Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:35:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam 1964-1973  (Đọc 65723 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #30 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 12:10:42 am »

(tiếp)


Lính Mỹ trung đoàn 26 TQLC ngồi nghỉ dưới mưa trong chiến dịch Bold Mariner (A couple of Marines of the 26th Marine Regiment take a break, during Operation Bold Mariner, Batangan Peninsula in Quang Ngai Province. Photo: National Archives, from record group 127. ARC Identifier 532462 / Local Identifier 127-N-A192611).

Nhóm tiểu đoàn đổ bộ được đổ xuống tại 6 - 3 bãi hạ cánh, khoảng cách giữa các bãi đáp từ 30-60 mét. Để dọn sạch các bãi đáp các tiểu đội công binh được đổ xuống đầu tiên. [162]

Trong quá trình trực thăng đáp xuống hỏa lực yểm trợ từ tàu chiến bắn vào các con đường mà quân đội đối phương có thể sử dụng để tiếp cận khu vực máy bay trực thăng hạ cánh. Thời gian cần để một đợt không vận trực thăng đáp xuống, đổ quân, dỡ trang thiết bị, trung bình là 5 phút. Các binh lính được huấn luyện thuần thục để ra khỏi trực thăng trong vòng 10 giây đồng hồ, điều đó rất quan trọng, vì cần giải phóng chỗ cho các máy bay trực thăng đến sau.

Trong chiến dịch "Bold Mariner" máy bay trực thăng được sử dụng rộng rãi. Chỉ trong 3 ngày tác chiến đầu tiên, từ các tàu sân bay trực thăng đổ bộ "Tripoli" và "Okinawa" các máy bay trực thăng đã bay hơn 1.500 phi vụ.

Đồng thời với việc đổ bộ TQLC, máy bay trực thăng không vận hai tiểu đoàn của sư đoàn 2 quân Nam Việt Nam ("chiến dịch Russell Beach") đổ xuống bờ biển phía nam bán đảo. Lính sư đoàn bộ binh 23 tham gia chiến dịch áp sát bán đảo, hoàn thành việc khép vòng vây các lực lượng yêu nước. Sau đó bắt đầu quá trình càn quét khu vực.

Mặc dù diện tích khu vực chỉ khoảng 8 cây số vuông, chiến sự trong quá trình càn quét còn tiếp tục trong 26 ngày. Khi xuất hiện một sự kháng cự dù nhỏ nhất, thủy quân lục chiến lập tức ngừng tấn công và gọi pháo hạm bắn phá, hoặc chỉ điểm vị trí đối phương cho máy bay cánh cố định và trực thăng vũ trang không kích. Mỗi ngày, các trận địa của quân giải phóng chịu 20 - 25 cuộc bắn phá của pháo hạm, khoảng 15 cuộc không kích từ các máy bay cường kích trên tàu sân bay.


USS Newport News CA-149, Des Moines-class heavy cruiser, đang bắn phá Miền Bắc Việt Nam năm 1967 (navsource.org).
........
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Năm, 2012, 03:04:25 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #31 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 01:56:20 am »

(tiếp)

Chiến dịch "Daring Rebel" (tháng 5 năm 1969)



Chiến dịch Daring Rebel, tháng 5 năm 1969.

Trên một đảo cồn cát (Berrier Island) (nằm ở vị trí 35 km về phía đông nam căn cứ Đà Nẵng) có hai đại đội du kích Việt Nam thường xuyên tấn công các căn cứ quân sự Mỹ nằm trong vùng lân cận Đà Nẵng. Để loại bỏ khu căn cứ của du kích Việt Nam, bộ chỉ huy Hoa Kỳ quyết định [163] đổ bộ thủy quân lục chiến lên đảo (cù lao Hội An ?), càn quét khu vực này và tiêu diệt các lực lượng đối phương. Theo ý đồ của bộ chỉ huy Mỹ dự kiến dùng máy bay trực thăng đổ một tiểu đoàn TQLC (tiểu đoàn 1 trung đoàn 26 TQLC Mỹ) quân số khoảng 2.500 người xuống  mũi phía bắc hòn đảo, trong khi đó xuồng đổ bộ cao tốc sẽ đổ lên bờ biển phía đông của hòn đảo hai đại đội TQLC với các phương tiện tăng cường. Ở mũi phía bắc đảo, dự kiến đổ bộ bằng xe thiết giáp bơi bốn đại đội TQLC Nam Việt Nam. Từ phía tây (tứ trên bờ), các trận địa ngăn chặn sẽ được các đơn vị của sư đoàn bộ binh 23 "Americal" (và một số đơn vị của lữ đoàn "Rồng Xanh" Nam Hàn, trung đoàn 51 bộ binh sư đoàn 2 VNCH) thiết lập, phong tỏa từ phía nam [164] – hai tiểu đoàn biệt kích – thám báo quân đội Nam Việt Nam. Việc phong tỏa hòn đảo được giao cho các tàu cao tốc thuộc lực lượng đặc nhiệm tuần duyên 115.



Việt Nam, năm 1969, chiến dịch Daring Rebel.

Để đổ bộ TQLC có các tàu đổ bộ và tàu vận tải của nhóm tác chiến thủy bộ 76.4 trực thuộc tàu sân bay trực thăng đổ bộ USS "Okinawa" LPH-3, tàu dok-đổ bộ USS "Duluth" LPD-6, tàu dok-vận tải đổ bộ USS "Tortuga" LSD-26, tàu đổ bộ vận tải USS "Winston" AKA-94 và một số tàu khác.


USS Tortuga LPD-26, Casa Grande-class dock landing ship, trong một cuộc thử nghiệm tại vịnh Sagami, Nhật Bản.
...........
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Năm, 2012, 01:56:16 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #32 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 11:34:36 am »

(tiếp)


USS Bon Homme Richard CV/CVA-31 tại Vịnh Bắc Bộ ngày 19/6/1969 trong đợt hoạt động thứ 5 tại Việt Nam từ 18/3 - 29/10/1969. Đậu trên tàu là các máy bay Ạ-4 và F-8 (navsource.org).

Pháo hạm yểm trợ có hai tàu khu trục (USS Tausig DD-746) và một tàu súng cối. Không quân yểm trợ có không đoàn 1 TQLC, đóng tại căn cứ không quân Đà Nẵng, và các máy bay cường kích hải quân trên tàu sân bay xung kích USS "Bon Homme Richard".

Chiến sự bắt đầu vào buổi sáng ngày 05 tháng 5 năm 1969 với màn hỏa lực chuẩn bị từ máy bay và pháo hạm. Hai tàu khu trục và tàu súng cối bắn phá ồ ạt các trận địa của quân du kích Việt Nam, còn các máy bay cường kích-tiêm kích A-6 "Intruder" và F-4 "Con Ma" trên tàu sân bay "Bon Homme Richard" dội bom xuống các bãi đổ bộ đường biển và bãi đáp trực thăng. Ngay sau mà chuẩn bị hỏa lực trực tiếp cuộc đổ bộ đường biển bắt đầu. Tại khu đổ bộ đường biển, quân đội Việt Nam không thể hiện sự kháng cự. Hai đại đội TQLC đã đổ bộ xuống bờ biển phía đông mà không gặp phản kích và họ củng cố khu vực đã chiếm được.

Cuộc đổ bộ trực thăng được đáp trả bằng hỏa lực súng máy của những người yêu nước Việt Nam. Một máy bay trực thăng bị bắn rơi, dẫn đến trì hoãn cuộc đổ quân trước khi các hỏa điểm của đối phương bị máy bay trên tàu sân bay ném bom chế áp.

Đồng thời với việc trực thăng đổ quân, bốn đại đội thủy quân lục chiến Nam Việt Nam ngồi trên xe thiết giáp bơi vượt qua sông và hoàn thành bao vây [165] đối phương, sau đó những kẻ đột nhập bắt đầu thắt chặt "vòng vây". Thuyền cao tốc của lực lượng tuần tra, đã phong tỏa đảo từ phía tây, bắn phá các lối có thể rút lui của những người Việt Nam yêu nước.


USS Tausig DD-746, Allen M. Sumner-class destroyer, gần khu phi quân sự, năm 1969 (navsource.org).
.........
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Năm, 2012, 04:50:47 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #33 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 01:50:13 pm »

(tiếp)

Chiến dịch kéo dài trong 9 ngày đêm mà không cho được kết quả đáng kể nào.

Khi lập kế hoạch chiến dịch "Daring Rebel", bộ chỉ huy Mỹ đã sử dụng kinh nghiệm của các chiến dịch đổ bộ trước đây. Một đặc điểm vượt trội trong chiến dịch này là việc sử dụng máy bay trực thăng với cường độ cao. Nếu các cuộc đổ bộ trước đó hầu hết đều chuyển TQLC bằng các phương tiện đổ bộ đường biển, thì tại cù lao này các thuyền cao tốc chỉ đổ bộ hai đại đội TQLC. Lực lượng đổ bộ chính được các máy bay trực thăng vận tải không vận đổ bộ xuống.



Các hoạt động của TQLC Mỹ mang tính chất của chiến dịch săn lùng-càn quét theo kiểu "đột kích". Ưu thế trội hơn hẳn về nhân lực, ưu thế tuyệt đối về máy bay và tàu chiến, cũng như việc phòng thủ chống đổ bộ ven bờ biển yếu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ tác chiến và góp phần giảm tổn thất.

Tất cả các cuộc đổ bộ TQLC được tiến hành theo phương pháp "chiếm lĩnh theo phương đứng” («вертикальный охват» - vertical envelopment), trong đó ta thấy được chiều hướng ổn định của quá trình tăng quân số thủy quân lục chiến, được chuyển lên bờ bằng máy bay trực thăng.


Marines - Vertical envelopment.

Về mặt chiến thuật, hành động của quân đội Mỹ cho ta thấy tính chất rập theo khuôn mẫu. Khi đổ bộ đường biển, tùy thuộc vào đặc điểm địa hình và bố trí lực lượng đối phương, người Mỹ sử dụng hai hình thức tấn công "thắt túi" và "búa và đe".











Chiến dịch "Hickory" của TQLC Mỹ ở khu vực Con Thien (Cồn Tiên) Quảng Trị từ 18/5 - 28/5/1967 (amtrac.org).

Ở giai đoạn đổ bộ của cuộc chiến, thường người Mỹ không gặp phải sự chống trả. (Chỉ có một lần trong quá trình chiến dịch "Hickory" tháng 5 năm 1967, các lực lượng yêu nước vũ trang của MTDTGPMNVN mới có sự chống trả kịch liệt cuộc đổ bộ). Đó là do hầu hết các trường hợp, người Mỹ đạt được bất ngờ chiến thuật, và các khu vực đổ bộ [166] lại ở những nơi thiếu sự phòng thủ chống đổ bộ. Ngoài ra, địa hình hiểm trở ngăn chặn các chỉ huy Việt Nam có thể nhanh chóng điều động lực lượng, do vậy việc tăng số quân đổ bộ sẽ nhanh hơn nhiều so với việc bố trí lại quân của lực lượng phòng thủ bờ biển.

Tổ chức lực lượng khi đổ bộ đường biển tương đối ổn định. Nhóm đổ bộ cấp tiểu đoàn là nhóm cơ bản (1500 - 2000 người). Theo quy định, một đơn vị đổ bộ lớn được xây dựng bao gồm 1 - 2 nhóm tác chiến thủy bộ, nhóm (biên đội) tàu yểm trợ hỏa lực, và 1 - 2 liên đoàn máy bay. Xây dựng những nhóm tác chiến thủy bộ, luôn luôn có mức độ sẵn sàng cao cho cuộc đổ bộ đường biển ở quy mô chiến thuật, là một yếu tố mới trong hoạt động đổ bộ của Hải quân Hoa Kỳ.
.......
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Năm, 2012, 06:39:02 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #34 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 04:16:56 pm »

(tiếp)

Hạm đội phong tỏa bờ




Bộ chỉ huy Mỹ đặt ý nghĩa lớn vào việc phong tỏa đường biển đối với duyên hải Nam Việt Nam. Mục đích của nó là không cho phép đưa hàng hóa quân sự từ các cảng miền Bắc Việt Nam tới các khu vực có hoạt động chiến đấu của quân giải phóng. Việc thực hiện phong tỏa đường biển có tính đến kinh nghiệm của cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Hoạt động phong tỏa của người Mỹ bắt đầu từ tháng 3 năm 1965. Chính phủ Hoa Kỳ chính thức tuyên bố khu vực chiến tranh, cấm các tàu chiến và tàu của các nước trung lập đi vào khu vực đó. Ban đầu cuộc phong tỏa mang tính chất ngẫu hứng, còn từ ngày 25 tháng 4 năm 1965 bản hướng dẫn đặc biệt cho các tàu của Hạm đội 7 Hải quân 7 Hoa Kỳ về vấn đề tổ chức phong tỏa đã có hiệu lực. Trong bản hướng dẫn này đã thiết lập cái gọi là các vùng phòng vệ biển. Khi lập nên các vùng này, bộ chỉ huy Mỹ hy vọng sẽ cô lập hoàn toàn các lực lượng quân giải phóng từ phía biển.

Chuẩn đô đốc Norvell G. Ward, trưởng nhóm yểm trợ hải quân (Chief of the Naval Advisory Group, thuộc MACV), tư lệnh đầu tiên lực lượng hải quân này, đang cùng bộ tham mưu của ông ta thảo luận việc QGP thâm nhập đường biển bán đảo Cà Mau, ảnh chụp tại Việt Nam. Tàu hộ tống (Radar picket excort ship) Lowe (DER 325) của đơn vị 115.

Cho đến giữa năm 1966 các hoạt động phong tỏa đã thu hút tổng cộng 12 tàu khu trục và tàu quét rải mìn [167], một số máy bay tuần biển có căn cứ trên bờ. Và chỉ trong mùa hè năm 1966 đã thành lập đơn vị đặc nhiệm 115 thuộc lực lượng tuần tra ven biển, có nhiệm vụ chính là phong tỏa đường biển đối với vùng duyên hải Nam Việt Nam. Đơn vị này gồm một hải đoàn tàu tuần tra, hai hải đoàn xuồng tuần tra cao tốc, [168] một hải đoàn tàu quét mìn, một tiểu đoàn tàu cánh ngầm và một biên đội máy bay tuần biển căn cứ bờ. Ngoài ra, trong thành phần lực lượng đặc nhiệm 115 còn có lực lượng bảo vệ cảng, các bến cảng, các công trình kỹ thuật thủy lực biển, các vũng neo đậu v.v… Toàn bộ biên chế của nó có đến 130 tàu, thuyền cao tốc, 10 - 15 máy bay tuần biển căn cứ bờ. Chỉ huy đơn vị lớn này là chuẩn đô đốc Ward. Ông ta ở cùng với bộ tham mưu của mình trên một con tàu chỉ huy tại cảng Ông Đội.


Xuồng đệm khí của sư đoàn 9 bộ binh Mỹ cơ động vào vị trí hỗ trợ hỏa lực cho trung đội 1, đại đội C, tiểu đoàn 4, trung đoàn 47, sư đoàn 9.

Lực lượng cơ động đường sông (The Mobile Riverine Force) phối hợp với lữ đoàn 2 sư đoàn bộ binh Mỹ số 9 cùng lực lượng tấn công đường sông (the Navy’s Riverine Assault Force (Task Force 117)) tiến hành các chiến dịch dọc theo các tuyến đường sông đồng bằng Cửu Long. Trong khoảng giữa tháng 2 năm 1967 và giữa năm 1968 các xuồng máy chở quân Armored Troop Carriers (ATC), được bảo vệ bởi các xuồng máy vũ trang (Monitor gunboats) và các xuồng tuần tra Assault Support Patrol Boats (ASPB), đã chở lính bộ binh Mỹ đi đánh nhau với QGP.

Tháng 11 năm 1968 lực lượng cơ động đường sông (MRF) được tích hợp với lực lượng phòng vệ bờ biển (Coastal Surveillance) và lực lượng tuần tra trên sông (River Patrol Forces). Trong chiến dịch Sealords (South East Asia Lake, Ocean, River and Delta Strategy), mô hình hạm đội hỗn hợp kiểu mới này (the newly combined brown water fleet) đã phần nào phong tỏa thành công sự xâm nhập và tiếp tế cho QGP từ Campuchia và các vùng yên bình rộng lớn khác của châu thổ sông Cửu Long. Các thuyền máy vận tải vũ trang (Armored craft) của đơn vị 117 (TF-117) được chuyển dần cho hải quân VNCH từ tháng 2 năm 1969 đến khi lực lượng MRF giải nhiệm tháng 8 cùng năm.

.......
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2012, 11:41:01 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #35 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 08:35:34 pm »

(tiếp)


Thuyền tuần tra làm bằng gỗ Sau của hải quân Nam Việt Nam tuần tra trong vùng nước gần bờ. Từ năm 1970 trở đi họ bắt đầu được trang bị thuyền làm bằng xi măng lưới thép, ảnh chụp tháng 4 năm 1970 (vietnamgear.com).

Do những người yêu nước Nam Việt Nam sử dụng rộng rãi giao thông đường sông, người Mỹ đã lập ra đơn vị giang tuần đặc nhiệm 116. Thu hút vào hoạt động phong tỏa đường sông còn có các tàu xuồng của đơn vị giang tuần đặc nhiệm 117.


Từ tháng 11 năm 1968, bắt đầu chiến dịch Sealord trở đi, các xuồng cao tốc Swift Boat Hải quân Mỹ trước đây tuần tiễu bờ biển nay chuyển sâu vào tuần tiễu các sông lớn của châu thổ Mekong.

Tổng chiều dài của khu vực phong tỏa đường biển đạt đến gần 1.100 dặm, còn chiều sâu của nó là 110 - 150 dặm. Để phân bổ hợp lý lực lượng của hải đoàn đặc nhiệm 115, toàn bộ khu vực phong tỏa được chia thành năm vùng, mỗi vùng có một liên đoàn đặc nhiệm. Liên đoàn này thường gồm có 1-2 tàu tuần tra, 3 - 4 tàu quét mìn, 5 xuồng cảnh vệ bờ biển và 1 tiểu đoàn xuồng tuần duyên cao tốc. Hải quân Nam Việt Nam thực thi nhiệm vụ trong khu vực phong tỏa của bờ biển thứ năm.


Cảnh chụp trên xuống một thuyền hỗ trợ hậu cần (an Aid Boat - an Armored Troop Carrier (ATC)) có sàn đáp trực thăng trên nóc. Thuyền thuộc lực lượng đặc nhiệm 117 (Mobile Riverine Force) đóng căn cứ chính tại Đồng Tâm - Mỹ Tho.
Chiếc thuyền máy này phục vụ như một trạm quân y cho đon vị 117 ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Ảnh chụp: 1 tháng 12 năm 1967.


Lực lượng phong tỏa thực hiện tuần tra trong các khu vực suốt ngày đêm với tính toán sao cho dù chỉ một lần trong ngày và một lần ban đêm cũng khám xét được tất cả các vịnh trên bờ biển miền Nam Việt Nam. Các xuồng nhẹ tuần tra vùng gần bờ biển hơn, còn ở khoảng cách 15 - 20 dặm - tàu tuần tra và tàu quét mìn sẽ tuần tiễu. Tổng chiều sâu khu vực tuần tra của các lực lượng tàu thuyền mặt nước là 40 dặm. Máy bay tuần duyên căn cứ thực hiện bay tuần tiễu ở độ cao 300 mét với tốc độ 290 km / h. Các cuộc tuần tra có thời gian tối đa từ 7 đến 10 giờ. Trong thời gian tuần tra, từ trên máy bay sẽ tiến hành giám sát bằng cả mắt thường và giám sát bằng kỹ thuật vô tuyến điện tử. Người ta báo cáo về tất cả các tàu thuyền phát hiện được từ trên máy bay với trung tâm giám sát trên bờ [169], kể cả về các tàu mặt nước đang tuần tra trong khu vực.


Máy bay cảnh giới và giám sát biển tầm xa P-3 "Orion" của Hải quân Mỹ đến Nam Việt Nam như một hợp phần của chiến dịch Market Time. Các máy bay này bay tuàn tiẽu từ các căn cứ tại vịnh Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Utapao hay Sangley Point ở Philippine.

Tại các nút của tuyến vận tải biển gần bờ các tàu chiến của đặc nhiệm 115 tiến hành các cuộc tuần tra phong tỏa, còn trong một số khu vực đã rải các bãi mìn phong tỏa. Trên biển đồng thời tất cả có đến 70 tàu thuyền và 4 hoặc 5 máy bay.

Do thực tế vào đầu năm 1972 tất cả các tuyến đường biển ven bờ đã bị dừng, các tàu chiến của lực lượng đặc nhiệm 115 được thu hút tham gia tấn công vào các tuyến đường giao thông bộ ven biển.


Sơ đồ chung đổ bộ đường sông trong chiến tranh Việt Nam.
.......
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2012, 08:03:30 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #36 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2012, 10:16:59 pm »

(tiếp)


Người Việt Nam bắt đầu có phiên bản Swift Boat bằng xi măng lưới thép vào tháng 12 năm 1969. Trong khi Swift Boat của người Mỹ thân bằng nhôm, thuyền của Việt Nam chế bằng khung cốt thép đan với lưới mắt cáo và xi măng hóa.

Để tham gia vào các hoạt động phong tỏa khu vực ven biển, người Mỹ đã chế tạo một cách đặc biệt thuyền pháo "Asheville". Vũ khí của các thuyền máy này gồm một cỗ pháo 76mm, súng tự động 40 mm và hai khẩu 12,7 mm hai nòng. Tầm bơi xa của thuyền máy khoảng 1.700 dặm, còn với tốc độ 35 hải lý – 325 dặm; Trong nửa sau năm 1967, tại Việt Nam có 17 thuyền pháo "Asheville”. Từ tháng 3 năm 1967, các tàu tuần tra bảo vệ bờ biển “Kasko” bắt đầu gia nhập thành phần lực lượng đặc nhiệm 115, chúng được trang bị pháo vạn năng 127 mm và bốn súng tự động 40 mm. Trong các hành động phong tỏa, người Mỹ lần đầu tiên sử dụng xuồng đệm khí SK-5. Loại tàu này cho thấy khả năng chiến đấu cao, hoạt động trong các khu vực do mức nước nông nên không thể tuần tra bằng các loại tàu thuyền trọng tải lớn.


Landing Ship Tanks (LST) được dùng để chuyển các PBR đến khu vực tuần tra và phục vụ như một căn cứ nổi, tiếp dầu liệu cho các giang thuyền tuần tiễu và các máy bay trực thăng vũ trang "Sói biển".
LST-821, the USS Harnett County, được chuyển cho hải quân VNCH tháng 10 năm 1970 và đổi tên thành chiến hạm Mỹ Tho.


Tốc độ cao (60 hải lý) của chúng cho phép trong thời gian ngắn kiểm tra được các khu vực lớn. Khi đi tuần tra vùng đồng bằng sông Cửu Long thường có 2 xuồng như vậy. Sau khi di chuyển gần 150 dặm từ căn cứ ở Cát-Lở (cách Sài Gòn 40 km) tới khu vực làm nhiệm vụ chiến đấu, tàu tuần tra mất 5 ngày và sau 24 giờ lại trở về căn cứ. Hoạt động chiến đấu của chúng được đảm bảo bởi tàu dock-đổ bộ. Sau 8 tháng hoạt động chiến đấu tích cực, các xuồng đệm khí cao tốc này được gửi về Mỹ để sửa đổi hoàn thiện. [170]


Đại tá hải quân Arthur Price, chỉ huy River Patrol Force (Task Force 116), và một thủy thủ tiểu đoàn xung kích 54 (River Assault Division 54).

Cho thấy hiệu quả chiến đấu cao là các thuyền cao tốc kiểu "Swift". Năm 1967, 104 thuyền tuần tra thuộc loại này đã được chế tạo bởi công ty "Seawolf Seacraft" theo thiết kế đặc biệt cho sử dụng tại Việt Nam. Ưu điểm chính của thuyền là tốc độ cao (25 hải lý), mớn nước nhỏ (1,35 m), có hỏa lực pháo – cối mạnh mẽ, bao gồm súng máy hai nòng cỡ nòng lớn và súng cối 81mm. Nhờ có tốc độ cao mà khu vực kéo dài 200 dặm có độ sâu đến 10 dặm chỉ cần tất cả 6 thuyền là bao quát được.


Thuyền cao tốc Fast Patrol Craft (Swift Boat) PCF-38 của tiểu đoàn bảo vệ bờ biển 11 tuần tiễu trong kênh Cái Ngay, ảnh chụp tháng 4 năm 1970.
.......
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2012, 06:00:44 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #37 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2012, 05:07:09 pm »

(tiếp)


P-5 Marlin của LLPV bờ biển Mỹ.

Sau khi phát hiện mục tiêu, tàu (thuyền) sẽ tiếp cận và nếu cần thiết thì tiến hành giám sát và báo cáo cho trung tâm trên bờ biết về sự quan sát và kiểm tra tình hình trên mặt nước tại vị trí và thời gian phát hiện, hướng, tốc độ, tên gọi, kiểu và quốc tịch của tàu, tính chất của hàng hóa chở theo, cảng đi và cảng đến. Một số trong các tàu được phát hiện đã bị tiêu diệt. Chỉ tính từ tháng 8 năm 1965 đến tháng 11 năm 1966, các tàu Mỹ đã tiến hành giám sát 84.000 lượt chiếc thuyền Việt Nam, và 40.500 trong số đó bị khám xét. Nhiệm vụ này thực hiện gặp những khó khăn rất lớn, vì vào ban ngày lưu lượng thông thuyền qua lại ở vùng ven biển không ít hơn 4000, còn vào ban đêm - khoảng 2.000 phương tiện nổi. Hàng tháng hỏa lực pháo binh tiêu diệt và gây thiệt hại gần 300 tàu thuyền nhỏ và phương tiện nổi. Ví dụ, tháng 5 năm 1967 trong số 635 tàu bị phát hiện đã có 257 chiếc bị phá hủy và làm hư hại. Trung bình, để bắn trúng một mục tiêu phải tiêu tốn đến 7 viên đạn.


Xuồng cao tốc PBR của lính Mỹ lực lượng đặc nhiệm 116 dừng ghe của người dân để khám xét tại đồng bằng sông Cửu Long.

Lần đầu tiên máy bay tuần biển căn cứ bờ được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động phong tỏa, chúng kết hợp với các tàu mặt nước. Để giải quyết bài toán này đã dùng tới các máy bay P-2 "Neptune", P-3 "Orion", và trước năm 1968 - thủy phi cơ P-5B "Marlin" (sau này giải trừ khỏi biên chế vũ khí). Người  Mỹ sử dụng phương pháp tuần biển [171] bằng các máy bay bay đơn trong một khu vực có độ dài đến 1.100 dặm và có độ sâu (bề rộng) lên đến 110 dặm. Đồng thời trong không trung thường có 2 - 4 máy bay, và trong một ngày đêm có đến 10 phi vụ. Để tiêu diệt các tàu phát hiện ra, thường sử dụng pháo-súng máy và tên lửa "Bullpup".


Hỗ trợ trinh sát và hỏa lực cho các PBR thân composit có hai động cơ thủy lực phụt nước Jacuzi thay cho chân vịt, có các máy bay lên thẳng phi đoàn trực thăng tấn công hạng nhẹ số 3 "Seawolf" và máy bay OV-10 Bronco phi đoàn xung kích hạng nhẹ số 4 ("Black Ponies). Sau khi đon vị 116 giải thể năm 1970, các xuồng PBR được chuyển giao cho phía VNCH. Trong ảnh là 2 trực thăng phi đoàn 3 đang thi hành nhiệm vụ tìm và diệt trên khu vực rừng U Minh.

Mức độ hoạt động phong tỏa có thể được đánh giá bởi các con số: đến đầu năm 1971 các lực lượng phong tỏa đã phát hiện hơn 700 nghìn phương tiện nổi, trong đó 100 nghìn bị bắt giữ và khám xét. Kết quả là đầu thập niên 70 lượng vận chuyển ven biển giảm mạnh. Tuy nhiên, trang thiết bị quân sự và vũ khí, mặc dù ở một mức độ hạn chế, vẫn đều đều đến tay quân giải phóng bằng đường biển và đường bộ. Do vấn đề này, bộ chỉ huy Mỹ quyết định thả thủy lôi các cảng Bắc Việt Nam.


Sơ đồ dẫn tàu vận tải vào sông Sài Gòn.
.......
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Năm, 2012, 08:01:21 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #38 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2012, 07:59:55 pm »

(tiếp)

Chiến tranh thủy lôi ở Việt Nam




Để tăng cường phong tỏa đường biển, từ ngày 9 tháng 5 năm 1972 Hạm đội 7 Hải quân Mỹ bắt đầu chiến dịch thả thủy lôi (mìn) ồ ạt (Pocket Money Operation). Trong một đêm theo kế hoạch đã định trước, các máy bay cất hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ đã rải các bãi mìn trên các tuyến đường thủy dẫn vào các cảng Bắc Việt Nam như CẩmPhả, Hòn Gai, Hải Phòng, Vinh, Đồng Hới, Thanh Hóa và những cảng khác, mà qua đó Việt Nam nhận được hàng hoá từ các quốc gia thân thiện. Đồng thời mìn còn được rải xuống các tuyến đường thủy nội địa. Để ngụy trang, đồng thời với việc rải mìn, các máy bay Mỹ còn đồng loạt ném bom và các tàu chiến bắn phá các mục tiêu trên bờ.

Việc thả mìn được thực hiện bởi các máy bay cường kích trên hạm A-6A "Intruder" (của TQLC Mỹ) và A-7E "Corsair" (của Hải quân Mỹ), được bảo vệ bởi máy bay tiêm kích F-4 "Phantom", các tàu khu trục mang TLPK "Talos", hỗ trợ bởi máy bay tiếp dầu EKA-3B và máy bay cảnh báo sớm trên không EC-121 xuất phát từ Đà Nẵng. Các tàu sân bay "Kitty Hawk", "Coral Sea" và "Constellation", từ đó xuất phát các máy bay mang mìn, cơ động ở khoảng 80-100 dặm (trong khu vực "Yankee") cách các khu vực thả mìn. Máy bay thực hiện thả mìn theo đội hình chính diện hoặc chéo vào lúc triều thấp. [172]

Độ cao đường bay là 150 - 300 m, tốc độ 550 - 650 km / h. Mỗi máy bay mang từ 2-6 mìn đáy Mk 36, Mk 50, Mk 52 hoặc Mk 53, được ném theo tín hiệu từ chiếc máy bay dẫn đầu. Mìn rơi trên cạn hoặc trong khu vực có mức nước sâu nhỏ hơn 3 m sẽ tự hủy.

Tại các tuyến đường thủy nơi mức nước sâu không quá 15 m, người Mỹ thả bằng máy bay những loại bom-mìn mới. Đó là loại bom ("Destructor") Mk 81 hoặc Mk 82, lắp ngòi nổ không tiếp xúc cỡ nhỏ (cảm ứng).

Mk-36 gắn dưới cánh A-7 năm 1966. Mk-52


Mk-53. Mk-55 gắn dưới cánh A-7 trên USS Coral Sea CV-43 năm 1972 (navweaps.com).Mk-52 có nhiều kiểu:
Mk 52 mod 1 sử dụng cơ cấu kích nổ thủy âm;
Mk 52 mod 2 sử dụng cơ cấu kích nổ từ trường có hiệu quả trên nhiều dải chiều sâu của mìn;
Mk 52 mod 3 sử dụng cơ cấu kích nổ phối hợp giữa áp suất và từ trường;
Mk 52 mod 5 sử dụng cơ cấu kích nổ thủy âm và từ trường;
Mk 52 mod 6 phối hợp cả 3 cơ cấu kích nổ thủy âm, áp suất và từ trường;
Mk 52 mod 11 sử dụng hoặc cơ cấu kích nổ từ trường hoặc từ trường-chấn động....

........
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2012, 09:30:36 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #39 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 01:13:46 am »

(tiếp)


Trên boong tàu hải quân, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc. Bên cạnh đại tướng gồm có thiếu tướng Phạm Kiệt, Thứ trưởng Bộ Công an và đại tá Nguyễn Bá Phát, Tư lệnh hải quân tháp tùng đại tướng đi kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch rà phá thủy lôi thành công, tháng 3/1973-(vnexpress.net).

Mật độ trung bình của các bãi mìn là 70 - 80 mìn cho mỗi dặm của tuyến chướng ngại, và ở một số vị trí mật độ đó lên đến 150 trái mìn. Mặc dù thực tế số mìn đã thả lên đến khoảng 11 ngàn trái, người Mỹ vẫn không đạt được mục đích. Bộ chỉ huy Việt Nam đóng cửa các khu vực nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại. Các tàu vận tải đến được dỡ hàng trên các vũng cảng bên ngoài, ngoài giới hạn bãi mìn, hàng hóa chuyển vào bờ trên các phương tiện nổi kích cỡ nhỏ, theo lẽ thường, không có từ tính. Sự tổn thất do thủy lôi, tổng cộng khoảng 30 tàu nhỏ. Bản thân người Mỹ cũng bị mất một tàu khu trục, USS "Warrington" do hai trái Mk 36 nổ gây ra.


USS Warrington (DD-843), Gearing-class destroyer, dính hai trái Mk-36 tại bờ biển miền trung Bắc Việt Nam khi tham gia chiến dịch Linebacker.

Kinh nghiệm hoạt động đặt chướng ngại-thủy lôi trong chiến tranh Việt Nam cho thấy máy bay có thể nhanh chóng thực hiện thả mìn quy mô lớn. Đồng thời để giữ bí mật, trong mức độ tối đa có thể, người Mỹ sử dụng ban đêm và tầm nhìn thấp, cũng như thực hành thả min đồng thời với các vụ ném bom không kích. Tuy nhiên, cùng với nó có một thiếu sót nghiêm trọng là máy bay với tư cách vật mang mìn lại có độ chính xác trong thả mìn thấp. Kinh nghiệm cho thấy rằng trong các hành động phong tỏa có thể sử dụng rộng rãi mìn-bom, điều đó làm giảm đáng kể chi phí của hoạt động gây chướng ngại bằng mìn và cho phép thả ồ ạt quy mô lớn [173], tạo ra một diện tích nguy hiểm rộng lớn.

Do thực tế Hải quân miền Bắc Việt Nam không có tàu quét mìn và lưới quét không tiếp xúc, cuộc chiến đấu chống mìn được tiến hành bằng những phương pháp nguyên thủy. Ví dụ người Việt Nam sử dụng các thuyền chèo tay để quét mìn, họ kéo theo các lưới đánh cá và để lôi mìn nổi lên bề mặt nước. Để phá hủy loại mìn có ngòi nổ cảm ứng trên sông, người ta kéo các bè chất đầy kim loại hoặc kéo các tấm sắt dọc đáy sông. Bằng phương pháp này họ đã vô hiệu đến 50 quả bom "kẻ hủy diệt". Đã có những nỗ lực phá hủy mìn bằng cách dùng pháo bờ biển bằn vào nơi có mìn và ném bom chìm từ xuồng cao tốc. Tuy nhiên, kết quả của những hành động này là không đáng kể.



Thủy lôi (mìn) Mk-52 (hartshorn.us).
.......
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2012, 08:14:50 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM