Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:58:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam 1964-1973  (Đọc 65885 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #10 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2012, 10:01:59 pm »

(tiếp)


Tấn công nhóm với các máy bay tiến vào mục tiêu từ nhiều hướng:
1- Độ hình chiến đấu chặt chẽ của các tiêm kích-ném bom; 2- Vòng ngoặt chuyển đội hình; 3- Biên mở rộng đội hình; 4- Máy bay chuyển tới tư thế bổ nhào sau vòng ngoặt hướng lên cao; 5- Khu vực sát thương mục tiêu của hỏa lực phòng không bảo vệ; 6- Mục tiêu. Sách "Không quân trong các cuộc xung đột cục bộ" - V.K. Babich, NXB Quân sự, Moskva, 1988.


Khi bay lượn tấn công mục tiêu có hỏa lực phòng không mạnh, các hoạt động nghi binh đóng vai trò lớn. Đôi khi đến một nửa số máy bay được phân vào thành phần các tốp nghi binh. Các tốp này từ trên các độ cao trung bình và lớn làm động tác giả tấn công theo các hướng khác nhau, và vì vậy thu hút về mình các cú phóng tên lửa phòng không, thực hiện thao tác cơ động tránh tên lửa và thoát ra khỏi mục tiêu theo đường bay (an toàn) đã được trinh sát trước. Trong khi đó, tốp công kích tiếp cận mục tiêu ở các độ cao thấp và từ các hướng khác nhau. Thường các máy bay tốp tấn công tiến hành tiếp cận mục tiêu ở độ cao rất thấp, triệt để lợi dụng sự mấp mô của địa hình địa vật để tạo bất ngờ.


Thủ đoạn "xuất hiện bất ngờ":
1- Biên đội tiêm kích-ném bom trong khu chờ; 2- Hạ thấp độ cao lần lượt; 3- Bay tới mục tiêu theo đội hình giãn cách 2 phút bay; 4- Thao tác cơ động chiến đấu "lộn qua vai"; 5- Kết thúc, thoát khỏi công kích.



Công kích nhóm từ vòng ngoặt tác chiến:
а- Tiến vào mục tiêu trên một hướng; б- Tản đội hình thành "hình quạt" (bàn tay xòe); 1- Biên đội tiêm kích-ném bom trong đội hình chặt chẽ; 2- Tiến tới điểm bắt đầu cơ động; 3- Vòng ngoặt tác chiến; 4- Bổ nhào trong cung kín đối với tầm quét mục tiêu của hỏa lực phòng không.


Để tăng hiệu quả của các cuộc tấn công, có các tốp đặc biệt gây nhiễu chủ động và thụ động, cũng như tấn công hệ thống phòng không của VNDCCH. Nhiễu chủ động (tích cực) là nhiễu ồn tác động (máy ngắm, điều khiển hỏa lực), là tín hiệu điều chế biên độ, hồi đáp xung (hướng theo tầm và tọa độ góc). Nhiễu thụ động (tiêu cực) sử dụng các lưỡng cực phản xạ làm từ các lá nhôm (kích thước từ 2,5 đến 1200 cm), sợi thủy tinh, các bẫy và đĩa mạ kim loại (đường kính đến 30 cm).


Tác chiến điện tử khi máy bay Mỹ không kích các mục tiêu trên lãnh thổ VNDCCH.
Chú thích từ trên xuống dưới - từ phải sang trái:
- Các tốp nghi binh thu hút;
- Các tốp tấn công;
- Đường biên khu vực radar phát hiện được mục tiêu trên không;
- EC-121A hoặc EB-66 trinh sát các trận địa TLPK và PPK một ngày trước khi không kích;
- EC-121A hoặc EB-66 gây nhiễu các trạm radar PK 10-15 phút trước khi các tốp không kích bay vào;
- Đường biên khu vực sát thương của TLPK VNDCCH;
- EB-66 - Tốp chế áp TLPK và radar PK.


     
Trái: Màn hiển thị radar cảnh báo sớm SAM (TLPK) đời đầu phiên bản 1966 AN/APR-25 trên các bảng điều khiển nằm trong buồng lái các máy bay Mỹ (F-4J). Phải: F-4S Electronic Counter Measures (ECM) warning lights assembly: băng đèn đỏ báo hiệu SAM.
........
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2012, 09:03:00 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #11 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2012, 04:43:28 pm »

(tiếp)


Sơ đồ cấu tạo tên lửa chống bức xạ radar loại "không-đối-đất", trích từ "Авиационные противорадиолокационные управляемые ракеты" - Подполковник-инженер И. Радомиров - Зарубежное военное обозрение, 1976, №8, с. 54-60 (pentagonus.ru) :
1- Bầu chụp khí động đầu tự dẫn; 2- Anten; 3- Bộ khuếch đại đầu tự dẫn; 4- bộ phận tác chiến (đầu đạn); 5- Đế cánh; 6- Tầng động cơ hành trình; 7- Bánh lái; 8- Dẫn động bánh lái; 9- Tầng động cơ khởi động; 10-   Ngòi nổ; 11- Thuốc nổ của đầu đạn tác chiến; 12- Nguồn nuôi; 13- Thiết bị thu của đầu tự dẫn.

Рис. 1. Компоновочная схема противорадиолокационной управляемой ранеты класса "воздух- земля": 1 - обтекатель головки самонаведения; 2 - антенна; 3 - усилитель головки самонаведения; 4 - боевая часть; 5 - консоль крыла; 6 - маршевая ступень двигателя; 7 - руль; в - привод руля; 9 - стартовая ступень двигателя; 10 - взрыватель; 11 - ВВ боевой части; 12 - источник питания; 13 - приемник головни самонаведения.



Đồ thị đặc tính hướng của anten (а) và sơ đồ khối đầu tự dẫn với hình nón quét (б):
1- Chùm tia định hướng ; 2- Búp sóng chính của đồ thị định hướng của anten; 3- Anten; 4- Vùng quét; 5- Tín hiệu từ trạm radar mặt đất - mục tiêu; 6- Máy phát tín hiệu tham chiếu; 7- Tín hiệu tham chiếu góc vị trí (góc tà); 8- Tín hiệu tham chiếu góc phương vị; 10- Điện áp chênh; 11 và 12- các bộ phát hiện sai số góc về góc tà và góc phương vị.

Рис. 2. Диаграмма направленности антенны (а) и блок-схема головки самонаведении с коническим сканированием (б): 1 - равно-сигнальное направление; 2 - основной лепесток диаграммы направленности антенны; 3 - антенна головки самонаведения; 4 - зона обзора: 5 - сигналы от РЛС-цели; б - генератор опорных сигналов; 7 - опорный сигнал по углу места; 8 - опорный сигнал по азимуту; 9 - канал приема сигналов от цели; 10 - напряжение рассогласования; 11 и 12 - детекторы угловых ошибок по углу места и азимуту.



Đồ thị đặc tính hướng của anten (а) và sơ đồ khối đầu tự dẫn với hình nón quét và phương pháp thu đa xung (б):
1- Chùm tia định hướng; 2- Bốn búp sóng chính đồ thị định hướng anten; 3- Anten; 4- Vùng quét; 5- Tín hiệu từ trạm radar mặt đất - mục tiêu; 6- Sơ đồ cộng tổng; 7 và 8- Các kênh theo góc tà và góc phương vị; 9 và 10- Các bộ phát hiện sai số về góc tà và góc phương vị; 11 và 12- Các tín hiệu saii số về góc tà và góc phương vị.

Рис. 3. Диаграмма направленности антенны (а) и блок-схема головки самонаведения с моноимпульсным приемом |б): 1 - равносигнальное направление; 2 - четыре основных лепестка диаграммы направленности антенны; 3 - антенна; 4 - зона обзора; 5 - сигналы от РЛС-цели; б - схема суммирования; 7 и 8 - каналы по углу места и азимуту: 9 и 10 - детекторы угловых ошибок по углу места и азимуту; 11 и 12 - сигналы ошибок по углу места и азимуту.



Sơ đồ chức năng và nguyên lý làm việc ngòi nổ không tiếp xúc của tên lửa chống bức xạ radar:
1- Radar mặt đất-mục tiêu; 2- Búp sóng đồ thị đặc tính hướng của anten trạm radar mặt đất-mục tiêu; 3- Anten ngòi nổ; 4- Anten đầu tự dẫn; 5- máy thu đầu tự dẫn; 6- Sơ đồ so sánh; 7- Tín hiệu sang mở bảo hiểm ngòi nổ; 8- Ngòi nổ.

Рис. 4. Функциональная схема и принцип работы неконтактного взрывателя противорадиолокационной ракеты: 1 - РЛС-цель; 2 - лепесток диаграммы направленности антенны РЛС-цели; 3 - антенна взрывателя 4 - антенн" головки самонаведения; 5 - приемник головки самонаведения; б - схема сравнения; 7 - сигнал на срабатывание взрывателя; 8 - взрыватель.


Các tốp cường kích hải quân tấn công vào các đối tượng hỏa lực phòng không bằng các cú phóng tên lửa "Shrike" đơn độc hoặc theo loạt. Tên lửa phóng ra khi bay bổ nhào hoặc bay bằng, và hiếm hoi hơn là khi bay ngóc lên. Khi tấn công lúc máy bay bổ nhào, tên lửa được phóng theo cánh sóng radar đang làm việc từ độ cao 1500 - 2000 m tại góc bổ nhào 15 - 30 ° (giới hạn tầm xa tối đa phóng khoảng 45 km và tối thiểu 12 km). Sau khi phóng tên lửa máy bay  tiếp tục bay cùng hướng trong khoảng 10-15 giây, dẫn tên lửa tới mục tiêu. Khi tấn công từ [138] tư thế bay ngóc lên, máy bay thoát ly mục tiêu từ độ cao 500 - 1500 m, còn tiếp theo lấy độ cao gấp và từ khoảng cách 24 - 25 km thực hiện phóng tên lửa. [139]


Một tốp 2 chiếc U.S. Navy Douglas A-7B Corsair II phi đoàn cường kích VA-25 (Attack squadron VA-25 Fist of the Fleet) trong thời gian thực thi phi vụ "Bàn tay sắt" (Ironhand mission) trên không phận miền Bắc Việt Nam năm 1969. VA-25 thuộc không đoàn cường kích 16 (Attack Carrier Air Wing 16 (CVW-16)) đóng trên tàu sân bay USS Ticonderoga (CVA-14) triển khai tham chiến tại Việt Nam từ ngày 1 tháng 2 tới 18 tháng 9 năm 1969. Cả hai chiếc A-7B này đều trang bị bom Mk 82 và tên lửa chống radar "Shrike" (AGM-45 Shrike anti-radiation missiles). Trích từ sách của Robert L. Lawson (ed.): The History of US Naval Air Power. The Military Press, New York (USA), 1985. (Dẫn lại theo en.viki).


A-4 Skyhawk phóng tên lửa chống radar "Shrike" AGM-45.


Một phương án tấn công đài radar đối phương, sử dụng tên lửa chống radar (противорадиолокационной ракеты - ПРР):
1- Cơ động nghi binh của chiếc máy bay phối hợp cùng chiếc mang tên lửa chống radar; 2- Máy bay mang tên lửa chống bức xạ radar tiến vào khu vực phát xạ của đài radar; 3- Tạo nhiễu hồi đáp-xung; 4- Phóng tên lửa chống radar và ngoặt ra khỏi mục tiêu; 5- Hành trình tự dẫn của tên lửa chống radar bay tới trạm radar; 6- Trạm radar PK - mục tiêu; 7- Khu vực sát thương của TLPK; 8- Khu vực trạm radar PK phát hiện được mục tiêu.

........
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2012, 01:13:15 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #12 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2012, 08:04:33 pm »

(tiếp)

Trình tự đội hình tác chiến, theo quy định, gồm năm nhóm: nhóm tấn công, thanh lọc bầu trời, chế áp tên lửa phòng không có điều khiển, chế áp pháo phòng không [140], yểm trợ. Giãn cách giữa các nhóm thay đổi từ 4800 đến 9000 m, còn giữa các máy bay - từ 150 đến 400 m.


Đội hình các máy bay cất hạ cánh trên hạm khi tấn công các mục tiêu mặt đất. Năm 1967.
Chú thích tiếng Nga từ trái sang phải:
- Nhóm yểm hộ quần vòng trên mục tiêu;
- Nhóm hộ tống khi tấn công;
- Nhóm tấn công;
- Nhóm hộ tống khi trở về.



Đội hình thể hiện trình tự chiến đấu của máy bay cất hạ cánh trên tàu sân bay khi tấn công các mục tiêu mặt đất. Năm 1968.

Khi tấn công các mục tiêu quan trọng, các đường bay công kích thực hành theo mô hình các làn sóng, với giãn cách thời gian từ 10 phút trở lên. Trong điều kiện có mây dày đặc, các cuộc tấn công do những nhóm nhỏ tiến hành từ sau mây. Quá trình tiến vào mục tiêu và ném bom diễn ra với sự trợ giúp của “TACAN", cũng như theo mệnh lệnh của chiếc máy bay-chỉ huy, sau khi nó tiến vào mục tiêu bằng cách sử dụng thiết bị radar trên máy bay. Thiệt hại tăng lên buộc Bộ chỉ huy Mỹ phải chuyển hướng nhiều hơn sang hoạt động ban đêm. Nếu trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh, các chuyến bay đêm chỉ chiếm 20 - 30% tổng số chuyến bay thì đến cuối năm 1965 con số này đã tăng lên 60%. Đồng thời, có một xu hướng tăng dần tỷ trọng chiến đấu ban đêm: đầu năm 1965, tỷ lệ của nó đạt đến 18% tổng số các chuyến bay, trong năm 1967 - 35%, còn đến năm 1972 - 65%. Hoạt động ban đêm [141] hoặc diễn ra với một hai chiếc máy bay độc lập hoặc hoặc một tốp nhỏ. Việc thả bom được thực hiện chủ yếu khi bay bằng, hiếm hơn – khi bổ nhào. Trường hợp này các phi công thực hiện một lần tiến vào mục tiêu. Trong mọi trường hợp, các mục tiêu đều được chiếu xạ.

Kết quả khả quan hơn cả cho người Mỹ diễn ra vào năm 1967.  Trong năm đó, đã có khoảng 50.000 phi vụ được thực hiện, máy bay cất hạ cánh trên hạm đã tiêu diệt 955 mục tiêu và phá hủy 1086 cây cầu, 734 xe ô tô và 410 đầu máy và toa xe, đánh chìm khoảng 3.000 phương tiện nổi. Trong những năm khác, hoạt động của không quân hải quân không thành công được như vậy.

Bộ chỉ huy Mỹ thể hiện mối quan tâm nghiêm túc với việc cứu hộ kíp bay của các máy bay bị bắn rơi. Ngay từ lúc khởi đầu cuộc chiến, họ thành lập một đội công tác đặc biệt để tìm kiếm và cứu nạn (AP), đứng đầu là chuẩn đô đốc Reedy. Đội công tác này có hai nhóm tìm kiếm-cứu hộ, bao gồm máy bay cánh cố định, máy bay trực thăng và các tàu mặt nước. Một trong hai nhóm phục vụ trong khu vực "Yankees", nhóm kia - "Dixie" [142]

Trong thời gian diễn ra các phi vụ chiến đấu của máy bay cất hạ cánh trên tàu sân bay, các nhóm trên có thể tiến tới bờ càng gần càng tốt. Ngày 01 Tháng Bảy năm 1966 ba tàu phóng ngư lôi Bắc Việt Nam đã tấn công một trong những nhóm như vậy (tàu hộ vệ mang vũ khí tên lửa có điều khiển "Kunts" và tàu khu trục "Rogers") tại vị trí 55 dặm về phía đông nam cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, những tàu phóng lôi cao tốc này bị máy bay AEW "Hawkeye" phát hiện, sau đó với sự dẫn đường của nó, máy bay cường kích A-6A "Intruder" đã tấn công tiêu diệt những chiếc tàu cao tốc phóng lôi này. Hiệu quả của công tác tìm kiếm-cứu nạn thể hiện qua các con số sau đây: kể từ khi bắt đầu chiến sự cho đến tháng 10 năm 1966 tại Bắc Việt Nam đã có 269 phi công và thành viên kíp bay bị bắn rơi (cả của Hải quân và Không quân), trong đó 103 người được cứu thoát, 75 chết, 46 bị bắt, và số còn lại (45) vẫn đang mất tích. Nhìn chung, 90% các phi công nhảy dù trên biển được cứu thoát.


Sơ đồ hoạt động của máy bay Mỹ khi cứu nạn phi công của họ bị bắn rơi trên lãnh thổ VNDCCH.
Chú thích các ô chữ nhật ghi chú tiếng Nga theo chiều từ trên xuống, từ giữa ra, từ phải sang trái trên sơ đồ, số thứ tự dưới đây không có ý nghĩa gì về mặt trình tự thời gian của các sự kiện:

1. Tàu sân bay, sau khi xác định được tọa độ phát tín hiệu xin cứu nạn từ máy phát của phi công bị bắn rơi thì cho xuất kích các máy bay tiêm kích làm nhiệm vụ yểm trợ bảo vệ phi vụ cứu phi công.
2. Máy bay tiêm kích yểm trợ dùng hỏa lực tạo lưới lửa ngăn cách đường tiếp cận tới khu vưc phi công đã tiếp đất.
3. Phi công sau khi tiếp đất sử dụng các phương tiện báo hiệu cá nhân sẵn có để phát tín hiệu cấp cứu.
4. Khu chờ của các trực thăng cứu nạn ở ngoài khơi bờ biển VNDCCH.
5. Khu chờ của các trực thăng cứu nạn trên lãnh thổ Lào gần biên giới VNDCCH.
6. Tàu có radar-thu tín hiệu cấp cứu trực chiến trên boong, xác định phương vị và chuyển thông tin phương vị đó sang tàu sân bay.
7. Máy phát tín hiệu cấp cứu của phi công được bật ngay sau khi dù mở.
8. Tiếp theo, trực thăng từ khu chờ bay vào dựa theo phương vị tín hiệu cấp cứu.



USS Sterett (DLG-31, CG-31), Belknap-class cruiser. Tàu được trang bị các radar kiểm soát không lưu AN/SPS-48E, AN/SPS-49, có 1 trực thăng LAMPS Kaman SH-2 Seasprite và trong chiến tranh Việt Nam thường đóng vai trò các trạm PIRAZ (Positive Identification RADAR Advisory Zone), tàu tìm kiếm cứu nạn phi công trên biển (SAR - Sea Air Rescue) và yểm trợ hỏa lực (SSS - Strike Support Ship).
........
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2012, 12:45:10 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #13 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2012, 10:25:25 pm »

(tiếp)

Trong thời gian chiến tranh Việt Nam trên tàu sân bay Mỹ do xử lý đạn dược bất cẩn đã gây ra tai nạn hàng không cụ thể là 19 vụ cháy lớn và trung bình và 32 vụ cháy nhỏ. Đồng thời phá hủy 60 máy bay và làm hư hại nặng 80 chiếc khác.


"Oriskany" đang cháy, vụ cháy giết chết 44 thủy thủ Mỹ, ngày 26 tháng 10 năm 1966, ảnh của Naval History Center (en.viki).

Vụ hỏa hoạn đầu tiên xảy ra sáng ngày 26 tháng 10 năm 1966 trên "Oriskany" tàu sân bay trong thời gian chuẩn bị cho các máy bay cất cánh làm nhiệm vụ chiến đấu. Do sơ suất trong việc sử dụng pháo sáng magiê, nên đã để xảy ra vụ cháy pháo sáng {14}. Trong thời gian rất ngắn, ngọn lửa trùm lên phần mũi của nhà chứa máy bay và các phòng lân cận. Mối nguy hiểm đe dọa phát nổ đạn dược và oxy lỏng bùng lên. Đám cháy được dập tắt trong vòng 8 giờ sau khi phát. Trong thời gian chữa cháy 44 người bị chết, bốn máy bay cường kích "Skyhawk" bị hư hại, và 2 máy bay tiếp tục cháy âm ỉ. Thiệt hại nghiêm trọng thuộc về phần mũi của nhà chứa máy bay và các phòng lân cận, máy phóng, thang nâng và thiết bị điện [143] của tàu chở máy bay. Trong lúc dập tắt đám cháy trên chiếc tàu sân bay, đã phải quẳng hàng tấn bom và đạn dược khác xuống biển.


USS Franklin D. Roosevelt (CVA-42) đang di chuyển trong Vịnh Bắc Bộ trong thời gian tham chiến tại Việt Nam, 19 tháng 10 năm 1966. Một trực thăng UH-2 Seasprite đang bay bên trái. (Photographed by PH1 Hendricks. Official U.S. Navy Photograph. Photo # USN 1120428 - navsource.org).

Một vài ngày sau hỏa hoạn lại bùng lên trên tàu sân bay xung kích "Franklin D. Roosevelt". Cuộc chiến đấu chữa cháy bắt đầu mau lẹ và rất tích cực. Ngọn lửa bị dập tắt sau 15 phút. chỉ vì nó phát sinh trong khi tiếp nhận nhiên liệu và tất cả các phương tiện dùng dập lửa đang ở trong trạng thái sẵn sàng cao.


Vụ cháy trên tàu sân bay "Forrestal". Ngày 29 tháng 7 năm 1967.

Thảm họa lớn nhất trong toàn bộ lịch sử sau chiến tranh của Hải quân Mỹ xảy ra trên tàu sân bay "Forrestal" vào ngày 29 tháng 7  năm 1967. Đám cháy xảy ra khi người ta đang làm công tác chuẩn bị cất cánh cho một nhóm gồm 12 chiếc cường kích A-4 "Skyhawk", 7 tiêm kích F-4 "Con Ma" và 2 chiếc trinh sát RA-5C “Vigilance” trên sàn đáp. Nguyên nhân theo tuyên bố của ủy ban đặc biệt điều tra vụ tai nạn, là việc tháo thiết bị bảo an cho (rocket) tên lửa không điều khiển "Zuni" 127 mm, treo dưới cánh của một chiếc F-4 "Phantom". Rocket "Zuni" phóng ra trúng thùng chứa nhiên liệu dưới cánh của chiếc A-4 "Skyhawk" đứng phía trước và phát nổ. Nhiên liệu tràn ra trên boong tàu sân bay đã bén lửa bùng lên tức khắc. Nhóm cứu nạn ngay lập tức bắt tay vào dập đám cháy.


Trích lưu trữ tàu sân bay Mỹ: Khu trục hạm USS Rupertus (DD-851), được chuẩn đô đốc Harvey P. Lanham chỉ huy, cơ động tàu của ông ta đến cách USS Forrestal (CVA-59) một khoảng 20 feet để các vòi chữa cháy có thể phun nước một cách hiệu quả sang tàu sân bay. Hơn 130 người trong thủy thủ đoàn tàu sân bay Mỹ bị giết trong vụ hỏa hoạn ngày 29-7-1967 (29 July 1967) gần bờ biển Việt Nam. U.S. Navy photograph (en.viki).
..........
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2012, 11:21:08 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #14 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2012, 02:00:02 am »

(tiếp)

Các máy bay đã chuẩn bị sẵn sàng cất cánh trên tàu sân bay và đạn dược dành cho chúng được quẳng hết xuống biển. Đến trợ giúp “Forrestal” có các tàu sân bay "Oriskany", "Bon Homme Richard" và các khu trục hạm hộ tống "Mackenzie", "Rupertus". Các thuyền trưởng tàu khu trục, mặc dù bom và tên lửa đang nổ đã tiếp cận "Forrestal" rất gần và đưa sang đó hơn hai chục vòi nước cực mạnh để chữa cháy.

Do sự chậm trễ trong việc đóng kín các phòng, khói nhanh chóng lan rộng ra khắp tàu sân bay, và sau đó ngọn lửa bắt đầu thâm nhập vào các phòng bên trong. Cuộc đấu tranh sinh tồn cho tàu sân bay diễn ra mất hơn 18 giờ. Khi đám cháy được dập tắt, dường như "Forrestal" vừa ra khỏi một cuộc chiến khủng khiếp. Trong số 10 sàn, đã có 6 sàn bị hư hỏng. Do các vụ nổ bom mà trong sàn đáp bọc thép hình thành nên bảy lỗ thủng có đường kính lên đến 7 m [144] mỗi lỗ. Hậu quả đám cháy trên  "Forrestal" là 29 máy bay bị đốt cháy, 42 máy bay bị thương nặng. Thủy thủ đoàn mất 132 người thiệt mạng, 64 người bị bỏng và bị thương. Thiệt hại do hỏa hoạn ước tính khoảng 135 triệu USD.

Việc sửa chữa phục hồi "Forrestal" mất gần một năm. Những lý do chính dẫn đến chữa cháy không thành công là hiệu quả thấp của thiết bị chữa cháy, đội ngũ nhân viên được huấn luyện kém và thiếu một tổ chức minh bạch rõ ràng lãnh đạo cuộc đấu tranh sinh tồn. Đô đốc Russell nhận xét không phải không có cơ sở: "Trong những năm qua, chúng tôi đã đánh mất trên quy mô đáng kể khả năng đấu tranh chống những vụ hỏa hoạn lớn".


USS Higbee DD-806 sau khi trúng bom từ Mig-17 của phi công Lê Xuân Dị (biên đội Lê Xuân Dị-Nguyễn Văn Bảy B) thuộc trung đoàn không quân tiêm kích Yên Thế ngày 19 tháng 4 năm 1972 ngoài khơi Đồng Hới, Quảng Bình (mycity-military.com).

Liên quan đến tai nạn trên tàu sân bay, nảy sinh nhiều vấn đề với các chuyên gia đấu tranh sinh tồn. Kết luận rút ra là các phương tiện chống cháy có hiệu quả thấp và mức độ nguy hiểm về cháy nổ của các tàu sân bay khá cao. Vào cuối năm 1967, trên tàu sân bay đã trang bị hệ thống dựa trên một khung xe tự hành, trên đó lắp đặt bồn chứa 180 kg bột khô "Purple-K" kháng cháy và bình chứa dung tích 190 lít, chứa đầy "nước nhẹ" 6%. Khi thử nghiệm hệ thống này, nhiên liệu máy bay bị đốt cháy trên một diện tích 50 m2 được dập tắt chỉ trong vòng 21 giây.

Mặc dù thực tế là Hải quân Mỹ hoạt động gần như không gặp sự kháng cự, nhưng họ vẫn không thành công trong việc tránh tổn thất. Các tàu chiến rất thường xuyên chịu hỏa lực của các đại đội pháo bờ biển. Ví như chỉ trong năm 1972 họ đã phải hứng chịu hơn 80 phát đạn pháo và bom, bao gồm cả tàu tuần dương hạng nhẹ "Oklahoma City" và "Boston", các tàu khu trục "Higbee" và "Hanson" bị thương nặng, hai tàu pháo cao tốc bị đánh chìm. Trên mỗi tàu chiến đều có thủy thủ thiệt mạng và bị thương.



Một trang báo Mỹ nói về sự kiện tàu chiến hạm đội 7 Mỹ pháo kích Hải Phòng trước khi rải thủy lôi năm 1972. Vết đạn rocket bắn trúng USS Hanson khi con tàu này tham gia pháo kích Hải Phòng và các tỉnh miền trung Bắc Việt Nam tháng 5, 6 năm 1972 (en.viki).

Do khuyết điểm trong tổ chức công tác nhận dạng địch - ta, người Mỹ còn bị tấn công bởi chính lực lượng của họ. Ví dụ, ngày 15 tháng Sáu năm 1968 các máy bay cường kích hạm còn dùng tên lửa tấn công các tàu chiến của mình khi những tàu đó đang pháo kích vào bờ biển. Kết quả là cả hai tàu chiến cruiser "Boston", [145] tàu khu trục Úc "Hobart" đều bị thương, và hai tàu tuần tra cao tốc kiểu "Swift" PCF-12 và PCF-19 bị đánh chìm.


Tuần dương hạm USS Canberra CA-70/CG-2 trong một đợt pháo kích ban đêm bắn phá hoại giao thông trên bờ ở ngoài khơi bờ biển gần khu phi quân sự miền Bắc Việt Nam tháng 3 năm 1967 (chiến dịch Sea Dragon của hải quân Mỹ), trong đợt hoạt động này USS Canberra trúng hai phát đạn pháo của đại đội 8 pháo bờ biển tỉnh đội Quảng Bình ngày 2 tháng 3 năm 1967 (en.viki).

Ngày 6 tháng 4 năm 1967 thủy thủ Doug Hegdahl (E-2 Seaman Apprentice) trên tàu USS Canberra bị sóng xung kích vụ nổ ụ pháo 5" thổi rơi xuống biển ở vị trí cách bờ khoảng 3 dặm và hôm sau được ngư dân Quảng Bình vớt, đưa về đất liền trở thành khách của Hanoi Hilton. Doug Hegdahl cùng 2 tù binh Mỹ khác được Nhà nước VNDCCH phóng thích ngày 5 tháng 8 năm 1969. Ảnh trong trại giam do các nhà làm phim CHDC Đức chụp khi làm phim "Phi công trong bộ quần áo ngủ" (talesofseasia.com).
..........
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2012, 06:36:06 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #15 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2012, 12:35:20 pm »

(tiếp)

Năm 1972, các máy bay cường kích hạm trên tàu sân bay còn sử dụng tên lửa chống radar "Shrike" tấn công khu trục hạm hạng nhẹ trang bị tên lửa có điều khiển "Worden” (CG-18). Tên lửa phát nổ ở độ cao 25-30 m trực tiếp ngay trên boong tàu. Mảnh vỡ của đầu đạn và thân tên lửa vương vãi đầy trên tàu. Thiết bị bảo vệ ngắn mạch trên con tàu đã hoạt động. Hầu hết các thiết bị và cơ cấu bị ngắt nguồn. Con tàu bất lực trôi dạt về phía bờ khoảng nửa giờ. Khi "Worden" được khởi động lại, khả năng chiến đấu của nó, theo đánh giá của thuyền trưởng, giảm khoảng 60% so với đề án quy định và chỉ có thể được khôi phục hoàn toàn khi sửa chữa dài ngày tại nhà máy đóng tàu.


USS Worden CG-18, Leahy-class cruiser, trúng 2 phát tên lửa AGM-45 từ một chiếc Phantom Wild Weasel trong biên đội yểm trợ ngày 15 tháng 4 năm 1972 trong vịnh Bắc Bộ khi con tàu này đang làm nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay Coral Sea CVA-43.


Các boong thượng của tàu bị các mảnh đạn nhỏ nhất chụp xuống, nhưng phần thấp hơn của boong thượng liên tục không bị dính mảnh nào. Độ kín nước của vỏ bền không bị phá hủy. Tuy nhiên gần như toàn bộ anten tê liệt, các ống dẫn sóng và đường cáp hư hỏng nặng. Hóa ra chính là các đường cáp xếp chồng lên nhau tại những vị trí hở đã bị hư hại. Các nhà đóng tàu tính rằng điều đó sẽ không làm giảm tính ổn định tác chiến của con tàu. Các mảnh đạn tên lửa đã gây ra không ít thiệt hại cho các thiết bị hàng hải trên tàu, khi nó văng vào các trung tâm thông tin chiến đấu và cầu điều hướng đài chỉ huy. Sau khi thu thập lại tất cả các mảnh vỡ, người ta mới té ngửa ra rằng 2/3 số đó là mảnh nhôm của bản thân con tàu, vốn được sử dụng như loại vật liệu phổ biến nhất trong ngành đóng tàu. Trước các nhà thiết kế đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan: hy sinh điều gì - sự ổn định của con tàu, hay bố trí lại vũ khí trên các boong thượng. Họ dừng lại ở vấn đề sau cùng, nhưng để giảm tải cho cấu trúc thân tàu, người ta quyết định áp dụng hợp kim nhẹ ở mọi nơi.

Vụ việc với USS "Worden" CG-18 gieo mối nghi ngờ về việc sử dụng nhôm. Nhưng trước khi cuộc xung đột Falklands năm 1982 xảy ra, mọi việc vẫn còn theo cách cũ. [146]

Cũng như trong chiến tranh Triều Tiên, khi tiêu diệt các mục tiêu mặt đất Không lực Hoa Kỳ đã hoạt động phối hợp cùng các pháo hạm. Những mục tiêu bị tấn công nằm cách bờ biển khoảng 20 km. Từ tháng 2 năm 1967 để giải quyết nhiệm vụ này, người Mỹ đã thành lập nhóm đặc nhiệm pháo hạm OG 70.8. Việc phối hợp hoạt động giữa máy bay và tàu chiến được thực hiện bởi Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ. Khi thi hành nhiệm vụ hỏa lực, các chỉ huy biên đội luôn duy trì liên lạc vô tuyến thường xuyên với Trung tâm kiểm soát tình huống trên mặt nước của Lực lượng đặc nhiệm 77 và trung tâm phòng không của đơn vị này.


USS New Jersey BB-62 tại bờ biển Tuy Hòa, Nam Việt Nam, năm 1969 (bb62museum.org).

Việc bắn phá các mục tiêu trên bờ được tiến hành khi trời trong, tàu di chuyển ở tốc độ thấp hoặc đang ở trong chế độ thả trôi. Hầu hết các cuộc pháo kích tiến hành theo diện, ít khi có hỗ trợ chỉnh pháo từ trên không và cực hiếm - theo các trạm quan trắc pháo binh đổ bộ lên bờ chỉnh pháo. Tiêu thụ bình quân hàng tháng về đạn pháo tại một số thời điểm lên đến 6.000 phát bắn. Chẳng hạn, trong 120 ngày có mặt trực tiếp trong khu vực chiến đấu, thiết giáp hạm "New Jersey" đã thực hiện 434 trận pháo kích, bắn vào các mục tiêu 5688 viên đạn cỡ 406-mm và 13 nghìn viên đạn cỡ 127 mm. Mục tiêu bắn phá là các cầu, phà, bến cảng nhỏ, đường giao thông, v.v…. Để làm tê liệt một nhà ga đường sắt, trung bình tốn 500 viên trái phá, để phá hủy một cây cầu - 120 viên.


Đấu pháo với tàu chiến Mỹ, đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy, Quảng Bình.


USS Boston CA-69, Baltimore-class heavy cruiser, dưới hỏa lực pháo binh bờ biển Bắc Việt Nam bắn đuổi tàu chiến Mỹ năm 1967 (navsource.org).
.........
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2012, 06:34:41 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #16 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2012, 05:38:40 pm »

(tiếp)

Lính thủy tấn công bờ

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Bộ chỉ huy Mỹ, theo quy luật, đã đổ bộ các toán thủy quân lục chiến "đột kích" lên bờ làm nhiệm vụ trinh sát, biệt kích phá hoại, trả đũa, hoặc với các mục đích nghi binh phô trương thanh thế. Hầu hết các cuộc đổ bộ của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đều mang đặc điểm là các chiến dịch trả đũa tàn khốc chống lại những nhóm nhỏ người yêu nước Việt Nam, và trong một số trường hợp chúng chống lại cả những người dân thường yêu hòa bình. Tổng cộng có đến hơn 60 cuộc đổ bộ như vậy. [147]

Việc chuyển các đơn vị thủy quân lục chiến và thiết bị kỹ thuật từ các điểm đóng quân thường trú tới khu vực chiến sự bắt đầu từ tháng 3 năm 1965. Để vận chuyển quân và thiết bị đã sử dụng ba tàu đổ bộ-chở máy bay trực thăng (LHA - Landing Helicopter Assault; LPH - Landing Platform Helicopter), một tàu dok nổi-chở máy bay trực thăng (LHD - Landing Helicopter Dock), 15 tàu đổ bộ-dok nổi (Dock Landing Ship - LSD), 19 tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn (LST - Landing Ship Tank) và 26 tàu đổ bộ-vận tải (LPD). Một số đơn vị thủy quân lục chiến được chuyển sang đáp các máy bay vận tải quân sự. Việc bốc xếp thiết bị chiến tranh và quân đổ bộ tiến hành tại các hải cảng Long Beach và San Diego (Mỹ), Pearl Harbor (Hawaii), Yokosuka, Sasebo và Iwakuni (Nhật Bản), Naha và Buckner Bay (đảo Okinawa), Subic Bay (Philippines), Pusan và Inchon (Nam Triều Tiên). Thời gian bốc lên phương tiện vận chuyển một tiểu đoàn thủy quân lục chiến là 1 ngày đêm, một trung đoàn - 2 ngày đêm, một sư đoàn – từ 4-6 ngày đêm. Thời gian hạ tải các tàu đổ bộ và tàu vận tải tùy thuộc vào loại tàu và thường phải mất từ 6 đến 30 giờ.


Nhóm đổ bộ thuộc tiểu đoàn 3 lữ đoàn 9 TQLC Mỹ đổ bộ lên bãi biển phía bắc Đà Nẵng (RED Beach 2) ngày 8 tháng 3 năm 1965, sóng to làm cho việc đổ bộ kéo trễ 1 giờ. Tàu LPU 1476 đang đổ xe tăng lên bờ từ USS Vancouver (takingproud.us).


Lính TQLC Mỹ thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 3, sư đoàn TQLC số 3 đổ bộ từ máy bay C-130 của KQ Mỹ xuống sân bay Đà Nẵng ngày 8 tháng 3 năm 1965, toán này được không vận từ Okinawa tới. Một dàn hỏa tiễn HAWK chống máy bay đối phương bay thấp của TQLC Mỹ tại căn cứ KQ Đà Nẵng. Đại đội này tới Đà Nẵng tháng 2 năm 1965 (takingproud.us).

Bảng số lượng tàu đổ bộ và vận tải cần thiết để điều chuyển các đơn vị Thủy quân lục chiến trên những khoảng cách không gian xa


.........
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2012, 03:23:37 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #17 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2012, 12:14:05 pm »

(tiếp)


Bản đồ Đà Nẵng, mùa xuân 1965, có đánh dấu bãi đổ bộ đầu tiên của TQLC Mỹ.

Tàu đổ bộ và vận chuyển thực hiện chuyển các nhóm quân (2-6 đơn vị), không có hộ tống, trong trình tự phân tán [148]. Khoảng cách giữa tàu đổ bộ (tàu vận tải) đạt đến 50 dặm. Trên chuyến đi xuyên qua đại dương các binh sỹ thủy quân lục chiến nỗ lực tham gia huấn luyện chiến đấu. Chỉ huy các đơn vị TQLC nghiên cứu chiến trường tương lai và làm các bài tập chiến thuật theo kế hoạch đổ bộ TQLC của bộ tham mưu chiến thuật.

Dỡ tải tàu đổ bộ và tàu vận tải được tiến hành tại các cảng miền Nam Việt Nam: Đà Nẵng, Sài Gòn, Nha Trang, Cam Ranh, Quy Nhơn và Chu Lai. Đến cuối năm 1965 đã chuyển xong đến Việt Nam các sư đoàn TQLC 1 và 3 (1st and 3 rd Marine Division), không đoàn TQLC thứ nhất, cũng như các đơn vị yểm trợ và các bộ phận phục vụ, bảo dưỡng. Người Mỹ đã phát triển một bộ tiêu chuẩn cần thiết về số lượng các tàu chiến và tàu vận tải để chuyển tới các vùng sâu vùng xa một tiểu đoàn, trung đoàn và sư đoàn TQLC. Nói chung, những tiêu chuẩn này hầu như không khác biệt mấy so với những thứ đã có từ thời Thế chiến II.

Các tốp lính TQLC được đổ bộ từ các tàu đổ bộ và vận tải của đơn vị hành động 76 thuộc lực lượng TQLC.  Trong đơn vị này, có đến 30 lá cờ hiệu, trong đó có một tàu chỉ huy, 1-2 tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng, 1-2 tàu đổ bộ-dok nổi chở máy bay trực thăng, 2 – 3 tàu vận tải đổ bộ-dok nổi, 10-12 tàu đổ bộ chở xe tăng và 4 -8 tàu vận tải. Trong đơn vị hành động 76 thường hình thành hai nhóm tác chiến thủy bộ, cơ động ngoài khơi bờ biển Việt Nam (tại vĩ độ Đà Nẵng), sẵn sàng đổ bộ theo lệnh. Thành phần các nhóm này không phải bất biến. Thông thường, một nhóm tác chiến đổ bộ bao gồm 6 - 8 tàu đổ bộ và vận tải, trong đó có tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng, tàu dock đổ bộ chở máy bay trực thăng, tàu đổ bộ chở xe tăng, 1-2 tàu đổ bộ vận tải-dok nổi, và 2 - 3 tàu đổ bộ chở quân.


Các tàu thuộc nhóm sẵn sàng tác chiến thủy bộ của Hạm đội 7 Mỹ (The U.S. Navy 7th Fleet Amphibious Ready Group) đang thi hành nhiệm vụ tháng 3 năm 1965. Trên ảnh từ trái sang : USS Bexar (APA-237), USS Princeton (LPH-5), USS Thomaston (LSD-28), and USS O'Bannon (DD-450). Các máy bay lên thẳng Sikorsky UH-34D thuộc phi đoàn trực thăng vận tải hạng trung HMM-365 của TQLC Mỹ (Marine Medium Helicopter Transport Squadron HMM-365) đang bay trên đầu các con tàu trong khi thủy thủ trên tàu USS Princeton đang kẻ chữ ký hiệu tên nhóm "TG 76.5/79.5" (nhóm lực lượng đặc nhiệm 76.5/79.5) trên sàn đáp máy bay (en.viki).

Lực lượng đổ bộ được lấy từ thành phần đơn vị TQLC số 79, hình thành trên cơ sở binh đoàn TQLC viễn chinh số 3 (The III Marine Expeditionary Force - III MEF; III Marine Amphibious Corps - III MAF), một tổ chức chiến đấu [149] mà trong suốt cuộc chiến tranh này vẫn tương đối ổn định.Trong binh đoàn viễn chinh có sư đoàn TQLC 1 và 3, không đoàn TQLC thứ nhất (1st Marine Aicraft Wing), các đơn vị yểm trợ và hậu cần bảo trì. Binh đoàn có quân số lên đến 56 ngàn người. Vũ khí bao gồm 90 xe tăng, 36 bệ phóng TLPK có điều khiển "Hawk", hơn 450 khẩu pháo và súng cối. Không đoàn máy bay TQLC có 130 máy bay cánh cố định và 216 trực thăng.


Sơ đồ cấu trúc lực lượng đặc nhiệm (Marine Air-Ground Task Force (MAGTF)) TQLC Mỹ. Binh đoàn TQLC Viễn chinh Mỹ số 3 là một ví dụ cụ thể cho việc tổ chức lực lượng này của TQLC Mỹ (en.viki).


Một xe thiết giáp chống tăng M50 Ontos trang bị súng không giật 6 nòng M40 106 mm (M40 106 mm recoilless rifles) của một đơn vị TQLC Mỹ đang đi tìm vị trí phòng thủ trên bãi biển Chu Lai ngay sau khi được LCU đổ xuống từ USS Thomaston, tháng 6 năm 1965 (en.viki).

Để yểm trợ pháo binh, chống tàu ngầm, phòng không và chống thủy lôi cho lực lượng đổ bộ đã trưng tập các tàu của đơn vị hành động 70, trong thành phần của nó hình thành nên các nhóm nhiệm vụ chuyên sâu: nhóm 70.4 – nhóm tàu sân bay xung kích-truy tìm chống tàu ngầm (1 tàu sân bay, 2 tàu khu trục và 3 - 4 tàu tuần tra); 70.5 – nhóm rải và quét thủy lôi (6 - 8 tàu quét mìn); 70.8 – nhóm yểm trợ pháo binh (2-3 tuần dương hạm, 2 - 3 frigate mang tên lửa có điều khiển hoặc tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển, 7 - 8 tàu khu trục và tàu tuần tra, và 2 - 3 ngư lôi hạm). Tùy thuộc vào quy mô của các nhiệm vụ phải giải quyết mà nhóm tàu yểm trợ pháo binh tách ra làm 2-3 biên đội (70.8.5, 70.8.8, 70.8.9).

Yểm trợ đường không cho quân đổ bộ đường biển được giao cho các máy bay cường kích trên hạm thuộc lực lượng đặc nhiệm 77 và không đoàn máy bay TQLC (1st Marine Aircraft Wing).

Quyền chỉ huy chung các lực lượng trong các cuộc đổ bộ đường biển được thực thi bởi nhân vật ra mệnh lệnh đổ bộ. Trong hầu hết trường hợp, đó là người chỉ huy binh đoàn TQLC viễn chinh. Việc chỉ huy trực tiếp các lực lượng trong quá trình đổ bộ được giao cho người chỉ huy đơn vị đổ bộ hợp nhất, hoặc người chỉ huy nhóm tác chiến thủy bộ.
.........
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2012, 03:33:31 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2012, 03:23:13 am »

(tiếp)

Chiến dịch “StarLite” (17-24 tháng 8 năm 1965)

Vào đầu năm 1965 trên bán đảo Phước Thuận đã tập trung lực lượng cỡ một trung đoàn quân giải phóng, thực hiện có hệ thống các hoạt động phá hoại trên các tuyến đường bộ và đường sắt dẫn đến căn cứ không quân Mỹ Chu Lai. Để bảo vệ tuyến giao thông bộ của họ [150] Bộ chỉ huy Hoa Kỳ đã quyết định tiến hành một "chiến dịch" nhằm tảo thanh các lực lượng này.


Bản đồ chiến dịch "Starlite" (theo vi.viki).

Để chống lại một đội quân, chỉ trang bị vũ khí hạng nhẹ, người Mỹ đã dồn vào những lực lượng đáng kể. Trong quân số lính thủy đánh bộ tham chiến có nhóm đổ bộ cỡ trung trung đoàn, bao gồm ba tiểu đoàn TQLC tăng cường với tổng cộng hơn 5.000 người. Vũ khí gồm các xe tăng M48, các xe tăng phun lửa M-67 (M-67 zippo - a flamethrower tank variant of the M48 Patton tank), các đại đội pháo 155 mm và đại đội súng cối 106,7 mm. Nếu trước đây tuyến đầu tiên của nhóm tiểu đoàn đổ bộ thường có có 5 - 6 xe tăng bơi và 2 - 3 xe lội nước bọc thép vận chuyển, thì bây giờ người Mỹ từ chối sử dụng xe tăng bơi.


USS "Galveston" CLG-3, Cleveland class light cruiser, đang pháo kích các mục tiêu trên bờ tại Việt Nam năm 1965 (en.viki).

Đóng vai trò quan trọng là hỏa lực yểm trợ quân đổ bộ đường biển. Để phục vụ mục đích này, họ phân bổ một nhóm các tàu yểm trợ hỏa lực pháo hạm (tuần dương hạm hạng nhẹ mang tên lửa có điều khiển USS CG-3 "Galveston" và hai khu trục hạm USS Orleck DD-886 và USS Prichett DD-561). Đảm bảo đường không là nhiệm vụ của hai phi đội cường kích và ba phi đội tiêm kích (40 cường kích A-4 "Skyhawk" và 45 tiêm kích F-4 "Phantom"), cùng phi đội máy bay trực thăng vũ trang yểm trợ hỏa lực. Các máy bay đóng tại các căn cứ không quân Chu Lai và Đà Nẵng.


USS Orleck DD-886, Gearing-class destroyer, đang bắn phá các mục tiêu trên bờ, tàu ở tại vị trí cửa sông Sài Gòn đoạn gần Vũng Tàu, tháng 3 năm 1966 (Photo by J. L. Means, NPC K-31267-navsource.org).


USS Prichett DD-561, Fletcher-class destroyer, tại Midway trên đường tới tham chiến ở Triều Tiên năm 1953 (Harry Galbraith-navsource.org).
.......
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2012, 02:49:28 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2012, 06:51:27 pm »

(tiếp)


USS "Bayfield" APA-33 trong bước đầu sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam sau khi Pháp bại trận: tháng 9 năm 1954 trên đường từ Hải Phòng đi Sài Gòn (navsource.org).

Nhóm tác chiến thủy bộ (Amphibius Assault Group) gồm tàu đổ bộ chở quân USS APA-33 "Bayfield", tàu đổ bộ chở quân USS Talladega APA-208, tàu chở máy bay trực thăng đổ bộ USS "Iwo Jima" LPH-2, 2 tàu dok-vận tải LSD (USS Cabildo LSD-16 và USS Point Defiance LSD-31) và tàu đổ bộ chở xe tăng LST (USS Vemon County LST-1161). Hoạt động tác chiến của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ có tên mã "Chiến dịch Starlite". Việc chuẩn bị cho chuyến đổ bộ bắt đầu vào ngày 09 Tháng 8 và kéo dài 7 ngày. Theo ý đồ kế hoạch ban đầu sẽ đổ một đại đội thủy quân lục chiến lên bờ biển phía bắc bán đảo để tạo ra một trận địa hỏa lực tại một điểm cao thống trị toàn bộ địa hình trong vùng, đồng thời ngăn chặn bộ đội Việt Nam từ phía bắc. Sau đó, kế hoạch là đổ quân đường không bằng trực thăng và đường biển xuống vị trí yết hầu bán đảo nhằm mục đích xâm chiếm sâu vào khu du kích Việt Nam, cắt đứt các lối thoát hiểm có thể có về phía đường ô tô. Ở giai đoạn cuối cùng của "Operation Starlite" người Mỹ lên kế hoạch [151] dội hỏa lực khu vực và lùng sục khu vực đó.


USS Talladega APA-208 neo tại Nam Việt Nam, năm 1965.

Để đạt được bất ngờ chiến thuật người Mỹ từ chối dùng hỏa lực chuẩn bị trước khi tấn công. Các tuyến đường chuyển quân đổ bộ được lựa chọn và thời gian chuyển quân phải đáp ứng các yêu cầu giữ bí mật. Để tránh thu hút sự chú ý của các lực lượng yêu nước Việt Nam với sự chuẩn bị đổ bộ của thủy quân lục chiến, việc trinh sát được tiến hành trên một diện rộng.


USS Vemon County LST-1161 tại Chu Lai, 1965 (navsource.org).
.........
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2012, 03:05:56 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM