Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:21:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam 1964-1973  (Đọc 65712 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #20 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2012, 11:03:08 pm »

(tiếp)

Vào ngày hôm trước cuộc đổ bộ đã tiến hành hướng dẫn các chỉ huy các phân đội đổ bộ và các thuyền trưởng, giao nhiệm vụ tác chiến và thảo luận các vấn đề tổ chức hợp đồng của các lực lượng tham chiến. Sau cuộc họp hướng dẫn từ 11:00 đến 15:00 giờ, những người tham gia đã bay trực thăng kiểm tra khu vực chiến sự sắp tới.


USS Cabildo LSD-16 neo đậu ngoài bở biển Hawaii trong một chiến dịch di tản năm 1964 (navsource.org).

Hoạt động tác chiến bắt đầu ngày 17 tháng 8. Lúc 10:00 giờ đại đội thủy quân lục chiến trên xe thiết giáp bơi đã đổ bộ lên bờ biển phía bắc của bán đảo Phước Thuận. Các xe thiết giáp vận tải lội nước này tự mình đến khu đổ bộ từ căn cứ Chu Lai. Cùng ngày từ 14:00 đến 22:00 giờ tại bến cảng Chu Lai, lính thủy đánh bộ xuống tàu đổ bộ và tàu vận tải.


USS Point Defiance LSD-31: các xe thiết giáp lội nước LVTP-5 (Amtrac’s) đang tiến hành đổ bộ tại Vạn Tường ngày 18 tháng 8 năm 1965 trong chiến dịch Starlite.

Nhóm tác chiến thủy bộ thực hiện điều quân tới khu vực đổ bộ vào ban đêm. Các tuyến đường chuyển quân loại trừ khả năng phát hiện tàu từ phía bờ.

Ngày 18 tháng 8 lúc 4:30 giờ nhóm tàu yểm trợ hỏa lực đã chiếm lĩnh vị trí xạ kích, còn sau 2 giờ bắt đầu màn hỏa lực chuẩn bị trực tiếp của pháo binh và không quân dội bão lửa kéo dài 15 phút. Điều chỉnh tác xạ được thực hiện từ máy bay. Nhiệm vụ hỏa lực của mỗi pháo hạm xác định theo các tài liệu chính xác là kế hoạch để yểm trợ hỏa lực cho quân đổ bộ; nhiệm vụ của vị trí xạ kích và khu vực hỏa lực; số lượng và loại đạn dược được phân bổ; chỉ dẫn về đội hình và trình tự của các cuộc tấn công; tổ chức điều chỉnh hỏa lực và các yếu tố xạ kích. Máy bay sẽ ném bom và không kích [152] vào các mục tiêu được phát hiện và xác định từ trước, công kích các vị trí giả thiết là có quân đối phương.


A-4C BuNo 147779 của phi đoàn 225 (VMA-225) chiếc đầu tiên hạ cánh tại Chu Lai ngày 1 tháng 6 năm 1965 khi Liên đoàn KQ chiến thuật TQLC số 12 (MAG-12 - Marine Aicraft Group 12) thuộc Không đoàn 1 TQLC Mỹ bố trí ở căn cứ này (a4skyhawk.org). Trong trận Vạn Tường, máy bay có cánh cố định của TQLC Mỹ tham chiến thuộc các Liên đoàn KQ TQLC 11 (MAG-11) đóng tại Đà Nẵng và Liên đoàn KQTQLC 12 (MAG-12) đóng tại Chu Lai, máy bay trực thăng còn có các phi đội vận tải UH-34 (Marine Medium Helicopter Squadrons 261 and 361) thuộc MAG-16 đóng tại căn cứ Đà Nẵng.


F-4B-18-MC Phantom II (BuNo 151456) thuộc phi đoàn tiêm kích-ném bom 531 của TQLC Mỹ (VMFA-531 Grey Ghosts) tại căn cứ Đà Nẵng, tháng 4 năm 1965. Dưới cánh và dưới thân đã đeo AIM-9 Sidewinder và AIM-7 Sparrow (vikimedia.common).
......
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2012, 03:08:41 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #21 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 02:29:00 am »

(tiếp)

2 giờ trước cuộc đổ bộ, các tàu chiến và tàu vận tải thuộc nhóm tác chiến thủy bộ đã chiếm lĩnh khu vực bên trong khu neo đậu. Các tàu đổ bộ đang thả neo trong hai tuyến đầu tiên (2-4 dặm tính từ bờ biển), tiếp theo về hướng biển – các tàu chở quân đổ bộ. Tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng thả neo ngoài khơi cách bờ 15 dặm.


LPH-2 USS "Ivo Jima" tại bờ biển miền Trung Nam Việt Nam, năm 1965 (en.viki -Photo by LT. Richard Dawson USS Renville-navsource.org ). Trong trận Vạn Tường, khi đại đội I cơ động qua An Cuong (2) gặp phải sự kháng cự dữ dội, đại tá chỉ huy Peatross đã cho một đại đội của tiểu đoàn dự bị vào trận. Tàu của lực lượng đổ bộ đặc biệt, LPH-2 Iwo Jima cùng đại đội I và đại đội L, tiểu đoàn 3, trung đoàn 7 TQLC Mỹ và phi đoàn trực thăng HMM-163 trên boong tàu sân bay đã áp bờ ngay sau 09:30 giờ.

Lúc 5:30 đợt sóng thủy quân lục chiến đầu tiên tiến ra từ tuyến triển khai chiến thuật. Khi kết thúc đợt hỏa lực bắn chuẩn bị trực tiếp thì cuộc đổ bộ cũng bắt đầu. Trong tiến trình đổ bộ, các tàu chiến tiến hành pháo kích yểm trợ nhằm cô lập điểm đổ bộ. Đồng thời với cuộc đổ bộ đường biển, từ căn cứ không quân Chu Lai các máy bay trực thăng đổ ba đại đội thủy quân lục chiến xuống vị trí yết hầu bán đảo Phước Thuận. Trong điều kiện địa hình rừng- núi,  và không có mạng lưới đường bộ, máy bay trực thăng là phương tiện vận tải duy nhất để đưa lính thủy quân lục chiến đến khu vực này. Lúc 8:10 giờ, bộ tham mưu hành quân nhóm đổ bộ cấp trung đoàn cũng đã đổ bộ lên bờ sau khi tiếp nhận quyền chỉ huy các lực lượng. Cũng như quân đổ bộ đường biển, quân đổ bộ bằng máy bay trực thăng đã đổ bộ xuống đúng vị trí mà không gặp kháng cự. Chỉ đến giữa ngày, quân du kích mới bắn vào bộ tham mưu và xe bọc thép chở quân đang di chuyển bằng pháo và súng cối.


Chiến dịch "Starlite" (Vạn Tường) từ ngày 17-24 tháng 8 năm 1965 (minh họa trong sách của Dotsenko).
........
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2012, 05:40:57 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #22 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 03:16:24 pm »

(tiếp)


Vạn Tường 1965, một chiếc M50 Ontos của TQLC đi tuần trên bãi biển trong thời gian diễn ra chiến dịch "Starlite". Dân chài vẫn đi biển như thường lệ - USMC Photo A185826 - (USMC in Vietnam; 1965: The Landing and the Buildup).

Tới 09:00 giờ ngày 19 tháng 8 cuộc đổ bộ của thủy quân lục chiến và bốc dỡ trang thiết bị kỹ thuật đã hoàn thành. Bắt đầu cuộc lùng sục khu vực. Thủy quân lục chiến tiến hành tấn công theo các hướng hội tụ, dồn ép quân du kích ra bờ biển, tại đó quân du kích sẽ rơi vào lưới lửa từ các tàu chiến yểm trợ hỏa lực. Khi phát hiện du kích, lính thủy quân lục chiến sẽ dừng lùng sục, gọi pháo hạm bắn vào nơi có lực lượng đối phương bị phát hiện và chỉ điểm cho máy bay không kích, và chỉ sau khi hoả lực đã chà sát khu vực họ mới tấn công tiếp. Khi xác định được cuộc đột phá của du kích tại ranh giới kiểm soát giữa quân đổ bộ đường biển và đường không, "theo điện gọi" 2 đại đội thủy quân lục chiến từ tàu sân bay trực thăng đổ bộ "Iwo Jima" [153] được đổ xuống khu vực này. Phương pháp đó được người Mỹ sử dụng nhiều lần. Theo quy định, trên các tàu chiến của nhóm tác chiến thủy bộ luôn có 2 - 3 đại đội thủy quân lục chiến sẵn sàng được đổ bộ ngay lập tức trong trường hợp có tình hình không lường trước được theo kế hoạch. Nhóm này là một loại lực lượng dự bị.


Tấm bản đồ này được mang theo trong thời gian chiến dịch Starlite bởi một lính TQLC Mỹ, Ed Garr. Bản đồ cho thấy các bãi đáp LZs (Red, White, & Blue), điểm đổ bộ tại bãi Xanh (Green beach), các đường biên cho các đơn vị, các đường thể hiện giai đoạn dự kiến kiểm soát của chiến dịch. Nhiều trận kịch chiến đã xảy ra tại đồi 43 và khu vực giữa Nam Yên (3) and An Cường (2) (a-1-6.org).

Chiến dịch "Starlite" kết thúc vào ngày 24 Tháng Tám. Sau khi kết thúc chiến sự, việc thu quân đổ bộ được thực hiện trong 7 giờ. Kết quả chiến dịch hoạt động người Mỹ chỉ có tính cách tạm thời mở rộng khu vực an ninh quanh căn cứ không quân Chu Lai. Đúng một năm sau đó vẫn trong cùng một khu vực, người Mỹ lại phải đổ bộ thủy quân lục chiến với các mục đích tương tự. [154]


Một hầm ngầm bị lính Mỹ phát hiện trong thôn gần đồi 43 thời kỳ 1970-1971. Ảnh của Bill Klee, lính Mỹ tiểu đoàn 1, trung đoàn 6, lữ đoàn 198 thuộc sư đoàn bộ binh Mỹ số 23 America, tham chiến tại khu vực đồi 43 Vạn Tường, Quảng Ngãi, giai đoạn 1970-1971 (a-1-6.org).

Theo đánh giá của bộ chỉ huy Mỹ, trong quá trình chiến dịch này, họ đã giết và làm bị thương trên một ngàn du kích Việt Nam, phá hủy vài trăm mét đường hầm và boong-ke ngầm dưới đất, các kho chứa vũ khí và đạn dược. Người Mỹ có 45 quân thiệt mạng, 203 người bị thương. Bảy máy bay trực thăng và một máy bay làm nhiệm vụ quan sát điều chỉnh hỏa lực của Mỹ bị bắn rơi.
........
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2012, 06:24:47 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #23 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 08:17:59 pm »

(tiếp)

Chiến dịch "Jack Stay" (23 tháng Ba - 5 tháng Tư, 1966)


Một cảnh trong chiến dịch Jackstay, 1966. Chiến dịch Jackstay là chiến dịch của nhóm tác chiến thủy bộ thứ nhất của Hải quân Mỹ (Navy’s first amphibious assault) vào vùng sông nước trong đất liền Việt Nam. Chiến dịch JACKSTAY bắt đầu bằng cuộc tấn công thủy bộ lên bán đảo Long Thạnh bởi TQLC Mỹ. Hỗ trợ phối hợp còn có hai tiểu đoàn TQLC VNCH. Vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3 QGP Miền Nam đã tấn công đánh đắm 2 tàu vận tải trên con sông dẫn vào cảng Sài Gòn và MACV yêu cầu lực lượng này phải được sử dụng để tảo thanh các căn cứ của QGP Miền Nam ở khu vực trên. Chiến dịch diễn ra ở địa điểm cách 39 dặm về phía đông nam Sài Gòn, trong Đặc khu Rừng Sát, là chiến dịch có quy mô lớn nằm xa về phía nam nhất tính đến thời điểm đó. Quân Mỹ tuyên bố ít nhất tiêu diệt 63 kẻ thù trong khi chịu tổn thất: 5 chết (5 US KIA), 2 mất tích (2 US MIA) và 25 bị thương (25 US WIA) - (seawolf.org).

Quân đội của các lực lượng yêu nước Việt Nam đã phá hoại một cách có hệ thống các tuyến giao thông đường sông và đường bộ, làm gián đoạn việc tiếp tế của quân đội Mỹ, họ đang hoạt động ở khu vực cửa sông Soài Rạp. Để bảo vệ tuyến giao thông của họ, bộ chỉ huy Mỹ lên kế hoạch "chiến dịch JackStay". Trong kế hoạch chiến dịch dự kiến đổ bộ TQLC lên bờ biển phía tây-nam bán đảo Long Thành ban đầu bằng phương tiện đổ bộ đường biển, sau đó bằng máy bay trực thăng. Bàn đạp đánh chiếm được trên bờ dự kiến sẽ được sử dụng như là một căn cứ, để từ đó có thể tiến hành các cuộc đổ bộ "tập kích" bằng một lực lượng nhỏ, nhằm tiêu diệt các cứ điểm của lực lượng yêu nước miền Nam Việt Nam.Từ phía của eo đất của bán đảo cần phải phong tỏa bằng lực lượng giang thuyền tuần tra.


Bản đồ chiến dịch Jackstay - 26 tháng 3 đến 5 tháng 4 năm 1966 tại khu vực Rừng Sát.

Lực lượng đổ bộ được sử dụng là một tiểu đoàn thủy quân lục chiến tăng cường (tiểu đoàn 1, trung đoàn 5, sư đoàn 1 TQLC Mỹ). Ngoài ra, trong các hoạt động chiến đấu cần phải sử dụng một toán người nhái-thám báo. Nhóm tác chiến thủy bộ hình thành từ tàu sân bay trực thăng đổ bộ USS Princeton LPH-5, tàu dok-vận tải đổ bộ USS "Alamo" LSD-33, 3 tàu đổ bộ vận tải và tàu chỉ huy đổ bộ (USS Pickaway APA-222, USS Weiss APD-135; USS Merrick AKA-97). Nhóm pháo hạm yểm trợ bao gồm tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển USS "Robison" DDG-12 và một tàu cao tốc trang bị pháo và súng cối. Yểm trợ trên không là một phi đội máy bay trực thăng vũ trang từ tàu sân bay trực thăng đổ bộ "Princeton", các máy bay cường kích và tiêm kích từ các tàu sân bay "Hancock" và "Kitty Hawk". Để bảo vệ lực lượng đổ bộ, việc tuần tiễu vùng cửa sông [155] được giao cho hơn 40 giang thuyền pháo cối của đơn vị đặc nhiệm số 115 thuộc lực lượng tuần tra đường thủy.


Thủy quân lục chiến Mỹ từng nhóm 4-5 người trên thuyền máy đang tiếp cận bờ trong chiến dịch Jackstay (Rung Sat Zone, March 1966, photo: National Archives, from record group), chiến dịch này đã huy động đến 1200 lính thủy đánh bộ Mỹ, ảnh chụp ngày bắt đầu chiến dịch 26/3/1966.
.......
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Năm, 2012, 11:15:10 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #24 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 10:22:53 pm »

(tiếp)


Tiểu đoàn máy bay tấn công 145 thuộc Lục quân Mỹ, có căn cứ tại sân bay Biên Hòa đang luyện tập trên USS Belle Grove LSD-2 ngày 11 tháng 3 năm 1966, chuẩn bị tham gia vào chiến dịch Jackstay (seawolf.org). Trong chiến dịch, các trực thăng vũ trang của tiểu đoàn làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực trực tiếp cho các giang thuyền PBR thuộc lực lượng đặc nhiệm 115 Hải quân Mỹ tuần tiễu trên các sông, các kênh rạch của Đặc khu Rừng Sát.

Sau khi đến khu vực, các tàu chiến và tàu vận tải của nhóm tác chiến thủy bộ thả neo cách bờ 5 dặm. 3 giờ trước khi TQLC đổ bộ, nhóm thám báo-người nhái kiểm tra lại khu vực dự kiến đổ bộ. Không phát hiện được lưới chống đổ bộ đường biển.

Hai ngày trước khi đổ bộ TQLC, các tàu chiến và tàu vận tải bắt đầu được triển khai từ các căn cứ Đà Nẵng và Cam Ranh. Công tác chuyển quân được lên kế hoạch sao cho tất cả các lực lượng [156] đều tập trung ở khu vực bán đảo Long Thành (trong đêm hôm trước ngày đổ bộ). Một ngày trước khi TQLC đổ bộ, máy bay B-52 từ Guam bay tới và máy bay cường kích từ tàu sân bay "Hancock" đã rải thảm và tấn công toàn khu vực này.


Trực thăng TQLC Mỹ xuất phát trên USS Princeton trong chiến dịch Jackstay.

Sau màn hỏa lực trực tiếp dội bão lửa dọn bãi thực hiện bởi các máy bay trực thăng vũ trang và tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển USS "Robison", cuộc đổ bộ TQLC bắt đầu. Đợt đổ bộ đầu tiên trên ba tàu LCM tới bờ sau 45 phút, muộn hơn kế hoạch. Sự chậm trễ này do sự cố của một trong các tàu đổ bộ gây ra. Thủy triều bắt đầu xuống không cho phép dỡ pháo xuống kịp thời và làm chậm cuộc đổ bộ các phân đội TQLC sau cùng. Việc đổ bộ bằng trực thăng bị trì hoãn vì đột nhiên gió mạnh nổi lên. Cuộc đổ bộ đường biển và đường không bằng máy bay trực thăng diễn ra mà không thấy có sự kháng cự.
.........
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Năm, 2012, 11:14:17 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #25 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 11:19:31 pm »

(tiếp)


Tướng Mỹ Westmoreland tư lệnh MACV và hạm trưởng LPH-5 đại tá Paul J. Knapp, đang đi cùng nhau trên sàn đáp USS Princeton, cuối năm 1964, nhân dịp mang lương thực đi cứu trợ lũ lụt phía bắc Nam Việt Nam, bên phải hình, tức bên tay trái của Paul J. Knapp và lùi lại đằng sau một chút, ta có thể nhìn thấy tư lệnh vùng 1 chiến thuật VNCH thời điểm đó, thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi trong bộ quân phục dù.

Đến buổi chiều SCH tiểu đoàn đã di chuyển lên bờ biển. Đồng thời trạm chỉ huy hỏa lực pháo hạm yểm trợ cũng chuyển lên đó, riêng trạm chỉ huy không quân yểm trợ vẫn ở lại trên tàu sân bay trực thăng đổ bộ USS "Princeton".

Trong giai đoạn thứ hai của chiến dịch, bắt đầu từ 31 tháng 3, hai đại đội (trong số năm đại đôi đã đổ bộ lên bờ biển) được tập trung xuống tàu đổ bộ LST thực hiện "cuộc đột kích chiến dịch” vào các khu vực nơi thám báo phát hiện ra các căn cứ du kích (sông Vàm Sát). Hai đại đội để lại phòng thủ bàn đạp, một đại đội bảo vệ sở chỉ huy tiểu đoàn. Theo người Mỹ đánh giá, "chiến dịch Jackstay" kéo dài 11 ngày, mục tiêu chiến dịch không đạt. Khéo léo sử dụng địa hình, quân du kích Việt Nam tránh được các cuộc đối đầu trực diện với các lực lượng kẻ thù vượt trội.[157]


Một xạ thủ súng máy 50 caliber hải quân Mỹ trên giang thuyền cao tốc PBR tuần tra khu Rùng Sát trong chiến dịch Jackstay.


USS Robinson DDG-12, Charles F.Adam class guided missile armed destroyer (giữa), và USS Hancock (CV-19) đang được tiếp dầu tại biển Tây Thái Bình Dương bởi USS Sacramento (AOE-1) ngày 10 tháng 1 năm 1965 (navsource.org).
...........
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Năm, 2012, 12:49:00 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #26 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 01:08:37 am »

(tiếp)

Chiến dịch "Starlite" (tháng 8 năm 1966)



Sơ đồ chiến dịch Starlite thứ 2, thời gian tháng 8 năm 1966.

Hoạt động tác chiến của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong tháng 8 năm 1966 trên bán đảo Phước Thuận có khác một chút so với những hoạt động trước đây một năm.

Đặc điểm chiến dịch năm 1966 là ở chỗ việc đổ TQLC theo đường biển và bằng trực thăng trên toàn bộ bốn khu chiến được tiến hành đồng thời. Bộ chỉ huy Mỹ tin rằng nguyên nhân thất bại của chiến dịch trước đó là do một ngày trước cuộc đổ bộ của các lực lượng chủ yếu, một đại đội TQLC đã đổ bộ lên bờ biển phía bắc của bán đảo. Một sự tách biệt cách quãng về thời gian như vậy giữa cuộc đổ bộ TQLC nhóm chính và nhóm hỗ trợ, theo quan điểm của Bộ chỉ huy Mỹ, đã cho phép quân du kích Việt Nam thực hiện bố trí lại lực lượng và thu quân tránh đòn tấn công mạnh mà chỉ chịu những mất mát không lớn.

Chiến dịch "Starlite" bắt đầu vào đêm ngày 17 sang ngày 18 tháng 8 với việc tung các đại đội lính thủy đánh bộ ngồi trên các xe thiết giáp bơi xuất phát từ căn cứ Chu Lai đến điểm cực bắc bán đảo Phước Thuận. Đại đội gặp du kích từ phía bắc lại và lâm trận ngay. Đồng thời ở bờ biển phía đông nam của bán đảo lực lượng đổ bộ thủy quân lục chiến cỡ gần một tiểu đoàn đã tấn công quân du kích theo hướng phía bắc. Trong lúc ấy trên bờ biển phía tây căn cứ không quân Chu Lai hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến được chuyển đến bằng trực thăng. Tất cả các lực lượng đổ bộ bắt đầu đẩy quân du kích Việt Nam tới bờ biển phía đông của bán đảo, nơi họ hứng chịu lưới lửa hạng nặng của pháo hạm. Hình thức tấn công này được gọi là "búa và đe", trong đó "búa" là các đơn vị thủy quân lục chiến, dồn ép đối phương ra đường bờ biển – ra chiếc "đe", nơi cần phải cho họ nếm mùi thất bại hoàn toàn.

Khoảng 12:00 giờ ngày 18 tháng 8, du kích đã phát động một cuộc phản công mạnh mẽ và bắt đầu thoát ra khỏi vòng vây về hướng [158] Nam. Trong một nỗ lực nhằm loại bỏ cuộc đột phá chọc thủng vòng vây, các máy bay trực thăng tấn công "được gọi đến" đã đổ bộ thêm một tiểu đoàn thủy quân lục chiến. Thực tế gần một giờ sau, tiểu đoàn mới chiếm lĩnh được các vị trí chiến đấu.

Trong đêm 18 sang ngày 19 tháng 8, khu vực du kích bị bao vây đã bị ném bom bắn phá dữ dội từ trên không và từ pháo hạm ngoài biển. Sáng 19 tháng 8, người Mỹ bắt đầu một cuộc tấn công diện rộng về phía bờ. Tuy nhiên, phần lớn các du kích Việt Nam vẫn biết cách ra khỏi vòng vây và rút lui theo các hướng phía nam và phía bắc. Không đạt được mục đích của chiến dịch, bản thân người Mỹ còn chịu tổn thất nặng nề về nhân mạng, ngoài ra những người Việt Nam yêu nước đã bắn rơi 12 máy bay trực thăng của đối phương. [159]
.......
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Năm, 2012, 11:12:03 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #27 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 06:26:31 pm »

(tiếp)

Chiến dịch "Bold Mariner" (13 tháng 1 - 8 Tháng 2 năm 1969)



Sơ đồ chiến dịch "Bold Mariner" năm 1969.

Trên bán đảo Ba Làng An (Batangan Peninsula) có một số kho vũ khí và đạn dược của quân du kích Việt Nam hoạt động dọc theo bờ biển. Phòng thủ khu căn cứ là hai tiểu đoàn quân số đến 800 người (các đơn vị của trung đoàn chủ lực 38, tiểu đoàn địa phương 48, đại đội địa phương độc lập 31, đại đội công binh 95). Bộ chỉ huy Mỹ quyết định hủy diệt khu kho tàng này và quét sạch quân đội của MTDTGPMNVN ra khỏi bán đảo bằng các lực lượng lính thủy đánh bộ và lục quân.


Lính Mỹ tiểu đoàn 2, trung đoàn 26 TQLC chuẩn bị tấn công đồi 37 trong chiến dịch Bold Mariner phía nam Chu Lai năm 1969. (2nd Battalion, 26th Marines, prepares to assault Hill 37 during Operation Bold Mariner south of Chu Lai. 1969
Photo, Courtesy of the National Archives. Record Group 127. ARC Identifier 532505 / Local Identifier 127-N-A800458).


Kế hoạch của bộ chỉ huy Mỹ dự kiến đòn tấn công vu hồi từ phía biển và đất liền vào các nhóm quân đội Việt Nam đã bị phát hiện để tiêu diệt và thu giữ các kho vũ khí đạn dược. Trên bờ biển phía bắc và trên yết hầu của bán đảo, kế hoạch là đổ bộ TQLC (chiến dịch "Bold Mariner"), về phía nam – trực thăng sẽ đổ hai tiểu đoàn bộ binh quân đội Nam Việt Nam ("chiến dịch Russell Beach"). Xét thực tế trong các chiến dịch đã tiến hành trước đó, những người yêu nước Việt Nam vẫn thoát được ra khỏi vòng vây, các đơn vị của sư đoàn 23 bộ binh Mỹ - sư đoàn Americal sẽ phong tỏa trận địa từ phía đất liền. Lực lượng tuần tra ven biển với các tàu pháo cối cao tốc cũng phải tham gia yểm trợ hỏa lực cho quân đổ bộ.


Thủy quân lục chiến Mỹ và người dân địa phương trong chiến dịch "Bold Mariner" tại mũi Ba Làng An:
BE081516

05 Feb 1969, Da Nang, S.Vietnam --- 2/5/1969-Da Nang, South Vietnam- Children with them, women suspected of being Viet Cong file past U.S. Marines. The women were among more than 100 suspects found in a tunnel during "Operation Bold Mariner," a sweep of the Batagnan Peninsula about 65 miles south of Da Nang recently. Marines put ropes around the necks of male suspects during the evacuation. Hands of the women (who sometines carry weapons) were tied behind their backs. --- Image by © Bettmann/CORBIS.


Để thực hiện chiến dịch có quy mô chiến thuật này, người ta phân bổ một số phương tiện chiến tranh và lực lượng đáng kể từ tất cả các quân binh chủng thuộc lực lượng vũ trang. Lục quân tham gia chiến dịch có năm tiểu đoàn của sư đoàn bộ binh Mỹ số 23 "Americal" (các tiểu đoàn của trung đoàn bộ binh 46 thuộc lữ đoàn bộ binh nhẹ 198 sư đoàn bộ binh Mỹ số 23, máy bay trực thăng của sư đoàn kỵ binh bay số 1) và hai tiểu đoàn của sư đoàn bộ binh 2 quân đội Nam Việt Nam. Thủy quân lục chiến có hai tiểu đoàn tăng cường tổng cộng 4.000 người (tiểu đoàn 2 và 3 thuộc trung đoàn 26 TQLC Mỹ).
.........
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Năm, 2012, 12:54:47 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #28 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 09:28:44 pm »

(tiếp)


USS Tripoli LPH-10, Iwo-Jima class amphibious assault ship. Không rõ địa điểm và thời gian (navsource.org).

Yểm trợ hỏa lực có 10 tàu pháo cối cao tốc [160], thiết giáp hạm USS "New Jersey", tuần dương hạm hạng nặng USS "Newport News", 6 khu trục hạm và các tàu chiến khác. Những lực lượng này hợp thành hai biên đội pháo hạm yểm hỗ trợ.

Nhiệm vụ đổ bộ TQLC được thực hiện bởi hai nhóm tác chiến thủy bộ (76.4 và 76.5). Trong mỗi nhóm có một tàu sân bay trực thăng đổ bộ (USS "Tripoli" và USS "Okinawa") và các loại tàu đổ bộ khác nhau.

Yểm hộ từ trên không do các máy bay không lực Mỹ và không đoàn 1 TQLC, có căn cứ ở Chu Lai, cũng như các máy bay hải quân trên các tàu sân bay xung kích "Coral Sea" và "Hancock".


Bản đồ mũi Ba Làng An tỉnh Quảng Ngãi trong một chiến dịch khác của quân đội Mỹ: chiến dịch Piranha tháng 9 năm 1965 với lực lượng của trung đoàn 7 và trung đoàn 3 TQLC Mỹ làm chủ lực.


Lính trung đoàn 7 TQLC Mỹ đổ bộ lên mũi Ba Làng An năm 1965. Ảnh Paul Schutzer, tạp chí Life.
.........
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Năm, 2012, 09:51:25 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #29 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 11:08:50 pm »

(tiếp)


USS Okinawa (LPH-3) cơ động trong đội hình Yankee Station ngoài khơi bờ biển Việt Nam, khoảng tháng 5/6 năm 1972. Các trực thăng trên boong tàu Okinawa thuộc phi đoàn HMM-164 TQLC (Marine Medium Helicopter Squadron HMM-164). Ảnh chụp từ tàu St. Louis (LKA-116) - (nguồn: navsource.org).

Cuộc đổ bộ TQLC được lên kế hoạch thi hành lúc bình minh, ngay sau khi màn hỏa lực trực tiếp bắn chuẩn bị. Để đảm bảo tính bất ngờ người Mỹ từ chối việc bắn dọn bãi chuẩn bị trước.

Việc triển khai lực lượng được thực hiện với tính toán sao cho tập kết đến khu vực đổ bộ 2 giờ trước khi bình minh. Chiều dài của các lộ trình cho phép hoàn thành chuyển quân vào thời gian đêm tối trong ngày.

Chiến dịch "Bold Mariner" bắt đầu lúc bình minh ngày 13 tháng 1 với màn bắn pháo chuẩn bị và máy bay oanh tạc. Các hạm tàu yểm trợ pháo binh bắn phá dọn bãi đổ bộ của TQLC, còn máy bay cường kích trên hạm ném bom các vị trí nghi ngờ thuộc quân giải phóng. Sau khi chấm dứt màn chuẩn bị hỏa lực, một đại đội thủy quân lục chiến dùng phương tiện đổ bộ đường biển đổ xuống bờ biển phía bắc bán đảo Ba Làng An. Đồng thời tại khu yết hầu của bán đảo,  hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến được các máy bay trực thăng không vận đổ xuống. Khu đáp của quân đổ bộ đường không nằm cách bờ biển từ 10-12 km. Đợt đổ quân đầu tiên là 20 - 30 máy bay trực thăng, đợt tiếp theo gồm 12 - 18 chiếc. Giãn cách các đợt cất cánh của máy bay trực thăng vào khoảng 2 phút, sau đó các máy bay trực thăng tiếp tục bay vào khu vực hình thành các đợt đổ quân (4 - 6 đại đội trên một tàu sân bay trực thăng). Khoảng thời gian giữa các đợt đổ bộ trực thăng kế tiếp [161] từ 5 - 10 phút. Đợt đổ quân cuối cùng gồm toàn bộ ban tham mưu tiểu đoàn.

Trước khi đợt đầu tiên hạ cánh đổ quân khoảng 3 - 5 phút là cuộc pháo kích dọn bãi. Thời điểm bắt đầu và kết thúc màn chuẩn bị bằng pháo binh được thỏa thuận với người chỉ huy cuộc đổ bộ bằng máy bay trực thăng.


USS New Jersey BB-62, Iowa-class battleship tại Nam Việt Nam năm 1969.
..........
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Năm, 2012, 12:44:38 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM