra, các tàu cao tốc chống ngầm, cũng như các máy bay cánh cố định chống ngầm và trực thăng săn ngầm.

Các máy bay chống ngầm thực hiện săn tìm tàu ngầm trên biển, còn trực thăng săn ngầm tìm kiếm tàu ngầm trong khu vực các căn cứ hải quân và cảng biển. Trên các thủy đạo dẫn vào các căn cứ hải quân, các tàu  tuần tra và tàu cao tốc săn ngầm liên tục săn lùng các tàu ngầm. Các tàu cao tốc chống ngầm thường xuyên tuần tra xung quanh các tàu buôn đậu ở vũng cảng ngoài.

Để đấu tranh chống tàu ngầm trong khu vực Bombay, bộ chỉ huy Ấn Độ đã tổ chức vào ngày 8 và 9 tháng 12 một chiến dịch săn tìm tàu ngầm quy mô lớn. Trong quá trình diễn ra các hoạt động chống tàu ngầm ngày 9 tháng 12, ở cự ly cách cảng Diu về phía tây nam 50 km, tàu ngầm Pakistan "Hangor" đã dùng 9 đạn ngư lôi thủy âm tấn công nhóm tàu chiến xung kích-săn tìm gồm 3 tàu tuần tra "Kukri", "Coutard" và "Kirpan". Trong cuộc tấn công này, tàu tuần tra "Kukri" bị đánh chìm. Người chỉ huy con tàu đại tá hải quân M.N. Mullah đã trở thành người anh hùng dân tộc. Ông đã đưa áo phao cứu nạn của mình cho một thủy thủ sắp chìm.

Cuộc truy lùng quy mô tàu ngầm Pakistan đã không thành công. Mặc dù trong quá trình tìm kiếm và truy kích đã thả hơn 150 trái bom chìm để tiêu diệt tàu ngầm nhưng không kết quả.

Như vậy, các lực lượng hải quân của Ấn Độ trong biển Ả Rập đã hành động khá tích cực: [213] họ đã phong tỏa các căn cứ hải quân và các cảng Pakistan, hoàn toàn vô hiệu hóa hạm đội đối phương.

Từ lúc khởi đầu chiến tranh, Hải quân Ấn Độ đã phong tỏa bờ biển Đông Pakistan. Để giải quyết nhiệm vụ này từ Hạm đội Miền Đông người ta lập ra hai nhóm tàu chiến - "Alpha" và "Beta". Nhóm đầu tiên gồm một tàu sân bay, 5 tàu tuần tra và 2 tàu chống tàu ngầm. Nhóm này tuần tra trong vịnh Bengal giữa các cảng Kokss- Bazar và Chittagong. Nhóm thứ hai, gồm các tàu cao tốc chống ngầm và các tàu tuần tra cao tốc của lực lượng biên phòng, phong tỏa cửa sông Hằng và hoạt động trên các dòng sông. [214]

Ngày 03 tháng 12, lúc gần 21:00 giờ tàu khu trục Ấn Độ "Rajput" đã thực hiện thả bom chống tàu ngầm phòng ngừa gần căn cứ hải quân Vizagapatam. Ban ngày trong khu vực này các tàu buôn đã phát hiện kính tiềm vọng của 1 tàu ngầm. Sau khi thả một loạt lớn bom chìm, trên bề mặt biển xuất hiện vết dầu loang và các dấu hiệu khác, chứng tỏ đã có một tàu ngầm chìm. Công tác lặn khảo sát cho thấy tàu ngầm Pakistan "Ghazi" đã bị phá hủy. Phía Pakistan tuyên bố rằng tàu ngầm bị nạn do vấp thủy lôi của chính nó đã thả.

Vào đêm 05 tháng 12, các tàu của Hải quân Ấn Độ đã tìm thấy và tấn công một tàu ngầm trong vịnh Bengal trên lối vào cảng Calcutta. Tuy nhiên, chiếc tàu ngầm đã tránh được cuộc tấn công, sau đó dứt được sự truy kích của các tàu chiến Ấn Độ.

Ngày 04 tháng 12 các máy bay cường kích hạm "Sea Hawk" từ tàu sân bay Vikrant đã thực hành 2 cuộc tấn công (lúc 11 và 14 giờ) xuống căn cứ hải quân chính của Đông Pakistan ở cảng Chittagong. Trong mỗi lần tấn công có sự tham dự của 8 máy bay. Kết quả hai tàu tuần tra cao tốc bị đánh chìm, các công trình bến cảng và tuyến đường sắt vào cảng bị hư hại. Tổng cộng từ ngày 05-11 tháng 12 máy bay trên tàu sân bay đã bay 400 phi vụ chiến đấu tấn công các căn cứ hải quân và các cảng. Hai tàu vận tải, 8 tàu cỡ vừa, nhiều tàu nhỏ, tàu cao tốc, xuồng máy, sà lan và phà bị phá hủy. Các máy bay cường kích hạm "Sea Hawk" tấn công theo nhóm (thường đến 8 máy bay) vào ban ngày.  Các máy bay chống ngầm "Breguet Alizé" ném bom vào ban đêm, hoạt động đơn lẻ hoặc theo nhóm nhỏ.


Vị trí các tàu bị đánh chìm trong chiến tranh Ấn-Pakistan 1971

Các tàu của binh đoàn "Đông" trong các ngày 5 và 9 tháng 12 pháo kích cảng Chittagong.

Ngày 10 Tháng 12 các tàu cao tốc Ấn Độ đã cố gắng thực hiện một cuộc đổ bộ tại cửa sông Hằng để hỗ trợ các lực lượng mặt đất đang tiến tới từ phía tây. Tuy nhiên, các khẩu đội pháo bờ biển Pakistan[215] đã đẩy lùi cuộc tấn công đổ bộ: 3 tàu bị hỏa lực pháo binh ven biển tiêu diệt, một tàu bị phía Pakistan chiếm.

Từ ngày 10-14 tháng 12 trên các thủy đạo tiếp cận căn cứ hải quân Chittagong Hải quân Pakistan đã thiết lập một bãi mìn chống đổ bộ, bao gồm 80 mìn neo kích nổ bằng điện. Tuy nhiên, bãi min thiết lập tuỳ tiện, và trong suốt thời gian chiến tranh không có tàu Ấn Độ nào bị vấp nổ bởi bãi mìn đã đặt. [216]

Tồn thất tàu nổi và tàu ngầm trong cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan {20}


Ngày 16 tháng 12 Hải quân Ấn Độ đã đổ bộ đường biển vào Kokss- Bazaar với thành phần một tiểu đoàn bộ binh tăng cường. Tiểu đoàn được vận chuyển đến khu vực đổ bộ bằng tàu buôn "Vishvavidzhayya" và sau đó khi đến gần Kokss-Bazar họ được chuyển sang các tàu đổ bộ. Do sai sót trong việc lựa chọn địa điểm đổ bộ, tiểu đoàn không đổ bộ kịp thời. Nó chỉ được đổ bộ sau khi kết thúc trận chiến tại Kokss-Bazaar và không có ảnh hưởng gì đến quá trình đấu tranh vũ trang ở Đông Pakistan.

Nói chung, Hải quân Ấn Độ đã thực hiện thành công nhiệm vụ của mình ở vịnh Bengal, cũng như trong Biển Ả Rập. Họ đã hoàn toàn phong tỏa bờ biển Đông Pakistan. Chỉ có một tàu tuần tra cao tốc "Rajshahi" của Pakistan chọc thủng được phong tỏa và ngày 21 tháng 12 đến được Penang (Malaysia). [217]

Ngày 17 Tháng 12 chiến tranh trên biển đã chấm dứt. Các lực lượng hải quân của Ấn Độ đã giải quyết thành công các nhiệm vụ của mình: họ đã phá vỡ tuyến hàng hải giữa các vùng phía tây và phía đông của Pakistan. Trong thời gian phong tỏa các cảng Pakistan, Hải quân Ấn Độ bắt giữ và kiểm tra 712 tàu, có khoảng 50 tàu buôn bị phá hủy hoặc hư hỏng nghiêm trọng, 4 tàu vận tải bị chiếm giữ.

Trong quá trình chiến đấu, Hải quân Ấn Độ đánh chìm được tàu ngầm "Ghazi", tàu khu trục "Khyber", 1 tàu quét mìn và 3 tàu tuần tra. Một số tàu của Pakistan bị hư hỏng.  Hải quân Ấn Độ mất tàu tuần tra "Kukri", 4 tàu tuần tra cao tốc và 1 máy bay cánh cố định chống tàu ngầm. Một tàu khu trục và 1 tàu cao tốc mang tên lửa bị thương. [218]

Các hoạt động chính của Hải quân Ấn Độ trong cuộc xung đột là các cuộc tấn công của các nhóm tàu tên lửa-pháo và máy bay trên tàu sân bay vào các căn cứ hải quân, bến cảng và các cơ sở ven biển của đối phương, thực hiện phong tỏa đường biển, tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm đối phương và đổ bộ chiến thuật.

Các cuộc tấn công thường được thực hiện vào ban đêm theo nguyên tắc bất ngờ. Triển khai các nhóm tấn công và nhóm hỗ trợ thực hiện ở tốc độ nhỏ, gây khó khăn cho việc phân loại mục tiêu của đối phương. Trong quá trình di chuyển tuân thủ sự im lặng vô tuyến. Các cuộc tấn công diễn ra chớp nhoáng.

Khi thực hiện phong tỏa đường biển, bộ chỉ huy Ấn Độ lên kế hoạch cho các lực lượng phong tỏa tuần tra dọc theo bờ biển Pakistan, tuần phòng cạnh các căn cứ hải quân và bến cảng của kẻ thù và tấn công vào các mục tiêu ven biển. Tổ chức hoạt động chống ngầm qua các chiến dịch săn tìm tàu ngầm Pakistan quy mô lớn sử dụng các lực lượng hỗn hợp khác nhau của hạm đội trong các khu vực căn cứ hải quân và cảng biển.

Đáng chú ý là khuynh hướng của bộ chỉ huy Ấn Độ tổ chức hiệp đồng chiến đâu không chỉ giữa các lực lượng khác nhau của hạm đội, mà còn với các quân binh chúng khác của lực lượng vũ trang.

Hải quân Pakistan đã hành động một cách thụ động trong cuộc xung đột. Nó không được chuẩn bị để đối phó với tên lửa hành trình, không chuẩn bị cho công tác bảo vệ các căn cứ hải quân từ hướng biển, chủ yếu do tổ chức trinh sát kém.

Kinh nghiệm sử dụng các tàu cao tốc mang tên lửa trong cuộc xung đột này đã cho thấy tiềm năng to lớn của chúng không chỉ trong việc tiêu diệt các tàu trên biển, mà còn cả trong việc phá hủy các cơ sở ven biển. Trong tương lai, kinh nghiệm này sẽ được sử dụng rộng rãi tại cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973.

HẾT CHƯƠNG 5
........
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tám, 2013, 09:25:45 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #39 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2013, 12:37:57 am »

(tiếp)

CHƯƠNG 6

CUỘC TẤN CÔNG BÊN BỜ BIỂN BÁN ĐẢO SINAI



Mặt trận Sinai 15-24.10.1973

Sau cuộc chiến tranh năm 1967, giới cầm quyền Israel cố gắng củng cố những vùng đất Ả rập đã chiếm đóng được bằng cách dựa vào sự hỗ trợ chính trị, quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ và các đồng minh khác. Phương tiện chính để đạt được mục tiêu này là không ngừng phát triển sức mạnh quân sự. Để trang bị cho lực lượng vũ trang Israel, Hoa Kỳ đã chở đến các vũ khí và trang bị quân sự mới, tất cả các loại vũ khí cũ được hiện đại hóa. Lực lượng vũ trang của Israel khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1973 có quân số khoảng 415.000 người, 1.700 xe tăng, 690 máy bay, 84 trực thăng và 47 tàu chiến. Kế hoạch của bộ chỉ huy Israel dự kiến đẩy lùi các đòn tấn công của quân đội Ả Rập từ các tuyến phòng thủ được chuẩn bị trước; không cho phép họ đột phá vào sâu đất nước, trong trường hợp có sự đột phá của đối phương - giáng những đòn phản công mạnh mẽ để đánh bại họ và khôi phục tình hình. Trong trường hợp thuận lợi dự kiến sẽ mở cuộc tấn công vào Cairo và Damascus. Ai Cập và Syria, gần như ngay sau cuộc chiến tranh năm 1967 đã bắt tay chuẩn bị [222]  nhằm giải phóng các vùng đất bị chiếm đóng. Lực lượng vũ trang Ai Cập vào đầu chiến tranh có quân số khoảng 833.000 người, 2.200 xe tăng, 590 máy bay, 190 trực thăng, 122 tàu chiến, còn Syria - 332.000 quân, 1.350 xe tăng, 321 máy bay chiến đấu, 21 tàu. Như vậy, các lực lượng vũ trang của Ai Cập và Syria có tổng cộng 1 triệu 165 nghìn người, 3.550 xe tăng, 1.011 máy bay và 143 tàu chiến. Lực lượng vũ trang của các quốc gia Ả Rập vượt trội lực lượng vũ trang Israel về quân số và số tàu chiến gần 3 lần. Kế hoạch của bộ chỉ huy Syria là bằng một đòn tấn công bất ngờ sẽ làm chủ cao nguyên Golan và đến cuối ngày thứ hai của cuộc chiến tranh tiến đến sông Jordan, tại đó chuyển sang phòng thủ vững chắc. Bộ chỉ huy Ai Cập dự tính với sự hỗ trợ của pháo binh và không quân sẽ vượt kênh đào Suez ở phía nam và phía bắc Hồ Đắng Lớn (Great Bitter Lake), chọc thủng tuyến phòng thủ của đối phương và tấn công làm chủ phần lớn bán đảo Sinai vào ngày chiến tranh thứ bảy-thứ tám, buộc Israel đàm phán và thu hồi hết đất đai bị chiếm giữ trong cuộc chiến tranh năm 1967. Để chuẩn bị cho cuộc tấn công, các bộ chỉ huy Syria và Ai Cập hy vọng vào sự bất ngờ của đòn đánh đầu tiên.


Mặt trận cao nguyên Gô-lan

Vào hồi 15h00 ngày 06 tháng 10 năm 1973 sau khi một giờ pháo binh và không quân bắn phá chuẩn bị và không kích, quân đội Syria chuyển sang tấn công và đã đạt thành công đáng kể. Tuy nhiên, bằng cách gia tăng liên tục lực lượng trên mặt trận Syria, tới ngày 10 tháng 10, bộ chỉ huy Israel đã đánh chặn được đội quân tiên phong và đẩy lui quân đội Syria về tuyến đình chiến. Sáng ngày 11, sau khi tạo ra ưu thế vượt trội về lực lượng trên hướng tấn công chính, quân đội Israel tiếp tục tấn công và ở một số nơi họ tiến được từ 10 đến 20 km. Đà tiến quân tiếp của họ bị chặn lại bởi lực lượng quân đội Syria hoạt động phối hợp với một sư đoàn xe tăng Iraq và một lữ đoàn thiết giáp Jordanie vừa tới tiếp ứng. Trong ngày 13 và 14 tháng 10, quân đội Israel cố gắng phá vỡ sự kháng cự của đối thủ, nhưng không có được tiến bộ đáng kể. Trong [223] những ngày sau vì cùng kiệt sức, các bên tham chiến không có hành động gì, và đến ngày 24 tháng 10, theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chiến sự tại mặt trận Syria đã ngừng lại.

Đồng thời với cuộc tấn công của quân đội Syria, sau màn pháo kích và không kích mạnh mẽ, quân đội Ai Cập bắt đầu vượt kênh đào Suez. Cuối ngày 05 Tháng 10, họ đã vượt qua kênh và chiếm được các cứ điểm của trận địa đầu tiên trên tuyến phòng thủ "Bar-Lev" của Israel, và vào cuối ngày trên 6 Tháng 10 đã chiếm được hai bàn đạp mà mỗi trận địa bàn đạp có chiều sâu 10-12 km. Cuộc giao tranh trên mặt trận Sinai diễn ra với những thành công luôn thay đổi và kết thúc vào ngày 25 tháng 10. Tuy nhiên, đạt thành công đáng chú ý hơn cả là quân đội Israel, họ đã chiếm được trên bờ phía tây kênh đào Suez một đầu cầu rộng 100 km có chiều sâu tới 30 km. Mặc dù Ai Cập và Syria không đạt được mục tiêu của họ, kết quả cuộc chiến tranh đối với họ không thể đánh giá là không đáng an ủi. Quân đội Ả Rập đã xua tan huyền thoại bất khả chiến bại của Israel, chứng tỏ họ hoàn toàn có khả năng chiến đấu với quân đội Israel. Một lần nữa Liên Xô và các nước khác thuộc khối xã hội chủ nghĩa anh em lại đứng ra bảo vệ Ai Cập và Syria. Cuộc chiến tranh năm 1973 là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất ở Trung Đông, cả về số lượng quân đội và thiết bị quân sự tham chiến, cả về số lượng thiệt hại. Tham dự chiến tranh có 1 triệu 700 nghìn người, 6.000 xe tăng, 1.800 máy bay chiến đấu và 200 tàu thuyền các loại. Các cuộc đụng độ của các lực lượng các bên được đặc trưng bởi cuộc đấu của xe tăng và vũ khí chống tăng, máy bay và tên lửa PK, dẫn đến tổn thất rất lớn về trang thiết bị quân sự. Các bên tham chiến đã mất ít nhất 50% số xe tăng và máy bay. Hoạt động của hải quân trong cuộc chiến tranh có tính chất hạn chế và không thực sự ảnh hưởng đến tiến trình cuộc chiến. Lực lượng của các hạm đội tham chiến đã làm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển của mình, thực hiện đột kích bằng các tàu cao tốc mang tên lửa vào bờ biển của đối phương nhằm tấn công các [224] mục tiêu trên mặt đất. Trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ này, đã xảy ra những trận hải chiến giữa các tàu cao tốc mang tên lửa, trang bị các tên lửa loại "hạm-đối-hạm".

Thành phần của Hải quân Ai Cập, Syria và Israel {21}


Các hướng chính trong sự phát triển lực lượng hải quân Israel sau cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1967 là sự gia tăng trong cơ cấu tàu các tàu cao tốc cơ động cao độ choán nước nhỏ trang bị vũ khí tên lửa và pháo hạm, có phương tiện vô tuyến điện tử hiện đại. Theo quan điểm của bộ chỉ huy Israel, các nhóm xung kích bao gồm các tàu như vậy, phối hợp với không quân sẽ giải quyết thành công nhiệm vụ chiếm ưu thế trên biển trong vùng ven bờ. Vào đầu cuộc chiến, Hải quân Israel có tổng cộng 47 tàu, tập trung trong hai nhóm - biển Địa Trung Hải và Hồng Hải. Nhóm Địa Trung Hải đóng tại căn cứ hải quân chính [225] Haifa căn cứ hải quân tại Ashdod, nhóm Hồng Hải - tại căn cứ hải quân Eilat, và điểm căn cứ Sharm el-Sheikh. Ngoài ra, Hải quân Israel có hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến, một chi đội biệt kích-hải quân và 12 đại đội pháo bờ biển (43 cỗ pháo). Làm nền tảng cho Hải quân Israel là 12 tàu cao tốc của "Saar" mang tên lửa nhận được từ nước Pháp những năm 1968 - 1970. Trên 3 tàu đổ bộ nhỏ có sân đậu cho trực thăng, hoạt động kết hợp với các tàu cao tốc phóng tên lửa đang chuẩn bị cho cuộc tấn công chống các tàu mặt nước và các căn cứ bờ của đối phương. Trong quá trình huấn luyện chiến đấu, Hải quân Israel đã chuẩn bị sẵn sàng giải quyết nhiệm vụ phá hủy các tàu của đối phương trên biển và trong căn cứ, giáng đòn tấn công tên lửa-pháo vào các cơ sở bờ, bảo vệ các tuyến giao thông trên biển trong khu vực hoạt động của mình, phòng thủ bờ biển, đổ bộ các nhóm biệt kích chiến thuật- trinh sát lên bờ biển đối phương. Mục tiêu chính của Hải quân Israel là tiêu diệt lực lượng hải quân Ai Cập và Syria trên biển và trong các căn cứ; giáng đòn tấn công xuống các mục tiêu quân sự và công nghiệp trên mặt đất; đổ bộ biệt kích, bảo vệ các tuyến đường hàng hải của mình; hỗ trợ sườn phía biển của lục quân.

Các lực lượng hải quân của Ai Cập gồm có 122 tàu chiến các lớp khác nhau, trong đó có 5 tàu khu trục, 6 frigate và corvette, 12 tàu ngầm diesel phóng ngư lôi. Thành phần quan trọng trong sức mạnh chiến đấu của Hải quân Ai Cập là 20 tàu cao tốc phóng tên lửa. Do việc phát triển các cơ sở sửa chữa còn yếu kém và thiếu sót trong việc bảo trì phần vật chất, các tàu cao tốc phóng tên lửa có thể đạt tốc độ không quá 24 hải lý (thay vì 30 hải lý như thiết kế của đề án). Tên lửa chống hạm mà các tàu Ai Cập được trang bị có tầm xa quỹ đạo khoảng 40 km, còn đầu tự dẫn radar chủ động cho nó khả năng cơ động sau bắn loạt ngay tức khắc sau khi đạn tên lửa được phóng đi. Phần lớn [226] các tàu Hải quân Ai Cập ở trong các căn cứ hải quân thuộc Địa Trung Hải. Các căn cứ hải quân chính là Alexandria, Port Said và Suez. Sự hiệp đồng của Hải quân Ai Cập với các quân binh chủng khác trong lực lượng vũ trang chưa được nhuần nhuyễn. Có những thiếu sót nghiêm trọng trong việc tổ chức quản lý chỉ huy các lực lượng và công tác tình báo. Ít có sự chú ý đến các vấn đề như phòng không và phòng thủ chống tên lửa và tác chiến điện tử trong hải chiến.

Các lực lượng hải quân của Syria đang trong giai đoạn xây dựng và có tổng cộng 21 tàu, trong đó có 6 và 10 tàu cao tốc phóng tên lửa và 10 tàu cao tốc phóng ngư lôi, 2 tàu quét mìn, 3 tàu tuần tra. Trong quá trình huấn luyện chiến đấu chủ yếu thao luyện nhiệm vụ đánh lui các cuộc đổ bộ đường biển của kẻ địch. Nhiệm vụ của lực lượng hải quân các nước Ả Rập là bảo vệ các căn cứ hải quân và bến cảng, phòng thủ chống đổ bộ miền duyên hải, bảo vệ các đường hàng hải, giáng đòn tấn công vào các mục tiêu quân sự và công nghiệp ven biển, đổ bộ chiến thuật và phá họai đường hàng hải của đối phương. Nói chung, hải quân Ả Rập có quân số cao hơn hải quân Israel đến 3 lần.Tuy nhiên, xét về số lượng ống phóng tên lửa chống hạm thì Hải quân Israel có một lợi thế nhỏ. Các tàu cao tốc Ả Rập có cự ly phóng tên lửa cao hơn so với tàu Israel 2 lần. Cần lưu ý rằng mức độ được huấn luyện của đội ngũ quân nhân Hải quân Israel cao hơn một chút so với Hải quân Ai Cập và Syria.

Chiến tranh trên biển bắt đầu ngay từ những ngày mở màn cuộc chiến. Dưới vỏ bọc của một cuộc huấn luyện quân sự theo kế hoạch đã định, lực lượng hải quân của các nước Ả Rập đã thực hiện triển khai. Tàu chiến Syria bắt đầu tuần tra trong các khu vực Latakia và Tartus, tàu chiến Ai Cập - các khu vực Alexandria, Port Said và Suez. Lực lượng hải quân Israel cũng được chuyển sang tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Trên lối vào các căn cứ hải quân Israel và các bến cảng [227], các tàu tuần tra cũng đã được triển khai. Cả hai bên đều tiến hành một loạt biện pháp để bảo vệ tàu thuyền của mình lưu thông và tăng cường trinh sát hàng hải. Vào chiều ngày 06 tháng 10 các lực lượng chính của hải quân các bên tham chiến đã ở trên biển, và đã sẵn sàng bước vào chiến đấu. Các cuộc đụng độ đầu tiên diễn ra ở biển Địa Trung Hải vào đêm ngày 7 tháng 10. Một nhóm chiến thuật gồm 7 tàu cao tốc mang tên lửa của Ai Cập đã bắn tên lửa vào các mục tiêu của đối phương trên phía bờ biển của bán đảo Sinai, trong khu vực Runa. Để đánh lừa trinh sát của đối phương, các tàu cao tốc Ai Cập tiến ra khơi từ nhiều điểm đóng quân khác nhau. Sự yểm trợ cho tàu chiến từ trên không trên hành trình triển khai cũng như tại các khu chiến là không có, kết quả là sau đòn tấn công tên lửa trên, các tàu cao tốc Ai Cập bị máy bay cánh cố định và trực thăng của Israel tấn công. Khi phản công lại, người Ai Cập đã bắn hạ một máy bay trực thăng của Israel, còn chính họ bị mất 1 tàu cao tốc phóng tên lửa. Sau vụ đụng độ quân sự này, bộ chỉ huy Ai Cập hướng những nỗ lực chính của hạm đội của mình vào việc bảo vệ các căn cứ hải quân và miền duyên hải.


Trận đánh tại căn cứ hải quân Latakia
   
Trận hải chiến đầu tiên của Hải quân Israel được tổ chức ngay khi bắt đầu chiến tranh, vào đêm ngày 06 sang ngày 07 Tháng Mười tại căn cứ hải quân Latakia của Syria. Nhóm chiến thuật gồm 5 tàu cao tốc tên lửa được giao nhiệm vụ tấn công vào cảng và căn cứ hải quân tại Latakia: hai tàu tấn công từ phía tây bắc, các tàu khác - từ phía tây nam. Hoạt động của các tàu cao tốc được đảm bảo bởi 4 trực thăng đóng căn cứ trên hai tàu đổ bộ nhỏ. Các máy bay trực thăng được giao nhiệm vụ: tìm kiếm các tàu của đối phương, dẫn đường cho các lực lượng tấn công tới chỗ đối phương đã bị phát hiện và truyền chỉ thị mục tiêu, giáng đòn tấn công bổ trợ, gây nhiễu cho các phương tiện radar cảnh giới của đối phương.

Cách bờ biển Syria khoảng 25 dặm, tàu quét mìn tuần tra "Yarmuk" phát hiện một tàu cao tốc đang đến gần, nó đã báo cáo về sở chỉ huy bờ. Để nhận dạng mục tiêu người ta phái ra [228] một tàu cao tốc phóng lôi. Do cả hai mục tiêu đều ở trong vùng phóng của tên lửa "Gabriel", sau khi nhận được chỉ thị mục tiêu, các tàu cao tốc Israel tấn công tàu tuần tra. Trúng ba tên lửa, tàu quét mìn bị đánh chìm và một tên lửa - trúng tàu phóng ngư lôi. Sau một vài phút, trực thăng phát hiện 3 tàu cao tốc Syria đang đi vào cảng Tartus. Các tàu cao tốc mang tên lửa Syria nhờ radar cũng phát hiện thấy trực thăng, nhưng nhầm chúng là các mục tiêu mặt nước. Một tàu cao tốc Syria được phái ra trinh sát bổ sung.

Tuy nhiên, không chờ kết quả trinh sát, chỉ huy nhóm chiến thuật quyết định tấn công kẻ thù. Từ khoảng cách 13-19 dặm họ phóng tất cả các tên lửa đã sẵn sàng chiến đấu trong một loạt phóng. Các trực thăng của Israel sau khi phát hiện ra việc phóng tên lửa, đã lấy độ cao gấp bay ra khỏi khu vực quan sát của radar. Các trắc thủ phân loại sự biến mất của các dấu hiệu mục tiêu trên màn hình radar như là sự thể hiện mục tiêu bị đánh chìm. Các tàu cao tốc Syria bắt đầu rút lui với tốc độ 24 hải lý dưới sự che chở của pháo binh ven biển. Tàu Israel đuổi theo với tốc độ hơn 30 hải lý. Sau khi tiến gần đến cự ly xạ kích, họ tấn công các tàu cao tốc Syria đang phân tán bằng tên lửa "Gabriel": 2 tàu bị phá hủy bởi trúng trực tiếp tên lửa, tàu thứ ba né tránh được tên lửa và đạn pháo, lao vào bờ, tại đó nó bị trực thăng tiêu diệt. Trong trận hải chiến kéo dài khoảng 2 giờ, Hải quân Syria bị mất 1 tàu quét mìn, 3 tàu cao tốc mang tên lửa và một tàu cao tốc phóng ngư lôi. Trong đó, 4 trong số 5 tàu bị phá hủy bởi tên lửa chống hạm, điều này tiếp tục nâng cao uy tín của loại vũ khí nói trên.

Sau trận đánh này Hải quân Israel chuyển trọng tâm các hoạt động chiến tranh trên biển sang chiến đấu với Hải quân Ai Cập. Vào buổi tối ngày 08 tháng 10 một nhóm tàu hải quân Israel gồm 5 tàu cao tốc mang tên lửa và hai tàu đổ bộ với 4 máy bay trực thăng trên tàu xuất phát đi đến bờ biển Ai Cập ở khu vực Damietta - Baltim. Các trực thăng bay ở độ cao thấp dọc theo bờ biển Ai Cập (trong khu vực [229] quan sát của radar), mô phỏng sự di chuyển của các tàu mặt nước và đồng thời tiến hành trinh sát. Nhóm xung kích theo hướng song song đi xa hơn ra ngoài khơi (ngoài tầm quan sát của radar). Các tàu đổ bộ ở cự ly xa bờ hơn so với các tàu cao tốc phóng tên lửa.
......
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2013, 09:45:10 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM