Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:58:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 429 Phần IV  (Đọc 278676 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #320 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 04:38:06 am »

   Chào bạn! Võ Thiện Đức,  cho phép Lẹ c18-812 hỏi thăm bạn chút nhé. Năm 1985 bạn về nước học ở trường nào vậy? phải Quân chính quân khu 7-khóa 12 không bạn?
       Còn nhìn hình anh bạn thầy giáo thương binh Đỗ võ Đạt, hình như lẹ c18 đã gặp bạn ấy một lần trên nhà bạn Hải<cụt> vệ binh E 812 nhà trên Thủ Đức.Mong bạn Đức viết tiếp phần hai  về người bạn thương binh nhiều nghị lực đó để đồng đội hiểu thêm về bạn ấy!

anh bạn LeC18-812 nhớ rất chính xác, năm 1985 Trường Quân Chính QK7 huấn luyện khóa 12, nhưng mình lại rơi vào khóa 13 là vì phòng cán bộ Quân Khu 7 điều mình về trường VH-QK7 bổ túc VH, một năm sau đó mới về trường Quân chính Quân Khu 7
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2012, 03:23:54 am gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #321 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 04:38:59 am »

Người lính thương binh ( phần 2 )

Xin bổ sung thêm ở phần một, là trong khoảng thời gian 8 tháng chờ đợi giám định ở Đoàn an dưởng 646 Củ Chi, suốt ngày chỉ nằm một chỗ buồn lắm nên Đạt xin về nhà nghỉ, chỉ đến khi nào có đợt giám định mới có mặt, Về nhà nằm cũng buồn nhưng còn đỡ hơn trong bệnh viện, Thấy Đạt ở nhà không làm gì, anh bạn thân trong xóm rủ đi làm cho vui. Anh nhận thầu đóng khung phơi gạch số lượng cũng nhiều. Đạt tưởng anh ấy trêu mình vì có một tay làm ăn gì được nhưng cũng thử đi xem sao

Ngày đầu tiên rất buồn cười là Đạt dùng ngón chân kẹp cây đinh tay phải cầm búa đóng, phải nói là rất chậm và nguy hiểm nữa không khéo, đinh không gõ, mà gõ vào chân có mà toi, tuy vậy nhưng Đạt không chịu bỏ cuộc và thầm nghĩ từ từ sẽ nhanh thôi
qua ngày thứ hai một anh thợ mộc trong nhóm nhìn thấy mới hướng dẫn Đạt cách đóng đinh mà người thợ đóng trần nhà áp dụng tức là ( tay trái đỡ tấm La-phông, tay phải kẹp cây đinh ở sát đầu búa đóng nhẹ cho cây đinh dính vào tấm trần sau đó cầm lại cán búa đóng mạnh vào cây đinh thế là xong ) đem áp dụng vào đóng khung phơi gạch rất hợp lý

Đạt làm thử và  rất thành công, Đạt đóng mỗi ngày một nhanh hơn rồi từ từ cũng theo kịp mọi người, thậm chí còn nhanh hơn một số anh em khác. Sản phẩm Đạt làm ra rất đều và đẹp. Do đó đã làm cho một số nữ công nhân xí nghiệp gạch để ý họ xúm lại xem anh thương binh đóng khung, bỏ cả công việc làm của mình, báo hại quản đốc thấy vậy phải quát lên “ Trời ơi..!..đi..làm..đi...! cuộc đời mấy cô chưa thấy thương binh đóng đinh hử..”

Làm được một tháng thì kết thúc công việc thấy cũng vui vui nhưng đồng lương chẳng là bao nên về nhà Đạt mong sớm nhận được tờ giám định thương tật sau đó đi tiếp con đường học vấn, có bằng cấp đi làm việc ổn định hơn. Và rồi niềm vui cũng đã đến vào ngày 1/4/1986 Đạt chính thức nhận được tờ giám định thương binh ¼ của hội đồng giám định Đoàn an dưởng Phước Bình
Hai tháng sau đó Đạt được xuất viện về nhà với số tiền lương hàng tháng cho thương binh Đạt tập trung vào học tập, tháng đầu tiên Đạt mua  một chiếc xe đạp, chính  phương tiện nầy đã cọc cạch theo Đạt trong suốt 7 năm học tập và những năm đi dạy học sau đó.

Trong suốt 7 năm học tập, Đạt luôn được thầy cô yêu mến ở sự thông minh đức tính cần cù chịu khó cộng với kết quả học tập rất cao, cho nên năm 1992 Đạt được UBND tp HCM tài trợ ra Hà Nội báo cáo gương điển hình thương binh vượt khó, hôm ấy Đạt được gặp gỡ nhận quà bằng khen trực tiếp từ tay đ/c Bùi thiện Ngộ Bộ trưởng Bộ nội vụ, và đ/c Trần đình Hoan Bộ trưởng thương binh xã hội. Một vinh dự rất lớn của của người thương binh, chuyến đi ấy làm Đạt nhớ mãi. Cũng trong năm 1992 nhà báo Lưu đình Triều phóng viên báo Tuổi Trẻ cũng có viết một bài báo nói về gương thương binh Đỗ võ Đạt, rồi Đài truyền hình tpHCM - báo công giáo tp HCM cũng đưa tin bài về người thương binh vượt khó và thành đạt

Sau khi tốt nghiệp ra trường lương giáo viên vào những thập niên 90 rất thấp nên Đạt mở lò luyện thi Đại học tại nhà do địa điểm chật hẹp nên chỉ nhận hơn chục em học sinh, nhưng số học sinh nữ lại chiếm 80%,thời gian nầy Đạt dạy kèm môn toán, trong số học sinh đang dạy kèm thì có một số em rất mến thầy thường xuyên đến nhà và yêu cầu Thầy Đạt dạy thêm các môn phụ...! Đạt kể có hôm ở trường về mệt bước vào là các em đã ngồi đợi sẵn. Đạt nói không biết các em mến do thầy là thương binh, hay số mình đào hoa không biết nữa mà sao các em nầy lại dành một tình cảm đặc biệt đến như thế, lúc nầy đây thầy giáo mới vận dụng tình huống " bó đũa chọn cột cờ " thật tình thì tất cả các em học sinh đều dễ thương, nhưng chỉ có em Nguyễn thị Chính thùy mị nết na học giỏi lại xinh nữa chứ cho nên em ấy đã lọt vào tầm ngắm của thầy...!

Tình yêu giữa cô học trò và thầy giáo thương binh ngày một phát triển theo chiều hướng tốt cùng với sự hổ trợ đồng tình của gia đình hai bên nên cô học trò quyết tâm học tập để khỏi phụ lòng thầy và gia đình bằng một kết quả học tập ngoài sự mong đợi, cô đã thi đậu hai trường Đại học
Đại học kinh tế  &  Đại học Nông lâm
Bản năng tuyệt vời của lính chiến trường.Thầy Đạt ngoài luyện cho cô học trò đậu hai trường Đại học còn luyện cho cô học trò ấy sinh cho thầy một cháu trai rất dễ thương chăm ngoan và học giỏi cháu tên Đỗ đức trí Trung năm nay là sinh viên năm thứ ba ngành xây dựng. Phần cô học trò Nguyễn thị Chính hiện tại là Trưởng phòng nhân sự công ty xây dựng địa ốc. Cách nay hơn một năm cô trưởng phòng nhân sự có xem qua hồ sơ lý lịch của một thanh niên xin vào làm bảo vệ cho công ty, cô phát hiện người nầy trước đây từng công tác chiến đấu bên Campuchia, cô liền gọi điện cho chồng hay, thật không ngờ hỏi ra mới biết hai người trước đây cùng năm nhập ngũ và cùng chiến đấu chung một Đại đội. Người bạn ấy chính là Danh mà bài viết hôm trước tôi có đề cập

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2012, 07:29:58 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #322 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 08:30:43 am »



Bạn LeC18-812 nhớ rất chính xác, năm 1985 Trường Quân Chính QK7 huấn luyện khóa 12, nhưng mình lại rơi vào khóa 13 là vì phòng cán bộ Quân Khu 7 điều mình về trường VH-QK7 bổ túc VH, một năm sau đó mới về trường Quân chính Quân Khu 7
Năm 1980 tôi cũng về học bổ túc VH tại trường VH-QK7 .Năm 1981 tốt nghiệp bổ túc 10/10,ra trường sĩ quan pháo binh Sơn Tây học .Được 1 tháng ...chán không học nữa xin về.Bị giáo vụ nhà trường chửi cho một trận ,trả lí lịch vậy là tôi lại khăn gói về QK7 lại.Năm 1980 -1981trường VH-QK7 đóng tại thành Quan5 Hốc Môn ,không biết lúc Đức học trường còn nằm đó không.
Logged
LeC18-812
Thành viên
*
Bài viết: 159



« Trả lời #323 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 06:41:07 pm »

   Như vậy thì tầm đầu tháng 3/85 bạn về nước vào trường văn hóa qk7. Lẹ c18 -812 cũng về nước thời gian này và học quân chính qk7-khóa 12,đến khóa 13 lẹ c18-812 được giữ lại làm c phó 41-d4,khóa 14 thì c phó 44-d4 đến giữa khóa huấn luyện do không phục tay d phó chính trị và phân công không đúng chuyên môn nên chán xin chuyển ngành ra quân
   khóa 13 bạn Võ Thiện Đức về học c nào,d nào vậy?
Logged
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #324 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 06:57:04 pm »

Bạn LeC18-812 nhớ rất chính xác, năm 1985 Trường Quân Chính QK7 huấn luyện khóa 12, nhưng mình lại rơi vào khóa 13 là vì phòng cán bộ Quân Khu 7 điều mình về trường VH-QK7 bổ túc VH, một năm sau đó mới về trường Quân chính Quân Khu 7
Năm 1980 tôi cũng về học bổ túc VH tại trường VH-QK7 .Năm 1981 tốt nghiệp bổ túc 10/10,ra trường sĩ quan pháo binh Sơn Tây học .Được 1 tháng ...chán không học nữa xin về.Bị giáo vụ nhà trường chửi cho một trận ,trả lí lịch vậy là tôi lại khăn gói về QK7 lại.Năm 1980 -1981trường VH-QK7 đóng tại thành Quan5 Hốc Môn ,không biết lúc Đức học trường còn nằm đó không.

Chào anh Hoangson1960.!

Em bị mất mạng mấy ngày nay nên trả lời cho anh hơi bị trễ, ông anh thông cảm nhá.!
Năm 1985 em về thì trường VHQK vẫn nằm ở Thành Quan 5 Hóc Môn, bên ngoài bến xe 19/5 đi vào khoảng 100m là cổng chính của trường, bên trái là nhà giáo viên và nhà ở học viên, bên phải là căn tin, hậu cần, tài vụ ,văn phòng ban giám hiệu nhà trường, tiếp đến là các lớp học
Em học khóa 20 lớp của em chỉ có 14 người toàn là sỹ quan nồng cốt của chiến trường từ cấp tiểu đoàn đến trung đoàn như: Anh hùng quân đội Nguyễn văn Bình đoàn 7705, Anh Trần Đơn ( hiện là Tư lệnh QK7 ) và nhiều người nữa. Em học chỉ có một năm là vì đang đánh đấm " ì đùng " bên Campuchia tưởng về học Quân chính, ai dè học văn hóa, chữ nuốt không trôi nên xin ban giám hiệu nhà trường lúc đó gặp chú Khánh hiệu trưởng và chú Hai Triều đại tá hiệu phó,  trình bài "hoàn cảnh" đã làm cho em "quảnh càng" học không nỗi và xin trở về mặt trận công tác. khoảng một tháng sau yêu cầu của em được duyệt, Phòng cán bộ QK điều em về trường Quân chính Quân khu 7  một năm sau tốt nghiệp mới được trở lại chiến trường K
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2012, 07:46:28 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #325 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 07:07:26 pm »

Em bị mất mạng mấy ngày nay nên trả lời cho anh hơi bị trễ, ông anh thông cảm nhá.!

 Grin  "Mất mạng" nghe khiếp quá? Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #326 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 07:13:05 pm »

  Như vậy thì tầm đầu tháng 3/85 bạn về nước vào trường văn hóa qk7. Lẹ c18 -812 cũng về nước thời gian này và học quân chính qk7-khóa 12,đến khóa 13 lẹ c18-812 được giữ lại làm c phó 41-d4,khóa 14 thì c phó 44-d4 đến giữa khóa huấn luyện do không phục tay d phó chính trị và phân công không đúng chuyên môn nên chán xin chuyển ngành ra quân
   khóa 13 bạn Võ Thiện Đức về học c nào,d nào vậy?

Chào bạn LeC18-812

Mình về trường Quân chính QK7 học khóa 13, thuộc đại đội 31 tiểu đoàn 3, anh Hoan làm D Trưởng, lớp mình anh Trần Danh Báo CTrưởng, anh Hương CPhó . Mình nhớ không lầm thì trên BGH lúc bấy giờ là chú Mười Khoan đại tá hiệu trưởng vì có gặp ông ấy nói chuyện một lần tại phòng ban giám hiệu.

Nếu ở đó làm cán bộ khung thì anh bạn LeC18-812 biết quán cà phê Nho và quán Hà, mình yêu một cô bé ở quán Nho tên Tuyết Loan, thư qua tin lại từ chiến trường về hậu phương và ngược lại..! được hơn một năm thì bị gãy gánh  Huh do cô ấy vượt biên. hiện tại đang sống bên Mỹ, tết vừa rồi có gọi điện về thăm mình và đỗ thừa hồi đó thấy lính bên K hy sinh nhiều quá nên lo  Roll Eyes phần cũng phải nghe lời Cô Dượng, hiện tại cô ấy vẫn chưa lập gia đình  Roll Eyes
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2012, 08:47:36 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #327 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 07:30:00 pm »


Nếu ở đó làm cán bộ khung thì anh bạn LeC18-812 biết quán cà phê Nho và quán Hà, mình yêu một cô bé ở quán Nho tên Tuyết Loan, thư qua tin lại từ chiến trường về hậu phương và ngược lại..! được hơn một năm thì bị gãy gánh  Huh do cô ấy vượt biên. hiện tại đang sống bên Mỹ, tết vừa rồi có gọi điện về thăm mình và đỗ thừa hồi đó thấy lính bên K hy sinh nhiều quá nên lo  Roll Eyes phần cũng phải nghe lời Cô Dượng, hiện tại cô ấy vẫn chưa lập gia đình  Roll Eyes

Như vậy là anh Đức lại có cơ hội lớn rồi, chớp ngay đi thôi  Grin Grin Grin

Câu chuyện anh Đức kể về anh Đỗ Võ Đạt thật hấp dẫn. Thật không ngờ, cuộc sống của anh Đạt có những điều bất ngờ thú vị giống như trong tiểu thuyết vậy. Phải chăng ông trời đã xúc động trước tinh thần và nghị lực của một người lính, đã phải chịu nhiều mất mát, thiệt thòi nơi chiến trận mà ban cho chăng? Mong rằng anh Đạt sẽ mãi gặp được thật nhiều niềm vui như thế trong cuộc sống hôm nay và mai sau.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2012, 08:08:58 pm gửi bởi DinhLongGiang » Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #328 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 08:52:42 pm »


Năm 1985 em về thì trường VHQK vẫn nằm ở Thành Quan 5 Hóc Môn, bên ngoài bến xe 19/5 đi vào khoảng 100m là cổng chính của trường, bên trái là nhà giáo viên và nhà ở học viên, bên phải là căn tin, hậu cần, tài vụ ,văn phòng ban giám hiệu nhà trường, tiếp đến là các lớp học
Em học khóa 20 lớp của em toàn là sỹ quan nồng cốt của chiến trường cấp tiểu đoàn và trung đoàn như: Anh hùng quân đội Nguyễn văn Bình đoàn 7705, Anh Trần Đơn và nhiều người nữa. Em học chỉ có một năm là vì đang đánh đấm " ì đùng " bên Campuchia tưởng về học Quân chính, ai dè học văn hóa, chữ nuốt không trôi nên xin ban giám hiệu nhà trường lúc đó gặp chú Hai Triều đại tá hiệu phó, trình bài "hoàn cảnh" đã làm cho em "quảnh càng" học không nỗi và xin trở về mặt trận công tác. khoảng một tháng sau yêu cầu của em được duyệt, Phòng cán bộ QK điều em về trường Quân chính Quân khu 7  một năm sau tốt nghiệp mới được trở lại chiến trường K
Lớp tôi học cũng 3-4 anh hùng .Anh hùng Thế đặc công thủ Rừng Sác ,Anh hùng thắng E Gia Định dũng sĩ diệt Mỹ ,chị Huynh anh hùng nữ quân y.Ngay bên ngoài cổng trường VH phía bên phải có một đv vận tải ,tụi này giầu lắm,toàn đi xe Vepa,Honda 76 lượn tới lượn lui chở bồ.Tụi tôi là học viên (lính nghèo) không có tiền ngồi ngay trước cổng đv chờ tụi này đi ngang cà kịa chửi,thằng nào phản ứng là nện luôn. Grin
Logged
LeC18-812
Thành viên
*
Bài viết: 159



« Trả lời #329 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2012, 06:11:56 am »

    Đúng đấy bạn Võ Thiện Đức ! hiệu trưỡng trường sĩ quan QCQK7 là chú mười Khoan,ông già mang cấp hàm đại tá thường hay đạp chiếc  xe đạp đầm củ nát đi vòng vòng xuống kiểm tra các đơn vị là chú ấy, ông già rất tình cảm với lính nhưng cũng rất nghiêm khắc khi lính vi phạm điều lệnh quân đội.
   Ồ! vậy bạn là người yêu của cô Tuyết Loan đấy à! mình nhớ không lầm thì ngày xưa phần nhiều anh em học viên H14 thường tập trung ra uống cà phê quán Nho vì  có cô em quán nước vừa xinh,vừa dể thương do tính nết cho nên cũng nhiều anh lính theo đuổi đấy nhé,ngày xưa khi quân số đơn vị c41 thiếu quân số sinh hoạt ban đêm thì chạy ra quán NHO và HÀ là gặp lính mình ngay,nhất là mấy anh chàng Hải Quân vùng 5- học khóa 12 cũng thường bám sát <CHỐT> này .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM