Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:25:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Lý Sơn đến Luang Prabang  (Đọc 231006 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #210 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 09:25:17 am »

Trích dẫn
Đúng như bác qtdc nói. Nếu bác lamson cứ mạnh dạn đi cú ấy thì biết đâu bây gìơ anh em được coi một thiên phóng sự ngang tầm báo....An ninh thế giới.
   

Nếu như tôi là nhà báo thật thì tôi sẽ bỏ tiền ra đi "lắc xuồng" để có tư liệu viết bài. Với cảnh trăng nước trên sông thơ mộng thì chắc chắn sẽ có  1 bài phóng sự thật hấp dẫn. Grin  Và tiền nhận nhuận bút sẽ dư để trang trãi cho chuyến đi !
Nhưng mình chỉ là "nhà báo dỏm" và lại nghèo nên không dám. Suốt 2 năm nay ngày nào cũng viết bài trên mạng nhưng chả có đồng nào nên lại càng nghèo thêm. Undecided Grin
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #211 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 09:33:32 am »

Bạn Linh Quany khéo lo. Các bạn ấy lắc khách xuống sông làm gì cho rắc rối với an ninh ra. Danh sách các bạn lắc xuồng đều có trong tay nhà chức trách hết. Ruồi đực hay ruồi cái bay vào địa phận người ta, về nguyên tắc an ninh người ta đều phải biết hết và thực sự người ta biết.

Ở Đà Nẵng tầm năm 2000 trở về trước thì ở khách sạn Bạch Đằng là một điểm đẹp và rất an toàn. Giám đốc là cô Lý vợ thượng tướng Nguyễn Chơn. Thường buổi sáng cô hay xuống nhà ăn ăn sáng cùng mọi người và hỏi thăm xã giao khách. Còn bây giờ sau 12 năm thì quả là Đà Nẵng thay đổi rất lớn, nhất là khu vực bên kia sông Hàn, phía đường Bạch Đằng Đông. Quảng Nam - Đà Nẵng là đất anh hùng, cả ở nhiều nghĩa, nghĩa khét tiếng. Nên nhớ Năm Cam cũng là dân Quảng Nam, chỉ có điều nổi danh ở Sài Gòn và chết ở Sài Gòn mà thôi.
Logged
Diepvien007
Thành viên
*
Bài viết: 36



« Trả lời #212 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 09:41:42 am »

Tự xoá vì máy pc cá nhân ,nhiễm virut nặng , các đường dẫn bị lạc dễ dẫn đến những file không quản lý được .
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2012, 10:04:59 am gửi bởi Diepvien007 » Logged

Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #213 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 09:45:03 am »


còn ca bằng thuyền nhò 2 người không ai đưa lên "đi lắc"(để khi có dịp tôi ra Huế quay phim đưa lên ) :

   Hic ! Xong có gì dễ cháy nhà bác đưa lên để anh em chữa luôn một thể. hi hi
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #214 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 02:17:52 pm »

Mấy hôm nay do máy vi tính nhà tôi bị vi rut nặng nên phải mang đi cài đặt lại. Hôm nay mới lại vào để tiếp tục câu chuyện đi Lào cùng các bác.

Từ trên đỉnh núi Phu Sỉ nhìn sang bên kia dòng sông Nậm Khan, ta thấy hiện lên hai quả núi. Một quả giống hình người con trai đang nằm phủ phục và một quả giống người con gái đang nằm ngửa mặt lên trời. Đó là 2 ngọn Phu Thạo và Phu Nang. Sự tích về 2 ngọn núi đó như sau:

Phu Thạo (Núi Chàng)


Phu Nang (Núi Nàng)


Sự tích Núi Chàng và Núi Nàng (Phu Thao và Phu Nang) Luông Prabang


Xưa, có một con tinh cái tên là Nang Kinna, sống trong một cơ ngơi khang trang rộng lớn nằm thoai thoải trên một ngọn đồi. Con tinh cái chưa chồng, chưa con, luôn luôn sống cô độc trong khu rừng trên đồi. Mỗi buổi sáng Kinna thường dạo chơi giữa cỏ; giữa tiếng suối róc rách reo vui và chỉ quay về nhà khi đến giờ dùng bữa. Sự hiện diện thường xuyên của nàng trong rừng đã gây được nhiều thiện cảm của các loài dã thú. Đôi khi người ta thấy nàng đùa giỡn với các loài chim đến hót líu lo cho nàng nghe, ngồi trên cổ voi rừng hay vuốt ve những con hươu cái hiền lành, những con sóc xinh xinh.
Một buổi sáng, Kinna bắt gặp một chàng trai vào rừng. Chàng trai khôi ngô tuấn tú như thể Intha (thần sắc đẹp). Chàng trai mang theo một khẩu súng, một túi vải khoác chéo trên vai. Đã từ lâu Kinna hằng mơ ước có một tấm chồng nên thấy lòng mình rạo rực vui mừng khôn xiết. Song Kinna sợ sắc diện của nàng sẽ làm chàng trai thất vọng bèn niệm một tràng chú, tự biến nàng thành một thiếu nữ tuyệt đẹp. Kinna tiến tới gặp chàng trai, hỏi:
- Chàng đến đây làm gì?
- Tôi đến săn thú ?- Chàng trai trả lời và ngạc nhiên hỏi lại:
- Nàng ở đây một mình à?
- Vâng em sống một mình với cỏ cây, muông thú.
Sắc đẹp và sự duyên dáng của người con gái mau chóng chiếm lĩnh trái tim chàng trai tuấn tú. Chàng trai tự giới thiệu tên chàng là Phoutasén và kể cho Kinna nghe gia cảnh của mình. Kinna năn nỉ Phoutasén ở lại mãi mãi bên nàng, Phoutasén vui mừng chấp thuận.
Cuộc sống giàu sang, hạnh phúc bên mỹ nhân đã làm Phoutasén quên lãng người mẹ đang sống trong nghèo khó.
Một hôm, Kinna thổ lộ với chồng:
- Phoutasén chàng ơi, em quên chưa nói với chàng là em có một cái tủ sắt đựng đầy những trái chanh xanh do ông bà em để lại. Những trái chanh này có phép nhiệm màu. Chàng đã đến vườn chanh đó bao giờ chưa?
- Chưa bao giờ, thế cái vườn chanh đó nằm ở đâu?
- Cách đây độ 3 cây số thôi. Nhưng em yêu cầu chàng đừng bao giờ đến đó, nguy hiểm lắm.
Phoutasén không nói gì chỉ trầm ngâm suy nghĩ.
Một hôm Kinna có việc phải đi xa. Phoutasén bèn lợi dụng sự vắng mặt của vợ, lén tới khu vườn cấm. Chàng phát hiện một cái hố thật to, rất sâu, đầy xương người. Quá kinh hãi, Phoutasén chạy về nhà, lục lấy tất cả chanh trong tủ sắt rồi bỏ đi.
Kinna trở về nhà, không thấy chồng, không thấy chanh. Biết là Phoutasén đã phản bội, Kinna vội vàng đuổi theo, chẳng mấy chốc nàng đã bắt kịp Phoutasén. Kinna kêu gào gọi tên Phoutasén. Phoutasén càng tăng tốc độ và ném ngược lại một quả chanh, bất ngờ một ngon lửa to lớn bùng lên cháy khắp một vùng đất rộng. Kinna gào thét. Để cản bước Kinna, Phoutasén liền ném quả chanh thứ hai, khoét thành một cái hồ rộng mênh mông. Kinna nhảy xuống nước bơi đuổi theo. Sang tới gần bờ bên kia thì nàng kiệt sức, nước cuốn nàng đi. Rút tàn hơi, nàng đã trút một lời nguyền xin trời trừng phạt người chồng phản bội, rồi mới buông xuôi vĩnh viễn.
Bị ăn năn, hối hận dày vò, Phoutasén quay trở lại và bắt gặp xác Kinna vẫn còn nguyên vẹn nằm bên ven một con suối. Phoutasén vội vàng làm mọi cách để giúp Kinna hồi tỉnh, nhưng đã quá muộn. Phần quá đau đớn, quá tuyệt vọng, phần do kiệt sức, Phoutasén gục lên xác Kinna, chết theo.
Mấy thế kỷ sau, nơi có xác Kinna và xác Phoutasén mọc lên hai ngọn núi huyền thoại, có tên Phu Thao (Núi Chàng) và Phu Nang (Núi Nàng) ở Luông Prabang.

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2012, 02:37:13 pm gửi bởi linh thong tin » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #215 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 02:31:37 pm »

Tại Luông có một nét rất đặc sắc là xem sư đi khất thưc mà không thấy các bác chụp ảnh





Các thiện nam tín nữ đang chở để dâng đồ cúng dàng cho các vị sư





Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #216 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 02:42:57 pm »

Ồ, rất cám ơn bác linh thong tin. Người ta coi việc được dâng hiến cho các nhà sư là vinh dự phải không ạ. Bác có thể cho biết họ thường hay dâng gì được không?
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #217 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 05:00:15 pm »

Ồ, rất cám ơn bác linh thong tin. Người ta coi việc được dâng hiến cho các nhà sư là vinh dự phải không ạ. Bác có thể cho biết họ thường hay dâng gì được không?

Bác có nhìn thấy những típ xôi đó không? Người ta thường dâng thức ăn bằng nhón xôi nho nhỏ hoặc quả chuối,  cái bánh. Ở Luông Prabang tôi thấy có những hàng xôi bán cho những người khách du lịch hiếu kỳ như những ông tây bà đầm trong những bức ảnh trên đây dâng cho các vị sư, chủ yếu để chụp ảnh là chính. Các vị sư cứ lặng lẽ bước qua mà không dừng lại. Vị sư già đi trước, lần lượt đến các vị sư trẻ và các chú tiểu. Ai được cứ được, ai không được cứ đi qua, sau đấy về chùa ăn chung. Ăn không hết mang phơi. Không như ở Hà Nội hiện nay có một số sư rởm cũng mặc áo nâu sồng, cũng đi khất thực nhưng không phải là thức ăn mà là xin tiền. Định xin ai thì cứ đứng trước mặt người ta đợi cho bằng được người ta rút tiền ra cho rồi mới đi.

Các nhà sư Lào buổi sáng đi khất thực phải đi chân đất cho dù trời nắng hay trời mưa, ngày nóng cũng như ngày rét, sau đó có công việc ra ngoài đường thì mới đi giầy, đi dép.



Các bác vào đây đọc thêm về tục đi khất thực nhá http://vanghe.blogspot.com/2012/04/khat-thuc-o-lao.html
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2012, 05:18:38 pm gửi bởi linh thong tin » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #218 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 05:35:05 pm »

Hầy, cám ơn bác linh thong tin. Đi đất để hơi trời đất nó nhập vào người là đúng rồi.
Còn chuyện kiểu Hà Nội thì đâu chả có bác ơi. Em đã gặp sư ở Đà Lạt phóng xe vào Thiền viện Trúc Lâm với tốc độ, cách rồ máy diệu nghệ như anh hùng xa lộ, còn thiếu nước ngóc đầu xe lên thôi. Sư ấy là sư Thiếu Lâm Tự rồi, hề hề, trông vui phết, không cho nhỡ các bác ấy kung-fu một cái thì mình bỏ bu.
Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #219 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 08:27:44 pm »



Trích dẫn
Tại Luông có một nét rất đặc sắc là xem sư đi khất thưc mà không thấy các bác chụp ảnh
Đúng rồi, buổi sáng ở Lào thường thấy nhiều nhà sư đi khất thực. đi thành từng tốp 5-6 người



ảnh chụp tại Viêng chăn
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM