Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:56:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp  (Đọc 152643 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #90 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2012, 10:12:19 pm »


Đợt 2 (từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4 năm 1954): Đánh chiếm các ngọn đồi phía đông và sân bay Mường Thanh, siết chặt vòng vây, tạo thế trận cho tổng công kích.

Sau khi ta chiếm được các cụm cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, cánh cửa phía bắc xuống lòng chảo đã mở thông. Nhưng phân khu trung tâm của địch vẫn còn bốn trung tâm đề kháng gồm trên 30 cứ điểm liên kết chặt chẽ với nhau nằm giữa cánh đồng bằng phẳng trên hai bờ sông Nậm Rốm. Địch ở đây tập trung khoảng một vạn quân, có sở chỉ huy, các căn cứ hoả lực, các đơn vị xe tăng và sân bay. Ngày 16 tháng 3, địch lại tăng viện cho Điện Biên Phủ tiểu đoàn 6 dù thuộc địa (6e BPC) cùng một khối lượng khá lớn vũ khí phương tiện chiến tranh và ra sức củng cố trận địa phòng ngự ở phân khu trung tâm. Những vị trí có giá trị đặc biệt về chiến thuật ở phân khu trung tâm là các cứ điểm, các điểm cao phía đông (A1, C1, D1, và E). Đây là khu vực phòng ngự then chốt, hiểm yếu của địch, nếu chiếm được ta sẽ có lợi thế tràn xuống Mường Thanh tiến công vào trung tâm chỉ huy của tập đoàn cứ điểm.

Nhiệm vụ chủ yếu nhất của ta trong đợt 2 chiến dịch là đánh chiếm khu vực phòng ngự then chốt trên các điểm cao phía đông, mở cửa thọc sâu vào tập đoàn cứ điểm.

Để có thể tiếp cận mục tiêu, đánh theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc” từ sau Hội nghị cán bộ chiến dịch ngày 17 tháng 3, ta đã dồn sức xây dựng một hệ thống trận địa tiến công và bao vây quanh tập đoàn cứ điểm. Hệ thống này gồm các đường hào trục, đường hào nhánh để vận chuyển và cơ động lực lượng, hệ thống trận địa tiến công và xuất phát xung phong của các trung đoàn cùng rất nhiều hầm trú ẩn, hầm chỉ huy.

Sau 10 ngày vừa lao động cật lực, vừa phải đối phó với bom đạn và đánh trả các đợt phản kích của địch, bộ đội ta đã đào được trên một trăm km giao thông hào, hàng vạn công sự ụ súng, hình thành một hệ thống trận địa tiến công và bao vây liên hoàn từ đại đoàn xuống các đơn vị.

Ngày 27 tháng 3, Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung cán bộ từ cấp trung đoàn trở lên để giao nhiệm vụ. Chủ trương chung của ta trong đợt 2 là: Tập trung tuyệt đối ưu thế binh hỏa lực, tiêu diệt cùng một lúc các vị trí phía đông Điện Biên Phủ, chiếm các điểm cao uy hiếp Mường Thanh, tạo điều kiện chuyển sang tổng công kích. Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị như sau:

Đại đoàn 312, được phối thuộc hai đại đội sơn pháo 75mm, hai đại đội cối 120mm, một đại đội cối 82mm, có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt các cứ điểm đồi E(102), D1(200), D2(201A) thuộc trung tâm đề kháng Đô-mi-nich, vị trí pháo binh địch ở 210 và quân cơ động thuộc tiểu đoàn dù ngụy số 5 hoặc bộ phận của tiểu đoàn dù ngụy số 6.

Đại đoàn 316 (thiếu trung đoàn 176), được phối thuộc hai đại đội sơn pháo 75mm, hai đại đội súng cối 120mm, có nhiệm vụ tiến công các cứ điểm A1 (310), C1 (302), C2 (304) thuộc trung tâm đề kháng E-li-an và phối hợp với Đại đoàn 308 tiêu diệt tiểu đoàn 6 dù thuộc địa.

Đại đoàn 308, có nhiệm vụ tiêu diệt khu trung tâm phía tây gồm tiểu đoàn ngụy Thái số 2 (2e BAT), trận địa pháo binh ở phía đông trung tâm và phối hợp với Đại đoàn 316 tiêu diệt tiểu đoàn 6 dù thuộc địa, dùng hỏa lực kiềm chế địch ở Mường Thanh và chặn viện từ Hồng Cúm lên.

Trung đoàn 57 Đại đoàn 304, được phối thuộc tiểu đoàn 888 Đại đoàn 316, một đại đội lựu pháo 105mm, một số đơn vị hoả lực khác có nhiệm vụ chặn viện từ Hồng Cúm lên và đánh quân nhảy dù xung quanh Hồng Cúm.

Đại đoàn 351 sử dụng trung đoàn lựu pháo 105mm chi viện trực tiếp cho bộ binh tiến công các cứ điểm E1, D1, D2, C1, C2, A1, đồng thời kiềm chế pháo binh địch ở Mường Thanh, Hồng Cúm. Riêng trung đoàn pháo cao xạ 367 được tăng cường phải giáng cho địch những đòn bất ngờ, yểm hộ cho pháo binh, bộ binh chiến đấu cả, ngày lẫn đêm.

Thời gian bắt đầu tiến công đợt 2 vào chiều ngày 30 tháng 3 năm 1954. Ngày 30, sau mấy ngày mưa, trời đã tạnh nhưng mây đen vẫn bao phủ bầu trời, máy bay địch ít hoạt động, bộ đội ta chiếm lĩnh trận địa tiến công từ sớm. 17 giờ 30 phút, pháo binh chiến dịch bắn chuẩn bị, cuộc tiến công lớn vào các cứ điểm phía đông bắt đầu.

Trên hướng đông bắc, trung đoàn 141 sử dụng tiểu đoàn 16 và 428 tiến công cứ điểm đồi E. Sau 1 giờ 30 phút chiến đấu, trung đoàn đã tiêu diệt gọn tiểu đoàn An-giê-ri số 3, chiếm lĩnh đồi E. Cùng thời gian, Trung đoàn 209 cũng sử dụng hai tiểu đoàn 166 và 154 tiêu diệt gọn một tiểu đoàn địch và chiếm lĩnh cứ điểm đồi D1. Như vậy, Đại đoàn 312 đã hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm đồi E, D1. Đại đoàn tiếp tục điều tiểu đoàn 130 tiến công sang D2, các đơn vị vừa chiếm được đồi E phát triển vào các ngọn đồi ở phía trong. Cuộc chiến đấu của đại đoàn kéo dài cho đến khi trời sáng.

Trên hướng đông, trung đoàn 98 Đại đoàn 316 tiến công cứ điểm C1, sau 45 phút, trung đoàn làm chủ cứ điểm, diệt và bắt sống 140 tên. Thừa thắng, trung đoàn điều tiểu đoàn 215 tiến công sang C2 nhưng không thành công. Cùng thời gian trên, tiểu đoàn 54 trung đoàn 102 luồn vào giữa D3 và C1 để tiêu diệt tiểu đoàn ngụy Thái số 2, nhưng do chuẩn bị không tốt, địch chống trả mạnh, bộ đội không mở được cửa, đội hình ùn tắc ở C1.

Trung đoàn 174 tiến công cứ điểm A1, một cứ điểm quan trọng nhất trong cụm điểm cao phía đông. Do đường dây điện thoại bị đứt, đại đoàn vào chiến đấu chậm hơn quy định 35 phút. Trung đoàn tổ chức đột phá hai mũi, 21 giờ 30 phút các mũi mở cửa xong, bộ binh xung phong đánh vào cứ điểm. Địch dựa vào hầm ngầm trên đỉnh đồi chống trả rất quyết liệt, cuộc chiến đấu của trung đoàn 174 hết sức ác liệt. Trung đoàn đã tung hết lực lượng dự bị, nhưng đến sáng 31 cũng chỉ chiếm được một phần A1.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #91 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2012, 10:13:05 pm »


Buổi chiều và đêm 30 tháng 3, ngoài lực lượng tiến công vào các ngọn đồi ở phía đông, Bộ chỉ huy chiến dịch còn sử dụng các tiểu đoàn 11 trung đoàn 141, tiểu đoàn 115 trung đoàn 165, tiểu đoàn 54 làm nhiệm vụ thọc sâu, diệt trận địa pháo địch ở cứ điểm 210 và tiểu đoàn dù ngụy số 5 đóng ở vòng trong. Các tiểu đoàn 115 và 54 đã vượt qua được khoảng trống tiếp giáp giữa các vị trí C1 và D2, E và D1 tiến vào bên trong nhưng không mở được cửa mở qua hệ thống vật cản bên trong nên không thực hiện được nhiệm vụ. Riêng mũi của tiểu đoàn 11 đánh vào được một số vị trí, gây cho địch nhiều thiệt hại. Đội dũng sĩ 243 phát triển ra tới bờ sông Nậm Rốm và gan góc trụ lại trong lòng địch suốt ngày hôm sau.

Ngày 31 tháng 3, địch tung lực lượng ra phản kích cố chiếm lại các vị trí đã mất. Ở khu vực đồi D1, đồi E, địch phản kích thất bại, buổi chiều chúng rút khỏi cả 210 và D2. Riêng ở cứ điểm A1, địch cho nhiều đại đội bộ binh có xe tăng, pháo binh, không quân yểm hộ, tìm mọi cách thu hẹp khu vực chiếm lĩnh của trung đoàn 174. Về phía ta. Bộ chỉ huy chiến dịch hạ quyết tâm tăng cường trung đoàn 102 từ hướng tây chuyển sang hướng đông tiếp tục tiến công A1, đồng thời lệnh cho Đại đoàn 308 đẩy mạnh hoạt động ở phía tây và bắc Mường Thanh, buộc địch phải phân tán đối phó.

Đêm 31 tháng 3, trung đoàn 102 và một bộ phận của trung đoàn 174 tiến công A1 lần thứ hai. Cuộc chiến đấu kéo dài đến sáng ngày 1 tháng 4, ta chiếm được 2 phần 3 vị trí. Ban ngày địch tổ chức phản kích chiếm lại phần lớn trận địa. Đêm 1 tháng 4, ta tổ chức tiến công lần ba cũng không thành công. Trận đánh ở khu vực này kéo dài đến ngày 4 tháng 4, ta chỉ chiếm được 1 phần 3 đồi A1, Bộ chỉ huy chiến dịch cho trung đoàn 102 rút về củng cố và giao cho trung đoàn 174 phòng ngự giữ phần đồi đã chiếm được.

Ở hướng tây bắc sân bay, đêm 1 tháng 4, trung đoàn 36 tiến công tiêu diệt gọn cứ điểm 106, tiến vào uy hiếp sân bay. Đêm 2 tháng 4, trung đoàn lại bao vây uy hiếp cứ điểm 311. Khoảng 120 tên thuộc tiểu đoàn ngụy Thái số 3 ra hàng, ta làm chủ cứ điểm này. Cũng đêm 2 tháng 4, hai đội dũng sĩ của hai Đại đoàn 308 và 312 đột nhập vào sân bay, diệt một số địch, bắt sống 10 tù binh.

Đêm 3 tháng 4, ở phía bắc sân bay, trung đoàn 165 tiến công cứ điểm 105. Cuộc chiến đấu kéo dài đến sáng 4 tháng 4, ta chiếm được 2 phần 3 cứ điểm, trời sáng địch tổ chức phản kích chiếm lại toàn bộ.

Ngày 4 tháng 4, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định tạm ngừng cuộc tiến công để củng cố lực lượng, giữ vững trận địa và tiếp tục chuẩn bị cho đợt tiến công mới.

Sau năm ngày chiến đấu trong đợt 2 của chiến dịch, ta đã thu được những kết quả quan trọng. Ở phía đông, ta chiếm được bốn ngọn đồi hiểm yếu (E, D1, D2, C1), riêng điểm cao A1 địch vẫn chiếm giữ. Ở phía tây, ta chiếm thêm được điểm cao 106 và 311. Phạm vi chiếm đóng của địch bị thu hẹp, lực lượng bị tổn thất lớn, ba tiểu đoàn thiện chiến của chúng bị tiêu diệt.

Ngày 8 tháng 4, địch tăng viện cho Điện Biên Phủ tiểu đoàn dù thứ tư. Ngày 9 tháng 4, chúng tổ chức phản kích hòng chiếm lại C1. Lực lượng phòng ngự của trung đoàn 98 bẻ gẫy nhiều đợt xung phong của địch, nhưng do địch đông và có các cứ điểm lân cận hỗ trợ nên đến trưa ngày 10, chúng chiếm được một nửa đồi phía tây, ta chỉ giữ được nửa đồi phía đông.

Sau khi tạm ngừng đợt tiến công, Bộ chỉ huy chiến dịch tổ chức rút kinh nghiệm, đồng thời hạ quyết tâm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đề ra cho đợt 2, tiêu diệt thêm một bộ phận sinh lực, chiếm thêm một số vị trí có lợi, đưa trận địa tiến công và bao vây vào gần địch hơn nữa, thất chặt thêm vòng vây, đánh chiếm sân bay, quyết tâm triệt hẳn tiếp tế và tăng viện của địch, uy hiếp chúng mạnh hơn nữa.

Thực hiện chủ trương đó, ngày 10 tháng 4, Bộ chỉ huy giao nhiệm vụ cho các đơn vị như sau:

Đại đoàn 308 bố trí ở phía tây, từ sông Nậm Rốm đến Bản Kéo, có nhiệm vụ làm trận địa tiến công các cứ điểm 206, 311A, 311B, 310, bố trí lực lượng chặn viện giữa các cứ điểm 105, 206, 208, phối hợp với Đại đoàn 312 đào giao thông hào cắt ngang sân bay ở đoạn nam cứ điểm 206.

Đại đoàn 312 bố trí ở phía bắc, từ Bản Kéo đến đoạn đông sân bay Mường Thanh, có nhiệm vụ củng cố trận địa phòng ngự ở các cứ điểm 201, 202; xây dựng trận địa tiến công các cứ điểm 105, 203 và khu tiểu đoàn ngụy Thái số 2; phối hợp với Đại đoàn 308 đào giao thông hào cắt ngang sân bay.

Đại đoàn 316 làm trận địa tiến công ở đông Mường Thanh, bên trái tiếp giáp với Đại đoàn 312, bên phải tiếp giáp với Đại đoàn 308, xây dựng trận địa tiến công các cứ điểm A1, C2; củng cố trận địa phòng ngự ở đồi C1, A1.

Trung đoàn 57 Đại đoàn 304 tiếp tục hoạt động bao vây chặn viện ở phân khu Hồng Cúm.

Đại đoàn 351 xây dựng thêm trận địa pháo ở tây bắc Mường Thanh, đưa pháo sát vùng lòng chảo, tổ chức phòng không, hiệp đồng chặt chẽ các loại pháo chi viện cho bộ binh và kiềm chế pháo binh địch.

Từ cuối thượng tuần tháng 4 năm 1954, các đơn vị bắt tay vào xây dựng trận địa tiến công. Các khu vực đã chiếm được như đồi E, D1 đã trở thành các cứ điểm phòng ngự vững chắc của ta. Ngày 16, chiến hào của Đại đoàn 312 và Đại đoàn 308 nối liền với nhau, cắt đôi sân bay Mường Thanh. Đêm 18 tháng 4, sau nhiều ngày vây lấn, trung đoàn 165 tiến công dứt điểm cứ điểm 105. Sáng 19, địch cho quân ra phản kích bị Đại đoàn 308 chặn đánh phải quay lại. Cứ điểm 105 bảo vệ phía bắc sân bay bị xoá sổ. Đêm 22, trung đoàn 36 sau ba ngày vây lấn cũng đã tiến công chiếm gọn cứ điểm 206. Ngày 24, địch tung tiểu đoàn dù lê dương số 2 cùng năm xe tăng, có pháo binh, không quân yểm hộ mở đợt phản kích quyết liệt hòng đánh bật ta ra khỏi 206 và khu vực sân bay. Được pháo binh chi viện đắc lực, bộ đội ta đã đánh bại nhiều đợt xung phong của địch, thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ cắt đôi sân bay Mường Thanh, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch.

Tại khu vực đồi A1, ngoài việc trung đoàn 174 kiên cường trụ vững tại trận địa đã chiếm được, ta còn tổ chức đào một đường hầm xuyên sâu vào lòng đồi A1, dưới hầm ngầm của địch để đặt khối thuốc nổ lớn chuẩn bị tiến công A1.

Từ trung tuần tháng 4, kết hợp với vây hãm, đánh lấn, các đơn vị còn tích cực tham gia bắn tỉa, tổ chức các đội dũng sĩ luồn sâu, các tổ đoạt dù... gây cho địch nhiều tổn thất về sinh lực, phương tiện, căng thẳng về tinh thần.

Cùng với hoạt động vây ép của bộ binh, pháo cao xạ và súng máy phòng không của các đại đoàn tiến sâu vào thung lũng, tạo một lưới lửa phòng không khống chế không cho địch dùng máy bay tiếp tế cho quân địch bị vây trong lòng chảo Điện Biên Phủ. Đến giữa tháng 4 ta đã hạ 50 máy bay địch, buộc chúng phải thả dù ở độ cao trên ba ki-lô-mét, do đó trên một phần ba số dù tiếp tế rơi vào trận địa của ta.

Đợt 2 chiến dịch đã kéo dài gần một tháng, các đơn vị của ta đều bị thương vong khá lớn, thời tiết lúc này bắt đầu vào mùa mưa, bộ đội ta sống dưới chiến hào gặp rất nhiều khó khăn, tư tưởng bộ đội đã xuất hiện các biểu hiện ngại hy sinh gian khổ, chấp hành mệnh lệnh không nghiêm. Trước tình hình này, Tổng Quân uỷ đã mở hội nghị các bí thư đại đoàn uỷ để kiểm điểm và mở đợt giáo dục chính trị tư tưởng, tập trung đẩy mạnh công tác bảo đảm hậu cần cải thiện một phần sinh hoạt cho bộ đội, nhằm củng cố thêm ý chí quyết chiến, quyết thắng cho cán bộ chiến sĩ các cấp.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #92 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2012, 03:55:39 pm »


Đợt 3 (từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954): Đánh những điểm cao cuối cùng ở phía đông, thực hành tổng công kích, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.

Cho đến cuối tháng 4 năm 1954, vòng vây của ta đã siết chặt, phạm vi chiếm đóng của địch mỗi bề còn lại chỉ từ 1,3 đến 1,7 ki-lô-mét, lực lượng không vượt quá 37 đại đội. Việc thả dù tiếp tế cho Điện Biên Phủ hết sức khó khăn, lương thực, thực phẩm khan hiếm, binh lính địch thực sự lâm vào tình trạng bị “bóp nghẹt”.

Trong lúc bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp và quan thầy Mỹ của chúng đang lúng túng chưa tìm được lối thoát cho Điện Biên Phủ, thì ta quyết định tiến hành đợt tiến công thứ ba vào đầu tháng 5 năm 1954. Nhiệm vụ các đại đoàn được giao như sau:

Đại đoàn 316 tiêu diệt C1 và giữ vững trận địa ở đó; đồng thời đánh lấn sang C2 để phối hợp với trận đánh ở A1. Nếu điều kiện thuận lợi thì phát triển tiêu diệt toàn bộ C2; tổ chức đánh chiếm những lô cốt quan trọng ở A1.

Đại đoàn 312 tiêu diệt các cứ điểm 505 và 505A, dùng một bộ phận lực lượng bộ binh và hoả lực chặn viện khi Đại đoàn 316 tiến công C1. Ngày 5 tháng 5, phải tiêu diệt cứ điểm 204.

Đại đoàn 308 có nhiệm vụ diệt các cứ điểm 310, 311A, 311B.

Trung đoàn 57 Đại đoàn 304 có nhiệm vụ kiềm chế pháo binh địch và đánh lấn vào phân khu Hồng Cúm, chuẩn bị một tiểu đoàn vận động tác chiến ở hướng Thượng Lào khi có lệnh.

Ngày 1 tháng 5 năm 1954, đợt tiến công thứ 3 bắt đầu. Ngay từ trưa, pháo các cỡ của ta bắt đầu bắn mãnh liệt khu vực trận địa địch. Trong đợt bắn phá này, hoả tiễn 122 của ta lần đầu tiên xuất hiện làm cho binh lính địch càng thêm hoảng sợ. Cụm pháo địch ở Hồng Cúm bị tê liệt hoàn toàn, một kho đạn pháo với trên ba nghìn viên đạn bị nổ tung, một kho lương thực, thực phẩm bốc cháy. Sau đợt pháo kích kéo dài, bộ đội ta đồng loạt tổ chức tiến đánh nhiều vị trí.

Trên dãy đồi phía đông, trung đoàn 98 Đại đoàn 316 diệt gọn C1, thừa thắng, đẩy mạnh vây lấn và chuẩn bị tiêu diệt C2. Trên bờ phía đông sông Nậm Rốm, trung đoàn 209 Đại đoàn 312 tiến công các cứ điểm 505 và 505A. Đến 4 giờ sáng ngày 2 tháng 5, trung đoàn hoàn toàn làm chủ hai cứ điểm này. Ở phía tây, trung đoàn 88 cũng diệt gọn cứ điểm 311A trong vòng 30 phút. Ở phân khu Hồng Cúm, trung đoàn 57 tăng cường vây ép, tiến công diệt nhiều sinh lực địch. Cũng ngày 2 tháng 5, trung đoàn 36 tiến công tiêu diệt gọn tiếp cứ điểm 311B.

Thấy nguy cơ Điện Biên Phủ bị tiêu diệt, ngày 3 tháng 5, Cô-nhi - Tư lệnh quân Pháp ở Bắc Bộ, cho phép Đờ Cát rút chạy về Thượng Lào.

Nhưng kế hoạch rút chạy chưa kịp triển khai thì ngày 6 tháng 5, quân ta lại tiếp tục tiến công.

Ở hướng đông nam, trung đoàn 174 sau thời gian đánh lấn để phối hợp, đúng 17 giờ ngày 6 tháng 5, cho nổ khối bộc phá gần 1.000 kg đặt dưới đường hầm đào sâu vào cứ điểm địch, đồng thời bộ đội từ ba hướng đồng loạt xung phong. Trận chiến đấu diễn ra rất ác liệt, đến 4 giờ 30 phút ngày 7 tháng 5, ta làm chủ hoàn toàn A1.

Cùng thời gian này, trung đoàn 98 tiến công C2, trung đoàn 165 tiến công cứ điểm 506. Ở phía tây, trung đoàn 102 tiến công cứ điểm 310.

Đến 9 giờ ngày 7 tháng 5, các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ được giao và sẵn sàng chuyển sang tổng công kích.

Khoảng từ 10 giờ ngày 7 tháng 5, trong khi các đại đoàn đang xúc tiến việc chuẩn bị bảo đảm cho tổng công kích thì cơ quan quân báo phát hiện địch có dấu hiệu rối loạn và có khả năng đầu hàng. Hồi 15 giờ ngày 7 tháng 5, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổng công kích trước giờ quy định: “Phải đánh thẳng vào sở chỉ huy, phải đánh mạnh, bao vây chặt không cho Đờ Cát hoặc bất cứ tên địch nào chạy thoát”.

Chấp hành mệnh lệnh, từ hướng đông trung đoàn 209 tiến thẳng vào Mường Thanh. Tiếp sau là các trung đoàn 98 và 174. Bên phía tây, trung đoàn 36 tiến thẳng vào cứ điểm cuối cùng che chở cho sở chỉ huy của Đờ Cát. Trung đoàn 88 cũng mở đường qua sân bay tiến vào sào huyệt cuối cùng của địch. Bộ đội ta tiến tới đâu quân địch đầu hàng tới đó. 17 giờ 15, một cánh quân của Đại đoàn 312 tiến sát sở chỉ huy địch, tại cửa hầm của Đờ Cát xuất hiện cờ trắng xin hàng. Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật cùng hai chiến sĩ Vinh và Nhỏ tiến vào hầm bắt sống tướng Đờ Cát cùng toàn bộ bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. 17 giờ 30 phút ngày 7 tháng 5 năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Trên hướng Hồng Cúm, lúc này địch vẫn chống cự. Đêm 7 tháng 5, lợi dụng đêm tối địch ở đây rút chạy về hướng Thượng Lào. Bộ chỉ huy chiến dịch đã lệnh cho Đại đoàn 304 phải tích cực truy lùng đồng thời lệnh cho trung đoàn 102 đi gấp sang Tây Trang chặn đường rút của địch. Hồi 22 giờ ngày 7 tháng 5, Đại đoàn 304 đã bao vây và bắt gọn toàn bộ quân địch ở Hồng Cúm thoát ra.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tổng số quân địch bị diệt và bị bắt sống là 16.200 tên, gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, ba tiểu đoàn pháo binh, 10 đại đội ngụy vừa bổ sung và các đơn vị công binh, vận tải, xe tăng... Tổng số sĩ quan và hạ sĩ quan bị diệt và bị bắt là 1.706 tên, gồm một thiếu tướng, 16 đại tá và trung tá, 353 sĩ quan từ thiếu úy đến thiếu tá. Số máy bay bị bắn rơi tại mặt trận là 57 chiếc. Ta đã thu toàn bộ vũ khí kho tàng của địch ở Điện Biên Phủ, trong đó có 28 khẩu pháo lớn, 64 xe, 5.915 súng các loại, 20.000 lít xăng dầu cùng rất nhiều đạn dược, quân trang, quân dụng khác.

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã loại khỏi vòng chiến đấu một số lượng lớn sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, giải phóng vùng đất đai có ý nghĩa chiến lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh ngoại giao của ta đi tới kết thúc thắng lợi. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trở thành niềm tự hào của dân tộc của nhân dân ta và phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới lúc bấy giờ.



Chiến dịch Điện Biên Phủ là đòn quyết chiến chiến lược, là chiến dịch tiến công trận địa có quy mô lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp. Lần đầu tiên ta tập trung một lực lượng lớn chủ lực tiêu diệt chủ lực địch phòng ngự trong một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất lúc bấy giờ.

Nghệ thuật chiến dịch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được biểu hiện cụ thể trong các nội dung sau:

Sớm hình thành thế bao vây, xây dựng trận địa tiến công và bao vây, ngày càng siết chặt từng cụm cứ điểm và tập đoàn cứ điểm, chia cắt thế liên hoàn của chúng. Quá trình chuẩn bị chiến dịch theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” lúc đầu, là quá trình quân ta hình thành thế bao vây quân địch. Đại đoàn 308 ở phía bắc và tây bắc; Đại đoàn 312 ở phía đông bắc; hai trung đoàn của Đại đoàn 316 ở phía đông; trung đoàn 57 ở phía nam. Đặc biệt là từ hạ tuần tháng 1, khi ta đổi sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, cho đến ngày quân ta giành toàn thắng, hệ thống chiến hào hàng trăm ki-lô-mét ngày càng ken dày và siết chặt từng phân khu, từng cụm cứ điểm. Bằng hệ thống trận địa tiến công và bao vây, quân ta đã “trói chặt”, chia cắt thế liên hoàn của địch để lần lượt tiêu diệt từng bộ phận và đập tan mọi kế hoạch tháo chạy của chúng.

Tập trung ưu thế binh lực, hoả lực, đánh chắc thắng, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, từng bước uy hiếp tiến tới tiêu diệt khu vực trọng yếu nhất của địch giành thắng lợi quyết định.

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm 49 cứ điểm trải trên một diện tích khoảng 40km2. Trên các điểm cao từ tây bắc sang đông bắc và đông hình thành những cụm cứ điểm ngoại vi bảo vệ cho phân khu trung tâm. Khu vực giao chiến rộng, so sánh trang bị kỹ thuật chênh lệch, kinh nghiệm đánh công kiên của ta còn hạn chế, không cho phép ta tổ chức nhiều hướng tiến công đồng thời vào phân khu trung tâm của địch. Ta đã chọn cách “đánh chắc, tiến chắc”, tập trung ưu thế binh hoả lực1 đánh từng trận hay một số trận gối đầu liên tiếp, diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm ngoại vi, trước hết là trên các điểm cao khống chế phía bắc rồi phía đông, “bóc vỏ” từ ngoài vào, mở đường tiến xuống cánh đồng Mường Thanh, tiếp cận và từng bước uy hiếp tiến tới tiêu diệt phân khu trung tâm, trọng điểm là sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm.

Chọn cách đánh hiểm, phát huy uy lực mọi thứ vũ khí của ta, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch.

Sau thắng lợi bước đầu của ta ở đợt 2, địch vẫn còn trên một vạn quân chiếm giữ trên các điểm cao khống chế và hỏa lực phi pháo còn rất mạnh. Trước tình hình đó, ta chủ trương dùng lực lượng nhỏ, hoạt động rộng rãi dưới các hình thức đánh lấn, phá hủy từng ụ đề kháng, tiêu diệt thêm một số vị trí địch; bắn tỉa tiêu hao địch rộng rãi làm cho binh lính địch luôn ở trong trạng thái căng thẳng; đánh chiếm sân bay, thắt chặt vòng vây, thu hẹp không phận, khống chế máy bay, đoạt dù tiếp tế, hạn chế tiến tới triệt hẳn nguồn tiếp tế và tăng viện của địch.

Trên thực tế, từ trung tuần tháng 4, quân ta đã từng bước làm thay đổi cục diện chiến trường. Sân bay địch đã bị chiến hào ta cắt đôi, hai vị trí sát sân bay là 105 và 206 bị các đơn vị của ta vây lấn rồi tiêu diệt. Máy bay địch không thể lên xuống hoặc thả dù tiếp tế xuống khu vực sân bay. Hai trận địa pháo địch ở 307A và 307B bị lựu pháo của ta loại khỏi vòng chiến đấu. Các tổ bắn tỉa được tổ chức rộng khắp và hoạt động thường xuyên đã gây nên nỗi kinh hoàng đối với binh lính địch. Pháo cao xạ của ta tiến sâu xuống cánh đồng Mường Thanh, khống chế không phận, trong khi hoả lực pháo cối thu hẹp phạm vi thả dù, buộc máy bay địch phải thả dù ở độ cao lớn. Gần một nửa số dù của địch rơi sang phía trận địa ta hoặc rơi vào khoảng trống giữa ta và địch. Đến cuối tháng 4, quân số của địch ở Điện Biên Phủ tuy còn khoảng một vạn, nhưng chỉ có 42 phần trăm quân số đủ sức chiến đấu, tinh thần binh lính suy sụp, nguồn tiếp tế bị bóp nghẹt, vũ khí trang bị thiếu thốn nghiêm trọng.

Chọn cách đánh thích hợp, ta đã làm cho địch quân còn đông mà hoá ít, trang bị còn nhiều mà hoá yếu, tinh thần, vật chất và thế trận hoàn toàn rơi vào thế bất lợi. Chính bằng cách đánh hiểm và sáng tạo, đến cuối tháng 4, mặc dù quân ta chưa hoàn toàn làm chủ các dãy điểm cao phía đông, nhưng đã uy hiếp mạnh phân khu trung tâm và chuẩn bị đầy đủ điều kiện chắc thắng để chuyển sang đợt tiến công cuối cùng.

Chiến dịch Điện Biên Phủ thực sự là một điển hình xuất sắc, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Hết
_______________________________________
1. Trong đợt 1, ta đã tập trung ưu thế binh hoả lực tiêu diệt ba cứ điểm ngoại vi phía bắc. Tỷ lệ binh lực trong trận Him Lam: địch 1/ta 3; trận đồi Độc Lập: địch 1/ta 4,5; trận Bản Kéo (theo kế hoạch) địch 1/ta 3. Trong trận then chốt mở đầu chiến dịch (Him Lam), so sánh pháo cối trực tiếp chi viện đánh vào mục tiêu, ta hơn địch gấp 10 lần. Nếu tính cả nhiệm vụ chế áp các mục tiêu khác ta cũng hơn địch 2,6 lần.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #93 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2012, 04:59:17 pm »

CHIẾN DỊCH TÂY BẮC
(Tiến công, từ ngày 14 tháng 10 đến ngày 10 tháng 12 năm 1952)[/color]

Quân địch ở Tây Bắc được tổ chức thành khu tự trị Tây Bắc, gọi tắt là ZANO. gồm tám tiểu đoàn, trong đó có năm tiểu đoàn ngụy Thái và ba tiểu đoàn cơ động người Phi. Ngoài ra, có 40 đại đội ngụy Thái làm nhiệm vụ chiếm đóng, 11 khẩu pháo. Địch bố trí thành bốn phân khu: phân khu Nghĩa Lộ; phân khu Sông Đà; phân khu Sơn La và phân khu Lai Châu. Ngoài ra còn có các tiểu khu Tuần Giáo, Thuận Châu, Phù Yên. Địch đóng 400 cứ điểm, phần lớn là trung đội, có 40 cứ điểm đại đội. Riêng một vị trí Nghĩa Lộ, Mộc Châu, một nơi có một tiểu đoàn...

Một thời trận mạc
Kỷ niệm 60 năm trận Mộc Châu (11-1952 / 11-2012)

MỞ ĐƯỜNG VÀO TÂY BẮC (Kỳ 1)

QĐND - Thứ Bẩy, 06/10/2012, 22:54 (GMT+7)

QĐND - Tháng 11-2012 là tròn 60 năm ngày quân đội ta đánh thắng trận Mộc Châu (Sơn La), mở đường lên chiến trường Điện Biên Phủ và vùng Thượng Lào. Mộc Châu hôm nay đã trở thành vùng đất trù phú, dân cư đông đúc và là vùng có nhiều tiềm năng du lịch của miền Tây nhưng chắc ít người biết tới trận đánh năm ấy. Tôi đã đi tìm gặp ông Đặng Văn Việt, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 (Sư đoàn 316) năm xưa được giao nhiệm vụ chỉ huy đơn vị đánh trận Mộc Châu để nghe ông kể về chiến công cách đây hơn nửa thế kỷ…


Kỳ 1:Trọng điểm trên cao nguyên

Tôi đã từng viết câu chuyện về Sư đoàn 335 hành quân lên bảo vệ Mộc Châu và thành lập Nông trường Quân đội Cờ Đỏ năm 1955 để xây dựng miền đất này. Và hôm nay tôi gặp ông, để nghe ông kể về trận đánh phá tan khu vực phòng thủ Mộc Châu của thực dân Pháp, mở đường cho bộ đội và dân công tiến lên chiến trường Điện Biên Phủ, tiếp tế lương thực và chuẩn bị cho trận đánh quyết định 2 năm sau đó. Trong căn phòng tập thể chưa đầy 15m2, người lính già đã 93 tuổi vẫn hào sảng kể lại trận chiến năm ấy…

Khi đó phân khu Mộc Châu có một vị trí rất đặc biệt, nằm giữa Quân khu Tây Bắc, dưới Sơn La, trên Hòa Bình, án ngữ trục Quốc lộ 6 và ngã ba Pa Háng để sang Lào. Ông Việt nhấn mạnh, đồn Mộc Châu là hệ thống phòng thủ của Pháp với sự bố phòng đặc biệt khi nằm trên một núi đá tai mèo, có chiều dài gần 500m, vách đứng thành vại và được bố trí tới gần 100 hỏa điểm cố định thay cho lô cốt, 2 vạn quả mìn, 2.000 tấn dây thép gai rào thành nhiều tầng lớp… Ban ngày leo lên được núi còn khó, chưa nói gì tới ban đêm. Đồn Mộc Châu khi đó như một con nhím khổng lồ, húc vào là chỉ có chết. Đồn có một tiểu đoàn lính Thái, một đại đội biệt kích, quân số chừng 450 tên, được trang bị 2 đại bác 94mm, 2 cối 81mm, trọng liên 20mm, 2 đại liên, 27 trung liên... Trong số gần 100 hỏa điểm, mỗi hỏa điểm bố trí 2-3 người, có dự trữ đủ đạn dược, lương thực để chiến đấu lâu dài. Ngoài ra, địch chất dây thép gai thành 4 lớp bùng nhùng để không thể phá bằng bộc phá. Mìn được gài gắp nơi, trên các nẻo đường, trong vườn rau và cả trên lớp dây thép gai… Trên đỉnh núi, địa hình được san phẳng để làm đài quan sát, đặt trung tâm hỏa lực, thông tin và chỉ huy. Ngoài đồn chính, địch còn bố trí hai trạm tiền tiêu, mỗi trạm một tiểu đội là Pom Lót và Pom Thơm.


Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 Đặng Văn Việt.

Đã 60 năm trôi qua, nhưng Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt vẫn nhớ rõ. Đời binh nghiệp của ông chỉ có 15 năm, ông đã chỉ huy đánh hơn 100 trận lớn nhỏ nhưng trận Mộc Châu với ông là một ký ức đặc biệt. Ông gọi đó là một trận đánh tuyệt đẹp. Khi ấy, người Trung đoàn trưởng mới 32 tuổi đã có biệt danh Hùm xám đường số 4. Trong chiến đấu, yếu tố bí mật, bất ngờ là vô cùng quan trọng, tuy nhiên ở trận Mộc Châu này không có nhiều điều bất ngờ. Chiến dịch mở ra từ ngày 13-10-1952 mà đêm 19-11-1952 ta mới công đồn, vì vậy trinh sát của địch đã theo dõi khá kỹ mọi động thái của quân ta. Điều bất ngờ ở đây, có chăng chỉ có thể là cách đánh sáng tạo mà thôi. Theo nhận định lúc bấy giờ của chúng ta, nếu không đánh được đồn Mộc Châu trong đêm 19-11-1952 thì những đêm sau khó mà đánh vì Pháp sẽ cho máy bay B26 ném bom làm tan tác cả núi rừng xung quanh, ta không còn chỗ trú ẩn mà tiếp tục công đồn…

Diệt đồn Ca Vịnh, Ba Khe, Thượng Bằng La

Người lính già đã sống gần trọn thế kỷ, nheo mắt nhìn ra ô cửa nhỏ của căn phòng tập thể đầy nắng thu. Có lẽ lúc này mọi ký ức của trận đánh cách đây hơn nửa thế kỷ đang ùa về với ông… Khi ấy Bộ Tổng tư lệnh chủ trương mở chiến dịch Tây Bắc với mục đích tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc rộng lớn. Trận Mộc Châu là một trận then chốt của chiến dịch. Nếu đồn Mộc Châu không bị tiêu diệt thì coi như chiến dịch bế tắc, ta không thể khống chế đường số 6. Thế trận của địch vẫn vững chắc và chưa biết khi nào chúng ta mới giải phóng được Tây Bắc. Nếu ta không làm chủ được Mộc Châu thì hàng trăm xe vận tải chở đầy ắp gạo đang chờ ở Hòa Bình để lên tiếp tế cho cả vạn quân dân sẽ bị chặn lại. Và 15 ngày lương trên vai từng cán bộ, chiến sĩ, dân công sẽ cạn kiệt… Tư tưởng quân sự được xác định khi đó là “cưỡi lên đầu hổ - đánh từ nóc nhà đánh xuống”.


Trung đoàn 174 trước giờ xuất trận.

Trung đoàn 174 (E174) là một cánh quân chủ lực mạnh, nằm trong đội hình của Sư đoàn 316, được giao nhiệm vụ làm một mũi tiến công vào Tây Bắc từ hướng Yên Bái, đặc biệt là đánh đồn Mộc Châu. Thời điểm nhận nhiệm vụ, E174 đang đóng quân trên vùng Đông Bắc trung du (Mẹt - Bắc Giang) được lệnh hành quân qua Thái Nguyên, tập kết ở bến Âu Lâu (tả ngạn sông Thao, thuộc tỉnh Yên Bái). Việc chỉ huy hành quân của đơn vị được giao cho Chính ủy Chu Huy Mân (sau này là Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước), còn Trung đoàn trưởng tổ chức đi khảo sát thực địa và lo kế hoạch tác chiến. Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt khi ấy đã không ít lo nghĩ, suy tư bởi E174 từ khi thành lập (năm 1949) đến nay chỉ hoạt động trên chiến trường Đông Bắc, dọc đường số 4 theo biên giới Việt - Trung, nay lại được giao tác chiến trên một địa bàn hoàn toàn mới. Chính vì vậy đoàn trưởng đã tổ chức một đội trinh sát và đích thân dẫn đầu để thăm dò tình hình cũng như địa thế khu vực này. Sau đợt thực địa hơn chục ngày, Trung đoàn trưởng Việt xác định rõ, muốn tiếp cận Mộc Châu, trước tiên phải diệt các đồn tiền tiêu Ca Vịnh, Ba Khe và Thượng Bằng La. Oái oăm thay, đúng ngày định ra lệnh tiến công đồn Ca Vịnh đầu tiên thì hầu hết cán bộ chủ chốt của trung đoàn lăn ra sốt rét. Ngay cả Trung đoàn trưởng cũng nằm bẹp không dậy nổi. Vào thời điểm gấp rút, cam go ấy, Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt đã quyết định vẫn phải đánh, ông yêu cầu quân y tăng liều thuốc cao chạy chữa cho cán bộ, còn riêng mình sử dụng lượng thuốc gấp đôi để đẩy lùi cơn sốt, cùng trung đoàn ra trận. Ngay sau đó, một số tiểu đoàn trưởng và chỉ huy đại đội chủ chốt gượng dậy được và bám lấy đơn vị. Trung đoàn trưởng vẫn chưa khỏe nhưng đã ngồi trên cáng để anh em khiêng tới vị trí chỉ huy trận đánh. Nhưng trên đường cáng ra trận địa, có những dân công nhìn thấy xì xào: “Thương binh mà lại cáng ra trận à?”. Sợ việc ngồi cáng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của bộ đội trước khi bước vào trận đánh nên Trung đoàn trưởng Việt đã cương quyết rời khỏi cáng, nhờ đồng chí cần vụ buộc mình vào lưng ngựa để đi… Nhưng ông chỉ trụ được trên lưng ngựa tới chân đồi thì phải xuống vì quá mệt. Quyết phải đi tới đích, ông tiếp tục yêu cầu hai chiến sĩ buộc dây vào thân người kéo lên dốc, hai chiến sĩ đẩy lưng đằng sau để tiến lên đỉnh đồi… Bằng cách ấy, người chỉ huy đã tiếp cận được trận địa để chỉ huy bộ đội tác chiến. Sau thắng lợi diệt đồn Ca Vịnh, bộ đội ta thu toàn bộ vũ khí quân dụng, bắt sống tên quan hai và 20 tù binh. Thắng lợi đó tạo đà cho Trung đoàn 174 tiêu diệt tiếp đồn Ba Khe và Thượng Bằng La, là những đồn tiền tiêu bảo vệ phía đông của Tây Bắc bị quét sạch. Niềm vui chiến thắng diệt 3 đồn địch liên tiếp đã thổi thêm sức mạnh cho bộ đội E174 đẩy lùi sốt rét, hành quân 3 ngày đêm để tiếp cận đồn Mộc Châu.

Người lính già Đặng Văn Việt cho biết: “Với cán bộ, chiến sĩ E174 chúng tôi khi đó, niềm vui và sự tự tin đầy ắp. Lần đầu tác chiến ở một địa bàn mới mà đã hoàn thành nhiệm vụ, diệt 3 đồn tiền tiêu của Tây Bắc. Đó là động lực lớn lao thúc giục chúng tôi hành quân nhằm đồn Mộc Châu thẳng tiến”. Sau khi hành quân tới Mộc Châu, Trung đoàn 174 đóng quân cách đồn địch khoảng 12km, trong khu rừng chuối ven Quốc lộ 6. Giữa núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ, tại một lòng suối cạn trong khe núi, Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt cùng các chỉ huy đơn vị Nguyễn Hữu An (sau này Thượng tướng, Giám đốc Học viện Quốc phòng), Lê Hoàn, Thanh Tâm, Lê Vũ, Đình Giang, Hùng Quốc… đã họp bàn để thống nhất phương án tác chiến…

(còn tiếp)
Ghi chép của Hoàng Trường Giang

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/296/296/209927/Default.aspx
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2012, 07:51:32 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #94 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2012, 07:50:20 am »

Kỷ niệm 60 năm trận Mộc Châu (11-1952/11-2012)

MỞ ĐƯỜNG VÀO TÂY BẮC (Tiếp theo và hết)

QĐND - Chủ Nhật, 07/10/2012, 20:37 (GMT+7)

Kỳ 2: Công đồn Mộc Châu

QĐND - Sau khi diệt xong các đồn Ca Vịnh, Ba Khe, Thượng Bằng La, Trung đoàn 174 hành quân ròng 3 ngày đêm tiếp cận Mộc Châu với nhiệm vụ công đồn trọng điểm mở đường vào Tây Bắc. Núi rừng cao nguyên những ngày cuối năm 1952, sương mù, gió bấc, rét cắt da thịt nhưng không hề làm giảm đi chút nào khí thế tiến công của những người lính Cụ Hồ. Giữa rừng già hoang sơ, hùng vĩ, Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt lại tập hợp các chỉ huy đơn vị nòng cốt để bàn kế hoạch tác chiến…

Đòn tấn công lúc nửa đêm

Người lính già nhớ lại, phía Việt Minh lúc đó lực lượng gồm Trung đoàn 174 (Sư đoàn 316) được phối thuộc thêm Tiểu đoàn 215, 439 của Trung đoàn 98 và Tiểu đoàn 888 của Trung đoàn 176. Ngoài ra có thêm một đại đội pháo 75mm, một đại đội cối 120mm… Tất cả nằm dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt. Quyết tâm đặt ra là phải nhổ kỳ được đồn Mộc Châu. Trong cuộc họp bàn giữa rừng ấy, người thì nêu ý kiến đánh 2 mũi, người đề xuất đánh 3 mũi… Sau khi để cán bộ phát biểu hết ý kiến, ông Việt mới đưa ra quyết định: “Chúng ta đã đi vòng quanh 4 phía của đồn Mộc Châu và thấy rằng khó đánh hơn cả Đông Khê. Với địa hình thành vại, nhiều hỏa điểm xung quanh, nếu đánh theo cách thông thường thì trung đoàn sẽ nướng hết quân. Nhưng đồn Mộc Châu có hình thù như một cây quần vợt, ta phải lợi dụng cái cán vợt mới xoay chuyển được tình thế. Tôi quyết định chỉ đánh một mũi, tất cả tập trung đánh từ cán quần vợt chọc thẳng lên đỉnh núi, chiếm trung tâm hỏa lực, thông tin, chỉ huy. Ta dùng chiến thuật từ nóc đánh xuống, gõ lên đầu các lô cốt gọi hàng, nếu địch không hàng thì dùng lựu đạn tiêu diệt. Các hướng đông, tây, nam ta chỉ dùng hỏa lực kiềm chế, nghi binh, không dùng bộ binh đột phá, xung phong. Nếu đồng chí nào không đồng ý, tôi cho bảo lưu ý kiến sau trận đánh sẽ phân giải”. Ngay sau đó, các đơn vị được phân công vào vị trí, Tiểu đoàn 249 đột phá ở hướng chính tiến lên chiếm lĩnh đỉnh đồi. Tiểu đoàn 255 và 251 ở hướng phụ, phòng bị và Tiểu đoàn 215, 439 tổng dự bị. Tiểu đoàn 888 chặn viện binh, chống nhảy dù.


Chính ủy Chu Huy Mân và Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt. Ảnh tư liệu.

23 giờ ngày 19-11-1952, từ trung tâm chỉ huy, Trung đoàn trưởng Việt hạ lệnh nổ súng bắt đầu trận đánh. Một đại đội của Tiểu đoàn 215 nhận nhiệm vụ sơ tán bà con dân bản ở khu tập trung ra xa đồn để tránh tên bay, đạn lạc và đề phòng địch sử dụng máy bay oanh tạc sau đó… Tất cả hỏa lực của trung đoàn dồn dập bắn theo hướng chính lên đỉnh đồi, hàng rào dây thép gai và mìn nổ tung trời… Các bộc phá viên tranh thủ thời cơ xông lên mở đường cho bộ binh xung phong. Ngay từ những phút đầu Tiểu đoàn 215 đã tiêu diệt được 2 trạm Pom Lót và Pom Thơm, lợi dụng vị trí cao, bố trí hỏa lực bắn vào đồn lớn. Ngay sau đó, Đại đội 1, Tiểu đoàn 249 xông thẳng lên chiếm đỉnh núi, đại đội trưởng cầm đèn pin quay mấy vòng báo hiệu cho sở chỉ huy. Trung đoàn trưởng Việt ra lệnh cho Đại đội 2, 3 xung phong lên thẳng vị trí đồn, bao vây trọng điểm này. Quan ba đồn trưởng Vincent bị bắt sống, nhưng địch vẫn chống cự quyết liệt. Từ các hỏa điểm đạn bắn ra như mưa, con nhím Mộc Châu đang xù lông tua tủa với hàng trăm ngàn mũi gai nhọn… Vào thời điểm này, Tiểu đoàn 249 đã cưỡi lên lưng cọp, không thể nào xuống nên lần theo các khe núi, tuột xuống từng lô cốt gọi hàng… Một số tên địch hoảng sợ, định vượt rào thoát ra khỏi đồn thì dính vào chính bẫy mìn của chúng, nhiều tên phơi xác trên hàng rào thép gai. Về phía ta cũng có một số đồng chí hy sinh, trong đó có Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 249 Khái Tâm. Anh đang nấp dưới bờ ruộng, vừa nhô đầu lên quan sát thì đã hứng trọn một băng liên thanh của địch…

Đến khoảng 2 giờ 30 phút sáng 20-11-1952, trận đánh kết thúc, quân ta đã toàn thắng, 450 tên địch của đồn Mộc Châu bị tiêu diệt và bắt sống không sót một tên. Ta thu toàn bộ trang bị, vũ khí của địch. 6 giờ sáng, Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt lên đồn trực tiếp nghiên cứu cách bố phòng của địch, giữa làn sương mù ban mai Tây Bắc, quang cảnh núi rừng hiện ra hoang sơ, hùng vĩ.

Đúng như dự đoán của ta, 9 giờ sáng, 3 chiếc máy bay B26 của địch đã bay đến giội bom rải thảm làm kho thóc và nhà cửa trong đồn cháy ngùn ngụt. Do đã lường trước tình huống, nên bộ đội ta đã cơ động khỏi trận địa, đến nơi trú ẩn an toàn. Trận đánh đồn Mộc Châu phía ta thương vong 53 cán bộ, chiến sĩ. Cũng vào buổi sáng ấy, trong khi đang quan sát trận địa, Trung đoàn trưởng Việt bỗng nghe mấy tiếng mìn nổ dữ dội, nhìn về phía sau đã thấy mấy tên địch tìm cách chạy trốn bị vướng mìn chết ngay tại chỗ...

Đối thoại với Vincent

Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt xuất thân từ một gia đình có truyền thống hiếu học, lại được đào tạo tại Đại học Y Hà Nội (thuộc Đại học Đông Dương) nên ông có thể sử dụng thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngay từ ngày chỉ huy các trận đánh trên đường số 4, mỗi khi bắt được tù binh địch, ông đều trực tiếp thẩm vấn bằng tiếng Pháp. Sau trận Mộc Châu, ông đưa đơn vị về nơi trú quân và gọi quan ba Vincent (chỉ huy đồn Mộc Châu) đến để hỏi chuyện…

Mở cửa sổ căn phòng tập thể trên tầng 4, châm một điếu thuốc hút, người lính già nheo mắt nhớ lại buổi đối thoại cách đây 60 năm cũng bắt đầu như thế… “Tôi hỏi tỉ mỉ về quân số, vũ khí, cách bố phòng của đồn Mộc Châu. Vincent trả lời rất đầy đủ và lễ phép, có lẽ hắn cũng biết người đang ngồi trước mặt là ai. Tôi hỏi, ông có biết vì sao với cách bố phòng chắc chắn, với 2 vạn quả mìn, 2000 tấn dây thép gai, lại thêm một đại đội biệt kích, đồng thời biết trước Việt Minh sẽ tấn công mà các ông vẫn mất đồn? Vincent cúi gầm mặt một lúc rồi mới ngẩng lên nói: “Thưa ông, thám báo và biệt kích của tôi từ trên núi đã đếm được từng người của các ông. Tôi biết trước 100% Mộc Châu sẽ bị tấn công, chúng tôi đã bố trí phòng ngự chu đáo nên tin tưởng tuyệt đối là các ông không thể nào chiếm nổi Mộc Châu. Tôi hơn các ông về vũ khí trang bị, lợi thế, nhưng tôi thua các ông về chiến thuật và cách đánh. Ngay từ những phút đầu giao chiến, đỉnh núi đã bị chiếm, pháo đài tê liệt, tôi bị bắt sống thì làm sao chống cự nổi. Binh lính mất tinh thần hết cả rồi. Quá bất ngờ, quá bất ngờ”. Vincent ôm lấy đầu rồi gục xuống bàn như muốn khóc…


Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ cựu chiến binh Trung đoàn 174. Ảnh tư liệu.

Trung đoàn trưởng tiếp tục hỏi: “Anh có luôn giữ liên lạc với Hà Nội không? Bộ Tổng hành dinh đã có lệnh gì khi các anh bị tấn công?”. Vincent: “Tất nhiên là tôi phải giữ liên lạc thường xuyên với Hà Nội, ngay từ chiều hôm kia tôi đã nhận được điện báo rằng, Việt Minh chuẩn bị tấn công Mộc Châu. Bằng mọi giá phải giữ được đồn qua đêm, nếu qua một đêm Việt Minh không chiếm được Mộc Châu thì sẽ không thể nào chiếm được. Bộ Tổng hành dinh sẽ cho máy bay B26 ném bom oanh tạc, đẩy Việt Minh lui về sông Thao… Tôi đã không giữ được Mộc Châu, thật đáng buồn”. Sau cuộc gặp gỡ tôi cho Vincent một bao thuốc lá rồi bảo: “Bây giờ anh là tù binh chiến tranh, chúng tôi sẽ thi hành luật tù binh quốc tế. Anh phải chấp hành mọi luật lệ của trại. Không được trốn, Anh có nhiệm vụ vẽ lại sơ đồ trận địa mìn và giúp công binh Việt Nam tháo gỡ”. Vincent gật gật cái đầu rồi trả lời một cách ngổ ngáo: “Thưa ông, việc giữ tù binh là của các ông, còn việc tìm cách trốn là của chúng tôi”. Tuy nhiên hắn đã không kịp thực hiện lời nói đó, mấy hôm sau tôi được tin Vincent đã chết vì giẫm phải mìn trong khi đang đi hướng dẫn bộ đội ta dò gỡ mìn do chính hắn chỉ huy đặt...

Ngay sau trận đánh, hàng trăm xe vận tải chở đầy ắp gạo từ rừng Hòa Bình đã ngược lên Tây Bắc, tiếp tế kịp thời cho hàng vạn dân công và bộ đội đang áp sát đường số 6. Mộc Châu, một vị trí kiên cố vùng Tây Bắc thất thủ, các đồn bốt khác nghe tin hốt hoảng bỏ chạy như Yên Châu, Hát Lót, Cò Nòi… Lợi dụng tình thế, các đơn vị chủ lực của ta thừa thắng xông lên giải phóng Sơn La, Thuận Châu, Chiềng Đông… và sau này là Điện Biên Phủ. 60 năm đã trôi qua, bằng thời gian cả một đời người. Trung đoàn trưởng 174 năm ấy 32 tuổi nay đã sắp bước sang tuổi 93 những ông vẫn nhớ lắm. Ông nhớ trận đánh hào hùng, nhớ trung đoàn của mình, nhớ những đồng đội đã hy sinh, và cả những người đồng đội nay còn hay mất…

Ghi chép của Hoàng Trường Giang

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/296/296/209997/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #95 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2012, 09:15:26 am »

Nếu như không có những xoay vần của thời cuộc biết đâu đấy con hùm xám đường số 4 ĐVV vẫn tiếp tục đường binh nghiệp thì lịch sử chiến tranh VN có thể sẽ ghi thêm tên một danh tướng nữa.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #96 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2012, 03:49:22 pm »

Phần tóm tắt các chiến dịch này nếu bác chuongxedap sưu tầm được bản đồ đưa vào vào thì tốt.
Trận Mộc Châu là một trận độc đáo trong chiến dịch Tây Bắc 1952 mà cụ Việt rất tâm đắc, cụ đã kể khá kỹ trong hồi ức "Người lính già Đặng Văn Việt, chiến sỹ đường số 4 anh hùng".

Nếu như không có những xoay vần của thời cuộc biết đâu đấy con hùm xám đường số 4 ĐVV vẫn tiếp tục đường binh nghiệp thì lịch sử chiến tranh VN có thể sẽ ghi thêm tên một danh tướng nữa.

Với lý lịch và tính cách của cụ Việt thì em nghĩ khó đấy bác Tường ạ. Sau này cụ làm sinh viên già đi học Bách Khoa ngành Vật liệu xây dựng.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #97 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2012, 04:27:44 pm »


Chiến dịch Tây Bắc năm 1952

CHỦ ĐỘNG NGHI BINH LỪA ĐỊCH VÀ ĐÁNH TRẬN THEN CHỐT

QĐND - Thứ Bẩy, 06/10/2012, 18:13 (GMT+7)

QĐND - Đầu tháng 9-1952, sau khi phân tích, đánh giá tình hình địch, ta trên chiến trường Bắc Bộ, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tham mưu quyết định mở chiến dịch Tây Bắc nhằm tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch ở 4 phân khu: Lai Châu, Sông Đà, Nghĩa Lộ, Sơn La và 3 tiểu khu độc lập: Thuận Châu, Phù Yên, Tuần Giáo, giải phóng nhân dân và phần lớn đất đai Tây Bắc.

Để tiến hành chiến dịch thắng lợi, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu, Bộ tư lệnh chiến dịch triển khai đồng bộ công tác chuẩn bị cho chiến dịch, trong đó đặc biệt chú trọng kế hoạch thiết lập phương án tác chiến và nghi binh lừa địch, không cho chúng dự đoán được thế trận và bố trí lực lượng của ta.

Công tác nghi binh, lừa địch được Bộ Tổng tư lệnh và Bộ tư lệnh chiến dịch tập trung chỉ đạo thống nhất, chuẩn bị tỉ mỉ công phu và được các lực lượng trên các hướng trọng điểm chấp hành nghiêm túc, thực thi triệt để. Không phát hiện ta chuẩn bị mở chiến dịch Tây Bắc, Bộ Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương cho rằng, “hoạt động quân sự của Việt Minh trong Thu - Đông 1952 là ở Đồng bằng Bắc Bộ”, vì thế, chúng thường xuyên bố trí 29 tiểu đoàn (trong tổng số 32 tiểu đoàn cơ động chiến lược của toàn Bắc Bộ) vào vùng chiến lược này. Địch cho một số tiểu đoàn mở các cuộc hành quân càn quét thăm dò ra vùng tự do Ninh Bình và Vĩnh Phúc. “Tương kế, tựu kế”, Bộ Tổng tham mưu đưa một bộ phận trinh sát của Bộ vào hoạt động ở các hướng giáp ranh và vùng sau lưng địch ở đồng bằng Nam Liên khu 3 (Hà Nam, Ninh Bình), cho bộ đội công binh và lực lượng vũ trang địa phương làm cầu, sửa đường, lập các bến vượt, các khu tập kết giả dọc tuyến sông Đáy để củng cố sự phán đoán của địch về ta. Bộ tư lệnh chiến dịch tăng cường giáo dục, quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị tham gia chiến dịch ý thức phòng gian, giữ bí mật; chỉ đạo các trạm vô tuyến điện ở nguyên vị trí cũ phát sóng theo phiên trực thường lệ để chúng không nghi ngờ; tổ chức phong tỏa tin tức, bao vây, theo dõi nơi khả nghi, tiêu diệt các ổ tề điệp nằm vùng…

Bắc cầu phao tại bến Mậu A trong chiến dịch Tây Bắc (1952). Ảnh tư liệu.

Hoạt động nghi binh, lừa địch đạt kết quả đã tạo ra thế trận và niềm tin cho các đơn vị tiến hành chiến dịch. Với phương châm tác chiến “đánh điểm, diệt viện”, trong đợt 1 chiến dịch (từ ngày 14-10 đến ngày 25-10-1952), Bộ tư lệnh chiến dịch sử dụng các Trung đoàn 174 (Đại đoàn 316), Trung đoàn 141 (Đại đoàn 312) tiêu diệt hàng loạt vị trí quân địch dọc Đường 13, hỗ trợ đắc lực cho hai Đại đoàn 308, 312 (thiếu) bí mật luồn sâu tiến công tiêu diệt tiểu đoàn tăng cường chốt giữ cứ điểm kiên cố, giải phóng Phân khu Nghĩa Lộ. Đây là trận then chốt thứ nhất. Bộ chỉ huy chiến dịch chỉ đạo các đơn vị cơ động đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn dù (có tăng viện) và một số chốt điểm trên đoạn đường Tú Lệ-Ít Ong, đập tan hầu hết phòng tuyến vòng ngoài của địch từ hữu ngạn sông Thao đến tả ngạn sông Đà, từ Vạn Yên đến Quỳnh Nhai.

Bước vào đợt 2 chiến dịch (từ ngày 7-11 đến ngày 20-11-1952), biết rõ địch tăng cường 5 tiểu đoàn thiện chiến (2 cho Lai Châu, 2 cho Nà Sản, 1 cho Điện Biên Phủ) và tập trung 17 tiểu đoàn bộ binh, công binh, pháo binh, xe tăng mở cuộc hành binh Lo-ren đánh vào hậu phương ta ở Phú Thọ để đỡ đòn cho Tây Bắc, nhưng Bộ tư lệnh chiến dịch vận giữ vững kế hoạch tác chiến, điều Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) về phối hợp với lực lượng tại chỗ đánh địch ở Phú Thọ; đồng thời, điều động cánh quân vu hồi từ Quỳnh Nhai (hướng thứ yếu) hình thành hai mũi tiến công Tuần Giáo, Lai Châu, Điện Biên Phủ; truy kích địch từ Thuận Châu về Sơn La. Trong giai đoạn 1, ta tổ chức lực lượng vượt sông Đà, tiến công tiêu diệt địch ở Mộc Châu và một loạt vị trí khác, làm cho 4 tiểu đoàn địch còn lại ở Chiềng Đông, Cò Nòi, Tạ Khoa, Yên Châu phải rút về Nà Sản. Trên hướng phối hợp, các Trung đoàn 36, 176 và lực lượng vũ trang địa phương đánh bại cuộc hành binh Lo-ren, buộc chúng phải tháo chạy khỏi Phú Thọ…

Tuy còn có những mặt hạn chế và tiến công không dứt điểm được tập đoàn cứ điểm Nà Sản, song với việc tiêu diệt và bắt hơn một vạn tên địch (kể cả hướng phối hợp) giải phóng gần 3 vạn km2 với 25 vạn dân, nối liền các vùng chiến lược Tây Bắc, Việt Bắc, Liên khu 3, Thượng Lào đã là một chiến công xuất sắc. Chiến thắng đó chứng tỏ bước phát triển mới về nghệ thuật nghi binh lừa địch bằng các biện pháp linh hoạt, sáng tạo. Bộ tư lệnh chiến dịch đã chọn chính xác hướng (khu vực) mục tiêu chủ yếu, thứ yếu và có phương pháp tác chiến phù hợp “đánh điểm, diệt viện”, phối hợp chặt chẽ giữa phía trước và phía sau, giữa vu hồi, luồn sâu, chia cắt, nên đã đạt được mục tiêu chiến dịch đề ra. Chiến thắng Tây Bắc đã làm thay đổi hình thái chiến trường, không chỉ giúp ta từng bước giữ vững quyền chủ động chiến lược; các lực lượng vũ trang nhân dân (đặc biệt là bộ đội chủ lực) tích lũy thêm kinh nghiệm tác chiến quy mô lớn hơn, mà còn tạo ra những điều kiện mới để quân và dân ta tiến lên giành nhiều thắng lợi quyết định trong Đông Xuân 1953-1954.

Đại tá Trần Tiến Hoạt
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/209889/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #98 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2012, 04:26:52 pm »


 Chiến dịch Tây Bắc 1952 - Nhìn từ phía bên kia


THẤT BẠI ĐƯỢC DỰ ĐOÁN

QĐND - Thứ Tư, 17/10/2012, 22:9 (GMT+7)

QĐND - 60 năm đã trôi qua kể từ khi diễn ra chiến dịch Tây Bắc 1952, tại Pháp và các nước phương Tây đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Trong khi phần lớn các ý kiến đều cho rằng chiến dịch Tây Bắc là một thất bại về chiến lược của thực dân Pháp.

Năm 1952, thắng lợi liên tiếp và sự trưởng thành của quân và dân ta, nhất là từ sau Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 làm cho tình hình nước Pháp càng rối ren. Chỉ trong tháng 2 và tháng 3-1952, nội các Pháp đổ liên tiếp 3 lần. Đờ-lát đờ Tát-xi-nhi bị gọi về nước rồi chết. Sa-lăng lên làm Tổng tư lệnh. Lơ-tuốc-nô làm Cao ủy Đông Dương. Trên chiến trường Việt Nam, thực dân Pháp chủ trương thực hiện chiến lược phòng ngự, ráo riết bình định các vùng tạm chiếm.

Toàn bộ Ban chỉ huy Phân khu Nghĩa Lộ của địch bị ta bắt sống trong trận tấn công ngày 17-10-1952. Ảnh tư liệu.

Trong bối cảnh đó, dựa vào so sánh lực lượng giữa ta và địch, căn cứ vào đề nghị của Tổng quân ủy và Bộ Tổng tham mưu, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta quyết định mở Chiến dịch Tây Bắc (từ 14-10 đến 10-12-1952).

Thời điểm trước khi diễn ra chiến dịch, đời sống và bối cảnh chính trị của nhân dân Pháp vẫn là vấn đề nan giải đối với Chính phủ lâm thời. Tờ tuần báo Hành động (L’Action) số ra ngày 2-4-1952, ký giả người Pháp Hen-ri Clâu (Henri Clau) viết: “Dư luận tiến bộ lên án Chính phủ Pháp đang theo đuổi cuộc chiến ở Đông Dương, nhân dân Pháp bất bình vì tình trạng bắt lính kéo dài”.

Tại Hà Nội, nơi quân Pháp coi là “cái nút của chiến tranh”, tình hình không mấy lạc quan. Các nguồn tin tức đều cho thấy chiến sự sẽ xảy ra mà quân Pháp ngày càng đuối sức về mọi mặt. Tổng chỉ huy Sa-lăng vội vã điện về chính quốc xin viện trợ về lực lượng và tài chính nhưng không được chấp nhận. Khi đó, Béc-na Xta-đi là Phó chủ tịch Quốc hội phụ trách các vấn đề an ninh, tỏ ra thờ ơ và không đệ trình Chính phủ.

Liên tiếp trong hai tháng 7 và 8-1952, nhiều cuộc họp của tướng, tá Pháp đã diễn ra tại Sài Gòn và Hà Nội, ngoài việc xin viện trợ từ chính quốc còn tập trung phán đoán hướng tiến công của Việt Minh nhưng không có gì sáng sủa mà chỉ dừng ở nhận định: “Tình hình ở Tây Bắc không mấy tốt đẹp, chiến sự có thể xảy ra".

Cũng trong thời gian này, một số nhà nghiên cứu quân sự phương Tây lại nhận định rằng: “Nhìn vào nội tình chính trị nước Pháp và cuộc chiến tranh mà Pháp đang theo đuổi, chiến dịch có thể diễn ra cuối năm 1952. Nhưng rồi chiều hướng ngày càng xấu đi về mọi mặt đối với giới cầm quyền Pháp. Không hiểu số phận của cuộc chiến đi đến đâu nhưng nhân dân yêu chuộng tự do, hòa bình ở Pháp đều bất bình”.

Từ những nhận xét trên đây, không chỉ Bộ chỉ huy Pháp mà người cầm quân trực tiếp là Tướng Sa-lăng cũng tỏ ra lo lắng cho số phận của vùng Tây Bắc. Điều lo lắng ấy không có phương sách đối phó nào khác hơn khi mà chiến trường quá rộng, lực lượng Pháp và ngụy đều rất hạn chế.

Về phía ta, đến thời điểm này, công tác phòng gian, giữ bí mật, nghi binh được thực hiện tốt nên địch không phát hiện được hướng tiến công chủ yếu của ta là Tây Bắc, mà chúng nghi ngờ ta sẽ tiến công vùng đồng bằng. Bởi vậy, tướng Sa-lăng cho dàn các lực lượng cơ động dọc tuyến Trung du và phần lớn trên sông Đáy. Tất cả các cứ điểm của địch ở đồng bằng và Trung du được lệnh báo động khẩn cấp, điều đó rất trúng ý định nghi binh của ta.

Cuối tháng 9, qua tin tức tình báo, phía Pháp nghi ngờ hướng tiến công của ta, Tổng chỉ huy Sa-lăng lệnh báo động toàn khu Tây Bắc từ ngày 4-10. Đồng thời, chúng nhanh chóng triển khai lực lượng.

Sau khi ta chuẩn bị về mọi mặt, theo đúng kế hoạch, giai đoạn 1 chiến dịch bắt đầu từ ngày 14-10, các mũi tiến công nhanh chóng thọc sâu, chia cắt địch. Trước diễn biến quá nhanh, Sa-lăng không kịp trở tay. Ngày 15-10, viên Tổng chỉ huy thảo gấp chỉ thị mật từ Sài Gòn và giao cho Đại tá Bút-xa-ri chuyển cho Đờ Li-na-rét đang chỉ huy quân Pháp tại Hà Nội, trong đó chỉ rõ: “Nghĩa Lộ và Sơn La đang bị uy hiếp nặng nề… nhưng các yếu tố nắm được chưa cho phép chúng ta có chủ trương… Phải đợi cho Việt Minh lộ rõ ý định của họ”, và “Địa hình rừng núi đang buộc đối phương phải phân tán. Đó là nhân tố thuận lợi cần chú ý. Để tăng cường cho Nghĩa Lộ và bảo vệ Sơn La, không cần phải ném quân xuống Gia Hội hay Tú Lệ vì hai nơi này quá xa Nghĩa Lộ. Trước mắt, phải dành phần lớn không quân yểm trợ cho Tây Bắc”. Bản chỉ thị tới Tây Bắc quá chậm, sáng sớm 16-10, tiểu đoàn dù số 6 do thiếu tá Bi-gia chỉ huy đã đổ quân xuống Tú Lệ.

Khi đó, Tổng chỉ huy Sa-lăng đang ở Sài Gòn vẫn từng giờ, từng phút chờ đợi Đờ Li-na-rét điện báo về và tự thú nhận rằng, đêm 17-10 là “một đêm đầy lo âu, vì những tin tức hằng giờ bay vào Sài Gòn luôn mâu thuẫn nhau”.

Ngày 18-10, mọi lo ngại của tướng Sa-lăng đã thành sự thật, Đờ Li-na-rét bay từ Tây Bắc về Hà Nội báo cáo: “Thế là hết”. Nội dung ngắn gọn nhưng viên Tổng chỉ huy đã hiểu mọi điều. Thêm vào đó, Béc-na Phôn khẳng định: “Từ trên máy bay, các phi công nhìn thấy rất rõ từng đoàn tù binh kéo đi, tay giơ quá đầu, lê bước giữa hai hàng lính Việt Minh”.

Đến hết ngày 18-10, ta đã đánh những trận then chốt đầu tiên của chiến dịch ở khu vực Nghĩa Lộ thành công. Đây cũng là đòn choáng váng đối với địch. Khi trả lời báo chí về sự thất bại nhanh chóng, Tổng chỉ huy Sa-lăng biện minh: “Ông Giáp đã bất ngờ tập trung Sư đoàn 308 vào Nghĩa Lộ. Các hướng khác như Sầm Nưa, Mường Hét, Mường Hum… chỉ là nghi binh”. Do bị bất ngờ về hướng tiến công và không có sự chuẩn bị trước về mọi mặt nên thất bại ngay từ trận đầu đối với Pháp là điều dễ hiểu.

(còn nữa)

Trung tá, TS Trương Mai Hương

http://image.qdnd.vn/Upload/thuha/2012/10/17/708478520121017210831133.jpg
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #99 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2012, 08:21:54 pm »

Kỷ niệm 65 năm chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947

PHÂN TÁN BINH LỰC, ĐÁNH ĐỊCH RỘNG KHẮP, SÁNG TẠO

QĐND - Thứ Bẩy, 20/10/2012, 20:32 (GMT+7)

QĐND
- Ngày 7-10-1947, thực dân Pháp huy động lực lượng bắt đầu mở cuộc tiến công quy mô lớn lên Việt Bắc, nhằm tiêu diệt các cơ quan đầu não của ta. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của thực dân Pháp” và đề ra phương hướng hành động phải đánh địch khắp mọi nơi. Tháng 10-1947, Bộ Tổng chỉ huy quyết định mở chiến dịch phản công nhằm đánh bại cuộc hành quân quy mô lớn của quân Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ căn cứ địa cách mạng và cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 7 trung đoàn bộ binh của Bộ và các Khu 1, 11 12, cùng 30 đại đội độc lập và dân quân, du kích các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên.

Chiến dịch đã diễn ra rất quyết liệt giữa ta và địch, với hai đợt chiến đấu liên tục. Đợt 1 từ ngày 7-10 đến 20-11; đợt 2 từ ngày 21-11 đến 20-12-1947. Thực tiễn chiến dịch cho thấy cuộc đấu trí, đấu lực diễn ra hết sức căng thẳng giữa ta và địch, trong đó đối với ta nổi lên một số nét đặc sắc về nghệ thuật chiến dịch:

Cán bộ Bộ chỉ huy chiến dịch thị sát tình hình trong Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947. Ảnh tư liệu.

Trước hết, ta xác định hướng tiến công kịp thời, đúng đắn. Từ phân tích tình hình, ta nhận thấy, điểm mạnh của địch là ưu thế về máy bay, pháo binh, cơ giới, nhưng chúng không thể phát huy sức mạnh hỏa lực trên chiến trường rừng núi, nhất là trong điều kiện thời tiết mùa đông. Hơn nữa, địch chủ quan mở cuộc hành binh lớn bằng hai cánh quân cách nhau quá xa. Chúng phải dùng các trục đường bộ, đường sông để tiếp tế, vận chuyển lương thực. Trên cơ sở phán đoán âm mưu, hướng tiến công, phân tích đánh giá điểm mạnh, yếu của địch, ta xác định các hướng tiến công chiến dịch. Cụ thể, hướng Tây- sông Lô (đánh địch trên dòng sông Lô và trên đường bộ, chặn địch tăng viện); hướng Đông- đường số 3 (đánh địch trên đường Bắc Cạn-Cao Bằng ); đường số 4 (đánh địch trên đường Lạng Sơn-Cao Bằng).

Ở Mặt trận Sông Lô và đường số 2, Trung đoàn chủ lực của Khu 10 và một tiểu đoàn chủ lực của Bộ, có nhiệm vụ đánh địch trên sông Lô, đoạn từ Việt Trì đến Tuyên Quang; Trung đoàn 147 và 2 tiểu đoàn chủ lực Bộ bố trí ở phía nam đường liên tỉnh Tuyên Quang-Thái Nguyên. Ở Mặt trận Đường số 3, Trung đoàn 121 để lại tiểu đoàn 25 làm nhiệm vụ cơ động, lực lượng còn lại phân tán thành 7 đại đội, hoạt động trên các địa bàn trọng điểm Thái Nguyên, Vĩnh Yên và Phúc Yên; đồng thời sử dụng các đại đội khác bố trí ở các huyện Đông Anh, Đa Phúc, Kim Anh, Yên Lãng, Phú Bình, Võ Nhai, Chợ Chu, Đại Từ, Đồng Hỷ. Trung đoàn 72 để lại Tiểu đoàn 25, lực lượng còn lại phân tán thành 5 đại đội bố trí ở Chợ Đồng, Chợ Rã, Ngân Sơn. Trung đoàn 165 được tăng cường Tiểu đoàn 11 bố trí ở các huyên Chợ Rã, Chợ Đồn và thị xã Bắc Kạn. Trên Mặt trận đường số 4, Trung đoàn 74 để lại Tiểu đoàn 73 cơ động, còn lại 6 đại đội được bố trí ở các huyện Nguyên Bình, Sóc Giang, Hòa An, Quảng Nguyên, Phục Hòa, Đông Khê. Trung đoàn 11 để lại Tiểu đoàn 374 làm nhiệm vụ cơ động, hai tiểu đoàn còn lại phân thành 6 đại đội về hoạt động ở các huyện Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Điềm He, Lộc Bình và Đồng Mỏ. Với tổng số khoảng 20 tiểu đoàn bộ binh và pháo binh tập trung triển khai lực lượng, hình thành các mặt trận trên ba hướng chiến dịch, không những ta tránh được chỗ mạnh của địch mà còn từng bước vô hiệu hóa, trước hết là hướng Tây (Sông Lô-đường số 2), tiến tới bẻ gãy từng gọng kìm, phá thế hợp vây tiến công Việt Bắc bằng hai gọng kìm của địch.

Cùng với việc xác định hướng, mục tiêu tiến công, tổ chức lực lượng tạo thế trận phù hợp, ta vận dụng cách đánh sáng tạo, linh hoạt. Sau khi xác định mục tiêu tác chiến chủ yếu là quân địch vận động trên đường bộ và trên sông, Bộ Tổng chỉ huy đã quyết định phân tán chủ lực của Bộ và các Khu 1, 10, 12 thành 18 tiểu đoàn, tác chiến trên ba mặt trận và chuyển thành 30 đại đội về hoạt động độc lập ở một số huyện trên địa bàn chiến dịch. Việc phân tán binh lực một số trung đoàn thành “các đại đội độc lập và tiểu đoàn tập trung” không phải là “bước lùi” về quy mô tổ chức sử dụng lực lượng mà là chủ trương sáng tạo phù hợp với tình hình chiến trường, nhằm đẩy mạnh chiến tranh du kích, tạo điều kiện cho các tiểu đoàn của ta tập trung tác chiến chiến dịch hiệu quả. Trên ba mặt trận (ở ba hướng chiến dịch), ta tổ chức lực lượng quy mô cấp tiểu đoàn, đại đội, nhất là ở Mặt trận Sông Lô-đường số 2, bộ đội ta chủ yếu tổ chức phục kích, kết hợp bộ binh đánh trên bộ với pháo binh đánh trên sông. Bằng cách đánh đó, ta đã khoét sâu chỗ yếu cơ bản của địch khi chúng thoát ly công sự kiên cố, thoát ly khỏi chi viện của máy bay, pháo binh; tổ chức đánh nhiều trận giành thắng lợi lớn. Các đơn vị bộ đội còn hỗ trợ dân quân, du kích hoạt động ở nhiều nơi, tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, buộc chúng phải rút lui, giữ vững căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.

Chiến thắng Việt Bắc Thu-Đông 1947 có ý nghĩa chiến lược quan trọng, đã đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, góp phần quyết định làm phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, giữ vững căn cứ địa kháng chiến của cả nước. Chiến dịch Việt Bắc đánh dấu mốc hình thành rõ nét về nghệ thuật chiến dịch, trong đó chọn đúng hướng (khu vực tác chiến) phản công, lập thế trận bố trí lực lượng phù hợp và vận dụng cách đánh linh hoạt, sáng tạo để đánh địch giành thắng lợi.
Đại tá, TS Dương Đình Lập

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/211923/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM