***88
Hành trình từ Lý Sơn đến Luang Prabang, chúng tôi đi qua khá nhiều thắng cảnh, trong đó núi Non nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là một tuyệt phẩm của thiên nhiên. Tuy rằng đến nay, sự xâm thực của cuộc sống hiện đại đã làm mất đi khá nhiều cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ ngày xưa nhưng thắng cảnh này vẫn còn là một trong những hùng quan của đất nước Việt Nam cẩm tú nói chung và miền Trung nói riêng.
Sáng ngày 22/4/2012 anh em chúng tôi khởi hành đi Non Nước. Sau chừng 20 phút xe chạy chầm chậm qua các tuyến phố trung tâm của TP Đà Nẵng, không quên ghé chụp hình quán O Diệu của bác HTH, xe chúng tôi băng qua sông Hàn trên chiếc cầu bê tông khá lớn, rẽ trái đi về hướng Hội An khoảng mươi cây số là đến khu vực quần thể Ngũ Hành Sơn.
Trước năm 1975 nơi này còn khá hoang sơ, dân cư thưa thớt, dấu vết chiến tranh hiện rõ với những hàng rào kẽm gai, lô cốt, căn cứ quân sự ... Chỉ có một số ít người dân làm nghề điêu khắc, chạm trổ đá mới dám vào khu vực núi Non nước này để lấy đá về làm nguyên liệu đẽo tạc tượng đá mỹ thuật bán cho du khách bày trên các sạp nhỏ dọc bờ sông Hàn, bên ngoài hàng rào sân tenis Tòa Thị chính thành phố và trước rạp chiếu phim Kim Châu trên đường Độc Lập (nay là đường Trần Phú) ...
Những cơ sở đá Non nước bây giờ tập trung vào luôn trong khu vực Ngũ Hành Sơn, ngay dưới chân những ngọn núi, nghĩa là nguyên liệu được khai thác và chế biến tại chỗ luôn ! Do tốc độ khai thác quá khủng, núi bị biến dạng nhanh chóng, chính quyền thành phố đã ra lệnh cấm khai thác đá Non nước để bảo tồn khu thắng cảnh thiên nhiên. Hiện nay đá được đẽo tạc mỹ thuật bày bán tại đây hầu hết được lấy từ các tỉnh phía Bắc vận chuyển vào. Dưới bàn tay của các nghệ nhân đá Đà Nẵng, các tác phẩm nghệ thuật đá rất đẹp và tinh xảo nhưng chất và màu của đá hiện tại không thể sánh bằng đá núi Non nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng được !
Ngũ Hành Sơn không những là một thắng cảnh thiên nhiên mà còn là căn cứ địa trong thời gian kháng chiến chống Mỹ của quân dân Đà Nẵng với câu chuyện về người du kích anh hùng Phan Hiệp.
Chúng tôi đã ghi lại một số hình ảnh ở Ngũ Hành Sơn, xin mời các bạn cùng thưởng lãm:
Một ngọn trong Ngũ Sơn nhìn qua mái nhà những cơ sở điêu khắc đá dưới chân núi :

Sơ đồ tham quan dưới chân núi :

Đường lên ngọn Thủy sơn:

Bạch Đầu Lão Sư, Chưởng môn phái Tiêu Dao trước cửa bản trại Thủy Sơn :

Nghỉ mệt trước cổng chùa Tam Thai trên ngọn Thủy Sơn:

Một góc sân chùa Tam Thai khá đẹp :

Chùa Tam Thai :

Ngọn Kim Sơn :

2 Ngọn Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn:

Ngọn Thổ Sơn :

Một đỉnh trên ngọn Thủy Sơn với miệng hang động khá lớn :

Động Huyền Không bên trong ngọn Thủy Sơn:

Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Quốc, đến Quảng Nam vào năm 1695 (hơn 300 năm trước) đã để lại một bài thơ về Ngũ Hành Sơn như sau :
Sấm vang gió thét ào ào
Đàn vượn bên khe thót nhảy cao
Mắt ngắm biển khơi xanh thăm thẳm,
Chân giày dặm cát trắng phau phau.
Cổ đằng nghìn trượng xuyên hang đá,
Bích nhụ muôn tua rủ động đào
Cát nóng giữa truông ngồi nghỉ mệt
Hơi thu bỗng đã lạnh nao naoThế kỷ trước, nữ sĩ Bang Nhãn cũng đã có bài thơ vịnh về Ngũ Hành Sơn :
Cảnh trí nào hơn cảnh trí này,
Bồng Lai âu hẳn cũng là đây.
Núi chen sắc đá màu phơi gấm,
Chùa nức hơi hương khói lẫn mây.
Ngư phủ gác cần ngơi mặt nước,
Tiều phu chống búa tựa lưng cây.
Nhìn xem phong cảnh ưa lòng khách,
Khen bấy thợ trời khéo đắp xây Sau khi tham quan Ngũ Hành Sơn, chúng tôi chuyển hướng lên núi Sơn Trà. Đây cũng là một đại hùng quan tuyệt vời của Đà Nẵng mà tôi đã có nói qua trong mấy bài viết trước.
Trên đường từ Non Nước lên Sơn Trà, tôi chợt nhớ đến câu ca dao ngày xưa mẹ tôi hay hát ru mấy anh em tôi lúc còn nằm nôi :
Chiều chiều mây phủ Sơn Trà,
Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa...Cả một thời kỷ niệm thuở ấu thơ chợt ùa về mênh mang trong lòng người lữ thứ với hơn 50 mùa xuân cuộc đời đến rồi đi mà cứ ngỡ như mới vừa hôm qua đây thôi !