Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:34:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Lý Sơn đến Luang Prabang  (Đọc 230650 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #180 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2012, 10:47:34 pm »

Ngày xưa trên đoạn đường từ ngã ba Con Voi đến Đăng Kum, gần khu vực Suối Sâu có cây sim cổ thụ. Cành lá mang trái của nó cao quá đầu người, chúng tôi đi tuần đường vẫn tấp vào hái trái để ăn. Vị nó ngọt ngọt và chan chát. Ăn trái sim nhìn miệng thằng nào cũng nhoe nhoét tím.

Tôi vốn là dân thành phố không biết trái sim, thấy đồng đội ăn thì mình bắt chước vít cành lặt trái mà ăn. Cây sim cổ thụ đó đã ăn sâu vào tâm khảm. Tôi vẫn nuôi mộng một ngày nào đó sẽ vào tận nơi này xem cây sim tím đó còn không? Có lẽ cuối năm nay tôi sẽ tháp tùng anh em sư 5 về thăm chiến trường xưa lần nữa. Ai đi đâu thì đi, tôi đã đăng ký với Mỹ đen là thuê honda đi dọc tuyến đường ngã ba Con Voi vào Đăng Kum tìm cây sim tím, tìm chỗ cây đổ đoạn qua khỏi Suối Sâu nơi ngày xưa sau trận Công-sê-lôp sau những chuyến thông đường từ Preav về Suối Sâu tôi vẫn thường cởi bao xe gối đầu, nằm trên thảm cỏ nhìn trời xanh mây trắng mà lòng lâng lâng hòa nhập với thiên nhiên. Những kỷ niệm đẹp đó tạo cho tôi niềm yêu cảnh vật thiên nhiên mãnh liệt khiến tôi bỏ Sài Gòn về quê sớm khi tuổi đời chưa quá 50!
Logged
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #181 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2012, 12:05:20 am »

***88
ThaiE88 vốn sinh ra và được ăn học ở Đà Nẵng đến lớp 6 (đệ thất) thì theo gia đình vào Sài Gòn. Những năm 60-70 thế kỷ trước đất nước loạn lạc khắp nơi, dãi đất miền Trung nhỏ bé càng bi thương hơn bởi chiến tranh, đời sống người dân chẳng an toàn chút nào ! Chính vì lẽ đó, anh em ThaiE88 (6 người) đã được cha mẹ gửi phân tán cho nhiều người bà con nuôi ăn học để mong được sự an toàn cho các con, vạn bất đắc dĩ nếu có sự không may xảy ra thì chỉ 1 hoặc 2 đứa "bị", những đứa khác vẫn "còn", không để cả bầy con "bị" như chục trứng mỏng để chung trong 1 thúng !

Cả quảng đời thơ ấu của ThaiE88 gắn liền với Đà Nẵng. Dưới chế độ cũ, thị xã Đà Nẵng trực thuộc Trung ương là đô thị lớn thứ hai của miền Nam sau Sài Gòn. Một thành phố thật đẹp nằm bên bờ sông Hàn thơ mộng, sông núi hữu tình với bán đảo Sơn Trà như một vọng gác nhìn ra biên Đông; với vịnh Đà Nẵng như một cái ao tròn thiên nhiên nằm dưới chân đèo Hải Vân hùng vĩ, mây trắng che phủ quanh năm; với 5 ngọn Hành Sơn thật đẹp cùng nhiều truyền thuyết được thêu dệt ... Tuy nhiên, những năm đó không khí chiến tranh cũng hiển hiện rõ mồn một, đếm từng ngày, từng đêm trên đô thị. Sân bay quân sự Đà Nẵng nằm ngay trong thành phố hoạt động ngày đêm không ngừng nghỉ cho thấy mức độ ác liệt của Vùng I chiến thuật; căn cứ Nước Mặn của quân đội Mỹ nằm kế bên Ngũ Hành Sơn không ngày nào không có tiếng súng; Bộ chỉ huy Quân Đoàn I  - Quân  khu I nằm gần bên Viện bảo tàng Chăm, là mục tiêu của H12 hàng đêm; nhìn lên bán đảo Sơn Trà thấy rõ đài thông tin quân sự với những cánh, những dàn ăng-ten khổng lồ ...

Vậy đó, nhưng dường như tuổi thơ chẳng hề biết sợ, bất chấp những hiểm nguy rình rập của chiến tranh. Thậm chí hồi đó bọn con nít ThaiE88 còn trông cho có đánh nhau giữa 2 bên để coi cho đã nữa là đằng khác ! Nhớ những buổi chiều cuối tuần, sau khi tan học lân la theo mấy đứa bạn là con của lính rồi lên xe GMC quân sự qua tuốt bên Sơn Trà lên núi chơi. Mấy ông lính quân cụ, truyền tin hồi đó cưng bọn con nít tụi này lắm ! Cứ lên núi chơi được mấy ổng cho rất nhiều đồ hộp (loại đồ hộp hành quân của Mỹ) đủ loại bánh kẹo, sing-gum, chocolate, bánh quế, com-fi-tuya (một loại mứt đóng hộp), bánh quy sữa ... ăn chán chê không hết gói đem về để hôm sau đem vô trường cho tụi bạn cùng ăn. Lúc đó bọn này lại không ham đồ hộp mà lại ham ... sim rừng mà thôi ! Đỉnh Sơn Trà không biết cơ man nào là sim ! Đến mùa (thường là tháng 5, 6 dương lịch) thì chín rộ, hương thơm ngát cả núi, đi đâu cũng nghe mùi ! Tụi này hái mệt xỉu luôn ! Một buổi chiều mỗi đứa vừa hái ăn tại chỗ, vừa hái bỏ vào bao (loại bao cát làm lô cốt quân sự rất sẵn có) được cả bao chục ký chớ không ít ! Nếu là dân chợ, họ có thể đem ra chợ bán kiếm tiền vì quả sim Sơn Trà rất to, mẩy và ngọt nhưng họ đâu có được vào khu vực quân sự này mà hái, chỉ có bọn con nít đi chơi tụi này mới có cơ hội ! Quả sim ăn khá ngon, vị ngọt hơi chát, hột nhiều như hột ổi, ăn riết mắc ngây ! (ăn nhiều quá sẽ rất nặng bụng, có thể đi cầu không ra và hàm răng đen thui hết vì nhựa sim !) ...

Ăn chơi chán chê trên núi, sập tối bọn tôi lại theo xe nhà binh trở về thành phố. Trời nhá nhem nhìn từ đỉnh Sơn Trà về Đà Nẵng, hàng ngàn hàng vạn ánh đèn dân sinh bắt đầu được bật lên lung linh trong buổi hoàng hôn lẫn trong làn sương mờ mờ đục đục, huyền ảo đẹp như cảnh tiên ! Chính vì vậy Đà Nẵng còn có bãi Tiên Sa (nay là cảng Tiên Sa) với truyền thuyết vì cảnh tình đẹp như chốn Bồng Lai nên nơi đây đêm đêm thường có Tiên giáng trần ngoạn cảnh, có người trần trộm thấy mới đặt tên là bãi Tiên Sa ...
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Năm, 2012, 12:10:34 am gửi bởi ThaiE88 » Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
Tư ếch.mientay
Thành viên

Bài viết: 3



« Trả lời #182 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2012, 05:18:18 am »

Tư ếch em tuy có quê mùa  Grin nhưng cũng biết chút chút về loài hoa nầy. Xin được lanh chanh chút ý kiến ý cò , có gì không đúng các anh bỏ qua . Thật sự Rất dễ nhầm lẫn giữa hoa sim và hoa mua. Hoa sim rất giống hoa mua về hình dáng bên ngoài, chỉ khác nhau ở phần lá.
Lá hoa mua nhọn, có 3 rãnh hơi sâu,
Lá hoa sim phần đầu lá thì tròn, mặt dưới lá màu trắng, có lông dày.
Hoa sim thuộc họ Myrtaceae,
còn hoa mua - Melastoma affine thuộc họ Melastomataceae.
Trái sim có nhiều lông mịn và có hột bên trong.
Trái mua khi chín nứt làm hai phơi phần cơm có màu đen ra ngoài.
Trái mua không có hột, phần cơm không mịn mà có lợn cợn những hạt li ti như cát, ăn hơi ngọt ngọt nhưng ăn một hồi, răng miệng bị nhuộm đen thui. Đó là những gì ếch em biết được qua học hỏi. có vài hình ảnh về loài hoa nầy

Hoa Sim


Hoa Mua


Trái hoa mua & sim

Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #183 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2012, 06:06:01 am »

Bác H3 hành quân từ lào về VN nhanh quá ! Tôi chạy theo cho kịp.



Thị trấn Mường khuone - cách  Pon xa vẳn  30km




Đến Mường Khuone dạo vào chợ xem hàng. Tôi nói với 1 phụ nữ bán hàng :

Vietnam             ( Tôi là người Vn )
- Khọi thòng thiều Xiêng Khoảng  ( Tôi đi du lịch Xiêng khoảng )
- Bi nừng phằng khào lòi pẹt xịp,  khọi và Coong thóp xạ xa pôn Việt nam  ti  Vàng Pao Xiêng Khoảng
  ( Năm 1980, tôi là bộ đội VN đánh phỉ Vàng Pao ở Xiêng Khoảng ) ( nói xạo )

Cô ta ồ lên thán phục và trăm một tràng gì đó kêu mấy người ở gần tới hỏi xì xồ gì đó mà tôi chẳng biết. Rồi bưng lại một rổ trái Mạc khai ( Giống như trái táo -ăn với muối ớt ) mời tôi ăn. Giỡ tài liệu ra xem và tôi chỉ biết nói từng từ và cái nào không có thì vẽ hình trên giấy và hỏi



Ăn trái Mạc khai trong chợ Mường Khuone

Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #184 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2012, 06:31:43 am »

Sở dĩ tôi đi đến Mường Khuone là vì thấy trong bản đồ du lịch có cái hình tượng phật rất to, ngồi giữa trời



Tượng này sao khuôn mặt không giống hình của phật.



Chùa này gọi là vách Phiên ( chùa Phiên ) bị bom đạn tàn phá chỉ còn lại mấy cây cột cháy và pho tượng đầy thương tích. Vào xem cái tượng này phải mua vé 10.000 kíp, người Lào thì chỉ 5000 kíp
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Năm, 2012, 06:47:12 am gửi bởi lamson1981 » Logged
lamson1981
Thành viên
*
Bài viết: 432


Chết vì thích làm oan hồn!


« Trả lời #185 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2012, 06:50:12 am »

Nhờ Topic " Cùng nhau học tiếng lào " của bác Linhthongtin mà tôi có tài liệu đem theo để giao dịch với dân Lào cũng thú vị, và cũng nhờ đó mà đỡ tốn nhiều tiền.

 Ở Lào, Thái thì không có xe ôm mà đi đoạn gần phải đi xe tuk tuk tiền rất cao. Lên xuống xe cũng mất tối thiểu 10.000 kíp ( = 26.000 VND ). Các bác tài cũng thách dữ lắm, nhưng được cái không đi thì cũng vui vẻ, chứ không chèo kéo như ở VN .

Hỏi xe tuk tuk từ bến xe Xiêng Khoảng đến Cánh đồng chum, rồi đến Đài tưởng niệm QTNVN  nhưng họ thách giá 300.000 Kíp ( = 770.000VND ). Tôi không thèm đi và đi hỏi người dân cự li các điểm đó chỉ khoảng 13km, đi - về : 26km . Và sau đó tôi đi chỉ với giá 100.000 kíp.

Hỏi Cánh đồng chum thì không ai biết, phải hỏi bằng tiếng Lào :

- Hai Hiển dù sảy ?              - Cánh đồng chum ở đâu ?
- Ạ nụ xả vạ li nắc hốp VN    - Đài liệt sĩ QTNVN
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Năm, 2012, 06:58:41 am gửi bởi lamson1981 » Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #186 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2012, 08:41:21 am »

***88
ThaiE88 vốn sinh ra và được ăn học ở Đà Nẵng đến lớp 6 (đệ thất) thì theo gia đình vào Sài Gòn......

    Xin lỗi em chen ngang các bác tý !
   Bác Thái 88 vậy là quê gốc Đà Nẵng ?
   Sau này khi em học ở Đà nẵng , lúc ấy cầu quay Sông Hàn mới làm xong chừng 1,2 năm gì đó. Ngày trước toàn đi qua Sơn trà để tắm biển bằng 2 cây cầu Anh Trỗi và chị Lý. Năm 97 em vào lần đầu tiên. Mấy anh chị em mở quán ăn tại đường Nguyễn chi Thanh, gần khúc quẹo vào Trần Quốc Toản. Quán Cây Trúc .Đà nẵng ngày ấy vừa tách ra khỏi Quảng Nam cũng chưa phát triển lắm . Nhất là bên Sơn Trà. Có câu như này " Gái quận 3 không bằng bà gioà ( già ) quận Nhất" ,tức là so sánh Sơn Trà với Hải Châu. Hoặc :
   Đứng bên ni sông, ngó bên tê sông, nước xanh như tàu lá ( Bên tê là Sơn trà )
   Đứng bên tê sông, ngó bên ni sông thấy phố xá nghênh ngang.
  Năm 2001.  Từ Sài gòn về đi học, thấy Đà nẵng phát triển không ngờ. Đâu đâu cũng thấy nhân dân ca ngợi đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch thành phố. lần đầu tiên thức đêm đến 4 h sáng để xem cầu nó quay cho tàu biển vào thấy thật hoành tráng. ( Em cũng nghe nói sáng cắt băng khánh thành cầu, chiều còng số 8 bập ngay vào tay đồng chí nhà thầu thi công ). Từ đó con đường thông sang Phạm văn Đồng rộng rãi. Em thỉnh thoảng được anh em cho đi ăn thịt thú rừng ở Suối Đá, đường đi Bãi Bụt bên Sơn trà, khoảng nửa đường có thấy một chỗ rừng cây đẹp tuyệt vời. Thấy nói ngày trước là nơi nghỉ mát của gia đình các sĩ quan chế độ cũ, không biết phải vậy không các bác Đà Nẵng ?
   Tự dưng thấy các bác nhắc tới Đà nẵng lên em xin ôn lại chút, ngắt quãng hành trình các bác thông cảm.  Smiley Smiley Smiley
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #187 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2012, 09:03:35 am »

Em thỉnh thoảng được anh em cho đi ăn thịt thú rừng ở Suối Đá, đường đi Bãi Bụt bên Sơn trà, khoảng nửa đường có thấy một chỗ rừng cây đẹp tuyệt vời. Thấy nói ngày trước là nơi nghỉ mát của gia đình các sĩ quan chế độ cũ, không biết phải vậy không các bác Đà Nẵng ?

Chúng tôi lên đỉnh Sơn Trà bằng con đường nhựa có từ thời chế độ cũ, đến một khu nghỉ mát gọi là Bãi Bắc thì con đường nhựa có từ thời trước giải phóng bị ngăn lại, chúng tôi phải rẽ theo con đường mới mở khác để đi tiếp. Không biết đó có phải là chỗ lính Quân Y nhắc đến không? Nghe giang hồ đồn rằng cái Bãi Bắc này là chốn triều đình ăn hưởng, dân thường không có cửa ra vào Undecided
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #188 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2012, 09:08:09 am »

   Ngày trước có đi được bác ạ ! em cũng sục sạo suốt . Có điều sinh viên không tiền lên toàn ăn đặc sản...ngó thôi bác ạ !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
taxek9
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 335


« Trả lời #189 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2012, 09:12:54 am »

 Nói về hoa Sim thì tôi biết về nó năm 14 tuổi,năm ấy tôi và người anh họ lên nhà Cậu chơi tại thôn Ngạc,xã Nghĩa Phương,huyện Lục Nam tỉnh Hà Bắc (cũ).Nơi đây,cơ man nào là Sim,"núi Sim" chứ không phải "những đồi hoa Sim" đâu;từ đó ,đến nay đã 55 tuổi rùi vẫn chưa trở lại chốn ấy,Cậu và các em tôi sau này cũng tứ tán,thằng Vũ Văn Vần con Cậu,ngày xưa được chọn lái cho Hun Xen từ 1979 tại K nhưng, hay "đánh quả" nên bị phế truất-bi chừ hắn còn tiếc!(?)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM