Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 04:52:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 429 Phần IV  (Đọc 279044 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #310 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2012, 09:20:49 am »

Xin chào các anh..!!

Có thể nói cuộc sống là một chuỗi những bất ngờ và duyên số, lúc đó tôi mới thầm nghĩ trong bụng “ Trái đất tròn ơi là tròn ” sở dĩ tôi nói vậy là vì sau khi chia tay người bạn thân tên Danh trên cứ điểm Bangtatum vào năm 1985. về Việt Nam học, Danh ở lại đơn vị công tác cho đến ngày ra quân, thắm thoát mới đó mà đã 27 năm trôi qua, vật đổi sao dời, tôi không thể nào ngờ rằng người bạn chung chiến hào năm xưa trên chiến trường K. Nay người bạn ấy lại ở cách nhà mình khoảng chừng 500m vậy mà gần mười năm nay chúng tôi không hề hay biết

Danh nhập ngũ năm 1982 lính Thủ Đức ngày xưa nay là Quận 9. Còn tôi thì ở tận Đồng Tháp, quê hương của đồng ruộng sông nước mênh mông cò bay thẳng cánh. Do chiến tranh mà hai chúng tôi gặp nhau tại C5 – D8 – E 429 rồi thân nhau từ những lần đi phục, đi chốt, cũng như tham gia những trận đánh lớn nhỏ của đơn vị.Tôi nhớ Có một kỹ niệm không thể nào quên giữa hai chúng tôi đó là ngày 25/4/1984

Hôm ấy tôi cùng Danh chốt tiền tiêu trên một cao điểm cứ F912 của Polpot. tôi mang AK Danh mang B40 chúng tôi ẩn nấp vào hố cá nhân và hầm chữ u. Do ban đêm thức canh gác mệt ban ngày lại nằm phục nên tổ chúng tôi thay phiên nhau cảnh giới khoảng 10 – 15 phút mới thò đầu lên khỏi miệng hầm quan sát.
Tôi nhớ hôm ấy khoảng 9 -10 giờ sáng Danh đứng lên quan sát thì bất ngờ phát hiện thằng Polpot đã vào tới cách hầm chúng tôi có 7m . Danh chụp khẩu B40 bắn cắm xuống đất trước mặt thằng Pot một tiếng nổ “ ẦM ” mặt đất rung lên . Danh la lên Polpot.. tôi thò đầu lên nhìn thì thấy tên địch chết nằm sấp, hưởng trọn một quả B sống sao nổi, nhưng cũng lia cho một loạt AK . khoảng 5 phút sau tôi cùng Danh lên miệng hầm quan sát thì chỉ có một tên  mò vào, vai còn mang khẩu AK báng gấp tay trái xách một cái xô bằng sắt đã cũ bên trong một con gà và một bó hành. Có lẽ là lính trinh sát

Sau khi thu chiến lợi phẩm xong,  Lệnh ở trên chúng tôi phải nằm phục chờ xem đồng bọn chúng đến lấy xác nhưng mãi cho đến ngày thứ 3 xác bắt đầu hủy bốc mùi chịu không nổi nên nhóm chúng tôi đào một cái hố sâu cỡ 60cm ( do đất trên cao điểm cứng ) rồi dùng dây rừng cột vào chân tên Pot lôi xuống hố lấp đất lại, do cạn nên khi chôn rồi trên mặt đất ruồi vẫn đánh ầm ầm mùi hôi vẫn bốc lên, vậy mà tổ chúng tôi vẫn chốt thêm hơn một tháng nữa mới chuyển đi nơi khác. Kỹ niệm chiến trường của tôi và Danh còn rất nhiều, tối hôm qua hai thằng uống cà phê nhắc lại chuyện xưa từ 6h chiều cho đến 10h đêm mà vẫn chưa hết chuyện

Tình cờ biết được chuyện nầy là do tuần rồi tôi có đến họp mặt anh em CCB – E 429 . Qua anh Lực lính 82 Đồng Tháp tôi được biết thêm rất nhiều tin tức về anh em đồng đội chiến trường K năm xưa. anh có cho tôi số điện thoại Đạt quản lý người đồng đội bị trận chiến trên Bangtatum lấy đi cánh tay trái, nay Đạt đang là thầy giáo dạy cấp 2 & 3  trên Thủ Đức. Chúng tôi nói chuyện rất lâu sao đó Đạt có hỏi:
Hiện nay Đức đang ở đâu.?
Tôi nói ở phường Phú Hữu quận 9
Đạt nói vậy là cùng phường với thằng Danh rồi đó..! nhớ nó không.?
Làm sao mà tôi quên nó được , Đạt cho số đt. tôi vội a lô cho nó ngay nào ngờ gần 10 năm nay hai thằng ở cách nhau có vài trăm mét mà không hề hay biết gì cả . Một phần là do cuộc sống mưu sinh phải cày từ sáng cho đến tối mới về nhà. Chủ nhật đâu có rảnh đâu, cũng phải thay vợ ở nhà tập làm Ô Sin cho nó quen các anh ạ..!!
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2012, 04:10:29 am gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

LE THANH HAI
Thành viên
*
Bài viết: 170


LE THANH HAI


« Trả lời #311 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2012, 08:48:58 am »

Bác Thiện Đức Thân mến Bac có thể cho tôi số dt của Thầy Giáo Đạt vac của Bác đươc ko

Logged
VO THIEN DUC
Thành viên
*
Bài viết: 335


Hát mãi khúc quân hành


« Trả lời #312 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 04:20:15 am »

Người lính thương binh ( phần 1 )


Ảnh được chụp bằng điện thoại về đêm nên không được rõ

Chiến tranh đã đi qua, những nhọc nhằn và đau thương trên quê hương vẫn còn đó, có những người lính may mắn được trở về nhưng cơ thể cũng mang đầy thương tích, họ là những thương binh. Đất nước, nhân dân, luôn ghi nhớ công ơn họ. Và khi đã bước ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt,trở về với cuộc sống đời thường khi đã gửi lại chiến trường một phần cơ thể như vậy. Họ sống bình dị, có ích cho quê hương.Thật cảm động.! Người lính  thương binh đi qua khói lửa của cuộc chiến tranh, vẫn không nghỉ ngơi, điều mà anh cũng như các thương binh khác có quyền được hưởng. Nhưng lại làm một công việc tưởng như bình thường nhưng thật có ý nghĩa đó là nghề “ Nhà giáo ”

Đã có hẹn trước, chiều chủ nhật vừa qua tôi đến nhà thăm thầy giáo thương binh Đỗ võ Đạt. một căn nhà cấp bốn tọa lạc trong con hẻm nhỏ trên đường Dân chủ - quận Thủ Đức tpHCM. Hơn 27 năm rồi sau trận đánh Bangtatum chúng tôi mới gặp lại nhau mừng vui khôn xiết, hai chúng tôi nói mãi mà chẳng hết chuyện, kể lại kỹ niệm những năm tháng gian khổ nơi chiến trường, rồi những tháng ngày nằm viện sau lần bị thương đã khiến tôi xúc động đến nghẹn ngào những gì người đồng đội của mình đã chịu đựng trong những tháng năm đó
 
Đạt nhớ lại, ngày đầu tiên ta đánh vào cứ điểm Bangtatum, cả ngày đụng độ với lính Thái khoảng 4h chiều khi đơn vị mình nhận lệnh cơ đông cho C17. vừa lên đến cao điểm thì Đạt bị trúng đạn nhọn nát cánh tay trái, sau khi bị thương được tiêm giảm đau và ga-rô mình vẫn ở lại trên núi, do thương binh tử sĩ rất nhiều nên phải nằm chờ cho đến ngày thứ ba bộ phận vận tải mới được đưa mình xuống chân núi, lúc đó đói khát, đau buốt ở vết thương nhưng phải cắn răng chịu đựng, rồi bước qua ngày thứ tư khi vết thương sưng lên bắt đầu nhiểm trùng đau dữ lắm, lúc đó Đạt mới được chuyển tới trạm phẩu tiền phương của E429  phẩu thuật, Đạt chỉ nhớ khi tỉnh dậy thì cánh tay trái đã được cắt qua cùi chỏ, ở đây hai ngày sau mới có xe hồng chuyển thương binh về QY viện 7E.
 
Những ngày ở 7E  buồn lắm vì xa đơn vị lại nhớ anh em mình đang chiến đấu trên cứ, lúc bị thương qua nhiều đơn vị vận chuyển không biết ba lô quân trang thất lạc ở đâu..? chỉ còn lại bộ đồ dính da là cái áo ngắn tay với chiếc quần đùi, riêng cái quần dài be bét máu lúc bị thương nên BS đã cởi bỏ lúc phẩu thuật “ nhất y nhất quởn ” cho nên lúc nằm ở viện 7E tối đến Đạt đợi mọi người đi ngủ mới rón rén đi tắm tranh thủ giặt cái quần đùi, chưa xong đâu, lúc đi vào thì không mảnh vải che thân Đạt cầm cái quần che phía trước đi đến đầu giường phơi cái quần lên rồi lấy vội tấm đắp che lên người mà ngủ như đứa trẻ lên ba.

 Ngày thứ 11 tính từ lúc bị thương Đạt được máy bay trực thăng chuyển về VN rồi vào QuânY viện 7C nằm điều trị. Đạt nằm ở đây từ ngày 16/3/1985 cho đến ngày 2/8/1985 tức bốn tháng rưởi lúc nầy vết thương đã lành hẳn, bệnh viện đưa Đạt qua đoàn an dưởng 646 Củ Chi nằm chờ giám định thương tật. nhớ lại lúc nằm viện tình cảm anh em đồng đội thương binh lúc đó nó thiêng liêng quý báo làm sao, nhờ một anh thương binh sỹ quan nằm cạnh giường tâm sự động viên tư vấn rất nhiều điều, trong đó có nói đến chuyện tiêu cực trong khâu giám định, cho nên nhiều lần giám định không đúng tỉ lệ thương tật Đạt không chịu ký vào biên bản.

Mãi cho đến ngày 1/4/1986 tức 8 tháng sau họ mới đồng ý chuyển Đạt về Đoàn an dưởng thương binh nặng Phước Bình với tờ giám định thương binh ¼. Đúng theo chế độ và nguyện vọng của Đạt. Cũng như những gì anh em thương binh đã tư vấn cho Đạt trước đó. ở trạm an dưởng Phước Bình được khoảng hai tháng Đạt xin xuất viện về gia đình để tiếp tục con đường học vấn, một ước mơ từ trước khi bước vào quân ngũ, Đạt nói không biết có phải do thay máu lúc nằm viện hay không..? mà sao khi xuất viện tự dưng lòng say mê học tập trí thông minh vượt trội  đã thôi thúc Đạt miệt mài sôi kinh nấu sử suốt 7 năm trời, và kết quả tốt nghiệp đại học với số điểm khá cao.


« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2012, 07:21:39 pm gửi bởi VO THIEN DUC » Logged

Hoa phong lan
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #313 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 02:44:46 pm »

Uí giời giời ! bài viết của chú VÕ THIỆN ĐỨC hay quá . về vụ việc chiến đấu hạ tên pốt có cái xô và con gà ,thế rồi bộ đội mình có dám ăn không hả anh Đức .

hai nữa là chuyện về anh thương binh cụt tay vuợt khó : khi giã từ vũ khí về với xã hội tiếp tục học hành ,nay đã là giáo viên ,hẳn đây là một tấm gương cho mọi người noi theo .cảm phục wóa.

ba là :  tình yêu của anh thương binh( giáo viên) với cô học trò xinh . nghe cứ như là chuyện cổ tích thời nay vậy .
 Tụi cháu đang háo hức nghe tiếp câu chuyện có hậu của người thương binh này .

kính mong anh Đức tiếp tục câu chuyện ạ .........
Logged
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #314 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 03:22:51 pm »

Uí giời giời ! bài viết của chú VÕ THIỆN ĐỨC hay quá . về vụ việc chiến đấu hạ tên pốt có cái xô và con gà ,thế rồi bộ đội mình có dám ăn không hả anh Đức .

hai nữa là chuyện về anh thương binh cụt tay vuợt khó : khi giã từ vũ khí về với xã hội tiếp tục học hành ,nay đã là giáo viên ,hẳn đây là một tấm gương cho mọi người noi theo .cảm phục wóa.

ba là :  tình yêu của anh thương binh( giáo viên) với cô học trò xinh . nghe cứ như là chuyện cổ tích thời nay vậy .
 Tụi cháu đang háo hức nghe tiếp câu chuyện có hậu của người thương binh này .

kính mong anh Đức tiếp tục câu chuyện ạ .........

Không hiểu được cách xưng hô này của Hoa phong lan?
Logged
NVLAC
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 395


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


« Trả lời #315 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 03:55:49 pm »

Uí giời giời ! bài viết của chú VÕ THIỆN ĐỨC
 Tụi cháu đang háo hức nghe tiếp ...

kính mong anh Đức tiếp tục câu chuyện ạ .........

Không hiểu được cách xưng hô này của Hoa phong lan?

 Có gì mà không hiểu chú sờ. Hoa phong lan đọc thấy chú Đức đi lính, tưởng già nên kêu chú, tới chừng nhìn avatar thấy trẻ nên gọi anh cho thân mật vậy mà  Grin
Logged

BÁCH NIÊN CHI KẾ MẠC NHƯ THỤ NHÂN
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #316 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 04:35:41 pm »

Uí giời giời ! bài viết của chú VÕ THIỆN ĐỨC hay quá . về vụ việc chiến đấu hạ tên pốt có cái xô và con gà ,thế rồi bộ đội mình có dám ăn không hả anh Đức .
...
ba là :  tình yêu của anh thương binh( giáo viên) với cô học trò xinh . nghe cứ như là chuyện cổ tích thời nay vậy .
 Tụi cháu đang háo hức nghe tiếp câu chuyện có hậu của người thương binh này .

kính mong anh Đức tiếp tục câu chuyện ạ .........

Không hiểu được cách xưng hô này của Hoa phong lan?

Chuyện của Đức viết rất cảm động, đây là câu chuyện thật của những người lính cùng sư đoàn, cám ơn Đức.

Trong lúc chờ đợi phần tiếp theo của bài văn hấp dẫn của Võ Thiện Đức, mời các bạn và Hoa Phong Lan thưởng thức bài nhạc này:

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=BA55Du-g9jU" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=BA55Du-g9jU</a>
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2012, 04:43:31 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Hoa phong lan
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #317 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 06:50:34 pm »

Tặng tất cả những người lính

                     "...Những người lính đi qua thành phố
Người trẻ măng, người tóc bạc phơ
Chân dép lốp hay chân giày cao cổ
Chẳng nhiều đâu nhưng chưa vắng bao giờ...
***
Phía sau anh mấy cuộc chiến tranh qua
Bao tết xa nhà, bao mùa cây rụng lá
Bao bom đạn, chia tay, gặp gỡ
Núi lặng thầm khóc bạn dưới sao khuya
Phía sau anh thương nhớ trĩu ba lô
Qua trận thắng lại đến cùng trận đánh
Qua cái chết lại đến cùng bom đạn
Bao lá cờ cắm mốc dọc đường qua...
***
Em ơi em, em trong trắng vô tư
Nếu em đã đem lòng yêu người lính
Giờ tan ca đừng mong người yêu đón
Ngước sao trời hãy tin đấy là anh!
Nếu em là vợ lính, dẫu thời bình
Hãy xem bài cho con sau mỗi lần tan học
Con khó bảo đừng một mình ngồi khóc
Đừng đợi anh xách nước thổi cơm chiều
Mẹ già ơi thương nhớ dẫu dâng trào
Mẹ cứ nhắc tên con, đừng lo con vấp ngã
Lối con đi - nào lối mòn thuở nhỏ
Và mẹ là Mẹ Lính - dễ dàng đâu !..."
                 Hoa phong Lan (st)
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2012, 10:49:08 pm gửi bởi Hoa phong lan » Logged
LeC18-812
Thành viên
*
Bài viết: 159



« Trả lời #318 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 09:47:45 pm »

    Chào bạn! Võ Thiện Đức,  cho phép Lẹ c18-812 hỏi thăm bạn chút nhé. Năm 1985 bạn về nước học ở trường nào vậy? phải Quân chính quân khu 7-khóa 12 không bạn?
       Còn nhìn hình anh bạn thầy giáo thương binh Đỗ võ Đạt, hình như lẹ c18 đã gặp bạn ấy một lần trên nhà bạn Hải<cụt> vệ binh E 812 nhà trên Thủ Đức.Mong bạn Đức viết tiếp phần hai  về người bạn thương binh nhiều nghị lực đó để đồng đội hiểu thêm về bạn ấy!
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #319 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2012, 10:19:26 pm »

        Câu chuyện của anh Võ Thiện Đức kể về người đồng đội thương binh thật xúc động. Người lính trải bao gian nan, hy sinh mất mát nơi chiến trận. Rồi lại tiếp tục vất vả gian truân để được những người có thẩm quyền ở địa phương công nhận những gì mình đáng được hưởng. Nghĩ mà xót lòng!
       Nhưng với nghị lực vững vàng, anh thương binh Đỗ Võ Đạt của chúng ta đã vượt qua tất cả để đến với bến bờ hạnh phúc và ước mơ giản dị, thanh cao của mình.
      Tôi đang nóng lòng chờ đón bài viết của anh Đức về mối tình của người thầy giáo thương binh kiên cường, giàu nghị lực và cô học trò nhỏ. Chắc sẽ rất hấp dẫn và nhiều cảm xúc lắm đây Wink Grin

     Cảm ơn bạn Hoa phong Lan về bài thơ " Tặng tất cả các người lính" ( giá như đề là những người lính thì nghe hợp hơn). Bài thơ thật hay, thật nhiều ý nghĩa về người lính.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM