Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:54:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam 1964-1973  (Đọc 65711 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #40 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 09:14:27 am »

(tiếp)


Thuyền đánh cá theo sát USS Conquest (MSO-488) và USS Dubuque (LPD-8) tại cảng (Hatching (?) Harbor), Bắc Việt Nam, hè 1973 (navsource.org).

Sau khi ký kết Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam ở Paris (1973), các tàu của Hạm đội 7 Hoa Kỳ bắt đầu phá hủy các bãi mìn trong vùng lãnh hải VNDCCH. Để giải quyết vấn đề này, họ lập ra đơn vị đặc nhiệm 78 (25 tàu các loại), bao gồm 2 tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng LPH, 3 tàu dok-đổ bộ chở máy bay trực thăng LPD, 7 tàu quét mìn trên biển MSO, 1 tàu đổ bộ chở xe tăng LST, 2 tàu cứu hộ, 2 tàu kéo biển, 7 tàu hộ vệ và 48 trực thăng quét mìn CH-53D ("Sea Stallione"). Các tàu được hợp thành năm nhóm chiến thuật. Soái hạm của tư lệnh các lực lượng quét mìn của Chuẩn Đô đốc McCauley là tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng "New Orleans" LPH-11. Trên tàu  còn có một bộ tham mưu gồm 14 sĩ quan. Hoạt động của Hải quân Mỹ được thực thi dưới tên mã chiến dịch "End Sweep". Chiến dịch được lên kế hoạch thực hiện qua ba giai đoạn. Trong giai đoạn đầu (từ ngày 01 tháng 11 năm 1972 đến tháng 1 năm 1973) là quá trình hình thành lực lượng đặc nhiệm 78 ở vịnh Subic (Philippines) và tổ chức huấn luyện chiến đấu cho nó. Đồng thời, người chỉ huy lực lượng quét mìn và [174] các sỹ quan bộ tham mưu đi thăm Hà Nội và Hải Phòng để nghiên cứu tình hình tại chỗ.


USS New Orleans (LPH-11) của Hải quân Mỹ và các máy bay RH-53A Sea Stallion của Hải quân và CH-46 Sea Knight của TQLC Mỹ trên boong, chuẩn bị quét mìn tại cảng Hải Phòng trong chiến dịch End Sweep, 28 tháng 3 năm 1973.
........
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2012, 12:15:48 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #41 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 10:05:12 am »

(tiếp)


USS Inchon (LPH-12), Iwo Jima Class Amphibious Assault Ship (Helicopter), đang hành quân tháng 6 năm 1973 cùng với các trực thăng RH-53A Sea Stallions trên boong, được trang bị để quét mìn ở các cảng và các tuyến đường thủy Bắc Việt Nam.

Trong giai đoạn hai, bắt đầu từ 1 tháng 2 năm 1973, chuẩn bị nơi neo đậu cho các tàu của lực lượng đặc nhiệm 78. Các tàu quét mìn USS “Engage” MSO-433, USS “Impervious” MSO 449, USS "Fortify" MSO-446 và USS "Force" MSO-445 rà quét khu vực nằm ở vị trí cách 35 dặm về phía đông nam Hải Phòng. Các tàu quét mìn được tàu khu trục USS "Epperson" DD-719 và khu trục hạng nhẹ (frigate) mang tên lửa có điều khiển USS "Worden" DLG-18 hộ tống. Trong giai đoạn rà quét kiểm tra địa điểm neo đậu có ba tàu quét mìn di chuyển đổi Hawaii tới khu vực của Việt Nam. Trong vịnh Subic tiếp tục công tác huấn luyện chuẩn bị quét mìn cho các phi hành đoàn máy bay trực thăng CH-53D từ các phi đội 462 và 463. Một thời gian sau đó, các phi đội máy bay trực thăng 164 và 166 của TQLC cũng đến gia nhập lực lượng này. Trên bờ triển khai hệ thống dẫn đường vô tuyến "Raydist".


Sơ đồ chức năng thủy lôi cảm ứng từ (navweap.com).

Giai đoạn thứ ba của "End Sweep" bắt đầu từ 26 tháng 2 năm 1973. Tương ứng với ý đồ chiến dịch, vai trò chính trong chiến dịch này được giao cho các máy bay trực thăng quét mìn, các tàu chiến phải đảm bảo cho chúng hoạt động. Trong quá trình rà quét, các máy bay trực thăng-quét mìn sử dụng các lưới quét Mk 104, Mk 105, Mk 106 và MOP.


Trực thăng U.S. Navy Sikorsky RH-53A thuộc phi đoàn trực thăng dò quét mìn HM-12 "Sea Dragons" kéo lưới quét mìn Mk 105 ngoài bờ biển Bắc Việt Nam trong chiến dịch "End Sweep" năm 1973. Chú ý rằng trực thăng nguyên bản RH-53A được chuyển đổi từ phiên bản vận tải CH-53 lấy từ phi đoàn trực thăng hạng nặng của TQLC Mỹ HMH-463 Pegasus. Chiếc trực thăng này vẫn còn mang mã đuôi của HMH-463 là "YH" và biển hiệu của TQLC - "MARINES" (U.S. Navy Naval Aviation News March 1982 - en.viki).
........
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2012, 09:32:15 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #42 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 12:05:16 pm »

(tiếp)


MH-53E của phi đoàn HM-15 kéo lưới quét Mk-105 tại vịnh Ba Tư ngày 6 tháng 11 năm 2006 (en.viki).

Tiên tiến nhất trong số đó là lưới quét phóng từ Mk 105. Nó là một chiếc bè trên các cánh ngầm được trang bị máy phát điện tua bin khí "Herret". Hai dây cáp nổi được gắn vào bè, qua đó dòng điện từ máy phát điện tua bin khí sẽ truyền vào. Nhờ sự giúp sức của bàn điều khiển, phi công máy bay trực thăng có thể mô phỏng các trường từ của các con tàu khác nhau. Xung dòng điện phóng vào các dây cáp của lưới quét gây nên sự kích nổ ngòi mìn từ trường. Lưới kéo Mk 105 nặng khoảng 3 tấn được vận chuyển đến bằng tàu dok-đổ bộ chở máy bay trực thăng (LPD). Chiều dài bè-lưới quét 8,23 m, chiều cao khi cánh ngầm nâng lên 3,66 m, khoảng cách giữa các biên cánh ngầm gần 4 m. Mệnh lệnh cho lưới quét được chuyển theo đường cáp nhiều lõi bên trong đặt ống nhiên liệu có đường kính khoảng 50 mm. Trong hai ponton rỗng của bè đặt [175] các thùng nhiên liệu có thể chứa 408 kg nhiên liệu lỏng. Số lượng ấy đủ cho 4 giờ làm việc của máy phát điện tuabin khí. Ngoài ra, nhiên liệu ch lưới quét còn có thể truyền xuống từ thùng chứa nằm ở đuôi máy bay trực thăng kéo lưới quét mìn. Nếu máy bay trực thăng đã tiêu hao hết nhiên liệu, dây cáp được chuyển giao cho máy bay trực thăng khác, và lưới quét lại làm việc tiếp tục.


Hình vẽ Mk 105 mod 4 trong tài liệu huấn luyện NAVY TRAINING SYSTEM PLAN FOR THE MK-105 MOD 4 MAGNETIC MINESWEEPING SYSTEM N75-NTSP-P-30-9902/A APRIL 2001 (globalsecurity.org). Loại Mỹ dùng năm 1973 ở miền Bắc là Mk 105 mod 2.

Việc chuẩn bị lưới quét Mk 105 để đưa vào sử dụng được tiến hành trong khoang dok của tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng LPD. Thời gian để nối và ngắt lưới qua cửa dok  mất trung bình khoảng 30 phút. Sau đó, tại độ cao 30-50 m  ở tốc độ 8 - 10 hải lý máy bay trực thăng đi vào khu vực quét.


Trực thăng MH-53 (HM-12) đang tiếp cận USS Dubuque (LPD-8) khi tàu này neo ngoài khơi cảng Hải Phòng, Bắc Việt Nam, mùa hè 1973 trong chiến dịch EndSweep (navsource.org).
.........
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2012, 08:08:57 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #43 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 02:54:55 pm »

(tiếp)


Chuẩn đô đốc Rembrandt C. Robinson, Hải quân Mỹ, ở tuổi 47, là chỉ huy phân hạm đội tuần dương-khu trục 11 và chỉ huy nhóm tàu tuần dương-khu trục hoạt động tại Việt Nam thuộc Hạm đội 7 (CTF 75). Chuẩn đô đốc Robinson bị chết trong tai nạn trực thăng tại vịnh Bắc Bộ ngày 8 tháng 5 năm 1972, trong chuyến hạ cánh đêm cuối cùng gần kỳ hạm của ông ta, tuần dương hạm hạng nhẹ USS Providence (CLG-6) ngay trước khi diễn ra cuộc bắn phá của nhóm tàu tuần dương-khu trục vào bán đảo Đồ Sơn và Hải Phòng, Bắc Việt Nam. Cùng chết với ông ta là đại tá hải quân Edmund B. Taylor, Jr. tham mưu trưởng và trung tá hải quân John Leaver sỹ quan tác chiến. Sự kiện diễn ra ngay trước khi chiến dịch rải thủy lôi Pocket Money bắt đầu. Ảnh: Rembrandt C. Robinson trên kỳ hạm của ông ta tại Trân Châu Cảng Hawaii trên đường tới Việt Nam.

Đồng thời máy bay trực thăng cứu hộ cũng cất cánh lên không trung. Việc quét mìn, theo luật, được thực hiện bằng máy bay trực thăng. Dải quét rộng từ 150-180 m. Điều phối công việc quét mìn thực hiện bằng trạm radar trên bờ "Raydist" (tại Cát Bi). Sau 2 - 3 giờ quét, máy bay trực thăng bay đến tàu dok-đổ bộ chở máy bay trực thăng và hạ cánh xuống tàu, sau đó hệ tời trên tàu sẽ kéo lưới quét vào khoang dok.

Để quét mìn có ngòi nổ kiểu áp suất thủy âm, người Mỹ sử dụng lưới quét thủy âm loại nhẹ Mk 104. Lưới quét này được thực hiện dưới hình thức ống Venguri, bên trong ống đặt một đĩa quay, có chiều dài 0,91 m và nặng khoảng 15 kg. Người ta đặt nó trực tiếp trên máy bay trực thăng-quét mìn.

Khi đến gần khu vực quét, máy bay trực thăng thả lưới nhờ tời, dây kéo được thả ra ở một chiều dài cần thiết và gắn với xà kéo, đặt trên thang tải của máy bay trực thăng. Để kéo lưới quét Mk 104 sử dụng dây polypropylene đường kính gần 15 mm. Lưới quét này được sử dụng kết hợp với lưới kéo Mk 105, kết quả nhận được một lưới quét kết hợp gọi là Mk 106.

Mìn neo được quét bằng lưới quét tiếp xúc Mk 103. Mìn bị lưới này giật lên, bị bắn hủy từ súng máy gắn trên máy bay trực thăng-quét mìn. [176]


Mìn neo Mk 2 của Mỹ (navweap.com).

Hàng ngày các máy bay trực thăng thực hiện 16 - 17 phi vụ quét mìn. Họ đã quét qua diện tích khoảng 27 nghìn dặm vuông. Trong thời gian quét mìn, người Mỹ đã bị mất 3 máy bay trực thăng.

Để phá mìn ngòi nổ thủy động lực người Mỹ sử dụng các bộ ngắt mạch (sà lan) chiều dài đến 100 m, được kéo bởi các tàu có lượng choán nước nhỏ. Chiều dài dây kéo khoảng 200 mét. Lưới quét MOP được sử dụng trong các vùng nước nông và để quét bề mặt. Chỉ tới ngày 19 tháng 7 năm 1973, người Mỹ mới hoàn thành việc quét mìn lãnh hải VNDCCH. Tuy nhiên họ không thành công trong việc hoàn toàn loại bỏ được các mối nguy hiểm về thủy lôi.


Bức ảnh cuối cùng của Rembrandt C. Robinson chụp khi lên đường rời tàu sân bay USS Coral Sea (CVA-43) tới kỳ hạm của ông ta ngày 8 tháng 5 năm 1972 (rear-admiral-rc-robinson.com).
.......
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2012, 09:49:10 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #44 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 12:56:11 am »

(tiếp)

Hạm đội yểm trợ các quân binh chủng


Phù hiệu của lực lượng xung kích, lực lượng tàu mặt nước xung kích, lực lượng tàu sân bay xung kích Hạm đội 7 Mỹ.

Chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động tác chiến của Hạm đội 7 Hoa Kỳ là hoạt động yểm trợ bằng không quân và pháo binh hỗ trợ cho quân chủng lục quân trong tấn công và phòng thủ. Thu hút lực lượng giải quyết vấn đề này có không quân hải quân trên tàu sân bay, không quân của thủy quân lục chiến, và các nhóm xung kích tàu tên lửa-pháo. Đặc biệt có tầm quan trọng rất lớn là nhiệm vụ yểm trợ lục quân của các máy bay trên tàu sân bay giai đoạn 1965 - 1966, khi mà do mạng lưới sân bay trên không gian chiến trường còn kém phát triển, làm hạn chế việc sử dụng các máy bay trên các căn cứ ở đất liền.

Máy bay cất hạ cánh trên tàu sân bay của đơn vị đặc nhiệm 77 bắt đầu yểm trợ lực lượng mặt đất (close air support) tại miền Nam Việt Nam từ tháng 4 năm 1965. Theo quy luật, để giải quyết vấn đề này đã phân bổ một nhóm tàu sân bay xung kích, còn trong thời kỳ chiến sự căng thẳng gia tăng trên các trận tuyến ở đất liền, việc yểm trợ có hẳn vài nhóm xung kích tại chỗ, chúng cơ động trong 2 tiểu khu vực “Dixie”. Để giảm thời gian chuyến bay tới khu chiến, các tàu sân bay tiến gần đến bờ ở khoảng cách gần 40 dặm.


Dixie Station.

Do các điều kiện địa lý cụ thể của không gian chiến trường, cũng như chiến thuật du kích của lực lượng quân giải phóng, các máy bay hoạt động chủ yếu theo các nhóm nhỏ và vào ban ngày, mặc dù số lượng các chuyến bay đêm [177] dần dần tăng lên và đến một lúc đạt 40% tổng số các phi vụ. Một vài phút trước khi các máy bay cất cánh, tàu sân bay lấy hướng ngược gió và tăng tốc độ. Đồng thời hai máy bay trực thăng cứu hộ cất cánh lên không trung, bay kè 2 bên mạn phải và mạn trái tàu sân bay ở khoảng cách đến 5 kabelt, trên độ cao 50 m.

Việc cất cánh, theo luật, được thực hiện từng chiếc máy bay một, bằng máy phóng. Nhịp độ cất cánh trung bình của máy bay ban ngày lên đến 1 phút, còn ban đêm - 1 phút 30 giây. Đầu tiên các máy bay làm nhiệm vụ đảm bảo cất cánh (AWACS, chiến tranh điện tử, trinh sát và máy bay tiêm kích), rồi sau đó đến máy bay cường kích. Tổng thời gian cất cánh của một nhóm lớn các máy bay đến 40 phút. Sau khi cất cánh, các máy bay lấy độ cao 1500 - 2500 m, xếp thành đội hình chiến đấu và bay vào khu vực làm nhiệm vụ.

Chuyến bay của máy bay tới mục tiêu thực hiện ở tốc độ đến 900 km / h trên độ cao 5.000 mét. Dẫn đầu đội hình ("mũi tên”, "bàn tay xòe", "hàng ngang") là các máy bay do thám và tiêm kích. Trình tự chiến đấu có chiều sâu đến 1500 m và rải trên một diện đến 1.300 m.


Chuẩn bị phóng máy bay cảnh báo sớm EA-1F ECM aircraft, phi đoàn cảnh báo sớm trên không VAW-13 thuộc không đoàn tấn công số 15 (Attack Carrier Air Wing Fifteen - CVW-15) trên tàu sân bay Coral Sea CVA-43 trong chiến tranh Việt Nam, máy bay mang theo radar tìm kiếm APS-31C và thùng phóng nhiễu ALT-2. Khoảng 1967/68 (usscoralsea.net ).
.........
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2012, 07:10:22 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #45 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 02:52:02 am »

(tiếp)

Các cuộc tấn công diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Thường các phi công sử dụng động tác đánh lạc hướng, khi giả vờ tiếp cận mục tiêu khác, hoặc cố tình bay qua mục tiêu, sau đó làm vòng ngoặt gấp lao vào tấn công mục tiêu. Việc ném bom thực hiện theo từng tốp 2 chiếc, chủ yếu bằng cách bổ nhào với góc 70 - 80 độ. Khá hiếm là cách ném bom khi đang bay bằng hoặc đang bay ngóc lên. Khoảng cách giữa các máy bay trong tốp hai chiếc đến 450 m. Phi công Mỹ thoát khỏi bổ nhào thường ở độ cao 800-1,000 m. Giãn cách 10-15 giây sau, một tốp 2 chiếc cường kích khác lại tiếp cận tấn công mục tiêu. Trong khi thực hiện công kích vào các mục tiêu có lực lượng phòng không yếu, chúng cơ động theo vòng tròn, lần lượt tiến vào công kích, chúng bổ nhào ở góc 45 độ. Một số phi công vào công kích đến ba lần. Việt máy bay thoát tư thế bổ nhào được thực hiện [178] tại độ cao 200 - 300 m. Như trong chiến tranh Triều Tiên, các phi công Mỹ hoạt động trong điều kiện phòng không yếu. Chỉ vào năm 1972, trong biên chế vũ khí của những người yêu nước miền Nam Việt Nam mới có hệ thống tên lửa phòng không di động "Strela-2". Trước đó vũ khí chống trả máy bay chỉ có súng máy phòng không.

Các máy bay trở về tàu sân bay, theo luật, ở độ cao 800 - 3000 m một cách đơn lẻ, theo cặp hoặc tốp nhỏ. Nhịp độ hạ cánh trung bình trên tàu sân bay trong lúc trời sáng là 1 - 1,5 phút, trời tối – đến 3 phút.

Do sự gia tăng mạnh mẽ các chiến dịch mặt đất, sự thay đổi tình hình nhanh chóngi và tính di động khá lớn của trận tuyến, đòi hỏi phải có sự thay đổi thực sự chiến thuật không quân. Yểm trợ được coi là hiệu quả, nếu các máy bay bay đến có mặt tại khu chiến trong vòng 10-15 phút sau khi người ta gọi yêu cầu. Sự phản ứng nhanh chóng với cuộc gọi từ tiền tuyến và sự xuất hiện kịp thời của máy bay trên đầu đối tượng tấn công đạt được nhờ nơi đặt căn cứ không quân của Thủy quân lục chiến gần tuyến mặt trận và việc tổ chức truyền yêu cầu yểm trợ theo kênh liên lạc đặc biệt. Ví dụ, trong năm 1965 gần Chu Lai, sau 30 ngày người Mỹ đã tạo ra một căn cứ không quân với một đường băng cất hạ cánh lát bằng tấm nhôm (dura). Tháng 10 năm 1966, tại căn cứ không quân này, họ đã hoàn thành xây dựng đường băng bê tông. Trong tiến trình chiến tranh, tại các địa điểm khác nhau của miền Nam Việt Nam, đã sinh ra nhiều căn cứ như vậy.





Các hoạt động của không quân nằm dưới sự lãnh đạo của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tại Việt Nam thông qua tư lệnh tập đoàn không quân số 7. Trong thời gian ngắn, người Mỹ đã tạo ra một hệ thống các cơ cấu chỉ huy không quân, trong bản thân nó có các trung tâm yểm trợ đường không trực tiếp (close air support), chỉ huy và báo cáo, các trạm dẫn đường mặt đất và trên không, v.v…

Yểm trợ không quân cho lục quân được chia thành yểm trợ trực tiếp và yểm trợ tổng quát. Việc tổ chức yểm trợ không quân trực tiếp diễn ra [179] vào năm 1965. Các máy bay hoạt động theo "cuộc gọi" từ tư thế "trực chiến trên boong" (tàu sân bay). Để tăng hiệu quả yểm trợ, từ cuối năm 1965 các máy bay cất hạ cánh trên tàu sân bay bắt đầu hoạt động theo "cuộc gọi" từ trạng thái "trực chiến trên không". Trong trường hợp này, rút ngắn được thời gian từ lúc có yêu cầu yểm trợ cho đến lúc thực hiện nó. Năm 1966, số lượng các cuộc tấn công như vậy là khoảng 50%.


Tấn công yểm trợ trực tiếp (close air support strike) của không đoàn 1 TQLC trong chiến tranh Việt Nam, năm 1968 (Official USMC Photograph A421953).
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2012, 06:25:18 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #46 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 12:08:01 pm »

(tiếp)


Một tốp lính TQLC Mỹ làm nhiệm vụ quan sát dẫn đường cho F-4U Corsair yểm trợ hỏa lực trong chiến tranh Triều Tiên thập kỷ 50 thế kỷ 20.

Dẫn đường cho các máy bay hướng tới mục tiêu là các đài (người) dẫn đường không quân yểm trợ (chúng (họ) cũng kiểm tra kết quả không kích). Trong mỗi tiểu đoàn lục quân hoặc thủy quân lục chiến đều có một chiến sỹ dẫn đường không quân yểm trợ. Với các phương tiện quan sát và thông tin liên lạc được trang bị, anh ta nằm ở tuyến trước của mặt trận. Trách nhiệm của anh ta gồm có việc xin yểm trợ không quân theo kế hoạch hoặc khẩn cấp ("theo lời gọi"), tham mưu cho chỉ huy tiểu đoàn về các vấn đề sử dụng không quân trong chiến đấu, hướng dẫn máy bay bay tới các mục tiêu mặt đất và xác định kết quả cuộc công kích. Người (gọi và) dẫn đường yểm trợ không quân có mối quan hệ trực tiếp với Trung tâm yểm trợ không quân, bộ tham mưu sư đoàn (lữ đoàn) và các máy bay trong không trung. Đề nghị yểm trợ không quân cho bộ đội mặt đất được chuyển qua trung tâm yểm trợ không quân. Trong những thời kỳ chiến sự căng thẳng nhất trên đất liền, người ta thành lập các trung tâm chỉ huy bổ sung trên mặt đất và từ trên không trên các máy bay trực thăng. Với tổ chức vận hành tốt từ lúc nhận được yêu cầu yểm trợ không quân đến khi thực hiện nó mất 10 phút hoặc ít hơn.


Xe chiến đâu và dẫn đường không quân yểm trợ mặt đất cuối thập kỷ 80 thế kỷ 20 (thử nghiệm) của quân đội Liên Xô ("Боевая машина авианаводчика").


Một binh sỹ Liên Xô (Aleksandr) làm công tác gọi, dẫn đường yểm trợ không quân trực tiếp (Авианаводчик) trong chiến tranh Afghanistan, trung đoàn BBCG 181, năm 1980 (181msp.ru). Trong ảnh dưới là xe R-975 (M/M1) - xe tham mưu-chỉ huy cho không quân yểm trợ mặt đất quân đội Xô Viết thời kỳ đó.



Yểm trợ không quân tổng quát được thực hiện trên cơ sở kế hoạch chuẩn bị trước phù hợp với các yêu cầu từ bộ chỉ huy lục quân chuyển đến. Máy bay xuất phát hoạt động từ trạng thái "trực ban chiến đấu trên boong tàu sân bay”. Các cuộc công kích có thể tiến hành theo dẫn đường của các chiến sỹ dẫn đường không quân yểm trợ hoặc không có họ. Trong một số trường hợp, các phi công bay tìm mục tiêu theo kiểu "săn mồi tự do".


Ví dụ về sơ đồ chỉ huy và phối hợp với không quân chi viện trực tiếp của quân Đức thời Thế chiến 2 (riadovoi.ru).

Lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, việc dẫn đường của không quân Mỹ tới công kích đối phương được đảm bảo bởi các pha vô tuyến dẫn hướng. Dữ liệu của chúng được đưa vào máy tính gắn trên máy bay cường kích A-6 “Intruder", [180] nhằm đảm bảo độ chính xác cao cho các vụ ném bom trong thời tiết xấu và ban đêm. Những máy bay này thường hoạt động theo kiểu "lời gọi". Các máy bay không có máy tính gắn trên khoang, thường hoạt động theo kế hoạch.

Để yểm trợ lực lượng mặt đất, Mỹ đã lập ra lực lượng đặc nhiệm 70.8, bao gồm 15 tàu tên lửa-pháo, trong đó có một thiết giáp hạm, 2 - 3 tuần dương hạm, 10 tàu khu trục và frigate. Trong thời gian Quân Giải phóng hoạt động tích cực, quân số nhóm này được tăng lên.

Do không tồn tại tuyến mặt trận tập trung dày đặc, người Mỹ buộc phải gửi 2 - 3 tàu đến những khu vực nơi chiến sự diễn ra. Việc bắn phá tập trung vào trận địa các đại đội pháo phòng không, các tuyến đường giao thông trên bộ, nơi tập trung bộ đội, các sở chỉ huy và kho tàng của đối phương.
.......
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2012, 10:18:30 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #47 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 03:19:57 pm »

(tiếp)



Đạn pháo phản lực-chủ động:
1 – ngòi nổ;  2 – đầu đạn; 3 – liều nổ phản lực (nhiên liệu rắn), 4 – miệng phun phản lực; 5 – vùng đai xoắn dẫn động của quả đạn; 6 – thân đạn; 7 – thuốc nổ.
1 - взрыватель; 2 - боевая часть; 3 реактивный заряд (твёрдое топливо); 4 - сопло; 5 - ведущий поясок снаряда; 6 - корпус; 7 - заряд взрывчатого вещества.


Khi thực hiện yểm trợ pháo binh cho quân đội, các tàu chiến bắn phá từ khoảng cách 9 - 11 km, còn từ năm 1967, khi sức chống trả của lực lượng phòng thủ bờ biển QGP mạnh lên, tầm bắn phá của pháo hạm tăng lên đến 10 - 20 km. Các tàu chiến có đạn pháo phản lực chủ động cỡ 127 mm, bắn vào các mục tiêu trên bờ từ khoảng cách 25 - 30 km. Sau khi chiếm lĩnh vị trí bắn, thuyền trưởng thiết lập đường liên lạc với đài quan sát hiệu chuẩn pháo binh. Từ đài quan sát thông báo về tàu số mục tiêu, đặc điểm và tọa độ vị trí của nó, số lượng các phát bắn cần thiết để phá hủy mục tiêu và thời gian thực hiện nhiệm vụ hỏa lực. Người Mỹ thường xuyên tiến hành ném (bằng cách thả dù hay cho đổ bộ từ trực thăng) vào hậu phương QGP các toán thám báo-hiệu chỉnh pháo. Các đợt bắn phá thi hành theo số liệu từ các nhóm trên gây bất ngờ cho những người du kích Việt Nam, buộc họ phải thay đổi vị trí đóng quân và căn cứ của họ. Các tàu chiến thường bắn loạt hiệu chỉnh từ 2 đến 4 viên đạn, sau đó thực hành cuộc bắn phá mục tiêu với tốc độ tối đa. Các cuộc bắn phá diễn ra ở tốc độ thấp, và hiếm hoi – khi đang neo hoặc thả trôi tàu. Các tàu chiến pháo kích vào các khu vực có khả năng đặt các khẩu đội pháo bờ biển của quân du kích Việt nam [181], trong tư thế cơ động thay đổi hướng (dích dắc, chữ chi) với tốc độ 10 - 12 hải lý.



Đặc điểm hệ thống pháo hạm các tàu chiến Hải quân Mỹ (trong chiến tranh Việt Nam).

Khi bị rơi vào lưới lửa từ các khẩu đội pháo bờ biển, tàu chiến Mỹ dừng thực hiện nhiệm vụ tác chiến và nhờ màn khói ngụy trang che phủ mà bắn trả bằng ụ pháo đuôi tàu, trong khi rút lui ra xa bờ ở tốc độ 30 hải lý: Theo sự dẫn đường từ chính chiếc tàu chiến bị rơi vào vùng hỏa lực pháo bờ biển, chỉ 5 – 6 phút sau, các máy bay cường kích trên tàu sân bay sẽ tấn công các khẩu đội pháo đang bắn vào tàu chiến. Điều này đạt được nhờ thực tế trong thời gian duy trì hỏa lực pháo hạm, gần khu vực chiến sự có các máy bay quần vòng [182]. Trên các tàu chiến, theo luật, cũng có các binh sỹ (đài) dẫn đường không quânyểm trợ. Không quân Thủy quân lục chiến trong những trường hợp tương tự như vậy chỉ có mặt tại khu vực sau 30 phút. Vì vậy, cuộc tấn công của TQLC sẽ kém hiệu quả hơn.
..........
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2012, 08:48:53 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #48 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 09:22:08 pm »

(tiếp)


USS Warrington DD-843 trong vịnh Subic chờ bán cho Hải quân Đài Loan phá sắt vụn (navsource.org).

Do trong vũ khí của du kích Việt Nam thiếu những khẩu đội pháo bờ biển cỡ lớn, các tàu chiến Mỹ thường chỉ bị thương nhẹ. Tuy nhiên, họ cũng không thể tránh những tổn thất nghiêm trọng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hỏa lực gần hòn đảo Hòn-La, do vụ nổ hai trái thủy lôi mà người Mỹ bị mất tàu khu trục USS "Warrington” DD-843. Trái thủy lôi đầu tiên nổ ở khu vực tháp pháo mũi tàu. Tàu bị chấn động mạnh: một phần vỏ bọc thân tàu lõm vào bên trong từ sống mũi đến vách ngăn ngang thứ 40; nhiều khung ngang chịu lực bị vặn xoắn; một số vách ngăn kín nước bị biến dạng. Nhiều cơ cấu bị hư hại nặng; các hộp giảm tốc các máy tàu chính bị dịch chuyển; một số lượng lớn các đường ống dẫn ở phần mũi tàu bị nứt rạn; một phần các cơ cấu máy phụ trợ bị dịch chuyển khỏi các bệ máy.


Mk 25 và Mk 36 (hartshorn.us).

"Warrington" tiếp tục di chuyển theo quán tính. Nó đi được khoảng 200 mét, rồi từ dưới phần thân giữa quả thủy lôi thứ hai phát nổ. Kết quả là, ở một số vị trí đã xuất hiện rò rỉ qua thân tàu. Từ những vụ nổ chấn động trên, hầu hết các cơ cấu của tàu, thiết bị điện, phương tiện thông tin liên lạc và radar đều bị hư hại.

Con tàu hư hỏng được kéo về vịnh Subic. Cùng ngày, tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ, phó đô đốc Holloway, người đang giữ một cánh trên tuần dương hạm “Newport News", ra mệnh lệnh: "Tất cả các tàu ở biển Nam Trung Hoa tạm thời không được vào gần bờ biển dưới 3 dặm". Ủy ban đặc biệt được thành lập đã kết luận rằng con tàu bị phá nổ bởi hai trái thủy lôi Mk 36, bị máy bay Mỹ "Skyhawk" ném xuống "vô tình" trong thời gian thả thủy lôi ồ ạt phong tỏa bờ biển Bắc Việt Nam. Kiểm tra cẩn thận USS "Warrington" thì phát hiện ra rằng tàu không thể phục hồi. Theo tính toán thô sơ [183] ước tính việc sửa chữa có thể đắt gần gấp đôi chi phí ban đầu của tàu khu trục. Người ta quyết định bán "Warrington" làm phế liệu.


Mk 36 (hartshorn.us).
..........
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2012, 09:37:39 pm gửi bởi qtdc » Logged
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #49 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 09:41:17 pm »

Bác qtdc:

- Cái chú thích về Rembrandt C. Robinson có vẻ không ổn lắm trong cách dùng từ, em thấy "bị giết trong tai nạn" nghe không thuận tai lắm. Grin

- Cái hình anh lính Nga ở Afghanistan là đang ngắm bắn tên lửa chống tăng, có vẻ vênh với chú thích ở dưới. Grin
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM