Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:38:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ký CCB Xuandao - từ Cánh đồng Chum đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử  (Đọc 21557 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #10 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2012, 09:38:17 pm »

Ngày 18-2-1071, đại đội 15 thông tin, trung đoàn 134 của chúng tôi cũng vượt biên giới sang Xiêng Khoảng và tập kết ở hang Dốc Chuối cách Noỏng Hét 10km. Chúng tôi bắt đầu rải tuyến dây cáp FFK60 cho trung đội 4 vào đến Dốc Chum đi qua Xê Băng Hiên, Đèo Đát, Đèo Đá, Nậm Mật, suối nước nóng Bản Ban, hang Thẩm Hoa. Không biết đơn vị của các bạn có gặp đường dây của chúng tôi không?
trung đoàn bác thành lập sớm thế ?

Ý xin lỗi! Năm 1971 bác ạ. Năm 1071 thì vào thời nhà Lý mất rồi.

Các bác công binh ở Xiêng Khoảng có biết thằng Cảnh ở ngõ Giếng Mứt không? Một hồi nó đi đạp xích lô, sau rồi chết vì rượu. Vợ nó chết trước, nó chết sau. Nó ở công binh 15 hay 25 gì đó tôi không nhớ, chỉ biết là nằm ở khu vực gần bản Son.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Năm, 2012, 09:44:41 pm gửi bởi linh thong tin » Logged
xuandao
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #11 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 01:41:41 pm »

Có biết thằng Cảnh ngõ Giếng Mứt. Bạn ở đâu? ở lào thuộc đơn vị nào đấy?
Logged
xuandao
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #12 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 02:03:20 pm »

Chào bác E1, mình chỉ biết D25 của Mặt trận Cánh đồng Chum. Rất nhiều lính Hà Nội. Bổ xung 1 C quân dịp cuối năm 1971. C này cùng tiểu đoàn huấn luyện 40 với mình ở Hòa Bình.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #13 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 02:33:15 pm »

   Kính chào chú XuanDao. Cháu rất vui khi đọc hồi ký của chú . Hình như hôm nay mới có một CCB thuộc F316 tham gia diễn đàn thì phải !
   Rất mong được xem nghe những trận đánh và chiến công cùng sự gian khổ của các CCB thuộc sư đoàn rừng núi - mệnh danh sư đoàn Thổ qua hồi ức của chú.
   Cám ơn bạn Quangcan nhiều ! Pots nhanh tay lên nhé !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #14 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 02:43:40 pm »

Ngày 21/10/1971
Chiều hôm nay, đơn vị mới tổ chức họp đón lũ tân binh Hà Nội mới vào. Mình được biên chế về A1, B4, C2 cùng với Sơn béo ( Tô Hoàng, Hai Bà ), Quý Sệ ( Đại Mỗ, Từ Liêm ), Thắng ( Xuân Phương, Từ Liêm ) .. tất cả A có 10 người thì đã có 4 thằng Hà Nội. A trưởng là anh Thưởng người Nam Hà, nhập ngũ 1970, đã tham gia một chiến dịch rồi. Trước khi vào chiến trường, mình vẫn là A trưởng A 10 và giống như tất cả đều được phong quân hàm binh nhì lên binh nhất. Hôm nay, riêng mình thì được đề bạt làm chiến sỹ.     


Ngày 22/10/1971
Bắt đầu tập tành huấn luyện ở đơn vị mới. Giờ mới biết rõ đơn vị mình là công binh của sư đoàn. Là công binh chiến thuật chứ không phải như bọn D25 của mặt trận ở phía ngoài. Cả tiểu đoàn công binh 15 có 3 đại đội được phân thành 3 nhiệm vụ . C1 vật cản chuyên xây và phá, khắc phục vật cản. C3 công trình chuyên hầm hố sở chỉ huy. Còn C2 cầu đường chuyên làm cầu đường. Nói thế cho oai vì theo mấy anh lính cũ thì ta chủ yếu làm đường, làm hầm, dò gỡ mìn, đánh bộc phá mở cửa hàng rào cho bộ binh đánh chốt. Rồi giữ chốt, đánh nhau như lính bộ binh. Kể cũng hơi rét đấy.
   

Ngày 13/12/1971
Hôm nay kết thúc huấn luyện bổ xung cho lính mới. Suốt những ngày qua toàn bom bi, bom vướng, mìn nhẩy, mìn cóc, ĐH, Cờ lê mo, kíp nổ, bộc phá .. Riêng món cầu đường học ít. Chắc chưa có đất dụng võ, nên chủ yếu bài học là … học chuẩn bị cuốc, xẻng, dao, cuốc chim.


Ngày 14/12/1971
Sáng nay, họp toàn đại đội nghe phổ biến nhiệm vụ tham gia chiến dịch, gọi mật danh là chiến dịch Z. Đây là chiến dịch giải phóng Cánh đồng Chum mùa khô năm 1971 - 1972. Nói như vậy là vì đã giải phóng Cánh đồng Chum năm ngoái, năm kia rồi. Nhưng ta chỉ giải phóng mùa khô, mùa mưa thì phỉ Vàng Pao lại giải phóng lại.
Anh Bi, B phó thì thầm thông tin: chiến dịch này sẽ khác năm ngoái, quân ta mạnh lắm. Có hẳn sư đoàn 312 vào, thêm trung đoàn 335 nữa, rồi có một tiểu đoàn Tăng T54 mới toanh, rồi ( bí mật nhé ) có cả pháo 130 lần đầu có mặt ở Cánh đồng Chum. Lực lượng hùng mạnh khác hẳn mùa khô trước nhiều mày ạ!
Thì đúng rồi, ngay chuyện một tiểu đoàn lính Hà Nội bọn em vào sư đoàn 316 cũng đã thể hiện rằng lực lượng ở mặt trận Cánh đồng Chum đã khác mùa khô trước rồi. 


Ngày 15/12/1971
 Sáng nay, bắt đầu hành quân vào chiến dịch Z. Đi suốt ngày, luồn qua những cánh rừng tới trú quân trong một hang đá nhỏ gần bản Na Hin, Phu Keng.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #15 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 02:44:25 pm »

Ngày 16/12/1971
Trung đội rải quân dọc tuyến đường, kiểm tra đường, dò mìn chống tăng, chống bộ binh từ khu vực bản Son đến bản Na Hin, chân Phu Keng cho xe tăng cùng bộ binh E 174 xuất kích tiến công. Để đảm bảo bí mật, việc khắc phục các vật cản trên đường xe tăng xuất kích chỉ được trinh sát, kiểm tra chuẩn bị khắc phục trước. Chỉ được tiến hành khắc phục khi pháo chiến dịch nổ súng và trong thời gian 30 phút.


Ngày 17/12/1971
Toàn đại đội bắt đầu vào trận. Trước khi xuất phát được nghe đọc thư động viên của Quân ủy Trung ương gửi cán bộ, chiến sỹ toàn mặt trận. Lính Hà Nội lần đầu ra trận hơi run nhưng khí thế, quyết tâm lắm.
Mọi người khoác súng, vác xẻng, cuốc, cọc tiêu, thuốc nổ ... tiến băng băng ra tuyến đường được phân công.   

Ngày 18/12/1971
Từ tối 17/12, từ bìa rừng xe tăng bắt đầu tiến ra đường. Để gữi bí mật từ trong rừng đến tuyến chờ xuất kích tiến công, công binh dẫn xe tăng phải đi chậm, không bật đèn, hạn chế mọi âm thanh tiếng động phát ra.   
Hơn 4 giờ sáng nay, nổ súng bắt đầu chiến dịch Z. Khi các cỡ pháo 85, 122 và 130 bắn phá các mục tiêu của địch ở Na Hin, trung đội lập tức vận động ra tuyến. Các gốc cây to được nổ bộc phá, san lấp đường. Có 2 vị trí qua ruộng lúa nước được lát cây chống lún. Những chỗ vượt hầm hào cũ, khe nước được san lấp đất đá. Trong nhấp nhoáng chớp pháo, tuyến đường nhanh chóng hình thành với hàng cọc tiêu gỗ buộc vải trắng và cả những chiến sỹ công binh tay cầm vải dù trắng vẫy tay chỉ đường. Xe tăng và bộ binh 174 nhanh chóng hành tiến lên vị trí chờ pháo chuyển làn tiến công địch.
Anh em công binh hò reo, vẫy tay cổ vũ khi pháo ta chuyển làn, xe tăng bật đèn pha, gầm lên cùng bộ binh xuất kích tiến công.

Ngày 20/12/1971
   Họp đại đội, chính trị viên thông báo tin vui thắng trận giai đoạn đầu của chiến dịch. Tiểu đoàn công binh đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sư đoàn 316 đã tiêu diệt, làm tan dã 2 trung đoàn Vàng Pao và 2 tiểu đoàn Thái Lan.
   Đại đội trưởng phổ biến nhiệm vụ của đơn vị: hành quân ngay vào Nậm Xiêm (Siêm), làm đường vận tải và cơ động cho pháo, xe tăng đánh Sảm Thông - Long Chẹng.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 02:44:42 pm »

Ngày 21/12/1971
Đêm qua, đại đội đã hành quân qua bản Phồn, Sa Nóc và trú quân làm nhiệm vụ ở một hang đá lưng chừng núi. Kẹp giữa dẫy núi đá cao có hang của đại đội 2 ở và dải núi thấp hơn bên kia là dòng suối Nậm Xiêm. Quân ta gọi luôn hang tên là Nậm Xiêm cho tiện. Mùa khô, không có nước nên lòng suối Nậm Xiêm như một con đường được lát toàn đá, cuội, sỏi. Lòng suối tương đối phẳng, dễ đi ngoại trừ một vài chỗ có những cục đá to ở giữa lòng suối. Đứng ở cửa hang, bên tay phải cũng là ngược suối là hang Loa Kèn. Xuôi về phía trái khoảng hơn cây số là gặp tuyến đường đang mở cắt ngang đi vào Hin Tạng. Chỗ ấy, khi con đường vượt qua suối, gọi là ngầm Nậm Xiêm. Suốt từ đỉnh núi có hang Loa Kèn đến ngầm Nậm Xiêm và nhìn xa tít nữa cây cối xanh tươi, rậm rịt như thảm rừng già che kín lòng suối. Do đường mới mở đến Nậm Xiêm, nên kho đạn, gạo, hàng chuyển vào phải tập kết trong các hang đá gần ngầm, nên gọi là kho Nậm Xiêm.

Ngày 22/12/1971
Hôm nay, triển khai làm đường. Tuyến đường đã hình thành chạy từ bản Phồn vào đến ngầm Nậm Xiêm. C2 đảm nhiệm con đèo xuống ngầm Nậm Xiêm do tiểu đoàn 7, E209 làm trong thời gian làm dự bị chiến dịch. Vì thế, đèo được mang tên đèo D7. Bọn mình tiếp quản đèo, củng cố để chuẩn bị cho xe chở hàng, tăng, pháo vào phía trong đánh đợt 2. Địch đã biết con đường mới mở, nhưng đang chống đỡ ngoài Cánh đồng Chum nên tạm tha tuyến đường mới mở. Về phía ta cũng chưa sử dụng vào vận chuyển, nên con đường chưa có mùi đạn bom. Bởi vậy, công binh ta yên tâm tranh thủ làm đường suốt đêm.   

Ngày 23/12/1971 
Chiều nay, khi những chiếc OV - 10 lượn khuất, chúng tôi vận động lên bám đường. Tối nay sẽ có ô tô chuyển hàng vào Nậm Xiêm. Nhiệm vụ của công binh là đảm bảo đường, hộ tống xe xuống ngầm trả hàng xong và quay ra bản Phồn ngay trong đêm. Để giữ bí mật, đánh lừa địch, khi ô tô ra, công binh phải xóa dấu vết xe ô tô đi.
Lúc 10 giờ đêm, hơn chục xe ô tô chở đạn, gạo xuống đèo. Có cả 2 chiếc C100 của mặt trận hỗ trợ cho tiểu đoàn mở đường vào Hin Tạng cùng vào. Hơn 1 giờ sáng, đoàn xe quay trở ra bản Phồn an toàn.

Ngày 25/12/1971
Được 2 tối im ắng. Từ sáng nay, lũ máy bay L19 và OV - 10 bắt đầu lượn nhiều hơn mọi ngày, vòng đi vòng lại dọc tuyến đường. Có lẽ bọn thám báo và máy bay đã đánh hơi thấy tuyến đường vận chuyển nguy hiểm này.
Tối nay, công binh có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là đảm bảo cho pháo 130 ly vào trận địa Nậm Xiêm.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #17 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 02:45:05 pm »

Ngày 26/12/1971 
Pháo đã vào trận địa là những cái hang ngay dưới chân núi, phía dưới hang của C2. Thế này thì gay đây, dễ vạ lây lắm.

Ngày 31/12/1971
Hôm nay, ta bắt đầu đánh Sảm Thông - Long Chẹng. Trận địa pháo 130 dưới chân núi, đã nổ súng lúc chiều. Nghe tiếng pháo nổ, lính ta ra cửa hang nhìn và vỗ tay hoan hô. Khói đạn pháo ở trận địa thật và giả quyện vào nhau lan khắp thung lũng. 

Ngày 2/1/1972
   Từ trưa hôm qua, 2 lần máy bay địch đã đến ném bom trận địa pháo 130, nhưng pháo ta vẫn an toàn. Bom toàn nện trượt và vào trận địa giả, hay thật. Dọc 2 bên sườn núi cây cối đổ ngổn ngang, trơ đất đá nham nhở.

Ngày 4/1/1972
   Hôm qua đến giờ, núi Nậm Xiêm đã được nếm 2 trận bom tọa độ rồi. Bọn chúng nhằm vào trận địa pháo, tuyến đường mới mở cho pháo. Pháo chưa bị sao, nhưng chiếc C100 giấu kỹ ở hẻm núi thì bay rồi. Ban ngày ở trong hang cũng ớn lắm. Nhỡ bom nó rơi đúng cửa hang thì gay. Chỉ mong chiều đến ra tuyến lại có thể an toàn hơn, vì tuyến đường địch mới đánh bom theo tốp, chưa tọa độ.

Ngày 9/1/1972
Mấy hôm nay, ta đánh Phu Pha Say, Sảm Thông. Bom tọa độ, máy bay đánh theo tốp cả ngày, đêm, không có qui luật. Lộ hết rồi, nó đánh cả đường, cả pháo, cả hang trú quân. Núi, suối và ngầm Nậm Xiêm tan hoang. Từ đường về hang và ngược lại phải chạy, bò, luồn, chui qua cây cối, đất đá bị bom đào xới. Có hôm về hang, cây cối, đất đá che lấp không nhận ra được cửa hang. Đã thêm vài người bị thương vong rồi.

Ngày 10/1/1972
Quân ta đã giải phóng khu trung gian Phu Pha Say, đánh chiếm được Sảm Thông. Máy bay đánh dữ tuyến ngoài để cứu nguy phía trong. Đại đội trong đêm hành quân, qua đỉnh núi sang bên kia trú quân. Đây gọi là Bản Sa Nóc, là một bên sườn núi Nậm Xiêm. Khu này không có hang to và chắc như bên kia, có nhiều hang đá nhỏ đủ cho một B trú quân. Thôi thế cũng được, ra đèo D7 thì gần, xuống ngầm hơi xa nhưng còn hơn bên kia bom suốt ngày.

Ngày 30/1/1972
Suốt những ngày qua, cả tiểu đoàn tranh chấp với bọn máy bay, mở đường vào Hin Tạng. Ngày đêm chịu đựng bom đạn giặc, rà phá đủ các loại bom nổ chậm, dũng cảm bám đường để tăng, pháo, xe hàng vào được phía trong. Sau mỗi lần ngớt tiếng bom rơi, tất cả lại lao ra phá đá, nổ mìn, tranh chấp với địch với khẩu hiệu “ Dũng cảm kiên cường, bám đường thông xe “.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #18 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 02:45:30 pm »

Ngày 12/2/1972
Nghe tin Vàng Pao đổ quân đánh chiếm Cánh đồng Chum. Tuyến đường gần như bị vây 2 phía. Vẫn cứ mở đường vào Hin Tạng, Sảm Thông.

Ngày 26/2/1972
Quân ta đã lấy lại được Cánh đồng Chum. Đường vào Hin Tạng đã xong. Đêm qua hộ tống, đảm bảo cho xe tăng vào đến chân 1.800 để vào đánh lại Sảm Thông - Long Chẹng.

Ngày 3/3/1972
Xe tăng leo lên 1.800 bị lật, đường dốc quá. Phải đóng cọc thành đường nhằm tăng vết bám cho xe tăng. Lại bạt núi, giảm độ dốc đường lại. Xe tăng bỏ hết đạn, phụ tùng dự phòng cho nhẹ khi leo. Thật mừng có 3 chiếc leo lên được và đi vào Sảm Thông.

Ngày 15/3/1972
Suốt ngày đêm máy bay đánh phá đường. Công binh vẫn bám trụ cho tăng, pháo, xe vận tải gạo, đạn vào phía trong. Hàng tháng trời mở đường, tiểu đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ mở đường từ bản Phồn chạy thẳng vào Sảm Thông. Cán bộ, chiến sỹ tiểu đoàn trải qua cuộc chiến đấu đúng như truyền thông công binh “ Mở đường thắng lợi “ đầy gian khổ hy sinh.   

Ngày 2/4/1972
Bắt đầu mùa mưa rồi. Anh Thiệng, B trưởng bảo mưa rồi ta lại rút thôi. Chiến trường Cánh đồng Chum là thế. Chỉ mùa khô ta mới vận chuyển và đánh địch được. Còn mùa mưa thì chạy dài. Chán nhỉ.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #19 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 02:45:54 pm »

Ngày 5/4/1972
Kết thúc đánh Sảm Thông rồi. Chỉ còn E 335 chốt giữ Phu Pha Say, còn rút hết vì không có đường vận chuyển, không có gạo, đạn. 

Ngày 20/4/1972
Đại đội hành quân ra trú quân trên sườn núi, bên trái ngã ba Noọng Pẹt đi bản Ban. Bên kia núi là hậu cứ của tiểu đoàn ô tô, khu kho K3 của mặt trận. Đại đội phổ biến nhiệm vụ mới: D 15 cùng với D25 lùi ra ngoài làm nhiệm vụ bảo đảm tuyến đường vận chuyển từ ngã ba Noọng Pẹt vào Cánh đồng Chum và đi Xa la Phu Khun. Đảm bảo các trục đường cơ động cho pháo, xe tăng, làm các trận địa phòng ngự và tham gia đánh địch bằng vũ khí của công binh
   Trước mắt C2 đảm bảo đường vào bản Ang, Nà Cạt. Trời mưa, đường lầy lội, địch vẫn đánh phá quyết liệt. Tối xe vẫn vào được dăm chuyến.

Ngày 22/5/1972
Mấy hôm nay, máy bay ném bom dữ dội. Bọn chúng phản công mùa mưa. Thấy bộ binh vào, ra tấp nập. E 174 thay 335 vào chốt giữ Phu Pha Say, C1 lại đi phối thuộc 174 giữ chốt. 

Ngày 2/6/1972
Được tin Cao Mạnh Hùng ( Bưởi, Ba Đình ) và thằng Tăng ( Vĩnh Phú ) của C1 đi chốt Phu Pha Say với 174 hy sinh rồi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM