Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:59:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Câu lạc bộ chiến sĩ  (Đọc 39858 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 10:10:35 pm »




Xin mời các anh em trên trang Dựng nước - Giữ nước tham gia CÂU LẠC BỘ CHIẾN SỸ bằng các mẫu chuyện sưu tầm, chuyện vui, tiếu lâm, tranh vui, tranh châm biếm của bộ đội ta trong các thời kỳ để trang VMH của chúng ta thêm phần phong phú.
Xin lưu ý: Không đưa vấn đề dung tục, nhạo báng, khích bác vùng miền quê quán vào topic
Xin trân trọng cám ơn anh em


LÊN ĐƯỜNG ĐÁNH GIẶC

Xã Nguyên Xá (Vũ Thư - Thái Bình) có chiếc cầu Cộm. Bà con kể rằng: Xưa, ông Năm Ngạnh tập họp quân tại cầu này đi theo nghĩa quân Tây Sơn diệt giặc Thanh.
Cạnh cầu Cộm là nhà truyền thống xã, với rất nhiều hiện vật quý, trong đó có chiếc kèn đồng. Với chiếc kèn này, người chiến sỹ du kích Huy Trù đã nổi lệnh âm vang xóm làng, vừa gây thanh thế quân chủ lực, vừa kêu gọi nhân dân diệt giặc Pháp càn vào Nguyên Xá ngày 19/8/1950. Huy Trù anh dũng hy sinh, em trai là Huy Quán thay anh nổi kèn lệnh. Huy Quán hy sinh, người anh cả là Huy Trì thay hai em, tiếp tục dùng kèn kêu gọi nhân dân đánh giặc.

Chiếc kèn đồng nổi tiếng đó đã được đưa vào Viện bảo tàng Quân đội. Còn ở đầu làng Nguyên Xá, bà con trân trọng dựng tượng Huy Trù đang thổi kèn. Mỗi lần, lớp lớp con trai Nguyên Xá lên đường, lại đứng xếp hàng dưới chân bức tượng, nguyện ghi nhớ tiếng kèn thôi thúc của ba anh em nổi lệnh giết giặc cách đây hơn 25 năm trước.

      Nguyên xá cũng là xã có truyền thống đấu tranh lâu đời. Là nơi sinh ra người anh hùng Hoàng Công Chất. Hiện tại Từ đường và nơi thờ tự Của dòng họ hoàng tại Thôn Hoàng Xá -Nguyên Xá. Nguyên xá cũng có Ngôi chùa Tại Thôn Ngô xá Là một ngôi chùa thiêng con cháu khi đi xa về đều vào chùa để cầu may và cầu bình an.
(Thanh Sơn sưu tầm)
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2012, 02:07:31 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #1 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 10:36:55 pm »

MĂNG DŨNG SỸ

Dạo ấy, đúng mùa xuân. Đơn vị X nhận quân ở Đ.S xong, đi suốt đêm về đến Thanh Xuân, kiểm tra lại thấy thừa một người. Ai đã lọt vào đơn vị này? Người tốt hay xấu? Cán bộ chỉ huy gọi tên từng người một. Gọi đến người thứ 26 thì một thanh niên vóc người nhỏ, hai mắt đen lánh, mặc chiếc quần xanh cũn cởn, bước ra:
- Em!... Cậu ngập ngừng nói - Các anh về tuyển bảo em mới mười bảy tuổi không cho đi. Nhưng em muốn được đánh giặc, trả thù cho quê hương. Em tên là Vận. Các anh cho em đi theo.
Mọi người im lặng, xúc động. Anh cán bộ chỉ huy nắm lấy tay Vận nói:
- Em quyết tâm đi đánh giặc Mỹ cứu nước là rất quý. Nhưng em còn nhỏ tuổi. Đi chiến đấu phải trèo đèo, lội suối vất vả lắm!
- Em đi được.
- Gian khổ ác liệt lắm!
- Em chịu đựng được.
- Có khi phải đổ máu hy sinh!
- Em không sợ hy sinh.

Anh cán bộ đã nhận Vận vào bộ đội, bỡi vì anh tin rằng vinh quang nhất định sẽ đến với người có quyết tâm chiến đấu cao.
Quả nhiên vào trận đầu tiên, được giữ khẩu trung liên, chịu trách nhiệm một hướng của trận địa vây lấn cứ điểm T.C đánh bọn Mỹ nống ra, Vận đã diệt 37 tên Mỹ. Số giặc Mỹ bị diệt nhiều hơn gấp đôi số tuổi người dũng sỹ.
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #2 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 11:45:00 pm »

Chúc mừng anh Sơn có nhà mới nhé , hôm nay anh Sơn không đi tiếc quá , hôm nay vui , giờ mới thấy mệt , hihi , mai mốt BH sẽ ghé thăm nhà của anh Sơn nhiều nhé .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #3 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 12:04:06 pm »

Chào BH. Cám ơn em đã có lời chúc mừng và đã ghé nhà mới của anh. Anh rất vui, nếu em có những mẩu chuyện vui về lĩnh vực văn hóa văn nghệ của đơn vị hoặc sưu tầm được đưa lên để anh em thưởng thức. Chứ ở bên VMH kể chuyện các trận đánh, bắn nhau đì đùng, khói lửa, máu me, chết chóc nhiều quá cũng ớn. Sang bên này giải stress một chút cho khuây khỏa.
Chúc em và gia đình vui khỏe, cùng hành quân với anh nhé.
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #4 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 02:20:32 pm »

Chuyện về 14 cô gái dân quân được Bác Hồ gửi thư khen ngợi


Gần 40 năm trước, Đông Ngàn là một trận địa ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nơi đây đã ghi dấu ấn lịch sử của 14 cô gái dân quân với chiến công bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Giờ đây, nó đang trở thành những cánh đồng màu mỡ.

Quên mình vì Tổ quốc

Chúng tôi tìm về trận địa Đông Ngàn, nơi ghi dấu chiến tích của 14 nữ dân quân Hoa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa vào một ngày nắng tháng 4. Những nữ dân quân ngày ấy bây giờ đều đã ngoài 60 tuổi, thế nhưng khi nhắc lại những ngày tháng gian khổ mà hào hùng ấy, ánh mắt của các bà, các mẹ vẫn rực sáng. Cái hào khí diệt giặc, bảo vệ quê hương dường như vẫn còn sục sôi trong họ.

Hình ảnh: 14 nữ dân quân Hoa Lộc năm xưa.

Trong những năm 1965 - 1967, đế quốc Mỹ có những hoạt động khiêu khích, phá hoại và chuẩn bị cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân chống phá miền Bắc ngày càng ác liệt. Mỗi ngày có hàng chục đoàn máy bay liên tục tấn công những con đường trọng yếu của ta. Chúng đánh phá nhà cửa, làng mạc, bắn phá căn cứ, kho thóc và một số tuyến đường vận chuyển huyết mạch của ta như phà Thắm, cầu De, đường 5 (nay là đường 10)…

Trước tình hình trên, được cấp trên cho phép, Trung đội “nữ dân quân Hoa Lộc” đã được thành lập vào ngày 1/6/1967. Cả Trung đội được giao 3 khẩu súng phòng không 12,7 ly để bảo vệ bầu trời, kho thóc và tuyến đường sông, đường biển quan trọng từ Bắc vào Nam. Cũng từ đó cái tên “trận địa Đông Ngàn” được người ta nhắc tới.

Toàn trung đội có 14 cô gái đang còn rất trẻ, hầu hết họ mới 18 đôi mươi, và còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Thế nhưng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ đã rời ghế nhà trường để tham gia trực chiến, bảo vệ quê hương, hậu phương.

Hình ảnh: Chị em dân quân đang rèn luyện kỹ năng bắn súng.

Hình ảnh: Trung đội trưởng Hoàng Thị Mợi năm xưa.

Năm 1967, cô thôn nữ Hoàng Thị Mợi, vừa tròn 18 tuổi đã xung phong vào Trung đội dân quân trực chiến phòng không xã Hoa Lộc và được cử làm Trung đội trưởng. Đã gần 40 năm trôi qua, chị vẫn nhớ như in: “Ngày đó, máy bay dội không ngớt trên bầu trời miền Bắc, chúng kéo hàng đoàn ném bom, bắn rốc - két ầm ầm, sáng rực cả vùng trời. Chị em chúng tôi cứ phải chuyển căn cứ liên tục. Có những đêm trời mưa, ai nấy đều ướt nhẹp, bụng đói cồn cào, đường thì trơn thế mà cứ chân trần, đầu đội mũ cọ đi trong đêm dưới sức công kích của hàng chục máy bay giặc. Cho đến bây giờ, nghĩ lại không hiểu sao lúc đó mình khỏe thế, mình làm được những điều phi thường đến như vậy”.

Tìm về nhà bà Triệu Thị Tình, một trong 14 cô dân quân Hoa Lộc, bà Tình thổ lộ: “Những năm 1967 - 1968, cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ càng trở nên ác liệt. Mỹ điên cuồng dội bom suốt ngày đêm. Chúng càn quét, đánh phá khắp nơi. Vào sáng ngày mồng 2/11/1967, máy bay Mỹ càn quét, tôi bị thương vào đầu. Sau đó tôi được mọi người nhai lá cây dại đắp vào vết thương, cầm máu xong lại tiếp tục chiến đấu, cho đến tối mới có người ở trạm xá vào rửa vết thương và sơ cứu cho tôi, lúc ấy sao mình không biết sợ là gì”.

Hình ảnh: Không những trực chiến, chị em dân quân còn tham gia sản xuất để tự cung tự cấp.

“Ngày đó khổ lắm, cơm không có mà ăn, toàn ăn rau dại. Để đảm bảo an toàn, trận địa pháo phòng không phải liên tục di chuyển, mà toàn phải di chuyển trong đêm. Thế mà chị em lúc đó khỏe lắm, không biết mệt là gì”, bà Tình vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa cười, nụ cười rạng ngời vô tư như hồi còn là “O du kích”.

Hình ảnh: Những “O du kích nhỏ” bắn 3 máy bay hiện đại của đế quốc Mỹ

Sau 10 ngày bắn phát súng ra quân đầu tiên của đội nữ dân quân Hoa Lộc, một máy bay Mỹ đã bị bắn rơi và bốc cháy lao xuống biển. Kể về chiến công lừng lẫy của đội mình, chị Mợi hướng đôi mắt nhìn xa xăm, kỷ niệm chiến đấu năm xưa cùng đồng đội như những thước phim quay chậm bỗng ùa về: “Hơn 40 năm trôi qua, thời gian dài bằng nửa đời người, thế nhưng những gì chúng tôi đã làm trong những năm tháng ấy không bao giờ phai mờ trong ký ức của chị em. Hôm đó là ngày 16/6/1967, vào khoảng 3 giờ chiều, không quân Mỹ lợi dụng ánh nắng mặt trời, 2 tốp máy bay gồm 4 chiếc A4D bay từ Lạch Sung (huyện Nga Sơn) lên thả 6 quả bom xuống phà Thắm, khi chúng chuẩn bị lao lên khu vực cầu De, chưa kịp ném bom thì 21 viên đạn từ 3 khẩu súng phòng không 12,7 ly đồng loạt nổ súng.

Hình ảnh: Trận địa Đông Ngàn, ngày ấy - bây giờ.

Một trong 4 chiếc máy bay bốc khói nghi ngút, thấy vậy cả tốp máy bay quay đầu tháo chạy ra biển. Lúc đó chị em cũng không chắc rằng mình đã bắn rơi máy bay, mãi đến tối khi đài tiếng nói Việt Nam phát lên, rồi thông tin từ đài quan sát của ta ở đảo Nẹ báo về, chúng tôi mới tin mình đã làm được điều phi thường. Chị em cứ thế mà ôm nhau mừng đến rơi nước mắt”.

Kể đến đây, giọng bà như chùng xuống, ký ức ngày xưa cứ thi nhau ùa về khiến cho đôi mắt của bà đỏ hoe. Lặng lẽ lau những giọt nước mắt, bà Mợi kể tiếp: “Bắn rơi được chiếc đầu tiên, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, chị em lại càng quyết tâm chiến đấu hơn. Sau lần bắn rơi chiếc đầu tiên, chúng tôi được cấp 3 khẩu súng phòng không 14 ly 5 để thay thế 3 khẩu súng cũ.

Ngày 2/11/1967, địch ném bom khu vực cầu De, Trung đội đã hạ gục một chiếc F4. Sau lần hạ chiếc máy bay thứ hai, địch bắt đầu giảm tấn công. Thời gian này chị em vừa trực chiến vừa tham gia sản xuất, nuôi lợn, trồng lúa để tự cung tự cấp.

Hình ảnh:14 nữ dân quân Hoa Lộc chụp ảnh lưu niệm với các nhà báo nước ngoài sau khi bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Hình ảnh: Hai nữ dân quân Triệu Thị Tình (trái) và Bùi Thị Bản đang kể lại kỷ niệm những năm chiến đấu với PV.

Đến khoảng tháng 4 năm 1972, Mỹ lại điên cuồng cho máy bay bắn phá miền Bắc, chính thức tuyên bố cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2. Trong thời gian này cả miền Bắc phải gồng mình hứng chịu những trận mưa bom của máy bay Mỹ, tất cả miền Bắc được đặt trong tình trạng chiến tranh. Trước tình hình đó, được lệnh cấp trên, đội dân quân đã chuyển từ dã chiến sang trực chiến và sẵn sáng chiến đấu.

Cho đến ngày 30/7/1972, bất ngờ quân địch ồ ạt tấn công, máy bay B52 ầm ầm kéo đến vần vũ cả bầu trời. Nhận được lệnh, chị em lại vào vị trí tiếp tục chiến đấu. 4 giờ chiều cùng ngày, chị em đã góp phần bắn rơi một chiếc B52 của Mỹ”, bà Mợi bồi hồi nhớ lại.

Hình ảnh: Trung đội Trưởng Hoàng Thị Mợi bùi ngùi khi nói về những gì những gì đã cống hiến nhưng bị lịch sử lãng quên.

Với thành tích to lớn đó, trung đội dân quân Hoa Lộc ngoài vinh dự và tự hào được Bác Hồ gửi thư khen ngợi và tặng mỗi người một huy hiệu, còn được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng 3, được báo chí trong và ngoài nước biết đến. Với những loại vũ khí thô sơ nhưng thật bất ngờ các chị có thể bắn rơi được những chiếc máy bay tối tân nhất của quân đội Mỹ vào thời điểm bấy giờ.

Gần 40 năm đã qua đi, mảnh đất từng là “túi bom” khổng lồ của đế quốc Mỹ giờ đây đã đổi thay rất nhiều, những vết tích của chiến tranh đã được hàn gắn bằng những cánh đồng màu mỡ, những ngôi nhà ngói mới đỏ tươi, những con đường bê tông khang trang sạch đẹp. Có lẽ càng không thể quên đi những gì mà trung đội nữ dân quân Hoa Lộc năm xưa đã làm.

Nguyễn Thùy - Duy Tuyên (Báo Dân trí)
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2012, 02:29:47 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 04:17:01 pm »

“Dịch” thơ ngày Tết

 Có vợ chồng chàng sĩ quan trẻ rất yêu thơ, họ lập blog để... hi hi với nhau thường xuyên do anh chồng thường công tác xa nhà. Tết đến, chồng phải trực Tết, chị vợ qua blog có bài thơ tặng chồng. Tuy nhiên, chị viết tắt toàn chữ cái, yêu cầu chồng dịch đúng, khi về phép sẽ có thưởng. Bài thơ như sau:

C M B T V
M V X Q C!
C M G M Đ
S V L N D!?

Anh chồng rơi vào tình cảnh bí, bèn nhờ đến anh em chiến sĩ. May mà trong đơn vị cũng toàn những “lều thơ”. Đồng chí chính trị viên sau một hồi “ngâm cứu” đã nhanh chóng tìm ra phương án “giải mã”:

Có Một Bài Toán Vẽ
Mình Vẽ Xuyên Qua Chiều!
Có Một Giây Muốn... Đẻ
Sợ Vợ Lắm Nên... Dừng!?

Bài thơ đã phản ánh đúng chất đồng chí chính trị viên rất… sợ vợ cho nên hai câu đầu và hai câu cuối có vẻ chẳng ăn nhập gì với nhau. Vì thế, đồng chí anh nuôi lại đưa ra phương án “hóm” hơn rằng:

Có Một Bài Thơ Vui
Mượn Văn Xuôi Quảng Cáo
Có Một… Gà Mái Đẻ
Sống Với Lừa Nên…Dê

Anh em nghe vỗ đùi khen hay, nhưng vẫn thấy hai câu đầu và hai câu cuối vừa không ăn nhập, vừa phi lô-gích quá. Đồng chí chính trị viên phó kiêm bí thư chi đoàn, tiếng là người yêu văn thơ, bèn đưa ra bản dịch lãng mạn hơn:

Chờ Mong Bên Tình Vội
Mà Vẫn Xa Quá Chừng
Chờ Mong Gần Một Đỗi
Sao Vẫn Là Người Dưng!?

Bản dịch này có vẻ ý tứ hơn nhưng chàng sĩ quan trẻ lại lo sợ vợ mắng vì… câu cuối. Bạn có thể giúp một tay không?
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #6 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 04:27:15 pm »

Tết về bố hóa... lạc đà

 Những năm 80 của thế kỷ trước, dịp giáp Tết Nguyên đán, ở làng quê Việt Nam thường xuất hiện các chàng sĩ quan “mang Tết về quê”. Nói vậy không ngoa chút nào. Có người vợ hồ hởi đón chồng bằng câu nói: “Cứ tưởng là năm nay không có Tết!”.
Họ mang những gì về cho vợ con? Đơn vị đã thống nhất tiêu chuẩn cho từng cấp bậc quân hàm. Ngoài “phần cứng” do Cục Quân nhu quy định, các đơn vị tăng gia thêm được chút ít. Chẳng hạn: Từ thượng úy đến trung tá ở cơ quan Tổng cục Hậu cần được cấp 2 bánh chưng, 1 con gà công nghiệp cỡ 2kg, 10kg gạo, 0,5kg bánh quy. Ngoài ra còn có cân thịt lợn, một số mặt hàng nhu yếu phẩm, quần áo tự mua sau bao ngày tích góp cho bố mẹ, vợ con… Đồng chí nào thích hoa Tết, lại có điều kiện nữa thì tươm hơn. Xe tuyến đưa họ về các hướng… Đoạn cuối hành trình, họ khoác “ba lô Tết”, khom người, tâm trạng đầy hứng khởi, tiến thẳng về nhà.
Nhìn bộ dạng bố, đám trẻ con nhà Thiếu tá Ngô Xuân Thông bất giác đồng thanh: “Bố lạc đà!”. Ấy là do một lần chúng được nhìn thấy hình con bò lai Sind in trên báo to lớn khác thường, không giống con bò gầy nhom vẫn thường kéo xe chở vôi qua làng, thế là chúng gọi nó là lạc đà, với ý nghĩ về con vật to, khỏe, thồ được nhiều thứ trên lưng!

Thiếu tá Ngô Xuân Thông hồi ấy là Chủ nhiệm Nhà văn hóa Tổng cục Hậu cần, nhìn đàn con hô hét, cảm xúc Tết bỗng trào dâng… liền xuất khẩu thành bài thơ Bố lạc đà:

Nhìn bố con cứ tưởng lạc đà
Ở bên Ấn Độ mới biếu ta
Con ơi, có biết vì sao vậy?
Thương mẹ con nghèo, bố phải ... “tha”!
Một gói to đùng chồng lên cổ
Nách trái: Bánh chưng, nách phải: Gà
Trước ngực bố “cài” thêm yến gạo
Sau lưng “trồng” hẳn một cành hoa
Vật chất, tinh thần đầy đủ cả
Khó khăn gian khổ, cố về nhà
Hùng dũng bố đi như voi giậm
Con trẻ reo: A! “Bố lạc đà!”.

Nghe thơ, cả 4 mẹ con cùng giơ tay biểu quyết: “Bố lạc đà”, “Bố là Tết”!, “Bố là Nhất”!

(Thanh Sơn sưu tầm từ Báo QĐND)

Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 10:45:36 am »

                                                                CHUYỆN LÁU CÁ

Xin chào bác Dauthanhson, chúc mừng bác với ngôi nhà mới, cùng tiêu đề của lính. Tôi xin tham gia một câu chuyện thật hơn 100%     Khoảng giữa năm 1975 tôi đang là anh lính nhọ đít ở trạm xá E26 thiết giáp quân khu 7, chuyển từ căn biệt thự của đại tá Hoàng cạnh cầu hang ngoài của quận Gò Vấp về cư xá Lam Sơn. Về đây, tôi làm nuôi quân cho cả các sĩ quan là tù binh do địch trao trả cho ta năm 1973 ở Lộc Ninh. Thêm công việc một chút thì không sao nhưng phục vụ mấy (Cụ) này rất ngán vì một phần do lớn tuổi, một phần tâm lý không được thanh thản nên chuyện ăn uống cũng khó chịu.Cả ngày không phải làm gì ngoài việc đọc báo, lâu lâu học chính trị một lần. Trong số các sĩ quan này mỗi người mỗi vẻ nhưng có một điểm chung là (bất đắc chí). Thượng úy Đào Văn Tuy luôn trầm ngâm chậm chạp, khi phát ngôn thì đầy chọc khoáy, châm biếm kèm nụ cười bí hiểm. Thượng úy Khổng Minh Thất hay lảng tránh tranh luận, thường tất bật một công việc gì đó với vẻ mặt phảng phất sự chịu đựng chua chát. Thiếu tá Thám, tính hòa đồng. Đặc biệt nhất, chuẩn úy Trì, quê Hải Phòng, da trắng tươi, sở hữu một cái trán dồ và mái tóc dài chấm vai, sống bất cần đời, cả tuần chỉ ăn một hai bữa cơm tại trạm, rất nhiều các em út dập dìu thăm hỏi với nhiều quà cáp, anh thường đi đâu nhiều ngày không ai biết mặc dù số sĩ quan nay đang trong thời gian gần như bị (quản thúc nhẹ). Anh Trì luôn phát ngôn với giọng coi trời bằng vung, ăn mặc phá cách, cũng vẫn quân phục với đầy đủ quân hàm quân hiệu nhưng quần ống loe hết cỡ, giày hippy cao gót màu nâu, cái mũ mềm của bộ binh ngụy lại gắn quân hiệu ta. Nhưng tôi ghi nhớ nhất những câu chuyện (láu cá) của thiếu tá Thám nhất, vì ông sống sởi nởi, hòa đồng và hay kể về chuyện thời kì ông ở trong hàng ngũ lính khố xanh thành Hà Nội. Ông nói: Chúng mày biết là sống với lính khố xanh là phải láu cá, vì tụi này thằng nào cũng gấu, lúc giao thời "Quân hồi vô phèng" chẳng có trật tự nể nang gì hết, nhật là tao nhỏ tuổi nhỏ con hơn tất cả. Đến bữa cơm, cái chậu quân dụng đựng sáu xuất cơm rất ít, thằng nào cũng tranh thủ xúc thật đầy bát, và cũng chỉ được bằng ấy. Nhưng tao thì không, khi ngồi vào mâm là tao nhanh chóng xúc hơn nửa bát thôi rồi chan canh vào lùa thật nhanh, sau đó tao múc một bát ú ụ, gắp nhiều thức ăn vào rồi đứng nên đi chỗ khác nhâm nhi do vậy ngày nào tao cũng no nê. Bài học này tôi không áp dụng được mặc dù nguyên năm 1978 chúng tôi không hề được một bát cơm nào mà toàn ăn bobo bung, với số lượng cũng chẳng xởi lởi gì nhưng vì dù sao cũng là sinh viên, cũng phải giữ thể diện, hơn nữa nhiều khi trong bàn ăn còn có cả nữ đồng đội nữa. Nhưng chuyện thứ hai ông kể thì tôi áp dụng ngay vào thực tế trong thời gian học trường quân y và thành công mĩ mãn: Số là cũng như các lớp khác trong trường, lớp tôi cũng phải phụ trách công tác vệ sinh hàng ngày một dãy hơn mười bệ cầu với kiểu xây nổi nhằm lấy phân bón rau cho nên cực kì hôi thối. Cứ đến lượt tôi phụ trách một căn như vậy thì tôi yêu cầu ông bạn phụ trách tuần trước dội, quét thật sạch trước khi bàn giao, sau đó nhằm lúc không người thì (Ị) vào hai chỗ để chân hai cục nhỏ rồi đóng cửa để đó. Trên nguyên tắc nếu cửa đóng thì không ai mở vào, nhưng nhiều khi đông người quá cũng có tên liều mạng xô cửa ra, nhưng nhìn hai cục nằm trên hai chỗ để chân thì lại đóng vội, nín tiếp...vì không đủ can đảm dẫm dép lên. Cuối tuần, trước khi bàn giao cho đồng chí khác, tôi lấy cái que, gạt nhẹ hai cục khô queo vào hố, thế là xong nhiệm vụ cả tuần. Xin chào các bác
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tư, 2012, 10:51:09 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 07:28:11 pm »

Haha, đúng là những người "láu cá" thật. Có những chuyện nào hay vetran đưa lên nữa nhé.
Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 07:35:42 pm »

BÔN TẬP

Trong kháng chiến chống Pháp, Sư đoàn X nổi tiếng là bôn tập giỏi, cơ động nhanh. Chỉ mấy đêm hành quân bộ, toàn sư đoàn từ cao bằng về vùng Vĩnh phúc - Bắc bắc (Bắc Ninh - Bắc Giang).
Một đơn vị trong sư đoàn nhận lệnh tiêu diệt đồn Thằn Lằn. Đường dốc dài độc đạo, lại phải vượt suối gần đồn địch. Tiểu đoàn trưởng đi đầu đơn vị, cầm đồng hồ bấm giây để tính tốc độ vận động. Cứ chạy một quãng lại đi rảo bước để giữ sức. Suốt chặng đường dài 15 ki lô mét, đồi dốc, đơn vị chỉ đi hết 2 giờ 35 phút, với súng  đạn trang bị trang bị khá nặng . "Voi" vừa được khiêng hàng chục ki-lô-met đến chưa kịp nghỉ, lại cùng bộ binh bôn tập ngay. Sau hơn 1 giờ chiến đấu, ta tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm này. Thu dọn chiến lợi phẩm xong, lại "bôn" về vị trí giấu quân, trời chưa sáng rõ.

(TS sưu tầm)
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Năm, 2012, 03:25:44 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM