Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:08:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ Tìm Người (Liệt sỹ) Phần 7 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 333746 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daisy13
Thành viên
*
Bài viết: 49


Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình...


« Trả lời #220 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2012, 07:44:03 am »

@Daisy13: Nếu có thể bạn pot cái trích lục của LS Luận lên đây cho mọi người xem được không nhỉ?

Dạ, post cái trích lục lên thì có lẽ là khó, bởi vì cháu phải nói chuyện đến 3 cuộc điện thoại mới thuyết phục được a ngoài cục chính sách tra giúp cháu thông tin trên Hồ sơ điện tử liệt sỹ xem có trường hợp nào hy sinh cùng ngày với bác cháu mà ghi nơi chôn  khác không. Qua mấy ngày anh ấy bảo là không có, đến hôm qua thì a ấy gọi điện vào bảo là có một trường hợp rồi đọc cho cháu nhưng chỉ đọc sơ sài đủ để cháu tra ở BCHQS tỉnh thôi vì theo nguyên tắc là không được cho thông tin gì ngoài thông tin liệt sỹ nhà mình. Tại BCHQS tỉnh thì cháu được thông tin cụ thể là như thế.

Anh dovuphong: Em cũng có tìm gặp bác CCB trực tiếp thấy bác em hy sinh nhưng bác ấy không thể nhớ được cụ thể ngày chỉ nhớ là vào lúc 2h chiều, một ngày vào tháng 10 hay tháng 11 âm.

Các bác trên diễn đàn: Cháu sinh năm 1988, năm nay 24 tuổi.  Grin Cháu còn ít tuổi so với nhiều thành viên trên diễn đàn, vì không rõ tuổi của mọi người nên nếu xưng hô có gì không phải mong mọi người bỏ qua cho cháu. Nếu diễn đàn có chức năng hiện tuổi thì tốt quá ạ.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2012, 07:59:51 am gửi bởi daisy13 » Logged

Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi 20 thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm!
trunganh234
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #221 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2012, 08:27:20 am »

Đây Là Giấy Báo Tử của Bác Tôi
anh em nào có chút thông tin gì thì cho em biết nhé
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #222 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2012, 08:34:49 am »

@ các bác:  Grin; theo MOD xác nhận thì em chỉ còn nợ bác hoangbinhhb thôi nhé, bác nào cần thì "la to" với MOD ngay kẻo muộn,  Grin; các địa danh Hố Bà Tây của nhà bác dovuphong (Bố Bà Tây thì đúng hơn) - cao điểm 602 của nhà bác huuthanh81 đã có sơ bộ nhé,  Grin

@daisy13:  nếu anh không tìm được thêm tài liệu nào của đối phương trong thời gian tới và em cũng rứa thì anh chắc rằng mình đã viết tất cả những gì cần viết, ngẫm cũng nhiều và định hướng cũng nhiều rồi đấy,  Grin.
Điều anh thích thú nhất bây chừ là có chả hắn vơ vào, ghép cho anh có cái Nâu, ờ thì tôi thích có cái Nâu; lão ấy làm gì có nâu, đúng không em?  Cheesy Cheesy :Ds:

@bác sờ-gai: thách đố cái  Cheesy Cheesy Cheesy; cái thông tin dưới này thì cũng nằm trong tầm ngắm rồi chứ bộ, nhưng "mờ" nó là tư duy địa lý theo thực tế hay có cái chi chi chứng minh hông? cái sáu hai ba hai không thể hiện à nha,  Wink; hay là lão "du lịch" lại rành tiếng K không biết chừng,  Cheesy Cheesy Cheesy
Trích dẫn
.....Prek Tứk th'la - suối nước trong là cái đoạn chảy từ Hồ Tân hội cắt ngang đường 785 đổ ra sông Nước Đục

trunganh234: diễn đàn và box này có quy định và chỉ thực hiện quy định thì mới có câu trả lời - đó là nguyên tắc bất di bất dịch mà anh em đã cùng nhau xây dựng và tuân thủ, chả tránh được đâu. Tuy nhiên, các tài liệu đã trả lời, đã đưa lên mạng thì công khai và chi tiết - bác nào cần thì lập nick vô lấy, chả cần hỏi, chả cần thông báo cũng được - vô tư mà khi đã cùng chung quyết tâm và con đường đã chọn. Nếu bác thấy bài viết em trả lời cho nhà bác trinhanhtu được rồi thì thôi, cứ thế tải xuống mà xài; còn nếu bác muốn có câu trả lời chi tiết hơn, cụ thể hơn thì phải thực hiện quy định và đợi MOD xác nhận, để công bằng như mọi người thôi. Còn nếu em là MOD, em sẽ phạt bác thật nặng, thật nặng.... "cờ - phê" vì vụ việc "xâm phạm bản quyền tác giả" mà còn la toáng lên như thế này,  Cheesy Cheesy Cheesy
Logged

dovuphong
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #223 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2012, 10:14:10 am »

@ các bác:  Grin; theo MOD xác nhận thì em chỉ còn nợ bác hoangbinhhb thôi nhé, bác nào cần thì "la to" với MOD ngay kẻo muộn,  Grin; các địa danh Hố Bà Tây của nhà bác dovuphong (Bố Bà Tây thì đúng hơn) - cao điểm 602 của nhà bác huuthanh81 đã có sơ bộ nhé,  Grin

Cám ơn anh quangcan đã nhắc nhở, hóa ra em vẫn chưa hoàn thành xong thủ tục theo quy định hiện hành, Smiley. Em đã bổ sung ngay rồi ạ. Thành thật xin lỗi Mod và các anh. Trân trọng!
Logged
daisy13
Thành viên
*
Bài viết: 49


Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình...


« Trả lời #224 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2012, 10:30:26 am »

Anh Quangcan: Dạ, em hiểu đây là việc không phải cứ cố là được. Hiện tại em đang chờ những luồn phản hồi từ:
-Đại đội trưởng C25 của trung đoàn 6 ( bác ấy đang đi thăm con  Grin, chưa về)
-Cuộc họp ban liên lạc trung đoàn 6 sắp tới và cuộc họp vào tháng 10 của trung đoàn 6
-Tiếp tục tìm kiếm những gia đình có ngày hy sinh giống bác em.
Phần còn lại em chờ vào may mắn  Cheesy
Logged

Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi 20 thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm!
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #225 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2012, 03:49:23 pm »

@hoangbinhhb: với các thông tin của nhà bác ở trang 19:

1. Đầu tiên, phải cảm ơn bác đã hỏi, vì sao hả? vì đã từ rất lâu rồi tôi muốn nhưng chưa có cơ hội nói:  về cuộc chiến của sư đoàn 7, của những người cán bộ chiến sỹ đã làm nên chiến thắng Tàu Ô - Xóm Ruộng trên mặt trận đường 13 (chứ không phải Xóm Rông  Grin) với thử thách bám trụ kiên cường của 150 ngày đêm khói lửa, đối đầu với hàng loạt các sắc lính VNCH, các chiến đoàn ngụy; hãy tự hào vì LS nhà bác đã ở đó, đã chiến đấu và hy sinh anh dũng cùng nhiều đồng đội mình nhưng lũy thép Tàu Ô - Xóm Ruộng đó vẫn tồn tại và đài chiến thắng đã ghi nhận công lao của các anh. Lúc nào có dịp vô đó, nhớ thắp hộ tôi một nén hương tưởng niệm,  Grin.

2. Về đơn vị liệt sỹ :
- C13 D9 E209 F7 B2: được hiểu là đại đội 13 tiểu đoàn 9 trung đoàn 209 sư đoàn 7Miền Đông Nam Bộ.

- E209 F7 được hiểu là E209A thuộc sư đoàn 312/F312 vào chiến trường B2 khoảng đầu năm 1968, Trung đoàn trưởng Phùng Duy Toàn, Chính ủy Phùng Vị. Khi E209A này đi B thì F312 có lập một trung đoàn 209 khác, anh em chúng tôi hay gọi là E209B hay E209 F312 để phân biệt. Tuy nhiên, cội nguồn của nó vẫn mang truyền thống Trung đoàn Sông Lô anh hùng thời chống Pháp.

- một số ký hiệu/ phiên hiệu/ mật danh của đơn vị:
 * C13/ X13/ đại đội 13
 * D9/ K9/ V9/ tiểu đoàn 9
 * E209/ Nông trường Sông Lô/ Trung đoàn Sông Lô/ Trung đoàn 209/ T23 / F42/ T99(10/1972)
 * F7/ Công trường 7/ Sư đoàn bộ binh 7/ Đoàn Gia Định

3. Các địa danh hành chính cần biết:
- Tàu Ô - Xóm Ruộng: ấp Tàu Ô/ ấp 4 xã Tân Khai.
- Bình Long: huyện Bình Long tỉnh Bình Phước nay là thị xã Bình Long.

- Vị trí chiến lược của Đường 13: từ Sài Gòn chạy qua Thủ Dầu Một - Bến Cát (Bình Dương), lên Bình Long - Hớn Quản - An Lộc, vào thẳng khu căn cứ địa Lộc Ninh, vượt biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia lên thị xã Kra Chi-ê chạy dọc theo bờ sông Mê Kông lên thị xã Stung Treng; vượt biên giới Cam-pu-chia - Lào tới cố đô Luông Pha Băng.

Hai bên đường 13 là những ngút ngàn đồn điền cao su, cà phê,... những tài nguyên sẵn có của đất miền đông. Ngoài ra, Mỹ - ngụy lập thêm các "khu dinh điền", "khu trù mật", "ấp chiến lược”, “ấp tân sinh", những căn cứ, đồn bót, tháp canh mới, các sân bay dã chiến nối các căn cứ, đồn bót ấy với nhau thành một hệ thống liên hoàn vững chắc nhằm kiểm soát toàn bộ, toàn diện trục lộ huyết mạch này.



4. Thế trận và công tác chuẩn bị cho chiến dịch Nguyễn Huệ:
- Không chỉ năm 1972 ta mới chốt Tàu Ô - Xóm Ruộng đâu, mà đã có những giai đoạn chốt của năm 1968; Với giá trị và tính chiến lược của con lộ này, Sư đoàn 7 đã nhiều năm gắn đường bám trụ; nhiều năm gắn bó với các địa danh, con suối dòng sông ven lộ.

- Cuộc chiến Tàu Ô - Xóm Ruộng năm ấy nằm trong tổng thể chung trong chiến dịch Nguyễn Huệ, nằm trong thế chiến lược - chiến cuộc mà Bộ đã vạch ra khắp các mặt trận vùng chiến trường trong năm 1972 này: Quảng Trị (B5), Thừa Thiên (B4), Đăk Tô - Tân Cảnh - Kontum (B3), mở rộng vùng giải phóng đồng bằng bắc Bình Định (Hoài Ân, Hoài Nhơn) nối liền sang nam Quảng Ngãi (Sa Huỳnh) (B1). Nó gợi mở thế và trận năm nào khi ta chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ: cũng 5 hướng tiến công mạnh mẽ, tạo đà và kéo căng sức mạnh cơ động của VNCH, nghi binh hướng chiến dịch chủ yếu và sẵn sàng tạo thế trận lớn trên tất cả các hướng/ mặt trận tạo thời cơ kìm chân và tiêu diệt gọn các đơn vị chủ lực địch; mở rộng vùng giải phóng và địa bàn dân cư; khôi phục lại niềm tin sau những tháng ngày 1969-1970 mệt mỏi khi toàn lực dồn các đợt Mậu Thân 1968.

- Ở B2, BTL Miền đã thành lập hẳn đoàn 301, được thành lập từ tháng 3/1971, là mật danh của cơ quan chỉ huy tiền phương của Bộ Tư lệnh Miền; trực tiếp chỉ huy ba Sư đoàn 5, 7, 9, một số Trung đoàn bộ binh và các đơn vị binh chủng và các đơn vị bộ đội chủ lực Miền. Hướng chủ yếu, các Sư đoàn 5, 7 và 9 sẽ đột phá tuyến phòng thủ của địch trên đường 13. Hướng thứ yếu, một số Trung đoàn chủ lực được tổ chức thành Đoàn 30B tiến công nghi binh thu hút địch trên đường 22 và khu vực thị xã Tây Ninh.

- Trong hướng chiến dịch này, BTL Đoàn 31 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 7/ F7:
Trích dẫn
..."... luồn vào, đánh chặn, cắt giao thông ở hai đoạn . bắc và nam thị xã Bình Long...", Tư lệnh Đoàn 301 nhấn mạnh "Bằng bất cứ giá nào cũng phải giữ bằng được khu vực Tàu Ô để tạo thời cơ và điều kiện cho chiến dịch dứt điểm Chi khu Lộc Ninh và tiến công Tiểu khu Bình Long (Chiến dịch giao: Sư đoàn 5 đánh chiếm Lộc Ninh, Sư đoàn 7 chặn cắt đường 13..., Sư đoàn 9 sẵn sàng tiến công Bình Long.); đồng thời tạo bàn đạp và đầu cầu vững chắc cho chiến dịch phát triển xuống Lai Khê, Bến Cát hoặc sang Tây Ninh. Nếu để mất nó là mất luôn bàn đạp, mất luôn thế chiến dịch".  

- Để chuẩn bị cho chiến dịch này, có lẽ, chưa bao giờ F7 được tăng cường, bổ sung nhiều đến thế cả về quân số, vũ khí, .. chuẩn bị tốt đến thế về công tác hậu cần và một hệ thống thông tin liên lạc mới điện tử được áp dụng và vận hành: "Ngoài số tân binh được bổ sung, Sư đoàn rút tỉa hơn 600 cán bộ, chiến sĩ từ các cơ quan, phân đội phục vụ đưa về đơn vị chiến đấu, nâng quân số đại đội bộ binh lên 60 đến 70 người; trang bị có 3 trung liên, một đến hai B41, 5 B40, 1 cối 60mm. Tiểu đoàn có 2 đại liên, 2 cối 82mm; Trung đoàn có ba đại đội hỏa lực (cối 82mm, ĐKZ 75mm và 12,8mm). Sư đoàn tiếp nhận các lực lượng mới gồm Tiểu đoàn 22/D22 cối 120mm; Tiểu đoàn 24/D24 súng máy 12,8mm; Đại đội hỏa tiễn chống tăng B72 và Đại đội tên lửa phòng không A72. Các đơn vị Đại đội 94/C94 công binh phát triển thành Tiểu đoàn 25/D25 công binh, hai Đại đội 93, 95/ C93, C95 trinh sát thành Tiểu đoàn 27/D27 trinh sát, Đại đội 96/C96 vận tải thành Tiểu đoàn 29/D29 vận tải, Đại đội 97/C97 quân y thành Tiểu đoàn 33/D33 quân y. " Đảng ủy Sư đoàn tổ chức đợt học tập chính trị sâu rộng trong toàn đơn vị để quán triệt Nghị quyết và giải quyết những tồn tại về mặt tư tưởng có thể ảnh hưởng tới nhiệm vụ sắp tới. Tiếp theo là những lớp tập huấn cán bộ, những đợt huấn luyện quân sự tập trung vào các hình thức chiến thuật chốt chặn kết hợp vận động tiến công, tập kích, phục kích; vào một số môn kỹ thuật công sự ngụy trang, lựu đạn, bắn súng, đặc biệt chú ý vào đào tạo những xạ thủ giỏi. Việc "Rèn quân tinh nhuệ, lập công xuất sắc đã trở thành phong trào sâu rộng trong toàn Sư đoàn.

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #226 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2012, 03:49:52 pm »

tiếp theo vì bài dài quá,  Grin

5. Cuộc chiến "chân trần - chí thép" của những CBCS sư đoàn 7:
- Bằng bất cứ giá nào cũng phải giữ bằng được khu vực Tàu Ô...; nếu để mất nó là mất luôn bàn đạp, mất luôn thế chiến dịch câu hỏi không chỉ xoáy sâu trong tâm trí người Sư đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy và Phó sư đoàn trưởng Lê Nam Phong mà còn được tập thể CBCS sư đoàn suy tư, trăn trở và tranh luận nhiều trong các hội nghị quân chính chuẩn bị chiến dịch.

- Có lẽ chưa bao giờ đánh lớn như thế, tập trung hàng loạt các sư đoàn chủ lực của Miền Đông Nam Bộ tại cùng một hướng chủ yếu; có lẽ chiến dịch này giải quyết thấu đáo tâm tư của những người chiến sỹ đã bám trụ kiên cường sau Mậu Thân 1968 tại mảnh đất đỏ miền đông gian lao mà anh dũng này; có lẽ cuộc chiến này sẽ giải quyết sòng phẳng câu nói: "Chứa Chan" - "Chán chưa" - "Chưa chán".

- Đánh thế nào đây? chọn phương thức/ hình thức nào cho chiến dịch này và để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao? Chủ động phòng ngự - bằng mọi giá cắt đường 13, không cho bất kỳ một xe cơ giới/ một thiết giáp nào của địch đi qua? hay là tiến công - lấy hình thức chủ động tiến công làm phòng ngự - sẵn sàng đón đánh các lực lượng đổ bộ đường không của địch? làm thế nào để có thể đứng vững trước các đơn vị địch đã về co cụm theo các trục lộ hướng đến biên giới VN - K; tránh cụm pháo lớn của địch (Dàn nhạc Tân Tâu Lan; các căn cứ Tống Lê Chân, Minh Hòa, Minh Thạnh; tiểu khu Bình Long; chi khu An Lộc, Chơn Thành, Lộc Ninh; căn cứ Hồng Tâm, .....) quay bốn phía, bom đạn Mỹ hỗ trợ không dứt đêm ngày?

- Mặt trận H67/ mặt trận đường 13 - Bình Long đã sẵn sàng bước vào cuộc thử lửa. Những người chiến sỹ sư đoàn 7 đã vững vàng về tâm lý, giác ngộ cao về trận tiến công chiến dịch; quyết tâm và sẵn sàng cho lần "trở về quê mẹ" như lời động viên của Cô Ba Định (Nguyễn Thị Định - Phó tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam) cũng như của các má, các chị tiễn chân trong những cánh rừng cao su/ cà phê trước giờ lên đường.

- Có thể nói, địa thế đất Tàu Ô - Xóm Ruộng trên đường 13 tương đối cao, thấp dần về phía nam; hai bên đường là ruộng bỏ hoang và nhiều bãi đất trống tiện cho địch đổ quân/ hành quân dọc theo trục lộ; ta có lợi thế là đứng ở Tàu Ô - Xóm Ruộng là đứng ở trên cao nhìn xuống, rất thích hợp cho công tác trinh sát và tổ chức các lực lượng phòng không đón đánh. Phía đông đường 13 từ 2-3km là rừng le, xen kẽ nhiều sông/ suối. sình lầy, công tác cơ động sẽ gặp khó khăn nhưng lại kín đáo.Phía tây đường 13 1-2km là rừng cây lúp xúp, vào sâu là rừng già nên tiện cho việc giấu quân. Sư đoàn 7 đã xác định hướng phòng ngự dọc theo trục đường 13 từ ngã ba xóm Ruộng đến cống Ông Tề đến cống Tàu Ô; xây dựng chốt chính với hỏa lực tăng cường mạnh và có từ 2-3 chốt phụ yểm trợ sẵn sàng; tổ chức các lực lượng cơ động mạnh, dùng hình thức xuất kích ngắn, chủ động đón đánh phủ đầu ý đồ tấn công vu hồi theo hướng đông - tây đường 13 và lực lượng đổ bộ sau lưng, bên cạnh và nhất là ở Tân Khai. Trận địa phòng ngự chính từ Cây Cày đến bắc Tàu Ô 3 km: tổ chức thành 3 cụm điểm tựa ở bắc ngã ba Xóm Ruộng 800m, bắc và nam cống Ông Tề 500m, bắc Tàu Ô 300m.

- Cuộc chiến đã diễn ra từ những ngày tháng 4/1972 và dưới đây là các thông tin cụ thể gần thời điểm LS hy sinh 22/5/1972:
Trích dẫn
...Chiều tối 17 tháng 5, sau khi nắm lại tình hình các mặt, Bộ Tư lệnh Sư đoàn thống nhất dùng Trung đoàn 165 cùng Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 vây diệt cụm địch ở Đức Vinh; đưa Trung đoàn 209 vào thay Trung đoàn 141 để Trung đoàn 141 (thiếu Tiểu đoàn 3) lên vây lỏng cụm địch ở Tân Khai, không cho chúng xuống Tàu Ô.

Đêm 18, khi thay phiên, Tiểu đoàn 1 chờ đến gần sáng chưa thấy Tiểu đoàn 8 tới nhận vẫn rời khỏi cụm chốt. Tận dụng chỗ hở này của ta ngày 19, địch cho hai Tiểu đoàn 1 và 2 Chiến đoàn 32, Chi đoàn 1 Trung đoàn 5 thiết giáp bọc đông và tây đường 13, chiếm khu cống ông Tề (Ý định chiếm cống Tàu Ô nhưng do nhầm lẫn thực địa nên địch báo với cấp trên đã chiếm được cống Tàu Ô.).

Từ đêm 19, Trung đoàn 165 từ đang chặn đánh địch ở bắc Sa Cát nâng đội hình ép cụm hai Tiểu đoàn địch từ hướng tây nam. Trung đoàn 1 vây cụm thiết giáp. Đêm 25 ta tiếp tục bao vây, đánh lấn. Bị ta ngăn chặn đường bộ, khống chế đường không, không tiếp tế, tải thương được, lực lượng lại bị tiêu hao nhiều nên đêm 28 tháng 5 toàn bộ địch phải tháo chạy.

Ở Tân Khai, Trung đoàn 141 liên tục lấn ép địch. Tiểu đoàn 3 chiếm phần tây nam, Tiểu đoàn 2 chiếm  đại đội phía đông, 7 lần đánh lui bộ binh và cơ giới địch phản kích. Tiểu đoàn 1 đánh mạnh từ hướng bắc, chúng phải đổ tiểu đoàn 1 chiến đoàn 31 xuống ứng cứu, cùng co dần, dựa vào ấp chiến lược cũ, tăng cường công sự, vật cản cố thủ.

Ở khu vực Tàu Ô ngoài địch đã ở cống ông Tề, ngày 20, chúng đưa Chiến đoàn 31 (thiếu) và Tiểu đoàn 65 Biên phòng áp sát phía nam và đông nam; đưa tiểu đoàn 1 chiến đoàn 31 từ Tân Khai xuống ép ta từ phía bắc. Trước tình hình này, Thường vụ Đảng ủy nhất trí với quyết tâm của Sư đoàn trưởng là chặn đứng địch từ hai đầu nhất là phía Chơn Thành, đưa Trung đoàn 141 (thiếu) về cùng lực lượng ở chốt đánh bứt hai tiểu đoàn địch đã đột nhập, đang ở khu cống ông Tề; đồng thời đẩy mạnh đánh phá Chơn Thành bằng pháo binh, đặc công và tăng cường củng cố công sự trận địa cho lực lượng ở chốt.

Những ngày cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, ở phía bắc, bộ phận binh chủng Trung đoàn 141 đã kìm giữ được địch. Ở trận địa chốt, ban ngày Trung đoàn 209 đánh lui các đợt tiến công của địch. Đêm, các lực lượng ở phía sau lại tấp nập mang gỗ, quần áo, cơm nước, thuốc men, báo chí, thơ ca (do lính tự sáng tác), cuốc, xẻng... ra củng cố hầm hào, lau rửa, động viên bộ đội, đưa thương binh, tử sĩ, quần áo dơ về giặt giũ.

Ở khu vực cống ông Tề, ba Tiểu đoàn 1, 2 của Trung đoàn 141 và 9 của Trung đoàn 209 bao vây tiến công từ ba hướng. Ta từ công sự - phần lớn là công sự mới làm, tiến công địch trong công sự vững chắc nên phải đánh theo kiểu cắt hoàn toàn đường bộ, khống chế việc tiếp tế bằng đường không, đồng thời liên tục tiêu hao đánh lấn cả ngày lẫn đêm. Đói khát, dơ bẩn, lính địch chết và bị thương ngày một tăng. Đêm 7 rạng ngày 8 tháng 6, lợi dụng trời mưa và tối, số còn lại của hai Tiểu đoàn 1 và 2 Chiến đoàn 32 của địch lách chạy khỏi cống ông Tề về Chơn Thành.

Đến giữa tháng 6 năm 1972, cuộc chiến ở Tàu Ô - Xóm Ruộng đã kéo dài hơn hai tháng. Quân đội việt Nam cộng hòa đã tung ra hơn một nửa lực lượng cơ động Vùng 4 chiến thuật và một bộ phận lực lượng tổng trù bị chiến lược. Với 10 lần chiếc pháo đài bay B52, 7.500 lần chiếc máy bay chiến thuật ném khoảng 39.300 tấn bom, 4.500 lượt chiếc trực thăng vũ trang của Mỹ và hơn 60 khẩu đại bác các loại trực tiếp bắn yểm trợ cho mặt trận này; cùng với những thủ đoạn đánh phá tàn bạo, khi thì dùng đội hình lớn có xe tăng mở đường, khi thì dùng chiến thuật nhảy cóc đổ chụp, khi lại chia thành nhiều hướng chia cắt, hợp vây. Nhưng cuối cùng vẫn không có một tên lính nào, một chiếc xe nào vượt qua khỏi Tàu Ô lên An Lộc. Ngược lại, nhiều tiểu đoàn, chi đoàn xe tăng, xe bọc thép bị tổn thất nặng nề, một số trung đoàn, chiến đoàn đã phải lui về phía sau củng cố. Số thương vong mỗi ngày một tăng vọt.  ...


 
- Đêm 18/5 đến 20/6, trung đoàn 209 vào thay quân phòng ngự ở khu vực Tàu Ô - Xóm Ruộng; các chiến sỹ ta phải chịu đựng: có ngày hơn 1000 viên đạn pháo trên hướng chính diện phòng ngự 2km của ta; trung bình 1 ngày đêm có 6 lượt máy bay B52 ném bom, 40 lần máy bay F105 và AD6 đánh phá công sự theo tọa độ có sẵn, chưa kể máy bay trực thăng vũ trang các loại yểm trợ bộ binh địch tấn công. Các đơn vị/ sắc lính VNCH đã lần lượt đánh và thiệt hại nặng nề trước trận địa phòng ngự Tàu Ô - Xóm Ruộng: Chiến đoàn 32 ngụy ; Chiến đoàn 46, 49, 50 thuộc sư đoàn 25 ngụy; Trung đoàn 9 thiết giáp; Chiến đoàn 31, 33 sư đoàn 21 ngụy;.....

- Vậy mà đây, Tượng Đài Chiến Thắng Tàu Ô - Xóm Ruộng 1972
đã được lập để ghi dấu tích chiến công của các anh.

6. Tham khảo: chỉ cần gõ cụm từ khóa : "Tàu Ô"+"Xóm Ruộng" là đã ra biết bao nhiêu link hữu ích cần đọc đấy bác, em chỉ minh họa một vài điểm chính:
- Bản đồ chiến lệ Chiến dịch Nguyễn Huệ - suối Tàu Ô.

- Lịch sử Bình Phước kháng chiến.

- Vũ Ngọc Giang CCB sư đoàn 7 - nick diễn đàn ta là vndgiang

- CCB Nguyễn Văn Hậu, sinh năm 1948, người làng Tiên Tảo, xã Việt Long, huyện Sóc Sơn

- Bà Nguyễn Thu Út, TP.Lao động- TB-XH thị xã Bình Long, 0651.3682940.
- BCH QS tỉnh Bình Phước:
- UBND xã Tân Khai: 06513.633.497

Chúc bác vui và thành công,  Grin
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2012, 03:57:04 pm gửi bởi quangcan » Logged

chinhtrivien
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #227 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2012, 03:52:03 pm »

@ em gái daisy13: chị đọc đi đọc lại, nghiền một chút, chưa có năng khiếu phản biện như các anh như quangcan, saigon gai, minhhoang ở thực địa.
Chị gửi cho em xem lại cái bản đồ này, nó giống của anh quangcan nhưng có vài điểm cho em xem. Hi vọng được xâu chuỗi lại nhé.

Logged
hoangbinhhb
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #228 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2012, 04:08:34 pm »

@quangcan:  Cảm ơn bác quangcan về thông tin rất quý giá!
Nhưng tôi có 1 thắc mắc nhỏ mong các bác chỉ giúp.
1. bác tuaans có thông tin cho tôi. nội dung như sau: Xóm Ruộng thì VNCH chiếm trước khi LS hi sinh khoảng 10 ngày rồi.

Vậy có thể LS hy sinh ở Ngã 3 đường 13 đi vào Xóm Ruộng, tọa độ 76.69 trên đồi 82.

Thông tin lấy từ sử f7 và bản đồ Mỹ.

CÁc bác có thể chỉ giúp cho tôi rõ hơn về địa điểm này không? Nếu có thể thì chỉ trên bản đồ giúp tôi với
2. Các bác có biết bác CCB nào thuộc đơn vị của anh tôi còn sống không? Nếu có cho tôi xin địa chỉ liên lạc.
3. Theo Trung tâm Marin thì ngày 22/05/1972 chỉ có 1 mình anh tôi hy sinh trong trận đánh đó. Họ suy luận rằng có thể anh tôi không hy sinh trong 1 trận đánh. Có thể bị bên địch bắt.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #229 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2012, 04:49:33 pm »

@hoangbinhhb: hì, có gì đâu,  Grin.

1.
Trích dẫn
...tọa độ 76.69 trên đồi 82...
- cái này bác tuaans cũng vừa gửi tin nhắn cho tôi để cùng trao đổi, thời điểm đấy đúng là ta đã mất chốt Xóm Ruộng, nhưng mất không có nghĩa là ở đó không xảy ra trận chiến vì: ta phản kích tái chiếm lại để khôi phục thế trận hoặc xuất kích ngắn đánh phủ đầu, đón lõng ý đồ tiến công địch từ đây. Bác hãy chú ý đọc những dòng em bôi đỏ:
Trích dẫn
...Khi Sư đoàn 9 chuyển sang bao vây khống chế thị xã thì ngày 15 tháng 5 địch co Lữ 3 dù về Chơn Thành; ngày 16 đổ Trung đoàn 15 Sư đoàn 9 và Chiến đoàn 33 xuống Đức Vinh, Tân Khai; đổ một đại đội trinh sát xuống đông Tàu Ô; cho Trung đoàn 9 thiết giáp, có công binh đi trước khắc phục suối vòng đông đường 13 lên bắc Tàu Ô. Ở phía nam địch đã lấn được chốt Xóm Ruộng. Trung đoàn 209 và Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 141 đứng giữ chốt trong điều kiện khó khăn và sẽ ác liệt hơn nhiều. Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Sư đoàn đã làm cho lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị, nhất là Trung đoàn 209 thấy chặn, cắt địch, giữ bằng được đường 13 ở đoạn nam, bắc Tàu Ô là nhiệm vụ của toàn Sư đoàn. Như vậy có thể nói là Sư đoàn phòng ngự, có trên một phần ba lực lượng trực tiếp đứng giữ từng điểm tựa, cụm điểm tựa trong khu vực phòng ngự then chốt, còn gần hai phần ba lực lượng đánh vận động ở phía trước, phía sau, xung quanh nơi phòng ngự và đánh địch từ xa.

- tọa độ 76.69 trên đồi 82: có trên bản đồ rồi đấy thôi, tôi quên chửa khoanh, sát trục đường 13 (màu đỏ) và phía trên vạch đánh số 69 đó,  Grin.

2. CCB? có trên rồi còn gì,  Grin

3. Theo Trung tâm Marin thì ngày 22/05/1972 chỉ có 1 mình anh tôi hy sinh trong trận đánh đó. Họ suy luận rằng có thể anh tôi không hy sinh trong 1 trận đánh. Có thể bị bên địch bắt.
Tôi không dám đặt giả thiết hoặc suy luận như vậy đâu,  Grin, chịu.

Thực tế chiến tranh diễn ra nhiều chiều và chỉ có người trong cuộc mới hiểu, mới biết. Tại sao bác không hỏi thêm Ban chính sách Sư đoàn 7 để có thêm thông tin nhằm kiểm chứng nhỉ,  Grin - trước tui có cái số nhưng lại mất tiêu đâu rồi, bác nào có cho bác ấy cái,  Grin

Tra cứu thông tin nhanh về trung đoàn 209 tại thời điểm đó tôi thấy chỉ có thông tin về người chiến sỹ liên lạc điện đài Nguyễn Đồng Tâm thuộc C13/X13  D9/V9/ tiểu đoàn 9 trung đoàn 209/E209 - tài liệu đối phương ngày 20/5/1972 tại tọa độ XT 764705 (nó ở trên cao điểm 82 một chút thôi, qua đường QL 13)  Grin



« Sửa lần cuối: 16 Tháng Sáu, 2012, 01:39:08 pm gửi bởi quangcan » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM