Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:16:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam 1964-1973  (Đọc 65717 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #50 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 09:46:38 pm »

Bác qtdc:

- Cái chú thích về Rembrandt C. Robinson có vẻ không ổn lắm trong cách dùng từ, em thấy "bị giết trong tai nạn" nghe không thuận tai lắm. Grin

- Cái hình anh lính Nga ở Afghanistan là đang ngắm bắn tên lửa chống tăng, có vẻ vênh với chú thích ở dưới. Grin
Thứ nhất:
- Cám ơn đ/c admin: - sẽ sửa ngay.
Cãi cố một tý:
1. Hình anh lính Nga còn nhiều, sẽ thay, nó nằm trong một vụ anh ta phải làm avianavodchik "miễn cưỡng".
2. Vì ông đô đốc Robinson bị "killed in helicopter crash".
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #51 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 06:48:39 am »

(tiếp)


USS Preble DLG-15/DDG-46, Farragut-class destroyer, khu trục hạm yểm trợ mặt đất thuộc nhóm đặc nhiệm 70.8 hoạt động tại vùng khu phi quân sự Việt Nam từ giữa năm 1972 đến đầu năm 1973. USS Preble bị các đơn vị pháo bờ biển QGP loại 122 mm chặn đánh từ ngày 27 tháng 12 năm 1972. Đến ngày 24 tháng 1 năm 1973, khi đang bắn phá giao thông thì bị trúng một loạt đạn pháo cỡ 130 mm của QGP. Ăng ten trên tháp chính bị phá hủy. Đạn pháo phá nhiều lỗ bên sườn khối boong thượng phần giữa tàu, ống phóng lôi, làm hư hại nặng cabin thuyền trưởng. Trong 4 ngày liên tiếp sau đó, USS Preble vẫn tiếp tục pháo kích vào đất liền ở khu vực Quảng Trị, yểm hộ cho các tiểu đoàn quân VNCH trong chiến dịch Tango City lấn chiếm cảng Cửa Việt và gặp sự chống trả mãnh liệt của pháo bảo vệ bờ biển; đài quan sát trên tàu đếm được 169 phát đại bác rơi quanh tàu. Đây có thể là tàu chiến cuối cùng của Hải quân Mỹ trúng đạn của pháo binh bảo vệ bờ biển Bắc Việt Nam. Sau giờ ngừng bắn theo hiệp định Paris, tàu được lệnh chấm dứt tham chiến ở Việt Nam và rút quân. Ảnh chụp tàu USS Preble tại Pearl Harbor ngày 29 tháng 6 năm 1972 (navsource.org).

Yểm trợ hỏa lực cho lục quân được phân chia thành yểm trợ gần và yểm trợ xa. Trong yểm trợ gần bằng pháo hạm, các tàu chiến bắn vào các mục tiêu nằm không gần hơn 50 mét tính từ mép tiền duyên của quân mình. Yểm trợ từ xa được thực hiện trong các giới hạn tầm bắn xa tối đa của pháo hạm. Các tàu tên lửa-pháo được sử dụng với cường độ cao khi thời tiết xấu, khi đó hoạt động của không quân gặp khó khăn.

Trong tổ chức pháo binh yểm trợ, người Mỹ cố gắng tránh gây trùng lặp các cuộc tấn công vào cùng một mục tiêu, giảm tối đa sự nhiễu loạn lẫn nhau, quy định dạng hỏa lực điển hình được chọn, giữ cho được tính tập trung trong công tác chỉ huy tất cả các phương tiện hỏa lực, họ áp dụng một hệ thống thống nhất các ký hiệu mục tiêu và sử dụng rộng rãi các bảng tín hiệu quy ước.

Từ kinh nghiệm trong chiến tranh Việt Nam người ta rút ra kết luận rằng, các cố gắng thay thế pháo hạm bằng tên lửa không mang đến thành công. Trong một số trường hợp, chỉ pháo binh mới có thể giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ tác chiến. Tính hiệu quả của nó nằm ở tính sẵn sàng khai hỏa cao, khả năng hoạt động liên tục trong thời gian dài và trong cả các điều kiện thời tiết bất lợi, tốc độ bắn cao và cơ số đạn dược lớn, tính chống nhiễu cao cũng như độ chính xác cao, chi phí thấp hơn của vũ khí pháo binh so với vũ khí tên lửa.

Khi yểm trợ lục quân, bộ chỉ huy Mỹ cố gắng tổ chức sự hợp đồng giữa máy bay của lực lượng đặc nhiệm 77 và các pháo hạm của nhóm đặc nhiệm 70.8. Đôi khi, họ đã thành công. Đồng thời cố gắng tránh các cuộc tấn công trùng lặp vào cùng một mục tiêu, tránh các cuộc tấn công vào chính quân đội của mình, giảm tối đa [184] sự cản trở lẫn nhau, xác định chính xác loại và số lượng đạn dược, đặt trách nhiệm quản lý chỉ huy các lực lượng yểm trợ và phối hợp hành động của chúng lên cá nhân các chỉ huy của các đơn vị chiến thuật, áp dụng hệ thống thống nhất các ký hiệu mục tiêu, v.v…
............
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2012, 11:44:53 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #52 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 11:27:36 am »

(tiếp)

“Tàu tốc hành đặc biệt" vượt đại dương



USNS Core (T-AKV 41, ex-T-CVU 13, ex-CVHE 13, ex-CVE 13, ex-ACV 13) chở máy bay cánh cố định và 15 trực thăng Bell HU-1A Huey đến cập bến Sài Gòn tháng 9 năm 1962 phục vụ một đơn vị phát triển cơ động đường không tại sân bay Tân Sơn Nhất, Nam Việt Nam. USN/MSTS photo (navsource.org).

Đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh Việt Nam là việc vận tải quân sự bằng đường biển (Military Sealift, Military Sea Transportation Service: MSC, MSTS). Trong suốt thời gian chiến tranh, tới 98% tổng số hàng hóa Mỹ và 60% nhân viên Mỹ được chở tới khu vực Đông Nam Á bằng tàu biển. Kế hoạch tổng thể vận tải hàng quân sự do bộ tham mưu hải vận của Hải quân Mỹ thực hiện, còn việc vận chuyển hàng quân sự tới vùng biển Tây Thái Bình Dương do một phòng hải vận đóng trụ sở tại Yokohama (Nhật Bản) đảm nhiệm. Tuy nhiên, các cơ quan này không thể kham nổi khối lượng quá lớn hàng hóa vận chuyển, do đó vào năm 1965 đã thành lập tại Sài Gòn một Văn phòng hải vận riêng.


USNS Core gần một cầu tàu cảng Sài Gòn ngày 17 tháng 6 năm 1965, tàu chở các máy bay Douglas EA-1F Skyraider cho không lực VNCH (navsource.org).

Thường xuyên tham gia vận chuyển có khoảng 300 tàu. Đó là tàu của MSTS, tàu chở hàng cỡ lớn, thuê từ các công ty tư nhân, cũng như tàu thuộc hạm đội dự bị của cơ quan quốc phòng Hoa Kỳ. Từ năm 1967, việc vận tải đường biển đã được 400 - 500 tàu và nhiều hơn nữa thực hiện. Lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ đã sử dụng các container để chở hàng. Việc sử dụng chúng giúp tăng tốc quá trình dỡ hàng tại cảng. Ví như thời gian dỡ một container vận chuyển hàng hóa quân sự tại cảng Đà Nẵng vào năm 1968 mất 18 giờ thay vì 5 - 7 ngày cần thiết để dỡ từ tàu chở hàng khô thông thường.

Các cảng bốc hàng chính là Los Angeles và San Francisco, còn các cảng dỡ hàng - Sài Gòn, Cam Ranh, Quy Nhơn và Đà Nẵng. Hầu hết hàng hoá giao tại Sài Gòn. Trong thương cảng lớn nhất này, cùng một lúc có thể đồng thời bốc dỡ đến 35 tàu đậu tại bến [185] và 12 tàu thả neo ở vũng cảng ngoài. Mỗi ngày, có 20 tàu đến cảng. Khi đi vào cảng Sài Gòn, tàu phải tiếp tục đi trong khoảng gần 4 giờ trong khu mặt nước của một khúc sông quanh co, nơi tàu thường rơi vào lưới lửa của các loại pháo, súng máy, và thậm chí cả súng bộ binh. Đôi khi tại các đoạn sông người ta đặt thủy lôi tiếp xúc (chạm nổ). Để dẫn luồng cho tàu, người Mỹ buộc phải phân bổ 10-12 thuyền máy. Phía trước đoàn công voa 1000 m là 2 xuồng máy quét mìn, tiếp theo hai thuyền pháo-cối. Những thuyền máy đi sau có trách nhiệm chế áp những điểm hỏa lực của kẻ thù bị phát hiện trước khi các tàu bảo vệ tiến vào vùng xạ kích của đoàn công voa. Bảo vệ trực tiếp cho con tàu gồm 4 -8 thuyền máy. [186]
........
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2012, 02:36:29 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #53 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 02:08:45 pm »

(tiếp)



USS Card (ACV-11) trong thời gian phục vụ tại Việt Nam. Tàu chở đến các nhà quân dụng dã chiến, các xe kéo, máy bay cánh cố định, trực thăng và các tổ lái, chở về các máy bay bị hư hại v.v.(navsource.org).

Trên đường đi từ Mỹ tới Biển Đông, dù tàu biển tăng tốc độ đến 15 hải lý và trên nữa cũng mất đến 20 ngày đêm, và do tham gia vận chuyển hàng quân sự chủ yếu là các tàu cũ kiểu "Liberty", nên tốc độ chung không vượt quá 11 hải lý, thời gian đi đường tăng ít nhất 30% và trung bình mất từ 20 - 27 ngày. Do vấn đề này, để giao hàng đến chiến trường nhanh chóng, bộ chỉ huy hải vận Mỹ buộc phải đưa vào một tuyến giao thông "tốc hành đặc biệt". Phục vụ tuyến này là các tàu có tốc độ lớn hơn 18 hải lý. Như vậy, thời gian vận chuyển đi từ Mỹ đến miền Nam Việt Nam đã giảm xuống đến 16 ngày.

Nói chung, việc giao hàng hóa quân sự đến chiến trường mất tới 270 ngày đêm. Việc chuyển đề nghị các mặt hàng quân sự tới các cơ quan trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và lấy hàng trong các kho chiếm mất 30-80 ngày. Gần hai tháng mất vào việc tập trung của hàng hóa tại các cảng bốc xếp hàng lên tàu. Thời gian trung bình lưu giữ hàng hóa tại các cảng tới 120 ngày đêm. Vận tải hàng hoá bằng đường biển và giao hàng đến khu vực đóng quân chiếm đến 60 ngày đêm. Đến cuối cuộc chiến các đơn hàng được đáp ứng có phần nhanh hơn. Tổng thời gian giao hàng đã giảm được hơn 2 tháng.


Tem thư lịch sử liên quan đến USS Card (navsource.org).

Các phương tiện vật chất được giao tới cảng bốc hàng bởi bộ chỉ huy vận tải quân sự của quân chủng lục quân Mỹ, còn từ cảng dỡ hàng - do một bộ chỉ huy hậu cần được thành lập đặc biệt đảm nhiệm, đơn vị này có các văn phòng tiếp vận tại 4 vùng tiếp vận ở miền Nam Việt Nam. Trong suốt cuộc chiến tranh, tại các cơ quan khác nhau của bộ chỉ huy hải vận Mỹ có khoảng 10,5 nghìn thủy thủ dân sự và 420 - 450 quân nhân làm việc.
.........
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2012, 07:28:40 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #54 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 09:05:25 pm »

(tiếp)



Cảng Cam Ranh 1966/67 ảnh của Don Griffin.

Bộ chỉ huy Mỹ coi vòng quay tàu là tiêu chí chính đánh giá hiệu quả vận tải biển. Tàu từ các bến cảng nước Mỹ ra khơi theo đúng tiến độ vận chuyển được phê duyệt. Trong tiến độ dự kiến ngày tàu đến [187] cảng miền Nam Việt Nam không sớm hơn 5 ngày trước khi các đơn vị quân đội được nhận hàng có mặt tại đó, không muộn hơn 2 ngày sau khi các đơn vị quân đội có mặt trong khu vực này. Điều trên đây giúp tránh sự cần thiết phải tổ chức lưu giữ lâu dài hàng hóa tại các cảng đến. Tuy nhiên, sự thiếu vắng các cảng lớn ở miền Nam Việt Nam làm giảm con số này, bởi lẽ một số tàu phải neo đậu chờ dỡ hàng đến 2 tháng. Thời gian neo đỗ trung bình của các tàu khi dỡ hàng tại các cảng lớn (Sài Gòn và Cam Ranh) là từ 10 đến 22 ngày, còn tại các cảng kém phát triển hơn - lên đến 40 ngày. Đôi khi, tại các cảng trong và các vũng cảng ngoài của miền Nam Việt Nam trong cùng lúc dồn đến 100 tàu chưa bốc dỡ.


Sông Lòng Tàu 1966/67 ảnh của Don Griffin.

Để rút ngắn thời gian xử lý tàu trong một số khu vực nhất định, người Mỹ đã đưa đến các cầu cảng lắp ghép, sử dụng để dỡ hàng các LST loại nhỏ và các tàu chạy tuyến ven biển. Khi thực hiện hoạt động dỡ hàng việc sử dụng máy bay trực thăng đã cho thấy kết quả. Thông thường, trên con tàu biển bố trí 2 trực thăng vận tải. Việc dỡ hàng được thực hiện với sự giúp đỡ của chúng. Đồng thời hàng hóa đã được chuyển trực tiếp đến nơi quân đội đóng căn cứ.


Ngày 21 tháng 6 năm 1965, tại cảng Sài Gòn (ủa cảng SG có núi hồi nào?, đây có thể là Quy Nhơn hoặc Cam Ranh), sỹ quan quân đoàn vận tải lục quân Mỹ Richard P.Clark Jr, trợ lý chuyên trách cho J-4 MACV về vận tải ven biển, trưởng tiểu ban vận tải J-4 MACV (vietnamwarclerksdiary.blogspot.com).

Trong tiến trình chiến tranh, người Mỹ tìm cách tạo ra tối thiểu 90 ngày dự trữ phương tiện vật chất, một nửa số đó nằm trong các kho của miền Nam Việt Nam, số còn lại nằm trong các căn cứ tiền phương hoặc trung gian. Để thực hiện việc này, hàng tháng có đến 85 ngàn tấn đạn dược, 320 nghìn mét khối nhiên liệu và 15 triệu khẩu phần hàng ngày về thực phẩm được vận chuyển vào miền Nam Việt Nam. Lượng vận chuyển hàng năm là 7,5 triệu tấn và 4 triệu tấn sản phẩm xăng dầu. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, theo các dữ liệu đến nay chưa đầy đủ, người Mỹ đã vận chuyển (tới Nam Việt Nam) hơn 66 triệu tấn hàng hóa quân sự, 27 triệu tấn dầu và hơn 2 triệu người.



Tàu hàng Mỹ trên sông Sài Gòn, 1967. Trại của tiểu đoàn vận tải 11 thuộc quân đoàn vận tải quân sự lục quân Mỹ tại cảng Cát Lái. Từ các cảng Nam Việt Nam trở đi, hàng chuyển đến các đơn vị lục quân Mỹ trên đất liền thuộc trách nhiệm của họ. Tại đây còn có doanh trại lữ đoàn bộ binh nhẹ số 199 lục quân Mỹ và năm 1967, trực thăng chở tướng chỉ huy lữ đoàn này bị bắn rơi vào ban đêm khi bay qua sông.
Ảnh dưới: Sỹ quan Mỹ tại Cát Lái 1967. Trại sau khi bị tấn công bằng súng cối dịp Tết Mậu Thân 1968.

..............
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2012, 10:29:00 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #55 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 11:22:47 pm »

(tiếp)



USS Sacramento AOE-1 (giữa), Sacramento Class Fast Combat Support Ship, đang tiếp tế cho USS Ticonderoga CVA-14 và USS Basilone DD-824 ngày 13 tháng 6 năm 1966 tại Biển Đông. Tàu kết hợp trong một thân 3 chức năng của các tàu logistic: tiếp dầu (fleet oiler), tiếp đạn (ammunition ship) và kho lạnh ( refrigerated stores ship).

Phần lớn hàng hóa quân sự chở đến chiến trường ở trên tàu hậu cần nổi. Để tiếp vận cho các tàu của Hạm đội 7 ở biển Đông thường xuyên có [188] 10 tàu vận tải và tàu chở dầu đi đến, theo phiên 15 ngày một lần. Việc chuyển giao hàng lên tàu thực hiện bằng phương pháp song song và theo lệ vào ban đêm, ở tốc độ 8-16 hải lý khi biển có sóng đến cấp 6. Trong một số trường hợp, sau một đêm một pháo hạm tiếp nhận đến 200 tấn đạn. Tốc độ, khả năng bơi độc lập, tầm bơi xa và tính năng hàng hải của tàu hậu cần di động cho phép chúng bơi trong thành phần các đơn vị hành động của Hạm đội 7, do đó loại trừ sự mất thời gian để di chuyển tàu chiến vào khu vực chờ đón các đơn vị phục vụ.

Vị trí đặc biệt trong việc đảm bảo vật chất được dành cho các tàu tiếp vận đa năng đóng sau Chiến tranh thế giới thứ II. Ví dụ, một tàu loại này - USS "Sacramento", sau 5 tháng ở trong đội hình Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, đã thực hiện 570 lần bơm nhiên liệu, truyền được 131,7 nghìn tấn nhiên liệu tàu biển và 91 ngàn tấn nhiên liệu hàng không, tiếp tế 2 ngàn tấn thực phẩm và hàng hoá khác, 1.125 tấn nước ngọt, 23 tấn thư tín bưu phẩm. Nó cũng chở đến cho các tàu chiến 930 binh sỹ và sỹ quan.


Trực thăng H-46 Sea Knight đang cẩu một giỏ thực phẩm từ USS Sacramento (AOE-1) để chuyển tới tàu sân bay xung kích USS Bon Homme Richard (CVA-31) trong hành trình bổ sung tiếp vận ngoài khơi bờ biển Việt Nam tháng 6 năm 1967.
US Navy photo # USN 1124568 by JOC R.D. Moeser (navsource.org).


Trong nửa đầu thập niên 60, trên các trang báo chí nước ngoài có nhận xét rằng tàu sân bay xung kích trong điều kiện không cần tiếp nhiên liệu, nước uống, và thức ăn, vẫn có thể bơi độc lập đến 90 ngày. Tuy nhiên, quá trình 6,5 tháng tham gia của tàu sân bay xung kích "Midway" tại cuộc chiến tranh Việt Nam cho thấy rằng trong thời gian này, nó đã phải 43 lần bổ sung dự trữ vật chất trên biển, có nghĩa là, trung bình cứ 4 - 5 ngày một lần, nó tiếp nhận 8.000 tấn đạn dược, khoảng 60 nghìn tấn nhiên liệu tàu biển, khoảng 38 nghìn tấn nhiên liệu hàng không và 1.200 tấn hàng hoá khác. Thủy thủ đoàn (4.200 người) tiêu thụ hơn 9 tấn thức ăn trong mỗi ngày đêm.
..........
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2012, 11:42:17 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #56 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 12:43:00 am »

(tiếp)



USNS Card chụp tại cảng Sài Gòn ngày 2 tháng 5 năm 1964 sau khi bị QGP tấn công tại cầu cảng Sài Gòn (en.viki).

Khi xây dựng kế hoạch vận chuyển đường biển, bộ chỉ huy Mỹ tôn trọng các nguyên tắc tương tự như trong Chiến tranh ở Triều Tiên. Người ta gắn với nó sự tiếp vận đảm bảo liên tục cho các nhóm tàu và quân đội, đang hoạt động trên tuyến mặt trận, từ đạn dược, nhiên liệu, thực phẩm, vật tư y tế; [189] tạo ra các nguồn dự trữ tất cả các loại vật chất cần thiết, tiết giảm hợp lý chi tiêu nguồn vật chất, bao gồm cả đạn dược; vận chuyển cung ứng từ các cảng đất nước mình tới khu vực chiến sự, nghĩa là không ghé tàu biển vào các căn cứ trung gian. Dựa trên những kinh nghiệm của chiến tranh Việt Nam, có thể kết luận rằng vận tải biển là thuận tiện hơn nhiều và kinh tế hơn nhiều nữa so với đường hàng không. Điều đó trước hết nằm ở chỗ giá thành chi phí vận chuyển đường biển thấp hơn và khả năng vận chuyển trên các tàu vận tải các loại hàng hoá có kích thước lớn và trọng lượng lớn.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, khác với Chiến tranh Triều Tiên, hầu hết các tàu đi tiếp vào khu vực chiến sự mà không cần bảo vệ hộ tống. Chỉ có một số tàu vận tải nhằm mục đích hoàn thiện việc bảo vệ tuyến khai thác hàng hải mới được các tàu chiến bảo vệ.


USNS Point Cruz (CVE-119/T-AKV 19), một trong những con tàu vận tải đến Nam Việt Nam sớm nhất, sau khi tham gia chiến tranh Triều Tiên, ảnh chụp tại cảng Nhật Bản.
..........
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2012, 11:45:34 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #57 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 01:59:38 am »

(tiếp)

Các lực lượng đường sông lâm trận


Phù hiệu của đơn vị 117. Trong hoạt động nó kết hợp chặt chẽ với các lực lượng của sư đoàn bộ binh Mỹ số 9 đóng căn cứ tại Đồng Tâm, Mỹ Tho.





Vùng hoạt động của đơn vị 117 với căn cứ hải-lục quân đóng tại Đồng Tâm, Mỹ Tho. Trong hình ở giữa lục lượng 117 đóng tại bồn trũng, lực lượng lục quân đóng ở nền sau của hình.



Căn cứ của lực lượng 116 tại Bình Thủy, Cần Thơ (tỉnh Phong Dinh theo tên cũ) (gingerb.com).

Lực lượng đường sông chiếm vị trí đáng kể trong các hoạt động tác chiến của Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Gần như ngay thời kỳ mở đầu chiến tranh, người Mỹ đã thành lập hai đơn vị hành động số 116 và 117 để hoạt động trên vùng sông nước, trong các đơn vị đó có đến 500 tàu, thuyền các loại. Các tàu thuyền của lực lượng đặc nhiệm 116 làm nhiệm vụ phá hoại tuyến giao thông thủy của đối phương và bảo vệ việc vận chuyển đường sông của mình, còn tàu thuyền của lực lượng đặc nhiệm 117 hỗ trợ quân chủng lục quân bằng cách đổ bộ các lực lượng đổ bộ đường sông và chi viện hỏa lực pháo binh và súng cối. Thành phần và tổ chức của các đơn vị này thay đổi định kỳ. Đặc nhiệm 117 có hai giang đoàn đổ bộ và giang đoàn bảo trì. Trong đó, mỗi giang đoàn đổ bộ bao gồm 26 tàu vận chuyển quân bọc thép, 5 pháo thuyền đường sông, hai thuyền máy chỉ huy, 16 thuyền yểm trợ hỏa lực và một tàu chở dầu. Giang đoàn bảo trì có 2 tàu doanh trại nổi tự hành và 1 không tự hành, 2 tàu kéo, hai tàu đổ bộ LST, 2 tàu cứu hộ và một tàu công binh xưởng nổi. [190]




Tàu công binh xưởng nổi USS Tutuila ARG-4 tại căn cứ Nhà Bè và các PCF trên dok của ARG-4 (ảnh trên).

Để làm căn cứ cho các lực lượng đường sông, người Mỹ chế tạo ra các xà lan bơi di động. Trên các sà lan này, các giang thuyền có thể được sửa chữa, lên dok khô, bổ sung tất cả các loại vật chất. Trên sà lan còn các khoang thủy thủ để các thành viên nghỉ ngơi giải trí, kiểm tra sức khỏe, và thậm chí có sân cất hạ cánh cho máy bay trực thăng. Để làm căn cứ cho lực lượng đường sông còn sử dụng các tàu đổ bộ LST.



Hai loại thuyền máy tuần sông PBR (Mark I và II) được Bassac River Patrol Group of Navy Task Force 116 sử dụng. Khác biệt chủ yếu nhìn thấy giữa 2 loại trên là cấu trúc thượng tầng nhô cong lên phía trên hơn của Mark II (ảnh dưới) so với Mark I. Khối trụ tròn phía trên cột buồm là radar Raytheon 1900/W dùng để đi tuần ban đêm.
........
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2012, 06:08:28 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #58 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 10:48:22 am »

(tiếp)

Việc đổ bộ lực lượng đường sông được thực hiện nhằm loại bỏ các khu lán trại căn cứ, kho tàng và công trình của du kích Việt Nam, cũng như để đối phó với các hình thức quân đội của MTDTGPMNVN. Hầu như tất cả các cuộc đổ bộ đường sông đều diễn ra theo một sơ đồ duy nhất. Lực lượng đổ bộ được phân bổ từ Lữ đoàn bộ binh 2 hoặc Sư đoàn Bộ Binh 9. Theo quân số mà xét, lực lượng đổ bộ đường sông không vượt quá 1 - 2 tiểu đoàn.




Đây là PBR số 60, tối hôm qua nó đã dính 2 phát B-40 khi đi tuần ở cù lao Mây (Cần Thơ, sông Hậu) và bây giờ trông thế này.

Để phục vụ thời kỳ các hoạt động đổ bộ người ta thành lập một đơn vị hỗn hợp đặc nhiệm gồm 30 - 50 thuyền. Đơn vị đổ bộ bao gồm các nhóm chỉ huy, quét mìn, hộ tống, yểm trợ hỏa lực và nhóm vận tải, và nhóm chỉ huy – hình thành từ hai thuyền truyền tin. Đồng thời trên một chiếc thuyền máy có người chỉ huy đơn vị tàu thuyền hỗn hợp (người chỉ huy chung các lực lượng đổ bộ), chỉ huy quân đổ bộ, các sĩ quan chỉ huy không quân, pháo binh, và ban tham mưu. Chiếc thuyền máy thứ hai phục vụ như là một trạm truyền tin tiếp sức. Nhóm thuyền-quét mìn dành để rà quét toàn bộ luồng tàu trên sông và khu vực đổ bộ đến độ sâu cho phép. Nhóm vận tải thực hiện việc chuyển giao tới khu vực và đổ bộ quân đổ bộ cùng các phương tiện tác chiến lên bờ sông không được trang thiết bị. Trong mọi trường hợp người ta cố gắng tiếp nhận toàn thể một phân đội đổ bộ trên một thuyền đổ bộ. Nhóm hộ tống có nhiệm vụ đối phó với các cuộc phục kích và che chở cho khu vực đổ bộ, còn nhóm yểm trợ hỏa lực – chế áp sức đề kháng chống đổ bộ và hỗ trợ quân đổ bộ trên bờ.


Toán SEAL số 2 trên chiếc xuồng nhôm giữa ảnh cùng lực lượng 116 và quân VNCH làm nhiệm vụ trên một con kênh hẹp điển hình của miền Tây Nam Bộ.

Biên đội đổ bộ di chuyển theo đội hình hành quân dày đặc. Đi trước là thuyền quét mìn. Trên tất cả các đoạn hành trình máy bay trực thăng đều bay kèm hộ tống đội đổ bộ [192]. Trong một số trường hợp, để trinh sát vị trí đổ bộ, người ta ném trước vào trong khu vực đó đội biệt kích-đổ bộ.

Nhóm SEAL 2 tại Mộc Hóa, Long An (khi đó gọi là Kiến Tường) trong chiến dịch Giant Slingshot trên sông Vàm Cỏ Tây (tf116.org).


Thuyền máy tấn công ASPB, được thiết kế chuyên dụng cho chiến tranh sông nước tại Việt Nam. Nó dài 50 feet, rộng 15 feet, có 2 động cơ 12V71 (diesel engines) và 2 chân vịt. Boong thượng sử dụng giáp cách đều và sau này là các giáp thanh. Kíp thủy thủ 5 người. Những thuyền đầu tiên có súng cối Hải quân 81 hoặc 2 súng máy 7.62mm Mk 21 hoặc một súng máy .50. Tháp pháo thiết kế để lắp được các loại súng 20mm, .50, 7.62mm, và súng phóng lựu tự động 40mm. Thuyền máy tấn công ASPB có một số cải tiến về giáp bảo vệ và vũ khí trong thời kỳ từ 1967 đến 1971.


Ảnh trái: Cuối 1969 nhiều thuyền ASPB được lắp 8 (4x2) máy phóng rocket 3.5-inch loại Mk 47. Loại thuyền này đã có tháp pháo Mk 48 Mod 2 với đại liên .50.  Rocket là loại HEAT (high-explosive, anti-tank) hoặc phốt pho trắng WP (white phosphorus).  [Photo: Tom Lefavour] . Ảnh phải: Tháp pháo Mk 48 Mod 2 với các ống phóng 3.5-inch rocket Mk 47. Người xạ thủ da đen giữ trái 3.5-inch rocket đang giải thích những điểm mới của vũ khí cho kíp thủy thủ. Cục “u” đằng sau ống phóng rocket là chốt contactor nhóm.  Mỗi chôt giữ rocket trong ống phóng và nối mạch tiếp xúc cho motor ống phóng.  [Photo: Tom Lefavour].


Thuyền quét mìn MSR (Minesweeper, River) của lực lượng 117, cải biên từ ASPB chuẩn.
Chúng được sử dụng như thuyền chỉ huy và kiểm soát cho các xuồng quét mìn không người lái MSD (Minesweeping Drone). MSD là xuồng quét mìn 23-foot điều khiển từ xa lắp một động cơ xăng Chevrolet 327. MSR khác ASPB tiêu chuẩn bằng cách lắp thêm bánh xe quét mìn và các thiết bị điện tử. Ngoài ra, tháp pháo 20mm boong trên được thay thế bằng hai súng máy 7,62 mm. Tiểu đoàn quét rải mìn 113 của giang đoàn quét rải mìn 11 sử dụng các thuyền MSR. Đây là thuyền MSR-7. [Ảnh: Jack T. Walker]





Ảnh trên: Ba MSD của tiểu đoàn mìn 113. MSD được thiết kế để quét các loại mìn sông khác nhau mà không gây nguy hiểm cho kíp thủy thủ. Nó được thiết kế để chạy từ xa qua sự điều khiển từ thuyền chỉ huy và kiểm soát và được coi là có thể bị phá hủy. MSD cũng có khả năng điều khiển trực tiếp bằng tay. Ảnh: Tom Lefavour].

Ảnh dưới:  
Các MSD của tiểu đoàn mìn 113 hoạt động trong chế độ điều khiển tay với kíp thủy thủ trên xuồng. Giữ cho các tuyến đường thủy chính sạch mìn là một công việc nóng bỏng, dơ bẩn, mệt mỏi, tẻ nhạt và ngắt quãng bởi những khoảnh khắc khủng bố tinh thần. Ảnh: Tom Lefavour.

..........
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2012, 10:35:16 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #59 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 04:53:36 pm »

(tiếp)



Giang thuyền pháo số 2 (ảnh chụp đầu năm 1970) với pháo 105 mm và đại liên .50 trên nóc thuyền.

Các giang thuyền pháo M92-2 Program 4 thuộc giang đoàn xung kích 9 - RAS 9 (River Assault Squadron 9) lực lượng 117. Phía sau súng máy 40 mm lắp thêm súng phun lửa M10-8 làm nhiệm vụ phun lửa đốt cháy cây cỏ trên bờ, tìm các hầm bí mật dọc bờ sông và bờ kênh của QGP.



Các giang thuyền pháo của đơn vị 117 hành quân trên kênh rạch Nam Bộ. Ảnh dưới là các thuyền chở quân ATC (Navy Armored Troop Carriers) thường dùng chở quân sư đoàn BB số 9 lục quân Mỹ và lính TQLC của VNCH đi càn ở ĐB Sông Cửu Long.

Đến khu vực đổ bộ đầu tiên là các thuyền máy và trực thăng yểm trợ hỏa lực với mục đích chuẩn bị trước chỗ đổ quân và chặn các lối thoát có thể của du kích Việt Nam. Để giải quyết nhiệm vụ này người ta dành ra các giang thuyền pháo, chúng được xây dựng dựa trên một loại thuyền đổ bộ kiểu LCM-6. Những giang thuyền loại đó có độ choán nước tổng cộng 90 tấn được trang bị pháo 105-mm, súng máy 40 mm, 20 mm và 7,62 mm. Để yểm trợ hỏa lực còn có các giang thuyền pháo loại ASPB (hai súng máy 40 mm) và FSPB Mk2 (pháo 105 mm) và sà lan-sân đáp kéo theo, trên đó đặt hai lựu pháo 105 mm. Trong một số cuộc đổ bộ, người ta đưa vào yểm trợ hỏa lực cả các đại đội pháo bờ biển và súng cối 82 mm, bố trí ở phía bờ đối diện. Để điều chỉnh hỏa lực pháo binh, mỗi đại đội cử ra một trinh sát quan sát-chỉnh pháo.

Yểm trợ hỏa lực quân đổ bộ đường sông còn có các phi đội máy bay trực thăng tấn công ("Sea Wolves"), đóng căn cứ chính cách đông nam Sài Gòn 65 km (tức căn cứ Đồng Tâm - Mỹ Tho). Biên chế của nó có hơn 20 trực thăng vũ trang.


Trực thăng của đội Sea Wollf tại Bình Thủy, Cần Thơ năm 1968/69. Vào năm 1970, phi đội này sẽ tái bố trí về căn cứ Đồng Tâm khi kết thúc thời hạn phục vụ tại Việt Nam.


Trực thăng của HAL-3 Sea Wollf cất cánh khỏi sàn đáp tàu đổ bộ Garrett County LST-786 trên sông Hậu (Bassac).


Các chú Ngựa Non Đen "Black Ponies" thuộc phi đoàn VA(L)-4 mới đến thị trấn quân sự này (Bình Thủy) 2 tuần trước vào ngày 19 tháng 4 năm 1969. Họ là phi đoàn tấn công duy nhất bằng những chiếc máy bay cánh cố định, động cơ cánh quạt trong Hải quân Mỹ. Sứ mệnh chủ yếu nhất của họ là bảo đảm an ninh đường không cho các cuộc hành binh trên sông. Ngựa Đen bay máy bay Bắc Mỹ Rockwell OV-10A Broncos.
.........
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Năm, 2012, 07:43:31 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM