Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:57:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hạm đội trong những cuộc xung đột cục bộ nửa sau thế kỷ 20  (Đọc 74176 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2012, 12:06:46 am »

Nguồn: http://militera.lib.ru/h/dotsenko/index.html


ДОЦЕНКО, Виталий Дмитриевич

ФЛОТЫ В ЛОКАЛЬНЫХ КОНФЛИКТАХ ВТОРОЙ ПОЛОВИНЫ XX ВЕКА


СОДЕРЖАНИЕ
Предисловие
Морская война в Корее
Операция "Мушкетер"
Провал операции "Плутон"
Флот сражается с берегом
Ракеты топят корабли
Атака у берегов Синая
"Шеффилд" просит помощи
Операция "Вспышка ярости"
"Танкерная война" в Персидском заливе
Операция "Огонь в прерии"
Война в Персидском заливе
Уроки локальных войн
Приложения
Послесловие. ВЛАДИСЛАВ ГОНЧАРОВ
Примечания
Список иллюстраций



DOTSENKO, VITALY DMITRIEVITCH

HẠM ĐỘI TRONG CÁC CUỘC XUNG ĐỘT CỤC BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XX

Mục lục

Lời nói đầu
Chiến tranh trên biển tại Triều Tiên
Chiến dịch “Musketeer”
Thất bại của chiến dịch “Pluton”
Hạm đội chiến đấu với bờ
Tên lửa đánh đắm tàu chiến
Cuộc tấn công gần bờ Sinai
“Sheffield” cầu xin giúp đỡ
Chiến dịch “Urgen Fury”
“Chiến tranh tàu chở dầu” trong vịnh Ba Tư
Chiến dịch “Prairie Fire”
Chiến tranh tại vịnh Ba Tư
Các bài học từ các cuộc chiến tranh cục bộ


Phụ lục
Lời cuối sách. Vladislav Gontcharov
Ghi chú
Danh sách các hình vẽ minh họa

.............
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2012, 11:46:32 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #1 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2012, 01:05:10 pm »

(tiếp)


Lời nói đầu

Trong quá trình phát triển lịch sử của nhiều quốc gia,  khi giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự và kinh tế thường phải viện đến lực lượng quân sự. Chỉ trong thế kỷ XX, ngoài hai cuộc chiến tranh thế giới, đã có hơn 350 cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang. Hơn nữa, nếu trước khi Chiến tranh thế giới thứ Nhất nổ ra, người ta ghi nhận chỉ có 36 cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang, thì trong thời kỳ giữa các cuộc chiến tranh thế giới có đến 80, còn sau Chiến tranh thế giới thứ Hai - hơn 250. Sau 1945 có đến hơn 12 triệu binh sĩ từ gần 100 quốc gia tham gia các hành động quân sự, và số người chết là hơn 35 triệu người (trong những năm Chiến tranh thế giới thứ Nhất đã có 10 triệu người bị giết chết, và trong Thế chiến II - 54 triệu).

So với các cuộc chiến tranh thế giới, chiến tranh cục bộ đặc trưng bởi số lượng các nước tham gia nhỏ hơn, quy mô không gian hoạt động quân sự nhỏ, thường là có mục tiêu hạn chế về chính trị và quân sự, sử dụng các lực lượng và phương tiện chiến tranh truyền thống. Khác với các cuộc chiến tranh cục bộ, các cuộc xung đột quân sự như là một hình thức đặc biệt cụ thể của cuộc đấu tranh vũ trang có các mục tiêu chính trị thậm chí còn hạn chế hơn, không gian và thời gian xung đột có quy mô còn nhỏ hơn. Thường chúng là các cuộc khởi nghĩa vũ trang, các cuộc nổi loạn, các xung đột vũ trang và sự cố biên giới, và nếu trong quá trình cuộc chiến tranh cục bộ, tình hình xã hội của các quốc gia tham dự có thay đổi về chất, thì khi xung đột quân sự sự chuyển dịch cơ bản cơ cấu quốc gia sẽ không xảy ra, nghĩa là ta không quan sát thấy sự huy động và triển khai các nguồn lực của nền kinh tế sang chế độ thời chiến . [7]

Chiến tranh cục bộ bao gồm các giai đoạn (thời kỳ) sau: giai đoạn đầu, một hoặc một số giai đoạn kế tiếp và giai đoạn cuối cùng. Trong giai đoạn đầu, các bên tham chiến, theo lệ thường tiến hành các hành động quân sự chủ động nhằm đạt được các mục tiêu gần nhất, đồng thời hoàn thành việc triển khai các lực lượng vũ trang và chuyển nền kinh tế sang tình trạng thời chiến. Đặc điểm của giai đoạn này là cuộc đấu tranh dữ dội để giành quyền chủ động trong hoạt động quân sự; trong một số trường hợp thiếu các trận tuyến có tổ chức; tính không đầy đủ trong việc huy động triển khai các lực lượng vũ trang của nạn nhân cuộc xâm lược; quyết tâm của bên tấn công mở nút bất ngờ cho cuộc chiến tranh, và giáng đòn thất bại quyết định cho các lực lượng vũ trang đối phương trước khi họ hoàn thành triển khai; quyết tâm của nạn nhân cuộc xâm lược trong việc đẩy lùi cuộc tấn công và tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang phản công.

Hầu hết các cuộc chiến tranh cục bộ xảy ra mà không hề có tuyên bố. Hoạt động quân sự thường bắt đầu từ các hành động khiêu khích và sự cố trên biên giới, sau đó leo thang thành xung đột vũ trang quy mô lớn. Những kẻ tấn công cố gắng tối đa hóa việc tập trung lực lượng cho một cuộc tấn công bất ngờ khi khởi đầu chiến sự.

Các giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến đặc trưng bởi sự gia tăng quy mô các hành động quân sự như việc triển khai và đưa vào tham chiến các đội quân dự bị, các lực lượng và phương tiện chiến tranh bổ sung. Ở những giai đoạn đó, quy mô và cường độ của các hoạt động quân sự lúc tăng lên, lúc giảm đi. Các bên tham gia chiến tranh tiến hành các chiến dịch khác nhau về quy mô và mục tiêu của chiến dịch (hoạt động chiến đấu) trên biển, trên đất liền và trên không trung, có tính đến những kinh nghiệm đã đạt được trong các cuộc chiến tranh trước đây.

Phạm vi các hoạt động quân sự trong giai đoạn cuối của chiến tranh hoặc bị hạn chế do sự kiệt quệ các nguồn lực và sự sụt giảm khả năng của các bên lâm chiến, hoặc đạt cường độ tối đa, dẫn đến sự thất bại của một bên.

Trong các cuộc chiến tranh cục bộ tất cả các loại hình lực lượng vũ trang đều được sử dụng, các mẫu trang thiết bị quân sự và vũ khí, cũng như các loại vũ khí hóa học, sinh học, các phương tiện gây cháy. Không gian chiến trường được xem như là một loại bãi thử để thử nghiệm các mẫu vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự mới nhất, cũng như để thử nghiệm các hình thức và phương thức tiến hành chiến tranh mới. Kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh cục bộ có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của nghệ thuật chiến tranh hải quân.

Thường xuyên được sử dụng nhất trong các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang cục bộ là lực lượng hải quân. Nó tỏ ra là phù hợp nhất đối với các hoạt động ở các vùng xa xôi. Các tàu chiến và tàu đảm bảo [8], về mặt tác chiến có thể nhanh chóng có mặt trong khu vực phát sinh các tình huống xung đột và ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu mức độ cao một thời gian dài, mà không vi phạm trong một thời gian nhất định chủ quyền của các quốc gia khác. Các tính chất đó, ngoại trừ Hải quân ra không có bất kỳ loại hình nào trong các lực lượng vũ trang đạt được.

Chiến tranh rất thường hay bắt đầu hoặc bằng việc đổ bộ thủy quân lục chiến và yểm trợ nó từ phía biển bằng các lực lượng của ham đội, hoặc bằng các đòn không kích từ phía biển của máy bay trên các tàu sân bay và hỏa lực pháo hạm. Thực tế đã bắt đầu như vậy trong các cuộc chiến tranh của Mỹ ở Bắc Triều Tiên (1950-1953), Guatemala (1954), Lebanon (1958), Cuba (1961), Panama (1964), Việt Nam (1964 - 1973), Cộng hòa Dominicana (1965) và Grenada (1983). Trong quá trình các cuộc xâm lăng của Anh-Pháp-Israel chống lại Ai Cập (1956), cuộc xâm lược Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Síp (1974) và trong cuộc xung đột Anh-Argentina (1982), việc đổ bộ thủy quân lục chiến và việc công kích của máy bay trên tàu sân bay vào các mục tiêu trên đất liền là nội dung chính yếu của các hoạt động quân sự.

Lôi cuốn tham gia vào các cuộc chiến tranh cục bộ là những lực lượng đáng kể của hạm đội. Trong một số trường hợp, số lượng tàu chiến và máy bay hải quân còn lớn hơn cả các nhóm hạm đội tham gia vào các chiến dịch trong Chiến tranh thế giới thứ II. Các lực lượng này rút gọn lại thành các hạm đội hợp nhất hoặc hạm đội chiến dịch, các binh đoàn chiến dịch-chiến thuật hoặc các nhóm chiến thuật; ghi nhận nỗ lực tập trung hóa việc chỉ huy kiểm soát các lực lượng.

Các nhiệm vụ chủ yếu của hạm đội trong các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang cục bộ - yểm trợ pháo binh và không quân cho quân chủng lục quân khi họ tiến hành các chiến dịch (các hoạt động quân sự) tấn công và phòng thủ trong các khu vực ven biển; giáng các đòn tấn công vào các mục tiêu quân sự, các cơ sở công nghiệp và các mục tiêu mặt đất khác; đổ bộ thủy quân lục chiến đường biển ( đường sông); tiến hành phong tỏa đường biển vùng duyên hải, các căn cứ hải quân và bến cảng của địch; tiêu diệt lực lượng hải quân địch ở trên biển và trong các căn cứ, bảo đảm giao thông vận tải đường biển và đại dương; tham gia phòng thủ bờ biển.

Trong cuốn sách này, lần đầu tiên trong sử ký quốc gia, người biên soạn cố gắng tóm tắt kinh nghiệm chiến đấu của lực lượng hải quân trong các cuộc chiến tranh cục bộ và chỉ ra ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của nghệ thuật chiến tranh hải quân.
.......
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2012, 06:46:09 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #2 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2012, 11:16:48 pm »

(tiếp)


CHIẾN TRANH TRÊN BIỂN TẠI TRIỀU TIÊN

Dẫn nhập
Hạm đội bảo vệ căn cứ và bến cảng
Phong tỏa đường biển vùng duyên hải
Chiến dịch đổ bộ Inchon
Chiến dịch đổ bộ Wonsan
Chiến dịch đổ bộ Koson-Wonsan
Tấn công các mục tiêu trên đất liền
Hạm đội rải mìn
Hạm đội yểm trợ các quân binh chủng
Hạm đội vận chuyển hàng hóa

Dẫn nhập



Chuẩn tướng Courtney Whitney, phân ban chính phủ, Bộ tư lệnh Viễn Đông; đại tướng Douglas MacArthur, tổng tư lệnh, Bộ tư lênh Liên hiệp quốc (United Nations Command), và thiếu tướng Edward Almond (ở bên phải, đang chỉ tay), tư lệnh, quân đoàn X (X Corps) tại Triều Tiên, đang quan sát cuộc pháo kích Incheon từ tàu USS Mount McKinley. Ngày 15 tháng 9 năm 1950.
Nguồn: lưu trữ hình ảnh chính thức của quân đội Mỹ về Chiến tranh Triều Tiên NARA FILE #: 111-SC-348438; Tác giả: Nutter (Lục quân) - (dẫn theo en.viki).


Chiến tranh tại Triều Tiên là một trong các cuộc chiến tranh cục bộ đầu tiên và lớn nhất sau năm 1945. Quân đội Liên Xô tháng Tám năm 1945 đã giải phóng phần phía bắc Triều Tiên khỏi ách chiếm đóng của quân phiệt Nhật Bản.

Căn cứ vào thỏa thuận của các quốc gia Đồng Minh, phần lãnh thổ nằm ở phía bắc vĩ tuyến 38, do quân đội Xô Viết chiếm đóng, lãnh thổ phía nam - quân đội Hoa Kỳ chiếm đóng. Để tạo điều kiện cho việc hình thành theo dự kiến chính phủ quốc gia Triều Tiên thống nhất, Liên Xô đã rút quân khỏi Triều Tiên vào năm 1948, nhưng chính phủ Mỹ hoàn toàn giữ vị trí đối lập: họ đang trên đường chia cắt Triều Tiên thành hai quốc gia - Bắc và Nam Triều Tiên. Tháng Tám năm 1948, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ ở Nam Triều Tiên chính phủ bù nhìn của Syngman Rhee (Lý Thừa Vãn) đã được thành lập, quân đội bắt đầu hình thành, còn sau đó là sự chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh công khai chống lại Bắc Triều Tiên. Quân số của quân đội Nam Triều Tiên đến tháng 6 năm 1950 là khoảng 100.000 người, không kể 50 nghìn cảnh sát. Tới thời gian này, vũ khí của họ đã có tới 840 pháo và súng cối, 1.900 súng "bazooka" [12] và 27 xe bọc thép. Ngoài ra, bè lũ Lý Thừa Vãn còn có 20 máy bay và 79 tàu, chủ yếu là các tàu độ choán nước nhỏ.

Từ tháng 5 năm 1949, với sự giúp đỡ của của Mỹ, chính phủ Nam Hàn đã phát triển kế hoạch tấn công Bắc Triều Tiên. Ý đồ của nó là tấn công bằng lục quân; từ phía trước kết hợp cùng các đơn vị đổ bộ được ném vào sau lưng đối phương, bao vây và tiêu diệt các lực lượng chính của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KNA) trong các khu vực Bình Nhưỡng và phía nam Wonsan, sau đó tiến đến biên giới với Trung Quốc.

Mũi tấn công chính theo kế hoạch hướng vào khu vực Bình Nhưỡng. Bộ chỉ huy Mỹ tin tưởng rằng quân đội Nam Hàn có thể tự mình trong vòng một vài ngày chiếm được toàn bộ phần phía bắc của bán đảo, do đó chỉ dự định yểm trợ bằng không quân và hải quân. Các nhóm quân lớn được tung vào không gian chiến trường: lực lượng không quân bản thân đã hơn một nghìn máy bay, còn hải quân - 26 tàu chiến và 200 tàu vận tải. Ngoài ra, tại khu vực này còn có 23 tàu chiến Hải quân Anh. Trong trường hợp can thiệp quân sự trực tiếp, tại lãnh thổ Nhật Bản đã xây dựng một nhóm lục quân rất mạnh quân số hơn 80 nghìn người.

Đầu tháng 5 năm 1950, Bộ chỉ huy Bắc Triều Tiên đã nhận được các dữ liệu đáng tin cậy về việc chuẩn bị chiến tranh của phía Nam Hàn, cho phép họ có thể đề ra những biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước mình bằng lực lượng vũ trang.


Một trung đoàn xe tăng quân đội Bắc Triều Tiên trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 (telegraph.co.uk).
........
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2012, 08:58:48 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2012, 01:23:40 pm »

(tiếp)



Quá trình tấn công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KNA).

Tương quan lực lượng khi bắt đầu chiến sự có lợi cho KNA, trên hướng chính Bình Nhưỡng, KNA trội hơn đối phương về bộ binh 1,4 lần, về xe tăng – 5,5 lần, máy bay - 1,2 lần. Các hạm đội của các bên đối nghịch tương tự như nhau và chỉ giải quyết vấn đề đảm bảo.

Ngày 23 tháng 6 năm 1950 quân đội Nam Triều Tiên bắt đầu bắn phá các vị trí của KNA, và vào lúc rạng sáng ngày 25 tháng 6, giả thiết rằng sau đợt bắn pháo chuẩn bị kéo dài, các mục tiêu chính của đối phương đã bị phá hủy, họ chuyển qua tấn công. Trên một số đoạn riêng biệt quân đội Nam Hàn đã tiến được [13] 1 - 2 km về phía bắc vĩ tuyến 38. Tuy nhiên, theo một phiên bản ngược lại, bên khai hỏa đầu tiên và phát động tấn công trước là quân đội KNA. {1} [14]

Sau khi chống đỡ những đợt tấn công đầu tiên của đối phương, quân đội KNA chuyển sang phản công. Kẻ thù không trông đợi một đòn trả đũa mạnh mẽ như vậy, bắt đầu rút lui, đến 28 tháng 7 họ buộc phải rời khỏi Seoul. Trong suốt một tháng rưỡi chiến sự sau, quân đội KNA tiến được 240 - 350 km.

Quân Lý Thừa Vãn tổn thất gần 100 ngàn người vừa chết, vừa bị thương và bị bắt làm tù binh. Sự thất bại của các lực lượng Nam Triều Tiên và mối đe dọa sụp đổ chế độ bù nhìn gây nên sự náo loạn trong giới cầm quyền Mỹ. Chính phủ Mỹ quyết định can thiệp vào cuộc xung đột, trong thực tế cuộc xung đột đã phát triển thành một cuộc nội chiến. Người Mỹ khai thác tất cả khả năng ngoại giao qua việc thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc, nghị quyết đó tán đồng sự tham chiến của lực lượng vũ trang Mỹ và 15 nước đồng minh của họ. {2} Trong cái gọi là quân đội Liên Hợp Quốc, có 90% là các đơn vị quân đội Mỹ, các binh đoàn, các đơn vị và các phân đội lực lượng vũ trang của Anh, Úc , Bỉ, Hà Lan, Hy Lạp, Canada, Colombia, Luxembourg, New Zealand, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippin, Pháp, Ethiopia và Liên bang Nam Phi. Anh và Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến Hàn Quốc mỗi nước một lữ đoàn. Các nước còn lại chỉ cử những phân đội nhỏ.

Bất chấp các vụ ném bom của máy bay Mỹ đã bắt đầu, đến giữa tháng Tám, gần 90% lãnh thổ Triều Tiên đã được giải phóng khỏi tay chính quyền Lý Thừa Vãn. Tuy nhiên, do các tuyến giao thông liên lạc trải dài, thiếu nguồn lực dự trữ, lực lượng không quân và hải quân không đủ để yểm trợ, ngày 20 tháng 8 cuộc tấn công của KNA phải dừng lại. Quân đội Nam Hàn đã giữ vững cho mình bàn đạp Pusan có diện rộng 120 km và chiều sâu 100-120 km. Những nỗ lực của KNA trong nửa sau của tháng Tám và nửa đầu tháng Chín nhằm xóa bỏ bàn đạp này đã không thành công. [16]

Đợt tấn công đầu tiên của KNA, tháng 6 - tháng 8 năm 1950 (ru.viki). Các ảnh và sơ đồ không chú thích nguồn thuộc về sách của Dotsenko. Sơ đồ minh họa các vùng lãnh thổ chuyển tay nhau kiểm soát giữa các bên trong quá trình xung đột cho đến khi có đường mặt trận ổn định (en.viki).
........
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2012, 12:22:15 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #4 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2012, 07:58:56 pm »

(tiếp)


Phản công của quân đồng minh Nam Hàn, tháng 9-tháng 11 năm 1950 (ảnh trái), và phản công của quân đồng minh Bắc Triều Tiên tháng 11/1950 - 1/1951 (ru.viki).

Đến đầu tháng Chín đã có 6 sư đoàn quân Mỹ và một lữ đoàn quân Anh được ném vào bàn đạp Pusan. Kết quả đó làm thay đổi cán cân lực lượng đến giữa tháng 9 nghiêng về phía Nam Hàn, và họ chuyển sang phản công.

Bộ chỉ huy Mỹ dự tính đổ bộ chiến dịch các đơn vị thủy quân lục chiến lên cảng Inchon đồng thời với quá trình chuyển sang tấn công của tập đoàn quân Mỹ số 8 từ đầu cầu Pusan nhằm bao vây và tiêu diệt các lực lượng chính của KNA.

Sau những trận giao tranh ác liệt, bắt đầu từ ngày 16 tháng 9, “quân đội LHQ" đã chọc thủng thành công tuyến mặt trận trước đó của đối phương, và đến giữa tháng Mười, đưa khu vực chiến sự di chuyển về phía bắc vĩ tuyến 38. Ngày 24 Tháng Mười năm 1950, quân của tập đoàn quân Mỹ số 8 đã tiến đến khu vực các thành phố Chosan và Kodan trên biên giới Triều Tiên-Trung Quốc. Trong những điều kiện như vậy, quân tình nguyện Xô Viết và Chí nguyện quân Trung Quốc đã đến trợ giúp cho Bắc Triều Tiên {3}.

Ngày 25 tháng 10 năm 1950, các đơn vị tiên phong của Chí nguyện quân Trung Quốc và quân đội KNA đã tung ra đòn phản công, sau đó họ chuyển hẳn vào giai đoạn phản công, và trong tám tháng đã quét sạch kẻ thù trên toàn lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Người Nam Hàn và lực lượng LHQ bị buộc chuyển vào thế phòng thủ. Họ phải chịu những tổn thất nặng nề: số người chết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh đã lên đến hơn 500 nghìn người. Đến tháng Giêng năm 1951, trên một số đoạn tuyến, đối phương đã bị đẩy lùi 80-100 km về phía Nam vĩ tuyến 38. Nói về đặc điểm cuộc rút lui, chỉ huy tập đoàn quân số 8 quân đội Mỹ, tướng Matthew Ridgway đã viết: "Chỉ cách vài km về phía bắc Seoul, tôi đã phải đối mặt với một đội quân đang trốn chạy như bay. Cho đến khi đó tôi chưa bao giờ chứng kiến bất cứ điều gì tương tự và tôi cầu Chúa cho mình sẽ không còn phải chứng kiến một cảnh tượng như vậy. Trên đường, những chiếc xe tải đua nhau phóng, chất chật cứng các binh sĩ trong tư thế đứng. Binh sĩ [17] quẳng hết pháo hạng nặng, súng máy và súng cối. Chỉ có một số ít giữ được khẩu súng trường của họ. Tất cả những gì họ nghĩ chỉ là một điều: thoát khỏi đây càng sớm càng tốt, thoát khỏi một kẻ thù khủng khiếp, đang đuổi theo sát gót chân của họ”.


Chí nguyện quân Trung Quốc qua sông Áp Lục (en.viki).

"Tuy nhiên, do thiếu lực lượng và trang thiết bị, do địa hình không thuận lợi cho tuyến trận địa phòng thủ, từ 20 tháng Hai đến 20 tháng Tư năm 1951 quân đội KNA, Chí nguyện quân Trung Quốc và quân tình nguyện Liên Xô đã rút lui về vĩ tuyến 38 và chuyển sang phòng thủ nghiêm ngặt. Không đật được các mục tiêu đề ra, ngày 10 Tháng 6 năm 1951 cả hai bên buộc phải bắt đầu các cuộc đàm phán, nhưng thỏa thuận ngừng bắn trên bán đảo Triều Tiên chỉ được ký kết vào ngày 27 tháng 7 năm 1953.

Chiến tranh Triều Tiên đã ngốn của Mỹ số tiền 20 tỷ USD. Người Mỹ và các đồng minh của họ đã lôi kéo vào cuộc chiến hơn 1 triệu người, với vũ khí trang bị cho đội quân ấy là 1.000 xe tăng và hơn 1.600 máy bay. Theo thú nhận của người Mỹ, cuộc chiến này xếp thứ tư về quy mô trong lịch sử Hoa Kỳ. Tổn thất của quân nhân Mỹ chỉ tính riêng số bị chết đã là hơn 140 nghìn người. {4}


"Thảm sát ở Triều Tiên" - tranh của Pablo Picasso (1951) tại Bảo tàng Picasso, Paris (ru.viki).

Trong quá trình chiến tranh, cả hai bên đều sử dụng các hình thức và phương pháp tác chiến được phát triển trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ Hai, trong đó các hạm đội giải quyết các vấn đề trong một phạm vi rộng lớn. Nhiệm vụ chính của hạm đội có số lượng nhỏ của Bắc Triều Tiên là yểm trợ quân chủng lục quân và bảo vệ bờ biển. Hải quân Mỹ và các đồng minh của nó tham gia cuộc phong tỏa hàng hải tuyến bờ biển, đổ bộ lực lượng thủy quân lục chiến, tấn công các cơ sở công nghiệp và quân sự trên đất liền, yểm trợ lục quân trong tấn công và phòng thủ, cũng như đảm bảo vận chuyển hàng hóa quân sự. [18]


Chiến sự trong giai đoạn cuối cuộc chiến tháng 2/1951 - 7/1953 (ru.viki).
...........
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2012, 11:44:18 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #5 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2012, 11:31:48 pm »

(tiếp)

Hạm đội bảo vệ căn cứ và bến cảng



Bố trí các hạm đội trước khi bắt đầu chiến tranh tại Triều Tiên.

Hải quân Bắc Triều Tiên vào đầu chiến tranh có 20 tàu chiến, bao gồm ba tàu tuần tra, năm tàu phóng ngư lôi, 4 tàu quét mìn, và một số tàu đảm bảo. Kể từ khi bắt đầu chiến sự người ta đã huy động khoảng 100 tàu từ 60-100 tấn. Lực lượng hải quân đóng tại căn cứ hải quân chính Nampo. Việc phòng thủ ven biển Bắc Triều Tiên đang ở trong giai đoạn hình thành: lúc bắt đầu chiến sự, nó có ba trung đoàn pháo binh, trong đó một trung đoàn cao xạ trang bị dã pháo cỡ nòng 76 và 107 mm. Thủy quân lục chiến gồm hai trung đoàn đóng quân tại Wonsan và Nampo.

Trong bối cảnh ưu thế áp đảo của các hạm đội đối phương trên biển, hạm đội quân số ít ỏi của Bắc Triều Tiên chủ yếu giải quyết vấn đề phòng thủ, bảo vệ bờ biển, bến cảng và căn cứ hải quân, thực hiện rải các bãi mìn phòng thủ, bao gồm cả bãi mìn chống đổ bộ đường biển. Tuy nhiên, vào lúc bắt đầu cuộc chiến, nó cũng tiến hành một số cuộc đổ bộ chiến thuật để hợp đồng hỗ trợ cho cuộc tấn công trên hướng duyên hải của lực lượng lục quân.

Lực lượng thủy quân lục chiến đầu tiên được đổ bộ ngày 25 tháng 6 năm 1950 trên bờ biển phía đông Nam Hàn trong các khu vực Kangneung và mũi Rimuon. Khi đổ bộ lực lượng thủy quân lục chiến này, giá trị lớn nhất của nó gắn liền với yếu tố bất ngờ. Các điểm tập kết đổ bộ chỉ cách 50 - 90 km so với khu đổ bộ, điều đó đảm bảo việc chuyển quân đổ bộ bằng đường biển vào ban đêm. Cả hai đội quân đổ bộ đã được đổ lên bờ mà không cần màn hỏa lực chuẩn bị của pháo binh và không quân.

Sự chống cự lại quân đổ bộ khá yếu. Chính lực lượng đổ bộ đã góp phần gia tăng tốc độ của quân tấn công, đảm bảo sự hợp vây và cầm tù các lực lượng bộ binh của kẻ thù, hạn chế chúng sử dụng các tuyến giao thông trên đất liền, [19] và cũng cản trở việc sử dụng lực lượng dự trữ của Bộ chỉ huy Nam Hàn.


Cảng Pusan.

Chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động tác chiến của của hạm đội Bắc Triều Tiên là công tác thả mìn phòng thủ. Về cơ bản người ta đặt các bãi chướng ngại vật phòng thủ bằng mìn. Các bãi chướng ngại vật chủ động bằng mìn không được đặt chủ yếu là do thiếu phương tiện tốc độ cao, có khả năng đảm bảo tổ chức bãi mìn bí mật trong khu vực nằm dưới sự kiểm soát [20] của kẻ thù. Do thực tế việc tổ chức thả mìn được thực hiện trong điều kiện ưu thế hoàn toàn của quân địch thể hiện cả trên biển và trên không, quân Bắc Triều Tiên chỉ thả được mìn vào lúc đêm tối.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng thành công vũ khí thủy lôi là các điều kiện địa lý quân sự (phần lớn dải ven biển bán đảo Triều Tiên thuộc vùng nước nông, độ dốc của mặt đất không đáng kể, và độ trong của nước thấp đã che giấu các dây neo của loại mìn tiếp xúc-vướng nổ).


Triều Tiên. Bản đồ đo cao theo điểm sôi của nước.
..........
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2012, 12:20:50 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2012, 01:36:44 am »

(tiếp)

Phương tiện thả mìn chủ yếu là các tàu cá (kungas) và thuyền (schooner) độ choán nước 60-120 tấn, và trong một số trường hợp có cả các thuyền nhỏ và thậm chí cả bè. Cho đến cuối năm 1950 các phương tiện đặt mìn được trang bị là 24 kungas và 11 schooner. Tốc độ của các phương tiện nổi đó không vượt quá 5 hải lý, và thiết bị đạo hàng nghèo nàn của chúng làm giảm tính chính xác của các bãi mìn được bố trí. Ngoài ra còn thiếu các đội chuyên gia đánh mìn (Запальная команда). Chỉ đến vài tháng sau khi bắt đầu chiến tranh người ta mới chuẩn bị được 23 đội, cho phép làm công tác chuẩn bị cuối cùng cho các loại mìn neo và mìn đáy. Đào tạo các chuyên gia mìn đó là các sỹ quan của Hạm đội Thái Bình Dương Liên Xô.


USS Barton (DD-722), Allen M. Sumner-class destroyer, năm 1944 trong Thế Chiến 2. Tàu dính đạn pháo bờ biển Bắc Triều Tiên tháng 8 năm 1952 và dính mìn của hải quân Bắc Triều Tiên tháng 9 năm 1952 và bị loại khỏi vòng chiến (en.viki).

Hầu hết mìn được thả trên các hướng có nguy cơ bị đổ bộ hoặc các thủy đạo dẫn vào các căn cứ hải quân và bến cảng. Một số bãi mìn được các đơn vị pháo binh ven biển bảo vệ. Theo luật, người ta thường đặt các hàng mìn gồm 3-6 trái.

Khoảng cách giữa các hàng mìn từ 500 m trở lên. Nói chung, do nguồn cung dự trữ không đủ nên mật độ mìn chướng ngại vật thấp, trung bình 20-38 trái mìn cho mỗi dặm. Việc tổ chức các bãi mìn kiểu như vậy tạo ra sự xuất hiện các ứng dụng quy mô lớn của chúng. Ví dụ, bộ tư lệnh Mỹ tin rằng chỉ riêng ở Wonsan đã có đến 3.000 trái mìn được thả, mặc dù trong thực tế, chúng nhỏ hơn 6 lần. Suốt thời kỳ chiến tranh, hạm đội Bắc Triều Tiên đã thả hơn 3.000 trái mìn, trong đó trên 80% - ở bờ biển phía đông bán đảo Triều Tiên. Số chủ yếu là mìn neo vướng nổ. Người ta đặt [21] cả mìn đáy nổ không tiếp xúc, nhưng với số lượng nhỏ hơn nhiều.


USS Walke DD-723, Allen M. Sumner-class destroyer, tại Triều Tiên 1952/1953 (en.viki). Tàu vấp mìn khi đi hộ tống làm nhiệm vụ chống tàu ngầm cho các tàu sân bay đơn vị đặc nhiệm 77 ngoài khơi Triều Tiên ngày 12 tháng 6 năm 1951. Tàu bị hư hỏng nặng, và được đưa về Nhật Bản và Mỹ sửa chữa, sau này còn tham gia chiến tranh Việt Nam.

Bất ngờ nhất với Bộ tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ là việc sử dụng mìn thả trôi của Hạm đội Bắc Triều Tiên: thay vì dây neo treo giữ một trọng lượng khoảng 100 kg, mìn được giữ ở tư thế chìm trong nước. Những trái mìn này là một mối đe dọa nghiêm trọng. Ở khoảng cách 50-90 km tính từ đường bờ biển, đã phát nổ vì vướng loại mìn này là các tàu khu trục USS "Walke" (12 tháng 6 năm 1951), USS "Ernest G.Small" (ngày 07 tháng 10 năm 1951), USS "Barton" (ngày 16 tháng 9 năm 1952 ), và một số tàu khác v.v...các bãi mìn chướng ngại này gây trở ngại đáng kể đến hoạt động của Hải quân Mỹ, các tàu của hạm đội Mỹ, đặc biệt là các thiết giáp hạm và tàu tuần dương, không dám mạo hiểm tiến vào gần bờ.


USS Ernest G. Small (DD-838), Gearing-class destroyer, trên đường rút lui về Kure, Nhật Bản, sau khi mất mui tàu. Ngoài việc pháo kích vào bờ, tàu tham gia các trận đổ bộ tại Inchon và Wonsan tháng 9-10/1950, trợ giúp sơ tán quân đoàn X quân đội Mỹ (quân đoàn 10) khỏi Hungnam và Inchon tháng 12/1950, đi hộ tống tàu sân bay Rendova CVE-114. Tàu vấp mìn khi hoạt động ngoài khơi Bắc Triều Tiên ngày 7 tháng 10 năm 1951, và phần mui bị thương nặng đã đứt lìa xuống biển 4 ngày sau đó (en.viki). Tàu bị giải nhiệm năm 1952, sau đó được khôi phục và đưa vào danh sách hạm đội dự bị (FRAM).

Để quét các bãi mìn người Mỹ thu hút một lực lượng đáng kể, bao gồm gần như tất cả các tàu quét mìn của Hải quân Nhật Bản, và mặc dù vậy, mối đe dọa về mìn vẫn không được loại bỏ hẳn cho đến những ngày cuối cuộc chiến Triều Tiên.
........
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2012, 08:02:37 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #7 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2012, 06:47:10 am »

(tiếp)



Pháo M-60 107 mm mẫu 1939 của Liên Xô (tanky.dovidnyk.info).

Pháo binh phòng thủ bờ biển đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các căn cứ hải quân, bến cảng, nó được trang bị các dã pháo 76 và 107 mm. Ngoài ra các khẩu đội pháo cố định, hải quân Bắc Triều Tiên cũng được trang bị các khẩu đội pháo xe kéo và pháo di động trên đường sắt.


Pháo 76 mm ZiS-3 mẫu 1942 của Liên Xô tại bảo tàng-rừng cấm "Đất Nhỏ" ở thành phố Novorossisk (ru.viki).

Các khẩu đội pháo bờ biển được bố trí một cách cẩn thận và được bảo vệ an toàn trước hỏa lực hải pháo trên chiến hạm kẻ thù. Trong các vách đá dựng đứng hoặc trên các sườn dốc ngược, và thường là trong các hang động, người ta bố trí 3 - 4 cỗ pháo. Các lỗ châu mai được che đậy bằng các lưới ngụy trang màu xanh lục-vàng, bằng các cành cây, các thảm cói dệt, và vào mùa đông - các mặt nạ ngụy trang màu trắng. Những trận địa hỏa lực như vậy rất khó phát hiện và để tiêu diệt chúng còn khó khăn hơn nhiều.

Tàu chiến của quân đồng minh, tham gia đấu súng với các khẩu đội pháo bờ biển kiểu như vậy, hiếm khi đạt được thành công, mà bản thân còn thiệt hại đáng kể. Ví dụ, ngày 14 tháng 6 năm 1951 gần Songjin tàu quét mìn "Thompson" tiến gần bờ [22] ở khoảng 3 km. Đột nhiên 4 khẩu đội pháo khai hỏa vào nó. Nổ súng đáp trả, tàu quét mìn mở tốc độ tối đa rút lui. Tuy nhiên, trước khi con tàu thoát ra khỏi khu vực lưới lửa, nó đã trúng 13 loạt đạn, làm cho ba người thiệt mạng và ba người bị thương, tháp pháo trung tâm, trạm radar, phòng điện đài đều bị hư hỏng nặng.

Các đặc tính chính của pháo binh thuộc lực lượng phòng vệ bờ biển hải quân Bắc Triều Tiên và pháo hạm tàu hải quân Hoa Kỳ


Số phận tương tự cũng xảy ra với khu trục hạm "James S. Owen". Ngày 7 tháng 5 năm 1952, tàu bắn phá tuyến đường ven biển gần Songjin. Ở khoảng cách 2,7 km cách bờ, tàu khu trục trở thành mục tiêu khai hỏa của 10 khẩu đội pháo bờ biển. Trong thời gian 11 phút, khu trục hạm trúng sáu phát đạn trực tiếp. Do bị thương nặng, con tàu buộc phải rời khỏi khu vực.

Theo số liệu của báo chí Mỹ, hỏa lực pháo bờ biển đã làm hư hại 4 thiết giáp hạm, 10 tuần dương hạm, 29 khu trục hạm, 2 tàu khu trục hạng nhẹ, 6 tàu đổ bộ và tàu quét mìn. Tuy nhiên, cỡ pháo và tầm bắn hạn chế không cho phép các khẩu đội pháo tiêu diệt các tàu của đối phương. Khi rơi vào lưới lửa pháo binh bờ biển, các tàu chiến đối phương theo lệ thường chấm dứt nhiệm vụ tác chiến, chúng lấy tốc độ tối đa, vừa bắn trả vừa rút lui dưới sự che chở của màn khói ngụy trang. Đôi khi trên các thủy đạo tiếp cận các căn cứ hải quân và bến cảng, hải quân Bắc Triều Tiên cũng tiến hành chiến đấu bằng các trận địa mìn - pháo, và khi đó kẻ thù cũng phải chịu tổn thất.

Kết quả hoạt động của lực lượng hải quân Bắc Triều Tiên đã làm cho Hải quân Mỹ mất 5 tàu chiến và [23] 1 tàu kéo biển, còn 73 tàu chiến khác, trong đó gồm 4 thiết giáp hạm bị bắn hỏng.

PS: 1 kaben = 1/10 hải lý.
.......
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2012, 08:03:20 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #8 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2012, 01:33:51 pm »

(tiếp)


Phong tỏa đường biển vùng duyên hải

Đầu tháng Bảy năm 1950, Tổng thống Mỹ Harry Truman, khi đề cập đến yêu cầu của Hội đồng Bảo an LHQ hỗ trợ Nam Hàn, đã ra lệnh thiết lập một cuộc phong tỏa đường biển trên toàn bộ miền duyên hải Triều Tiên. Ban đầu, cuộc phong tỏa mang tính chất ngẫu hứng: không xây dựng các đơn vị đặc biệt làm nhiệm vụ phong tỏa, tất cả các tàu đều được giao nhiệm vụ - không cho phép đối phương vận chuyển hàng ven biển và tiến hành bắn phá các mục tiêu trên bờ để gây thiệt hại tối đa về nhân lực và khí tài tác chiến cho KNA. Đồng thời các tàu chiến được bố trí sao cho có thể bao quát một không gian rộng lớn hơn.

Mục tiêu của sự phong tỏa đường biển - cấm vận chuyển hàng hóa quân sự bằng đường biển từ các quốc gia thân thiện với Bắc Triều Tiên, làm suy yếu khả năng phòng thủ của nó, gây khó khăn cho hoạt động của hạm đội nhỏ bé và ngăn chặn tuyến vận tải ven bờ, bao gồm cả tuyến giao thông đường bộ ven biển.


USS Missouri đang nã pháo 16 inches vào bờ biển Chongjin, nhằm cắt đường giao thông của Bắc Triều Tiên. Chongjin chỉ cách biên giới Trung Quốc 39 km (en.viki).

Đến cuối mùa hè năm 1950 các lực lượng phong tỏa được tập hợp thành đơn vị đặc nhiệm 96.5, chỉ huy đơn vị là chuẩn đô đốc Hartman. Lực lượng hỗn hợp này được chia thành hai đơn vị - Mỹ và Anh, quân Mỹ phong tỏa vùng bờ biển phía đông bán đảo Triều Tiên, quân Anh - vùng bờ biển phía tây bán đảo. Đến lượt mình, các tàu chiến Mỹ lại chia thành hai nhóm chiến thuật (96.51 và 96.52), một trong hai nhóm đó được chỉ huy bởi chính chỉ huy trưởng đơn vị, nhóm thứ hai - do chuẩn đô đốc Higgins chỉ huy. Từ các tàu chiến của Hải quân Anh, người ta thành lập một nhóm chiến thuật (96.53) dưới quyền chỉ huy của chuẩn đô đốc Andrews. Tuy nhiên, tổ chức như vậy không tồn tại lâu. Như đã thấy, các lực lượng được phân bổ không đủ để thực hiện sự phong tỏa đường biển, thêm vào đó, họ không có phương cách gì để chống lại mối nguy cơ nghiêm trọng về mìn. Sau khi một số tàu vấp mìn bị nổ [24], tư lệnh đơn vị đặc nhiệm 96.5 đã phải cấm các tàu của mình vượt quá đường đẳng sâu 180 mét tại các khu vực chưa quét mìn, trong khi Bắc Triều Tiên được tự do sử dụng tuyền giao thông liên lạc ven biển.


Xe lội nước đổ bộ LVT chở biệt kích TQLC Anh rời tàu đổ bộ mẹ USS Fort Marion (LSD-22) tiến vào bãi biển Sorye Dong, Bắc Triều Tiên, ngày 7 tháng 4 năm 1951. Đội commandos đã đặt mìn thổi bay khoảng 100 yards đường sắt, trong một nỗ lực ngăn chặn tuyến vận chuyển hậu cần của kẻ thù, và sau đó trở lại tàu mẹ an toàn.
Source: US Navy photo # 428316, (vi.viki).

........
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2012, 02:26:31 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #9 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2012, 04:30:21 pm »

(tiếp)



Ảnh: Tàu quét mìn Nam Triều Tiên bị phá nổ do mìn đáy không tiếp xúc.

Ngày 12 Tháng Chín năm 1950, cơ cấu tổ chức lực lượng phong tỏa bờ biển đã có những thay đổi đáng kể. Người Mỹ thành lập lực lượng đặc nhiệm 95, do chuẩn đô đốc Smith chỉ huy. Nó được gọi là "Lực lượng phong tỏa và hộ tống của Liên Hợp Quốc tại Triều Tiên". Trong thành phần đơn vị này có 95.1 Task Force, 95.2 Task Force (cả hai nhóm - làm nhiệm vụ phong tỏa), 95.5 Task Force (hộ tống), 95.6 Task Force (quét mìn) và 95.6 Task Force và 95.7 Task Force lấy từ lực lượng Hải quân Nam Hàn. Các thành phần của lực lượng đặc nhiệm không cố định, theo lệ thường nó bao gồm 2 - 4 tàu sân bay hộ tống hạng nhẹ (escort carrier), 2 - 3 tuần dương hạm, 15 - 20 tàu khu trục, cũng như các tàu tuần tra và tàu quét mìn.


Tàu sân bay USS Badoeng Strait (CVE-116), Commencement Bay-class escort carrier, thuộc lực lượng đặc nhiệm 95 và 77 tham gia Chiến tranh Triều Tiên. Ảnh chụp tàu ngoài khơi bờ biển Triều Tiên năm 1952 (en.viki).

Mỗi nhóm đặc nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ chiến thuật. Chẳng hạn, Task Force 95.1, phong tỏa dải bờ biển phía tây, bao gồm ba nhóm chiến thuật: 95.11 - tàu sân bay, 95.12 - phong tỏa, và 95.15 - phòng thủ các đảo. Trong thực hiện phong tỏa đường biển, các lực lượng hạm đội tiến hành tuần tra trên biển, giám sát các căn cứ hải quân và bến cảng, giáng đòn tấn công vào các điểm đặt căn cứ đối phương, các bến cảng ven biển và đường giao thông ven biển. Việc tuần tra của lực lượng phong tỏa thực hiện chủ yếu ở một vài khu vực. Trong khu vực đầu tiên, vùng trực tiếp sát đường bờ biển, tập trung các lực lượng trang bị nhẹ của hạm đội, gần hơn nữa - các tàu tuần tra và tàu súng cối, cũng như các tàu khu trục, xa hơn một chút - các tuần dương hạm. Trong khu vực thứ hai, ở khoảng cách 60 - 100 dặm tính từ đường bờ biển là khu vực cơ động của các tàu sân bay hạng nhẹ và tàu sân bay hộ tống, khu vực thứ ba, ở khoảng cách 100 đến 130 dặm - tàu sân bay hạng nặng.


F4U-4B Corsairs, phi đoàn 312 (VMF-312) trên boong USS Bairoko (CVE-115) trong biển Hoàng Hải, Triều Tiên (http://www.yellowairplane.com).

Ảnh hưởng lớn đến hoạt động của lực lượng phong tỏa là các đặc điểm địa-vật lý của khu vực. Dòng chảy mạnh, các bãi bùn và vô số đá ngầm cản trở rất nhiều các hoạt động ở bờ biển phía tây [25], đã làm cho nó bị tấn công ít hơn nhiều so với bờ phía đông. Nguy cơ bị phá nổ do mìn cũng không đồng đều.

Để phân bố hợp lý hơn của các lực lượng làm nhiệm vụ, vùng phong tỏa hàng hải được chia thành nhiều phân vùng, mỗi phân vùng trong số đó có nhóm riêng của mình hoạt động. Ví dụ như, khu vực từ Koson đến Chongjin kéo dài hơn 60 dặm được chia thành bốn phân vùng.


Ảnh: Frigate "Price" của Hải quân Hoàng gia Thái Lan bị trúng đạn pháo bờ biển Bắc Triều Tiên. Tháng 1 năm 1951.
.........
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2012, 06:06:00 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM