Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 07:31:05 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ Tìm Người (Liệt sỹ) Phần 7 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 334456 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #590 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 01:35:10 pm »

@Hungql07: xem tin nhắn nhé!,  Grin

@HAN_DCT: xem qua thông tin bác gửi:



và đọc các băn khoăn:
..... Nhưng vẫn băn khoăn vì cột đó còn ghi phiên hiệu của đơn vị nào đó liên quan thì phải! Liệu có lô gíc hơn là vị trí mộ không, khi lúc đó hình như phải tác chiến mà không có bản đồ? Gợi ý giúp mình các khả năng có thể để tiếp tục hành trình nhé. Cảm ơn Mod.

thì có vài dòng như sau:
- nếu là phiên hiệu đơn vị? quả thực chưa có tài liệu nào có thông tin này, phải chờ ... lúc nào kiếm được/ hỏi được vậy? các phiên hiệu đơn vị của ta thời điểm đó đều dùng phiên hiệu chính thức và gọi theo mật ngữ khi vào chiến dịch, kiểu "Sông Đà gọi Sông Đáy",  Grin. Chứ rất ....ít thấy dùng phiên hiệu có ba con số, như kiểu 112. Lúc đấy đánh nhanh, đánh mạnh, đánh thẳng, rồi hiệp đồng sao cho tốt, hậu cần sao cho đủ chứ,  Grin

- lúc đó có bản đồ chứ, một số bác trinh sát nhà mình (các bác lính SV chẳng hạn) đã từng kể được cầm, có chiến lợi phẩm đến 1/50K đó sao? nhà ta lúc đó đánh trên bản đồ và LLVT địa phương cấp tin, dẫn đường là chính chứ có thời gian đâu mà đắp sa bàn với bò vào tận nơi để trinh sát, để nắm bắt,  Grin

- loại suy được 112 là cao điểm rồi nhé vì gần đó và gần căn cứ Nước Trong không có chỗ nào cao đến vậy,  Grin. Cho nên tạm thời chỉ có thể đặt được giả thiết là ô tọa độ, và viết thiếu số 0 mà thôi. Các giả thiết khác thì chửa nghĩ ra,  Grin

p/s: với các bác:
- xin lỗi là dạo này em rất bận, tuy vậy sẽ cố gắng trả lời sớm với những ai thực hiện đúng quy định và luôn sẵn sàng trao đổi mọi vấn đề các bác nêu, vô tư nhé  Grin.
- mong chú ý: bớt viết tắt, viết đúng tiếng Việt và văn phong - quy định của Diễn đàn mà,  Grin; trước khi gửi bài các bác đọc lại giúp một lần để soát lỗi và đỡ làm người đọc "nhức mắt". Thân gửi,  Grin.
Logged

hoanghai1980
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #591 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 02:46:26 pm »



Trở lại câu chuyện của gia đình bác, khi ....có người chỉ LS hy sinh ở Quảng Nam và nơi an táng là Điện Thọ thì rất mong bác xem xét kỹ:
- Xem xét việc phán bừa, ẩu (theo đánh giá chủ quan của tôi) về những trường hợp như thế này. Tôi cho rằng họ vô tình mà nói trúng (xin mở ngoặc là trúng theo cách hiểu của bác chứ chưa đúng theo cách hiểu của tôi) hoặc đã nghe dư luận ở .... đâu đó.
- Mong bác nhìn lại bản đồ hành chính đã đưa ở trang 56 . Bác sẽ thấy Điện Thọ thuộc Điện Bàn nằm ở phía đông, sang hẳn đường 1; khu vực đó gọi nôm na là 6 xã Gò Nổi. Còn Đại Lãnh thuộc Đại Lộc, tức Vùng B Đại Lộc của mặt trận 4 Quảng Đà. Để đi từ đường 14 nhánh, từ Điện Bàn xuống đến Đại Lãnh (thị xã Hà Tân) là khá xa đấy bác. Nhất là khi có 2 lý do chính:
  
    * một là, tại thời điểm LS hy sinh, căn cứ theo sử LLVT huyện Điện Bàn, tại khu vực đó chỉ có trung đoàn 36A / E36A cùng các lực lượng thuộc binh chủng khác mà thôi; E141B/ trung đoàn 141B này đứng chân ở Thường Đức/ Thượng Đức - Hà Tân tạo cơ sở, lập thế ỷ giốc giữ địa bàn phía sau cho E36 vươn dài xuống đồng bằng phía đông, gây áp lực sát vào Đà Nẵng; đồng thời kiểm soát đường 14 đi các tỉnh miền núi phía tây Quảng Nam. Bác đã nghe nói đến câu của VNCH: "bao giờ nước sông Vu Gia chảy ngược thì Việt cộng mới lấy được Thượng Đức" chưa? Câu nói ám chỉ vị trí lợi hại, điểm tiền tiêu án ngữ phía tây nam Đà nẵng của căn cứ quân sự Thượng Đức. Bên nào kiểm soát được nó thì bên đó cắm được lưỡi dao vào yếu hầu đối phương. Cũng khu vực này, năm 1974, F304/ sư đoàn 304, qua 3 giai đoạn, đã phải trả rất nhiều xương máu mới chiếm được toàn bộ khu căn cứ đấy.

   * hai là, thường ta chỉ chôn cất LS ở tại chỗ, xung quanh hoặc phía sau, nơi khu, nơi cứ; chứ không mấy khi đưa LS hàng chục km mới chôn cất; nhất lại là đánh nhau khu vực giáp ranh đồng bằng và vùng núi, lại đưa đi chôn ở nơi .... phải vượt qua đường 1A địch kiểm soát rất chặt, vào cùng tranh chấp ác liệt với địch để chôn. Hơn nữa, bác cứ thử nghĩ xem, trong điều kiện chiến tranh lúc đó, trong khi địch kiểm soát bầu trời và liên tục có pháo tọa độ cầm canh thì ta có mang một LS từ cuối huyện Đại Lộc sang đầu huyện Điện Bàn để chôn cất không? Ngoài ra, chôn ở chân cao điểm 200 tốt hơn hay chôn ở vùng đồng bằng phía đông đường 1A tốt hơn khi đến mùa nước lên - (Gò Nổi!  Wink)Grin. Cái bản đồ hành chính ở trang 56 có tỷ lệ 1/ 650.000 tức là 1cm trên bản đồ = 6,5 km trên thực địa. Bác đặt cái thước lên đo hộ nhé,  Grin.

Tôi rất tiếc là chú Du không có thông tin gì, thật buồn vì chỉ kết nối được đến vậy. Mong bác tiếp tục liên hệ với BCH QS, Phòng Lao động thương binh - xã hội và hội CCB huyện Đại Lộc để được giúp đỡ thêm.
[/quote]


Em xin cảm ơn Bác, và đây là em kể thời gian gia đình em đã đi tìm như thế nào để mọi người thông cảm và giúp đỡ chứ không có ý gì khác.
E và GĐ có hiểu nơi đó, ngày đó thế nào đâu, chỉ nghe kể và xem thông tin trên mạng thì biết là mấy trận đánh đó rất ác liệt và quân ta hy sinh khá nhiều thôi chứ không biết là địa bàn đó như thế nào nữa nên mới xin mọi người chỉ bảo giúp..
Nếu em nói có gì sai xin mọi người thông cảm...
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2012, 09:10:45 pm gửi bởi hoanghai1980 » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #592 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 03:55:42 pm »

Kính gửi Bác "quangcan"

Gia đình chúng tôi kính mong được sự giúp đỡ tìm lại hài cốt hoặc phần mộ của anh tôi là:
Liệt sĩ Lê Quang Ly
Năm sinh: 1955
Quê quán: Bắc  Sơn, Uông  Bí, Quảng Ninh
Nhập ngũ: 1974, Đơn vị: D8, Đoàn 775, Quân khu 7.
Chức vụ: Trung đội phó.
Cấp bậc: Hạ sĩ quan.
Ngày hi sinh: 24/07/1978, Đơn vị lúc hi sinh : C8-D8-E6-F302_Mặt trận Tây Nam.
Ngoài ra gia đình cũng xin các đ/c cho biết thông tin về các anh chị khác đã cùng sống và chiến đấu bên cạnh anh tôi trong đơn vị C8, D8, E6, F302 hiện nay còn sống ở đâu để có thể liên lạc và tìm hiểu về những năm tháng sống và chiến đấu của anh tôi cùng đồng đội nơi chiến trường.
Địa chỉ liên lạc
Họ và Tên: Lê Văn Quý, Số Điện thoại: 0963087888, Email: levanquy.ubi@gmail.com
Quan hệ với Liệt sĩ: là Em của liệt sĩ.
Nơi ở hiện tại: Tổ 7, Khu 3, Phường Bắc Sơn, Uông Bí, Quảng Ninh.
Gia đình xin trân trọng cám ơn!

Xác nhận thành viên levanquy đã thực hiện đúng quy định của box.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #593 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 04:51:28 pm »

hoangvanloi: nào, tiếp tục hành quân,  Grin

3.
....Tháng 1/1967, D1-E9/ Tiểu đoàn 1 – Trung đoàn 9 mang mật danh Đoàn chi viện 415 bắt đầu đi vào miền Nam (không biết bác nào có tài liệu chính thức về cái này không nhỉ). Tiểu đoàn 1 đến miền Nam (Quảng Trị) ngày 15/3/1967 với quân số 450 người....

Tôi có thông tin này:
Trích dẫn
...Cuối năm 1966 do yêu cầu của chiến trường, trung đoàn được lệnh bổ sung tiểu đoàn 1 và 3 cho mặt trận Bình - Trị - Thiên. Cả trung đoàn làm tốt công tác chuẩn bị cho bộ đội lên đường. Nhiều cán bộ, chiến sĩ viết đơn tình nguyện đi chiến đấu, hòa cùng khí thế ra quân lập công của toàn sư đoàn. Những kinh nghiệm về công tác giáo dục chính trị lãnh đạo tư tưởng trong huấn luyện bộ đội đã được tổng kết thành bài học cho toàn trung đoàn. Tháng 7 năm 1967, trung đoàn trưởng Trần Văn Khám và chính ủy trung đoàn Lê Khả Phiêu theo mệnh lệnh của Bộ và Bộ tư lệnh Quân khu 3 cùng trung đoàn vào tham gia chiến đấu ở vùng giáp ranh Quảng Trị, từ khu vực Ba Lòng đến triền sông Mỹ Chánh. Thời gian này trung đoàn liên tục đánh địch đổ bộ lên động Ông Do, nổi bật nhất là trận đánh của tiểu đoàn 2 ở điểm cao 235 ngày 14 tháng 9 năm 1967 tiêu diệt gọn một đại đội Mỹ.

Như vậy là sau khi ở Lào về, E9 củng cố và đi B:
- lần 1: 2 tiểu đoàn (D1, D3) vào đến nơi khoảng tháng 3,4/1967
- lần 2: cả trung đoàn vào (D1, D2, D3) tháng 7/1967 và khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10/1967 có mặt.

Còn thông tin này của bác:
...Sau đó, D1/ Tiểu đoàn 1 di chuyển về huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên và trực thuộc Trung đoàn 6 bộ binh của Quân khu Trị Thiên. Lúc này Tiểu đoàn 1 mang phiên hiệu 802 (Tiểu đoàn 802 cũ sau đó di chuyển về phía Nam Thừa Thiên và đổi phiên hiệu thành Tiểu đoàn 4 và trực thuộc Trung đoàn 4).

tôi có một tài liệu sau :
Trích dẫn
...Cuối năm 1966, theo yêu cầu của nhiệm vụ Tiểu đoàn 802 được Quân khu điều động vào hoạt động ở địa bàn huyện Phú Lộc, cùng đi nhận nhiệm vụ mới còn có các đồng chí: Phó Chính ủy Trung đoàn Trần Văn Vững; Phó Tham mưu trưởng - Trưởng tiểu ban Tác chiến Trung đoàn Trần Lưu Chữ. Lúc này trung đoàn chỉ còn hai tiểu đoàn bộ binh và các phân đội trực thuộc; nhằm duy trì và hát huy sức mạnh chiến đấu của trung đoàn, Quân khu tăng cường Tiểu đoàn 810 của tỉnh đội Thừa thiên cùng phối hợp chiến đấu.

tôi có một tài liệu sau ở thời điểm giữa năm 1967:
Trích dẫn
...Tiểu đoàn 2 được huấn luyện cơ bản, từ Nghệ An vào thay vị trí Tiểu đoàn 802, do đồng chí Diệp Minh Phúng làm tiểu đoàn trưởng; đồng chí Lê Tiến Đạt làm Chính trị viên; đơn vị vừa đặt chân đến chiến trường đã lập chiến công đầu ngày 27-10-1967, Tiểu đoàn 2 đánh tan một đại đội lính dù Mỹ thuộc Lữ đoàn 3 (Sư đoàn 101) từ căn cứ Đồng Lâm đi càn quét ở dốc Ồ Ồ (phía tây Phong Điền), diệt 20 tên, bắn bị thương một số tên; cùng thời gian đó, một đại đội của Tiểu đoàn 2 phục kích đánh tan một đại đội thuộc Tiểu đoàn 3 ngụy tổ chức càn quét ở dốc Hố Rựa diệt nhiều tên, bắn rơi một máy bay lên thẳng....

Nhìn những chỗ bôi đậm, Bác thấy khác nhau về thời điểm có mặt ở chiến trường chưa ạ?
Dốc Ồ Ồ là đoạn đồn Ồ Ồ ở Phong Sơn, Phong Điền, Thừa Thiên Huế nhé. Còn Động Ông Do thì ở Hải Lăng Quảng Trị, xem mấy bài trả lời của tôi cho người khác trước đó ấy nhé.

Còn đối chiếu với thông tin D802/ tiểu đoàn 802 tức D2 E6/ tiểu đoàn 2 trung đoàn 6, cuối năm 1966 hoạt động ở Phú Lộc rồi đứng chân trong đội hình E4/ trung đoàn 4/ Đoàn 4 thì nó không đổi phiên hiệu thành D4/ tiểu đoàn 4.

Nó đổi phiên hiệu như sau:
Trích dẫn
...Tiểu đoàn 802 (Trung đoàn 4) sau khi sáp nhập vào Trung đoàn lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 2.

4.
Cái này thì không dám chắc lắm vì theo như tài liệu mà bác quangcan cung cấp cho tôi cũng như qua một số tài liệu mà tôi đọc được (Bài phát biểu của Tư lệnh QK4 trong Hội thảo khoa học "Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_id=132350 cũng như tài liệu về lịch sử “Huyền thoại K4”http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c243/n8580/Huyen-thoai-K4.html đăng trên Tạp chí Sông Hương) thì không thấy nhắc đến tiểu đoàn 802 này tham gia trận đánh Mậu Thân 68 ở Huế. Tuy vậy, ở một số chỗ như trên trang vi.wikipedia.orghttp://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_M%E1%BA%ADu_Th%C3%A2n_t%E1%BA%A1i_Hu%E1%BA%BF, hay theo bác chiangsan ở ttvnol.comhttp://ttvnol.com/quansu/525068thì có thấy nhắc đến phiên hiệu này....

Ái chà, phức tạp cái đống này đây,  Grin. Từng đơn vị một nhé:

4.1 Trung đoàn 6/ E6/ Đoàn 6/ Đoàn Phú Xuân này:
Tại #569 trang 57 tôi có trích nguyên thông tin: Quân khu/ Mặt trận Trị Thiên có bổ sung nguyên cho Thành đội Huế đoàn 6/ trung đoàn 6 gồm 4 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn đặc công và 1 đại đội trợ chiến (trang sách 146).

Vậy tiểu đoàn nào bổ sung cho Trung đoàn 6 đây? Chỗ này phải dài dòng một tẹo mới được:
- Ngày đầu thành lập (1965), E6/ trung đoàn 6 Phú Xuân gồm Tiểu đoàn 1/ D1 (nguyên gốc là D803/ tiểu đoàn 803); Tiểu đoàn 6 / D6 (nguyên gốc là D806/ tiểu đoàn 806), các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần và các đơn vị trực thuộc: Đại đội 15 súng máy 12,7 li; Đại đội 16 súng cối 82 li, trung đoàn 17 súng ĐKZ 75 li, Đại đội 18 vận tải, Đại đội 19 thông tin, Đại đội 20 trinh sát, Đại đội 21 công binh, Đại đội quân y.

Sau đó không lâu, được bổ sung Tiểu đoàn 802/ D802 tức D2/ tiểu đoàn 2 vào biên chế  Trung đoàn, đồng chí Nguyễn Khánh làm Tiểu đoàn trưởng; đồng chí Nguyễn Văn Sang làm Chính trị viên và Đại đội 12 đặc công do đồng chí Trần Văn Hòa làm Đại đội trưởng; đồng chí Trần Tiến Lực làm Chính trị viên;

Đến thời điểm chuẩn bị cho Mậu Thận 1968, thì E6 tiếp tục được bổ sung một tiểu đoàn nữa để đủ 4D bộ binh như trên đã nêu:

Trích dẫn
...Cùng thời gian này, Tiểu đoàn 816 (Trung đoàn 9) được tăng cường cho Trung đoàn, ngay từ ngày đầu của chiến dịch (31-1), đơn vị đã đánh chiếm vùng La Chử, Quê Chử, An Lưu, Bốn Trì, Bổn Phổ, diệt một đại đội ngụy và một số tên ác ôn, dân vệ, đuổi chúng chạy về Triều Sơn Tây. Quân ta chuyển sang bao vây căn cứ Rú Lầu, chiếm lĩnh khu vực La Chử, Quê Chử, phát động quần chúng cùng lực lượng vũ trang địa phương phá “ấp chiến lược”, thành lập chính quyền cách mạng, xây dựng làng xã chiến đấu, đóng góp của cải vật chất ủng hộ bộ đội, triển khai bố trí lực lượng chuẩn bị đánh địch phản kích tăng viện cho Huế....

Rồi, tức là D816 E9/tiểu đoàn 816 trung đoàn 9 (tạm gọi vậy theo sử E6) đánh xuống núi Nhàn Nhạn, kiểm soát một vùng phía tây Huế + bờ bắc sông Hương; đoạn Hương Long, Hương Chữ và đuổi địch đến tận thôn Triều Sơn Tây (nằm trên bắc đường QL 1A). Chú ý: trang sách 148 viết nhầm D816 thành D116.

4.2 Trung đoàn 9 (lần 2) gồm D1, D2, D3 khi vào Huế thì có đổi phiên hiệu không?
- một số tài liệu của E6 có ghi E9 gồm D815/ tiểu đoàn 815, D816/ tiểu đoàn 816 và một đơn vị nữa không rõ
- một số tài liệu của E9 có nói:
Trích dẫn
...Ngày 31 tháng 1 năm 1968, cùng với cả miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy, Trung đoàn 9 đã mở đầu chiến dịch khá thuận lợi, tiểu đoàn 1 do đồng chí Ty và Ngọc chỉ huy, từ phía nam thành phố đánh vào, tiểu đoàn 3 do đồng chí Á và đồng chí Dục từ vị trí tập kết trong “lòng dân” bất thần tiến công quân địch từ hướng bắc, trong khi đó lực lượng luồn sâu của tiểu đoàn 2 do đồng chí Vũ và đồng chí Đạt chỉ huy phối hợp cùng lực lượng biệt động và tự vệ thành đã đánh chiếm được dinh tỉnh trưởng trong thời gian ngắn. Đại đội trưởng Nguyễn Phúc Thanh chỉ huy đại đội 6 cùng lực lượng địa phương đã đánh chiếm và làm chủ nhà lao Thửa Phủ, sau khi quét sạch quân địch, anh em đã phá cửa nhà lao, cứu được hơn 200 người bị địch giam giữ ở đây, nhiều người ốm yếu không đi được đã được các đồng chí đại đội 6 dìu ra phía sau an toàn, nhiều người vừa ra khỏi nhà lao đã xin nhận súng tham gia chiến đấu.

- Phân biệt đơn giản ở mặt trận Huế 1968 thế này nhé: bờ bắc sông Hương gọi là cánh Bắc, bờ Nam sông Hương gọi là cánh Nam.

- theo tài liệu trên của E9:
 * D2/ tiểu đoàn 2 đánh dinh tỉnh trưởng; so sánh với trang sách 149 thì đấy là tiểu đoàn 815/ D815,  Grin => thuộc Cánh Nam;
 *  D3/tiểu đoàn 3 đánh vào từ hướng bắc; so sánh với trên và trang sách 148 thì đấy chính là tiểu đoàn 816/ D816 thuộc Cánh Bắc;
 
 * vậy còn D1 E9/ tiểu đoàn 1 trung đoàn 9: từ phía nam thành phố đánh vào. Phải chăng nó chính là D4/ K4/ tiểu đoàn 4 thuộc Đoàn 5/ trung đoàn 5/ E5??? D1 thay thế hoàn toàn D4/K4 cũ của Thành Huế, để K4 cũ chia người ra làm nòng cốt của các đội công tác, ở địa phương; đồng thời đại đội đặc công của E9 bổ sung vào 2 đội biệt động và phát triển thành K1, K2 như trang sách 146 đã dẫn

Trích dẫn
Thành đội Huế có D10/ tiểu đoàn 10, D4/ tiểu đoàn 4, hai đội biệt động sau phát triển thành 2 tiểu đoàn đặc công K1, K2. Quân khu cũng tăng cường cho Huế 2 tiểu đoàn bộ binh.



p/s: bác nào văn hay chữ tốt, mở giùm em cái Phần 8 nhá,
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Một, 2012, 07:34:13 pm gửi bởi quangcan » Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #594 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 07:52:22 pm »

5. Thông tin của chiangshan:
Trích dẫn
...Hành động lập tức được triển khai nhằm giảm áp lực cho 2 vị trí ở Huế. Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 tăng cường lực lượng của trung đoàn 1 làm đơn vị phản ứng cho các lực lượng đồng minh đang bị tấn công ở Huế. Tướng Trưởng ra lệnh cho trung đoàn 3, lực lượng đặc nhiệm đường không số 1 và tiểu đoàn 3/7 kỵ binh tiến về thành cổ. Các đơn vị này vấp phải sức đề kháng quyết liệt khi họ tới gần thành phố. Tiểu đoàn 806 Bắc Việt đã chiếm lĩnh các chốt chặn trên đường 1 phía tây bắc Huế. Tiểu đoàn 804 và lực lượng của tiểu đoàn đặc công Co B (?) và tiểu đoàn K4B ở phía nam Huế. Tiểu đoàn 810 thiết lập các chốt chặn trên đường 1 tây nam Huế. Lực lượng đồng minh tấn công qua các chốt này nhưng lại bị hoả lực cầm chân cách doanh trại MAC 700m về phía nam. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tiến công và tới được doanh trại này. Đại đội A, tiểu đoàn thủy quân lục chiến 1/1 là đơn vị đi đầu mở đường tới Huế từ Phú Bài qua đường 1. Theo sau đại đội này là tiểu đoàn bộ tiểu đoàn thủy quân lục chiến 1/1, tới doanh trại lúc 14h00. Trong 3 ngày tiếp sau đó, có thêm 3 đại đội thủy quân lục chiến, 2 tiểu đoàn bộ thủy quân lục chiến và 1 sở chỉ huy cấp trung đoàn tới doanh trại này. Một trung đội xe tăng cũng có mặt. Thủy quân lục chiến cố gắng vượt sông trong ngày 31-1 nhưng đã bị đẩy lùi bởi các đơn vị đối phương có công sự vững chắc.

Ở đoạn này, cần lan man một chút: nói về các đơn vị thuộc Phân khu Trị Thiên thì từ những năm 1961, Bộ đã tăng cường cho Phân khu các tiểu đoàn độc lập, có nguồn gốc là các tiểu đoàn công an vũ trang bảo vệ giới tuyến hoặc bộ đội biên phòng (cái tiểu đoàn 2 từ Nghệ An vào mà tôi nói ở trên thì tôi cũng cho là vậy). Đầu tiên là D800/ tiểu đoàn 800 vào từ tháng 10/1961. Sau đó lần lượt là D802, D803, D804, D806, D808, D810, ....
Ngoài ra,  ở Mặt trận Trị Thiên, thường xuyên sử dụng K để thay cho D. D810 thuộc tỉnh đội Thừa Thiên thì gọi là K10; D806 thời còn độc lập thì gọi là D6/K6; và có một tiểu đoàn mang tên K4, đấy chính là tiểu đoàn 804;

Qua quá trình phát triển, ta nâng thành Mặt trận Trị Thiên gồm các Đoàn 4/ Đoàn Phú Lộc; Đoàn 5 Thành Huế, Đoàn 6 Phong Quảng. Các Đoàn này tương đương cấp Trung đoàn hoặc Trung đoàn thiếu mà thôi. Ở trên bác có thể thấy D803, D806 và D802 cấu thành Đoàn 6/ E6/ Phong Quảng. Vậy thì tương tự đối với Đoàn 4 và Đoàn 5. Vì vậy, từ trang sách 174 ở trên (từ một tài liệu khác), ta thấy  rằng Đoàn 5 gồm K10 tức D810, K4 tức D804 và một tiểu đoàn đặc công khác.

Như vậy, tại thời điểm 1967 -1968, không còn tồn tại D804 độc lập trực thuộc tỉnh đội nữa, mà chỉ còn D804 tức D4 đoàn 5 Thành Huế.

Đối chiếu với các tài liệu có được thì trong ngày 30,31/01/1968, tại Thành Huế, ta chỉ có Đoàn 5, E6, E9 và các đơn vị đặc công, LLVT khác mà thôi; Điều này càng làm rõ vấn đề chiangshan đã trích: D804 cũ/ tức D4 đoàn 5 chuyển thành đoàn công tác; K4B tức D1 E9 vào thay vị trí của D4 và trực thuộc Đoàn 5, đánh từ cầu Kho Rèn vào Nam Thành Huế.

Nào, bác đã thấy phức tạp chưa? kết nối các tài liệu của ta vào đã rắc rối chứ chưa nói gì đến việc đối chiếu với mấy anh "mẽo",  Grin.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM