Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 05:31:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đời binh nghiệp  (Đọc 53537 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #50 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 11:21:45 am »

XIV


XÂY DỰNG CƠ BẢN HỌC VIỆN

       Song hành với những nhiệm vụ lớn lao về đổi mới, nâng tầm huấn luyện đào tạo, nghiên cứu khoa học, đối ngoại quốc phòng… tôi cùng Ban giám đốc cũng tìm mọi cách tập trung thực hiện dự án “Nâng cấp, cải tạo, xây dựng Học viện Quốc phòng” và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, học viên, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên trong Học viện.
       Đầu tháng 3-1997, tôi về làm Giám đốc Học viện quốc phòng thì dự án “Nâng cấp, cải tạo, xây dựng Học viện Quốc phòng” được Thủ tướng Chính phủ đầu tư với số tiền ban đầu là  97 tỷ đồng; dự án đã được các đồng chí trong Ban giám đốc cũ khởi công xây dựng ngày 30-10-1996, đã xây được nhà N2 (nhà làm việc của cơ quan) và nhà N3 (nhà 5 tầng làm giảng đường). Còn hội trường đang xây dựng dở dang, số tiền được trên cấp năm 1997 mới chi hết 12 tỷ đồng; vì tiến độ chậm và giải ngân không kịp, nên cuối năm 1997 tiền chi không hết đã trả lại Nhà nước cả chục tỷ đồng.
       Sau một thời gian tìm hiểu, tôi rút ra một số kết luận như sau:
   Việc thực hiện dự án Ban giám đốc không trực tiếp điều hành, chỉ đạo mà khoán trắng cho Ban quản lý dự án. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mọi hoạt động bất ổn và có nhiều sai sót trong thực hiện dự án. Năng lực chuyên môn, quản lý, điều hành và mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước, Bộ Quốc phòng, địa phương của Ban quản lý dự án là rất yếu kém, có dấu hiệu tham nhũng. Một biểu hiện tâm lý là các cơ quan cấp trên của Bộ Quốc phòng ngại không muốn xuống kiểm tra và giúp đỡ, vì cho rằng đây là dự án của Chính phủ trực tiếp đầu tư cho Học viện Quốc phòng.
       Những lý do trên đã dẫn đến: Chất lượng, hiệu quả và tiến độ của dự án chưa đúng kế hoạch, một số công trình như: Hội trường hình thức thì xấu, số ghế ngồi chỉ đảm bảo 300 chỗ mà nhu cầu cần có là 500 chỗ; do vậy phải cải tạo bổ xung thêm.
   Tôi có suy nghĩ, theo nghị định số 188/CP của Chính phủ ngày 20-12-1994 đã quyết định thành lập Học viện Quốc phòng, việc xây dựng cơ bản của Học viện phải có một diện mạo mới ngang tầm với Học viện Quốc phòng của các nước trong khu vực và một số nước trên thế giới; Học viện phải được xây dựng khang trang, đàng hoàng, to đẹp, có giá trị thẩm mỹ và văn hoá cao.
   Với những kinh nghiệm điều hành, chỉ đạo xây dựng cơ bản, khi tôi còn làm tỉnh đội trưởng tỉnh Quảng Ninh và Tư lệnh Quân khu 3, cùng với những lần đi tham quan, nghiên cứu Học viện Quốc phòng của một số nước khiến tôi càng có quyết tâm phải xây dựng Học viện khang trang, to đẹp vừa là trung tâm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội, vừa là một điểm sáng văn hoá của Thủ đô Hà Nội
   Để đẩy nhanh tiến độ, tôi tập trung vào mấy việc chính sau: Chấn chỉnh lại ngay Ban quản lý dự án. Đụng chạm vào đây có thể sẽ gây nên phản ứng bất lợi đối với tôi, khi vừa mới về Học viện; trước hết phải làm tốt công tác tư tưởng ngay trong Đảng ủy và Ban giám đốc Học viện để tạo sự đồng thuận. Rất mừng, những vấn đề tôi phát hiện và đề xuất đều được các đồng chí trong Đảng uỷ và Ban giám đốc Học viện cơ bản nhất trí và thấy là cần thiết phải thay đổi;    ngay sau đó, tôi và anh Trịnh Đình Thắng Thiếu tướng, Phó giám đốc về chính trị, Bí thư Đảng ủy (cũng mới được điều về Học viện Quốc phòng giữa năm 1997). Anh Thắng tuổi hơn tôi vài năm, nhưng là một cán bộ chính trị có nhiều kinh nghiệm, có năng lực, sống có tâm, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo, đổi mới tư duy, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn ủng hộ cái mới… Giữa tôi và  anh Thắng tuy mới làm việc cùng nhau, nhưng những vấn đề lớn có tính nguyên tắc đều được thống nhất. Chúng tôi cùng sang làm việc với Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Kỹ thuật quân sự, trực tiếp là anh Nguyễn Đình Luyện Thiếu tướng, Giám đốc. Chúng tôi xin hai đồng chí là Thượng tá Đỗ Lũy và Trung tá Trịnh Hoài Thanh, kỹ sư xây dựng, có kinh nghiệm, đã điều hành dự án xây dựng lớn của Học viện Kỹ thuật quân sự.
       Khi có quyết định điều động hai đồng chí Lũy và Thanh về Học viện Quốc phòng, Thường vụ Đảng ủy Học viện Quốc phòng đã xét và ra quyết định bổ nhiệm đồng chí Đỗ Lũy làm Trưởng ban, đồng chí Trịnh Hoài Thanh làm Phó ban dự án thay đồng chí Thượng tá Hà Ngọc Quảng nguyên Trưởng ban và đồng chí Trung tá Phan Duy Tư Phó ban dự án đi làm nhiệm vụ khác. Học viện cũng bổ nhiệm Trung tá Vũ Như Lăng làm phó ban thay Trung tá Vũ Quý Bộ.
        Tôi yêu cầu đồng chí Lũy lập ngay cho tôi một kế hoạch tổng thể thực hiện dự án “Nâng cấp, cải tạo xây dựng Học viện Quốc phòng” bao gồm: Kế hoạch xây dựng từng hạng mục công trình, kế hoạch thời gian từng giai đoạn và toàn bộ công trình, kế hoạch rải ngân trong từng năm, kế hoạch giải phóng mặt bằng… khâu nào Ban quản lý dự án tự giải quyết được, khâu nào Ban giám đốc Học viện phải ra tay tháo gỡ.
        Trong kế hoạch của Ban quản lý dự án mới do đồng chí Lũy trình bày, tôi thấy có 2 vấn đề lớn mà thủ trưởng Học viện phải trực tiếp ra tay tháo gỡ đó là: Việc giải phóng mặt bằng và huy động nguồn ngân sách, vì đến thời điểm này việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa có chuyển động, nguồn ngân sách được cấp chi tiêu năm 1997 không hết nguyên tắc phải trả lại, nhưng đến năm 1998 trở đi khai thác sẽ khó khăn, tiến độ xây dựng so với yêu cầu là quá chậm, nếu không tích cực chủ động hoàn thành nhanh dự án thì không thực hiện được.

Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #51 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 11:22:21 am »

          Việc tập trung giải phóng mặt bằng không thể coi nhẹ. Từ năm 1994-1996, nhiều lần Thủ trưởng Học viện Quốc phòng đã làm việc với Bộ Công nghiệp. Quan điểm Bộ Công nghiệp là nhất trí di rời 6 cơ quan của Bộ Công nghiệp, song dưới cơ sở, các cơ quan của Bộ Công nghiệp lại không đồng thuận, họ cho là đã làm thủ tục xin thành phố Hà Nội và thành phố đã cấp sổ đỏ, Nhà nước muốn thu hồi phải cấp đất khác cho họ.
   Từ năm 1998-2000, tôi đã nhiều lần làm việc với Thủ trưởng Bộ Công nghiệp. Tôi ý thức được, để giải quyết tận gốc, thu lại đất cũ, nếu chỉ nói lý thì không ổn mà phải chú ý đến lợi ích kinh tế của họ mới tạo được tiếng nói chung. Tôi chỉ đạo làm văn bản trình thành phố xin 5.000m2 đất thuộc xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (cạnh đường Phạm Văn Đồng, đường ra cầu Thăng Long) để chuyển 6 cơ quan của Bộ Công nghiệp ra đó, còn 225 hộ dân cần di dời, đã được thành phố cấp đất giãn dân ở Trung Hoà - Nhân Chính.
      UBND thành phố Hà Nội nhất trí phê duyệt đề nghị của Học viện Quốc phòng, thì lại phát sinh ra mâu thuẫn mới, các hộ dân ở khu dự án mới (thuộc xã Cổ Nhuế) lại muốn nhận tiền đền bù trực tiếp từ quân đội; còn xã Cổ Nhuế thì xin một bệnh xá khoảng 800 triệu đồng bằng tiền mặt... Tôi bàn với các đồng chí trong Ban giám đốc Học viện cần triệu tập ngay một cuộc họp mời các đồng chí Chủ tịch xã Cổ Nhuế, Chủ tịch huyện Từ Liêm và Phó chủ tịch thành phố Hà Nội phụ trách giải phóng mặt bằng.
   Sau khi nghe Ban quản lý dự án của Học viện Quốc phòng trình bày những khó khăn, phức tạp của việc giải phóng mặt bằng; còn Ban giám đốc Học viện Quốc phòng nêu quan điểm là nên chấp nhận đề nghị của địa phương và các hộ dân ở khu đất mới đường Phạm Văn Đồng, tôi đề nghị đồng chí Phó chủ tịch thành phố và Chủ tịch huyện Từ Liêm cho hướng giải quyết.
   Anh Đôn, Phó chủ tịch thành phố là bạn cùng chiến đấu với tôi hồi ở chiến trường miền Đông Nam Bộ rất nhiệt tình ủng hộ Học viện. Anh cho ý kiến: Tiền của Học viện Quốc phòng ủng hộ xã nên chuyển về kho bạc Nhà nước để tiện theo dõi việc chi tiêu, sử dụng. Còn anh Chí - Chủ tịch huyện Từ Liêm là lính đặc công thời đánh Mỹ - thấy đề nghị của dân không có gì là quá đáng đã nhất trí để Học viện Quốc phòng chi tiền đền bù trực tiếp cho các hộ dân; các cơ quan Bộ Công nghiệp họ cũng cảm thấy như vậy là thỏa đáng, do đó, đã nhất trí di chuyển nhanh và trả lại mặt bằng sớm hơn cho Học viện.   
        Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành giải phóng mặt bằng không phải tất cả đều diễn ra suôn sẻ, thuận lợi mà cũng gặp rất nhiều khó khăn, cản trở, phức tạp, vì đây là vấn đề kinh tế, vấn đề quyền lợi, đòi hỏi đền bù được càng nhiều càng tốt, do vậy tôi đã chỉ đạo  anh em trong cơ quan Cục Chính trị và Ban quản lý dự án là phải hết sức làm tốt cả công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức, công tác chính sách, thậm chí cả lợi ích kinh tế nhỏ có thể chấp nhận được, để giải phóng mặt bằng càng nhanh càng tốt; một ví dụ điển hình là gia đình Đại tá PTP khi động chạm đến lợi ích cá nhân đều có phản ứng lại rất gay gắt. Để tháo gỡ khó khăn tôi quyết định trực tiếp ra thăm gia đình anh. Tôi về trao đổi với Cục Chính trị và Ban giám đốc Học viện cấp thêm cho gia đình anh 10m2 đất nữa theo nguyện vọng, không dùng lệnh cưỡng chế, vì đều là đồng đội, đồng chí. Việc giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 đã hoàn thành tốt đẹp.
   Đến lượt giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 sát mặt đường Hoàng Quốc Việt thì tính chất khó khăn, phức tạp, quyết liệt lại càng tăng, đặc biệt là những hộ ở sát mặt đường đang kinh doanh, buôn bán có thu nhập cao, họ đã tập trung lại dựa vào những người có uy tín để đấu tranh, đòi quyền lợi.
   Sau khi tôi nghiên cứu, xem xét việc đền bù cho các hộ dân ở đây đều là đúng chính sách, đúng quy định, đúng pháp luật, nhưng có hai trường hợp phải nghiên cứu vận dụng. Nắm vững thực chất của vấn đề, tôi đã chỉ đạo cho đồng chí Luỹ, Trưởng ban quản lý dự án làm văn bản báo cáo với Ban giải phóng mặt bằng và UBND thành phố Hà Nội đề nghị vận dụng chính sách đền bù cho hai cụ thuộc diện đối tượng chính sách và đã được thành phố nhất trí cấp cho gia đình cụ Đ 240m2 đất ở khu Trung Hoà-Nhân Chính bằng diện tích hiện gia đình cụ đang ở. Còn gia đình cụ T được cấp 2 hộ với diện tích bằng 120m2 ở Yên Hoà, Cầu Giấy. Sau khi nhận được quyết định, cả 2 cụ đều vui vẻ, phấn khởi vận động bà con nhanh chóng di chuyển để trả lại mặt bằng cho Học viện, không một trường hợp nào phải dùng áp lực cưỡng chế. 
         Đó là thắng lợi lớn, sau này việc giải phóng mặt bằng ngày càng khó khăn do quỹ đất hiếm và giá trị đất tăng cao. Nếu những ngày đó không làm được, có thể nói sau này khó có thể làm được…
         Trong công lao xin đất để giải phóng mặt bằng của Dự án “Nâng cấp, cải tạo, xây dựng Học viện Quốc phòng” ngoài công lao chung của Đảng ủy, Ban giám đốc, các cơ quan chức năng của Học viện, còn phải kể đến công lao của đồng chí Đại tá Đỗ Lũy, Trưởng ban quản lý dự án (năm 2004, đồng chí Đỗ Luỹ đã được đề bạt Đại tá) và Thượng tá Nguyễn Công Hoan, Phó Giám đốc Công ty Đông Đô của Học viện Quốc phòng, là những đồng chí có kinh nghiệm, đã tích cực, chủ động giúp Ban giám đốc Học viện giải quyết được những khó khăn trên.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #52 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 11:23:13 am »

Lúc này, nhiệm vụ còn lại là tích cực, chủ động khai thác ngân sách để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng của dự án.
   Kỷ niệm lần thứ 55 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam, ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1944 – 22/12/2000); Học viện Quốc phòng mời Thủ tướng Phan Văn Khải xuống thăm Học viện. Để tranh thủ được sự đồng tình và giúp đỡ của Thủ tướng, trước đó tôi đã lên làm việc với Vụ 1 thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư, trình bày những khó khăn trong việc hoàn thành dự án “Nâng cấp, cải tạo, xây dựng Học viện Quốc phòng” vì vật tư, sắt, thép, xi măng, gạch… và các thiết bị khác đều trượt giá, đặc biệt là tiền đền bù cho các hộ dân để giải phóng mặt bằng theo quyết định mới của Chính phủ đã thay đổi, tăng nhiều so với trước. Các đồng chí Vụ 1 thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư đều nhất trí là phải bổ sung thêm ngân sách và có tham mưu cho Học viện, nếu Học viện báo cáo với Thủ tướng Phan Văn Khải, được Thủ tướng đồng ý họ sẽ điều chỉnh kế hoạch tăng thêm ngân sách trình lên Thủ tướng
   Khi Thủ tướng tới thăm Học viện, tôi báo cáo với Thủ tướng về kết quả học tập, nghiên cứu của các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh đối với cán bộ cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương và địa phương và kết quả, tiến độ của dự án “Nâng cấp, cải tạo, xây dựng Học viện Quốc phòng”; tôi đã trình bày kỹ với Thủ tướng vì sao đến năm 2000 chưa hoàn thành dự án: Là vì giá vật tư trang thiết bị tăng, tiền đền bù giải phóng mặt bằng tăng, nếu chỉ với ngân sách cũ là 97 tỷ đồng thì không hoàn thành được dự án; tôi đề nghị Thủ tướng cho bổ xung thêm ngân sách dự án. Thủ tướng vui vẻ và nói “Tôi đồng ý về nguyên tắc còn cụ thể các đồng chí làm việc với Vụ 1, Bộ Kế hoạch đầu tư ”. Sau chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải, ngân sách đã được điều chỉnh  từ 97 tỷ đồng lên 130,7 tỷ đồng (bổ sung thêm 33,7 tỷ đồng), đây là một cố gắng lớn, đủ đảm bảo những điều kiện cần thiết cho dự án được hoàn thành.
   Với bản lĩnh quyết đoán và kinh nghiệm nhiều năm chỉ đạo làm công tác xây dựng, tôi quyết định dỡ bỏ một số ngôi nhà cũ nằm ở trung tâm Học viện; tuy nhiên, còn ngôi nhà dài như mọi người thường gọi là “ngôi nhà dài nhất Hà Nội” dành cho học viên, tôi quyết định vẫn giữ nguyên chỉ cải tạo, nâng cấp; cho đến bây giờ những quyết định ấy vẫn hoàn toàn chính xác.
   Trong khuôn viên 8,8ha của Học viện, còn một công trình ngoài dự án, rất được trân trọng và tự hào, đó là nhóm tượng đài “Bác Hồ trong Chiến dịch Biên giới 1950”. Có thể khẳng định, nhóm tượng đài được đặt giữa trung tâm quảng trường của Học viện, từ ngoài đường Hoàng Quốc Việt có thể nhìn thấy rõ toàn bộ quang cảnh quảng trường và nổi bật là nhóm tượng đài thật uy nghiêm và hoành tráng, tôn vinh những giá trị lịch sử, truyền thống oai hùng của quân đội và Học viện.
        Sở dĩ có nhóm tượng đài này là sau khi dự án được xây dựng xong, Học viện có một quảng trường vừa có chiều rộng lại vừa có chiều sâu rất đẹp; hiếm có một cơ quan nào lại có được một quảng trường rộng, đẹp như thế. Từ trên phòng làm việc ở ngôi nhà 7 tầng ngắm nhìn ra quảng trường, tôi bật ra suy nghĩ: Trên khuôn viên này nên xây dựng một nhóm tượng đài, nhưng nhóm tượng đài này phản ánh gì về lịch sử, truyền thống gắn với Học viện, tôi đem ý định đó trao đổi với các đồng chí trong Đảng uỷ, Ban giám đốc Học viện và cán bộ, giáo viên. Có ý kiến cho rằng, nên dựng tượng đài những bậc vĩ nhân, anh hùng dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước; một số ý kiến khác lại cho rằng nên dựng tượng đài về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà dựa vào phiên bản Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 308 trước cửa đền Hùng với câu nói nổi tiếng “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Một số ý kiến khác lại đề xuất, nên dựng tượng đài “Bác Hồ trong Chiến dịch Biên giới 1950”; đề xuất này hoàn toàn trùng với suy nghĩ của tôi, vì Bác Hồ vừa là người sáng lập ra quân đội, vừa là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân, đồng thời Bác Hồ còn là hiện thân của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam. Học viện Quốc phòng là học viện cao nhất của quân đội, là nơi giảng dạy, nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; vậy dựng tượng đài “Bác Hồ trong Chiến dịch Biên giới 1950” đó là tư tưởng lớn, chỉ đạo mọi hoạt động của Học viện .
        Với ý tưởng đó, tôi đã báo cáo trực tiếp với thủ trưởng Bộ. Được thủ trưởng Bộ Quốc phòng cấp cho 7 tỷ. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tài trợxây dựng sân quảng trường. Dự án được tiến hành từ tháng 6-2003 (tính từ khi đắp mẫu), đến tháng 12-2006 thì hoàn thành. Những nhà điêu khắc nhóm tượng đài đã được Bộ Văn hoá-Thông tin và Du lịch cấp bằng khen xuất sắc.
          Như vậy là sau 9 năm thực hiện Dự án “Nâng cấp, cải tạo, xây dựng Học viện Quốc phòng” của Chính phủ đã được khánh thành. Từ một Học viện cơ sở vật chất rất nghèo nàn, nay Học viện có một diện mạo mới, một cơ ngơi khang trang, đàng hoàng, tương đối hiện đại, ngang tầm với Học viện Quốc phòng của các nước trong khu vực và thế giới. Ủy ban thành phố Hà Nội đánh giá cao về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, nhanh gọn, dứt điểm, có nhiều kinh nghiệm quý để thành phố nghiên cứu, vận dụng, là một dự án đã hoàn thành xuất sắc.

Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #53 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 11:23:45 am »

Giải quyết chính sách và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, học viên, hạ sĩ quan, chiến sĩ công nhân viên ở Học viện cũng là việc tôi cùng Ban giám đốc hết sức chăm lo, trên tinh thần coi trọng sự cống hiến của các thế hệ.
        16 năm về trước (năm 1981), tôi là học viên đào tạo khóa 2 ở Học viện Quân sự cấp cao nay là Học viện Quốc phòng, phần nào tôi đã hiểu được những khó khăn về đời sống của cán bộ, giáo viên, công nhân viên ở đây. Năm 1988, tôi là chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh, thấy được những khó khăn của Học viện, tôi đã gửi tặng Học viện Quân sự cấp cao 200 tấn than và bán thêm 200 tấn theo giá nội bộ để thủ trưởng Học viện lo chính sách cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên Học viện.
   Tôi về làm Giám đốc, sau 6 tháng tìm hiểu, tôi rất yên tâm và tin tưởng ở đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân viên phục vụ ở Học viện Quốc phòng. Ngoài nhiệt tình, tâm huyết với công việc, gắn bó với Học viện, họ còn có khả năng giảng dạy, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và chuyên sâu nghiệp vụ. Nhưng điều tôi băn khoăn nhất  lại là đời sống của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên Học viện còn rất nhiều khó khăn so với đồng cấp ở các Quân khu, Quân đoàn, Quân binh chủng, đặc biệt là vấn đề nhà ở và các chính sách đãi ngộ. Quỹ vốn của Học viện không có, khi tôi về nhận bàn giao đã âm 2,2 tỷ đồng, sau 4 năm tôi về mới xóa được hết nợ.
   Năm 1998, Bộ Quốc phòng có ý định cắt ngân sách xây dựng nhà công vụ của Học viện; nắm bắt được ý định của Bộ, tôi cùng anh Trịnh Đình Thắng - Phó giám đốc về chính trị - đã tranh thủ lên làm việc với thủ trưởng Nguyễn Trọng Xuyên, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, lúc bấy giờ phụ trách về ngân sách và xây dựng cơ bản… Sau khi nghiên cứu đề nghị của Học viện, Bộ Quốc phòng đã cấp cho Học viện Quốc phòng 8 tỷ đồng, quá trình xây dựng được bổ sung thêm 2 tỷ đồng, tổng cộng là 10 tỷ đồng. Học viện đã xây dựng được hai đơn nguyên 6 tầng với 74 hộ trên quỹ đất của Học viện ở ngõ 61 đường Phùng Chí Kiên.
           Như vậy, sau khi có nhà công vụ đã giải quyết được rất nhiều khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, cũng như gia đình cán bộ khi được điều động về Học viện nhanh chóng ổn định cuộc sống, yên tâm công tác.
         Về giải quyết chính sách nhà ở, theo báo cáo đến năm 2000, số chưa có nhà ở là trên 300 hộ. Quỹ đất của Học viện còn lại rất ít, mà nhu cầu nhà, đất ở rất lớn; tôi đã bàn với các đồng chí trong Đảng ủy và Ban giám đốc, xác định giải quyết nhà ở cho cán bộ là một chủ trương, chính sách lớn, phải có lãnh đạo chặt chẽ, có quyết tâm cao và phải có một chiến lược tổng thể, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực để giải quyết nhà ở cho cán bộ, có như vậy anh chị em mới yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với Học viện.

   Tôi tính toán: Quỹ đất còn lại của Học viện nếu chia thật tiết kiệm sẽ được 10 hộ và cải tạo nâng cấp nhà 12 sẽ được 80 hộ, dỡ bỏ nhà 13 xây mới theo tỷ lệ Công ty kinh doanh phát triển nhà đất Bộ Quốc phòng 30%; Học viện 70% sẽ được 53 căn hộ.
         Về giải quyết phân đất đợt cuối và căn hộ tập thể của Học viện cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, tôi đã cho cơ quan chính trị đưa ra các tiêu chuẩn để chấm điểm, đây là một căn cứ khoa học để đạt tới sự công bằng và tránh những thắc mắc.
         Về phân đất đợt cuối, hiện thời trong Học viện có 4 đồng chí là cán bộ, giáo viên 3 thời kỳ và 6 con liệt sĩ, so với thang điểm có nhiều trường hợp không đủ điểm; tôi đã hội ý trong thường vụ và Ban giám đốc đề nghị đây là lần cấp đất cuối cùng của Học viện nên có chính sách ưu tiên các đồng chí 3 thời kỳ và con liệt sĩ, nên khi thông qua Ban giám đốc nhất trí, cho nên cả 4 đồng chí 3 thời kỳ và 6 con liệt sĩ đều được cấp đất đợt cuối cùng.
        Việc cải tạo nhà tập thể 4 tầng số 12 thành các căn hộ để phân cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, cuối năm 2001, tôi nắm được thông tin Bộ Quốc phòng còn một nguồn tiền dư, nếu Học viện Quốc phòng muốn cải tạo, sửa chữa công trình nào thì làm kế hoạch báo cáo, vì đã vào cuối năm nên thời gian làm kế hoạch phải rất khẩn trương. Tôi đã hội ý trong Ban giám đốc và nhanh chóng cho cơ quan hậu cần, kỹ thuật làm dự án báo cáo với Bộ Quốc phòng, đồng thời cùng triển khai kế hoạch xây dựng song song nên đã tranh thủ được nguồn ngân sách trên cấp là 2 tỷ đồng. Chớp được thời cơ đó nên cán bộ, giáo viên chỉ phải đóng góp trung bình 60 triệu đồng/căn hộ. Nhiều gia đình rất khó khăn đã có căn hộ.
   Việc xây dựng nhà 13, trước là nhà ăn tập thể. Cục quản lý nhà đất muốn được tham gia xây dựng với tỷ lệ 30/70; Bộ triển khai nhanh chóng, đôi bên cùng có lợi
   Việc xây dựng nhà 14: Học viện có làm công văn xin thêm miếng đất kẹt trong khu dân cư ở ngõ 106 đường Hoàng Quốc Việt. Tập thể thường vụ, Ban giám đốc Học viện chấp nhận phương án của Vinaconex, Học viện hưởng 75% số căn hộ; theo thiết kế nhà N14 là 108 căn hộ. Quá trình xây dựng, Ban giám đốc cử đồng chí Thiếu tướng Trần Hùng, Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo; đồng chí Đại tá Nguyễn Minh Thú, Chủ nhiệm hậu cần, kỹ thuật làm Trưởng ban dự án; đồng chí Đại tá Mạc Duy Phận, Phó chủ nhiệm hậu cần, kỹ thuật làm Phó ban; kể cả khi đồng chí Thú nghỉ chờ hưu nhưng vẫn làm Trưởng ban dự án cho đến khi công trình kết thúc.
   Rất tiếc nhà 14 chưa hoàn thành và chưa quyết toán xong thì cả tôi, đồng chí Trần Hùng, đồng chí Thú, đồng chí Phận đều được báo nghỉ hưu. Các đồng chí Ban giám đốc mới không theo dõi từ đầu nên khi quyết toán cũng có nhiều phiền toái. Có những ý kiến, dư luận khác nhau về xây dựng nhà 14. Tuy nhiên, cái được chung là cán bộ, giáo viên, công nhân viên được phân một căn hộ đều được hưởng giá có lợi chỉ từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
   Trong suốt 10 năm tôi làm Giám đốc Học viện Quốc phòng cùng với tập thể Ban giám đốc đã cải tạo, xây dựng được 194 căn hộ cấp cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Thực sự đây là một cố gắng rất lớn, vấn đề này đã được cuốn lịch sử Học viện Quốc phòng ghi nhận: “Học viện đã lãnh đạo và thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách đối với các đối tượng, có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trong 5 năm 2001-2005, khi cán bộ, giáo viên, công nhân viên của Học viện gặp khó khăn về nhà ở, được sự giúp đỡ của Bộ Quốc phòng và thành phố Hà Nội, Học viện đã chủ động cải tạo, xây dựng mới được 194 căn hộ bán cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên theo giá chính sách, làm lợi cho gia đình cán bộ, nhân viên được mua từ 200 đến 300 triệu đồng và toàn Học viện lợi gần 50 tỷ đồng so với thị trường.
Điều vui nhất là hầu hết cán bộ, nhân viên có 15 năm phục vụ trở lên đều được Học viện giải quyết nhà ở, góp phần ổn định và nâng cao đời sống.
      Nhân tiện nói thêm về gia đình tôi, cũng nằm trong hàng ngũ tướng lĩnh của Quân đội nhân dân, phần lớn các gia đình tướng lĩnh được trên quan tâm, hoặc đề xuất với cấp trên xin đất, xin nhà. Hầu hết các đề xuất được Bộ Quốc phòng quan tâm, giải quyết ưu ái đặc biệt, đáp ứng theo yêu cầu. Cho đến giờ này, nhiều người vẫn cho rằng, tưởng rằng gia đình tôi được trên chăm lo, có hàng trăm mét vuông đất ở Mỹ Đình, hay ở “đâu đó”.
       Tôi nghĩ rằng, là cán bộ cao cấp trong quân đội, trước hết phải chăm lo cho cấp dưới, còn gia đình mình, nếu là chính sách chung, cấp trên sẽ chăm lo. Nhưng thực tế cho tới khi tôi nghỉ hưu, gia đình tôi không hề nhận, hoặc được nhượng bán một mét vuông đất nào của quân đội.
       Tôi nhẹ lòng hơn, mỗi khi thấy trong hoàn cảnh “tấc đất tấc vàng” theo nghĩa đen và nghĩa rộng hiện nay, có thêm nhiều gia đình đồng đội của tôi, những chiến hữu đã từng chia nhau điếu thuốc, củ mì, viên thuốc trong chiến trường, giờ có đất ở Thủ đô, để con cái có điều kiện học hành, tuổi già tĩnh dưỡng.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #54 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 11:24:19 am »

             Việc chăm lo đời sống, vật chất tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viê:. Quá trình thực hiện dự án “Nâng cấp, cải tạo, xây dựng Học viện Quốc phòng” với ngân sách là 130,7 tỷ đồng; trong cơ chế trong hoạt động xây dựng hiện nay, người ta thường nghĩ ngay đến cơ chế ngầm thoả thuận giữa bên A và bên B, nếu công trình được ký kết thì người chỉ huy và đơn vị sẽ được hưởng tỷ lệ phần trăm theo “cơ chế”, do vậy sẽ có cán bộ, giáo viên hiểu lầm. Nhưng thực chất việc xây dựng dự án của Học viện không phải như vậy; không có đấu thầu, mà các công ty vào xây dựng ở Học viện đều do Bộ Quốc phòng chỉ định thầu, vì thế không có tỷ lệ “hoa hồng” nào  “lại quả” cho Học viện.
     Để giải quyết trợ cấp cho cán bộ hằng năm, với lực lượng gần 1.000 người đây là một nhiệm vụ cũng hết sức khó khăn và phức tạp. Tôi suy nghĩ là phải vận dụng sức mạnh tổng hợp, để mỗi năm phải có được 500-600 triệu đồng giải quyết chính sách. Một mặt, hằng năm tôi đều động viên các công ty, xí nghiệp xây dựng Học viện ủng hộ Học viện trong các dịp lễ, tết. Mặt khác, phát huy khả năng của các lực lượng làm kinh tế của Học viện như: Công ty Đông Đô, các công trình thể dục, thể thao, các ki-ốt bán hàng, đều tận thu để đóng góp cho Học viện. Do vậy, Học viện hằng năm trung bình trợ cấp cho cán bộ, giáo viên ít nhất là 500 nghìn đồng, nhiều nhất là 1 triệu đồng/ người/năm.
   Ngoài ra, hằng năm đều tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên gần 1.000 người ăn tết tất niên, tập trung tại Học viện và tặng một túi quà thường là văn hóa phẩm. Đây là một tư duy mới được cán bộ, giáo viên trong Học viện rất đồng tình, vừa tạo được không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, thống nhất cùng nhau xây dựng Học viện ngày càng đổi mới, phát triển. 
         Để đảm bảo phương tiện đi lại cho cán bộ, giáo viên và làm  chính sách hậu phương, tôi đã trực tiếp làm việc với cơ quan Bộ Quốc phòng, xin thêm xăng, dầu, đủ đảm bảo cho cán bộ từ cấp thượng tá trở lên một năm được một chuyến xe về thăm quê, vẫn tổ chức xe tuyến đưa đón cán bộ hằng ngày đến Học viện làm việc và xe tuyến hằng tháng đối với cán bộ có gia đình còn ở quê.
         Tôi và Ban giám đốc còn cho cơ quan Cục Chính trị đi quan hệ với các đoàn an dưỡng trong và ngoài quân đội và đảm bảo xăng, xe đưa đón 100% gia đình cán bộ đến các đoàn an dưỡng nghỉ 3-5 ngày, chủ trương này tổ chức được vài năm, được cán bộ, giáo viên và các gia đình hết sức phấn khởi.
           Ngoài việc quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tôi đã cùng các đồng chí trong Đảng uỷ, Ban giám đốc hết sức coi trọng nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên như: Mở rộng giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao với các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội thuộc khu vực Hà Nội và các địa phương thuộc các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn phía Bắc; tổ chức kết nghĩa với các trường trong và ngoài quân đội như Trường Đại học văn hóa nghệ thuật quân đội, Trường Múa Việt Nam, Trường Chu Văn An… Đã duy trì tốt chế độ hằng tháng xem phim, hằng năm xem biểu diễn văn công và tổ chức hội diễn văn nghệ toàn Học viện, đồng thời tham gia hội diễn khu vực và toàn quân. Quan tâm đến xây dựng thư viện, nhà truyền thống, môi trường cảnh quan sinh thái, xanh, sạch, đẹp trong toàn Học viện. Tích cực tạo nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị làm việc cho cán bộ, giáo viên, học viên, công nhân viên như: Bàn ghế, tủ, máy điều hoà không khí, tủ lạnh… Tranh thủ được sự giúp đỡ của các doanh nghiệp kinh tế hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ Học viện như Tân cảng Sài Gòn ủng hộ 500 triệu đồng để mua phương tiện nghe, nhìn.
        Để nâng cao sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, học viên... tôi đã chỉ đạo cơ quan văn phòng duy trì chặt chẽ giờ thể thao buổi chiều. Để có sân bãi luyện tập, tôi đã vận động các cơ quan Nhà nước giúp đỡ, tài trợ ngân sách xây thêm từ 2 sân tenis lên 5 sân, xây thêm một bể bơi mini, một số sân bóng chuyền, một sân bóng đá mini để cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên rèn luyện sức khoẻ; các đồng chí cán bộ dân chính về học lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng khi trực tiếp nhìn thấy không khí tập luyện thể thao buổi chiều của toàn Học viện đã phát biểu: “Đúng là chỉ có ở môi trường trong quân đội mới có một không khí vui tươi, khoẻ, lành mạnh như vậy”.
   Người ta thường nói: “Cán bộ thế nào, phong trào thế ấy”, tôi cũng như các đồng chí trong Ban giám đốc Học viện tuy là ở lứa tuổi cao nhưng đều ra sân luyện tập cùng anh em và thường xuyên tổ chức thi đấu nên đã cuốn hút được mọi người cùng tham gia.
Có thể khẳng định, trong suốt quá trình điều hành, chỉ đạo dự án “Nâng cấp, cải tạo, xây dựng Học viện Quốc phòng” cũng như chỉ đạo công tác hậu cần, kỹ thuật, giải quyết chính sách, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ. giáo viên, công nhân viên, cũng như mọi hoạt động khác, tôi luôn giữ vững tính Đảng, tính dân chủ tập thể, tính kỷ luật, chấp hành nghiêm nghị quyết của Đảng uỷ, tôn trọng ý kiến của Ban giám đốc; song tôi không bao giờ dựa dẫm, ỷ lại, luôn luôn đổi mới tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đặc biệt là trong công tác chỉ huy, tôi luôn quan tâm đến công tác tổ chức thực hiện; một khi đã có chủ trương đúng phải có quyết tâm và có nhiều biện pháp thực hiện cho bằng được; kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng, hành vi tiêu cực cản trở đến việc thực hiện nhiệm vụ. Tư duy đó cơ bản đã được cán bộ, giáo viên, học viên, công nhân viên toàn Học viện ghi nhận và đồng tình.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #55 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 11:24:47 am »

       Hơn 10 năm công tác ở Học viện Quốc phòng, tôi đã hết mình đóng góp trí tuệ, công sức, sự công tâm, xây dựng Học viện, để lại những thành quả trên tất cả các lĩnh vực như: Đổi mới, nâng tầm tư duy trong huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng-quân sự, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ bản, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho  cán bộ, giáo viên, công nhân viên, mở rộng mối quan hệ chặt chẽ với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành trung ương, cấp uỷ, chính quyền, nhân các địa phương; tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại quân sự quốc tế; chăm lo xây dựng Đảng bộ, xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện. Cùng với công sức của nhiều thế hệ cán bộ để lại, Học viện Quốc phòng đã đạt danh hiệu đơn vị anh hùng LLVT. Đó là những năm tháng đáng gi nhớ và để lại trong tôi những kỷ niệm sâu sắc về tình đồng chí, đồng đội và tình cảm sâu sắc của tôi đối với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như: Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải… và các đồng chí lãnh đạo bộ, ban ngành Trung ương và các địa phương trong thời kỳ tôi công tác ở Học viện Quốc phòng. 10 năm đó là một khoảnh khắc tuyệt vời.
       Tôi được trên cho nghỉ hưu vào năm 2007.
       Ngay sau khi  “gác kiếm”,  tôi đã hoạch định cho cá nhân mình những nhiệm vụ còn lại mà suốt cuộc đời binh nghiệp mình chưa làm được, nay phải làm nốt.
     “Kế hoạch hậu chiến” của tôi cứ hoàn thiện dần. Trong những chuyến xe rong ruổi khắp các vùng đất nước, tôi lặng lẽ ngồi suy nghĩ, tĩnh tâm chiêm nghiệm lại những khó khăn, gian nan đã từng nếm trải, kinh qua, càng thông cảm, chia sẻ với những bạn bè đồng đội, họ còn khó khăn trong cuộc sống đời thường.

Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #56 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 11:25:53 am »

XV

NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI


   
 

       Mỗi lần có dịp trở về Tây Nguyên, đi trên vùng đất Bắc Kon Tum, xe chạy êm êm trên những con lộ ngoằn nghèo đã trải thảm nhựa phẳng lỳ, lòng tôi chất chứa nhiều nỗi niềm. Đây lộ 14, cách không bao xa phía trước là thị xã Kon Tum. Nhìn về bên phải, nắng chiều hanh vàng như thắp hương trên các sườn đồi. Xa xa, những đỉnh núi của vòng cung Chư-tan-kra thấp thoáng ẩn hiện trong mây mỏng. Chiến tranh đã lùi xa, dấu vết của chiến tranh trôi về dĩ vãng, đất trời, con người và xã hội biết bao sự thay đổi. Nhưng nỗi lòng người lính vẫn đau đáu một nỗi khắc khoải nhớ chiến trường xưa, nhớ đồng đội gian nan ngày ấy. Các bạn không về, các bạn mãi mãi tuổi hai mươi, hiến dâng cả tuổi xuân cho đất nước.
        Tôi, đồng đội của các anh, các bạn nay đã ngót 70 tuổi, sắp “thất thập niên” rồi. Nếu như các thế hệ đã tham gia cuộc chiến không dốc sức cùng với Đảng, Nhà nước, Quân đội làm mọi cách tìm các anh về, thì chút còn lại của đồng đội chúng ta hy sinh trong chiến tranh sẽ thất lạc, thời gian khắc nghiệt sẽ xóa hết dấu vết. Dần dà những gì còn nằm trong đất sẽ rơi vào quên lãng..
      Ý thức được nỗi xót xa đó, tháng 5-2009, những Cựu chiến binh mũ sắt Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 A, phần lớn là con em Hà Nội tự đứng lên tổ chức Ban liên lạc, đặc biệt là Ban liên lạc của các Tiểu đoàn 7, Tiểu đoàn 8, Tiểu đoàn 9 để tìm lại dấu tích đồng đội với mục đích: Vận động cấp ủy, chính quyền các đoàn thể và quân dân Hà Nội đầu tư xây dựng khu tưởng niệm những chiến sĩ Hà Nội, chiến sĩ mũ sắt chiến đấu hy sinh ở Chư-tan-kra thuộc Sa Thầy, Kon Tum mùa xuân Mậu Thân 1968 ở Tây Nguyên (chương trước).
     Lòng người đã quyết tâm, nhưng thực lực thì tính sao? Về tài chính: Khi chưa có nguồn tài trợ, Ban liên lạc hoạt động bằng kinh phí tự nguyện của các thành viên trong ban. Ban này sẽ tự giải thể sau khi vận động xây dựng xong khu tưởng niệm và cố gắng đưa được nhiều nhất những liệt sĩ về nghĩa trang.
     Thành phần của Ban liên lạc gồm: Trưởng ban là tôi, Thượng tướng Nguyễn Thế Trị; Phó Trưởng ban là Nguyễn Huy Diến – Bí thư huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội), Lê Huy Toàn - nguyên Phó Văn phòng Bộ Quốc phòng, Hồ Đại Đồng, Chiến sĩ mũ sắt Hà Nội (trong chiến đấu, Hồ Đại Đồng là trinh sát pháo binh của Tiểu đoàn 7); các ủy viên Ban liên lạc là Nguyễn Xuân Lành, nguyên là Mặt trận tổ quốc Gia Lâm, Nguyễn Anh Hùng, nguyên ban TBXH huyện Đông Anh, Ngô Bao nguyên là Đại đội trưởng C15/29. Ban liên lạc làm việc theo nguyên tắc tập thể và tự nguyện dưới sự điều hành của Trưởng ban.
    Lần trở lại của đoàn cựu binh chúng tôi, không khí đã vợi bớt phần nào nỗi đau xót cho những vong hồn đồng đội hơn 40 năm không một nén nhang, không một lời thăm viếng. Nhưng suy tư của chúng tôi lại nặng trĩu bội phần, bởi nhiệm vụ phải tìm bằng được những hố chôn đã vùi lấp xương cốt của hơn 200 chàng trai Hà Nội năm xưa.
      Sự kiện “Lính mũ sắt” Hà Nội, năm 2010-2011, được các diễn đàn trên mạng và nhiều nhà báo viết rất rõ. Vào dịp Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, trên Báo Quân đội nhân dân cũng có loạt bài ký sự “Chư-tan-kra, trận đánh can trường của “lính Hà Nội” của nhà báo  vốn là sinh viên nhập ngũ năm 1972 người Hà Nội. Bài viết có đoạn:
        “Họ xông lên trong tiếng kèn đồng lanh lảnh thúc bộ đội xung phong, vượt hỏa lực dày đặc chiếm các hỏa điểm. Đây là trận đầu tiên bộ đội ta có kèn đồng đốc chiến và cũng là trận duy nhất trên chiến trường đánh Mỹ ta có kèn đồng thúc quân xung trận. Người lính đốc chiến bằng kèn xung phong ấy là anh Thạc, quê huyện Gia Lâm. Anh ngã xuống lúc nào? Đã 42 mùa rừng thay lá, tiếng kèn ấy còn vọng mãi trong ký ức người lính “hai linh chín”. Hơn 200 chiến sĩ Hà Nội cùng đồng đội đã nằm lại trên đỉnh Chư-tăng-kra đổi lấy một tiểu đoàn quân Mỹ. Trận đánh này, các cựu chiến binh “hai linh chín” không thể nào quên… “.
       Đọc bài viết ấy, tôi khôn nguôi nhớ thời trai trẻ của mình, cùng đồng đội chiến đấu trên Tây Nguyên.
     Đây nữa, một đoạn tôi đọc thấy rất thực về đoàn đi tìm đồng đội: “Một sĩ quan của huyện đội Sa Thầy, Kon Tum khẳng định, Chư-tan-kra ở đây. Bản đồ quân sự tuyệt mật được mở ra để cùng nhau xác định lại cao điểm mà Mỹ đã từng đổ quân chặn hướng tấn công. Hóa ra, Chư-tan-kra hùng vĩ dài tới gần chục ki-lô-mét và có tới 7 đỉnh núi lớn. Chiến trường xưa ở chỗ nào? Huyện cắt cử hai trung úy và hai binh nhất vừa để dẫn đường vừa mang vác hộ đồ đạc tới bất cứ nơi nào mà các anh muốn tới. Dốc ngược. 5 người thương binh dè sẻn từng bước một. Nắng gắt, xói đỏ những phần da thịt để trần. Ngày 25-3-2009, chúng tôi chia nhau thành hai hướng, lang thang trên triền Chư-tan-kra, đi qua hết cơn mồ hôi này đến cơn mồ hôi khác. Các ký ức được lục soát, mọi giác quan được đánh thức. Hồi ấy tớ chuyên lấy góc phương vị cho cối 82 từ dưới chân ngắm lên đỉnh, sau trận này tớ còn đi vòng quanh nã hơn trăm phát vào cứ điểm trả thù, tớ đi điều nghiên trinh sát tớ nhớ thế này; hôm ấy tớ là liên lạc cho thủ trưởng đại đội… Có phải đây không, giữa vùng đất bạt ngàn cổ thụ ngày nào giờ chỉ còn là một thung lũng hoang tàn đất đỏ. Chỉ còn 24h nữa thôi, phải tìm cho được, ngày mai đã là cái giỗ đầu tiên sau 41 năm hiu quạnh của “tụi nó” rồi.”
          Đoạn này tôi đọc trên mạng do các nhà báo trẻ viết:
“Tây Nguyên giữa mùa mưa, thời tiết bấp bênh, lúc nắng lúc mưa. Dòng Crơng-pơ-cơ ắp nước xanh ngắt, vậy mà thoắt mưa đã ngầu bùn đất. Mới hơn 7 giờ sáng, nắng như đổ lửa xuống cao nguyên. 29 người, trong đó 16 thân nhân liệt sĩ chủ yếu là người già, còn lại "lính mũ sắt" Hà Nội đều là thương binh đã tập kết tại làng kinh tế mới gần dưới chân Chư-tan-kra. Đó cũng là nơi Đội K53, đơn vị làm nhiệm vụ quy tập mộ liệt sĩ của tỉnh đội Kon Tum đứng chân.  Tăng, võng, áo mưa đi rừng, nước uống và cả hoa quả, vàng, nến, hương trầm, đồ lễ viếng được chiến sĩ K53 gùi theo.

Đoàn người men theo đường yên ngựa giữa hai đỉnh cao 1124 và 996 tiến lên đỉnh Chư-tan-kra. Cánh rừng loang lổ, chỗ trơ trọi đồi nương, chỗ rậm rạp ướt át, chỗ trơn tuột. 3 tiếng đường rừng thử thách. Như hành trình đến vùng đất thiêng, càng lên cao thì ký ức về những người đã nằm xuống càng da diết. Câu chuyện dọc đường rừng, nuớc mắt rơi cùng với mồ hôi.
     Anh Tạ Quốc Bình ở 17 Hàng Điếu, là chú ruột liệt sĩ Tạ Tương Thuận, cách đây 4 năm đã cùng chị gái lặn lội vào Sa Thầy suốt 20 ngày. Lúc đó, anh Bình chỉ biết đi tìm tất cả các nghĩa trang ở huyện Sa Thầy. Vì Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 đổi tên liên tục và trận đánh diễn ra bí mật bất ngờ, nên ngay cả sổ tang của Quân đoàn 3 cũng không có tên Liệt sĩ Thuận. Anh Bình sang Sư đoàn 10 rồi liên hệ với Sở LĐTB&XH Kon Tum cũng không có. Anh quay trở lại nghĩa trang Sa Thầy, chỉ biết ôm những bó hương khóc mà không biết tìm người thân ở nơi nào. 4 năm từ đó trôi đi, cho đến đầu năm vừa rồi, anh tìm được người đồng đội mà trước đây đến nhà anh báo tin, đó là chú Thạch, “lính mũ sắt” ở ngõ Phất Lộc. Trong trận Chư-tan-kra, trong cùng một chiến hào, Thạch là người ôm khẩu cối và Thuận ôm khẩu AK, anh Thạch bị thương còn anh Thuận hi sinh tại chỗ. Qua đó gia đình mới biết liệt sỹ Thuận hy sinh ở Sa Thầy.
     Trong đoàn có anh Nguyễn Văn Ngọc đi tìm hài cốt anh trai. Khi đi, mẹ anh dặn đi dặn lại, cố tìm được anh để bà cụ mất còn nhắm mắt. Vậy mà, đang ở giữa đường lên đỉnh Chư-tan-kra, anh nhận được điện thoại báo tin mẹ mất. Anh bần thần như mất hồn, miệng lẩm nhẩm: "Mong mẹ yên lòng nhắm mắt xuôi tay". Không ai cầm được nước mắt.  Đỉnh Chư-tan-kra còn lưu giữ xương cốt của những người là anh em ruột thịt trong gia đình. Năm 1968, cả 3 anh em nhà họ Trương ở làng Yên Phụ, Tây Hồ là Trương Văn Khánh, Trương Đức Chính và Trương Công Dũng đã cùng sát cánh trên đỉnh núi khốc liệt này, để ngày hôm nay chỉ còn thương binh Trương Công Dũng đi tìm hai người anh cùng đơn vị “lính mũ sắt” giữa đỉnh cao gió lộng.  9 giờ 51 phút sáng, sau gần 3 tiếng vượt đường rừng, mâm lễ nhỏ đã được soạn ra tại một nương lúa bên sườn gần đỉnh Chư-tan-kra. Mâm lễ có rượu, thuốc lá và bó hoa cúc trắng. Lần đầu tiên sau 41 năm. Liệu vong hồn những thanh niên Hà thành có cảm nhận được nước mắt của những người ruột thịt? Mong mỏi của các thân nhân liệt sĩ là dù được tìm thấy hay chưa thì những vong hồn liệt sĩ cũng có được nén hương tưởng nhớ đúng nơi các anh đã hy sinh. Và nguyện vọng cuối cùng mà họ nung nấu là một ngày gần đây, tất cả các anh sẽ được Nhà nước quy tập về lại quê hương, trong lòng đất quê.
          Ròng rã gần hai năm trời lặn lội trên những đỉnh núi nay đã trơ trọi, dốc ngược, khát cháy, nắng gắt nướng chín những phần da thịt để trần, mưa rừng sầm sập đổ xuống đầu, mọi ký ức được lục soát, mọi giác quan được đánh thức, tháng 12-2010, những cựu chiến binh mắt mờ chân chậm nhưng nhiệt tình có thừa, với sự giúp đỡ của Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum, huyện Sa Thầy, Quân đoàn 3 và Quân khu 5, Ban Liên lạc Cựu Chiến binh Trung đoàn 209 đã quy tập được hơn 100 hài cốt liệt sĩ tại các cao điểm M1, M2 thuộc dãy núi Chư Pen và Chư-tan-kra.
     Xúc động nhất là có 81 hài cốt liệt sĩ Tiểu đoàn 7 bị lính Mỹ chôn trong một ngôi mộ tập thể tại núi Chư-tan-kra. 4 trong số 81 hài cốt liệt sĩ sau đó đã xác định được danh tính là các anh Nguyễn Đình Tâm, Lê Văn Xuyên, Lưu Văn Cập và Nguyễn Văn Tạo, đều ở Gia Lâm, Hà Nội. Giờ đây các anh đã được đưa về an táng tại quê nhà, còn 77 hài cốt liệt sĩ chưa xác định danh tính đã được UBND TP Hà Nội, tỉnh Kon Tum làm lễ truy điệu trọng thể và an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy. Một đêm ở Tây Nguyên giữa thời bình, tôi nghĩ: Nếu tôi có tài làm thơ, viết nhạc, nhất định tôi sẽ có tác phẩm mang tên là “hoa cúc trắng” để viết về những người lính còn trinh trắng tuổi hai mươi, Trung đoàn 209 của tôi.
        Một việc làm đã thành hiện thực, tôi và anh em đã tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội chủ trương kế hoạch xây dựng khu tưởng niệm các Liệt sĩ con em Hà Nội chiến đấu hy sinh năm 1968 (Mậu Thân) ở khu vực Chư-tan-kra, Sa Thầy, Kon Tum đưa vào trong chương trình hoạt động tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Hà Nội cử một đồng chí Phó chủ tịch (đồng chí Trần Bình) và cơ quan chức năng vào chiến trường năm xưa của con em Hà Nội, khảo sát thực tế, từ đó thông qua được dự án xây dựng khu tưởng niệm. Bước đầu xác định đầu tư 19 tỷ, giao cho Bộ Tư lệnh thành phố Hà Nội trực tiếp chỉ đạo thi công. Ban liên lạc cử các đoàn  Cựu chiến binh 209 vào chiến trường. Chúng tôi xác định được vị trí xây dựng khu nhà tưởng niệm tại xã Ya Xiêr, tạo thuận lợi cho các cơ quan, thành phố Hà Nội và Kon Tum làm xong thủ tục bàn giao và nhận đất, khoảng 2 ha. Tôi phân tích cho anh em, làm tại xã này, vì còn tạo điều kiện cho người dân địa phương hưởng chút phúc lợi từ đường, nhà văn hóa. Khu tưởng niệm các liệt sĩ Hà Nội, tại Chư-tan-kra, mặt trận Bắc Kon Tum sẽ có tượng đài, bia ghi tên các anh hùng liệt sĩ, nhà đón tiếp thân nhân liệt sĩ (đồng thời là Nhà Văn hóa xã Ia Xiêr) và đường giao thông liên thôn...
          Tháng 3-2011, Ban liên lạc và các CCB của Hà Nội Đông Anh, Gia Lâm vào dự lễ truy điệu 81 hài cốt liệt sĩ đã tìm thấy trong năm 2009 và tiếp tục mở một đợt tìm kiếm các liệt sĩ ở các trận đánh khác...
Mặt khác, thông qua Hội CCB Việt Nam, chúng tôi tiếp tục liên hệ hội CCB Hoa Kỳ để tìm hiểu thêm các tọa độ có chiến sĩ ta hy sinh mà họ biết được, để thuận lợi trong tìm kiếm.
      Giờ đây, Ban liên lạc “lính mũ sắt” “hai linh chín” vẫn tiếp tục hoạt động. Xúc động biết bao, mỗi khi điện thoại của tôi lại rung lên khi được tin “tìm thêm được đồng đội trở về”.
      Không chỉ tìm đồng đội của Trung đoàn 209, ngay từ lúc tôi còn công tác ở Quân khu, cả sau này khi đã nghỉ hưu, tôi còn tạo điều kiện, tra cứu thông tin, nối các nhân mối, giúp đỡ trực tiếp qua mối quan hệ rộng của mình, để nhiều gia đình ở các miền quê và quê hương Kim Lương (xã tôi) tìm được con em của họ ở các chiến trường về.
      Từ năm 2003, gia đình tôi tổ chức một chuyến đi vào Nam, tìm hài cốt liệt sĩ cho các gia đình ở địa phương chưa có điều kiện tổ chức đi xa. Anh tôi là ông Nguyễn Xuân Nghiệm cùng lái xe Nguyễn Xuân Chất đã “nghiên cứu” qua nhiều nguồn tin, nhưng rất ít hy vọng. Nhưng rồi, được sự tận tình của tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị cùng cơ quan quân sự của các tỉnh, chúng tôi đã tìm được đúng phần mộ của 3 liệt sĩ quê xã Kim Lương là Hoàng Văn Nhã, Hoàng Văn Cộng, Cao Văn Thanh. Di cốt của các anh đã được địa phương long trọng tổ chức lễ đón nhận, đưa các anh về an nghỉ tại nghĩa trang quê nhà. Làng xã đón các anh trong trong niềm xúc động, tri ân sâu sắc.
     Nhiều khi, tôi cũng nhận được những cuộc điện thoại và thư của các gia đình yêu cầu giúp đỡ và “bắc cầu thông tin” để các gia đình tìm con em mình ở các đơn vị thuộc Tây Nguyên và miền Đông. Tôi thấy nhẹ lòng đi nhiều, mỗi khi có tin, tìm  thêm đồng đội về quê an nghỉ.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #57 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 11:26:37 am »

TƯỚNG ĐỜI THƯỜNG

                                    

Xây nhà thờ dòng họ Nguyễn

Đây  là công việc lớn, tôi luôn quan tâm, từ trước khi nghỉ hưu. Lịch sử dòng họ Nguyễn Văn, thôn Cổ Phục, xã Kim Lương, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương quê tôi có bề dày truyền thống. Tổ tiên dòng tộc đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước qua các thời đại. Thủy cơ Tổ khảo dòng họ Nguyễn Văn là cụ Nguyễn Huy Ích người xứ Sơn Nam tới sinh cơ lập nghiệp tại xóm Vối, thôn Cổ Phục.
      Tới thế kỷ 16 (1592) nhà thờ họ của chúng tôi được xây dựng. Cụ Nguyễn Phúc Thọ, đời thứ 7 có công lớn với đất nước mang lại uy danh cho dòng họ được vua Quang Trung phong tước Hoàng tử Khang Công . Dưới Triều Minh Mạng, cụ Nguyễn Thế Trị (đời thứ 8) là con thứ 7 cụ Nguyễn Phúc Thọ, văn võ song toàn, cụ tham gia quân đội của Triều đình, trưởng thành từ người lính tới chức “Quyền thủy Sư” binh đoàn tam đội  . Được nhà vua tin cậy cử đi Trấn ải ở Lạng Sơn.
     Thời đại Hồ Chí Minh (thế kỷ 20), dòng họ Nguyễn Văn có cụ Nguyễn Thế Dũng tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1936-1939, được nhà nước phong danh hiệu “gia đình có công với nước”.
 Cha tôi, ông Nguyễn Văn Mưu thế hệ thứ 12 là lớp thanh niên tham gia quân đội sớm nhất của địa phương (12-1945), còn tôi thế hệ thứ 13 tham gia lớp NVQS đầu tiên của tỉnh Hải Dương (19-5-1958).
Trải qua 60 năm của thế kỷ 20, do điều kiện chiến tranh, nhà thờ họ Nguyễn Văn chỉ được xây dựng tạm thời, dạng nhà cấp 4, chưa có điều kiện xây dựng kiên cố với nhiều lý do: Thời chống Pháp (1946-1954), đáp lời kêu gọi kháng chiến cứu quốc của Bác Hồ, thực hiện Tiêu thổ kháng chiến (các đình chùa, miếu mạo, nhà thờ to) đều dỡ đi, không để cho Pháp đóng quân, nhà thờ họ Nguyễn Văn cũng trong tình trạng đó. Hòa bình, nhà nước thực hiện CCRĐ, thành lập Hợp tác xã. Năm 1960, gia đình ông Trưởng họ tôi đã đổi “đất phần trăm” giữ lại đất hương hỏa của dòng họ.
      Ý thức được truyền thống của dòng họ và khó khăn thực tế cả về nhận thức, cả về điều kiện kinh tế, tôi và anh trai (ông Nguyễn Văn Sử) về vận động gia đình bác trưởng họ và các cụ cao niên, xin được đứng ra lo việc xây dựng lại nhà thờ dòng họ Nguyễn Văn. Anh trai tôi chịu trách nhiệm sưu tầm tài liệu ở Viện Hán Nôm, Ban Trị sự Phật giáo của huyện và tỉnh Hải Dương dịch lại bia họ Nguyễn và sưu tầm gia phả.
Sau hơn hai năm chuẩn bị, tới ngày 8-5-2006, nhà thờ bắt đầu khởi công. Sau 6 tháng 10 ngày, 18-11-2006, công trình xây dựng hoàn thành: Diện tích xây dựng 69m2 (gồm 3 gian tiền tế và hậu cung) kiến trúc chữ Đinh; diện tích sân nhà thờ 200m2; sập thờ, bài vị, đại tự, câu đối, sắm sửa đầy đủ kinh phí chi hết 169 triệu, gia đình tôi tài trợ chính. Nhìn vào nhà thờ hôm nay, mỗi thành viên trong họ chúng tôi đều phấn khởi tự hào, tuy nhà thờ không to, nhưng đây là công trình đánh dấu bước ngoặt lịch sử dòng họ. Đây là nơi tôn nghiêm để tiếp tục thờ phụng tổ tiên có công sáng lập duy trì dòng họ, là trung tâm cội nguồn tiêu biểu cho nét đẹp văn hóa truyền thống để giáo dục con cháu nối tiếp truyền thống cha ông
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2012, 02:41:59 pm gửi bởi macbupda » Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #58 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 11:27:17 am »

Khôi phục di tích lịch sử văn hóa Chùa Sy

Đây là sự kiện đáng ghi nhớ. Chùa Sy quê tôi vốn là ngôi chùa cổ, có niên đại hàng trăm năm. Chùa là một trong 72 ngôi chùa thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Chùa Sy được khắc ghi dấu ấn vua tôi nhà Trần cùng công sức các dòng họ định cư trên mảnh đất này từ ngàn xưa. Dẫu trong kháng chiến chống Pháp, bị giặc Pháp tàn phá nhưng trong tâm khảm bà con trong xóm ngoài làng không hề quên lãng tài sản tâm linh quý giá này.
    Chính tại ngôi chùa này, hơn 60 năm về trước, ngày (7-11-1945) chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên xã Minh Tân (nay là xã Kim Lương và Kim Khê) được thành lập. Nơi đây “Du kích đường 5” luôn luôn là nỗi kinh hoàng của Pháp mỗi khi vận chuyển quân lính, phương tiện chiến tranh, thường bị quân ta chặn đánh trên Quốc lộ 5 quê tôi.
    Ý thức được giá trị lịch sử văn hóa của ngôi chùa và nguyện vọng khát khao của các đồng chí cán bộ, đảng viên lão thành và bà con trong xóm, ngoài làng là gắng sức khôi phục lại ngôi chùa, tôi và anh trai chủ động đặt vấn đề với các đồng chí lãnh đạo xã, đề nghị địa phương cấp cho 3.000m2 đất cũ của Chùa Sy và chi viện một nửa kinh phí, gia đình chúng tôi đứng ra tổ chức xây dựng lại di tích.
     Ngày 26-12-2005, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Chủ tịch xã - trực tiếp cùng các cơ quan chức năng ra thực địa bàn giao đất cho Tiểu ban xây dựng Chùa Sy do ông Dinh trưởng thôn cùng gia đình chúng tôi. Sau 6 tháng chuẩn bị, từ việc khảo cứu các tài liệu ở Viện Hán Nôm, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hải Dương và huyện Kim Thành, chúng tôi đứng ra khôi phục di tích lịch sử văn hóa ở xã Kim Lương (Chùa Sy).
Việc khôi phục lại di tích lại nảy sinh, khó khăn. Dự kiến kinh phí xây dựng xã chi viện một nửa, vì mắc cơ chế và nguyên tắc, nên địa phương không tham gia được, bà con địa phương nhiệt tình đóng góp bằng khả năng hạn hẹp trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên, công trình vẫn được động thổ vào ngày 9-3-2006 có sự chứng kiến của các đồng chí lãnh đạo xã và bà con phật tử, đại diện đơn vị thi công (Sư 319/QK3) và đại diện gia đình tôi. Đại đức Thích Thanh Dũng chủ trì buổi lễ.
Sau 13 tháng xây dựng, tới ngày 15-4-2007 khánh thành công trình Chùa Sy. Chùa được xây dựng trên khuôn viên Nhà Tam Bảo kiến trúc chữ đinh có diện tích 179m2, sân rộng 463m2, giá trị xây dựng ước tính dưới một tỷ. Đại tự, câu đối do Đại đức Thích Thanh Dũng cung tiến.  Lễ khánh thành được tổ chức long trọng trong hai ngày (ngày 14-4-2007). Ngày 15-4-2007, khánh thành di tích lịch sử, nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của xã, cũng tại Chùa Sy. Thành phần tới dự hôm khánh thành đông đảo, có các cơ quan huyện do đồng chí Nguyễn Huy Thể, Bí thư huyện ủy dẫn đầu, Đại diện Hội Phật giáo tỉnh Đại đức Thích Thanh Dũng. Đại diện tướng lĩnh QK3 và Học viện Quốc phòng do Trung tướng Nguyễn Ngọc Thanh, cán bộ đảng viên toàn Đảng bộ xã Kim Lương, con em quê hương sinh sống mọi miền đất nước về dự và các phật tử thập phương, có đội quân nhạc của Quân khu 3 về phục vụ.
Từ nay nơi đây là nơi thờ phụng và duy trì giá trị đích thực giáo lý của Đức Tôn đạo phật, với tinh thần “Đạo pháp, dân tộc, Xã hội chủ nghĩa”. Chùa Sy hôm nay là hình ảnh của Chùa Sy xưa nơi hướng thiện nhân dân địa phương nơi ghi dấu son lịch sử Đảng bộ xã Kim Lương, đây là niềm tự hào của Đảng bộ nhân dân xã Kim Lương.

Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #59 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 11:27:50 am »

Tìm mộ mẹ

Một sự kiện xúc động là suốt 20 năm, tôi cùng gia đình bền bỉ tìm kiếm hài cốt mẹ tôi bị thất lạc. Năm 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng sau đánh lên Hải Dương (quê tôi nằm ven Quốc lộ 5), gia đình tôi (mẹ và 3 anh em) đều tản cư theo gia đình ông bà ngoại, qua các xã trong huyện, rồi sang huyện Thanh Hà, huyện Tứ Kỳ. Mẹ tôi bị bệnh và mất ngày 29-8-1948 tại thôn La Tỉnh, xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ (nay là thị trấn Tứ Kỳ).  Năm 1950-1951, thực dân Pháp chiếm Đồng bằng Bắc Bộ, thị trấn Tứ Kỳ thành vùng tạm chiếm của Pháp. Khu nghĩa trang chôn mẹ tôi, địch xây đồn bốt trùm lên.  Năm 1954 hòa bình lập lại, ông ngoại tôi tổ chức một đoàn sang Tứ Kỳ tìm mộ mẹ tôi, nhưng đợt tìm kiếm đó không kết quả.
Năm 1958 tôi đi bộ đội, năm 1973 huyện Tứ Kỳ xây bệnh viện huyện lên khu vực nghĩa trang có phần mộ của mẹ tôi. Địa phương thông báo các gia đình có mộ phải di chuyển, mộ không có người nhận, địa phương gom vào nghĩa trang của xã... (lúc này tôi đang ở chiến trường, anh tôi đi học ở Liên Xô chưa về).
 Năm 1989, đang công tác ở Quảng Ninh tôi quyết định tổ chức một đoàn trong gia đình tới gia đình ông Triều (ông Triều là con cụ chủ nhà lúc gia đình tạm trú khi tản cư), cùng ra nghĩa trang và vào bệnh viện tìm, không có thông tin gì. Tôi không chỉ tin nhà ngoại cảm, mà còn có cơ sở thực tế, từ gia đình ông chủ nhà (lúc mẹ tôi chết, ông Triều 17 tuổi).
Dựa vào nhiều nguồn tin, trong đó có cả các nguồn tin từ các nhà ngoại cảm, tâm linh, gia đình tôi đã “giao hội” được vị trí dự báo nơi có mộ. Khi đội khai quật, đưa xẻng xuống 20cm chạm vào tiểu, chúng tôi đào rộng ra, lấy nước rửa sạch. Đúng như dự đoán, theo các suy luận tâm linh. Tôi cho mở nắp tiểu, nhặt một mảnh xương sọ và một răng hàm, xin mang về Hà Nội thử ADN.
Hôm ấy cả gia đình tôi vui vẻ về nhà ông Triều ăn mừng. Đột nhiên phát hiện trong túi không thấy gói xương mang xét nghiệm ADN nữa! Cả nhà bỏ bữa ăn, phóng xe ra nghĩa trang. May sao tôi tìm lại được (chẳng là tôi đánh rơi khi khấn hàn long mạch). Tại Viện Công nghệ sinh học, anh em chúng tôi được Viện lấy mẫu, phục vụ công tác xét nghiệm ADN và thông báo 30 ngày sau có kết quả.
 
Tối 19-12 âm lịch năm 2008, Trung tâm khoa học ở 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội (Viện công nghệ sinh học ) thông báo đã có kết quả, mẫu thực nghiệm đúng huyết thống. Như vậy là tìm thấy đúng mộ mẹ tôi. Chúng tôi mừng khôn tả. Ngay tối hôm đó, gia đình tổ chức bốc cốt mẹ tôi về quê, để xum họp cùng dòng tộc. Quá trình tìm hài cốt của bà, gia đình đã chủ động mua đất ở quê (65m2) xây mộ cho bố mẹ và những người thân đã quá cố.
              Đây là một quá trình khổ công, tập trung trí tuệ. Trong quá trình tìm mộ, gia đình nhờ tới 20 người là nhà ngoại cảm, tâm linh và nhà khoa học, trong đó có tới quá nửa người nói hài cốt mẹ tôi ở trong bệnh viện. Tôi tự rút ra 3 nguyên nhân tìm thấy hài cốt của mẹ tôi:  Người đi tìm  phải có tâm; kiên trì nhẫn nại, biết sàng lọc thông tin; có sức khỏe, điều kiện kinh tế và có vai trò quyết đoán cao, khó khăn không dao động.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM