Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:34:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ Tìm Người (Liệt sỹ) Phần 7 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 333742 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #430 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2012, 04:07:50 pm »

Chúng tôi đang tìm phần mộ Liệt sỹ:




TRẦN VĂN TRƯNG
Năm sinh: 1931
Quê quán: Xóm thống Nhất, Thôn Nhật Tảo, xã Tiến Dũng, Hưng Hà, Thái Bình
Nhập ngũ: Tháng 7/1968
Cấp bậc: Thượng sỹ
Chức vụ: Tiểu đội trưởng
Đơn vị: Đại đội 4, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 36, Sư đoàn 330.
Hòm thư đơn vị trước khi hy sinh: 4.074 C -Ấp Bắc 3
Hy sinh ngày: 11/3/1972 tại chiến trường Kon Tum
(Theo giấy báo tử: Phần mộ mai táng tại Nghĩa trang liệt sỹ của Trung đoàn (Kon tum)

Các đ/c CCB Sư đoàn 330 hoặc ai biết phần mộ liệt sỹ Trần Văn Trưng ở đâu, xin báo cho chúng tôi biết: Con trai: Trần Quốc Hiệu - ĐT: 0903 900 573. Hoặc trung tâm thông tin tìm kiếm hài cốt liệt sỹ: Đậu Thanh Sơn ĐT: 0903 735 302.

Xin trân trọng cám ơn.
   

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2012, 08:42:16 am gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #431 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2012, 04:17:45 pm »

@caovantuan: thông tin về Liệt sỹ Cao Văn Chất:
Trích dẫn
...  Đơn vị khi hy sinh : C9, D9, E8, F324
 -  Cấp bậc : hạ sỹ  (trong giấy báo tử ghi là Trung sỹ)
-   Chức vụ : Tiểu đội phó
-   Ngày hy sinh : 27/02/1971
-   Nơi an táng ban đầu : Tam Luông – Mường Noong- Xavanakhet - Lào

1. Thông tin về đơn vị LS:
- Sư đoàn 324/F324 chỉ có:
Trích dẫn
...Cũng tại hội nghị này, Đảng ủy quyết định đổi phiên hiệu các trung đoàn: Trung đoàn 803 mang tên Trung đoàn 1, Trung đoàn 812 thành Trung đoàn 2, Trung đoàn 29 thành Trung đoàn 3...

Theo thống kê của sử 324 thì không có trung đoàn 8, vậy phải hiểu vấn đề này ra sao?

Theo theo dõi của chúng tôi thì nguyên gốc của nó là E18C/ trung đoàn 18C thuộc F325C/ sư đoàn 325C thành lập cuối 1965, đi B đầu năm 1968; khi F325C (gồm E101D và E95C) vào B3 Tây Nguyên thì trung đoàn này ở lại, tách ra thành trung đoàn độc lập mang phiên hiệu Trung đoàn 8 (do BTL Mặt trận Thừa Thiên Huế đặt);  sau đổi phiên hiệu thành trung đoàn 29 và cuối cùng khi về đứng chân trong đội hình sư đoàn 324 lúc đơn vị này thành lập lại (2/1969) thì được mang tên Trung đoàn 3 như trên .

Vậy đơn vị LS ta có thể hiểu được là đại đội 9 tiểu đoàn 9 trung đoàn 3 sư đoàn 324. Chứ nói Trung đoàn 8 thì ít bác CCB biết lắm, đừng nói gì đến lứa sau,  Grin

2. Thời điểm LS hy sinh:
- LS hy sinh trong khoảng thời gian bắt đầu của Lam Sơn 719 thôi, thông tin về chiến dịch này có rất nhiều, bác chỉ cần có từ khóa Lam Sơn 719 là ra khối,  Grin.
- Trong Lam Sơn 719 thì ban đầu F324 được giao nhiệm vụ giữ địa bàn phía nam đường 9, hai cạnh góc vuông là đường 9 chạy qua đất Lào và biên giới Lào Việt làm cơ sở; lấy trục đường 16 chạy từ Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng trị vắt sang Lào, chọc xuống gần sát đoạn cầu Cha Ky trên đường 9, lao xuống phía nam làm trọng tâm; mục tiêu chính là đảm bảo toàn bộ cơ sở vật chất, khí tài, kho hậu cần của các binh trạm / trạm trên đường 559 tại khu vực Sa Đi-Mường Noọng. Sẵn sàng đánh cánh quân địch vu hồi hỗ trợ cho hướng đột kích cơ giới trên đường 9 và cánh chọc sâu bắc đường 9. Để hình dung 3 cánh quân này của địch, bác có thể ngó cái phác đồ ở đây

- Thật ra thì thời gian đầu E141 F2 cũng được giao nhiệm vụ hỗ trợ/ phối thuộc cho F324 ở khu vực này; BTL B70 muốn chủ động đón đánh định ngay từ khu vực sát biên giới. Vì vậy mới có chuyện một số hồi ký của CCB VNCH nói về trận đánh ở cao điểm 523 thuộc khu vực Ha Shin Pe Nu, phía nam Lao Bảo, sát biên giới và lúc đó họ cho rằng sư đoàn 2 của ta hoạt động ở khu vực này.

Thực tế là đúng như vậy, E141 F2 có đụng độ 1-2 trận nhỏ trong 1,-2 ngày đầu tháng 2/1971: chốt điểm cao khống chế đường không và không cho địch đổ quân tạo bàn đạp. Nhưng sau đó đã rút vào sâu qua biên giới Lào, trở về đội hình F2 sẵn sàng cho phương án khác.

- Còn F324 có các hướng xuất kích sau:
Trích dẫn
...16 giờ ngày 19 tháng 2, Bộ tư lệnh Sư đoàn giao nhiệm vụ cho các đơn vị:
- Hai tiểu đoàn 5, 6 Trung đoàn 2 làm nhiệm vụ vây lấn điểm cao 619.
- Trung đoàn 3 tiến công địch đóng dã ngoại.
- Trung đoàn 1 cơ động, sẵn sàng chặn đánh lực lượng trung đoàn 1 ngụy từ điểm cao 550 phản kích sang.
- Tiểu đoàn 7b đặc công dứt điểm căn cứ 619.
- Hỏa lực sư đoàn chi viện cho đơn vị vây ép 619.

3. Đi tìm các địa danh đã nêu:
- Điểm cao 619 (cao nhất khu vực Ha Shin Pe Nu và nằm trong dãy Phu Cốc Tom)  : với bản đồ dưới đây bác có thể hình dung ra nó khá hiểm hóc đối với bên nào không chiếm được.
 * nếu ta giữ được là phóng mắt nhìn lên Lao Bảo và đường 9, nhìn sang Cô Rộc; chả những taọ ra bức bình phong che hết phía sau mà lại còn tạo ra lưới lửa phòng không + hỏa lực đảm bảo cho toàn bộ phía nam đường 9
  * nếu địch chiếm được: thì hẳn trực thăng đổ quân và vũ trang có được điểm tựa hoạt động; trạm tiền tiêu trinh sát pháo binh và hỏa lực tối đa bắn phá toàn bộ trục được 16 chạy song song với biên giới (đường 559); buộc ta phân tán hỏa lực, binh lực đối phó => giảm hiệu suất tấn công cho 2 cánh quân còn lại.

Nó đây:


Trích dẫn
Mờ sáng ngày 27 tháng 2, pháo binh địch từ Cha Ky-Lao Bảo, Làng Vây cùng máy bay các loại trút đạn bom vào thung lũng giữa hai điểm cao 619 và 550.
Hai tiểu đoàn 1 và 2 Trung đoàn 1 chốt sẵn từ trước có nhiệm vụ giữ phía sau cho tiểu đoàn 5 và 6 vây ép 619.

Tại sở chỉ huy Trung đoàn 1, Sư đoàn trưởng Chu Phương Đới trao đổi với Tham mưu phó Vũ Thế Đào và Trung đoàn phó Lê Hữu Thỏa, dự kiến tình huống địch sẽ từ điểm cao 550 phản kích sang cứu nguy cho đồng bọn ở điểm cao 660. Đúng như dự kiến, sau khi pháo hỏa ngừng, bộ binh địch từ điểm cao 550 dàn hàng ngang tràn xuống thung lũng.

Chờ đánh địch từ hai giờ sáng, lúc này từ các điểm chốt tiền tiêu và "râu tôm", đại đội 2 vừa đánh trả lực lượng xung kích của địch, vừa lùi về chốt chính. Trung đoàn 1 của địch vẫn dàn hàng ngang đi xuống. Nắm chắc địch, chiến sĩ ta tạm lùi sang phía chân điểm cao 619, lặng lẽ rải quân hai đầu thung lũng nằm chờ. Đợi đội hình địch xuống hết thung lũng, đại đội trưởng đại đội 2 ra lệnh nổ súng. Hàng chục tên địch gục xuống. Các chiến sĩ bộ binh từ hai đầu thung lũng đánh ập vào. Bị đòn đánh bất ngờ, địch không kịp trở tay, không nhận ra phương hướng quân ta tiến công, phải quay về lối cũ. Những tên sống sót chạy về căn cứ 550.

Trong lúc đó, trung đoàn 3 của địch từ điểm cao 619 cũng được lệnh đánh ra trận địa vây lấn của ta. Chiến sĩ các tiểu đoàn 3 và 6 vững tin ở bạn, kiên cường bám chốt, liên tiếp đánh bật quân địch, buộc chúng phải co về căn cứ. Trung đoàn 3 của địch bị cắt rời thành từng tiểu đoàn, tinh thần bắt đầu hoang mang lo sợ...

Trước diễn biến đó, Bộ tư lệnh Sư đoàn quyết định mở đợt tiến công mãnh liệt, kiên quyết tiêu diệt từng tiểu đoàn của trung đoàn 3 ngụy.
- Hai tiểu đoàn 7 và 9 được tăng cường 2 khẩu 12,7mm, 3 khẩu ĐKZ75, 6 khẩu cối 82, cồl 60, có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt tiểu đoàn 2 địch đóng ở điểm cao 405, bố trí 1 đại đội phục kích đón lõng trên đường từ điểm cao 405 đến 619.
- Tiểu đoàn 3 và đại đội 20 Trung đoàn 1 tiến công tiêu diệt tiểu đoàn 3 ngụy ở Phu Khe Gio.
- Tiểu đoàn 6 đón lõng, phục kích diệt địch trên đường từ Phu Khe Gio về điểm cao 619.
- Các tiểu đoàn 3 và 2 tiếp tục ngăn chặn địch từ điểm cao 550 nếu chúng lại liều lĩnh kéo sang chi viện cho đồng bọn ở 619.
- Hỏa lực còn lại của sư đoàn tập trung đánh phá căn cứ 619.

Đúng 14 giờ ngày 27 tháng 2, gần 200 quả đạn cối và ĐKZ của Trung đoàn 3 dồn dập nã vào sở chỉ huy tiểu đoàn 2 ngụy trên điểm cao 405. Bọn địch vội vàng giãn đội hình ra phía sau. Lợi dụng thời cơ, tiểu đoàn 6 từ phía tây nam và tiểu đoàn 7 từ phía tây bắc đồng loạt xung phong. Dưới tầm chi viện có hiệu lực của hai khẩu 12,7mm, chiến sĩ ta tràn qua tuyến công sự vòng ngoài, nhanh chóng đánh chiếm các căn cứ ngoại vi, sau đó đánh thốc vào trung tâm. Tiếng lựu đạn, thủ pháo nổ vang trong các nhà hầm, lều bạt... Sự chống trả của địch yếu ớt, giảm dần cho đến lúc im tiếng súng. Tên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 ngụy vét tàn quân chạy về điểm cao 619. Chúng lọt vào trận địa phục kích đón lõng của đại đội 3 tiểu đoàn 7. Tiểu đoàn 2 sư đoàn 1 của địch bị loại khỏi vòng chiến đấu. Cùng thời gian trên, ở căn cứ Phu Khe Gio, tiểu đoàn 3 trung đoàn 3 của địch cùng chung số phận trước sức tiến công mạnh mẽ của tiểu đoàn 3 và đại đội 20 đặc công Trung đoàn 1. Ngay từ phút đầu, đại đội đặc công đã diệt gần hết đại đội ngụy ở đông nam Phu Khe Gio, mở đường cho tiểu đoàn 3 chọc thẳng vào sở chỉ huy tiểu đoàn 3 ngụy. Bọn địch ở tiểu đoàn 3 ngụy bỏ chạy, lọt vào trận địa chờ sẵn của tiểu đoàn 6, đại bộ phận bị tiêu diệt, hơn 40 tên bị bắt, số còn lại lợi dụng đêm tối rừng rậm chạy về hướng 619. Đại đội 7 truy kích theo diệt thêm một số. Cùng lúc, sở chỉ huy trung đoàn 3 và tiểu đoàn 1 ngụy ở căn cứ 619 bị hỏa lúc ta lúc cấp tập, lúc cầm canh khống chế. Tin chiến bại từ Phu Khe Gio và điểm cao 405 liên tiếp dội về căn cứ 619. Đến lúc hai tiểu đoàn này hoàn toàn mất liên lạc với trung đoàn thì sự hoang mang của trung đoàn 3 ngụy ở căn cứ 619 càng lộ rõ. Sau một ngày một đêm chịu đựng căng thẳng, tối ngày 28 tháng 2, tên trung đoàn trưởng trung đoàn 3 ngụy cùng ban tham mưu của hắn bí mật rời bỏ căn cứ 619. Đến 20 giờ Trung đoàn 2 của ta ra lệnh cho tiểu đoàn 5 truy kích địch. Cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 5 chấp hành nghiêm mệnh lệnh tích cực tiến công tiêu diệt địch, song vì đêm tối, đường rừng, nên tốc độ truy kích hạn chế. Rạng sáng ngày 29 tháng 2, tiểu đoàn mới đuổi kịp bộ phận đi sau của địch tại phía nam Phu Rộp, diệt gần 100 tên, thu phần lớn vũ khí.

Qua năm ngày đêm liên tục chiến đấu, phối hợp với hướng chính của chiến dịch, Sư đoàn 324 dã đánh quỵ trung đoàn 3 sư đoàn 1 ngụy, đánh thiệt hại nặng trung đoàn 1 của chúng, nhổ bật căn cứ hành quân 619 và một điểm chốt đã cắm sẵn trên đường tiến xuống phía nam của cuộc hành quân mà địch đã dự kiến....

Cao điểm 550, địa danh Cơ Rộc/ Cô Rộc/ Co Rộc ở đâu?


4. Nơi hy sinh của LS:
- Tam Luông? phiên theo âm Lào thì gọi là Tam Louang, nhưng có đến 4 địa danh này cơ và tôi không hiểu là chỗ nào đây? cái này thì chỉ có các bác CCB mới biết được,  Undecided
- Tin vui là khu vực này phía tây của cao điểm 500 và 619, sâu vào đất Lào; bác thấy con đường 92 không? ngày xưa nó chính là trục đường 16 (A, B, C, D, E) đấy. Chỗ này đánh Lam Sơn 719 xong đâu nguyên đó, ta chôn cất tử sỹ tốt nên hỏi các cơ quan hữu quan là ra.



5. Liên hệ:
- nhà mình đầy bác đi Lào chỗ này và loanh quanh đây rồi, giúp bác ấy đi, em phải về đón cháu đã,  Grin
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Chín, 2012, 09:42:15 am gửi bởi quangcan » Logged

caovantuan
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #432 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 10:07:27 am »

Cảm ơn bác quangcan rất, rất nhiều.

Em sẽ liên hệ lại với ban chính sách sư đoàn 324 để nhờ họ tìm lại xem sao.

Các bác trên diễn đàn này nếu có thông tin gì thì giúp em với nhé. Ví dụ các bác có biết CCB nào ở cùng đơn vị với bác nhà em (đại đội 9 tiểu đoàn 9 trung đoàn 3 sư đoàn 324 ) thì cho em biết với.

Cảm ơn các bác rất nhiều.

Thông tin liên lạc : Cao Văn Tuấn, số đt : 0903528888
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #433 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 01:04:34 pm »

tiếp tục công cuộc trả "nợ" và tiếp tục trường hợp nhà bác Cao Văn Tuấn,  Grin
Trích dẫn
Liệt sỹ thứ 2: Cao Văn Bân  
-   Sinh năm: Giấy báo tử ghi 1947
-   Quê quán: Đông Lĩnh – Đông Sơn -  Thanh Hóa
-   Trú quán : Đội Yên Khánh – Nông trường Đồng giao – Ninh Bình
-   Nhập ngũ: tháng 2 năm 1964 - Đơn vị khi hy sinh : Phân khu Long An, B2
 -  Cấp bậc : Thiếu úy - Chức vụ : Trung đội trưởng
-   Ngày hy sinh : 31/05/1970 - Nơi hy sinh : Ba Thu svay Tiệp – Campuchia

1. Thông tin về đơn vị LS:
- Phân khu Long An? một tên đơn vị vô cùng trừu tượng, khó nhể,  Grin.
- Giải thích thì cơ bản như sau:
 * B2 thì bác hiểu rồi chứ gì? Trong B2 gồm QK 6, 7, 8,9; sau lập thêm khu 10.



Vậy có thể hiểu là LS thuộc quân số của tỉnh đội Long An rồi,  Grin.
Nhưng hiểu thế chưa đủ: phải xem là đơn vị nào vì tỉnh đội Long An 2 tiểu đoàn bộ binh trực thuộc (D504A, D504B); các huyện có các đại đội trực thuộc và du kích; chưa kể các bộ phận tham mưu, tác chiến, hậu cần,... thuộc tỉnh đội (phần lớn là lính Bắc chi viện cho chiến trường).

Định giải thích cho bác hiểu thời KCCM, Long An ra sao, gồm những chỗ nào, phía VNCH gọi là gì và bản đồ ước lệ, mô tả cơ,  Grin; nhưng thôi dài dòng mất thời gian, em lại đang bận; hơn nữa LS lại không hy sinh ở đây,  Cheesy Cheesy Cheesy.

2. Thông tin xung quanh ngày LS hy sinh?
- bác nhìn hộ cái bản đồ này:


sẽ thấy vị trí của Long An thế nào?
Áp sát được Long An là tiếp cận được con đường vào Sài Gòn (Củ Chi, Cần Giờ, ...); kiểm soát được Long An tức là chặn họng được đường 1A (VNCH còn gọi là lộ 4) nối SG đi Cần Thơ; chi phối được Long An là có gạo, có thuốc men, có lương thực, có pin để cài hẹn giờ cho hỏa tiễn,....; giữ được Long An là giữ được căn cứ tiền tiêu phía trước, che chở cho bàn đạp của các đoàn hậu cần phía sau bên đất bạn K (Svay Rieng).

Sau các đợt Mậu Thân 1968, khi mà các cơ sở, lực lượng nằm vùng đã bung hết, đã phải "nhảy cứ", "vô bưng"; Mỹ - VNCH tăng cường "chà, sát" - "lùng diệt" nhằm đẩy lực lượng ta ra xa, sang bên kia biên giới trong những năm 1969 - 1970.

Chính vì vậy, BTL Miền đã quyết định điều động trung đoàn 88A/ E88A/ E3 (đoàn Tu Vũ) về tăng cường cho Quân khu 8 từ đầu năm 1970. Tuy vậy, khi đánh trận Long Khốt, đơn vị đã bị thiệt hại nặng nề. Do đó, khoảng tháng 3 năm 1970, tỉnh lại được bổ sung 1 đại đội từ miền Bắc vào (gồm 110 cán bộ, chiến sĩ) và sau đó lại tiếp tục được bổ sung 1 đại đội nữa gọi là các đơn vị đánh phá bình định. Đây là những đơn vị đã kinh qua chiến đấu ở chiến trường B5 (Bắc Quảng Trị) và hành quân vượt Trường Sơn vào chiến trường.

Nhận thấy rõ nguy cơ ở phía bên kia đang diễn ra trên đất bạn K:
Trích dẫn
...Tỉnh đội điều Đại đội 4 thuộc Tiểu đoàn 504 và 50 cán bộ, chiến sĩ (phần lớn là cán bộ đã từng làm công tác biên giới, có uy tín với nhân dân bạn) sang trực tiếp giúp các huyện Đông Nam tỉnh Svây Riêng giáp biên giới tỉnh Kiến Tường. Ngày 9 tháng 4 năm 1970, lực lượng ta giúp bạn giải phóng thị trấn Công Pông Rồ, một thị trấn lớn nằm sát biên giới cách Bắc thị xã Mộc Hóa 8 kilômét về phía Bắc. Đồng thời sau đó hợp đồng với lực lượng trên đánh địch trên quốc lộ 1 (Campuchia) chiếm 1 đoạn dài hơn chục km từ Chi Phu qua Prây Sốt đến cách thị xã Svây Riêng 3 kilômét. Ta phát động quần chúng nổi dậy truy lùng, trừ khử bọn mật thám tình báo tay sai Lon Non, xây dựng chính quyền ở phum, sóc, động viên hàng trăm thanh niên tham gia lực lượng vũ trang do cán bộ ta chỉ huy. Đại đội 4 còn phối hợp với lực lượng bạn đánh bọn lính Lon Non ở thị xã Svây Riêng bung ra hàng chục trận, diệt hơn 100 tên, thu 120 súng các loại, hàng trăm lựu đạn, hàng chục ngàn viên đạn trang bị cho lực lượng bạn để huấn luyện và chiến đấu.
 
Ngày 29 tháng 4 năm 1970, Mỹ - ngụy bắt đầu tấn công lên đất Campuchia. Hướng chủ yếu do Quân đoàn 3 ngụy phụ trách, tập trung đánh trên 3 khu vực: Nam -Bắc quốc lộ số 7; Nan-Bắc quốc lộ số l và Nam Snun. Hướng phối hợp do Quân đoàn 4 ngụy đảm trách chúng điều động 5 đại đội bảo an, 3 tiểu đoàn thuộc liên đoàn 41 biệt động quân biên phòng; Đây là lực lượng của tiểu khu Kiến Tường vượt biên giới Bắc Mộc Hoá đánh sang đất Campuchia. Mục tiêu của địch là xóa bỏ căn cứ bàn đạp chiến lược, cắt hành lang tiếp vận của ta vào các tỉnh Nam Bộ. Cuộc hành quân ồ ạt quy mô lớn của quân ngụy Sài Gòn bằng các phương tiện chiến tranh hiện đại như máy bay B52, trực thăng vũ trang, pháo binh hạng nặng, hàng chục chiến đoàn tăng, thiết giáp đánh sâu vào đất Campuchia đã phá vỡ các căn cứ, kho tàng, các khu vực ăn ở của nhân dân, các cơ quan, đơn vị của ta trên phạm vi biên giới Kiến Tường từ xã Bình Phong Thạnh đến xã Hưng Điền B (gần 100km), gây cho ta tổn thất rất lớn. Hầu hết cơ sở hậu cần, hậu cứ của các cơ quan đơn vị bị phá vỡ, hàng trăm người dân sống trên biên giới thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương, hàng ngàn gia đình phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Đặc biệt là ở khu vực Chân Rà Tà Nốt - Sóc Mới, hàng trăm người Việt Nam và người dân Campuchia bị địch bắn chết, xác nằm ngổn ngang. Các cơ quan dân - Đảng của Kiến Tường bị thiệt hại, phải bám theo các đơn vị bộ đội để chống càn bảo tồn lực lượng.

Trong khi địch tập trung lực lượng lên Campuchia thì ở nội địa tỉnh Kiến Tường, địch coi như đã cơ bản bình định xong. Các cuộc hành quân ''an ninh'', hành quân ''cảnh sát'' của địch ở vùng tranh chấp giảm. Phần lớn các nơi địch chỉ đến hoạt động ban ngày, lực lượng ta làm chủ về ban đêm. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Kiến Tường nhận được Chỉ thị 26/CT-70 của Trung ương Cục và sự chỉ đạo của Khu ủy chỉ rõ: ''Lấy ấp (khu gom dân của địch) làm đối tượng để đánh phá bình định; tùy mức độ tương quan lực lượng ở từng nơi mà tiến hành các hình thức phá lỏng, phá rã, chuyển sang thế làm chủ ở mức độ khác nhau, tiến lên mở mảng, mở lỏm, mở vùng. Phương châm hoạt động là: ''Tiêu diệt địch để làm chủ và giành quyền làm chủ để tiêu diệt địch''… Phải thực hiện 3 bám: “Chi bộ bám dân, dân bám đất, lực lượng vũ trang bám địch''. Cần tập trung diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ ở nông thôn để từ đó tạo ra thế và lực mới.

Theo phương châm đó, Tỉnh ủy Kiến Tường đã khẩn trương quán triệt cho cán bộ chủ chốt bố trí lại lực lượng: tăng cường lực lượng đảng viên, cán bộ về bám cơ sở để hoạt động, điều một số đơn vị như Đại đội 1 về vùng 4; Đại đội 2 về vùng 8; Đại đội 3 và vùng 6; bổ sung quân số và tăng cường công tác huấn luyện cho đơn vị 917 (biệt động thị xã Mộc Hóa). Riêng Đại đội 4 được bổ sung thêm quân số hoạt động trên đất Campuchia, làm nòng cốt cho 6 đại đội bộ đội của bạn do Kiến Tường xây dựng và huấn luyện nhằm chặn đánh các hoạt động của lính Lon Non từ thị xã Svây Riêng hoặc từ thị xã Prây Ven đánh ra vùng giải phóng Nam Bắc quốc lộ 1 Campuchia thuộc 2 tỉnh Prây Ven và Svây Riêng.

Sau 3 tháng thực hiện sự chỉ đạo của trên, cuối mùa mưa 1970 và đầu mùa khô 1970-1971, ở Kiến Tường tình hình có những chuyên biến tích cực. Nhiều nơi đã hình thành được thế cài răng lược. Các hoạt động của du kích ở một số nơi trong vùng yếu đã trừng trị được hàng chục tên ác ôn, tình báo, gián điệp, hỗ trợ quần chúng đấu tranh đòi bung ra làm ăn. Trong mùa nước năm 1970, du kích Vĩnh Châu đã nắm quy luật hoạt động của trực thăng vũ trang địch, gài đầu đạn 105 ly (đầu đạn lép ta làm trái gài) trên cây cao trong đám tràm giữa đồng, làm nổ tung một trực thăng của địch. Học tập kinh nghiệm trên, du kích Vĩnh Đại dùng trái cối gài trên đọt cây khi trực thăng đến quạt để tìm lực lượng ta, hai lần nổ tan xác 2 chiến trực thăng, diệt 2 tên Mỹ.
 

- xin lưu ý là trong KCCM, ta gọi Long An (phân khu Long An) thì VNCH gọi Kiến Tường, địa giới hành chính hơi khác biệt một chút nhưng về cơ bản vẫn là như nhau. Cụ thể như sau:

Trích dẫn
...Chính vì vậy đầu năm 1956, Mỹ - Diệm tách quận Mộc Hóa ra khỏi tỉnh Tân An (được hiểu là Long An) và lập tỉnh Kiến Tường, một trong những ''đặc khu chống cộng” ở Nam Bộ.

Từ năm 1954, sau Hiệp định Giơnevơ, 2 phân Liên khu của Nam Bộ giải thể, thành lập 4 khu là miền Đông, miền Trung, miền Tây và khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Mộc Hóa là một huyện của tỉnh Tân An nằm trong khu miền Trung. Sau Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ cuối năm 1956, đầu năm 1957, Khu ủy Khu 8 thống nhất ranh giới các tỉnh mới theo sự phân chia của chính quyền Ngô Định Diệm, để tạo thuận lợi lãnh đạo quần chúng đấu tranh với địch. Huyện Mộc Hóa được tách ra khỏi tỉnh Tân An, lập tỉnh Kiến Tường; ta không tổ chức huyện (quận như phía địch) mà thành lập 4 vùng (2, 4, 6, Cool tương ứng với 4 quận của tỉnh (Châu Thành, Kiến Bình, Tuyên Nhơn, Tuyên Bình).

Tại mỗi vùng, ta tổ chức Ban Cán sự (không tổ chức Đảng ủy). Các trưởng Ban Cán sự vùng gồm: Vùng 2 đồng chí Vũ Quang Tường, vùng 4 đồng chí Lê Ngọc Thanh (Be Ép), vùng 6 đồng chí Trần Dân Tâm và vùng 8 đồng chí Nguyễn Văn Tạo. Dưới các xã là các chi bộ; toàn tỉnh gồm có 17 chi bộ A (công khai trên 500 đảng viên, mỗi chi bộ có số đảng viên chính thức từ 20 đến 30 và đảng viên dự bị. Ở các xã vùng địch kiểm soát ta còn tổ chức chi bộ B (bí mật), các chi bộ B phần lớn có từ 5 đến 10 đảng viên. Một sổ đảng viên mật làm nhiệm vụ đặc biệt thì liên lạc và sinh hoạt theo hình thức đơn tuyến.

Đảng viên công tác ở các cơ quan đoàn thể, ban ngành thuộc Liên Huyện ủy Mộc Hóa - Thủ Thừa cũ, các đơn vị vũ trang được phân về và một số đảng viên là cán bộ trên tăng cường về Kiến Tường được tổ chức sắp xếp vào công tác các ban trực thuộc Tỉnh ủy và tăng cường ở các vùng. Lúc này ta chưa tổ chức chính quyền; cấp ủy Đảng trực tiếp lãnh đạo, phân công đảng viên phụ trách các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức quần chúng.

Tháng 8 năm 1957, trên giải thể khu bộ Tân An - Chợ Lớn3, các đơn vị vũ trang được phân chia về các tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường và Long An. Theo chỉ đạo của trên, lực lượng vũ trang các tỉnh ở Trung Nam Bộ mang phiên hiệu tiểu đoàn (Lực lượng vũ trang Kiến Phong mang phiên hiệu Tiểu đoàn 502, Kiến Tường- Tiểu đoàn 504Long An- Tiểu đoàn 506…). Lực lượng vũ trang tập trung được phân về Kiến Tường mang phân hiệu Tiểu đoàn 504 gồm có 4 đơn vị (trung đội mang danh đại đội), mỗi đơn vị đứng chân hoạt động trên một vùng: đơn vị 242 vùng 2, đơn vị 404 vùng 4, đơn vị 406 vùng 6 và đơn vị 408 vùng 8, ở mỗi đơn vị là 1 chi bộ có trên dưới 20 đảng viên chính thức và 1 đến 5 đảng viên dự bị,

Vậy là có thể hiểu đơn vị LS chính là C4 D504A thuộc tỉnh đội Kiến Tường nhỉ,  Grin.
Sau 1975 thì Kiến Tường hay Tân An, hay gì ... thì cũng đều về Long An hết, vậy nên có báo tử như trên,  Grin
3. Các địa danh nơi hy sinh?
- chỗ này quen quá rồi,  Grin. Bác có thể xem một loạt các bản đồ em đã trả lời cho trường hợp nhà bác dovophong đây.

- còn cụ thể bác hiểu theo ranh giới hành chính thôi: xã/ Phum Ba Thu thuộc huyện Svay Teap (Svay Tiệp/ Xvay Tép) thuộc tỉnh Svay Rieng

- Về tọa độ thì đưa bác cho có vì thôi, chứ chỗ này sát biên giới VN - K, muốn sang bác đi đường cửa khẩu Mỹ Quý Tây cho gần,  Grin



Địa danh Ba Thu 1: 48PXT255026
    input   = 48PXT255026
    lat lon = 10.87730 106.14872 (nhập vào google earth/ maps: 10°52'38.3"N 106°08'55.4"E)
    UTM/UPS = 48N 625550 1202650
    MGRS    = 48PXT2555002650

4. Liên hệ:
- Tỉnh đội Long An: Địa chỉ: 177 QL52 phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An; Điện thoại: 072 3821695/ 072 3826338 - Đội quy tập K73: Anh Hoàng - đội trưởng 0985 992596  
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #434 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 01:21:06 pm »

@Đậu Thanh Sơn: đề nghị lưu ý:

1. Không đăng tải cùng một nội dung trong nhiều chủ đề. Xóa một bài viết tại chủ đề Cựu chiến binh tìm đồng đội.

2. Bổ sung các mục còn thiếu theo quy định của Box Giúp đỡ tìm người. Nếu không, sau 24 giờ sẽ chuyển bài viết sang chủ đề Các bài viết tách riêng chờ thực hiện đúng quy định.  


-----------------

@caovantuan: ví dụ về một điểm tọa độ Tam Luông 3/ Tam Louang 3 như sau:

    input   = 48QXD556273
    lat lon = 16.52299 106.45851 (nhập vào google maps/ earth: 16°31'22.7"N 106°27'30.6"E)
    UTM/UPS = 48N 655650 1827350
    MGRS    = 48QXD5565027350

Liên hệ thì có thể hỏi bác/ nick Nguyen Minh Hoan (tra cứu thông tin LS ở Quảng Trị) hoặc nhờ bố của bác/ nick omerta77 (đánh trận điểm cao 619),  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #435 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 12:00:58 pm »

@ducthang: vì đang nói với nhà bác caovantuan về địa danh Ba Thu trên đất K nên nói luôn trường hợp nhà bác với cùng địa danh và trong khoảng cùng thời gian đó:

Trích dẫn
...liệt sỹ Nguyễn Đức Nhiệm, theo Giấy báo tử và Bản trích lục của Cục Chính sách, LS Nhiệm hy sinh khoảng ngày 01/05/1970 tại Ba Thu, Chan tờ Ria, Soài Riêng, Khơ Me; lúc hy sinh thuộc tiểu đoàn 5, trung đoàn 320, QK 6.

1. Bối cảnh:
- Bối cảnh Long An thời điểm đó tôi đã nói rõ ở phần viết cho nhà bác caovantuan; mục này tôi chỉ nói thêm tại sao Miền và BTL QK8 lại quyết định đưa E320 xuống Long An.

Như tôi nói phía trên, đất Long An (gồm cả Mộc Hóa, Tân An, Kiến Tường) là một vòng cung lớn bao quanh SG về phía tây nam và nam; Long An bị chia cắt bởi lộ 4 và hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vì vậy sẽ chia ra, bắc và nam lộ 4; phía đông và phía tây lộ 4. Địch lấy lộ 4 là xương sống để phân tuyến, quyết cắt đứt/ tách thế da báo giữa quân và dân Phân khu 2, phân khu 3 Sài gòn Gia Định. Với ta thì vượt được lộ 4 là xuống được với dân và có dân là có tất cả.

Trong hoàn cảnh sau Mậu Thân, E320 từ chiến trường B3 Tây Nguyên vào Nam Bộ; sau khi được củng cố và làm quen dần với chiến trường thì đã phải nhận một "quân lệnh" xuống Long An. Có thể đánh giá đây là một nhiệm vụ khó khăn hết mức vì toàn bộ LLVT địa phương đã rỗng, đã thưa; đưa một trung đoàn chủ lực, mới từ Bắc vào, quen chiến đấu ở rừng núi, xuống ngay địa bàn mới đồng bằng + sông nước, thực hiện nhiệm vụ gây dựng lại phong trào, tạo hành lang và tổ chức các mũi nhọn vượt bằng được lộ 4 xuống phía nam.

Một "quân lệnh" có lẽ sẽ được đánh giá mạo hiểm và cái giá phải trả hẳn đã được suy tính kỹ càng,  Undecided.

2. Ba Thu:
- căn cứ địa của Phân khu 3 Sài gòn Gia định; là rừng bằng nhưng sình nước mênh mông; là xuất phát điểm của mọi cánh quân, đơn vị để vào Phân khu 2 (các huyện ở bắc lộ số 4), sang Phân khu 3 (các huyện ở nam lộ số 4) hay cũng có thể ngoặt về Tứ giác Đồng Tháp Mười.

3. Quá trình vào Long An và phân bố địa bàn hoạt động:
- Qua theo dõi, tuyến đường E320 hành quân về Long An từ năm 1969 trong mỗi một đêm như sau:
Kà Tum (Tây Ninh) --> Ba Thu ---> vượt sông Vàm Cỏ Tây ----> rừng tràm Tân Đông ----> làng Cò, kênh Sáng ----> vượt lộ 4 (quốc lộ 1A ngày nay) ----> qua sông Bảo Định ----> tạm dừng ở Trung Lợi, Trung Hòa -----> lại vượt lộ 4 vào vị trí tập kết.

- Địa bàn hoạt động từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1970:
 * D6: do đ/c Nguyễn Thái Nguyên D trưởng, Nguyễn Văn Vạn là CTV về huyện Châu Thành
 * D5: do  đ/c Bùi Thanh Khiết D trưởng, Nguyễn Công Cần là CTV; Nguyễn Văn Triều là D phó; Bùi Minh Giám, Đỗ Minh Thành là CTV phó; về huyện Tân Trụ và hoạt động ở 6 xã: Quế Mỹ Thạnh, An NHật Tân, Mỹ Bình, Bình Chánh, Bình Nhật, Lạc Tấn.
 * D4 : Nguyễn Tấn Hoành D trưởng, Nguyễn Công Lục là CTV; về huyện Cần Đước.
 * E bộ và các đơn vị trực thuộc, phối thuộc khác hành quân về lại căn cứ Ba Thu

- Cuối 1970, theo yêu cầu của chiến trường, E320 bàn giao lại toàn bộ các tiểu đoàn 4,5,6 cho tỉnh đội Long An => "địa phương hóa quân chủ lực",  Grin; các cán bộ cấp phó tiểu đoàn và đại đội hành quân ra Ba Thu về E bộ; cấp trưởng ở lại chỉ huy đơn vị; các đồng chí chính trị viên tiểu đoàn chuyển về chỉ huy các huyện đội.

4. LS Nhiệm hy sinh ở Ba Thu trên cơ sở nào?



5. Địa danh Chân Rà, Đìa Dức ở Ba Thu?
- Xin lỗi là trong quá trình làm tôi "soi" chửa kỹ, nay phát hiện thêm một vị trí địa danh Ba Thu nữa ở ngay trên đường biên giới (ngoài Ba Thu 1, 2 trong đất K); mong bác caovantuanducthang lưu ý,  Grin

- Chân Rà thì tôi nghi là Phum Chantrea hoặc Phum Senta (đen) đó; còn Đìa Dứa thì nhìn chửa thấy ra,  Grin

Logged

ducthang
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #436 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:44:58 pm »

Cảm ơn diễn đàn đã thông tin. Gia đình tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu những phân tích này Smiley.

Trước mắt, tôi có một vài chỗ chưa rõ, mong bác quangcan và diễn đàn giải thích giúp.

- Về địa danh, nếu LS nhà bác caovantuan hi sinh tại xã Ba Thu, huyện SVay Tép, tỉnh Soài Riêng thì LS Nhiệm hi sinh tại Ba Thu, Chan tờ Ria, Soài Riêng phải hiểu theo danh giới hành chính thế nào mới đúng(xã, huyện...)?.

- Như vậy, theo bản đồ ghi nhận có tới 3 vị trí có tên là Ba Thu cách nhau khoảng 2-3 km nhưng có vẻ Ba Thu ngay trên đường biên giới không phải là xã (Ph) bác nhỉ?

- Nếu LS Nhiệm hi sinh đúng đợt càn 4/5/70 mà trang 171 nhắc đến thì Chân Rà và Đìa Dứa được hiểu là thuộc Ba Thu mới logic, vậy có thể nó tương đương với phường của ta.

- Tôi đã có được liên lạc của gia đình LS Nguyễn Tăng Liệu (Chính uỷ Trung đoàn 320 trong trích dẫn của bác) và sẽ trao đổi với gia đình LS Liệu và thông tin lại với diễn đàn.          
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #437 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 02:49:31 pm »

tiếp tục trường hợp của nhà bác ducthang,  Grin

1. Có một tài liệu báo cáo thống kê vị trí, số lượng, trang bị, .... của Mỹ - VNCH về các đơn vị của ta trên đất K ngày 23/4/1970 (cơ sở cho chiến dịch lùng sục, càn quét của địch):







Vị trí tọa độ địch đánh dấu trong khu vực Ba Thu là XT 280010 (giao giữa trục 28 dọc và 01 ngang trên bản đồ Ba Thu ở bài trước).

2. Một tài liệu báo cáo của một đơn vị Mỹ cho thấy tổn thất tương đối nhiều về phía ta tại các tọa độ XT 1304 và [color]/b]XT 1801[/color][/b] trong các ngày 01,02/5/1970:



Vị trí tọa độ XT 1801 (giao giữa trục 18 dọc và 01 ngang trên bản đồ Ba Thu ở bài trước) gần Phum Chantrea (Chân Rà?)

Tương đối khớp rồi nhỉ,  Grin. Gửi thông tin về địa chỉ của CCB Trịnh Ngọc Châm - E phó E320 thời kỳ đó qua tin nhắn,  Grin.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #438 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 03:07:34 pm »

Trích dẫn
....- Về địa danh, nếu LS nhà bác caovantuan hi sinh tại xã Ba Thu, huyện SVay Tép, tỉnh Soài Riêng thì LS Nhiệm hi sinh tại Ba Thu, Chan tờ Ria, Soài Riêng phải hiểu theo danh giới hành chính thế nào mới đúng(xã, huyện...)?.

Thắc mắc tốt,  Grin.
Theo tôi hiểu thì thế này, theo tiếng K thì Phum/Ph.: nghĩa là kiểu xã ở ta; Srõk/ Srok: huyện; Khẹt/ Khet: Tỉnh.
Ở đây ta có Ph. Ba Thu Srok Svay Teap Khet Svay Rieng: hiểu là xã Ba Thu Huyện Svay Tiếp Tỉnh Svay Riêng,  Grin.

Srok Svay Tiep và Srok Kampong Rou (Cam pông râu) sát nhau.
Ph. Chantréa/ Chan tờ ria là một xã lớn (kiểu như trung tâm hành chính của một huyện) thuộc Srok Kampong Rou ở ngay sát ranh giới trên.

Trích dẫn
...- Như vậy, theo bản đồ ghi nhận có tới 3 vị trí có tên là Ba Thu cách nhau khoảng 2-3 km nhưng có vẻ Ba Thu ngay trên đường biên giới không phải là xã (Ph) bác nhỉ?...

Ba Thu ngay sát đường biên giới thì được hiểu là khu vực của ta => Ba Thu (xã? tôi không dám chắc) . Sang đất bạn cùng là khu vực đó thì hiểu là Phum/ Ph./ Phumi Ba Thu. Chỉ biết là ngày xưa gọi chung cả khu vực đó trên đất ta và bạn là Ba Thu,  Grin

Bác nào rõ hơn về khu vực này thì cho xin ý kiến,  Grin
Logged

quangthanh68
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #439 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 04:32:02 pm »

Kính gửi: Các Chú, các anh trong diễn đàn Giúp đỡ tìm người.

Gia đình cháu muốn tìm mộ chú ruột là liệt sĩ:Phạm Xuân Tư
Sinh năm 1955 quê Thống nhất-Thọ lộc,Thọ Xuân, Thanh hoá
Nhập ngũ tháng 12/1973  
Đơn vị:C1-D7-E 141-F3 sao vàng
Hy sinh ngày 3/8/1974 tại đồi 82
Nơi an táng:Năng An,Ân tín,Hoài Ân, Bình định
Theo thong tin gia đình nhận được từ bác Trường trợ lý chính sách F3 thì mộ của chú ở nghĩa trang xã Ân Tín,Hoài Ân.Gia đình cháu hiên đang sống ở thị xã Sơn tây-Hà nội chưa có điều kiện để vào Bình định. Qua trang Web nhắn tìm đồng đội cháu tìm danh sách  nghĩa trang xã Ân Tín và các nghĩa trang của huyện Hoài Ân nhưng đều không có tên chú.
Cháu mong các bác các chú trên diễn đàn giúp cháu tìm đồng đội của chú để biết thêm thông tin vê phần mộ của chú cháu.
Cháu xin trân trong cảm ơn
ĐT 0912996142

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Chín, 2012, 09:12:10 am gửi bởi quangcan » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM