Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:23:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Câu lạc bộ chiến sĩ  (Đọc 39856 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #100 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2012, 09:14:27 am »

Chào bác xuanxoan va linhquany.

Đúng là bài thơ rất hay, đầy tính nhân văn. Tối qua Thanh Sơn cùng với một số anh em ở Trung tâm thông tin tìm kiếm hài cốt liệt sỹ (Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh (nguyên phó TL chính trị QĐ4 làm GĐ TT), anh Trịnh Duy Sơn trước ở f312 nay ở Báo CCB TP và một số anh em nữa dùng cơm chiều với trung tướng. Ông rất vui vẻ và đọc thơ, bình thơ cùng anh em chúng tôi. Thật là tuyệt với một vị tướng đã từng chinh chiến, xông pha nơi trận mạc lại rất yêu thơ.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2012, 08:51:16 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #101 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2012, 10:55:54 am »



    Mình vừa mới viết bên bệnh của lính là mình say ...nhưng không say như Chí Phèo...nay đọc bài thơ này lại thấy cái say của Chí Phèo là cái say của Thị Nở - của cái vung này úp cái nồi này ...tình em thành bát cháo hành ngàn năm, hay quá phải không Đậu Thanh Sơn?. lại  muốn say nữa rồi...
THỊ NỞ - CHÍ PHÈO
(Bài thơ Thị Nở - Chí Phèo được Hội thảo ngày 03/8/2012 tại Hà Nội)


Người ta cứ bảo dở hơi
Mặc cho thiên hạ lắm lời thị phi
Dở hơi là dở hơi gì?
Váy em xắn lệch nhiều khi rất tình.

Thiên hạ khối người sợ anh
Ôm be rượu với mảnh sành cầm tay.
Mồm anh chửi đổng suốt ngày
Riêng mình em biết, anh say rất hiền

Không nhà cửa, không bạc tiền,
Không quỵ lụy, không yên phận nghèo.
Mộng mơ hai chữ "Chí Phèo"
Làm em lúng liếng những chiều bờ ao.

Quần anh, ống thấp ống cao.
Làm em lòng dạ nao nao cả ngày
Ôi sao con Tạo khéo xoay
Nồi này thì úp vung này chứ sao?

Hôm nay trời ở trên cao
Sương đêm ướt đẫm trăng sao thì nhòa
Người ta thì mặc người ta
Hôm nay em rất đàn bà với anh

Còn chăng là một chữ trinh?
Tình em thành bát cháo hành ngàn năm.

Chào Anh Dauthanhson - Em đã copy bài thơ Tướng Doanh tặng anh ra kho lưu trữ thơ "thẩn" của em để thỉnh thoảng mở nhâm nhi với rượu mật nhân.
Tuyệt hay với tình yêu Thị Nở - Chí phèo thông qua "bát cháo hành" nhưng cũng rất hóm hỉnh vì bác Xuanxoan cảm nhận tình yêu ấy nó cụ thể và hợp tình nếu được dùng cháo hành đưa cay ly rượu mật nhân cho nó say quên sự đời.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #102 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2012, 05:13:58 pm »

Anh Dauthanhson! Anh có thể giới thiệu chi tiết hơn về trung tâm TT tìm kiếm hài cốt liệt sĩ để mọi người tham khảo và hiểu hơn về mặt tổ chức nhân sự của TT, các tiêu chí hoạt động, hệ thống thông tin,và cách thức đăng kí tìm kiếm HCLS, kể cả kinh phí và các yếu tố cần và đủ trong quá trình hoạt động anh nha. Chúc bác Giám đốc và toàn thể trung tâm mạnh giỏi hoạt động dặt nhiều kết quả tốt.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2012, 07:19:25 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #103 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2012, 01:20:07 am »

  ******88
  Xin góp với các bác 1 bài thơ khác về Thị Nở - Chí Phèo . ( Sưu tầm )

                   "   Đâu Thị Nở
                       Đâu Chí Phèo
                       Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam cao
                       Vẫn vườn chuối  gió lao xao
                       Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
                       Ả ngớ ngẩn
                       Gã khùng điên
                       Khi tình yêu đến  bỗng nhiên thành người
                       Vườn sông trăng nở nụ cười
                       Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau
                       Giữa đời vàng lẫn với thau
                       Lòng tin còn chút về sau để dành
                       Tình yêu nên vị cháo hành
                       Đời chung bát vỡ  thơm lành lứa đôi .  "
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #104 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2012, 09:10:15 am »

Chào bạn Svailo
Hay, hay quá. Cám ơn bạn về góp vui bài thơ sưu tầm. Mong bạn tham gia nhiều bài thơ hay, để Câu lạc bộ chiến sỹ của chúng ta thêm sinh động và vui nhộn.
Chúc bạn nhiều sức khỏe, hạnh phúc và công tác tốt.
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #105 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2012, 09:20:08 am »

Anh lính thông tin '5 phút trở thành anh hùng'

Để cấp trên liên lạc chỉ huy trận đánh Quảng Trị năm 1972, ông Hoan kéo căng hai đầu dây cáp đứt rồi lấy răng cắn lại. Khi cuộc gọi dài 5 phút kết thúc, toàn thân ông co rúm lại do bị dòng điện chạy qua.
Trong thời kỳ mưa bom bão đạn, dây thông tin là cầu nối quan trọng nhất trong việc thống nhất chỉ huy. Nhiều trận đánh, bom địch làm đứt nhiều đoạn cáp, do không đủ dây nối nên chính chiến sĩ Trần Duy Hoan (huyện Bình Lục, Hà Nam) đã dùng răng cắn hai đầu dây để nối liền đường truyền, đảm bảo thông tin được thông suốt truyền lệnh chiến đấu.

 

Ông Hoan vẫn khỏe mạnh ở tuổi 72. Ảnh: Văn Định.

Trong căn nhà nhỏ nằm khép mình giữa vùng thôn quê ở xã Vũ Bản (Bình Lục) ông Trần Duy Hoan vẫn hằng ngày làm lụng mưu sinh khi đã ở tuổi 72. Chiến tranh đã qua hơn 3 thập kỷ nhưng những dư âm về thời bom đạn ác liệt vẫn luôn hiện nguyên trong mắt người lính thông tin Trần Duy Hoan.
Năm 1968, như bao thanh niên khác, ông vào quân ngũ và được chuyển lên Trung đoàn Thông tin 134 (nay là Lữ đoàn 134) thuộc Binh chủng Thông tin. Hồi đó, thông tin liên lạc luôn là mục tiêu hàng đầu bị địch đánh phá. Do vậy, những người lính như ông Hoan thường xuyên phải luyện tập khắc phục sự cố đường dây, rèn luyện kỹ thuật rải dây nhanh qua mọi địa hình, ghim chắc và dò sóng liên lạc vô tuyến điện tốt nhất.
"Đối với mỗi người lính thông tin, đường dây là ruột của mình, cột xà là xương còn vũ khí là cuộn dây và cái kìm. Vậy mà chúng tôi vẫn phá rất nhiều bom mìn của địch trút xuống", người lính năm xưa nhớ lại.
Sau thời gian ở chiến trường Lào, ông cùng đồng đội tiếp tục quay sang chiến dịch Quảng Trị. Khi đó, dây điện thông tin chủ yếu là dây cáp, dây trần và dây bọc, tất cả đều bị bom của quân địch đánh phá, làm đứt. Muốn khôi phục, chỉ còn cách dùng dây bọc dã chiến để nối lại, có đoạn chỉ 2 m nhưng tới hơn chục mối nối.
 

Ông Hoan trong bức hình được chụp đăng báo. Ảnh chụp lại tư liệu.

Ông kể, những ngày hè bỏng rát tại Quảng Trị năm 1972, địch đánh phá ác liệt từ Vĩnh Linh vào sông Thạch Hãn nhằm chia cắt đường thông tin của ta từ Hà Nội vào Nam. Đoạn dây thông tin của tổ 29 do ông làm Tổ trưởng bị đánh ác liệt nhất. Đầu này ta vừa nối xong, chúng đã ném bom đứt đầu kia. Có đoạn nhiều mối nối quá, hết dây dự phòng, ông kéo căng hai đầu dây nhưng không tới, trong khi chỉ ít phút nữa là thông tin cần được nối liền. Ông Hoan đã ghì hai đầu dây cho vào răng và cắn chặt lại.
"Lúc đó, cấp bách quá mà thông tin mật không được chậm một phút. Không chần chừ, tôi ghì hai đầu dây lại cắn chặt để nối chứ không nghĩ là nhờ đó có thể giúp thông tin được đảm bảo trong 5 phút", ông Hoan nhớ lại và cho hay, kết thúc cuộc gọi cũng là lúc toàn thân ông co rúm, bất tỉnh và nửa giờ sau mở mắt thì thấy đang nằm trong tay đồng đội.
"Tôi cũng không nghĩ nhờ hành động đó của mình mà toàn bộ khẩu lệnh quan trọng của lãnh đạo Bộ được truyền nguyên vẹn đến chiến trường giảm bao tổn thất cho đồng đội", người cựu binh vui vẻ kể. Ánh mắt người lính quả cảm năm xưa sáng lên niềm vui bởi hành động mưu trí, dũng cảm của ông đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng cuối cùng trong chiến dịch xuân hè năm 1972.
Người lính già chia sẻ thêm, lúc bấy giờ mệnh lệnh quan trọng, khẩn cấp nếu dùng thông tin vô tuyến sẽ không đảm bảo bí mật vì có thể bị địch nghe trộm. Hơn nữa lại mất công số hóa bằng mật ngữ liên lạc, tới nơi thông tin viên lại phải dịch ra cho các đồng chí tư lệnh nên mất nhiều thời gian. Vì thế, những mệnh lệnh đặc biệt, hỏa tốc thường được bảo đảm bằng thông tin hữu tuyến. "Đây là trách nhiệm của mình không thể thoái thác, càng chậm đồng đội mình càng thêm đổ máu. Chính vì thế, dù khó khăn đến mấy chúng tôi cũng quyết hoàn thành bằng mọi giá", ông nói.
Chiến dịch 81 ngày đêm kết thúc, ông Hoan được ra Bắc và thi đỗ vào Học viện Quân sự. Tốt nghiệp, ông giữ chức Đại đội trưởng thông tin cho mạng lưới thông tin tại Hà Nội, Hà Tây cũ và Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ và Vĩnh Phúc). Năm 1973, ông vinh dự được nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Giờ đây, khi tuổi đã bước sang 72, người lính già Trần Duy Hoan vẫn cần mẫn làm lụng, giúp đỡ vợ con và được bà con lối xóm yêu quý.
Văn Định

Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #106 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2012, 09:32:57 am »

TỔ TIÊN TA ĐÁNH GIẶC

NGỌN LỬA ỨNG CỨU

        Năm 548, Triệu Quang Phục dẫn quân đánh úp trại quân giặc Lương ở Khoái Châu (Hải Hưng). Lúc bí mật tiến sát thành không, một nghĩa quân bị sa hố, buộc miệng kêu “ối”. Thấy động, giặc khua chiêng inh ỏi. Lúc ấy Triệu Quang Phục phải thúc quân đánh tới. Địch bắn tên xuống như mưa, nghĩa quân bị thiệt hại nhiều.
          Đang lúc quân ta nguy cấp, bỗng phía tây thành địch bốc cháy ngùn ngụt, bọn địch kêu la ầm ĩ. Thừa cơ, Triệu Quang Phục chỉ huy đánh thốc tới.
           Thì ra, Trương Hát dẫn quân đi ứng cứu, thấy nguy đã linh hoạt dẫn quân vòng ra phía sau, dùng “thang người” công kênh nhau, nhảy vào đốt trại lính, gây cho bọn địch rối loạn. Quân lương trong thành bị ta tiêu diệt hoàn toàn. Năm ấy Trương Hát mới 22 tuổi.
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #107 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2012, 03:45:50 pm »

CHUYỆN THẾ GIỚI
NỮ CHIẾN SĨ LÁI XE TĂNG

       Năm 1942 khi cuộc chiến tranh Liên Xô chống phát-xít Đức buộc vào giai đoạn quyết liệt, Chị Ê-ca-tê-ri-na- Pét-hút xin đi học lái máy bay chiến đấu ở Ô-đét-xa, song không được vì chị chỉ cao 1.51 mét.
        Sau đó khi nghe tin ở Ki-rốp tuyển học sinh lái xe tăng, Ê-ca-tê-ri-na liền tìm đến và chị đã đạt nguyện vọng. Học xong chị được cử ra mặt trận Xta-lin-grát.

         Trận đầu thử lửa, đạn pháo địch đã hất chị từ nóc xe tăng xuống đất, chị ngất đi. Lát sau khi tỉnh dậy, Ê-ca-tê-ri-na bò lên tiếp tục lái xe. Bất ngờ một quả đạn nổ ngay phía trước, chị vội lái ngoặt xe tăng để tránh, chẳng may bị sa vào bãi lầy.
         Từ trong rừng, một tiểu đội lính Đức xối xả bắn ra. Thấy xe tăng của chị không động đậy, chúng hí hửng tiến lại gần. Ê-ca-tê-ri-na đã dũng cảm nổ súng diệt gọn cả lũ, và còn bắn cháy một xe bọc thép Đức.
          Địch điều khiển một xe bọc thép khác tới. Tuy đồng đội đã bị trọng thương, Ê-ca-tê-ri-na vẫn bình tĩnh bắn cháy luôn chiếc này. Vừa lúc đó, một đơn vị Hồng quân Liên Xô đã đến giải vây, đưa chị và chiếc xe tăng ra khỏi bãi lầy.
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #108 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 02:30:36 pm »

TÌM HIỂU

ĐOẠT LỬA THẦN SÉT

          Cách đây hơn 200 năm, nhà bác học Phơ-răng-cơ-lin (Mỹ) đã được bao chí thế giới tặng cho danh hiệu “Người đoạt lửa của thần sét”. Nhưng chính ông lại bị đưa ra tòa trong một vụ kiện rắc rối nhất lịch sử. Nguyên nhân chỉ vì ông đặt thử trên mái nhà mình một chiếc cột chống sét. Những người xung quanh cho ông là dám thách thức với thần linh và họ đòi ông phải thả cái cột quỷ quái ấy xuống.
           Hôm ấy, một cơn dông kéo đến trên bầu trời thành phố Phi-la-đen-phi-a. Nhà lãnh sự Pháp bị phá nặng nề vì sét đánh, còn nhà của Phơ-răng-cơ-lin ở gần đó thì chẳng bị sây sát tí nào. Vụ án thế là coi như cho qua. Từ đó, việc đặt cột chống sét được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #109 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 11:13:39 am »

BẠN CÓ BIẾT

CỔ KIM PHUN LỬA

          Năm 429 trước Công nguyên, người Hi Lạp đã biết dùng hỗn hợp nhựa thông và diêm sinh dể phóng lửa đốt thành Pla-ta-ca. Sau này, hỗn hợp ấy được trộn thêm long não, có hiệu quả hơn, được gọi là lửa Hi Lạp.
           Súng phun lửa, do quân phát xít Đức dùng đầu tiên trong đại chiến lần thứ nhất. Đó chỉ là ống phun lửa đơn giản, dùng khí ép đẩy một cột đầu được châm cháy thành ngọn lửa bắn xa từ 20 – 30 mét.
 Từ 1942 đến 1943, súng phun lửa nhẹ của Hồng quân Liên Xô đã tiêu diệt 33.000 tên phát xít Đức, 120 xe tăng, 2.300 công sự, 2.300 công trình quân sự khác của bọn Phát xít Đức.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM