Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:29:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp  (Đọc 152663 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #70 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2012, 10:12:32 pm »


Việc bảo đảm vật chất cho bộ đội chuyển sang truy kích là một vấn đề hết sức khó khăn. Để đánh Sầm Nưa, ta đã huy động 5.000 tấn gạo, 154 tấn muối, 2.360 con trâu bò. Chuyển sang truy kích, Tổng cục Cung cấp ngoài việc chuyển vật chất đến Sầm Nưa, đã nhanh chóng kết hợp với bạn tổ chức huy động lương thực, thực phẩm và dân công tại chỗ bảo đảm vật chất cho bộ đội truy kích. Riêng ở Sầm Nưa, ta huy động được 200 tấn gạo và 3.000 dân công. Các đơn vị đi đầu trong đội hình truy kích địch là: tiểu đoàn 8881 trung đoàn 176 Đại đoàn 316, tiểu đoàn 23 trung đoàn 88 Đại đoàn 308, tiểu đoàn 79 trung đoàn 102 Đại đoàn 308, tiểu đoàn 166 trung đoàn 209 Đại đoàn 312 và hai đại đội thuộc trung đoàn 165 Đại đoàn 312. Đêm ngày 13 tháng 4, tiểu đoàn 888 đuổi kịp bộ phận cuối của địch ở khu vực Mường Hàm, cánh Sầm Nưa gần 30 ki-lô-mét. Đơn vị triển khai chiến đấu và nhanh chóng đánh tan số địch này, bắt gọn toàn bộ bọn cầm đầu ngụy quyền tỉnh Sầm Nưa cùng hơn 40 tên lính dõng. Đây là trận đánh đầu tiên của chiến dịch.

Khi tiểu đoàn 888 vừa diệt địch ở Mường Hàm thì trung đoàn 98 cũng vừa tới nơi. Trung đoàn lập tức lần theo dấu vết rút chạy của địch để truy đuổi. 9 giờ sáng ngày 14 tháng 4, bộ phận đi đầu của trung đoàn phát hiện địch đang ở chân dốc trước bản Nà Noọng. Đây là bộ phận còn lại của một đơn vị lê dương, tiểu đoàn biệt kích ngụy Lào số 8 (8e BCL) và hai đại đội thuộc tiểu đoàn dù ngụy Lào số 1 (1er BPL).

Phát hiện được địch, tiểu đoàn 439 trung đoàn 98 báo cáo ngay lên trung đoàn đồng thời tổ chức tiến công ngay. Tiểu đoàn tổ chức thành ba bộ phận vừa chặn đầu vừa đánh thẳng vào đội hình địch. Nghe tiếng súng, biết bộ phận đi đầu đã đánh địch, trung đoàn trưởng điều động ngay một đại đội theo đường mòn vượt qua Nà Noọng tổ chức trận địa chặn địch, một đại đội xuyên rừng tắt qua bản Mèo ngăn không cho chúng chạy sang Mường Pơn, đồng thời đôn đốc lực lượng lên hỗ trợ cùng tiểu đoàn 439 đánh địch. Bị bất ngờ, địch hoảng loạn tháo chạy vào rừng vừa rút vừa chống cự. Ta đã hình thành thế bao vây, vừa tiêu diệt bọn ngoan cố, vừa truy bắt bọn chạy trốn, đến trưa thì cơ bản xoá sổ quân địch ở Nà Noọng. Kết thúc trận đánh, trung đoàn 98 diệt trên 50 tên, bắt 228 tên, trong đó có nhiều sĩ quan Pháp.

Các đơn vị của ta tiếp tục truy kích địch. 4 giờ sáng ngày 17 tháng 4, trung đoàn 102 cùng một bộ phận của trung đoàn 209 đuổi kịp địch ở khu vực Hứa Mường. Trung đoàn tổ chức tiến công diệt khoảng một đại đội địch, trong đó có 40 lính Âu - Phi. Số tàn binh còn lại khoảng 200 tên do trung tá Man-pơ-lát chỉ huy thục mạng chạy theo ba hướng Xốp Ó, Xốp Khoa, Bản Ban để về Cánh Đồng Chum.

Trên hướng thứ yếu, khi nghe tin Đại đoàn 304 tiến vào biên giới, ngày 15 tháng 4, địch tổ chức rút khỏi Noọng Hét và Bản Ban. Trung đoàn 66 Đại đoàn 304 và một tiểu đoàn của bạn vào tiếp quản Noọng Hét, Trung đoàn 9 vào tiếp quản Bản Ban. Sau khi tiếp quản Bản Ban, hai tiểu đoàn của trung đoàn 9 tiến về Sầm Nưa phối hợp với hướng chủ yếu, tiểu đoàn còn lại tiến vào Khăng Khay. Ngày 18 tháng 4, trung đoàn 57 Đại đoàn 304 áp sát thị xã Xiêng Khoảng, địch ở đây hoảng sợ rút về co cụm ở Cánh Đồng Chum.

Như vậy, sau hơn một tuần truy kích địch trên đoạn đường dài 270 ki-lô-mét từ Sầm Nưa về Cánh Đồng Chum, quân ta đã tiêu diệt, bắt sống và làm tan rã hơn 1.500 tên địch, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn, buộc địch phải điều động bảy tiểu đoàn bộ binh và hai tiểu đoàn pháo binh từ chiến trường Bắc Bộ tới xây dựng một tập đoàn cứ điểm tại Cánh Đồng Chum, cố giữ bằng được vị trí chiến lược này.

Trên hướng sông Nậm Hu (hướng phối hợp) tiểu đoàn 910 trung đoàn 148 từ Điện Biên Phủ tiến sang phối hợp với các chiến sĩ Pa-thét Lào đẩy mạnh hoạt động uy hiếp địch để phối hợp với hướng chính. Ngày 9 tháng 4, địch rút khỏi Huội Hun, Sốp Sao co về cố thủ ở Mường Khoa. Tiểu đoàn 910 cùng bạn tổ chức tiến công, nhưng không thành công, tiểu đoàn để lại một bộ phận uy hiếp cứ điểm, còn đại bộ phận lực lượng tiến xuống phía nam. Ngày 21 tháng 4, tiểu đoàn diệt cứ điểm Mường Ngòi, ngày 27 tháng 4, diệt cứ điểm Nậm Bạc.

Trong khi tiểu đoàn 910 trung đoàn 148 tiến xuống phía nam, trên hướng chủ yếu, trung đoàn 98 sau khi diệt địch ở Nà Noọng, được lệnh gấp rút tiến quân lên hướng bắc Luông Pha Băng phối hợp với trung đoàn 148 diệt địch ở Pắc Sàng, Mường Ngòi, tạo thế uy hiếp Luông Pha Băng. Chiều ngày 16 tháng 4, trung đoàn bắt đầu hành quân. Ngày 20, bộ phận đi đầu của trung đoàn gặp địch ở Keo Nhân, diệt và bắt sống 50 tên. Ngày 23 tháng 4, trung đoàn cách Pắc Sàng ba ki-lô-mét, phối hợp cùng bạn làm công tác chuẩn bị để tiến công địch ở Pắc Sàng.

Đêm 26 tháng 4, trung đoàn sử dụng tiểu đoàn 439, được tăng cường hoả lực, tổ chức hai hướng tiến công cứ điểm Pắc Sàng. Đây là cứ điểm nằm trên điểm cao độc lập nên trận chiến đấu diễn ra khá ác liệt. Song do có hoả lực chi viện và tinh thần chiến đấu dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ, nên sau hơn một giờ chiến đấu ta đã làm chủ cứ điểm, diệt 26 tên, bắt gần 70 tên, thu nhiều vũ khí và quân trang, quân dụng.

Sau khi diệt Pắc Sàng, trung đoàn chia làm hai cánh: một tiểu đoàn kết hợp với bạn xuống uy hiếp Luông Pha Băng; lực lượng còn lại đi ngược lên, kết hợp với trung đoàn 148 đánh địch ở Mường Khoa.

Phát hiện có lực lượng tiến xuống Luông Pha Băng, Xa-lăng vội vã điều hai tiểu đoàn cơ động thuộc binh đoàn cơ động số 1 (GM1) từ Nà Sản sang tổ chức tập đoàn cứ điểm bảo vệ Luông Pha Băng.

Ở Mường Khoa, 1 giờ sáng ngày 18 tháng 5, trung đoàn 98 (gồm hai tiểu đoàn) cùng một tiểu đoàn của trung đoàn 148 nổ súng tiến công cụm cứ điểm Mường Khoa ở tây nam Điện Biên Phủ 50 ki-lô-mét. Trận đánh kéo dài đến 5 giờ sáng, ta hoàn toàn làm chủ Mường Khoa, diệt và bắt sống gần 300 tên. Đây là trận đánh cuối cùng của Chiến dịch Thượng Lào. Cũng trong thời gian này, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định kết thúc chiến dịch và lệnh cho các đơn vị rút quân về nước.

Kết quả toàn chiến dịch, ta đã diệt và bắt sống gần 2.800 tên (diệt khoảng 500 tên), làm tan rã ba tiểu đoàn và một đại đội, diệt năm vị trí, bức rút 25 vị trí, thu nhiều vũ khí đạn dược. giải phóng vùng đất đai rộng lớn trên 4000 km2 gồm toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phông Xa Lỳ với trên 300.000 dân.



Mặc dù trong truy kích còn bỏ lỡ nhiều cơ hội diệt địch, song Chiến dịch Thượng Lào đã giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa quan trọng. Ta đã tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng của địch, buộc chúng phải điều 12 tiểu đoàn từ chiến trường Bắc Bộ sang tăng viện, làm phân tán và căng mỏng lực lượng của Pháp ở Đông Dương. Chiến dịch đã giải phóng vùng đất đai rộng lớn, mở rộng địa bàn đứng chân của lực lượng kháng chiến Lào, nối liền vùng giải phóng của Lào với vùng tự do của ta, tạo thế chiến lược rất có lợi cho ta và bạn. Thắng lợi của Chiến dịch Thượng Lào càng làm tăng cường mối đoàn kết máu thịt giữa hai dân tộc và hai quân đội Việt-Lào.

Chiến dịch Thượng Lào là một chiến dịch lớn, trên địa bàn rừng núi của nước bạn. Thành công về nghệ thuật trong Chiến dịch Thượng Lào là do Bộ Tổng tư lệnh, Bộ chỉ huy chiến dịch có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. Ngay từ những ngày cuối tháng 2 năm 1953, Bộ Tổng tham mưu đã tổ chức cán bộ đi nghiên cứu chiến trường, chuẩn bị bộ đội, chuẩn bị các mặt cho bảo đảm vật chất và xây dựng kế hoạch tác chiến. Trong kế hoạch tác chiến, ta đã xây dựng được kế hoạch hoạt động cho các lực lượng trên từng hướng của chiến dịch và các chiến trường phối hợp. Ta đã có kế hoạch và tổ chức lực lượng nghi binh đánh Nà Sản để đánh lạc hướng quân địch.

Chính do có sự chuẩn bị chu đáo nên Bộ chỉ huy chiến dịch đã rất chủ động và linh hoạt trong thực hành chiến dịch. Theo dự kiến ban đầu, mục tiêu chủ yếu của chiến dịch là tập đoàn cứ điểm Sầm Nưa. Song khi ta hành quân tiếp cận mục tiêu thì địch vội vã rút quân tránh đòn tiến công của ta. Do có dự kiến và chuẩn bị trước cả về lực lượng và đảm bảo vật chất nên Bộ chỉ huy chiến dịch Thượng Lào đã nhanh chóng hạ quyết tâm từ đánh công kiên sang vận động truy kích địch, đồng thời đẩy mạnh tiến công trên hướng phối hợp (hướng sông Nậm Hu) để triệt để tận dụng thời cơ do hướng chủ yếu tạo ra.

Trong thực hành cụ thể, do thiếu sót của cán bộ chỉ huy các cấp và sự chỉ đạo vận dụng chiến thuật truy kích chưa tốt nên ta đã bỏ lỡ năm cơ hội diệt địch, bộ đội phải đuổi địch trên chặng đường 270 ki-lô-mét mà không tiêu diệt được toàn bộ địch. Sau chiến dịch này, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đưa ra mấy nguyên tắc về chiến thuật truy kích đó là:

- Phải hết sức tranh thủ thời gian, nhất là trong lúc đầu. Đó là yếu tố quyết định thành công của truy kích.
- Phải luôn luôn bám sát địch, không thả cho địch chạy thoát.
- Phải vượt lên trước chặn địch lại mà đánh...
- Không sợ bộ đội mình ít.
- Bộ đội phải gọn nhẹ.
- Người chỉ huy phải đi với đơn vị đi đầu.

Đây thực sự là những nguyên tắc quý báu được rút ra từ bài học truy kích địch trong Chiến dịch Thượng Lào.
__________________________________
1. Tiểu đoàn 888 là lực lượng Bộ Tổng tham mưu điều động thêm vào Sầm Nưa khống chế người ra vào thị xã bảo đảm bí mật cho chiến dịch.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #71 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 05:30:37 pm »


CHIẾN DỊCH TÂY NAM NINH BÌNH
(Phản công, từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 6 tháng 11 năm 1953)


Bước vào Thu đông 1953, ở chiến trường chính Bắc Bộ, trong khi ta đang tích cực chuẩn bị mọi mặt theo kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 nhằm phá kế hoạch Na-va của địch, thì tình báo của Pháp lại khẳng định ta sẽ mở cuộc tiến công vào ngày 15 tháng 10 năm 1953 và một trong những bàn đạp của cuộc tiến công đó là phủ Nho Quan ở về phía tây nam Ninh Bình, nơi Đại đoàn 320 đang hoạt động. Na-va lập tức mở cuộc hành quân “Hải Âu” nhằm: “loại Đại đoàn 320 ra ngoài vòng chiến đấu trước khi nó vào địch hậu, hay ít nhất cũng phá được bàn đạp tiến công mà đại đoàn này đã tổ chức ở vùng Nho Quan”. Đây còn là cuộc tiến công nhằm nâng cao uy tín của Na-va, làm hậu thuẫn cho phái chủ chiến ở Pháp và là cớ để xin thêm viện trợ của Mỹ.

Với mục đích quân sự và chính trị trên đây, bộ chỉ huy Pháp đã huy động vào cuộc hành quân tới sáu binh đoàn cơ động, gồm 19 tiểu đoàn bộ binh, ba tiểu đoàn dù, hai tiểu đoàn thiết giáp, chín tiểu đoàn pháo (sáu tiểu đoàn của sáu binh đoàn và ba đại đội biệt kích). Tổng số quân lên đến bốn vạn tên được tổ chức thành hai sư đoàn lâm thời A và B và cánh quân C, do tướng Cô-nhi, tư lệnh Bắc Bộ trực tiếp chỉ huy. Đồng thời với cuộc hành quân này, bộ chỉ huy Pháp còn mở cuộc hành quân “Chim Bồ Nông” ở phía vùng biên Thanh Hóa nhằm nghi binh và uy hiếp, giam chân Đại đoàn 304 ở vùng này, không cho Đại đoàn chi viện tiếp sức cho vùng Ninh Binh.

Về phía ta, ngay sau khi địch rút khỏi Nà Sản (tháng 8-1953), Bộ Chính trị đã họp và nhận định: Ở đồng bằng Bắc Bộ, địch có thể lợi dụng những sơ hở của ta để tập kích ra vùng tự do, phá cơ sở kinh tế, kho tàng, phá việc chuẩn bị chiến dịch... Khả năng địch chiếm đóng rộng ra thì ít, nhưng ở mạn Nho Quan, Chi Nê chúng ta cần có kế hoạch đề phòng. Cũng trong tháng 8 năm 1953, Bộ Tổng tham mưu đã chỉ thị cho bộ đội chủ lực và chính quyền địa phương ở vùng tự do phải có kế hoạch sẵn sàng chiến đấu tiêu hao tiêu diệt quân địch khi chúng đánh ra vùng tự do. Sau hạ tuần tháng 10, Bộ có lệnh cho trung đoàn 9 Đại đoàn 304 di chuyển ra bắc Đò Lèn làm lực lượng dự bị cho Đại đoàn 320.

Vùng tây nam Ninh Bình, nơi xẩy ra tác chiến là khu vực rộng, mỗi chiều khoảng 25 ki-lô-mét, nằm trong địa phận các huyện Gia Viễn, Gia Khánh, Nho Quan, Yên Khánh và một phần nhỏ bắc Thanh Hóa. Đây là vùng tự do của tỉnh Ninh Bình nằm ở phía tây phòng tuyến sông Đáy của địch. Nho Quan là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, là của ngõ tiến vào khu căn cứ rừng núi hữu ngạn và là nơi nối liền Liên khu 3 và Liên khu 4 của ta. Từ khi địch chiếm đồng bằng Bắc Bộ và lập phòng tuyến sông Đáy, khu vực tự do tây nam Ninh Bình là một bàn đạp để ta tiến vào vùng địch hậu, là một căn cứ xuất phát và là nơi cung cấp người, lương thực cho các đợt hoạt động của chủ lực.

Địa hình tây nam Ninh Bình tương đối hiểm trở, đồng ruộng xen kẽ rừng núi đá vôi. Phía bắc là khu núi đá Hà Nam, Hoà Bình, phía tây và nam là dãy Tam Điệp chắn giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, phía đông là khu núi đá Gia Khánh.

Từ đồng bằng vào vùng Nho Quan chỉ có hai đường chính. Phía bắc từ Gián Khẩu vào có đường 12 và sông Hoàng Long chạy giữa cánh đồng nước Gia Viễn, phía nam, từ Ghềnh vào có đường 59. Cả hai con đường đều bị phá nhiều chỗ, các phương tiện cơ giới nặng khó cơ động.

Đứng chân ở vùng tự do tây nam Ninh Bình lúc này là Đại đoàn 320 do đồng chí Văn Tiến Dũng làm Đại đoàn trưởng. Trang bị vũ khí bộ binh của đại đoàn tương đối đầy đủ, song về hoả lực, mỗi trung đoàn chỉ có bốn đến sáu khẩu cối 81mm, hai đến bốn khẩu ĐKZ và một tiểu đội hỏa lực trợ chiến. Đại đoàn 320 là đại đoàn có nhiều kinh nghiệm đánh đồng bằng địch hậu, song ít kinh nghiệm đánh rừng núi, điểm cao. Đại đoàn vừa tổ chức chỉnh quân nên tinh thần cán bộ chiến sĩ rất hăng hái.

Từ cuối tháng 8 năm 1953, khi nhận được lệnh của Bộ đề phòng địch đánh ra vùng tự do, Đảng uỷ đại đoàn đã lãnh đạo các đơn vị một mặt tích cực chuẩn bị, phối hợp với địa phương sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, bảo vệ nhân dân, bảo vệ vùng tự do; một mặt tiếp tục hoàn thành chương trình huấn luyện quân sự, nâng cao trình độ tác chiến của đại đoàn trước khi bước vào đợt hoạt động Đông Xuân 1953-1954. Để có thể vừa huấn luyện vừa sẵn sàng chiến đấu, và phán đoán mục tiêu chính của địch là Nho Quan, Rịa nên đại đoàn đã bố trí lực lượng ở những vùng vừa tiện lợi cho huấn luyện, vừa có thể đánh địch trên hai hướng đường 59 và đường 12. Trung đoàn 64 ở vùng Kỳ Lao, Quan Thạch, có nhiệm vụ đánh địch ở vùng lân cận Rịa, đường 59, đường Rịa đi Phố Cát. Trung đoàn 52 ở Châu Sơn, Nho Quan, Yên Nông có nhiệm vụ đánh địch tiến theo đường 12, khi có điều kiện vận động đánh vào sườn địch trên đường 59. Trung đoàn 48 là lực lượng cơ động của sư đoàn, bố trí ở phía nam Phố Cát (Thạch Thành, Thanh Hoá). Dựa trên kinh nghiệm chiến đấu ở vùng địch hậu và so sánh tương quan lực lượng, đại đoàn đã xác định phương châm tác chiến ban đầu là “lấy tập kích địch chiếm đóng là chính”.

Phối hợp chiến đấu cùng Đại đoàn 320 còn có bộ đội địa phương dân quân du kích tỉnh Ninh Bình mà nòng cốt là các đại đội 198 ở Yên Mô, đại đội 29 ở Gia Viễn, đại đội 195 ở Quỳnh Lưu, Nho Quan. Lực lượng vũ trang các huyện được bổ sung quân số, trang bị thêm vũ khí, đào công sự xây dựng trận địa mai phục ở khắp nơi, sẵn sàng đánh địch trên các địa bàn được phân công. Các kho vũ khí, thóc gạo trong huyện Nho Quan đã được chuyển đến địa điểm mới an toàn hơn. Các đường mòn, đường tắt từ Nho Quan đi Kim Tân, Thanh Hoá nối liền Liên khu 3 với Liên khu 4 cũng được mở rộng để tiện việc hành quân tiếp tế.

Tuy nhiên, mặc dù được dự báo trước hai tháng, nhưng do không dự kiến địch sẽ đánh ra vùng tự do vào thời điểm nào nên đại đoàn chú trọng chuẩn bị nhiều hơn cho hoạt động ở địch hậu. Việc quán triệt tư tưởng, tình hình nhiệm vụ đánh địch tiến công ra vùng tự do cho cấp dưới chưa đầy đủ, việc xây dựng phương án chiến đấu, chuẩn bị chiến trường, nhất là chuẩn bị đường cơ động cho bộ đội còn sơ sài và nhiều thiếu sót.

Sau một thời gian tiến hành các thủ đoạn nghi binh và điều động các binh đoàn đến tập kết ở các khu vực Ghềnh, Yên Mô, Ninh Bình và Hoàng Đan, Ý Yên, Hà Nam, sáng ngày 15 tháng 10 năm 1953, các binh đoàn thuộc sư đoàn A và B của Pháp rầm rộ tiến theo đường 59 đánh chiếm Rịa và các điểm cao ven đường. Đồng thời ở hướng Hoàng Đan, cánh quân 2 cũng dàn lực lượng đến tận Gián Khẩu, bảo vệ phía sau cho các lực lượng tiến công. Hướng Thanh Hóa, ngày 16 tháng 10, địch đổ bộ 500 quân lên Hải Yến, tung 40 biệt kích xuống Khoa Trường, cho nhiều tàu chiến, máy bay hoạt động ở ngoài khơi hòng nghi binh thu hút chủ lực ta. Trong khi rùm beng về hoạt động ở hướng Thanh Hóa, ngày 17 binh đoàn số 1 của Pháp ở Rịa bắt đầu đánh toả ra: chiếm đồi 94 và các vị trí xung quanh trên đường đi Nho Quan cách Rịa năm km về phía tây, chiếm đồi 201 (Trại Ngọc) trên đường đi Kim Tân, cách Rịa năm km về phía đông nam.

Đến hết ngày 17, trên hướng chính địch đã chiếm được khu bàn đạp quan trọng để tiến công vào Nho Quan. Trong đợt 1 của chiến dịch, từ ngày 15 đến 17 tháng 10, do xác định phương châm lấy tập kích là chính nên ta chỉ sử dụng bộ đội địa phương và dân quân du kích các huyện Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan tổ chức các trận đánh lẻ, ngăn chặn tiêu hao địch. Các trung đoàn chủ lực vẫn ém quân bí mật, sẵn sàng bước vào chiến đấu.

Ngày 18 (bắt đầu đợt 2), địch tổ chức hai cánh đánh ra các vùng xung quanh bàn đạp: Cánh phía tây gồm ba tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn thiết giáp tập kết ở Trại Ngọc, Yên Lai, sau đó để lại tiểu đoàn 3 lê dương ở Trại Ngọc, còn hai tiểu đoàn ngụy và tiểu đoàn thiết giáp tiến công vào Phố Cát - Vân Du. Cánh đông gồm ba tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn thiết giáp tập kết ở Quang Sỏi, sau đó tổ chức sục sạo ở Đồng Giao, Quang Lang Đoài.

Mặc dù ta có dự kiến địch sẽ thọc vào Phố Cát, song do công tác tổ chức nắm địch không tốt nên khi địch tiến đến Phố Cát, ta lại bị bất ngờ, không tổ chức đánh chặn. Đêm 18, khi trung đoàn 48 vận động ra Phố Cát để tập kích thì địch đã rút về Trại Ngọc, Trung đoàn bỏ lỡ thời cơ diệt địch.

Cũng đêm 18 rạng sáng ngày 19 tháng 10, trung đoàn 64 tổ chức tập kích địch ở điểm cao 94 và 201. Đồi 94 (còn gọi là đồi Rào), nằm bên trái đường 59 từ Rịa đi Nho Quan, đối diện với làng Sào Lâm, có hai mỏm nối với nhau bằng một yên ngựa, phía sau là một dải đồi tranh thấp. Lực lượng địch ở đồi 94 có hai đại đội Âu - Phi thuộc binh đoàn cơ động số 1. Đồi 201 là đỉnh cao nhất trong cụm bốn quả đồi nằm trên đường Rịa đi Kim Tân. Trên mỏm chính này cũng có hai đại đội của binh đoàn cơ động số 1 và các quả đồi lân cận cũng có lực lượng địch chiếm đóng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #72 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 05:31:29 pm »


Ngay từ chiều ngày 16 tháng 10, khi địch chiếm đồi 94, tiểu đoàn 706 đã được lệnh nghiên cứu đánh địch. 18 giờ ngày 18, tiểu đoàn rời khu rừng Kỳ Lão hành quân trong đêm tiến về khu đồi 94. Khoảng 2 giờ sáng ngày 19, các mũi của tiểu đoàn đã triển khai vây chặt quả đồi, có mũi cách địch chỉ 20 mét. Tiểu đoàn phát lệnh nổ súng, sau một loạt hoả lực đi cùng, bộ đội trên các hướng xung phong mãnh liệt, xả súng tiêu diệt bọn địch đang hoảng loạn quanh những chiếc lều vải trên đồi. Trận đánh diễn ra nhanh gọn trong khoảng 30 phút, ta diệt 150 tên, bắt sống 15 tên, thu một ĐKZ, sáu trung đại liên và nhiều vũ khí quân trang, quân dụng khác. Ta hy sinh 17, bị thương 35 đồng chí.

Ở điểm cao 201, 3 giờ 30 phút ngày 19 tháng 10, tiểu đoàn 722 cũng áp sát địch và nổ súng tiến công. Do bị địch phát hiện trước, yếu tố bất ngờ không còn, nên trận đánh diễn ra rất ác liệt. Sau nhiều lần xung phong, ta chỉ chiếm được một mỏm đồi, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, rồi tổ chức lui quân trước khi trời sáng. Trận này ta diệt 60 tên, bắt sống 15, thu 15 súng các loại, song thương vong của ta do bị pháo binh địch cũng khá lớn (hy sinh 64 người, bị thương 83 người).

Sau đợt hoạt động của ta đêm 18, địch tổ chức chiếm lại đồi 94, đồi 201, tăng cường hai tiểu đoàn pháo lên Rịa, dốc toàn lực lượng vào việc tăng cường công sự, chướng ngại vật trên các điểm cao, lùng sục bảo vệ các sở chỉ huy, trận địa pháo. Về phía ta, Đảng uỷ đại đoàn cũng triệu tập cuộc họp mở rộng và nhận định: địch đang củng cố các vị trí, song không có mục đích chiếm đóng lâu dài, sắp tới chúng sẽ tổ chức các cuộc càn rộng ra xung quanh, ta sẽ có điều kiện đánh địch trong vận động: mặt khác, tập kích địch trên các điểm cao ta bị thương vong nhiều. Do đó đại đoàn quyết định đổi phương châm tác chiến: “Phải tranh thủ đánh vận động chiến”, tránh tư tưởng chỉ muốn “ăn to” không muốn phân tán đánh nhỏ. Đại đoàn đã lệnh cho các trung đoàn tổ chức các bộ phận nhỏ kết hợp với dân quân du kích đánh nhỏ, đánh phân tán. Trung đoàn 52 điều một tiểu đoàn vào Quỳnh Lưu phát động chiến tranh du kích, Trung đoàn 48, 64 bố trí ở sườn địch trên đường Rịa, Phố Cát, sẵn sàng tiêu diệt địch khi chúng đánh vào Nho Quan.

Sau những ngày chuẩn bị và củng cố bàn đạp, 5 giờ sáng ngày 22 tháng 10, địch cho ba tiểu đoàn bộ binh cơ giới có pháo binh, không quân yểm trợ tiến lên Nho Quan bằng hai mũi. Mũi chính tiến theo đường 59 gồm hai tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn cơ giới và hai tiểu đoàn pháo binh. Mũi thứ hai có một tiểu đoàn bộ binh xuất phát từ mỏm đồi 94 đi theo con đường phía tây đường 59 lên Nho Quan (cánh trái). Cả hai mũi tiến công của địch đều bị các bộ phận nhỏ phân tán của trung đoàn 52 và 64 cùng dân quân du kích bắn tỉa nên chúng tiến rất dè dặt.

Cánh trái, khi tới Bát Cô, bị một tiểu đoàn của trung đoàn 52 chặn đánh và bị diệt 30 tên, phải dừng lại rồi rút ra đường 59. Tiểu đoàn 706 trung đoàn 64 tổ chức truy kích bọn này đến tận làng Tri Phương diệt gần một đại đội. Mũi chính, đến chiều mới tới Nho Quan, thấy trong thị trấn “vườn không nhà trống” lại nghe tin cánh trái bị đánh, nên vội vã phá một số nhà và cầu phao rồi rút ngay.

Sau khi địch rút khỏi Nho Quan, Đại đoàn phán đoán địch sẽ đánh lên lần nữa, nên điều tiểu đoàn 1 trung đoàn 48 tổ chức phục kích địch ở chân đồi Trại Ngọc. Đêm 23, tiểu đoàn bí mật triển khai trận địa phục kích dài hơn hai km ở chân đồi Trại Ngọc. 8 giờ sáng ngày 24, tiểu đoàn 1 lê dương thuộc trung đoàn 5 có khoảng 20 xe tăng xe bọc thép đi cùng từ Rịa tiến về Phủ Đồi - Trại Ngọc. Tiểu đoàn 706 nổ súng, trận chiến đấu rất ác liệt vì trận địa phục kích của ta ở gần các điểm cao có địch chiếm đóng nên địch dựa vào phi pháo, cơ giới và các lực lượng chốt giữ gần đó chống cự quyết liệt. Trận đánh kéo dài đến chiều, ta diệt hơn một đại đội địch, phá hủy năm xe tăng, bốn xe bọc thép, thu nhiều vũ khí phương tiện.

Ngày 25 tháng 10, địch đưa bốn tiểu đoàn bộ binh, bốn tiểu đoàn pháo binh và một tiểu đoàn thiết giáp từ Ghềnh mở cuộc càn quét vào Bỉm Sơn - Quý Hương, nơi chúng cho là có căn cứ, kho tàng của Đại đoàn 320. Qua ba ngày lùng sục không kết quả gì, sáng ngày 28 chúng cho phần lớn lực lượng rút về, chỉ để lại một tiểu đoàn lê dương và một tiểu đoàn ngụy Thái ở lại hòng phục kích chủ lực ta trên đường tới Sòng Cạn.

10 giờ sáng ngày 28 tháng 10, phát hiện địch đi từ Quý Hương về Sòng Cạn, đại đoàn hạ quyết tâm tiêu diệt địch. Tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 và tiểu đoàn 706 trung đoàn 64 được lệnh cùng xuất kích ra đánh địch. Tiểu đoàn 2 trung đoàn 48 bịt hậu ở phía Quý Hương, tiểu đoàn 738 trung đoàn 64 chặn viện ở Giốc Giàng. Bị ta đánh bất ngờ cả tiểu đoàn ngụy Thái và một bộ phận của tiểu đoàn lê dương hoảng loạn tháo chạy. Ta tổ chức truy kích và đánh trả máy bay địch đến ứng viện. Sau vài giờ chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến đấu gần hai tiểu đoàn địch, diệt 300 tên, bắt sống 155 tên, bắn rơi hai máy bay, thu nhiều vũ khí quân trang, quân dụng. 15 giờ chiều cùng ngày (28.10), địch cho một tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn thiết giáp từ Trại Ngọc vào Giốc Giàng để đón tàn binh. Tiểu đoàn 738 trung đoàn 64 ở Sòng Cạn và các tiểu đoàn khác bố trí gần Giốc Giàng tổ chức đánh viện không thành công. Ta chỉ tiêu hao một lực lượng nhỏ địch, còn đại bộ phận chúng tổ chức rút theo kiểu cuốn chiếu về Trại Ngọc.

Sau thất bại ở Giốc Giàng - Sòng Cạn, địch co về Rịa, Vĩnh Phương củng cố, cướp phá, lùng sục đẩy ta ra xa khu vực bàn đạp của chúng. Bộ đội chủ lực cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích vẫn không ngừng đánh chặn và quấy phá diệt thêm được nhiều địch. Ngày 30 tháng 10, một bộ phận trung đoàn 52 diệt 30 tên địch ở bắc Vĩnh Phương tám ki-lô-mét. Ngày 31, bộ đội trung đoàn 64 diệt 60 tên ở gần điểm cao 253 và diệt một trung đội địch ở Phú Hưu...

Để giữ bất ngờ cho việc lui quân và làm vừa lòng phó tổng thống Mỹ Ních-xơn sẽ đến thị sát tây nam Ninh Bình, ngày 2 tháng 11 (mở đầu đợt 3), địch tung bảy tiểu đoàn chia làm hai cánh tiến công lên Nho Quan lần thứ hai. Cánh chính từ Rịa đi theo đường 59 gồm hai tiểu đoàn bộ binh, hai tiểu đoàn dù, một tiểu đoàn cơ giới và một tiểu đoàn pháo. Cánh trái có hai tiểu đoàn bộ binh, từ mỏm đồi 94 đi men theo chân núi Yên Mông lên Nho Quan, làm nhiệm vụ bảo vệ sườn cho cánh chính.

Quyết tâm của đại đoàn là: dùng một lượng nhỏ của trung đoàn 52 phối hợp với du kích ngăn chặn, tiêu hao làm chậm bước tiến của địch trên cánh chính (đường 59) đồng thời tập trung lực lượng đánh địch trên cánh trái.

Cả hai cánh quân của địch đều tiến rất thận trọng. Cánh chính bị một bộ phận của tiểu đoàn 757 trung đoàn 52 cùng du kích chặn đánh, bắn tỉa phải dừng lại nghỉ đêm tại Văn Luận, trong đêm lại bị ta tập kích hoả lực, thiệt hại gần 100 tên, trưa ngày 3 tháng 11 mới tới Nho Quan.

Trưa ngày 3 tháng 11, trong khi cánh chính tiến lên Nho Quan, thì một tiểu đoàn của cánh trái tiểu đoàn 1, trung đoàn 5 lê dương sục vào làng Mống Lá. Tiểu đoàn 391 trung đoàn 52 phục sẵn ở đây tổ chức nhiều mũi bao vây chia cắt, tiêu diệt địch. Trận đánh kéo dài trong 45 phút, ta diệt gọn hai đại đội, làm tan rã hai đại đội khác, bắt sống 110 tên.

Tiến lên Nho Quan không thu được kết quả gì, trưa ngày 5 tháng 11, các lực lượng địch ở Nho Quan rút về Rịa. Ngày 6 tháng 11, địch dùng không quân, pháo binh bắn phá ác liệt các cửa rừng và các đường xuất kích của ta bảo vệ cho toàn bộ lực lượng rút quân, kết thúc cuộc hành quân. Ta tranh thủ thời cơ đưa lực lượng xuất kích diệt thêm một số địch ở các vị trí xung quanh Rịa. Chiều ngày 6 tháng 11, bộ đội ta kiểm soát toàn bộ khu vực địch đã mất, chiến dịch phản công tây nam Ninh Bình kết thúc thắng lợi.

Sau 23 ngày đêm, Đại đoàn 320 đánh 23 trận lớn nhỏ cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích tỉnh Ninh Bình loại khỏi vòng chiến đấu 1.711 tên (bắt 311 tên), phá huỷ 21 xe (có ba xe tăng, bốn xe thiết giáp), bắn rơi hai máy bay, thu nhiều vũ khí, trang bị.



Chiến dịch phản công tây nam Ninh Bình không chỉ có ý nghĩa diệt sinh lực địch mà quan trọng là đã làm thất bại ý đồ “đánh trước” của địch. Na-va tập trung một lực lượng rất lớn đánh ra vùng tự do của ta hòng giành lại thế chủ động, buộc ta phải tập trung chủ lực đối phó. Đại đoàn 320 cùng lực lượng vũ trang địa phương đã bảo vệ được vùng hậu phương quan trọng, bảo toàn được chủ lực. Các đại đoàn khác, kể cả Đại đoàn 304 và Đại đoàn 316 đang đứng chân gần đó vẫn triển khai công tác chuẩn bị cho hoạt động Đông Xuân 1953-1954.

Nét hay về nghệ thuật chiến dịch trong chiến dịch phản công tây nam Ninh Bình là Bộ chỉ huy chiến dịch đã rút kinh nghiệm kịp thời, nhanh chóng chuyển phương châm tác chiến từ tập kích quân địch chiếm đóng sang đánh địch đang trong vận động; vận dụng cách đánh thích hợp bằng lực lượng vừa và nhỏ, kết hợp chủ lực và địa phương, kết hợp trận địa phục kích của chủ lực với làng xã chiến đấu, tránh chỗ mạnh, lúc địch mạnh, đánh vào những cánh quân yếu, lực lượng nhỏ lẻ, nhằm tiêu diệt, tiêu hao địch, bảo vệ ta, cuối cùng làm thất bại mưu đồ cuộc hành quân của chúng.

Tuy nhiên, do nắm địch không chắc, bố trí một số đơn vị không phù hợp với tình hình thực tế nhưng lại chưa thay đổi cho phù hợp, một số bộ phận không chấp hành đúng ý định của đại đoàn, nên ta còn bỏ lỡ nhiều cơ hội diệt địch, nhiều trận thương vong còn lớn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #73 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 05:35:14 pm »


CHIẾN DỊCH LAI CHÂU
(Tiến công, từ ngày 10 đến ngày 31 tháng 12 năm 1953)


Thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của Tổng Quân uỷ, trung tuần tháng 11 năm 1953, Đại đoàn 316 từ nam Hoà Bình hành quân lên Tây Bắc mở Chiến dịch Lai Châu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng tỉnh Lai Châu, cùng với các chiến trường Tây Nguyên, Trung Hạ Lào, thu hút, phân tán lực lượng cơ động của địch tạo thời cơ cho khối chủ lực chiến lược còn lại (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 304...) tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. Đầu tháng 11 năm 1953, đoàn cán bộ chuẩn bị chiến trường của đại đoàn lên đường, sau đó nửa tháng, lực lượng cơ bản của đại đoàn là trung đoàn 174 và trung đoàn 98 cũng bắt đầu hành quân.

Nhận được tin Đại đoàn 316 tiến lên Tây Bắc, Na-va và bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương cho rằng hướng tiến công chủ yếu của đối phương trong đông xuân 1953-1954 không phải là đồng bằng Bắc Bộ như đã phán đoán mà có thể lại là Tây Bắc. Và như vậy, Thượng Lào và kinh đô Luông Pha Băng sẽ bị uy hiếp. Để bảo vệ Thượng Lào và đối phó với chủ lực ta, ngày 20 tháng 11 năm 1953, Na-va chính thức cho mở cuộc hành quân Ca-xto (Casto) đánh chiếm Điện Biên Phủ, một địa bàn chiến lược, nằm gần biên giới Việt-Lào. Trước tình hình địch chiếm Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tư lệnh quyết định Đại đoàn 316 vẫn gấp rút lên đánh địch ở Lai Châu và điều thêm Đại đoàn 308 lên vây địch ở Điện Biên Phủ, các đại đoàn 312, 351, 304 sẵn sàng đánh trả nếu địch liều lĩnh đánh lên vùng căn cứ của ta.

Lai Châu là một tỉnh miền núi Tây Bắc, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào. Đây là một vị trí quan trọng nối liền hậu phương kháng chiến của ta với vùng kháng chiến Lào. Địa hình Lai Châu rất hiểm trở, đường sá giao thông khó khăn.

Với mục đích uy hiếp hậu phương của ta và bảo vệ vùng Thượng Lào, địch đã chiếm giữ Lai Châu với lực lượng khá lớn. Toàn bộ Lai Châu được địch tổ chức thành một khu vực hành binh gồm ba tiểu đoàn chính quy (hai tiểu đoàn Ta-bo một tiểu đoàn ngụy Việt Nam) cùng 25 đại đội ngụy Thái đóng quân ở năm phân khu trong tỉnh.

Lực lượng tham gia Chiến dịch Lai Châu chủ yếu là Đại đoàn 316 và lực lượng vũ trang tại chỗ. Theo kế hoạch của Bộ, lực lượng cơ bản của đại đoàn là trung đoàn 174 và trung đoàn 98 hành quân gấp lên Lai Châu, riêng trung đoàn 176 chia thành ba bộ phận: Tiểu đoàn 888 hành quân cấp tốc lên Điện Biên Phủ, hoạt động ở khu vực Him Lam, Bản Tấu ngăn chặn địch đánh rộng ra phía bắc; tiểu đoàn 970 vượt biên giới sang giúp Lào bảo vệ vùng giải phóng Sầm Nưa và đề phòng địch đánh vào sườn ta; tiểu đoàn 999 tiếp tục bảo vệ Sơn La. Bộ chỉ huy đại đoàn trong chiến dịch là các đồng chí: Lê Quảng Ba - Đại đoàn trưởng và Chu Huy Mân - Chính ủy đại đoàn.

Khi địch đổ quân chiếm Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tham mưu ra mệnh lệnh yêu cầu Đại đoàn 316 tổ chức thành từng tiểu đoàn để đẩy nhanh tốc độ hành quân. Đồng chí Chu Huy Mân đang dự hội nghị cán bộ trung đoàn trở lên do Bộ Tổng tham mưu triệu tập, cũng được lệnh về ngay đôn đốc đại đoàn hành quân. Tình hình rất khẩn trương nên Đại đoàn 316 hành quân liên tục không nghỉ. Đêm 7 tháng 12, cơ quan Bộ tư lệnh Đại đoàn và trung đoàn 174 tới ngã ba Tuần Giáo, trung đoàn 98 tới gần đèo Pha Đin. Tại Sở chỉ huy tiền phương của Bộ ở Khu 15 Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ đại đoàn nhận được lệnh của Bộ: “Địch đã rút lính Âu-Phi ở Lai Châu về tập trung ở Điện Biên Phủ. Số quân ngụy đóng rải rác ở Lai Châu đã được lệnh rút về Điện Biên Phủ bằng đường bộ qua hướng Mường Muôn, Mường Pồn. Nhiệm vụ của đại đoàn là cắt bằng được con đường Lai Châu - Điện Biên Phủ không cho địch chạy thoát, co cụm ở Mường Thanh, đồng thời nhanh chóng giải phóng Lai Châu theo kế hoạch cũ. Nếu địch bỏ chạy thì truy kích đến cùng”.

Thực tế, khi nghe tin Đại đoàn 316 lên Lai Châu, địch đã ra lệnh rút toàn bộ lực lượng ở Lai Châu, tập trung về phòng ngự ở Điện Biên Phủ. Cuộc rút quân mang mật hiệu Pôn-luých (Pollux) dự kiến bằng cả đường không và đường bộ sẽ hoàn thành vào ngày 18 tháng 12 năm 1953. Ngày 7 các đơn vị Âu-Phi đã rút về Điện Biên Phủ bằng đường không, còn các đơn vị nguỵ binh người Thái được lệnh tập hợp thành năm bộ phận rút khỏi Lai Châu theo đường bộ.

Cũng ngay trong đêm ngày 7 tháng 12, tại sở chỉ huy tiền phương của Bộ, Bộ tư lệnh đại đoàn hạ quyết tâm và giao nhiệm vụ cho các đơn vị: Trung đoàn 174, trung đoàn 98 (thiếu tiểu đoàn 493) cùng đại đoàn bộ đi theo đường tắt cắt đường rút của địch ở đoạn Pu San - Mường Pồn, tiểu đoàn 439 trung đoàn 98 do phó chính uỷ trung đoàn Phạm Quang Vinh chỉ huy theo đường 41 đánh thẳng vào thị xã Lai Châu; tiểu đoàn 938 trung đoàn 98 tạm dừng lại bảo vệ Tuần Giáo, đề phòng địch nhảy dù tập kích phía sau.

Mọi công tác chuẩn bị, chỉ huy hiệp đồng, động viên bộ đội sau 20 ngày đêm hành quân được hoàn tất khẩn trương, đảm bảo cho đại đoàn nhanh chóng triển khai đội hình đuổi đánh địch.

Đêm ngày 9 tháng 12, tiểu đoàn 439 tới Tuần Giáo và hành quân tiếp bằng cơ giới lên Lai Châu. Ô tô chỉ đi được khoảng 30km gặp đường xấu không đi được, bộ đội lại tiếp tục hành quân bộ. Tối ngày 10 tháng 12, tiểu đoàn tới Pa Hạm cách Lai Châu 32km. Tại đây, địch có một đồn không lớn, song nghe tin chủ lực ta tiến đánh Lai Châu binh lính ở các đồn Nậm Mức, Hải Ngài, Nậm Nàng đều tập trung về đây đưa quân số trong đồn lên tới ba đại đội.

22 giờ ngày 10 tháng 12, tiểu đoàn 439 tổ chức ba mũi tiến công địch ở đồn Pa Hạm. Địch chống cự khoảng 30 phút rồi mở đường tháo chạy, thừa thắng tiểu đoàn 439 tiếp tục tổ chức tiến công địch ở đèo Cơ-la-vơ (Clave). Đèo này cách thị xã Lai Châu 14 km và có địa thế rất hiểm trở. Bình thường một trung đoàn của ta cũng khó có thể tiến công được, nhưng do hoảng sợ trước sức mạnh tiến công của ta nên khi tiểu đoàn 439 vừa nổ súng, địch đã vội vàng tháo chạy. 24 giờ ngày 11 tháng 12, tiểu đoàn 439 đến sát thị xã Lai Châu. Được nhân dân dẫn đường, bộ đội ta tiến qua cầu sắt đánh chiếm thị xã, sân bay. Địch chống cự yếu ớt rồi bỏ chạy. Đúng 2 giờ ngày 12 tháng 12, tiểu đoàn 439 đã cắm lá cờ chiến thắng trong thị xã Lai Châu, chính thúc giải phóng thị xã này khỏi ách thống trị gần 80 năm của giặc Pháp. Sau khi thị xã Lai Châu được giải phóng, tiểu đoàn 439 chia làm hai cánh tiếp tục truy kích địch. Đại đội 1480 tiến sang Pu Cói bắc Lai Châu, các đại đội 28, 53 truy kích theo đường Lai Châu - Điện Biên. Bộ phận còn lại của tiểu đoàn cùng địa phương bảo đảm an ninh và ổn định đời sống nhân dân trong thị xã.

Trong khi tiểu đoàn 439 tiến đánh Lai Châu thì lực lượng chủ yếu của đại đoàn từ Tuần Giáo, sau bốn ngày hành quân, đã tới các vị trí trên đường Điện Biên Phủ đi Lai Châu. Trung đoàn 174 bố trí ở khu vực Mường Muôn - Mường Pồn, đón đánh địch từ Lai Châu chạy về, trung đoàn 98 ở Pu San chặn địch từ Điện Biên Phủ tiến lên. Tiểu đoàn 888 trung đoàn 176 tiếp tục bám địch ở phía Him Lam - Bản Tấu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #74 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2012, 05:36:39 pm »


Sáng ngày 12 tháng 12, đại đội 674 tiểu đoàn 251 trung đoàn 174 dẫn đầu đội hình trung đoàn tiến xuống Mường Pồn. Phát hiện trong bản có nhiều địch, đại đội 674 bao vây áp sát chờ lực lượng phía sau tới tổ chức tiến công.

Địch ở Mường Pồn khá đông, gồm hai đại đội bộ binh thuộc tiểu đoàn ngụy 301 và một đại đội vận tải. Đây là lực lượng rút ở Lai Châu về Điện Biên nhưng bị đại đội 35 tiểu đoàn 251 chặn đánh ở Cò Cháy nam Mường Pồn hai km, phải quay về Mường Pồn tổ chức phòng ngự chờ quân ở Điện Biên lên đón.

Địa hình trong khu vực trống trải, địch phát hiện lực lượng ta bao vây đã tổ chức nhiều mũi, được sự yểm trợ của máy bay, tiến công phá vây. Cuộc chiến đấu giữ vây của đại đội 674 diễn ra ác liệt suốt cả ngày 12. Chính trong cuộc chiến đấu ác liệt này đã xuất hiện gương chiến đấu dũng cảm của chiến sĩ Bế Văn Đàn “lấy thân mình làm giá súng” tạo điều kiện cho đồng đội chặn các đợt phản kích của địch. Sáng ngày 13, toàn bộ tiểu đoàn 251, được tăng cường đại đội 317, tổ chức tiến công và làm chủ Mường Pồn, loại khỏi vòng chiến đấu các đại đội địch ở đây, diệt 95 tên, bắt sống 52 tên, thu nhiều vũ khí và lừa, ngựa.

Cũng vào những ngày này, quân địch ở Điện Biên đưa các tiểu đoàn dù lê dương số 1 và tiểu đoàn dù ngụy số 2 từ Điện Biên Phủ kéo ra đón cánh quân ở Lai Châu về. Ngày 11 tháng 12 lực lượng này vừa ra tới Bản Tấu thì bị tiểu đoàn 888 trung đoàn 176 chặn đánh, bị diệt gần 100 tên, chúng bỏ đường cái xuyên rừng lên Pu San. Trưa ngày 13, địch lên tới Pu San đông nam Mường Pồn bốn km. Tại đây, được máy bay yểm trợ, chúng tổ chức tiến công điểm cao 1.168 hòng chiếm điểm cao này làm bàn đạp đón cánh quân ở Lai Châu về. Các chiến sĩ tiểu đoàn 215 và đại đội phòng không 677 dựa vào thế hiểm của địa hình, đã kiên cường chiến đấu đánh bật mọi đợt tiến công của hai tiểu đoàn địch. Sau nhiều đợt tiến công không thành, lại nghe tin đồng bọn đã bị diệt ở Mường Pồn, địch tổ chức quay về Điện Biên. Dọc đường số này lại bị đại đội 811 từ Bản Tấu lên đánh chặn đầu và tiểu đoàn 215 đánh ở phía sau nên đội hình tan tác, binh lính chạy tán loạn vào rừng tự tìm đường về Điện Biên Phủ.

Như vậy, với sự trợ giúp của không quân, suốt ba ngày luồn rừng, cánh quân của địch từ Điện Biên Phủ đã không sao ứng cứu được cánh quân ở Lai Châu về, mà còn bị chết và bị thương 112 tên, bị bắt 38 tên, đội hình tan rã khi quay trở lại Điện Biên.

Đường từ Mường Pồn về Điện Biên Phủ bị chặn, các lực lượng địch rút từ Lai Châu về Điện Biên buộc phải chia làm hai khối. Khối thứ nhất gồm đại bộ phận tiểu đoàn ngụy 301 và bốn đại đội ở Nậm Lầm, Sốp Nhom tìm đường vòng xuyên rừng về Điện Biên Phủ. Khối thứ hai gồm tàn quân ở Mường Tòng, Mường Bum, Mường Chà tìm đường chạy sang Lào.

Các đơn vị trong đại đoàn được lệnh tiếp tục truy kích địch. Tiểu đoàn 255 trung đoàn 174, có tham mưu trưởng đại đoàn đi cùng, hành quân lên hướng Mường Tòng để phối hợp với tiểu đoàn 439 trung đoàn 98 từ Lai Châu đánh xuống. Các tiểu đoàn 249, 251 của trung đoàn 174 tiến ra Nậm Lầm, Sốp Nhom. Tiểu đoàn 215 trung đoàn 98 bố trí ở Mường Muôn, sẵn sàng tiếp sức cho trung đoàn 174. Tiểu đoàn 888 trung đoàn 176 chuyển về chốt giữ ở Mường Pồn, sẵn sàng chặn địch ở Điện Biên Phủ lên.

Chiều ngày 13 tháng 12, tiểu đoàn 255 và 439 gặp nhau cách Mường Tòng một km. Tham mưu trưởng đại đoàn trực tiếp chỉ huy hai tiểu đoàn tiến công cụm quân địch ở Mường Tòng. Bốn đại đội địch cụm ở Mường Tòng chống cự yếu ớt rồi vội vã rút chạy, ta chuyển sang truy kích. Đến 21 giờ, bộ đội ta đuổi kịp bộ phận đi sau diệt và bắt một số tên, trong đó có tên đại uý Pháp. Địch tiếp tục rút chạy xuống phía nam. Sáng ngày 16, đến Nà Pheo bị đại đội 317 của ta diệt thêm một đại đội. Địch bỏ đường lớn chạy sang hướng tây, ta truy kích đến Si-pa-phin, bắt thêm 80 tên.

Trên hướng Sốp Nhom, đại đội 673, đơn vị đi đầu của cánh quân tiểu đoàn 251 và tiểu đoàn 249 gặp địch ở Huổi Mét. Đại đội tổ chức tiến công đánh tan một đại đội địch, bắt sống 40 tên, thu năm trung liên, 30 tiểu liên, 30 súng trường.

Hướng tây bắc thị xã Lai Châu, đại đội 1480 cùng một bộ phận của tiểu đoàn 930, trung đoàn 148 truy kích địch qua sông Đà. Sáng ngày 17, đại đội gặp địch ở Nậm Cáy, diệt 30 tên, bắt 70 tên (có một đại uý Pháp) xoá sổ cơ bản khối tàn quân chạy lên bắc Lai Châu.

Trải qua 12 ngày đêm liên tục tiến công, truy kích địch trên đoạn đường khoảng 300 km ở địa bàn rừng núi hiểm trở, Đại đoàn 316 đã tiêu diệt và làm tan rã 24 đại đội địch1 (khoảng 2.500 tên), đánh thiệt hại nặng ba tiểu đoàn, thu 528 súng trường và tiểu liên, 148 súng trung liên, năm súng cối, 12 máy vô tuyến điện, ba ô tô, 200 lừa ngựa. Đại đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng toàn bộ khu vực Lai Châu, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.



Lai Châu giải phóng, Điện Biên Phủ bị uy hiếp trực tiếp từ phía bắc, địch buộc phải điều lực lượng từ đồng bằng Bắc Bộ lên Điện Biên Phủ, biến nơi đây thành nơi tập trung lực lượng thứ hai của chúng trên chiến trường Bắc Việt Nam. Như vậy, thắng lợi của chiến dịch Lai Châu không chỉ có ý nghĩa tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một địa bàn rừng núi quan trọng mà đây còn là thắng lợi bước đầu của ta trong việc thực hiện chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị: Tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai đi đôi với buộc địch phải phân tán khối cơ động chiến lược của chúng. Thắng lợi của chiến dịch giải phóng Lai Châu là thắng lợi mở đầu xuất sắc của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, tạo ra những điều kiện thuận lợi để ta tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ sau này.

Bước phát triển mới của nghệ thuật chiến dịch là ngay từ đầu đã hình thành thế trận chia cắt địch, làm cho chúng hoàn toàn lâm vào thế bị động trong cuộc rút quân. Bằng nhiều lực lượng, trên nhiều hướng, thực hiện nhiều hình thức, thủ đoạn chiến thuật như: tiến công, truy kích, đón lõng, phục kích, chốt chặn... ta đã chia cắt được lực lượng địch ở khu vực Lai Châu, chia cắt bộ phận rút chạy và bộ phận ứng cứu để lần lượt đánh tan rã từng bộ phận địch. Sau khi phái một lực lượng nhanh chóng tiến công tiêu diệt hai vị trí phía trước (Pa Ham, Cơ-la-vơ), nhanh chóng tiếp cận mục tiêu chủ yếu ( Lai Châu), đại đoàn đã dựa vào phần lớn lực lượng đang đứng chân giữa con đường độc đạo Lai Châu - Điện Biên để nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt địch đang vận động (đón đánh địch từ Lai Châu về, chặn địch từ Điện Biên Phủ lên, bám đánh địch ngay từ Him Lam, Bản Tấu). Nghệ thuật hình thành thế trận chốt chặn ở những khu vực hiểm yếu, nhất là đoạn Mường Pồn- Bản Tấu, là nghệ thuật điều hành chiến dịch sáng tạo, phát huy được sức mạnh của các lực lượng trong quá trình truy kích địch. Chốt chặn chiến dịch trong chiến dịch Lai Châu là bước phát triển mới về nghệ thuật chiến dịch mà cả ba chiến dịch trước đó (Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào) ta chưa thực hiện được.

Trong chiến dịch Lai Châu, ta đã khắc phục được những thiếu sót chủ yếu trong truy kích của chiến dịch Thượng Lào trước đó. Đó là tinh thần chủ động, quyết tâm truy kích địch đến cùng của các đơn vị trên các hướng. Trong chiến dịch, bộ đội ta đã vượt qua những khó khăn rất lớn về đường sá xa xôi, địa hình hiểm trở, mùa đông giá rét... để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao.
_______________________________________
1. Theo lịch sử quân sự tập 4 bộ tổng tham mưu ngụy, 1972 thì số địch chạy thoát về Điện Biên Phủ là 10 trong tổng số 40 sĩ quan Pháp và 120 trong tổng số 2.100 lính ngụy Thái.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #75 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2012, 09:12:51 pm »


CHIẾN DỊCH TÂY NAM NINH BÌNH
(Phản công, từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 6 tháng 11 năm 1953)


Bước vào Thu đông 1953, ở chiến trường chính Bắc Bộ, trong khi ta đang tích cực chuẩn bị mọi mặt theo kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 nhằm phá kế hoạch Na-va của địch, thì tình báo của Pháp lại khẳng định ta sẽ mở cuộc tiến công vào ngày 15 tháng 10 năm 1953 và một trong những bàn đạp của cuộc tiến công đó là phủ Nho Quan ở về phía tây nam Ninh Bình, nơi Đại đoàn 320 đang hoạt động. Na-va lập tức mở cuộc hành quân “Hải Âu” nhằm: “loại Đại đoàn 320 ra ngoài vòng chiến đấu trước khi nó vào địch hậu, hay ít nhất cũng phá được bàn đạp tiến công mà đại đoàn này đã tổ chức ở vùng Nho Quan”. Đây còn là cuộc tiến công nhằm nâng cao uy tín của Na-va, làm hậu thuẫn cho phái chủ chiến ở Pháp và là cớ để xin thêm viện trợ của Mỹ.

Với mục đích quân sự và chính trị trên đây, bộ chỉ huy Pháp đã huy động vào cuộc hành quân tới sáu binh đoàn cơ động, gồm 19 tiểu đoàn bộ binh, ba tiểu đoàn dù, hai tiểu đoàn thiết giáp, chín tiểu đoàn pháo (sáu tiểu đoàn của sáu binh đoàn và ba đại đội biệt kích). Tổng số quân lên đến bốn vạn tên được tổ chức thành hai sư đoàn lâm thời A và B và cánh quân C, do tướng Cô-nhi, tư lệnh Bắc Bộ trực tiếp chỉ huy. Đồng thời với cuộc hành quân này, bộ chỉ huy Pháp còn mở cuộc hành quân “Chim Bồ Nông” ở phía vùng biên Thanh Hóa nhằm nghi binh và uy hiếp, giam chân Đại đoàn 304 ở vùng này, không cho Đại đoàn chi viện tiếp sức cho vùng Ninh Binh.

Về phía ta, ngay sau khi địch rút khỏi Nà Sản (tháng 8-1953), Bộ Chính trị đã họp và nhận định: Ở đồng bằng Bắc Bộ, địch có thể lợi dụng những sơ hở của ta để tập kích ra vùng tự do, phá cơ sở kinh tế, kho tàng, phá việc chuẩn bị chiến dịch... Khả năng địch chiếm đóng rộng ra thì ít, nhưng ở mạn Nho Quan, Chi Nê chúng ta cần có kế hoạch đề phòng. Cũng trong tháng 8 năm 1953, Bộ Tổng tham mưu đã chỉ thị cho bộ đội chủ lực và chính quyền địa phương ở vùng tự do phải có kế hoạch sẵn sàng chiến đấu tiêu hao tiêu diệt quân địch khi chúng đánh ra vùng tự do. Sau hạ tuần tháng 10, Bộ có lệnh cho trung đoàn 9 Đại đoàn 304 di chuyển ra bắc Đò Lèn làm lực lượng dự bị cho Đại đoàn 320.

Vùng tây nam Ninh Bình, nơi xẩy ra tác chiến là khu vực rộng, mỗi chiều khoảng 25 ki-lô-mét, nằm trong địa phận các huyện Gia Viễn, Gia Khánh, Nho Quan, Yên Khánh và một phần nhỏ bắc Thanh Hóa. Đây là vùng tự do của tỉnh Ninh Bình nằm ở phía tây phòng tuyến sông Đáy của địch. Nho Quan là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, là của ngõ tiến vào khu căn cứ rừng núi hữu ngạn và là nơi nối liền Liên khu 3 và Liên khu 4 của ta. Từ khi địch chiếm đồng bằng Bắc Bộ và lập phòng tuyến sông Đáy, khu vực tự do tây nam Ninh Bình là một bàn đạp để ta tiến vào vùng địch hậu, là một căn cứ xuất phát và là nơi cung cấp người, lương thực cho các đợt hoạt động của chủ lực.

Địa hình tây nam Ninh Bình tương đối hiểm trở, đồng ruộng xen kẽ rừng núi đá vôi. Phía bắc là khu núi đá Hà Nam, Hoà Bình, phía tây và nam là dãy Tam Điệp chắn giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, phía đông là khu núi đá Gia Khánh.

Từ đồng bằng vào vùng Nho Quan chỉ có hai đường chính. Phía bắc từ Gián Khẩu vào có đường 12 và sông Hoàng Long chạy giữa cánh đồng nước Gia Viễn, phía nam, từ Ghềnh vào có đường 59. Cả hai con đường đều bị phá nhiều chỗ, các phương tiện cơ giới nặng khó cơ động.

Đứng chân ở vùng tự do tây nam Ninh Bình lúc này là Đại đoàn 320 do đồng chí Văn Tiến Dũng làm Đại đoàn trưởng. Trang bị vũ khí bộ binh của đại đoàn tương đối đầy đủ, song về hoả lực, mỗi trung đoàn chỉ có bốn đến sáu khẩu cối 81mm, hai đến bốn khẩu ĐKZ và một tiểu đội hỏa lực trợ chiến. Đại đoàn 320 là đại đoàn có nhiều kinh nghiệm đánh đồng bằng địch hậu, song ít kinh nghiệm đánh rừng núi, điểm cao. Đại đoàn vừa tổ chức chỉnh quân nên tinh thần cán bộ chiến sĩ rất hăng hái.

Từ cuối tháng 8 năm 1953, khi nhận được lệnh của Bộ đề phòng địch đánh ra vùng tự do, Đảng uỷ đại đoàn đã lãnh đạo các đơn vị một mặt tích cực chuẩn bị, phối hợp với địa phương sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, bảo vệ nhân dân, bảo vệ vùng tự do; một mặt tiếp tục hoàn thành chương trình huấn luyện quân sự, nâng cao trình độ tác chiến của đại đoàn trước khi bước vào đợt hoạt động Đông Xuân 1953-1954. Để có thể vừa huấn luyện vừa sẵn sàng chiến đấu, và phán đoán mục tiêu chính của địch là Nho Quan, Rịa nên đại đoàn đã bố trí lực lượng ở những vùng vừa tiện lợi cho huấn luyện, vừa có thể đánh địch trên hai hướng đường 59 và đường 12. Trung đoàn 64 ở vùng Kỳ Lao, Quan Thạch, có nhiệm vụ đánh địch ở vùng lân cận Rịa, đường 59, đường Rịa đi Phố Cát. Trung đoàn 52 ở Châu Sơn, Nho Quan, Yên Nông có nhiệm vụ đánh địch tiến theo đường 12, khi có điều kiện vận động đánh vào sườn địch trên đường 59. Trung đoàn 48 là lực lượng cơ động của sư đoàn, bố trí ở phía nam Phố Cát (Thạch Thành, Thanh Hoá). Dựa trên kinh nghiệm chiến đấu ở vùng địch hậu và so sánh tương quan lực lượng, đại đoàn đã xác định phương châm tác chiến ban đầu là “lấy tập kích địch chiếm đóng là chính”.

Phối hợp chiến đấu cùng Đại đoàn 320 còn có bộ đội địa phương dân quân du kích tỉnh Ninh Bình mà nòng cốt là các đại đội 198 ở Yên Mô, đại đội 29 ở Gia Viễn, đại đội 195 ở Quỳnh Lưu, Nho Quan. Lực lượng vũ trang các huyện được bổ sung quân số, trang bị thêm vũ khí, đào công sự xây dựng trận địa mai phục ở khắp nơi, sẵn sàng đánh địch trên các địa bàn được phân công. Các kho vũ khí, thóc gạo trong huyện Nho Quan đã được chuyển đến địa điểm mới an toàn hơn. Các đường mòn, đường tắt từ Nho Quan đi Kim Tân, Thanh Hoá nối liền Liên khu 3 với Liên khu 4 cũng được mở rộng để tiện việc hành quân tiếp tế.

Tuy nhiên, mặc dù được dự báo trước hai tháng, nhưng do không dự kiến địch sẽ đánh ra vùng tự do vào thời điểm nào nên đại đoàn chú trọng chuẩn bị nhiều hơn cho hoạt động ở địch hậu. Việc quán triệt tư tưởng, tình hình nhiệm vụ đánh địch tiến công ra vùng tự do cho cấp dưới chưa đầy đủ, việc xây dựng phương án chiến đấu, chuẩn bị chiến trường, nhất là chuẩn bị đường cơ động cho bộ đội còn sơ sài và nhiều thiếu sót.

Sau một thời gian tiến hành các thủ đoạn nghi binh và điều động các binh đoàn đến tập kết ở các khu vực Ghềnh, Yên Mô, Ninh Bình và Hoàng Đan, Ý Yên, Hà Nam, sáng ngày 15 tháng 10 năm 1953, các binh đoàn thuộc sư đoàn A và B của Pháp rầm rộ tiến theo đường 59 đánh chiếm Rịa và các điểm cao ven đường. Đồng thời ở hướng Hoàng Đan, cánh quân 2 cũng dàn lực lượng đến tận Gián Khẩu, bảo vệ phía sau cho các lực lượng tiến công. Hướng Thanh Hóa, ngày 16 tháng 10, địch đổ bộ 500 quân lên Hải Yến, tung 40 biệt kích xuống Khoa Trường, cho nhiều tàu chiến, máy bay hoạt động ở ngoài khơi hòng nghi binh thu hút chủ lực ta. Trong khi rùm beng về hoạt động ở hướng Thanh Hóa, ngày 17 binh đoàn số 1 của Pháp ở Rịa bắt đầu đánh toả ra: chiếm đồi 94 và các vị trí xung quanh trên đường đi Nho Quan cách Rịa năm km về phía tây, chiếm đồi 201 (Trại Ngọc) trên đường đi Kim Tân, cách Rịa năm km về phía đông nam.

Đến hết ngày 17, trên hướng chính địch đã chiếm được khu bàn đạp quan trọng để tiến công vào Nho Quan. Trong đợt 1 của chiến dịch, từ ngày 15 đến 17 tháng 10, do xác định phương châm lấy tập kích là chính nên ta chỉ sử dụng bộ đội địa phương và dân quân du kích các huyện Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan tổ chức các trận đánh lẻ, ngăn chặn tiêu hao địch. Các trung đoàn chủ lực vẫn ém quân bí mật, sẵn sàng bước vào chiến đấu.

Ngày 18 (bắt đầu đợt 2), địch tổ chức hai cánh đánh ra các vùng xung quanh bàn đạp: Cánh phía tây gồm ba tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn thiết giáp tập kết ở Trại Ngọc, Yên Lai, sau đó để lại tiểu đoàn 3 lê dương ở Trại Ngọc, còn hai tiểu đoàn ngụy và tiểu đoàn thiết giáp tiến công vào Phố Cát - Vân Du. Cánh đông gồm ba tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn thiết giáp tập kết ở Quang Sỏi, sau đó tổ chức sục sạo ở Đồng Giao, Quang Lang Đoài.

Mặc dù ta có dự kiến địch sẽ thọc vào Phố Cát, song do công tác tổ chức nắm địch không tốt nên khi địch tiến đến Phố Cát, ta lại bị bất ngờ, không tổ chức đánh chặn. Đêm 18, khi trung đoàn 48 vận động ra Phố Cát để tập kích thì địch đã rút về Trại Ngọc, Trung đoàn bỏ lỡ thời cơ diệt địch.

Cũng đêm 18 rạng sáng ngày 19 tháng 10, trung đoàn 64 tổ chức tập kích địch ở điểm cao 94 và 201. Đồi 94 (còn gọi là đồi Rào), nằm bên trái đường 59 từ Rịa đi Nho Quan, đối diện với làng Sào Lâm, có hai mỏm nối với nhau bằng một yên ngựa, phía sau là một dải đồi tranh thấp. Lực lượng địch ở đồi 94 có hai đại đội Âu - Phi thuộc binh đoàn cơ động số 1. Đồi 201 là đỉnh cao nhất trong cụm bốn quả đồi nằm trên đường Rịa đi Kim Tân. Trên mỏm chính này cũng có hai đại đội của binh đoàn cơ động số 1 và các quả đồi lân cận cũng có lực lượng địch chiếm đóng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #76 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2012, 09:14:07 pm »


Ngay từ chiều ngày 16 tháng 10, khi địch chiếm đồi 94, tiểu đoàn 706 đã được lệnh nghiên cứu đánh địch. 18 giờ ngày 18, tiểu đoàn rời khu rừng Kỳ Lão hành quân trong đêm tiến về khu đồi 94. Khoảng 2 giờ sáng ngày 19, các mũi của tiểu đoàn đã triển khai vây chặt quả đồi, có mũi cách địch chỉ 20 mét. Tiểu đoàn phát lệnh nổ súng, sau một loạt hoả lực đi cùng, bộ đội trên các hướng xung phong mãnh liệt, xả súng tiêu diệt bọn địch đang hoảng loạn quanh những chiếc lều vải trên đồi. Trận đánh diễn ra nhanh gọn trong khoảng 30 phút, ta diệt 150 tên, bắt sống 15 tên, thu một ĐKZ, sáu trung đại liên và nhiều vũ khí quân trang, quân dụng khác. Ta hy sinh 17, bị thương 35 đồng chí.

Ở điểm cao 201, 3 giờ 30 phút ngày 19 tháng 10, tiểu đoàn 722 cũng áp sát địch và nổ súng tiến công. Do bị địch phát hiện trước, yếu tố bất ngờ không còn, nên trận đánh diễn ra rất ác liệt. Sau nhiều lần xung phong, ta chỉ chiếm được một mỏm đồi, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, rồi tổ chức lui quân trước khi trời sáng. Trận này ta diệt 60 tên, bắt sống 15, thu 15 súng các loại, song thương vong của ta do bị pháo binh địch cũng khá lớn (hy sinh 64 người, bị thương 83 người).

Sau đợt hoạt động của ta đêm 18, địch tổ chức chiếm lại đồi 94, đồi 201, tăng cường hai tiểu đoàn pháo lên Rịa, dốc toàn lực lượng vào việc tăng cường công sự, chướng ngại vật trên các điểm cao, lùng sục bảo vệ các sở chỉ huy, trận địa pháo. Về phía ta, Đảng uỷ đại đoàn cũng triệu tập cuộc họp mở rộng và nhận định: địch đang củng cố các vị trí, song không có mục đích chiếm đóng lâu dài, sắp tới chúng sẽ tổ chức các cuộc càn rộng ra xung quanh, ta sẽ có điều kiện đánh địch trong vận động: mặt khác, tập kích địch trên các điểm cao ta bị thương vong nhiều. Do đó đại đoàn quyết định đổi phương châm tác chiến: “Phải tranh thủ đánh vận động chiến”, tránh tư tưởng chỉ muốn “ăn to” không muốn phân tán đánh nhỏ. Đại đoàn đã lệnh cho các trung đoàn tổ chức các bộ phận nhỏ kết hợp với dân quân du kích đánh nhỏ, đánh phân tán. Trung đoàn 52 điều một tiểu đoàn vào Quỳnh Lưu phát động chiến tranh du kích, Trung đoàn 48, 64 bố trí ở sườn địch trên đường Rịa, Phố Cát, sẵn sàng tiêu diệt địch khi chúng đánh vào Nho Quan.

Sau những ngày chuẩn bị và củng cố bàn đạp, 5 giờ sáng ngày 22 tháng 10, địch cho ba tiểu đoàn bộ binh cơ giới có pháo binh, không quân yểm trợ tiến lên Nho Quan bằng hai mũi. Mũi chính tiến theo đường 59 gồm hai tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn cơ giới và hai tiểu đoàn pháo binh. Mũi thứ hai có một tiểu đoàn bộ binh xuất phát từ mỏm đồi 94 đi theo con đường phía tây đường 59 lên Nho Quan (cánh trái). Cả hai mũi tiến công của địch đều bị các bộ phận nhỏ phân tán của trung đoàn 52 và 64 cùng dân quân du kích bắn tỉa nên chúng tiến rất dè dặt.

Cánh trái, khi tới Bát Cô, bị một tiểu đoàn của trung đoàn 52 chặn đánh và bị diệt 30 tên, phải dừng lại rồi rút ra đường 59. Tiểu đoàn 706 trung đoàn 64 tổ chức truy kích bọn này đến tận làng Tri Phương diệt gần một đại đội. Mũi chính, đến chiều mới tới Nho Quan, thấy trong thị trấn “vườn không nhà trống” lại nghe tin cánh trái bị đánh, nên vội vã phá một số nhà và cầu phao rồi rút ngay.

Sau khi địch rút khỏi Nho Quan, Đại đoàn phán đoán địch sẽ đánh lên lần nữa, nên điều tiểu đoàn 1 trung đoàn 48 tổ chức phục kích địch ở chân đồi Trại Ngọc. Đêm 23, tiểu đoàn bí mật triển khai trận địa phục kích dài hơn hai km ở chân đồi Trại Ngọc. 8 giờ sáng ngày 24, tiểu đoàn 1 lê dương thuộc trung đoàn 5 có khoảng 20 xe tăng xe bọc thép đi cùng từ Rịa tiến về Phủ Đồi - Trại Ngọc. Tiểu đoàn 706 nổ súng, trận chiến đấu rất ác liệt vì trận địa phục kích của ta ở gần các điểm cao có địch chiếm đóng nên địch dựa vào phi pháo, cơ giới và các lực lượng chốt giữ gần đó chống cự quyết liệt. Trận đánh kéo dài đến chiều, ta diệt hơn một đại đội địch, phá hủy năm xe tăng, bốn xe bọc thép, thu nhiều vũ khí phương tiện.

Ngày 25 tháng 10, địch đưa bốn tiểu đoàn bộ binh, bốn tiểu đoàn pháo binh và một tiểu đoàn thiết giáp từ Ghềnh mở cuộc càn quét vào Bỉm Sơn - Quý Hương, nơi chúng cho là có căn cứ, kho tàng của Đại đoàn 320. Qua ba ngày lùng sục không kết quả gì, sáng ngày 28 chúng cho phần lớn lực lượng rút về, chỉ để lại một tiểu đoàn lê dương và một tiểu đoàn ngụy Thái ở lại hòng phục kích chủ lực ta trên đường tới Sòng Cạn.

10 giờ sáng ngày 28 tháng 10, phát hiện địch đi từ Quý Hương về Sòng Cạn, đại đoàn hạ quyết tâm tiêu diệt địch. Tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 và tiểu đoàn 706 trung đoàn 64 được lệnh cùng xuất kích ra đánh địch. Tiểu đoàn 2 trung đoàn 48 bịt hậu ở phía Quý Hương, tiểu đoàn 738 trung đoàn 64 chặn viện ở Giốc Giàng. Bị ta đánh bất ngờ cả tiểu đoàn ngụy Thái và một bộ phận của tiểu đoàn lê dương hoảng loạn tháo chạy. Ta tổ chức truy kích và đánh trả máy bay địch đến ứng viện. Sau vài giờ chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến đấu gần hai tiểu đoàn địch, diệt 300 tên, bắt sống 155 tên, bắn rơi hai máy bay, thu nhiều vũ khí quân trang, quân dụng. 15 giờ chiều cùng ngày (28.10), địch cho một tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn thiết giáp từ Trại Ngọc vào Giốc Giàng để đón tàn binh. Tiểu đoàn 738 trung đoàn 64 ở Sòng Cạn và các tiểu đoàn khác bố trí gần Giốc Giàng tổ chức đánh viện không thành công. Ta chỉ tiêu hao một lực lượng nhỏ địch, còn đại bộ phận chúng tổ chức rút theo kiểu cuốn chiếu về Trại Ngọc.

Sau thất bại ở Giốc Giàng - Sòng Cạn, địch co về Rịa, Vĩnh Phương củng cố, cướp phá, lùng sục đẩy ta ra xa khu vực bàn đạp của chúng. Bộ đội chủ lực cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích vẫn không ngừng đánh chặn và quấy phá diệt thêm được nhiều địch. Ngày 30 tháng 10, một bộ phận trung đoàn 52 diệt 30 tên địch ở bắc Vĩnh Phương tám ki-lô-mét. Ngày 31, bộ đội trung đoàn 64 diệt 60 tên ở gần điểm cao 253 và diệt một trung đội địch ở Phú Hưu...

Để giữ bất ngờ cho việc lui quân và làm vừa lòng phó tổng thống Mỹ Ních-xơn sẽ đến thị sát tây nam Ninh Bình, ngày 2 tháng 11 (mở đầu đợt 3), địch tung bảy tiểu đoàn chia làm hai cánh tiến công lên Nho Quan lần thứ hai. Cánh chính từ Rịa đi theo đường 59 gồm hai tiểu đoàn bộ binh, hai tiểu đoàn dù, một tiểu đoàn cơ giới và một tiểu đoàn pháo. Cánh trái có hai tiểu đoàn bộ binh, từ mỏm đồi 94 đi men theo chân núi Yên Mông lên Nho Quan, làm nhiệm vụ bảo vệ sườn cho cánh chính.

Quyết tâm của đại đoàn là: dùng một lượng nhỏ của trung đoàn 52 phối hợp với du kích ngăn chặn, tiêu hao làm chậm bước tiến của địch trên cánh chính (đường 59) đồng thời tập trung lực lượng đánh địch trên cánh trái.

Cả hai cánh quân của địch đều tiến rất thận trọng. Cánh chính bị một bộ phận của tiểu đoàn 757 trung đoàn 52 cùng du kích chặn đánh, bắn tỉa phải dừng lại nghỉ đêm tại Văn Luận, trong đêm lại bị ta tập kích hoả lực, thiệt hại gần 100 tên, trưa ngày 3 tháng 11 mới tới Nho Quan.

Trưa ngày 3 tháng 11, trong khi cánh chính tiến lên Nho Quan, thì một tiểu đoàn của cánh trái tiểu đoàn 1, trung đoàn 5 lê dương sục vào làng Mống Lá. Tiểu đoàn 391 trung đoàn 52 phục sẵn ở đây tổ chức nhiều mũi bao vây chia cắt, tiêu diệt địch. Trận đánh kéo dài trong 45 phút, ta diệt gọn hai đại đội, làm tan rã hai đại đội khác, bắt sống 110 tên.

Tiến lên Nho Quan không thu được kết quả gì, trưa ngày 5 tháng 11, các lực lượng địch ở Nho Quan rút về Rịa. Ngày 6 tháng 11, địch dùng không quân, pháo binh bắn phá ác liệt các cửa rừng và các đường xuất kích của ta bảo vệ cho toàn bộ lực lượng rút quân, kết thúc cuộc hành quân. Ta tranh thủ thời cơ đưa lực lượng xuất kích diệt thêm một số địch ở các vị trí xung quanh Rịa. Chiều ngày 6 tháng 11, bộ đội ta kiểm soát toàn bộ khu vực địch đã mất, chiến dịch phản công tây nam Ninh Bình kết thúc thắng lợi.

Sau 23 ngày đêm, Đại đoàn 320 đánh 23 trận lớn nhỏ cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích tỉnh Ninh Bình loại khỏi vòng chiến đấu 1.711 tên (bắt 311 tên), phá huỷ 21 xe (có ba xe tăng, bốn xe thiết giáp), bắn rơi hai máy bay, thu nhiều vũ khí, trang bị.



Chiến dịch phản công tây nam Ninh Bình không chỉ có ý nghĩa diệt sinh lực địch mà quan trọng là đã làm thất bại ý đồ “đánh trước” của địch. Na-va tập trung một lực lượng rất lớn đánh ra vùng tự do của ta hòng giành lại thế chủ động, buộc ta phải tập trung chủ lực đối phó. Đại đoàn 320 cùng lực lượng vũ trang địa phương đã bảo vệ được vùng hậu phương quan trọng, bảo toàn được chủ lực. Các đại đoàn khác, kể cả Đại đoàn 304 và Đại đoàn 316 đang đứng chân gần đó vẫn triển khai công tác chuẩn bị cho hoạt động Đông Xuân 1953-1954.

Nét hay về nghệ thuật chiến dịch trong chiến dịch phản công tây nam Ninh Bình là Bộ chỉ huy chiến dịch đã rút kinh nghiệm kịp thời, nhanh chóng chuyển phương châm tác chiến từ tập kích quân địch chiếm đóng sang đánh địch đang trong vận động; vận dụng cách đánh thích hợp bằng lực lượng vừa và nhỏ, kết hợp chủ lực và địa phương, kết hợp trận địa phục kích của chủ lực với làng xã chiến đấu, tránh chỗ mạnh, lúc địch mạnh, đánh vào những cánh quân yếu, lực lượng nhỏ lẻ, nhằm tiêu diệt, tiêu hao địch, bảo vệ ta, cuối cùng làm thất bại mưu đồ cuộc hành quân của chúng.

Tuy nhiên, do nắm địch không chắc, bố trí một số đơn vị không phù hợp với tình hình thực tế nhưng lại chưa thay đổi cho phù hợp, một số bộ phận không chấp hành đúng ý định của đại đoàn, nên ta còn bỏ lỡ nhiều cơ hội diệt địch, nhiều trận thương vong còn lớn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #77 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2012, 09:16:10 pm »


CHIẾN DỊCH LAI CHÂU
(Tiến công, từ ngày 10 đến ngày 31 tháng 12 năm 1953)


Thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của Tổng Quân uỷ, trung tuần tháng 11 năm 1953, Đại đoàn 316 từ nam Hoà Bình hành quân lên Tây Bắc mở Chiến dịch Lai Châu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng tỉnh Lai Châu, cùng với các chiến trường Tây Nguyên, Trung Hạ Lào, thu hút, phân tán lực lượng cơ động của địch tạo thời cơ cho khối chủ lực chiến lược còn lại (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 304...) tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. Đầu tháng 11 năm 1953, đoàn cán bộ chuẩn bị chiến trường của đại đoàn lên đường, sau đó nửa tháng, lực lượng cơ bản của đại đoàn là trung đoàn 174 và trung đoàn 98 cũng bắt đầu hành quân.

Nhận được tin Đại đoàn 316 tiến lên Tây Bắc, Na-va và bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương cho rằng hướng tiến công chủ yếu của đối phương trong đông xuân 1953-1954 không phải là đồng bằng Bắc Bộ như đã phán đoán mà có thể lại là Tây Bắc. Và như vậy, Thượng Lào và kinh đô Luông Pha Băng sẽ bị uy hiếp. Để bảo vệ Thượng Lào và đối phó với chủ lực ta, ngày 20 tháng 11 năm 1953, Na-va chính thức cho mở cuộc hành quân Ca-xto (Casto) đánh chiếm Điện Biên Phủ, một địa bàn chiến lược, nằm gần biên giới Việt-Lào. Trước tình hình địch chiếm Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tư lệnh quyết định Đại đoàn 316 vẫn gấp rút lên đánh địch ở Lai Châu và điều thêm Đại đoàn 308 lên vây địch ở Điện Biên Phủ, các đại đoàn 312, 351, 304 sẵn sàng đánh trả nếu địch liều lĩnh đánh lên vùng căn cứ của ta.

Lai Châu là một tỉnh miền núi Tây Bắc, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào. Đây là một vị trí quan trọng nối liền hậu phương kháng chiến của ta với vùng kháng chiến Lào. Địa hình Lai Châu rất hiểm trở, đường sá giao thông khó khăn.

Với mục đích uy hiếp hậu phương của ta và bảo vệ vùng Thượng Lào, địch đã chiếm giữ Lai Châu với lực lượng khá lớn. Toàn bộ Lai Châu được địch tổ chức thành một khu vực hành binh gồm ba tiểu đoàn chính quy (hai tiểu đoàn Ta-bo một tiểu đoàn ngụy Việt Nam) cùng 25 đại đội ngụy Thái đóng quân ở năm phân khu trong tỉnh.

Lực lượng tham gia Chiến dịch Lai Châu chủ yếu là Đại đoàn 316 và lực lượng vũ trang tại chỗ. Theo kế hoạch của Bộ, lực lượng cơ bản của đại đoàn là trung đoàn 174 và trung đoàn 98 hành quân gấp lên Lai Châu, riêng trung đoàn 176 chia thành ba bộ phận: Tiểu đoàn 888 hành quân cấp tốc lên Điện Biên Phủ, hoạt động ở khu vực Him Lam, Bản Tấu ngăn chặn địch đánh rộng ra phía bắc; tiểu đoàn 970 vượt biên giới sang giúp Lào bảo vệ vùng giải phóng Sầm Nưa và đề phòng địch đánh vào sườn ta; tiểu đoàn 999 tiếp tục bảo vệ Sơn La. Bộ chỉ huy đại đoàn trong chiến dịch là các đồng chí: Lê Quảng Ba - Đại đoàn trưởng và Chu Huy Mân - Chính ủy đại đoàn.

Khi địch đổ quân chiếm Điện Biên Phủ, Bộ Tổng tham mưu ra mệnh lệnh yêu cầu Đại đoàn 316 tổ chức thành từng tiểu đoàn để đẩy nhanh tốc độ hành quân. Đồng chí Chu Huy Mân đang dự hội nghị cán bộ trung đoàn trở lên do Bộ Tổng tham mưu triệu tập, cũng được lệnh về ngay đôn đốc đại đoàn hành quân. Tình hình rất khẩn trương nên Đại đoàn 316 hành quân liên tục không nghỉ. Đêm 7 tháng 12, cơ quan Bộ tư lệnh Đại đoàn và trung đoàn 174 tới ngã ba Tuần Giáo, trung đoàn 98 tới gần đèo Pha Đin. Tại Sở chỉ huy tiền phương của Bộ ở Khu 15 Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ đại đoàn nhận được lệnh của Bộ: “Địch đã rút lính Âu-Phi ở Lai Châu về tập trung ở Điện Biên Phủ. Số quân ngụy đóng rải rác ở Lai Châu đã được lệnh rút về Điện Biên Phủ bằng đường bộ qua hướng Mường Muôn, Mường Pồn. Nhiệm vụ của đại đoàn là cắt bằng được con đường Lai Châu - Điện Biên Phủ không cho địch chạy thoát, co cụm ở Mường Thanh, đồng thời nhanh chóng giải phóng Lai Châu theo kế hoạch cũ. Nếu địch bỏ chạy thì truy kích đến cùng”.

Thực tế, khi nghe tin Đại đoàn 316 lên Lai Châu, địch đã ra lệnh rút toàn bộ lực lượng ở Lai Châu, tập trung về phòng ngự ở Điện Biên Phủ. Cuộc rút quân mang mật hiệu Pôn-luých (Pollux) dự kiến bằng cả đường không và đường bộ sẽ hoàn thành vào ngày 18 tháng 12 năm 1953. Ngày 7 các đơn vị Âu-Phi đã rút về Điện Biên Phủ bằng đường không, còn các đơn vị nguỵ binh người Thái được lệnh tập hợp thành năm bộ phận rút khỏi Lai Châu theo đường bộ.

Cũng ngay trong đêm ngày 7 tháng 12, tại sở chỉ huy tiền phương của Bộ, Bộ tư lệnh đại đoàn hạ quyết tâm và giao nhiệm vụ cho các đơn vị: Trung đoàn 174, trung đoàn 98 (thiếu tiểu đoàn 493) cùng đại đoàn bộ đi theo đường tắt cắt đường rút của địch ở đoạn Pu San - Mường Pồn, tiểu đoàn 439 trung đoàn 98 do phó chính uỷ trung đoàn Phạm Quang Vinh chỉ huy theo đường 41 đánh thẳng vào thị xã Lai Châu; tiểu đoàn 938 trung đoàn 98 tạm dừng lại bảo vệ Tuần Giáo, đề phòng địch nhảy dù tập kích phía sau.

Mọi công tác chuẩn bị, chỉ huy hiệp đồng, động viên bộ đội sau 20 ngày đêm hành quân được hoàn tất khẩn trương, đảm bảo cho đại đoàn nhanh chóng triển khai đội hình đuổi đánh địch.

Đêm ngày 9 tháng 12, tiểu đoàn 439 tới Tuần Giáo và hành quân tiếp bằng cơ giới lên Lai Châu. Ô tô chỉ đi được khoảng 30km gặp đường xấu không đi được, bộ đội lại tiếp tục hành quân bộ. Tối ngày 10 tháng 12, tiểu đoàn tới Pa Hạm cách Lai Châu 32km. Tại đây, địch có một đồn không lớn, song nghe tin chủ lực ta tiến đánh Lai Châu binh lính ở các đồn Nậm Mức, Hải Ngài, Nậm Nàng đều tập trung về đây đưa quân số trong đồn lên tới ba đại đội.

22 giờ ngày 10 tháng 12, tiểu đoàn 439 tổ chức ba mũi tiến công địch ở đồn Pa Hạm. Địch chống cự khoảng 30 phút rồi mở đường tháo chạy, thừa thắng tiểu đoàn 439 tiếp tục tổ chức tiến công địch ở đèo Cơ-la-vơ (Clave). Đèo này cách thị xã Lai Châu 14 km và có địa thế rất hiểm trở. Bình thường một trung đoàn của ta cũng khó có thể tiến công được, nhưng do hoảng sợ trước sức mạnh tiến công của ta nên khi tiểu đoàn 439 vừa nổ súng, địch đã vội vàng tháo chạy. 24 giờ ngày 11 tháng 12, tiểu đoàn 439 đến sát thị xã Lai Châu. Được nhân dân dẫn đường, bộ đội ta tiến qua cầu sắt đánh chiếm thị xã, sân bay. Địch chống cự yếu ớt rồi bỏ chạy. Đúng 2 giờ ngày 12 tháng 12, tiểu đoàn 439 đã cắm lá cờ chiến thắng trong thị xã Lai Châu, chính thúc giải phóng thị xã này khỏi ách thống trị gần 80 năm của giặc Pháp. Sau khi thị xã Lai Châu được giải phóng, tiểu đoàn 439 chia làm hai cánh tiếp tục truy kích địch. Đại đội 1480 tiến sang Pu Cói bắc Lai Châu, các đại đội 28, 53 truy kích theo đường Lai Châu - Điện Biên. Bộ phận còn lại của tiểu đoàn cùng địa phương bảo đảm an ninh và ổn định đời sống nhân dân trong thị xã.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #78 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2012, 09:17:46 pm »


Trong khi tiểu đoàn 439 tiến đánh Lai Châu thì lực lượng chủ yếu của đại đoàn từ Tuần Giáo, sau bốn ngày hành quân, đã tới các vị trí trên đường Điện Biên Phủ đi Lai Châu. Trung đoàn 174 bố trí ở khu vực Mường Muôn - Mường Pồn, đón đánh địch từ Lai Châu chạy về, trung đoàn 98 ở Pu San chặn địch từ Điện Biên Phủ tiến lên. Tiểu đoàn 888 trung đoàn 176 tiếp tục bám địch ở phía Him Lam - Bản Tấu.

Sáng ngày 12 tháng 12, đại đội 674 tiểu đoàn 251 trung đoàn 174 dẫn đầu đội hình trung đoàn tiến xuống Mường Pồn. Phát hiện trong bản có nhiều địch, đại đội 674 bao vây áp sát chờ lực lượng phía sau tới tổ chức tiến công.

Địch ở Mường Pồn khá đông, gồm hai đại đội bộ binh thuộc tiểu đoàn ngụy 301 và một đại đội vận tải. Đây là lực lượng rút ở Lai Châu về Điện Biên nhưng bị đại đội 35 tiểu đoàn 251 chặn đánh ở Cò Cháy nam Mường Pồn hai km, phải quay về Mường Pồn tổ chức phòng ngự chờ quân ở Điện Biên lên đón.

Địa hình trong khu vực trống trải, địch phát hiện lực lượng ta bao vây đã tổ chức nhiều mũi, được sự yểm trợ của máy bay, tiến công phá vây. Cuộc chiến đấu giữ vây của đại đội 674 diễn ra ác liệt suốt cả ngày 12. Chính trong cuộc chiến đấu ác liệt này đã xuất hiện gương chiến đấu dũng cảm của chiến sĩ Bế Văn Đàn “lấy thân mình làm giá súng” tạo điều kiện cho đồng đội chặn các đợt phản kích của địch. Sáng ngày 13, toàn bộ tiểu đoàn 251, được tăng cường đại đội 317, tổ chức tiến công và làm chủ Mường Pồn, loại khỏi vòng chiến đấu các đại đội địch ở đây, diệt 95 tên, bắt sống 52 tên, thu nhiều vũ khí và lừa, ngựa.

Cũng vào những ngày này, quân địch ở Điện Biên đưa các tiểu đoàn dù lê dương số 1 và tiểu đoàn dù ngụy số 2 từ Điện Biên Phủ kéo ra đón cánh quân ở Lai Châu về. Ngày 11 tháng 12 lực lượng này vừa ra tới Bản Tấu thì bị tiểu đoàn 888 trung đoàn 176 chặn đánh, bị diệt gần 100 tên, chúng bỏ đường cái xuyên rừng lên Pu San. Trưa ngày 13, địch lên tới Pu San đông nam Mường Pồn bốn km. Tại đây, được máy bay yểm trợ, chúng tổ chức tiến công điểm cao 1.168 hòng chiếm điểm cao này làm bàn đạp đón cánh quân ở Lai Châu về. Các chiến sĩ tiểu đoàn 215 và đại đội phòng không 677 dựa vào thế hiểm của địa hình, đã kiên cường chiến đấu đánh bật mọi đợt tiến công của hai tiểu đoàn địch. Sau nhiều đợt tiến công không thành, lại nghe tin đồng bọn đã bị diệt ở Mường Pồn, địch tổ chức quay về Điện Biên. Dọc đường số này lại bị đại đội 811 từ Bản Tấu lên đánh chặn đầu và tiểu đoàn 215 đánh ở phía sau nên đội hình tan tác, binh lính chạy tán loạn vào rừng tự tìm đường về Điện Biên Phủ.

Như vậy, với sự trợ giúp của không quân, suốt ba ngày luồn rừng, cánh quân của địch từ Điện Biên Phủ đã không sao ứng cứu được cánh quân ở Lai Châu về, mà còn bị chết và bị thương 112 tên, bị bắt 38 tên, đội hình tan rã khi quay trở lại Điện Biên.

Đường từ Mường Pồn về Điện Biên Phủ bị chặn, các lực lượng địch rút từ Lai Châu về Điện Biên buộc phải chia làm hai khối. Khối thứ nhất gồm đại bộ phận tiểu đoàn ngụy 301 và bốn đại đội ở Nậm Lầm, Sốp Nhom tìm đường vòng xuyên rừng về Điện Biên Phủ. Khối thứ hai gồm tàn quân ở Mường Tòng, Mường Bum, Mường Chà tìm đường chạy sang Lào.

Các đơn vị trong đại đoàn được lệnh tiếp tục truy kích địch. Tiểu đoàn 255 trung đoàn 174, có tham mưu trưởng đại đoàn đi cùng, hành quân lên hướng Mường Tòng để phối hợp với tiểu đoàn 439 trung đoàn 98 từ Lai Châu đánh xuống. Các tiểu đoàn 249, 251 của trung đoàn 174 tiến ra Nậm Lầm, Sốp Nhom. Tiểu đoàn 215 trung đoàn 98 bố trí ở Mường Muôn, sẵn sàng tiếp sức cho trung đoàn 174. Tiểu đoàn 888 trung đoàn 176 chuyển về chốt giữ ở Mường Pồn, sẵn sàng chặn địch ở Điện Biên Phủ lên.

Chiều ngày 13 tháng 12, tiểu đoàn 255 và 439 gặp nhau cách Mường Tòng một km. Tham mưu trưởng đại đoàn trực tiếp chỉ huy hai tiểu đoàn tiến công cụm quân địch ở Mường Tòng. Bốn đại đội địch cụm ở Mường Tòng chống cự yếu ớt rồi vội vã rút chạy, ta chuyển sang truy kích. Đến 21 giờ, bộ đội ta đuổi kịp bộ phận đi sau diệt và bắt một số tên, trong đó có tên đại uý Pháp. Địch tiếp tục rút chạy xuống phía nam. Sáng ngày 16, đến Nà Pheo bị đại đội 317 của ta diệt thêm một đại đội. Địch bỏ đường lớn chạy sang hướng tây, ta truy kích đến Si-pa-phin, bắt thêm 80 tên.

Trên hướng Sốp Nhom, đại đội 673, đơn vị đi đầu của cánh quân tiểu đoàn 251 và tiểu đoàn 249 gặp địch ở Huổi Mét. Đại đội tổ chức tiến công đánh tan một đại đội địch, bắt sống 40 tên, thu năm trung liên, 30 tiểu liên, 30 súng trường.

Hướng tây bắc thị xã Lai Châu, đại đội 1480 cùng một bộ phận của tiểu đoàn 930, trung đoàn 148 truy kích địch qua sông Đà. Sáng ngày 17, đại đội gặp địch ở Nậm Cáy, diệt 30 tên, bắt 70 tên (có một đại uý Pháp) xoá sổ cơ bản khối tàn quân chạy lên bắc Lai Châu.

Trải qua 12 ngày đêm liên tục tiến công, truy kích địch trên đoạn đường khoảng 300 km ở địa bàn rừng núi hiểm trở, Đại đoàn 316 đã tiêu diệt và làm tan rã 24 đại đội địch1 (khoảng 2.500 tên), đánh thiệt hại nặng ba tiểu đoàn, thu 528 súng trường và tiểu liên, 148 súng trung liên, năm súng cối, 12 máy vô tuyến điện, ba ô tô, 200 lừa ngựa. Đại đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ giải phóng toàn bộ khu vực Lai Châu, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.



Lai Châu giải phóng, Điện Biên Phủ bị uy hiếp trực tiếp từ phía bắc, địch buộc phải điều lực lượng từ đồng bằng Bắc Bộ lên Điện Biên Phủ, biến nơi đây thành nơi tập trung lực lượng thứ hai của chúng trên chiến trường Bắc Việt Nam. Như vậy, thắng lợi của chiến dịch Lai Châu không chỉ có ý nghĩa tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một địa bàn rừng núi quan trọng mà đây còn là thắng lợi bước đầu của ta trong việc thực hiện chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị: Tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai đi đôi với buộc địch phải phân tán khối cơ động chiến lược của chúng. Thắng lợi của chiến dịch giải phóng Lai Châu là thắng lợi mở đầu xuất sắc của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, tạo ra những điều kiện thuận lợi để ta tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ sau này.

Bước phát triển mới của nghệ thuật chiến dịch là ngay từ đầu đã hình thành thế trận chia cắt địch, làm cho chúng hoàn toàn lâm vào thế bị động trong cuộc rút quân. Bằng nhiều lực lượng, trên nhiều hướng, thực hiện nhiều hình thức, thủ đoạn chiến thuật như: tiến công, truy kích, đón lõng, phục kích, chốt chặn... ta đã chia cắt được lực lượng địch ở khu vực Lai Châu, chia cắt bộ phận rút chạy và bộ phận ứng cứu để lần lượt đánh tan rã từng bộ phận địch. Sau khi phái một lực lượng nhanh chóng tiến công tiêu diệt hai vị trí phía trước (Pa Ham, Cơ-la-vơ), nhanh chóng tiếp cận mục tiêu chủ yếu ( Lai Châu), đại đoàn đã dựa vào phần lớn lực lượng đang đứng chân giữa con đường độc đạo Lai Châu - Điện Biên để nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt địch đang vận động (đón đánh địch từ Lai Châu về, chặn địch từ Điện Biên Phủ lên, bám đánh địch ngay từ Him Lam, Bản Tấu). Nghệ thuật hình thành thế trận chốt chặn ở những khu vực hiểm yếu, nhất là đoạn Mường Pồn- Bản Tấu, là nghệ thuật điều hành chiến dịch sáng tạo, phát huy được sức mạnh của các lực lượng trong quá trình truy kích địch. Chốt chặn chiến dịch trong chiến dịch Lai Châu là bước phát triển mới về nghệ thuật chiến dịch mà cả ba chiến dịch trước đó (Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào) ta chưa thực hiện được.

Trong chiến dịch Lai Châu, ta đã khắc phục được những thiếu sót chủ yếu trong truy kích của chiến dịch Thượng Lào trước đó. Đó là tinh thần chủ động, quyết tâm truy kích địch đến cùng của các đơn vị trên các hướng. Trong chiến dịch, bộ đội ta đã vượt qua những khó khăn rất lớn về đường sá xa xôi, địa hình hiểm trở, mùa đông giá rét... để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao.
_____________________________________
1. Theo lịch sử quân sự tập 4 bộ tổng tham mưu ngụy, 1972 thì số địch chạy thoát về Điện Biên Phủ là 10 trong tổng số 40 sĩ quan Pháp và 120 trong tổng số 2.100 lính ngụy Thái.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #79 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2012, 07:56:17 am »


CHIẾN DỊCH TRUNG - HẠ LÀO
(Tiến công, từ ngày 21 tháng 12 năm 1953 đến tháng 5 năm 1954)


Trong kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, ta chủ trương phối hợp với quân giải phóng Pa Thét Lào mở cuộc tiến công ở Trung - Hạ Lào nhằm thu hút quân cơ động Pháp, phá thế tập trung lực lượng của Na-va ở đồng bằng Bắc Bộ, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng và củng cố vùng giải phóng của bạn, đồng thời phá âm mưu đánh vào hậu phương ta của định, bảo vệ vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh. Cuối tháng 11 năm 1953, cùng với việc giao nhiệm vụ cho các hướng, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở Chiến dịch Trung - Hạ Lào.

Trung - Hạ Lào là vùng rừng núi rộng lớn, phía bắc giáp tỉnh Xiêng Khoảng, phía tây giáp Thái Lan, phía nam giáp Căm Pu Chia và phía đông giáp các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam của Việt Nam. Địa hình hầu hết là rừng núi dân cư thưa thớt. Ở phía tây dọc theo lưu vực sông Mê Công có dải bình nguyên hẹp, tập trung đông dân và là nơi sản xuất lúa gạo chính của Trung - Hạ Lào. Khí hậu Trung - Hạ Lào khắc nghiệt chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô nóng nắng rất hiếm nước, mùa mưa, mưa tầm tã, nước suối dâng cao rất khó cơ động.

Đường số 13 là con đường chiến lược quan trọng nhất của Lào chạy dọc theo sông Mê Công từ bắc xuống nam. Đây là con đường vận chuyển chủ yếu của địch ở Trung - Hạ Lào. Nối từ đường 13 sang Việt Nam là các trục đường ngang số 8, số 12 và số 9. Các con đường này hầu hết đều len lỏi trong địa hình rừng núi hiểm trở nên rất xấu, riêng chỉ có con đường 9 chạy từ Cửa Việt của Việt Nam sang Xa-va-na-khét của Lào là con đường dễ đi hơn cả.

Các nhà chiến lược phương Tây coi vùng Trung - Hạ Lào là một trong những địa bàn chiến lược quan trọng đối với toàn bán đảo Đông Dương. Đặc biệt là các khu vực đường số 12 đường số 9 và cao nguyên Bô-lô-ven (Hạ Lào). Nắm được các địa bàn này sẽ tạo được thế chia cắt chiến lược trên toàn Đông Dương và là một bàn đạp tiến công rất lợi hại.

Từ ngày trở lại gây chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương, thực dân Pháp coi Trung - Hạ Lào là vùng hậu phương, vĩ tuyến 18 ngang qua Trung Lào là “tuyến cấm” cắt đôi Đông Dương và đường số 12 (Thà Khẹt - Ba Na Phào) là then cửa của “tuyến cấm” đó. Khi ta ít hoạt động ở Hạ Lào, Trung Lào, việc tổ chức phòng thủ của địch ở đây còn sơ sài, lực lượng chủ yếu là quân ngụy Lào đóng rải rác trên các trục đường số 8, 12, 9, 13, 23... Đầu tháng 12 năm 1953, phát hiện thấy chủ lực ta tiến sang Trung Lào, địch vội điều hai binh đoàn cơ động số hai và số ba gồm sáu tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo binh từ Bắc Bộ sang tăng cường cho Trung Lào hòng bịt các cửa ngõ vào Trung Lào, chủ yếu trên trục đường số 8 và 12. Chúng bố trí thành ba cụm:

- Cụm A ở khu vực Na Pê, Cam Cốt, Lạc Sao trên đường số 8 gồm tiểu đoàn Ta-bo số 9 và một đại đội pháo 105mm.

- Cụm B ở Ba Na Phào, Nhom Ma Rát trên đường 12, gồm hai tiểu đoàn bộ binh Ma-rốc số 1, số 2 của trung đoàn 1 (1/1 RTM, 2/1 RTM); tiểu đoàn bộ binh số 2 trung đoàn 4 (2/4 RTM); tiểu đoàn bộ binh An-giê-ri số 27 (27 BTA) và một tiểu đoàn pháo 105mm thuộc trung đoàn pháo binh An-giê-ri số 69.

- Cụm C ở Nậm The làm lực lượng dự bị, có tiểu đoàn bộ binh cơ giới Xpa-hi (Spahis) số 6.

Các đơn vị Âu-Phi được điều sang Trung Lào lần này là những đơn vị từng trải trên chiến trường miền Trung, mới được chuyển ra đồng bằng Bắc Bộ theo kế hoạch xây dựng lực lượng cơ động mạnh của Na-va. Từ khi đặt chân tới Trung Lào, chúng ráo riết củng cố, mở rộng các vị trí án ngữ thành những cứ điểm kiên cố, thường xuyên tổ chức các cuộc hành quân thăm dò, thọc sâu vào các vùng căn cứ du kích Trung Lào và biên giới Việt Nam - Lào để phát hiện chủ lực của ta.

Về tình hình ta, cơ sở của bạn ở Trung - Hạ Lào khá mạnh. Lực lượng vũ trang của bạn ở Trung Lào có một đại đội và năm trung đội, ở Hạ Lào bảy trung đội. Bộ đội tình nguyện Việt Nam ở Trung Lào có hai tiểu đoàn và bốn đại đội vũ trang tuyên truyền, ở Hạ Lào có một tiểu đoàn và một đại đội.

Lực lượng ta tham gia chiến dịch Trung - Hạ Lào gồm có: trung đoàn 66 Đại đoàn 304 trung đoàn 101 Đại đoàn 325, tiểu đoàn 274 trung đoàn 18 Đại đoàn 325, một tiểu đoàn phòng không 12,7mm, một đại đội công binh, một đại đội vận tải (tổng cộng quân số là 7.263 người) cùng các đơn vị tình nguyện của Liên khu 4, Liên khu 5 và một số đơn vị Pa-thét Lào. Riêng trung đoàn 18 (thiếu tiểu đoàn 274) hoạt động ở Bình Trị Thiên. Bộ chỉ huy chiến dịch mang mật danh là “Mặt trận D” do đồng chí Hoàng Sâm, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304 làm Tư lệnh, đồng chí Trần Quý Hai Chính uỷ kiêm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 325 làm chính uỷ. Cơ quan chiến dịch được tổ chức trên cơ sở cơ quan Đại đoàn 325.

Căn cứ vào chủ trương chung và tình hình địch đã tăng cường, Bộ chỉ huy chiến dịch xác định kế hoạch tác chiến đợt 1 của chiến dịch như sau:

Tập trung cả hai trung đoàn 66 và trung đoàn 101 (thiếu) tiến công cụm phòng ngự then chốt của địch trên đường 12 (Bộ tư lệnh xác định đây là hướng chính của chiến dịch). Trung đoàn 66 tiến công cứ điểm Mụ Giạ và Ba Na Phào. Trung đoàn 101 tổ chức phục kính đánh viện trên đường số 12 đoạn từ Thà Khẹc đến Ba Na Phào. Hướng phát triển tiếp theo của 2 trung đoàn này là theo đường số 12 đánh về Nhom Ma Rát, giải phóng phía đông tỉnh Khăm Muộn.

Tiểu đoàn 319, trung đoàn 101 cùng bộ đội bạn tiến công Na Pê, Lạc Sao, Cam Cốt. Đây là hướng tiến công thứ yếu của chiến dịch, sau đó phát triển theo trục đường số 8 đánh xuống đường số 12.

Tiểu đoàn 436 trung đoàn 101, được tăng cường thêm quân số và chỉ huy, thọc sâu chiến dịch xuống Hạ Lào tạo bàn đạp cho lực lượng lớn của ta phát triển xuống phía Nam.

Trung đoàn 18 (thiếu tiểu đoàn 274), giai đoạn đầu phối hợp với lực lượng vũ trang Bình Trị Thiên cắt đường số 9 không cho địch cơ động lực lượng theo đường bộ lên ứng cứu, sau đó theo đường 9 phát triển sang đánh địch ở Trung - Hạ Lào.

Về vấn đề bảo đảm1, Trung ương Đảng và Chính phủ đã chỉ thị cho Liên khu 4 tổ chức dân công, bảo đảm hậu phương chiến dịch. Trung ương Đảng của bạn cũng động viên nhân dân sẵn sàng phục vụ chiến trường. Liên khu 4 đã thành lập Hội đồng cung cấp Mặt trận chuyên phục vụ chiến dịch và tiến hành công tác chuẩn bị từ tháng 9 năm 1953. Tổng cục Cung cấp cử một đoàn cán bộ do đồng chí Đinh Thiện phụ trách, trực tiếp cùng Hội đồng cung cấp Mặt trận tổ chức công tác bảo đảm cho chiến dịch. Liên khu 4 còn tổ chức Ban chỉ huy tiếp tế vận tải có đồng khí trưởng phòng cung cấp Đại đoàn 325 tham gia, để thiết lập một hành lang tiếp tế từ Nghệ An sang Trung Lào. Phòng cung cấp của Đại đoàn 325 làm nhiệm vụ hậu cần chiến dịch, bệnh viện hậu phương K43 ở Thanh Chương, kho quân khí 700 ở Chu Lễ bảo đảm tuyến sau cho Đại đoàn 325.

Riêng việc đảm bảo cho tiểu đoàn 436 thọc sâu xuống Hạ Lào, Trung ương đã chỉ thị cho Bình Trị Thiên - Liên khu 5 đảm bảo cung cấp cho đơn vị hành quân tới đích, khi đến Hạ Lào, đơn vị sẽ dựa vào sự cung cấp của bạn để hoạt động.
__________________________________
1. Kết quả trong chiến dịch, đã đảm bảo 50 tấn đạn, cứu chữa 1.350 thương binh, và 1.024 bệnh binh. Hội đồng cung cấp Mặt trận đã tiếp tế cho bộ đội 3.409 tấn gạo, 154 tấn muối, 2.102 con trâu bò, huy động 54.075 dân công phục vụ chiến dịch thành 1.974.800 ngày công, cùng 1.429 thuyền, 2.217 xe đạp thồ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM