Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:29:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bình Định - Lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945-1975)  (Đọc 110799 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #90 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:11:37 pm »

*   *
*

Sau những thắng lợi vang dội đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất, phối hợp với chiến dịch đường 9 - bắc Quảng Trị, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 ra chỉ thị về chiến dịch Hè - Thu nhằm tiếp tục tiêu diệt quân Mỹ.

Không đạt được mục tiêu “tìm diệt” và “bình định” trong mùa khô thứ nhất, Mỹ tăng quân từ 20 vạn lên gần 40 vạn, mở phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai. Mục tiêu chủ yếu của cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai là miền Đông Nam Bộ. Ở chiến trường Khu 5, chúng chủ trương kìm thế công cho ta đánh lớn. Bình Định là một trong những tỉnh trọng điểm “bình định” của chúng.

Mỹ - ngụy ra sức đánh phá vùng giải phóng, vùng căn cứ và giáp ranh các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, tây Phù Cát, tây Vĩnh Thạnh… Chúng kết hợp đánh phá ác liệt với chiến tranh tâm lí, gián điệp, chiêu hồi, chiêu hàng, nhằm thực hiện một đợt xúc tát dân hết sức thâm độc và tàn bạo. Chúng dùng trực thăng xúc đi từng làng, từng xã, kết hợp với cày ủi, san bằng nhà cửa, vườn tược làm cho dân không thể quay lại sinh sống nơi làng cũ. Chúng lập vành đai trắng ở vùng giáp ranh và tổ chức những cuộc hành quân nhỏ nhưng dai dẳng ở các cửa khẩu vùng giáp ranh mà nhân dân gọi là “Mỹ lết”. Chúng nối lại được giao thông trên đường số 1, đường 19, lấn được một số xã thôn, nhất là ở phía nam tỉnh. Đặc biệt là chúng gây nhiều vụ tàn sát đẫm máu điển hình ở Tân Giảng (Tuy Phước) Bình An, Kiên Mỹ, Phú Lạc (Bình Khê). Chúng sát hại gần 600 đồng bào ta ở Kim Tài (An Nhơn), giết và làm bị thương 150 người ở Gò Quánh (Phù Cát). Hàng ngàn ngôi nhà bị thiêu hủy. Hàng ngàn trâu bò bị giết hại. Thủ đoạn càn quét hủy diệt man rợ của địch gây căm phẫn cực độ trong nhân dân, thôi thúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh xông lên quyết chiến với kẻ thù Mỹ - ngụy, trả thù cho đồng bào bị chúng sát hại.

Bước vào chiến dịch Hè - Thu, hướng hoạt động ban đầu của sư đoàn 3 là diệt quân Mỹ ở Vĩnh Thạnh nhưng do kế hoạch bị lộ, sư đoàn linh hoạt thay đổi phương án lật cánh xuống đánh cắt giao thông địch trên đường số 1 ở phía bắc Phù Mỹ, tây Phù Cát và tăng cường hoạt động giam chân Mỹ, ngụy ở Hoài Nhơn.

Lúc này những trận đánh ở bắc Hoài Nhơn vẫn diễn ra dữ dội giữa chủ lực, du kích với lữ đoàn 3 không vận Mỹ. Tám lần tiến công vào thôn Tường Sơn xã Hoài Sơn, quân Mỹ đều bị bộ đội và du kích đánh bật ra khỏi bìa làng. Chiến đấu đến tối, quân ta bí mật di chuyển sang xóm 2 Thành Sơn cách Tường Sơn ba ki-lô-mét. Sáng ra quân Mỹ kéo vào làng chỉ gặp hơn chục bà mẹ đứng bó dưới những ngôi nhà cháy, la liệt bò, heo bị địch bắn chết… Một cuộc đấu tranh chính trị mềm dẻo nhưng sắc sảo đã diễn ra. Qua tên thông ngôn, các mẹ tố cáo tội ác của chúng và đòi chúng bồi thường, không bắn pháo vào làng. Quân Mỹ phải chấp nhận. Đây là một trong những cuộc đấu tranh chính trị đầu tiên trực diện với quân chiến đấu Mỹ trên chiến trường Bình Định.

Quân Mỹ điều thêm bốn tiểu đoàn đến bao vây thôn Thành Sơn nhằm tóm gọn tiểu đoàn chủ lực của ta. Trận đánh không cân sức diễn ra suốt ngày. Tối đến, ta lại luồn phá vây, những thương binh nặng phải để lại trong làng. Sáng hôm sau, quân Mỹ mang theo chỉ điểm vào chó béc giê vào làng lùng sục. Cúng bắt hàng chục ông bà già đánh đập, tra khảo, nhưng không ai hé miệng. Trong lúc đó, các thương binh được đồng bào băng bó, chăm sóc dưới hầm bí mật. Nói sao hết được tấm tấm lòng đồng bào Thành Sơn đối với bộ đội. Sau đó cả 18 thương binh được đồng bào bằng nhiều các hợp pháp và không hợp pháp đưa về hậu cứ an toàn.

Giữa lúc quân Mỹ ra sức tìm kiếm chủ lực ta ở Hoài Sơn thì các chiến sĩ tiểu đoàn 9 cùng bộ đội huyện Hoài Nhơn và du kích tập kích ở Tam Quan, Hoài Hảo, diệt 230 tên Mỹ, phá hủy 12 trực thăng; hai ngày sau lại tập kích bãi đậu trực thăng ở Tân An (Hoài Châu) phá hủy 15 trực thăng.

Ở phía nam, lực lượng vũ trang Bình Định phối hợp với một số đơn vị hỏa lực của chủ lực pháo kích vào căn cứ chỉ huy tiền phương của sư đoàn không vận ở Núi Một Phù Cát. Ngay từ loạt đạn đầu, Núi Một đã bốc cháy như một núi lửa, sáng rực cả một vùng. 60 trực thăng, 4 pháo 105, 70 xe quân sự và gần 500 lính Mỹ bị diệt. Trận tập kích hỏa lực vào Núi Một làm suy yếu hẳn sư đoàn không vận số 1 Mỹ.

Cùng thời gian trên, ta đã tổ chức một trận đánh xuất sắc vào thôn Vạn Định xã Mỹ Lộc (Phù Mỹ). Đây là trận đánh không được chuẩn bị. Khi thấy địch co cụm, bộ đội ta vừa hành quân vừa tổ chức chiến đấu. Quân địch không phải chỉ có một tiểu đoàn như trinh sát báo cáo lúc đầu mà có đến hai tiểu đoàn và một chi đoàn xe bọc thép. Nhưng do ta vận dụng triệt để yếu tố bí mật, bất ngờ, áp dụng lối đánh gần chớp nhoáng theo kiểu “súng nổ chẳng kịp bưng tai” diệt 300 tên thuộc trung đoàn 41 ngụy, làm cho quân địch ở rất gần xung quanh mà không sao ứng cứu được.

Thừa thắng, chủ lực ta chuyển quân đánh địch ở bắc Đèo Nhông, câu viện từ Bồng Sơn vào diệt và trụ lại đánh viện binh địch một lần nữa tại Dương Liễu.

Trong lúc chủ lực ra sức tiến công tiêu diệt địch, tiểu đoàn 50, 52 đánh quân địch càn quét và chặn viên từ nam Phù Mỹ đến Phù Cát. Tại thôn Khánh Phước xã Cát Hanh, tiểu đoàn 52 tỉnh phục kích diệt 140 tên Nam Triều Tiên và đánh đoàn xe Mỹ chở vũ khí ở bắc Phù Mỹ đi Chợ Gồm, đánh thiệt hại nặng một đại đội Mỹ đi hộ tống, bắn cháy bảy xe GMC, thu 13 súng, có một đại liên, hai máy PRC 25. Phối hợp với tiểu đoàn 52, tiểu đoàn 50 tập kích một đại đội bảo an làm nhiệm vụ bảo vệ giao thông đường số 1 tại chợ Gồm. Đại đội đặc công Đ10 tiến công diệt đại đội bảo an số 28 tại Lường Cày xã Cát Hanh.

Tiếp tục chiến dịch Hè - Thu đại đội 2 tiểu đoàn 52 đã lập một chiến công xuất sắc ở Thuận Hạnh.

Thuận Hạnh là một thôn nhỏ thuộc xã Bình Thuận huyện Bình Khê đã được giải phóng từ đầu năm 1965. Đại đội 3 tiểu đoàn 52 tỉnh được điều về đây học tập, huấn luyện, cùng du kích và nhân dân xây dựng làng chiến đấu, xây dựng công sự, địa đạo, chuẩn bị đánh địch, bảo vệ vùng giải phóng.

Phát hiện được mọt lực lượng nhỏ của ta trú quân ở đây, lữ đoàn 101 không vận Mỹ quyết bao vây cất vó đại đội 2. Ngày 22 tháng 8 năm 1966, sau khi các trận địa pháo ở Bình Nghi, Gò Quánh, Phú Phong, An Xuân dội lửa vào thôn Thuận Hạnh vừa dứt, 46 máy bay trực thăng chở lữ đoàn 101 không vận gồm 1.500 quân từ nhiều hướng bao vây tiến công Thuận Hạnh.

Được chuẩn bị sẵn từ trước, khi cánh quân lớn nhất của địch gồm hơn một tiểu đoàn tiến công vào vùng suối Đực, chờ cho chúng lọt hết vào trận địa, đại đội phó Võ Lai, chỉ huy đơn vị, dùng cối 60 và đại liên bắn mãnh liệt vào đội hình dày đặc của địch rồi phát lệnh xung phong, diệt 150 tên Mỹ, bắn rơi tại chỗ bốn trực thăng. Một cánh khác cũng bị các chiến sĩ đại đội 2 và du kích đánh bật ra khỏi làng diệt gần trăm tên.

13 giờ, quân địch tức tối cho đổ thêm quân đánh sâu vào các làng. Các chiến sĩ từ địa đạo, công sự vọt lên đánh địch. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt đến 17 giờ 30. Tất cả các chiến sĩ anh nuôi, liên lạc đều cầm súng đánh địch. Đồng chí Võ Lai, người chỉ huy quả cảm vừa chỉ huy, vừa nổ súng diệt hàng chục tên địch. Khi bị thương vẫn bình tĩnh chỉ huy đơn vị, thực hiện tốt chính sách thương binh, tử sĩ.

Trong trận Thuận Hạnh, quân địch đông hơn ta gấp 15 lần, hỏa lực rất mạnh, lại chủ động tiến công cả về thời gian và địa điểm, ta chỉ có một đại đội không đủ quân số và du kích địa phương nhưng đã đánh thắng địch oanh liệt. Được như vậy là nhờ dựa vào thế mạnh của làng chiến đấu được xây dựng công sự, địa đạo vững chắc, là tinh thần dũng mãnh tuyệt vời của cán bộ, chiến sĩ sử dụng cách đánh thích hợp, sáng tạo là công tác tổ chức chỉ huy chiến đấu của cán bộ, v.v… Lần đầu tiên một đơn vị nhỏ bộ đội tỉnh đã đánh thắng giòn giã quân Mỹ đông hơn gấp nhiều lần. Năm 1967, đồng chí Võ Lai người chỉ huy tài trí trong trận Thuận Hạnh được Quốc hội và Chính phủ tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #91 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:12:37 pm »

Ở phía đông nam Bình Định, Núi Bà là một dãy núi lớn, nằm giữa vùng đồng bằng ven biển huyện Phù Cát có nhiều hang đá lớn, là căn cứ vững chắc của lực lượng địa phương tỉnh và huyện trong nhiều năm qua, cũng là căn cứ xuất phát tiến công của chủ lực, bộ đội tỉnh và huyện vào vùng đông. Suốt 5 năm nay, máy bay, bom pháo, chất độc hóa học Mỹ không ngừng trút xuống căn cứ hiểm trở này, nhưng vẫn không sao phá hủy được. Núi Bà là đối thượng thường xuyên càn quét của sư đoàn Nam Triều Tiên, nhưng căn cứ Núi Bà vẫn sừng sững như cái gai nhọn đâm vào tim, vào mắt quân địch.



Hang đá Nhảy (Núi Bà), một trong những nơi đóng cơ quan chỉ đạo tiền phương của Tỉnh ủy

Ngày 17 và 18 tháng 9 năm 1966, địch huy động một lực lượng lớn gồm sư đoàn “Mãnh hổ”, 1 bộ phận sư đoàn Bạch Mã (Nam Triều Tiên), một lữ đoàn không vận Mỹ và hai trung đoàn của sư đoàn 22 ngụy mở cuộc càn quét vào khu vực Núi Bà. Địch nham hiểm ở chỗ chưa tiến công Núi Bà ngay mà chúng rải quân càn vào các khu vực xung quanh từ Mỹ Chánh, Mỹ Tài, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Quang… một cách khốc liệt, nhằm dồn cả cán bộ, du kích và đồng bào các vùng xung quanh khu vực Núi Bà để tiêu diệt. Địch dùng tất cả hỏa lực tới mức tối đa. Khi đồng bào, du kích, cán bộ cơ sở chạy dồn vào chân núi, chúng dùng trực thăng thả dây thép gai xung quanh núi, kết hợp với bao vây bằng bộ binh, cơ giới từ bốn phía.

Lúc này trên căn cứ Núi Bà, có một bộ phận lực lượng của sư đoàn 3, tiểu đoàn 50, Đ10, một số phân đội vũ trang của Phù Cát, Quy Nhơn, Tuy Phước, An Nhơn, bệnh xá tỉnh và trạm xá của ba huyện. Ngoài ra còn có cán bộ cơ sở, du kích và đồng bào các xã bị địch càn chạy vào núi. Tất cả hơn một vạn người. Sau khi vây chặt chân núi, chúng cho máy bay phát loa kêu gọi chiêu hàng. Thấy lực lượng cách mạng trên núi không nao núng, sáng ngày 22 tháng 9, từng đợt B52 và máy bay phản lực bay đến ném bom dữ dội toàn bộ vùng căn cứ Núi Bà. Sau đó máy bay trực thăng đổ quân chiếm các điểm cao, kết hợp với bộ binh từ dưới đánh lên. Khẩu hiệu của chúng là “Lật đá bắt cộng sản”. Chúng lùng sục từng hang đá, ném lựu đạn, dùng xăng đốt, thả chất độc hóa học. Cán bộ, chiến sĩ ta trên núi đã đánh trả kiên cường, nhưng lâm vào thế bất lợi, nhiều bộ phận đã chiến đấu đến người cuối cùng và anh dũng hi sinh. Nhiều đơn vị đã phân tán thành từng tổ quần lộn đánh nhỏ lẻ và duy trì cuộc chiến đấu nhiều ngày.

Quyết diệt bằng được căn cứ Núi Bà, quân địch không từ một hành động dã man nào không đem ra áp dụng. Những ngày ấy vùng Núi Bà như ngập trong máu. Cuộc tàn sát của địch kéo dài hàng tháng trời. Sau một tháng quân Mỹ và quân ngụy rút đi, nhưng quân Nam Triều Tiên ở lại chiếm giữ, lùng sục thêm một tháng nữa mới rút về hậu cứ.

Trong những ngày đầy hi sinh gian khổ này đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đồng chí Xứ nữ y tá một mình chống chọi làng hàng chục tên Nam Triều Tiên. Hết đạn, lựu đạn, đồng chí luồn lạch tránh địch, thoát ra khỏi vòng vây của chúng. Đội du kích xã Phước Quang, sau khi chiến đấu, hi sinh hết chỉ còn đồng chí Lẹ một mình tìm cách tự nuôi sống và chiến đấu hàng tháng trời với địch. Và còn biết bao tấm gương chiến đấu oanh liệt của cán bộ, chiến sĩ khác.

Tiến công càn quét các vùng phụ cận và căn cứ Núi Bà, quân Mỹ, ngụy và Nam Triều Tiên đã gây tội ác “trời không dung, đất không tha” đối với quân dân Bình Định. Lực lượng cách mạng và nhân dân các huyện phía nam chịu một tổn thất nặng nề nhất trong lịch sự cuộc chiến tranh nhân dân 30 năm của tỉnh. Hàng ngàn người bị thiệt mạng. Đây cũng là cuộc tàn sát lớn nhất của kẻ thù, đặc biệt là quân Nam Triều Tiên đối với đồng bào Bình Định. Món nợ máy này nhất định phải được đền trả xứng đáng.

Với trách nhiệm của mình, sau tổn thất ở Núi Bà, Tỉnh ủy, Ban cán sự và Ban chỉ huy tỉnh đội “Bình Định đã nghiêm khác tự kiểm điểm: Thỏa mãn với những thắng lợi ở phía bắc tỉnh, thiếu cảnh giác, không nắm vững bản chất và âm mưu, thủ đoạn tàn ác của địch, đặc biệt là đối với bọn lính Nam Triều Tiên, từ đó thiếu chỉ đạo tổ chực cụ thể cho nhân dân và lực lượng địa phương các huyện phía nam tích cực chuẩn bị phương án đối phó với các cuộc càn quét lớn của địch. Khuyết điểm để xảy ra tổn thất này còn nghiêm trọng ở chỗ đây là thời điểm thế và lực của ta đang phát triển lớn mạnh, không như những năm trước khi lực lượng lượng cách mạng còn non yếu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #92 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:14:54 pm »



Lính thủy đánh bộ ngụy càn quét bị trúng chông tại một làng ở Hoài Nhơn (1965)



Làng xóm, nhà cửa bị Mỹ ngụy đột sạch nhưng nhân dân vẫn kiên quyết trụ bám (Tam Quan 1965)



Đấu tranh trực diện, không cho địch đốt phá nhà cửa (Tam Quan 1966)
 


Sư đoàn kị binh số 1 Mỹ càn vào thung lũng An Lão bị ta bao vây (Mùa khô 1966)
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2012, 09:17:56 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #93 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:17:31 pm »

3 - QUÂN DÂN BÌNH ĐỊNH GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI
CUỘC PHẢN CÔNG CHIẾN LƯỢC MÙA KHÔ LẦN THỨ HAI CỦA MỸ - NGỤY


Trước tình hình đế quốc Mỹ liều lĩnh, ngoan cố mở rộng chiến tranh xâm lược miền Nam và tiến hành những bước leo thang mới hết sức nghiêm trọng, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, đầu tháng 7 năm 1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố lệnh động viên cục bộ và kêu gọi toàn dân chống Mỹ, cứu nước, trong đó có đoạn: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn…”(1)

Không có gì quý hơn độc lập tự do - chân lí sáng ngời của Bác đề ra đã đi vào lịch sự, có sức động viên, cổ vũ to lớn quân dân miền Nam xông lên tiến công giặc Mỹ xâm lược, đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của chúng.

Tháng 8 năm 1966, bộ Tư lệnh Quân khu 5 ra chỉ thị phát động cuộc vận động “Luyện quân lập công, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”, nhằm động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ ra sức thi đua rèn luyện học tập nhằm nhanh chóng khắc phục những nhược điểm, khuyết điểm trong xây dựng, chiến đấu, đẩy mạnh phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” giành thắng lợi trong giai đoạn mới của chiến tranh.

Thực hiện chỉ thị trên lực lượng vũ trang trong tỉnh sôi nổi tổ chức học tập, rèn luyện và tổ chức đợt sinh hoạt chính trị ngắn nhằm nâng cao giác ngộ giai cấp, mục tiêu lí tưởng chiến đấu. Qua một thời gian ngắn học tập, xây dựng, củng cố, lực lượng vũ trang trong tỉnh từ các đơn vị tập trung tỉnh, huyện đến du kích ở cơ sơ đều được kiện toàn, trình độ và chất lượng mọi mặt được nâng lên một bước, sẵn sàng phối hợp với sư đoàn 3 bước vào hoạt động Đông - Xuân 1966-1967.

Mở đầu Đông - Xuân 1966-1967, một trận đánh của trung đoàn 12 cùng du kích với quân Mỹ đã nổ ra tại hai thôn Long Giang, Lộc Giang huyện Hoài Ân.

Long Giang, Lộc Giang trước đây là một vùng trù phú, xanh tươi, sau những trận ném bom tàn phá, càn quét, xúc dân của địch giờ chỉ còn là cảnh tượng hoang toàn xơ xác, chỉ còn lại mấy cụ già sống trơ trọi trong những chiếc lều hoặc những căn hầm sụt lở cách nhau hàng trăm mét. Các chiến sĩ du kích bị bật lên núi vừa quay về cùng các chiến sĩ chủ lực đứng trước cảnh này càng thấm nỗi đau để mất dân và thấy trách nhiệm của mình càng nặng nề.

Các cụ cho biết về những hoạt động gần đây của Mỹ, cán bộ chỉ huy trung đoàn 12 lên phương án triển khai phục kích quân Mỹ tại khu vực Long Giang - Lộc Giang.

Khi quân Mỹ tiến vào trận địa phục kích, hai tiêu diệt chủ lực của ta và lực lượng du kích địa phương nổ súng tiêu diệt bốn đại đội, đánh thiệt hại các đại đội khác, bắn rơi 12 máy bay lên thẳng.

Sau Long Giang - Lộc Giang, lực lượng vũ trang ta chuyển sang tiến công tiêu diệt căn cứ pháo binh dã chiến Mỹ ở Xuân Sơn. Chỉ sau 15 phút chiến đấu, các chiến sĩ giải phóng hoàn toàn làm chủ chiến trường. Trận địa pháo dã chiến của Mỹ ở Xuân Sơn hoàn toàn bị tiêu diệt.

Chiến thắng Xuân Sơn cùng với Long Giang - Lộc Giang mở đầu cho Đông - Xuân quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, cũng là trận kết thúc năm 1966 của quân dân Bình Định, trận Xuân Sơn đã giáng một đòn nặng nề vào chiến thuật “điểm tựa”, “đống chốt” để càn quét dai dẳng của quân Mỹ.

Sau những trận đánh trên, địch phản ứng mạnh. Từng tiểu đoàn địch luân phiên nhau càn quét sâu, liên tục vào các vùng đồng bằng đông dân và vùng giáp ranh. Bằng những thủ đoạn tàn bạo nhất, địch đã xúc tát dân vào các khu dồn và lập được ngụy quyền ở nhiều cơ sở. Ở những vùng địch tạm thời kiểm soát trung bình cứ ba người dân có một tên lính trực tiếp kìm kẹp. Những làng mạc dọc đường giao thông, thị trấn, thị xã trở nên chật chội vì dân ở các vùng nông thôn bị dồn về. Hàng trăm khu dồn mới được thành lập. Đồng bào phải sống chui rúc sau các hàng rào kẽm gai. Ở những vùng giáp ranh, trước đây là làng mạc sầm uất giờ đây chỉ còn lơ thơ vài bụi cây, gốc dừa cháy sém. Lính Mỹ, Nam Triều Tiên “chài lết” dai như đỉa. Nhiều xã đã phải chịu đựng hàng trăm tấn bom đạn địch như Ân Tín (Hoài Ân); Hoài Châu, Hoải Hảo (Hoài Nhơn); Mỹ Hiệp (Phù Mỹ); Cát Hanh (Phù Cát)… Nhưng đồng bào vẫn kiên quyết đấu tranh “một tấc khôn đi, một li không rời”. Vùng rừng núi thì bị B52 rải thảm và bị chất độc hóa học phá trụi. Bộ đội chủ lực hoạt động ở địa bàn tỉnh lâm vào cảnh thiếu đói, bệnh tật. Đây là một thời kì nhiều khó khăn đối với quân dân Bình Định. Tuy vậy được những chiến thắng trong năm 1966 cổ vũ, dựa vào sự nuôi dưỡng, đùm bọc của nhân dân, lực lượng vũ trang trong tỉnh vẫn kiên trì bám đất, ám dân, vừa xây dựng, củng cố, vừa tích cực hoạt động giữ thế chiến trường. Cũng trong tháng 12 năm 1966, sau một thời gian củng cố huấn luyện, tiểu đoàn 50, đại đội đặc công Đ10 cùng với lực lượng huyện Ân Nhơn, Tuy Phước trở lại chiến trường trọng điểm Khu Đông(2).

Ngày 17 tháng 1 năm 1967, du kích xã Cát Hanh chặn đánh bọn lính Nam Triều Tiên đi càn quét diệt nhiều tên, bẻ gãy cuộc càn của chúng. Riêng em Lê Đức Cường 16 tuổi với khẩu súng các bin đã đánh địch ở hang đá Vĩnh Trường từ sáng đến tối, diệt 13 tên Nam Triều Tiên. Bị thương nặng, súng hết đạn, em lấy máu viết vào khăn tay: “Khi Đảng cần tôi sẵn sàng hi sinh, chúc các anh đánh thắng giặc để trả thù cho đồng bào”. Em đập gãy súng rồi bò ra miệng hang rút chốt quả lựu đạn cuối cùng đặt dưới bụng. Bọn chúng đến lật em lên, lựu đạn nổ giết thêm một số địch. Gương hi sinh giết giặc cứu nước của Lê Đức Cường mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân xã Cát Hanh và quân dân Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Ngày 6 tháng 1 năm 1967, đại đội đặc công Đ10 tập kích căn cứ Đệ Đức (Hoài Nhơn), diệt gần 300 tên Mỹ, phá hủy 50 máy bay, 6 khẩu pháo, đốt cháy hai kho xăng. Đánh xong đại đội rút về đứng chân ở xã Mỹ Thắng (Phù Mỹ) bảo vệ cho nhân dân địa phương ăn tết. Một tiểu đoàn Mỹ từ Đèo nhông mở hành quân xuống bị cách chiến sĩ Đ10 bố trí chặn đánh diệt một đại đội, đánh thiệt hại một đại đội khác.

Từ 9 đến 17 tháng 2, quân địch mở càn vào các vùng Hoài Ân, An Lão bị lực lượng vũ trang huyện và du kích phối hợp với chủ lực liên tục phản kích đánh địch diệt gần một ngàn tên, bắn rơi nhiều máy bay các loại. Ngày 6 tháng 3, lực lượng vũ trang giải phóng Bình Định lại diệt một đại đội Mỹ ở thôn Châu Trúc xã Mỹ Đức.

Cùng với hoạt động vũ trang, phong trào chống phá “bình định” cũng hết sức gay gắt. Đồng bào vừa trụ bám, vừa đấu tranh vạch mặt bọn “bình định”, tẩy chay các buổi học tập, tẩy chay trò hề “cứu trợ tai nạn”, "cứu trợ xã hội”, “tái thiết nông thôn” của chúng. Các đội “bình định”, các toán “phượng hoàng” đi đến đâu cũng bị du kích chặn đánh, nhiều toán bị tiêu diệt sạch. Tề điệp một số nơi chạy trốn. Không tìm được tay chân lập tề, bí quá chúng phải đưa lính Mỹ ra làm đại diện xã như ở Mỹ Thắng (Phù Mỹ). Kế hoạch “bình định” mục tiêu chiến lược thứ hai của Mỹ - ngụy trên chiến trường Bình Định từng bước bị thất bại.

Sau một thời gian gặp khó khăn về hậu cần, sư đoàn 3 chủ trương đưa lực lượng thọc sau xuống đồng bằng dựa vào sự nuôi dưỡng, đùm bọc của nhân dân để tồn tại và hoạt động, đồng thời hỗ trợ cho phong trào chiến tranh du kích và đấu tranh chống phá “bình định” ở địa phương.


(1) CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC 1954-1975 - Những sự kiện Quân sự Nhà xuất bản QĐND, Hà Nội `1980, trang 150.
(2) Theo CHIẾN TRANH DU KÍCH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG BÌNH ĐỊNH.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2012, 08:27:39 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #94 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:18:20 pm »

*   *
*

Đầu tháng 5 năm 1967, được biết chủ trương chiến lược của Trung ương trong năm 1968 (qua sự truyền đạt của các đồng chí Khu ủy viên), để vừa giữ thế chiến trường, vừa gây thế và lực, tạo bàn đạp cho hoạt động chiến lược khi có thời cơ, Tỉnh ủy và Ban chỉ huy tỉnh đội quyết định ở đợt hoạt động Hè - Thu, sử dụng lực lượng vũ trang tỉnh tiến công các căn cứ bàn đạp, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích, đặc biệt là các vùng ven thị xã, thị trấn.

Mở đầu Hè - Thu 67, đêm 10 tháng 5 các chiến sĩ đặc công Đ10 tiến công khu kho xăng Quy Nhơn đốt cháy hơn 10 triệu lít xăng. Ở phía bắc tỉnh, đêm 16-6, Đ40 đặc công mật tập thọc sâu căn cứ Đệ Đức (bắc Bồn Sơn) tiêu diệt 600 tên Mỹ, phá hủy 21 trực thăng, 20 khẩu pháo, 4 kho quân trang, vũ khí. Ngày 20 tháng 8, bộ đội địa phương Phù Mỹ và du kích xã Mỹ Thắng chặn đánh quân Mỹ đi càn diệt 50 tên.

Ngày 21 tháng 8, sư đoàn không vận số 1 Mỹ tổ chức càn lớn vào thung lũng Cát Sơn (Phù Cát) bị lực lượng sư đoàn 3, bộ đội huyện và du kích chặn đánh quyết liệt diệt gần 200 tên, bẻ gãy cuộc càn. Thừa lúc quân địch hoang mang, ngày 25 tháng 8, lực lượng sư đoàn 3 và lực lượng địa phương lật cánh tiến công chi khu quận lị Phù Mỹ, trận đại pháo và sân bay dã chiến Đèo Nhông diệt trên 200 tên Mỹ, ngụy. Cùng thời gian trên, du kích xã Cát Sơn bắn cháy 2 xe M.113 của địch.

Lúc này, đồng chí Nam Bình (tức Nguyễn Xương) được trên điều về làm tỉnh đội trưởng thay đồng chí Bình Minh (Thái Văn Mao) đi nhận công tác khác. Ban chỉ huy tỉnh đội có các đồng chí Nguyễn Xương tỉnh đội trưởng, Lê Thành Văn chính trị viên, Lê Ngưu tỉnh đội phó, Đinh Bá Lộc chính trị viên phó. Phối hợp với chiến trường Quân khu trong đợt hoạt động chuẩn bị cho 1968, cuối tháng 8 năm 1967, Tiểu đoàn 53 bộ đội tỉnh cùng lực lượng huyện Hoài Nhơn tiến công thị trấn Bồng Sơn và Tam Quan diệt hàng trăm tên. Cùng lúc, bộ đội địa phương huyện, các phân đội đặc công đánh địch ở Quy Nhơn và nhiều nơi khác trong tỉnh. Ngày 5 tháng 12, lực lượng vũ trang địa phương táo bạo đột nhập trường huấn luyện Gò Trạm, tiêu diệt 150 tên sĩ quan và học viên sĩ quan, đồng thời tiến công thị trấn Đập Đá diệt gọn một trung đội dân vệ, bắt sống một trung đội khác. Chiến sự lan ra nhiều nơi, uy hiếp trực tiếp phía bắc và tây - bắc thị xã Quy Nhơn.

Sau khi địch rút khỏi Núi Bà, ta xây dựng củng cố lại căn cứ. Phát hiện một lực lượng ta ở Núi Bà (cơ quan trung đoàn bộ và bệnh xá trung đoàn 12) bọn lính Nam Triều Tiên liền kéo đến bao vây định tiêu diệt bộ phận này.

Ngày 24 tháng 2, một trận đánh chớp nhoáng giữa một đại đội chủ lực ta với một tiểu đoàn Nam Triều Tiên đã diễn ra ở dưới chân Núi Bà. Trận đánh nhanh đến mức các trận địa pháo Nam Triều Tiên ở Phù Cát, An Nhơn đã có sẵn tọa độ cũng không kịp bắn một phát. Kết quả trận đánh xuất sắc đó, một đại đội ta đã đánh tan tác một tiểu đoàn địch, trong đó một đại đội Nam Triều Tiên bị diệt gọn.

Sau đó đại đội 52 (tiểu đoàn 5 trung đoàn 12 sư đoàn 3) đại đội lập công oanh liệt ở Núi Bà - được nhân dân Triều Tiên gửi tặng lá cờ thêu dòng chữ “Mặt trận Tổ quốc Triều Tiên gửi tặng đơn vị khá nhất tiêu diệt bọn lính đánh thuê Pắc Chung Hy”.

Cũng trong tháng 12 năm 1967, lực lượng vũ trang huyện Hoài Nhơn và một bộ phận chủ lực cùng du kích tiến công địch ở thị trấn Tam Quan diệt hai trung đội dân vệ và 20 tên ác ôn khét tiếng gian ác. Nhà tù Tam Quan bị du kích phá, giải thoát hàng trăm cán bộ và đồng bào yêu nước bị địch giam giữ. Địch tức tối đưa một tiểu đoàn Mỹ đến giải tỏa bị chủ lực ta đánh thiệt hại nặng.

Đầu tháng 1 năm 1968, ta tổ chức tiến công Đập Đá lần thứ hai. Mất Đập Đá là Quy Nhơn bị uy hiếp. Do đó, ba ngày sau, một trung đoàn Nam Triều Tiên, bốn đại đội bảo an với 32 xe tăng, xe bọc thép được không quân, pháo hạm chi viện kéo đến ứng cứu. Cuộc chiến đấu ác liệt chung quanh làng Phương Danh Nam diễn ra suốt năm ngày đêm giữa một tiểu đoàn thuộc sư đoàn 3 và bộ đội địa phương An Nhơn với quân địch đông hơn gấp nhiều lần. Một trận đánh không cân sức diễn ra với tỉ lệ 20 rồi 50. Đến ngày thứ năm, khi mười xe tăng của địch xông vào, đạn chống tăng hết, thủ pháo không còn một quả, những chiến sĩ quyết tử còn lại, đứng cả dậy xông vào quân địch và chiến đấu đến người cuối cùng.

Tinh thần hi sinh chiến đấu cao cả của các chiến sĩ chủ lực ở Phương Danh Nam làm xúc động đồng bào vùng phụ cận Quy Nhơn và trong toàn tỉnh. Bọn lính Nam Triều Tiên có mặt trong trận chiến đấu sau hàng tháng vẫn chưa hết kinh hoàng trước tinh thần dũng mãnh và chịu đựng đến kì lạ của lực lượng vũ trang giải phóng Bình Định. Một đất nước có những chiến sĩ như vậy nhất định đất nước đó sẽ chiến thắng.

Cũng vào thời gian này, ta tổ chức tiến công vào quận lị Tuy Phước, đánh mở các thôn vùng ven như Vinh Quang, Tư Cung, Tư Thiện, Phước Sơn, Phước Thuận giành thắng lợi lớn. 100 trong số 114 thôn địch coi như đã “bình định” xong đã mất sạch, quyền làm chủ đã thuộc về tay nhân dân, tạo bàn đạp cho kế hoạch tiến công vào thị xã Xuân 1968. Các huyện Hoài Nhơn, đông Phù Mỹ chống “bình định” thắng lợi, giữ vững vùng giải phóng. Xã “Thành đồng quyết thắng” Hoài Châu là một trong những xã điển hình về trụ bám đánh bại kế hoạch “bình định” của địch ở huyện Hoài Nhơn và toàn tỉnh Bình Định.

Qua hai mùa khô, mặc dù địch có gây cho ta nhiều tổn thất về người và của nhưng quân dân Bình Định đã thắng rất lớn, đặc biệt là trong đợt hoạt động Hè - Thu 1967 - đợt hoạt động chuẩn bị cho phương án tác chiến chiến lược năm 1968. Quân địch đã bị động càng thêm lúng túng, bế tắc cả về quân sự và chính trị, cả chiến lược và chiến thuật, đặc biệt là sự sa sút nghiêm trọng về tinh thần và chất lượng chiến đấu. Về phía ta, lực lượng chính trị và vũ trang lớn mạnh hơn hẳn mọi năm, đặc biệt là sự trưởng thành về chất lượng, trình độ vận dụng phương châm đấu tranh và phương thức tác chiến. Thế và lực của ta đều phát triển mạnh mẽ, vững chắc, là cơ sở giành thắng lợi trong tết Mậu Thân 1968.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #95 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:20:18 pm »

4 - TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY ĐỒNG LOẠT TẾT MẬU THÂN 1968 TRÊN CHIẾN TRƯỜNG BÌNH ĐỊNH

Sau những thắng lợi to lớn của quân và dân miền Nam trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp và ra Nghị quyết lịch sử “chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam của ta sang một thời kì mới - thời kì giành thắng lợi quyết định… Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên một bước phát triển cao nhất bằng phương pháp tổng công kích - tổng khởi nghĩa…”.

Nghị quyết nêu rõ các mục tiêu chiến lược phải đạt, dự đoán khả năng phát triển của tình hình và nhiệm vụ quân sự của cuộc tổng tiến công chiến lược.

Quán triệt Nghị quyết Bộ chính trị và Nghị quyết Khu ủy, Tỉnh ủy soát xét đánh giá tình hình ta, địch đề ra nhiệm vụ cho quân dân toàn tỉnh: “Động viên toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân trong tỉnh nỗ lực phi thường, quyết tâm cao độ thực hiện tổng tiến công và nổi dậy trên toàn chiến trường bằng ba mũi giáp công thật mạnh mẽ, phối hợp với toàn khu, toàn miền”. Tỉnh ủy xác định nhiệm vụ quân sự, các mục tiêu quân sự phải đánh chiếm và triển khai mọi kế hoạch chuẩn bị chiến trường, xây dựng lực lượng cả chính trị và vũ trang.

Chiến trường trọng điểm được xác định là thị xã Quy Nhơn và quận lị Phù Mỹ. Bộ chỉ huy Mặt trận Bình Định được thành lập. Đồng chí Nguyễn Chánh, Phó Tư lệnh Quân khu được bổ nhiệm làm Tư lệnh. Đồng chí Đoàn Khuê, Phó chính ủy Quân khu làm Chính ủy. Trong Bộ chỉ huy còn có các đồng chí chỉ huy sư đoàn 3, Thường vụ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy tỉnh đội. Riêng phía nam tỉnh, Khu ủy quyết định thành lập Mặt trận Quy Nhơn do đồng chí Nguyễn Văn Hữu, Thường vụ Khu ủy phụ trách và các đồng chí Đặng Thành Chơn, Võ Văn Đồng, Trương Huấn, Võ Hải Ninh, Nguyễn Đình Trọng phái viên Khu ủy. Đồng chí Nguyễn Xương, tỉnh đội trưởng Bình Định trực tiếp chỉ huy lực lượng vũ trang tiến công thị xã.

Theo phương hướng tác chiến của Quân khu, sư đoàn 3 được giao nhiệm vụ đánh chiếm quận lị Phù Mỹ, một trung đoàn đứng ở Tuy Phước cùng với tiểu đoàn 52 sẵn sàng đánh địch trung du, đồng thời cơ động đánh địch hỗ trợ cho quần chúng nhập thị. Tiểu đoàn 50 cùng với tiểu đoàn đặc công “Liên ấp 3”(1) kết hợp với biệt động, tự vệ mật tiến công đánh chiếm những mục tiêu then chốt hỗ trợ cho quần chúng bên trong nổi dậy, quần chúng bên ngoài kéo vào cướp chính quyền. Tiểu đoàn 405 đặc công Quân khu tiến công khu kho Đèo Son. Các lực lượng vũ trang huyện và du kích tiến công các mục tiêu theo phương án cắt phá giao thông địch trên đường số 1, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy giành chính quyền ở huyện, xã, giải phóng toàn bộ nông thôn.

Phương án đấu tranh chính trị được tổ chức chỉ đạo chặt chẽ. Cán bộ được gấp rút tăng cường cho các hướng trọng điểm. Các Tỉnh ủy viên nữ được điều vào tăng chường cho thị xã Quy Nhơn. Ở những nơi phong trào mạnh như Hoài Nhơn, Phù Mỹ, xã Cát Hanh (Phù Cát), một số xã ở An Nhơn, Tuy Phước, quần chúng được tổ chức thành từng đội 100 người. Đội quân chính trị lớn lao trong toàn tỉnh có 590 đội gồm 272 nghìn người, từ tháng 12 năm 1967 đã tổ chức xong, có bố trí lãnh đạo, chỉ huy chặt chẽ. Đường dây liên lạc từ tỉnh đến huyện, xã được tăng cường.

Công tác chuẩn bị bảo đảm hậu cần như lương thực, đạn dược, dân công phục vụ chiến trường được tiến hành khẩn trương.

Thời gian này, lực lượng cơ động Mỹ, ngụy và Nam Triều Tiên trên chiến trường Bình Định còn 21 tiểu đoàn, so với trước giảm 1 lữ của sư đoàn không vận số 1 Mỹ. Địa phương quân số có tăng chút ít: 35 đại đội bảo an, 159 trung đội dân vệ, 51 đoàn “bình định”. Hành động của địch sau Hè - Thu đã chuyển vào phòng ngự. Chúng tăng cường càn quét ở vùng đông và phía nam, nhất là khu vực Núi Bà và các xã bàn đạp. Ở Quy Nhơn, chúng tăng cường lực lượng nhỏ lùng sục, thăm dò. Khi phát hiện lực lượng ta, chúng đổ quân tập kích chớp nhoáng hoặc dùng phi pháo triệt hạ từng thôn xóm. Bọn Nam Triều Tiên thường xuyên phục kích và tung biệt kích lùng sục vùng giáp ranh đánh phá hành lang ta, nhất là hành lang đông - tây. Chúng dồn các đoàn “bình định” vào khu vực trọng điểm nam Phù Mỹ trở vào, đẩy bọn cộng hòa, bảo an mở thêm các chốt sâu hơn ở vùng đông, tiếp tục thực hiện kế hoạch “Bình Định”, tiếp tục củng cố tề ngụy ở cơ sở.

Những hoạt động của địch gây cho ta nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị tổng tiến công và nổi dậy, đặc biệt là việc động viên nhân tài vật lực phục vụ tiền tuyến. Hành lang đi lại gặp trở ngại nhất là từ tây sang đông. Lương thực dự trữ không có, bàn đạp bị co hẹp, v.v…

Tuy vậy, quân dân trong toàn tỉnh vẫn nỗ lực khắc phục, chạy đua với thời gian, gấp rút chuẩn bị cho ngày N. Có thể nói toàn tỉnh từ cơ quan lãnh đạo, chỉ huy, đơn vị vũ trang đến các ngày, các giới như một guồng máy chạy hết công suất. Chưa có mùa xuân nào, chiến dịch nào mà không khí chuẩn bị ra quân lại hào hứng, phấn khởi và trần ngập tin tưởng như mùa xuân 1968.

Trong dịp năm mới đến, Bác Hồ làm thơ chúc tết đồng bào cả nước:

            Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua
            Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
            Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
            Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.


Lời thơ Bác càng động viên sĩ khí quân dân trong tỉnh tiến lên giết giặc lập công.


(1) Tiểu đoàn đặc công “Liên ấp 3” mới thành lập gồm các đại đội Đ10, 30, 117B, 598 sáp nhập lại
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #96 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2012, 04:21:39 pm »

Để tạo bàn đạp trực tiếp tiến công quân địch ở thị xã Quy Nhơn, đêm 22-12-1967, đặc công Đ10 (thuộc Liên ấp 3) bí mật tập kích quận lị Tuy Phước. Kết quả diệt gọn một đại đội lính bảo an, một đại đội nghĩa quân, 50 tên Mỹ và Nam Triều Tiên, loại khỏi vòng chiến đấu 500 tên, giết hàng chục tên ngụy quyền cấp huyện, giải thoát 150 đồng bào ta bị địch giam giữ, phát động quần chúng phá banh khu dồn trở về làng cũ. Tiếp đó, ta tiến công quân địch ở Chợ Đình, Vịnh Quang, Tư Cung, Dương Thiện (Phước Sơn, Phước Thuận). Trước đó (6-12) một phân đội đặc công của tỉnh tập kích quân địch ở ấp Tình Giang (Phước Hiệp), diệt 50 tên, bắt 18 tên, thu 20 súng các loại. Như vậy trong tháng 12-1967, ta đã tạo được bàn đạp phía đông bắc thị xã Quy Nhơn(1).

Những ngày giáp tết, không khí chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy càng sôi động. ngày N được ấn định là đêm 29 rạng ngày 30 tháng 1 năm 1968. Nhưng khi các đơn vị đang triển khai chiếm lĩnh thì nhận được lệnh hoãn ngày N lại, dời sang đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1.

Lệnh hoãn đến với trung đoàn 2 trong khi đơn vị đã cắt xong lớp rào thứ hai, chuẩn bị nổ súng tiến công quận lị Phù Mỹ đúng vào giờ G. Một tình huống quá bất ngời, nếu rút ra sẽ bị lộ và đêm sau khó có thể chiếm lĩnh an toàn, nhưng nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh cấp trên, đơn vị rút ra khỏi khu vực Bình Trị trước khi trờ sáng. Quân địch phát hiện, lập tức chúng cho trung đoàn 41 ngụy ra triển khai bao vây quanh quận lị Phù Mỹ và bám theo dấu vết quân ta đến tận thôn Bình Trị. Trung đoàn 2 phải chuyển sang đánh địch phản kích ngoài căn cứ.

Ở phía nam theo kế hoạch hiệp đồng, đến ngờ nổ súng, cơ sở trong Quy Nhơn sẽ đưa ô-tô và lực lượng quần chúng ra đón bộ đội tỉnh nhập thị. Nhưng lại một tình tình huống ngoài dự kiến đã xảy ra. Sắp đến giờ nổ súng, đồng chí Nguyễn Khuông (Biên Cương) Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy Quy Nhơn bị địch bắt. Kế hoạch hiệp đồng với bên ngoài không thực hiện được. Trong tình huống đột xuất này, Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định đồng chí Tô Đinh Cơ ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách hướng tiến công Quy Nhơn.

Không còn cách nào khác, ngày 29-1-1968 các đơn vị bộ đội tỉnh, huyện và trung đoàn 12 nổ súng tiến công đánh mạnh phía An Nhơn. Lực lượng tỉnh vượt đầm Thị Nại xóa sạch một loạt đồn bót, mở toang cánh cửa phía bắc Quy Nhơn. Các chiến sĩ du kích đã chiến đấu kiên cường để thu hút, kìm giữ quân địch ho lực lượng tỉnh đột nhập tiến công Quy Nhơn. Cũng trong thời gian này để hỗ trợ cho lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định tiến công Quy Nhơn, một bộ phận của trung đoàn 10 từ bắc Phú Yên thọc ra đèo Cù Mông án ngữ phía nam thị xã.

Trong khi địch dồn quân đối phó ở vòng ngoài thì tiểu đoàn 50 và tiểu đoàn đặc công “Liên ấp 3” cùng biệt động, tự vệ mật từ các vị trí giấu quân ở thôn Hưng Thạnh (xã Nhơn Bình) - một căn cứ lõm, một bàn đạp vững chắc của lực lượng vũ trang tỉnh ra vào hoạt động trong thị xã - được tự vệ mật và cơ sở cách mạng dẫn đường luồng lách vào trung tâm thị xã, áp sát các mục tiêu tiến công. Các chiến sĩ đặc công do tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Mười chỉ huy đánh chiếm đài phát thanh, quân vụ thị trấn, bắt hơn 200 tên địch, giải thoát 22 đồng chí cán bộ và cơ sở của ta, trong đó có đồng chí Nguyễn Khuông; đồng thời tiến công dinh tỉnh trưởng. Các đơn vị bộ binh tiểu đoàn 50 đã hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm các mục tiêu bến xe, lầu Bà Đệ, nhà ga, diệt gọn một trung đội cảnh sát; bắt 30 tên cộng hòa, bảo an và trụ lại đánh địch phản kích. Trong khi xung phong đánh vào đồn cảnh sát Bạch Đằng, Quy Nhơn, đồng chí Nguyễn Văn Sĩ thuộc tiểu đoàn 50 trong tình huống chiến đấu khó khăn đã lấy thân mình làm thang mê cho đơn vị vượt rào đánh vào trận nội. Đại đội 598 (đặc công nước) do đồng chí Nguyễn Đồng tham mưu trưởng tỉnh đội chỉ huy dung hai xuồng máy từ Phước Hải tiến vào Quy Nhơn, đến giữa đầm Thị Nại gặp địch, hai bên nổ súng đánh nhau. Ta bắn chìm hai bo bo địch. Các chiến sĩ ta đi chiếc xuồng đầu nhảy xuống nước bơi vào bờ để kịp tiến công các mục tiêu quy định. Nhưng do nước thủy triều ròng, cuốn 3 đồng chí đến tận khu vực Gành Ráng, chỉ một đồng chí bơi vào được khu hai (đường Nguyễn Huệ), diệt một tên ác ôn, hai đồng chí còn lại bị dạt vào Xuân Lãnh (Phú Yên) được cơ sở chăm sóc và tìm về được đơn vị. Tiểu đoàn 405 đặc công Quân khu tiến công khu kho Đèo Son, ngay từ phút đầu đã làm tê liệt hầu hết các hỏa điểm, lô cốt địch, phá hủy nhiều kho đạn dược và phương tiện chiến tranh của chúng.

Sáng hôm sau (30-1), địch dùng một tiểu đoàn từ Cầu Đôi đánh xuống và đổ thêm quân xuống sân bay tổ chức hàng chục đợt phản kích, cố chiếm lại những vị trí đã mất. Các chiến sĩ ta chiến đấu kiên cường, đẩy lùi các đợt phản kích của địch. Tối hôm ấy, đại bộ phận tiểu đoàn 50 hết đạn và được lệnh rút ra nên phải rời khỏi Quy Nhơn chỉ để lại 20 đồng chí tiếp tục chiến đấu.

Cũng trong ngày 30 tháng 1, một tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên mở bốn đợt phản kích vào đài phát thanh, nhưng đều bị các chiến sĩ Liên ấp 3 đánh bại, diệt hàng chục tên.

Ngày 31 tháng 1 năm 1968, địch tiếp tục dùng máy bay trực thăng vũ trang, pháo bắn thẳng đánh phá ác liệt vào khu vực nhà ga Quy Nhơn và tổ chức 7 đợt phản kích, nhưng đã bị 20 đồng chí của tiểu đoàn 59 đánh trả quyết liệt, diệt hàng chục tên. Đến tối hôm ấy, các chiến sĩ ta chủ động rời thị xã.


(1) Theo CHIẾN TRANH DU KÍCH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG BÌNH ĐỊNH.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Sáu, 2012, 08:28:29 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #97 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2012, 05:20:13 pm »

Từ ngày 31 tháng 1 đen 7-2, các chiến sĩ tiểu đoàn đặc công đã chiếm giữ đài phát thanh và một số nhà cao tầng ở khu 1, khu 2, chiến đấu rất ngoan cường và hi sinh đến người cuối cùng, trong đó có đồng chí Nguyễn Khuông đánh bại hàng chục đợt phản kích của địch, làm chủ đài phát thanh 7 ngày liền(1).



Đài phát thanh Quy Nhơn bị Quân giải phóng đánh sập
trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968

Cùng thời gian trên, tiểu đoàn 52 với nhiệm vụ đánh kiềm chân địch ở vòng ngoài đã tiến công quân ngụy ở Tây Định (Phước Hậu) và bọn Tân Tây Lan ở Lộc Trung (Phước Sơn). Một bộ phận của trung đoàn 12 đánh chiếm trận địa pháo địch ở Kỳ Sơn.

Ở phía tây nam Quy Nhơn, cũng vào thời điểm ấy, trung đoàn 10 (Quân khu đánh chiếm đèo Cù Mông, tiêu diệt gọn một đại đội Mỹ, cắt đứt giao thông trên quốc lộ 1.

Cùng với tiến công quân sự, lực lượng chính trị của quần chúng trong toàn tỉnh lấy “đội quân tóc dài” làm lực lượng xuất kích đã nổi dậy áp đảo quân địch ở hầu hết các thị trấn, quận lị.

Gần ba vạn đồng bào ở Hoài Nhơn kéo đến bao vây các thị trấn Tam Quan, Bồng Sơn. Lực lượng đặc công Đ40 đánh vào căn cứ Đệ Đức diệt nhiều địch, phá hủy 13 máy bay. Du kích các xã trong huyện tiến công các chốt điểm diệt trên 200 địch. Một bộ phận của Đ40 đặc công tập kích quân địch ở Tài Lương (Hoài Thanh) diệt 160 tên, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy. Ở Đồi Mười xã Hoài Châu, mặc cho địch xả súng vào quần chúng, đoàn biểu tình vẫn cứ tiến lên. Quân địch quăng lựu đạn, anh Ngô Bàn nằm đè lên lựu đạn, giành lấy cái chết về mình để nhân dân khỏi thương vong. Chị Liên giật súng địch bắn địch. Chúng bắn lại, chi anh dũng hi sinh. Má Nhung cầm cờ đi đầu xông thảng vào bọn địch, nắm nòng súng địch giơ lên cao cho đạn không trúng đồng bào. Cuộc đấu tranh của nhân dân Hoài Châu ở Đồi Mười diễn ra vô cùng quyết liệt. Nhiều tấm gương hi sinh cao cả của các mẹ, các chị đã tô thắm thêm truyền thống cách mạng kiên cường của quê hương Hoài Nhơn, Bình Định.

Hàng ngàn các mẹ, các chị ở Phù Mỹ mang gậy tre, dao, liềm cùng du kích kéo vào áp đảo bọn bảo an, dân vệ ở nhiều chốt điểm và “ấp chiến lược” thuộc xã Mỹ Đức, Mỹ Lợi. Hàng vạn đồng bào Cát Hanh, Phù Cát, An Nhơn, Bình Khê, Vĩnh Thạnh sôi sục xuống đường đấu tranh đòi lật đổ ngụy quyền.

Khắp các địa phương sôi động trong không khí tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt. Chỉ trong thời gian từ 30 tháng 1 đến 29-2, quân dân Bình Định đã loại khỏi vòng chiến đấu 4.317 tên địch, có 830 tên Mỹ, 608 tên Nam Triều Tiên và 300 tên tề điệp ác ôn. Trong đó, chủ lực diệt 1.288 tên, bộ đội địa phương và du kích diệt 3.029 tên. Ta đã bắn rơi và phá hủy 33 máy bay các loại, phá hủy 163 xe quân sự, có 31 xe bọc thép, 12 pháo cối, 61 trung, đại liên, phá hủy 12 kho đạn gồm 70 tấn, chín vạn lít xăng, thu 96 súng các loại. Ta đã giải phóng 41 thôn với trên hai vạn dân, buộc quân địch rút bỏ 20 cứ điểm. Vùng nông thôn ở Khu Đông và Khu Nam được mở rộng tạo thế bàn đạp của ta ở vùng này.

Nhận xét về cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân 1968, báo Lơ Phi-ga-rô ngày 2-2-1968 viết: “Lần tiến công đầu xuân này, Mặt trận Dân tộc giải phóng đã thắng lớn về chính trị… chứng tỏ họ có thể đánh vào nơi nào và lúc nào cũng được…”.

Qua đợt tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, tuy ta chưa đạt được những mục tiêu đề ra do nhiều nguyên nhân bao gồm cả nhược điểm và khuyết điểm, nhưng đây là thắng lợi lớn nhất từ trước đến nay, tạo được một thế trận mới trong tỉnh, làm phá sản kế hoạch “bình định” của địch, góp phần cùng quân dân toàn miền giành thắng lợi quan trọng, làm chuyển biến cục diện chiến tranh, đẩy Mỹ - ngụy lún sâu hơn nữa vào thế bị động, bế tắc.


(1) Phần diễn biến chiến đấu ở khu vực Quy Nhơn dựa vào cuốn CHIẾN TRANH DU KÍCH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG BÌNH ĐỊNH trang 155, 156.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #98 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2012, 05:21:55 pm »

*   *
*

Sang mùa hè năm 1968, ngày 24-4 Bộ Chính trị họp Hội nghị nhận định đợt hoạt động tết Mậu Thân và ra Nghị quyết về phương hướng nỗ lực mới, nhằm đi tới giành thắng lợi quyết định.

Chấp hành Nghị quyết Bộ Chính trị, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch hè 1968, nhằm tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận lớn ngụy quân, ngụy quyền, phá hủy và làm tê liệt các căn cứ, kho tàng, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân chiến đấu Mỹ, cắt đứt giao thông, giải phóng một bộ phận nông thôn đồng bằng, làm chủ từng phần cơ sở trong nội thành…

Trong lúc ta chuẩn bị bước vào chiến dịch Hè - Thu thì quân Mỹ sau những thất bại nặng nề tết Mậu Thân lo thay quân và điểu chỉnh lại lực lượng. Sư đoàn không vận số 1 Mỹ bị đánh thiệt hại nặng ở Bình Định lại phải điều gấp ra ứng cứu cho chiến trường Trị Thiên. Thay vào đó là lữ đoàn “kỵ binh thiết giáp” 173 (nguyên là lữ dù được trang bị thêm xe thiết giáp cho phù hợp với yêu cầu tác chiến) được điều từ Phú Yên ra, có khoảng 100 xe tăng, xe bọc thép, là đơn vị có sức đột kích mạnh trên chiến trường miền Nam Trung Bộ lúc bấy giờ.



Quân Mỹ - ngụy tiến công vào làng dân Bình Định

Vừa đến Bình Định, lữ đoàn 173 đã phối hợp với quân Nam Triều Tiên, quân ngụy tung hàng trăm xe thiết giáp ra tổ chức phản kích nhằm ngăn chặn quân ta tiến công vào thị trấn, thị xã. Theo chỉ thị của Quân khu muốn tiêu diệt chiến thuật “thiết xa vận” của bọn này tốt nhất là kéo chúng ra xa thành phố, chặn chúng lại và vây chặt bằng vận động phục kích và vận động tiến công, tập kích, diệt từng tiểu đoàn tiến tới đánh quỵ cả lữ đoàn.

Thực hiện chiến trường trên, sư đoàn 3 sử dụng hai trung đoàn nghiên cứu nắm quy luật địch và chuẩn bị cho trận đánh. Khu vực ba xã Mỹ Lộc, Mỹ Trinh, Ân Tường tiếp giáp giữa hai huyện Phù Mỹ, Hoài Ân được chọn làm quyết chiến điểm.

0 giờ 30 phút ngày 5 tháng 5 năm 1968, phối hợp với chiến trường toàn Quân khu, lực lượng tỉnh, huyện, du kích cùng với một bộ phận chủ lực tiến công tám cứ điểm địch trên đường số một dài hơn mười ki-lô-mét từ cầu Ông Diệu đến Phù Mỹ, nhằm kéo lữ 173 đi giải tỏa.

Đúng như dự kiến, đoàn xe địch, có máy bay, pháo binh và bộ binh đi chùng ào ạt từ phía nam tiến đúng vào trận địa ta đã chuẩn bị. Trong một ngày đêm, lực lượng vũ trang giải phóng Bình Định đã diệt 32 chiếc, bắt sống hai chiếc, giáng đòn phủ đầu đích đáng vào lữ đoàn 173 Mỹ. Ba đại đội cơ giới cùng hai đại đội bộ binh địch bị loại khỏi vòng chiến đấu.

Không dừng lại với thắng lợi đã đạt được, nằm đúng hành động địch, ta thiết kế một trận đánh nữa trên cánh đồng Trịnh Vân xã Mỹ Trinh, lừa xe địch vào diệt 11 chiếc. Trong mười ngày, lữ 173 đã mất gần 50 xe trong tổng số hơn 100 xe của chúng.

Cũng trong ngày hôm ấy, tiểu đoàn 53 tổ chức đánh quân Mỹ đổ bộ đường không ở thôn Trường Lâm (Hoài Thanh) - đẩy lùi nhiều đợt phản kích, diệt 130 tên, bắn rơi một máy bay lên thẳng.

Phát huy thắng lợi, sáng ngày 23 tháng 5, một bộ phận chủ lực kết hợp với lực lượng vũ trang tỉnh, huyện và du kích đồng loạt tiến công vào trận địa pháo Đèo Nhông, Mồ Côi, Gò Loi, các “ấp chiến lược” chốt điểm ở tây tây - bắc quận lị Phù Mỹ, buộc lữ đoàn 173 một lần nữa phải kéo ra giải tỏa. Sáng ngày 25, một đoàn xe 26 chiếc hỗn hợp của lữ đoàn 173 và một chi đoàn thiết giáp ngụy tiến vào xã Mỹ Trinh bị chủ lực phối hợp với bộ đội huyện và du kích diệt 26 chiếc.

Với những trận thắng oanh liệt đó, mùa hè 1968 trở thành mùa hè diệt xe tăng Mỹ của lực lượng vũ trang giải phóng Bình Định, đánh quỵ lữ 137 với chiến thuật “thiết xa vận” của chúng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #99 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2012, 05:25:45 pm »

Trong lúc chiến công diệt xe tăng đang nở rộ thì lực lượng đặc công của tỉnh (Đ10) tập kích diệt hai đại đội Mỹ ở Gò Ông Thường xã Hoài Thanh huyện Hoài Nhơn, du kích Hoài Châu diệt một trung đội bảo an gác cầu Ông Tự ở Tam Quan. Ngày 22-7-1968, tiểu đoàn 53 phục kích đánh địch trên đoạn đường từ cầu sắt Tam Quan đi Chợ Cát diệt 205 tên Mỹ, ngụy, bắn cháy 15 xe, có bốn xe bọc thép, bắn rơi hai máy bay, phá hủy hai pháo 105, thu 20 súng. Cùng đêm hôm ấy, Đ10 đặc công tập kích cứ điểm Tháp Bánh Ít diệt 30 tên địch, đánh sập 8 lô cốt, đốt cháy hai kho xăng.

Chiến công nối tiếp chiến công, ngày 10 tháng 6, trong khi quân Nam Triều Tiên xua quân đi càn quét xã Cát Thắng, tiểu đoàn 50 cùng du kích triển khai đánh địch diệt 170 tên. Chiến tranh du kích được đẩy mạnh hỗ trợ cho nhân dân chống phá kế hoạch “bình định” khắp vùng đồng bằng toàn tỉnh.

Giữa mùa thu năm 1968, Bộ Chính trị họp và quyết định tiếp tục đẩy mạnh tổng tiến công và nổi dậy, đồng thời sẵn sàng đánh thắng Mỹ nếu chúng kéo dài và mở rộng chiến tranh.

Thực hiện chủ trương trên, ta lại mở chiến dịch Thu 1968 đẩy mạnh cuộc tiến công trên khắp chiến trường.

Sau thất bại Xuân 1968, Oét-mo-len bị cách chức cùng với sự phá sản của biện pháp “tìm diệt và bình định”. A-bram lên thay với biện pháp chiến lược mới: “quét và giữ”. Ở Bình Định, Mỹ - ngụy tăng cường các cuộc hành quân càn quét đánh phá hành lang vùng giáp ranh căn cứ và đồng bằng, mở càn quét lớn, dài ngày ở vùng Núi Bà Phù Cát và tây - nam Phù Mỹ. Song song với hành quân càn quét, chúng mở nhiều cuộc hành quân cảnh sát khủng bố phong trào cách mạng của quần chúng ở thị xã, quận lị, đồng thời thực hiện âm mưu bắt lính để bổ sung quân số. Chúng tiến hành kế hoạch “bình định cấp tốc”. ở các vùng nông thôn, ngoại vi thị trấn.

Giữa lúc Mỹ - ngụy ra sức “quét và giữ”, “phòng ngự từ xa” thì đêm 11 tháng 8, Đ10 đặc công đánh địch ở Lộc Tượng, Phước Sơn, tiến công vào thị xã Quy Nhơn, diệt 253 tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng. Tiểu đoàn 50 đánh bọn Nam Triều Tiên ở Núi Bà diệt hàng trăm tên.

Đặc biệt trong hoạt động Thu, lực lượng công binh phối hợp với bộ đội địa phương huyện và du kích tổ chức đánh cắt đường 19, đường số một làm cho giao thông địch tắt nghẽn nhiều ngày. Du kích, tự vệ mật trong thị xã, thị trấn cũng táo bạo đánh địch làm chúng mất ăn, mất ngủ. Du kích mật huyện An Nhơn trong tháng 8 đã diệt 165 tên địch. Có trận chỉ có tổ du kích mật đánh với một đại đội bảo an, diệt 27 tên tại xã Nhơn Khánh. Du kích mật xã Cát Hanh hỗ trợ cho nhân dân thực hiện hai chân, ba mũi giáp công, giành quyền làm chủ ở các thôn Tân Hóa, Chánh An, Vĩnh Long, Vĩnh Trường, Vĩnh Kiên, góp phần cùng quân dân trong tỉnh đánh bại kế hoạch “bình định cấp tốc” của Mỹ - ngụy. Tự vệ mật Quy Nhơn, du kích Mỹ Hiệp liên tục đánh cả Mỹ - ngụy, Nam Triều Tiên và bọn tề điệp ác ôn, diệt hàng trăm tên. Có trận diệt hàng trung đội như trận Tân Dân xã Mỹ Hiệp (8-1969), v.v…

Ngày 9-10-1968, tiểu đoàn 53 bộ binh của tỉnh, bằng chiến thuật vận động phục kích diệt một đại đội lính cộng hòa và một trung đội pháo binh thuộc trung đoàn 40 ở khu vực Tam Quan, giết 154 tên, bắt ba tên, thu 21 súng, bắn rơi 7 máy bay trực thăng (trong đó có bốn chiếc bị đạn súng cối của ta phá hủy ở Đệ Đức), bắn cháy hai xe M.113, phá hủy hai pháo 105mm. Ngày 10-0, du kích xã Vĩnh Hiệp (Vĩnh Thạnh) chống càn, diệt 20 tên Mỹ, bắn rơi ba máy bay trực thăng. Trong tháng 10-1968, một trung đội du kích Ân Tường tập kích một đại đội biệt kích Mỹ, giết 59 tên, thu ba súng, bắn rơi một máy bay trực thăng. Cũng thời gian này, du kích hai xã Hoài Hảo, Tam Quan Nam phục kích đoạn cầu sắt đi Tam Quan, diệt hàng chục tên(1).

Giữa không khí thắng lợi của tiến công và nổi dậy trên khắp các địa phương toàn tỉnh, tháng 11 năm 1968, Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ ba trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được triệu tập họp tại suối Kà Xôm (Vĩnh Thạnh). Đại hội đánh giá những thắng lợi và tồn tại trong nhiệm kì, đặc biệt là đánh giá thắng lợi của tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt trong ba đợt Xuân, Hè. Thu 1968 và đề ra nhiệm vụ cho Đảng bộ và quân dân toàn tỉnh trong những năm tiếp theo. Đại hội bầu Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ mới gồm 11 đồng chí do đồng chí Đặng Thành Chơn làm Bí thư.



Đồng chí Đặng Thành Chơn Bí thư Tỉnh ủy từ 1968-1972
(từ trần 1992)


(1) Theo CHIẾN TRANH DU KÍCH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG BÌNH ĐỊNH.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM