Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:01:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Lý Sơn đến Luang Prabang  (Đọc 230649 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #350 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 09:44:05 am »

   Em rất có hứng bác ạ. Bác kể đi cho anh em nghe mới. Nhất là chuyện ngắm suối bác nhé !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #351 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 10:23:22 am »

   Em rất có hứng bác ạ. Bác kể đi cho anh em nghe mới. Nhất là chuyện ngắm suối bác nhé !
  Chuyện ngắm suối là chuyện ở phía Bắc linhquany ạ ! ngoài những nơi như bác thanhnhiet đã kể thì ở các tỉnh Tây Nguyên cũng rất nhiều ,nhưng do điều kiện và môi trường sống mới,và để hòa nhập với quê hương mới,nhiều phong tục tập quán và thói quen cũ đã mai một dần ,thế hệ 9x có nhiều cháu không còn biết tiếng dân tộc mình nữa ,về tp học hành,lao động thì cũng giống y người kinh thôi,tóc nhuộm vàng chóe 2-3 màu là thường .
   Người Tày ,Nùng ở vùng cao phía Bắc ăn mặc như thế này đi chơi,đi chợ ...Grin

Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #352 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 10:42:38 am »

Trở lại Lý sơn ,hôm 20-4 anh em chúng tôi gặp và giao lưu với Cán bộ và Nhân Dân đảo Hoàng sa ,Lý sơn .
Ảnh : người đứng bìa trái là Chánh văn phòng huyện Hoàng sa ,người kế bên là linh1979 ,bschung ,đ/c chủ tịch huyện đảo Lý sơn ,1 bác không nhớ tên.


Một số hình ảnh giao lưu .




Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #353 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 10:48:04 am »

   Người Tày ,Nùng ở vùng cao phía Bắc ăn mặc như thế này đi chơi,đi chợ ...Grin


   Hai tay Tây ba lô này em nhìn thấy ...quen quen. Tội nghiệp bác nhỏ nhỏ bên cạnh vật thuốc vã cả ra mà bác kia cứ cầm con điếu cày nhưng mắt đang dòm...mấy em giống BSC  Tongue .
  Hay em đưa ảnh ngắm suối quê hương Việt Bắc lên nhé ! Cứ vào nhà các bác mãi mà chẳng có gì góp ngại quá  Grin !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #354 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 10:54:06 am »

   Người Tày ,Nùng ở vùng cao phía Bắc ăn mặc như thế này đi chơi,đi chợ ...Grin


   Hai tay Tây ba lô này em nhìn thấy ...quen quen. Tội nghiệp bác nhỏ nhỏ bên cạnh vật thuốc vã cả ra mà bác kia cứ cầm con điếu cày nhưng mắt đang dòm...mấy em giống BSC  Tongue .
  Hay em đưa ảnh ngắm suối quê hương Việt Bắc lên nhé ! Cứ vào nhà các bác mãi mà chẳng có gì góp ngại quá  Grin !

Quốc hồn - Quốc túy!
Đến Nga và Mỹ chỉ dành cho TT xài thì VN nhà ta chuẩn bị giàu to!  Grin Grin Grin
Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #355 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 10:59:40 am »

Sáng 21-4 dậy sớm ra bến cảng Lý sơn đón bình minh khi các thuyền đánh cá của dân đảo cũng về bến .
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #356 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 01:42:40 pm »

Chuyện chiến đấu đem kể tại box du lịch xem ra không được đúng chỗ , nhưng chuyện này có liên quan đến nhiều vùng đất ,nhiều bà con các dân tộc khác nhau trên mọi miền tổ quốc  vậy mọi người cứ xem như đây là một buổi đi du lịch nhưng có súng  .

  khoảng giữa năm 1985 , thừa lệnh giám đốc công an thành phố hồ chí minh nhằm phục vụ cho công tác điều tra phá án chính trị ,tôi được lệnh áp giải phạm nhân nguy hiểm từ nhà giam Chí Hòa Q10 lên trại giam XUYÊN MỘC ,thuộc tỉnh Bà rịa vũng tàu ,cho các bị can đối chất với nhau , lấy bản cung chính xác nhất nhằm kết thúc vụ án kéo dài . các bạn lưu ý đây là trại giam Xuyên Mộc ,chứ không phải là Xuân lộc ,thuộc huyện Long khánh ,Tỉnh Đồng Nai (2 địa danh này khác nhau hoàn toàn ) . Từ thành phố HCM đi XUYÊN MỘC dài 170 cây số phải vượt qua các cánh rừng già nguyên sinh âm u ,vẫn còn ít dấu chân người.

 Hành trang của người chiến sĩ được trang bị đầy đủ ,giấy công lệnh được đóng dấu đỏ chói , phòng hậu cần công an tp cấp cho một chiếc xe con loại U OÁT 2 cầu ,leo dốc cực khoẻ ,bù lại xe này chạy rất tốn xăng .
còn các xe khác ,hay xe đời mới bây giờ 100 km mới uống hết từ 7- 9 lít , nhưng bù lại các xe này không leo được dốc cao và đi đường rừng không được vì đụng sàn .

- 8 giờ sáng xe rời khỏi thành phố ,trên xe là 2 cán bộ chấp pháp ,một can phạm ,một tài xế . tổng cộng 4 người . xin được nói rõ can phạm đang áp giải trên thuộc loại nguy hiểm , bản thân y là sĩ quan chế độ cũ ,trốn trình diện và học tập cải tạo ,sau đó y cùng đồng bọn tổ chức trang bị súng cướp tàu thuỷ để vượt biên qua MỸ . việc này đã làm cho bộ đội biên phòng phải chiến đấu rất vất vả mới bắt được tàu của y khi gần tới hải phận quốc tế .

...Xe chạy êm và đều khi hết địa phận huyện Long thành đồng nai với 2 bên đường là rừng trái cây sầu riêng hay chôm chôm trĩu quả  ,tiếp đến là huyện Bà rịa ,lúc này xe phải bỏ đường lớn quẹo vào rừng để đi đến trại giam ,từ đây đến trại giam Xuyên mộc huyện XUYÊN MỘC còn cả trăm cây số đường rừng . Trước mắt chỉ là con đường đất đỏ lầy lội ,2 bên đường là rừng già âm u hoang vắng , tuyệt nhiên không thấy bóng cư dân sinh sống , lâu lắm mới gặp một hầm đốt than của tiều phu khói toả ra từ miệng hầm nghi ngút. có những đoạn khi trời vừa dứt cơn mưa xe chạy chầm chậm vì đường trơn , người ngồi trên xe còn nhìn rõ dấu chân của heo rừng mới băng qua đường ,xa xa là tiếng vượn hú chói tai .

 Có những lúc xe sa lầy xuống hố bùn ,tài xế rồ ga bánh xe quay tít , sự khốn nạn của lữ khách trên đường bắt đầu ,tài xế ngồi trên xe ,can phạm được còng tay ngồi trên xe luôn ,2 cán bộ xét hỏi phải xuống đảy xe qua vũng sình , xe chạy được một lúc lại gặp vũng lại đảy xe ,có chỗ đảy không nổi 2 người chúng tôi phải vào ven đường nhặt tất cả những rác rến cây củi ném xuống hố chèn vào bánh xe ,làm điểm tựa cho xe vượt qua ,
 2 người đảy không nổi lại phải tháo còng tay số 8 chuyển từ phía sau ra phía trước cho can phạm và bắt phạm nhân đảy phụ cho xe .
  lúc này mới thấy sợ ,phạm nhân là một người cao lớn to khoẻ , y chỉ cần liều mạng đạp cho mỗi ông cán bộ nhà nước một đạp sau đó chạy băng vào rừng thì chỉ có nước trời kiếm ,mà cán bộ nhà nước lúc ấy không như bây giờ ,toàn ăn uống tiêu chuẩn, làm việc nhiều  nên ông nào cũng lẻo khẻo ,xanh xao .  nhưng hình như phạm nhân này y sợ chết ,sợ 2 khẩu súng ngắn của cán bộ đeo bên hông  nên không dám làm liều . Cứ thế Cung đường lầy lội còn dài ,cứ ì ạch để tiến .

 Quả đúng là đường vào trại giam của cấp công an thành phố . người ta đã cất công tìm ra nơi giam giữ phạm nhân nguy hiểm tại một địa điểm hợp lý , nếu can phạm có vượt được ngục của quản giáo thì cũng chết vì đói và lạc trong rừng sâu .

 Trời Đã xế chiều , xe vẫn còn chạy lanh quanh trong rừng , và bắt đầu lạc lối , không có dân để hỏi đường , mọi người bắt đầu lo lắng hoang mang (,năm 1985 chưa có điện thoại di động ) .nhiều phương án đã được tính tới ..... chạy được một lúc nữa tài xế báo xe sắp hết xăng vì đi lạc quá nhiều - tiêu chuẩn xăng cấp cho xe với lộ trình trên không cho phép đi lạc ,mà xăng dầu năm ấy là mặt hàng quốc cấm nhà nước độc quyền quản lý và kinh doanh  . băn khoăn quá, làm sao đây với cục sắt 4 bánh giữa rừng già . ngó lên ,ngó xuống tất cả chỉ là rừng , là cây cao bóng cả .  cuối cùng nhóm chúng tôi chọn giải pháp đi liều đi đại ,miễn có đường là đi ,tới đâu hay tới đó ... ƠN GIỜI  loanh quanh một chặp  thì lạc vào một bản của người dân tộc tày hay nùng gì đấy ,đây là số bà con mới được nhà nước đưa đi kinh tế mới vào đây để khai phá đất xây dựng cho cuộc sống mới .

 Đúng như phong tục đồng bào miền núi rất mến khách,và tò mò với người lạ , cả bản xúm ra xem ,người ta vẫn còn mặc những bộ quần áo dân tộc màu xanh  nhuộm chàm ,vẫn nói với nhau bằng tiếng dân tộc ,nhất là các cố gái mới lớn ,thấy người lạ là cứ trố mắt ra nhìn ,đã vậy còn nhìn rất lâu không biết thẹn thùng . Về phía tụi tôi mừng như sắp chết đuối vớ phải cọc , tất cả đều tỏ ra nhã nhặn ,lễ phép vui tươi ,và có phần hơi khúm núm nữa ,vì sắp tới đây sẽ phải nhờ vả người ta nhiều . gớm cái tác phong khệnh khạng hách xì xằng của mọi ngày nơi những anh công an giờ chẳng thấy đâu cả ,giờ là bạn của dân .

Sau một hồi trao đổi với trưởng thôn ,trình giấy công lệnh có dấu son đỏ chói ra,
trưởng thôn rất nhiệt tình giúp đở ,ông ta bảo sắp tới trại giam rồi chừng 20 cây số nữa thôi ,nhưng đường rừng ngoằn nghèo khó đi , phải có người dẫn đường .

Cái mình và các cán bộ phải ở đây chờ vớ ! trưởng thôn cho du kích cầm giấy công lệnh của cán bộ
đi đến trại giam , xin xăng cho xe và cử người đến hỗ trợ cho cán bộ dẫn giải phạm nhân về trại . nghe trưởng thôn nói xong mọi người mới thở phào trong bụng .
 An vị được một lúc bây giờ mọi người với cảm thấy đói và mệt vì từ sáng đến giờ có ăn uống gì đâu , lại công tác quần chúng ,huy động sức dân ,cố vạch quần chúng ra ,đi sâu vào quần chúng , tóm lại là để mòn mèn xin ăn.... , tuy đồng bào ở đây nghèo ,nhưng họ thật thà mến khách , phục tùng cán bộ nhà nước ,nên họ chẳng tiếc thứ gì .

Thế rồi tổ công tác 3 người ăn uống cũng no ,và vài hớp rượu do cái  đồng bào mình đãi , riêng ông phạm nhân thật là tội nghiệp ,vẫn bị còng 1 tay dính trên xe ,cũng được cho ăn uống ,nhưng chịu sự nhòm ngó của nhiều người trong bản ,phần lớn và trẻ con đứng xúm đông xúm đỏ xung quanh xe chỉ trỏ ,tò mò . cái ánh mắt của họ khác người thành phố ,họ nhìn phạm nhân này như nhìn một con thú dữ mới được các tay thợ săn bắt đem từ trên núi xuống . khác hẳn với ánh mắt của người thành phố là thấy tụi tôi là quay đi .

 Huyên thuyên trên trời dưới đất với dân bản Khoảng hai tiếng sau thì du kích đem vài lít xăng về , Mọi người tiếp tục lên đường và không quên để lại cho dân bản những lời hứa trên trời dưới biển . Do có người theo xe chỉ đường nên xe chạy khoảng gần một tiếng sau thì tới trại giam XUYÊN MỘC -trại giam này là của công an tp hcm .(KHÁC trại giam Z30D
Hàm tân ,Thuận Hải gần đó do bộ công an quản lý .) . khi đến nơi người dân theo xe đưa đường tự cuốc bộ về bản ,ôi những công dân tốt ,cần lắm những người tốt như vậy để giúp ích cho xã hội .

Đây rồi trại giam : giữa một vùng núi rừng âm u ,xanh ngát ,bạt ngàn sang giã ,một toà nhà to lớn tráng lệ mọc lên , đấy là hội trường của trại giam ,nhà xây mái ngói đỏ,trên bờ tường ,cùng cột kèo của căn nhà được được các phạm nhân trang trí tỷ mỷ bằng rất nhiều các hoa văn và hoạ tiết rất đẹp ,- đúng là nước sông ,công tù có khác - muốn làm gì chẳng được . trước cửa hội trường là vườn hoa ,và có đào ao để làm nhà thuỷ tạ .tất cả đều được gọt tỉa công phu , xa xa phía sau là những dãy trại giam dài dằng dặc làm bằng cây tre nứa lá  . được rào chắn xung quanh bằng nhiều dãy hàng rào dây thép gai kiên cố , ngồn ngộn nhốt trong đó là các phạm nhân ,lúc nhúc cả ngàn con người .  gần phía hội trường là dãy nhà cấp 4 dành cho cán bộ CA quản giáo . xung quanh là các vọng gác trên cao rất nghiêm ngặt.

 Việc giao và nhận phạm nhân được diễn ra chuyên nghiệp và nhanh chóng .can phạm nhanh chóng được áp giải về khu kiên giam để cách ly .
 Hơi lạ so với các trại giam khác  là các cán bộ công an ở đây quân phục người nào cũng rách và được vá chằng vá đụp trông chẳng ra làm sao , mặt người nào cũng căng như dây đàn ,thậm chí còn đằng đằng sát khí ,tay và người lúc nào cũng luôn thủ súng AK với đày đạn .

 lấy làm thắc mắc tôi có hỏi ông giám thị trại giam về vấn đề này ,nghe ông ấy báo cáo mà tôi thấy sợ . ông nói ở đây là rừng núi âm u ,không có phòng giam kiên cố ,nên việc phạm nhân vượt ngục là rất thường , nửa đêm nghe báo động phạm trốn trại là cả trại không ai ngủ được , các tổ công tác được triển khai ,tổ thì chạy bộ đón lõng mật phục cách cả 10 cây số ,tổ thì xông vào rừng  bao vây truy bắt đối tượng  ,hai ba ngày diễn ra một lần ,đói mệt là tất yếu  khi bắt được phạm nhân trốn trại rồi thì phạm này sẽ được no đòn thù cá nhân - vì ai mà tao khổ quần áo rách nát ,vì ai mà tao bị chậm lên lương .,còn quân trang năm phát 2 bộ ,nhưng chỉ một lần đuổi phạm trong rừng là quần áo bị gai cào rách te tua .rách rồi thì vá lại mặc tiếp, người khéo tay đã đành ,người không khéo tay thì miếng vá chẳng ra làm sao , mà vá làm chi cho đẹp mai lại phải đuổi phạm trong rừng tiếp .

phạm nhân trốn ban đêm cũng nhiều ,phạm nhân trốn ban ngày cũng nhiều, lợi dụng lúc được quản giáo dẫn ra đồng trồng tìa lương thực 3-4 phạm nhân giằng súng của công an ,bắn công an và chạy trốn vào rừng . do tình hình trên tất cả mọi người đều căng thẳng ,và do căng thẳng quá đôi lúc có sự hiểu nhầm đối với phạm nhân và những vụ nổ súng đáng tiếc đã xảy ra . hẳn nhiên Ai sai người ấy chịu ,nhưng tính mạng con người  là trên hết .

Tôi ngồi nghe ông giám thị báo cáo mà trong lòng ngổn ngang thương cảm cho tất cả mọi người .Tình cờ tôi nhìn thấy câu thơ viết trên bàn làm việc :

"...Ai về nhắn mẹ thằng cu
 nuôi con mau lớn canh tù thay cha..."

đấy tâm tư người quản giáo là đây.

 khi về đến trại giam, Cái thái độ phách lối của tôi vì nắm trong tay quyền sinh quyền sát,quyền tha quyền bắt  đối với phạm nhân của cán bộ chấp pháp có sẵn trong tôi nó trỗi dậy từ khi nào . gớm lúc này tôi  nằm nghĩ lại hồi ấy còn thấy căm chính bản thân mình ,mặt thì vênh lên như mảnh bom , tai lắng nghe có người báo cáo ,lâu lâu phán tiếng một như : ừ ,à ,nghe rồi ....chuyện đâu còn có đó .hoặc những câu như : tôi không dám hứa chắc . hoặc để yên xem sao ?.

trong thâm tâm tôi cố tỏ ra oai vệ với những cán bộ của cơ quan cấp dưới ,mắt luôn nhìn thẳng ,tác phong phải chậm rãi khoan thai , đi dứng phải cố khệnh khạng cho nó oai , không hiểu lúc ấy những người thuộc cấp nhìn và nghĩ về tôi như thế nào . lời ăn tiếng nói thì chễm trệ cộc lốc( tiếng một) ,vì nói nhiều sợ hớ .......

ấy vậy mà trong thời gian vài ngày công tác tại đây ,cũng có người nhìn tôi đắm đuối mới là lạ . có ,người ấy chính là người nữ quản giáo trại giam chưa chồng ,đang công tác trong một trại giam nơi rừng sâu nước độc này . cái ánh mắt ấy nó nói lên nhiều lắm ,tuy không nhìn vào nhưng tôi vẫn hiểu  ,tôi sợ không dám nhìn lại , nhìn lại ánh mắt đó ư ,hễ nhìn là cầm lòng không đậu ,phải chạy chọt xin xỏ cho cô ta về công tác tại thành phố lớn -việc này đối với tôi không phải là khó ,nhưng tôi lười ,tôi sợ lại phải đèo bòng , mà "súng bắn không nên thì đền đạn "là rất dễ xảy ra .

 Thấy tôi có vẻ hững hờ chưa có thái độ phản ứng cô ta càng tấn công táo tợn ,Hôm nào cũng vậy sau buổi cung từ, đã hết giờ làm việc hành chánh nhưng cô ta không chịu về ,cứ nấn ná ở lại văn phòng ,chờ dịp tiếp cận với tôi , nhưng cái THẰNG tôi nó hơi không được tốt ,bởi nó không hề tỏ thái độ rõ ràng , chính vì vậy tôi đi đến đâu là cô ta theo đến đó làm người ngoài nhìn vào trông rất mất giá phụ nữ .

Cũng trong khoảng thời gian và không gian ấy tại văn phòng của trại ,lại có rất nhiều cặp mắt của các nam quản giáo dõi theo cô ta ,vì cô ta là hoa khôi của cơ quan ,cô ta là mơ ước của nhiều anh chàng độc thân ,nhưng các cặp mắt ấy ,nào được cô ta để ý đến -những nam đồng nghiệp vừa nghèo vừa khó làm cùng cơ quan .

Tôi đoán chừng các anh quản giáo nam kia chỉ mong chờ  thằng cán bộ thành phố kia ,mau chóng làm cho xong nhiệm vụ ,sau đó thì cút về thành phố trả lại người xưa cho họ .
chứ nó ở đây lâu mình chết mất .....

 ....Gần.30 năm sau tôi trở lại XUYÊN MỘC thăm quan ,con đường đất đỏ năm xưa nay được thay bằng con đường tráng nhựa ,nhẵn bóng . trại giam vẫn còn đó ,bản người dân tộc vẫn còn đó ,nhưng nay người dân đã đổi khác ,họ ăn mặc như người kinh ,biết xài điện thoại di động ,biết đi xe 2 bánh tay ga ,phụ nữ dân tộc biết dùng mỹ phẩm .... chẳng khác thành phố là bao ,tất cả nhờ đâu ? nhờ vào những nương ngô bãi mía trên đồi này (ơn ĐẢNG ƠN CHÍNH PHỦ ĐÃ DÌU DẮT) , Còn trại giam ư ,người xưa thì không còn nữa ,cán bộ ở đây đã đổi thay hết , cảnh quan có nhiều thay đổi đáng kể  ,rừng già âm u năm xưa bao phủ xung quanh trại đã được nhân dân các tỉnh phía bắc vào sinh sống và khai  thác triệt để ,đến nay rừng không còn ,chỉ trơ lại đồi trọc vì hết cây , thay vào đó là những nương bắp ,đậu xanh hoặc những vườn trồng tiêu ,trồng điều của bá tánh .nhằm phục vụ cho nhu cầu lương thực của con người . không hiểu tốc dộ dân số VN phát triển nhanh đến cỡ nào ,năm 1980 mới khoảng 50 triệu dân trên toàn quốc , thì nay đã gần một trăm triệu người . lương thực là vấn đề cốt lõi . ấy vậy mà thi thoảng tôi vẫn nhìn thấy các bảng treo rao bán đất ,với giá rẻ mạt , -cứ khoảng 3 chỉ vàng cho một mẫu đất - LƯU Ý là đất cằn cỗi ,mọc đầy cỏ tranh không canh tác được nữa họ mới bán . còn họ bán đất cũ xong ,lấy tiền mua lương thực, mua mắm muối tiếp tục tiến sâu vào rừng chặt phá làm nương làm rẫy mới để mưu sinh , tuy rằng : "ăn của rừng là rưng rưng nước mắt" vì cực khổ , Nhưng các thế hệ con cháu của họ vẫn tiếp tục ra đời trên mảnh đất cằn cỗi ấy , hoạ hoằn mới có trường hợp về được thành phố mưu sinh .

   bài du lịch thì còn dài hôm nay tạm nói đến đây thôi .




 
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2012, 07:04:27 pm gửi bởi thanhnhiet » Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #357 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 02:28:10 pm »

   Hay quá bác Thanh Nhiệt, bác viết đi du lịch mà xem nín thở . Hồi trước bác nói còn nhiều chuyện thời còn là công an nhân dân nữa cơ mà. Hay bác kể hết sang top khác đi. Ví dụ mà vụ bác bắt mấy em có ý định buôn lậu hay vượt biên nhưng do chưa thấy phạm tội nên bác chỉ giáo dục, cảm hóa . Trong lúc đi sâu vào quần chúng không cảnh giác bị giấu mất súng ngắn nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng ấy !
   Chuyện của bác hồi hộp và gay cấn quá, kể ở đây sợ mất sự an bình vui chơi của các bác ấy. Bác thông cảm cho em, tính có voi đòi tiên, có tiền Việt lại đòi...đô la !
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2012, 02:41:53 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
thanhnhiet
Thành viên
*
Bài viết: 127



« Trả lời #358 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 05:55:49 pm »

Hi hi ....buồn cười lính quân y quá .

Pháp luật Việt nam chỉ kết tội những hành vi được xem là phạm tội (hành động cụ thể) chứ không kết tội những người có ý định phạm tội (còn trong tư tưởng).
 ví dụ như : Có ý định buôn lậu ,có ý địng cướp của ,có ý định hiếp dâm hay có ý định vượt biên đều không phạm tội . tất cả các cơ quan hành pháp đều căn cứ vào hành vi cụ thể của mỗi đôi tượng để quy kết .

Nếu còn trong tư tưởng hay nói khác đi là mới có ý định phạm tội mà đã quy chụp bắt bớ người ta ,thì tội phạm nhiều vô kể .hẳn nhiên là oan sai rồi .

tôi muốn kể chuyên " du lịch "của tôi ở đây nhưng sợ bác chủ topic mất hứng .
hai nữa là những chuyện trai gái của đồng bào dân tộc ít người với các cán bộ người kinh ,nhưng rất sợ bị thị... gì ấy ném đá .
Logged

"Quân đội ta Trung với đảng ,hiếu với dân,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #359 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 06:16:46 pm »

tôi muốn kể chuyên " du lịch "của tôi ở đây nhưng sợ bác chủ topic mất hứng .

Tôi thấy khoái khi đọc bài viết của bác. Tính tán vào vài câu nhưng sợ vi phạm thuần phong mỹ tục nên lừng chừng mãi suốt buổi chiều hôm nay. Nay không dừng miệng được nữa nên tôi phải bộc bạch vài lời: Cô nữ quản giáo hoa khôi Xuyên Mộc nọ kết bác thế kia mà bác bỏ hoài của như thế là có tội với phụ nữ lắm đó nhe. Về già bác sẽ bị trời phạt mang củ cải phơi khô dài dài không có chỗ thò ra thụt vào đấy Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM