Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:00:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam 1964-1973  (Đọc 65721 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #60 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 09:00:07 pm »

(tiếp)

Trên các hướng có khả năng tiếp cận của lực lượng đường sông của đối phương, người Mỹ bố trí các thuyền bảo vệ cho khu vực đổ bộ. Việc đổ quân thực hiện bằng các thuyền đổ bộ ATC. Trên các thuyền kiểu này có thể chở 40 người với vũ khí bộ binh, súng phóng lựu, súng máy và súng cối, hoặc một chiếc xe ô tô hoặc xe bọc thép. Một phần các thành viên được máy bay trực thăng đổ bộ. Cuộc đổ bộ thực hiện theo sơ đồ sau (xem trang 4): từ đường tiếp cận song song với điểm đổ bộ, các thuyền đổ bộ ngoặt gấp “đột ngột” 90 ° theo hướng bờ. Sau khi cập bờ, các thành viên đội đổ bộ nhanh chóng rời thuyền, các thuyền rút sang hướng khác nhường đường vào cho đợt đổ bộ thứ hai. Nếu trong kế hoạch không dự kiến đón quân thì các thuyền sẽ quay trở lại nơi đóng quân. Nếu không, chúng tập kết tại một khu vực đặc biệt [193] trên bờ đối diện (cho đến khi kết thúc các hoạt động của quân đổ bộ trên bờ). Một phần quân số (gần một tiểu đoàn) làm đội dự bị trên các thuyền đổ bộ. Những binh sĩ này được đổ bộ khi cần thiết theo "lệnh gọi".


Lực lượng 116 lập chốt phong tỏa.


PBR của đơn vị 116 đi tuần.


Gây tội ác: tra hỏi xong rồi giết.


Chuẩn bị sắp vào một trận đánh.


Thuyền số 140 ăn đạn B-40.


Còn đây là tình trạng chiếc PBR số 750.


... các thuyền khác trở về căn cứ.


Lại tiếp tục ngày cũng như đêm: Trực thăng được sửa chữa ban đêm trên USS Garrett County LST-786.

Cuộc chiến trên các tuyến đường tàu sông do lực lượng đặc nhiệm 116 tiến hành. Biện pháp hoạt động chủ yếu của lực lượng này là tuần tra. Nó được thực hiện suốt ngày suốt đêm bằng các tốp 2 chiếc thuyền bơi ở tốc độ thấp. Khoảng cách giữa các thuyền từ 400-500 m. Chúng kiểm tra tất cả các phương tiện nổi phát hiện được. Ở những bến đò ngang và bến phà, các thuyền máy quân sự của Mỹ tiến hành tuần tra phong tỏa. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong các con sông của miền Nam Việt Nam người Mỹ đã khám xét hơn 100 nghìn chiếc ghe và tàu sông.

Ở giai đoạn "Việt Nam hóa" chiến tranh, các đơn vị đường sông bị giải tán, và hầu hết các tàu thuyền (khoảng 500 đơn vị) đã được chuyển giao cho Hải quân Nam Việt Nam.


Chợ ở Mỹ Tho trong chiến tranh.


Bờ sông Tiền phía Vĩnh Long.


Hoàng hôn miền sông nước lúc tạm ngớt tiếng súng đạn.
.........
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2012, 10:36:22 pm gửi bởi qtdc » Logged
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #61 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 09:44:33 pm »

Những binh sĩ này được đổ bộ khi cần thiết theo "lời gọi".
-----------------------
 Trong quân sự thì thường dùng là theo "lệnh gọi", bác ạ. Pháo bắn theo lệnh gọi, máy bay ném bom theo lệnh gọi, đổ bộ lực lượng dự bị/thê đội 2 theo lệnh gọi. Grin
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #62 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 10:27:18 pm »

Những binh sĩ này được đổ bộ khi cần thiết theo "lời gọi".
-----------------------
 Trong quân sự thì thường dùng là theo "lệnh gọi", bác ạ. Pháo bắn theo lệnh gọi, máy bay ném bom theo lệnh gọi, đổ bộ lực lượng dự bị/thê đội 2 theo lệnh gọi. Grin
Nghe "lệnh gọi" như thế thì có vẻ đúng từ quân sự nhưng thực chất người truyền tin ở dưới gọi xin (theo lệnh của người chỉ huy trực tiếp tại chỗ) người chỉ huy chung hoặc chỉ huy hỏa lực ở tuyến sau (có xin thì cho mà cũng có thể không cho hoặc cho ít cho nhều chẳng hạn). Thằng ở trên sẽ cho lệnh thằng trực hỏa lực chi viện, khi đó là lệnh thật theo nghĩa cấp trên lệnh cấp dưới. Đ/c admin thấy thế nào ạ? Đ/c đọc đến đấy xong rồi muốn tưởng tượng là lệnh gọi hay là đá đít bảo bắn cũng được. Hay là để "theo yêu cầu".
Logged
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #63 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 10:57:28 pm »

Người chỉ huy cao nhất trên chiến trường là người chỉ huy binh chủng hợp thành, các quân binh chủng khác đều là đơn vị trực thuộc, chuyển thuộc, tăng cường, phối thuộc. Giả sử, sĩ quan đại diện của sư đoàn không quân tiêm kích bom mà đi theo sở chỉ huy của trung đoàn trưởng bộ binh thì anh ta cũng sẽ phát "lệnh gọi" cho máy bay của sư đoàn mình theo lệnh của tay trung đoàn trưởng bộ binh mà không phải gọi ném bom theo lệnh của sư đoàn trưởng bộ binh, lại càng không phải xin lệnh của sư đoàn trưởng không quân. Pháo binh của cấp quân đoàn do quân đoàn quản lý và thành lập các cụm pháo chi viện cho từng hướng, những cụm pháo này nếu được lệnh chi viện cho sư đoàn bộ binh thì cũng sẽ chỉ bắn theo "lệnh gọi" của sư đoàn trưởng bộ binh, bác ạ! Grin

Vì vậy, dù là áp dụng vào trường hợp cụ thể này - đổ bộ đường biển - thì người chỉ huy lực lượng đổ bộ cũng ở trên đất liền cùng với lực lượng tiến công chủ yếu/thê đội 1 và nếu cần thiết anh ta sẽ "lệnh gọi" lực lượng dự bị/thê đội 2 của mình đổ bộ tiếp để tăng cường cho lực lượng tiến công chủ yếu/thê đội 1. Lực lượng dự bị của đơn vị nào đương nhiên thuộc quyền chỉ huy của đơn vị đó, không phải của cấp trên nên không phải xin. Grin
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #64 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 11:08:42 pm »

VMH: đã sửa, đ/c admin nói có lý. Tôi đặt địa vị người lính truyền tin nên không dám để ông linh ra lệnh cho ông tướng. Nhưng cậu lính gọi theo lệnh chỉ huy thôi.

(tiếp)

***
Cuộc chiến tranh ở Đông Dương là cuộc xung đột vũ trang lớn nhất kể từ Thế chiến II. Trong những thời kỳ chiến sự căng thẳng nhất có đến 3 triệu người ở cả hai bên tham gia, họ được trang bị hơn 600 xe tăng, hơn 7.000 khẩu pháo và súng cối cỡ nòng lớn, 5.000 máy bay cánh cố định và trực thăng. Đồng thời trong vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có đến 100 tàu thuộc các loại chủ chốt, còn trên các con sông và vùng ven biển miền Nam Việt Nam - 2.000 thuyền chiến. Suốt thời gian chiến sự đã có hơn 2,5 triệu binh lính và sĩ quan Mỹ tham gia. Từ năm 1964 đến 1973 trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam có hơn 250 nghìn cuộc tấn công đường không và đường biển, khoảng 7,7 triệu tấn bom đã được ném xuống. Người Mỹ và các đồng minh của họ đã thực hiện khoảng 100 cuộc đổ bộ đường biển và đường sông, còn khi tiến hành các hoạt động phong tỏa, họ đã kiểm tra khoảng 180 nghìn tàu, thuyền trên biển và trên sông.

Tổn thất trong cuộc chiến này tỏ ra rất ấn tượng: theo số liệu của Lầu Năm Góc, họ có khoảng 1 triệu người chết và bị thương (360.000 người - quân nhân Hoa Kỳ). Tại Đông Nam Á [196] người Mỹ mất 8.612 máy bay cánh cố định và trực thăng, bao gồm cả số mất trên lãnh thổ VNDCCH - 4125 máy bay. Trong tổng số máy bay bị mất có 640 - máy bay cất hạ cánh trên tàu sân bay và 425 máy bay cánh cố định và trực thăng của không quân thủy quân lục chiến. Trong số tàu lớn bị mất chỉ có một tàu khu trục.


Đồ thị số lượng tàu chiến Mỹ trong biên chế tham gia vào chiến sự tại Việt Nam.

Trong tiến trình cuộc chiến tranh Việt Nam, Hải quân Mỹ đã có được nhiều kinh nghiệm đáng kể trong việc đổ quân đổ bộ, trong việc thực hiện phong tỏa đường biển, trong yểm trợ hỏa lực cho quân chủng lục quân trong tấn công và phòng thủ, giáng đòn tấn công vào các mục tiêu công nghiệp và quân sự trên đất liền. Khi giải quyết tất cả những vấn đề này, bộ chỉ huy Mỹ đã tìm cách sử dụng tối đa các kinh nghiệm của Chiến tranh thế giới thứ II, cũng như kiểm tra các chiến thuật mới và thử nghiệm các mẫu thiết bị quân sự và vũ khí mới. Bài học rút ra từ chiến tranh Việt Nam có một tác động đáng kể vào việc hoàn thiện Hải quân Hoa Kỳ, công tác huấn luyện chiến đấu và tác chiến chiến dịch của họ. Đã khẳng định được khả năng chiến đấu cao của các tàu sân bay, đặc biệt tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân, trước hết chúng có tầm bơi xa lớn và khả năng hoạt động và hành trình độc lập, tính cơ động cao (trong một ngày đêm các tàu sân bay hoàn thành chuyến di chuyển đến 1000 km) và khả năng nhanh chóng tập trung các nhóm máy bay lớn trong các khu vực có mạng lưới sân bay (trên đất liền) kém phát triển. Do vậy các tàu sân bay đã đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu và cuối chiến tranh.


Sự tham gia của các tàu sân bay Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Các bài học của chiến tranh Việt Nam có tác động đáng kể đến sự phát triển của lực lượng tác chiến thủy bộ và Thủy quân lục chiến Mỹ. Như chính người Mỹ thừa nhận, họ có những kinh nghiệm độc đáo về tiến hành chiến tranh trên các dòng sông. Kinh nghiệm đó họ đã dựa vào khi phát triển "học thuyết các chiến dịch đường sông".

Theo đánh giá của các nhà kinh tế Mỹ, chiến tranh ở Việt Nam tiêu tốn của Hoa Kỳ tổng cộng 111 tỷ đô la, nghĩa là 2 lần lớn hơn so với chi phí cho chiến tranh ở Triều Tiên. Ngoài ra, tổng số tiền viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ cho chính phủ bù nhìn miền Nam Việt Nam đạt con số tổng cộng 20 tỷ đô la.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Năm, 2012, 10:39:00 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #65 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 06:41:47 pm »

SP2E-Neptune, cảnh từ sân bay Tân Sơn Nhất. Trong chiến tranh Việt Nam nó được Hải quân Mỹ sử dụng trong các chiến dịch ngăn chặn vận chuyển tiếp tế dọc bờ biển từ bắc vào nam:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=cWUR2xEf6vU" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=cWUR2xEf6vU</a>

Thiết giáp hạm New Jersey BB-62 và trong chiến tranh Việt Nam:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=jHtsBgJBoiU" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=jHtsBgJBoiU</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=4ym56jMZMoQ" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=4ym56jMZMoQ</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=9U0Mex36J_4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=9U0Mex36J_4</a>
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2012, 08:08:02 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #66 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 08:34:47 pm »

PCF Mỹ và Navy SEAL trong chiến tranh Việt Nam, năm 1968:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=YGeLz6SSKks" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=YGeLz6SSKks</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=JRg2xurpL1Q" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=JRg2xurpL1Q</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=4fexE6SjUJ0" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=4fexE6SjUJ0</a>

USS Midway trong LinebackerII:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=UmfhW6DEbqw" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=UmfhW6DEbqw</a>
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2012, 09:29:14 pm gửi bởi qtdc » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 09:29:46 pm »

Hôm nay tình cờ thấy vụ này cũng ngộ:

Tóm tắt lại: trong thời gian 16-17/6/1968, ở khu vực bờ biển gần DMZ đã xảy ra 2 sự kiện:

Sự kiện thứ nhất: rạng sáng ngày 16-6-1968, PCF-19, 1 tàu tuần tiễu của HQ Mỹ hoạt động gần khu vực DMZ được báo cáo là trúng 2 phát rocket từ 1 "máy bay địch" nổ tung. 2 tàu Mỹ là PCF-12 (HQ) và Point Dume (Phòng vệ bờ biển) đến kiểm tra tình hình phát hiện nhiều mảnh vỡ và vết dầu loang, sau đó 2 tàu này cũng bị 2 máy bay bắn pháo sáng và tấn công suốt gần 2 giờ nhưng sau đó rút về được.

Sự kiện thứ hai: cũng ở khu vực trên, khu trục hạm HMAS Hobart HQ Úc và USS Edson của HQ Mỹ đang phối hợp tuần tra do có thông tin về hoạt động của trực thăng đối phương thì bị máy bay tấn công. Hobart trúng tên lửa, bị một số hỏng hóc và chết 3, bị thương 6 thủy thủ. 1 tàu khác của HQ Mỹ trong khu vực là tuần dương hạm hạng nặng USS Boston cũng bị trúng tên lửa. Mảnh vỡ từ tên lửa sau đó được xác định là của Mỹ, đi đến kết luận là các tàu trên bị F-4 của KQ bắn nhầm.

Các tài liệu của Mỹ viết về 2 sự kiện này vẫn còn chưa đồng nhất. 1 số cho rằng cả 2 sự kiện diễn ra cùng thời gian, và vụ tấn công các tàu PCF cũng là do máy bay Mỹ bắn nhầm (đây cũng là quan điểm chính thức của HQ Mỹ). Trong khi số khác, trong đó có thủy thủ PCF-12 cho rằng sự kiện tấn công các tàu khu trục diễn ra vào ngày hôm sau, 17-6 và ở thời điểm PCF bị tấn công không có máy bay Mỹ hoạt động trong khu vực.

Các máy bay tấn công PCF được mô tả là bay chậm, bật đèn sáng vòng lượn và đôi lúc có thể đứng yên trên không. Theo mô tả của 1 thủy thủ PCF-12 thì đó là trực thăng Mi-4, nhưng 1 số khác lại mô tả là máy bay cánh cứng.

Về phía ta thì chưa tìm được tài liệu nào nhắc đến hoạt động đánh tàu mặt nước của KQ vào thời gian này.

Tham khảo:
Swift Boat Down: The real story of the sinking of PCF-19 (hồi ký của 1 thủy thủ trên PCF-12).
THE SINKING OF PCF-19 AS SEEN FROM PCF-12
HMAS HOBART - attacked by US Airforce June 1968 Vietnam
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #68 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 10:57:06 pm »

Giang thuyền Mỹ PBR trong chiến tranh Việt Nam:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=7BpZgeObTfg" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=7BpZgeObTfg</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=vNEdmwa5RpA" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=vNEdmwa5RpA</a>

Navy SEAL trong chiến tranh Việt Nam:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=gk0p4nNife4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=gk0p4nNife4</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=sOSAjfE7SK8" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=sOSAjfE7SK8</a>

Một cuộc tấn công ở châu thổ sông Cửu Long:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=fEmNWTAtTrU" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=fEmNWTAtTrU</a>
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2012, 11:45:21 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #69 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2012, 12:38:06 am »

USS Independence CV-62 trong chiến tranh Việt Nam:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=0tFUoaIVfW0" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=0tFUoaIVfW0</a>

USS Ticonderoga tháng 12 năm 1965:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=JEHI9GqUIjo" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=JEHI9GqUIjo</a>

USS Kitty Hawk 1970-71:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=BjTC4gDpiWU" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=BjTC4gDpiWU</a>
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Một, 2012, 12:55:31 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM