Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:01:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bệnh của lính và di chứng  (Đọc 271649 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 09:44:36 pm »


- Người ta nói lính mà không bị sốt rét chưa gọi là lính đích thức...
- Lính lác: là danh từ chỉ cho những người lính trơn.... Lính mà không bị lác chưa phải là lính đích thức....


.... CCB mình có ai mắc phải là "hôi chứng" lâu lâu ngủ lại thấy mình được đi bộ bội tập 2, hay đôi lúc thấy mình đi hành quân, đang trong chiến trận bị tụi Pốt phục chạy mất dép...

 Dựa trên mấy dòng được tô đậm ở trên thì BY tôi có thể khẳng định: Bác hay ai đồng ý với quan điểm này đã bị mắc "hội chứng chiến tranh" nặng quá. Grin

 Sốt rét thì lính ở K gần như ai cũng bị, nhất là lính nằm rừng lâu ngày, kể cả các bác đóng quân ở thị trấn thị xã hay thành phố lớn tại K cũng có thể bị mắc căn bệnh này. Điều đó rất dễ hiểu vì ở K thời đó là ổ bệnh sốt rét. Tôi từng bị sốt rét thuộc loại nặng, không dám tự nhận là sốt rét hơn ai nhưng là bị sốt rét nặng.

 Nhưng nếu nói: Lính mà không bị lác chưa phải là lính đích thực thì chắc tôi chưa phải là lính đích thực vì chưa từng bị hắc lào ghẻ lác bao giờ mặc dù từng ở chung, mặc chung quần đùi với thằng hắc lào chảy mủ ra. Ơn trời ngày đó da tôi được mạ một lớp Niken bên ngoài nên ... miễn dịch.

 Từ ngày trở về đến nay duy nhất 1 lần BY có giấc mơ liên quan đến chiến đấu trong 1 trận đánh, không ác liệt mà chỉ lẹt đẹt vài ba loạt đạn, chẳng chết thằng Tây đen bị thương thằng Tây đỏ nào cả, ký ức chiến trận có lẽ nó lang thang đi vào giấc mơ của tôi. Tỉnh giấc tủm tỉm cười một mình. Grin

 Một điều rất dễ nhận thấy đó là phải biết giữ mình trong sinh hoạt đời thường để tránh bệnh tật ốm đau, ăn chín, uống sôi, gọn gàng sạch sẽ vật dụng cá nhân của mình, cẩn thận khi nằm ngủ phải móc màn, tăng võng nylon đầy đủ bảo đảm sức khỏe hàng ngày thì sẽ đỡ được rất nhiều bệnh tật ốm đau. Lính thì nhiều bác sinh hoạt không giữ mình nên trông to khỏe là thế mà bệnh nó quật cho một phát là nằm ngay đơ ra liền. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
quân y 103
Thành viên
*
Bài viết: 277


« Trả lời #11 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 09:58:50 pm »

Tôi thực sự vui mừng có toppic này để quân y mình có gì đó kể lại .xin làm quen với các bạn .
Nếu là lính rồi thì không chỉ sốt rét đâu nhỉ con bao nhiêu là bệnh khác nữa. Ngày ấy tôi là y tá khoa Truyền nhiễm viên quân y 103 các anh bộ đội ở chiến trường ra sốt rét  môi tím tái da thì xanh mái sáng còn thấy đi bộ cười đùa chiều lên cơn sốt đắp chăn rên hừ hừ, tối đến kêu lạnh chịu không nổi ,lạnh từ trong xuơng lạnh ra cặp nhiệt chỉ 37 độ .Thật sự lúc đó nhìn các anh mà thuơng quá người thì gầy mà ngày nào cũng sốt thời đó uống kí ninh là vô tư cộng với thuốc bồ vậy thôi ai sốt nhiều thì được truyền  dịch.
Hồi còn ở lính thông tin thấy các bạn gái sang Lào giúp bạn về sốt rét mà thuơng quá bao nhiêu chăn đắp lên không đủ ấm ,ăn cơm thì ớt nhiều hơn thịt cá .Nước da trắng xanh mà môi tím ngắt .Cuộc sống ở rừng đem đến căn bệnh làm họ xấu đi mà bệnh thì có thể đau bất cứ lúc nào
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #12 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 10:07:13 pm »

...............................
- Người ta nói lính mà không bị sốt rét chưa gọi là lính đích thức...
- Lính lác: là danh từ chỉ cho những người lính trơn.... Lính mà không bị lác chưa phải là lính đích thức....

........................
Nhưng với DK1278 khi về đến nay còn căn bệnh mà không biết ae CCB mình có ai mắc phải là "hôi chứng" lâu lâu ngủ lại thấy mình được đi bộ bội tập 2, hay đôi lúc thấy mình đi hành quân, đang trong chiến trận bị tụi Pốt phục chạy mất dép... Thở phào nhẹ nhõm khi thấy mình .....
Em có đủ 3 yếu tố mà bác DK 1278 nêu ra!
Hình như anh em mình ai vô và gắn bó với VMH đều mang cái bệnh thứ 3

        Hìhì...Tôi cũng vậy dấy bác QKV.
      - Về bệnh sốt rét: Tôi đã phải 2 lần lên nằm bệnh xá E. Nhưng tôi nhớ nhất là năm 1980. Ngày đó đơn vị tôi đóng ở Pà Ong - Núi Cóc, tôi bị một đợt sốt kéo dài. Cứ tầm 10 -11 giờ sáng là tự nhiên người tôi bắt đầu rét run lên lập cập, phải vội vàng đi nằm, nhờ anh em đắp lên người đủ thứ : tấp đắp, màn, võng... Tôi cuộn tròn các thứ mà người vẫn run từng cơn. Y tá c cho tôi uống thuốc ( mà tôi chẳng nhớ nó là những thứ gì nữa ). Nằm khoảng 2 tiếng sau, người tôi bắt đầu vã mồ hôi rồi cơn sốt giảm dần. Đến khoảng 4 giờ chiều là hết hẳn, người cảm thấy bình thường, ăn uống tốt. Bụng mừng khấp khởi tưởng mình đã khỏi. Ấy thế mà đến hôm sau, khoảng 10 giờ tôi lại lên cơn sốt y như hôm trước. Lại đắp đủ thứ và uống thuốc...Đến 4,5 giờ chiều lại khỏi. Và cứ thế, cơn sốt cứ lặp đi lặp lại hành hạ tôi hàng ngày như vậy. Có hôm buổi chiều tôi nổi hứng còn đi đá bóng với anh em, thế mà sáng hôm sau cứ " đến hẹn lại lên " cơn sốt ở đâu lại ập đến. Tôi bị nó hành cho gần 2 tuần liền. May mà chưa phải đi nằm viện.
     Thấy tôi bị như vậy, anh Quyến - quê Hà Bắc, y sỹ tiểu đoàn ( tôi hay sang lấy thuốc ở đó vì nhà QY d cách chỗ tôi ở không xa ) cũng bức xúc: Quái lạ, sao thằng này uống bao nhiêu thuốc như vậy mà cứ khỏi lại sốt là thế nào? Được, để tao sẽ thay đổi cách trị nó cho chú em xem có được không. Rồi anh cho tôi một nắm thuốc và dặn cách uống : như thế...như thế...! Tôi cầm thuốc về và hàng ngày uống theo chỉ dẫn của anh Quyến. Được 3,4 hôm sau thì thấy các cơn sốt thưa dần rồi dứt hẳn. Tôi mừng quá sang khoe với anh Quyến là mình đã khỏi và không quên cảm ơn anh. Nhưng anh Quyến cười nói với tôi : Chưa được ! Tạm cho chú mày nghỉ thuốc 1 tuần đã, đúng 1 tuần sau chú mày sang đây anh cho một liệu trình điều trị nữa mới mong hết hẳn nhé! Tôi tiu nghỉu nhưng cũng phải cố gượng cười và hứa sẽ thực hiện ( Vì thấy nhiều anh em bị sốt ác tính phải hy sinh, mình cũng hãi bỏ cha ). Thế rồi tôi đã thực hiện theo đúng hướng dẫn của anh y sỹ tiểu đoàn và đã cắt được đợt sốt đó các bác ạ. Từ đó cho đến ngày ra quân tháng 9/1982, tôi chỉ bị sốt nhẹ lại một lần nữa thôi. Còn từ ngày về nhà đến nay tôi không bị sốt lại lần nào nữa. Trong khi đó có khá nhiều anh em cùng đơn vị ngày đó khi trở về nhà thỉnh thoảng vẫn còn bị sốt lại.
- Về hắc lào, ghẻ lở thì ôi thôi , khỏi phải bàn. Hành quân liên miên, nước nôi khan hiếm, các chú đội nhà ta phần lớn đều trở thành quân báo, tinh sát ráo trọi : mặc quần áo rằn ri, đeo bản đồ tác chiến đầy mình Grin Thôi thì đủ các thứ thuốc bôi trong, bôi ngoài. Nhưng tôi thấy có một loại thuốc trị hắc lào của Mỹ rất hiệu nghiệm. Thuốc dạng mỡ màu vàng như mỡ gà, được dựng trong lọ to bằng lọ streptomicin. Bôi thuốc đó đến đâu khỏi đến đó và khỏi tiệt nọc luôn. Nhưng khổ một nỗi là khi dùng thuốc phải dùng vào ban đêm mới tiện. Vì (nói chị em đừng cười) khi bôi thuốc là các chú đội ta phải " nuy "100%, nếu không thuốc dính hết vào quần áo cũng bằng huề  Grin
- Căn bệnh thứ ba : Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn bị, nhiều đêm tỉnh dậy người vã mồ hôi, tim đập thình thịch..hic
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #13 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2012, 10:48:25 pm »

   Bác Binhyen1960 : Căn bệnh thứ hai mà bác nói có thể người bị, người không là đúng. Bản thân Lính quân y bọn em khi đi học cũng đầy ông dính hắc lào to như miếng cơm cháy ở mông. Lúc học thực hành tiêm mông có con gái cứ ngượng nghịu mãi không dám tụt quần ra cho các em tác nghiệp. Khi ở đơn vị cũng rất sạch sẽ, có mặc chung quần áo nhưng giặt giũ, tắm rửa kỹ càng lắm. Chú nào ở bẩn là có mệnh lệnh nửa đêm khênh ra giếng tắm ngay, trời càng rét càng tốt, thế mới thấm nhuần sâu sắc nếp sống vệ sinh trong quân đội được.
   Bác DinhLongGiang : Em xin góp câu chuyện vui về bệnh ngoài da nhé !
   Hắc lào ( lác ) và ghẻ lở là người bạn rất chung thuỷ với bộ đội, chắc do môi trường và điều kiện như bác nói. Nhưng còn một loại  nữa. Đó là nấm. Có một thời gian đơn vị em tự dưng phát bệnh hàng loạt, ác cái loại này cứ nhè vào chỗ kín và mỏng nhất của bộ đội mà an cư, Thôi thì kính thưa các loại thuốc bôi đủ cả nhưng không ăn thua, chủ yếu vẫn là mỡ benzóalic, ai có tiền thì gửi mua loại Flucina, loại của Nga ấy. Có mấy đồng chí từng đi bãi vàng về nên có kinh nghiệm chuyện này phổ biến cho anh em dùng lá cơi hoặc phèn chua đun lên xong...bôi. Trời đất, em không can được nhưng cũng bất lực nhìn anh em cứ ngồng ngỗng nhảy tưng tưng, mồm xuýt xoa, tay thì làm động tác gọi là....gảy đàn. Sau này cũng khỏi hết , vết tích để lại của mấy ông dùng phèn chua thì không có nhưng mấy ông dùng lá cơi thì trông nó thật thảm hại, Thâm sì như ...khủng khiếp.
   Các bác tiếp đi nhé ! Em vẫn canh cửa chờ mọi ngưòi đây ạ !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 05:24:16 am »

 Xin chào bác BS - 812. Tôi nghe các bác nói về vụ Hắc Lào (Lác) thì tự nhiên cảm thấy sung sướng nhớ lại cách nay 37 năm. Đơn vị tôi là C3. D930. E15 quân khu Hữu Ngạn đóng ở Thạch Thành - Thanh Hóa. Huấn luyện bộ binh được ba tháng thì một đêm báo động di chuyển. Xuyên rừng lội suối đến đêm thứ hai thì được lệnh tập kết và nhận nhiệm vụ đắp đê sông Đáy chống lũ lụt khu vực huyện Ninh Khánh tỉnh Ninh Bình. Một tháng đào vác đất đắp đê với khí thế thi đua nước rút, đơn vị tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng một chi tiết không thể nào quên là do nặn ngụp dưới nước bùn lầy cho nên chín mươi chín phần trăm chiến sĩ trong tiểu đoàn đau mắt đỏ, nóng bỏng đau rát, sáng sớm mắt bị ghèn dính cứng, không mở ra được, cặp mi như  được gắn hồ, cộng thêm một bệnh nữa rất tế nhị, mặc dù khi ở doanh trại đã có nhưng diện tích nhỏ không ấn tượng như lúc này đó là bị hắc lào bẹn, anh nào cũng sở hữu hai mảng to cỡ bàn tay, màu nâu thâm xì bởi vì suốt ngày ngâm nước bùn, vác đất đi bộ khá xa, quần xà lỏn cọ nát hai bên háng càng tạo điều kiện cho bào tử nấm ăn sâu vào da. Mỗi chiều tập trung quân số ở sân kho hợp tác xã nông nghiệp cho quân y bôi cồn Iod hoặc cồn ASA, sau đó nhảy lambada vì ngứa, nóng và đau rát đến chảy nước mắt mà vẫn cười vì có câu “nếu không có hắc lào không phải là bộ đội” Đau rát và ngứa muốn điên, nhưng cặp mắt vẫn dè chừng các em gái làng đi trồng khoai lang bãi ngoài đê sông Đáy đi qua thì nhanh chóng nở nụ cười pha mếu vì sân kho giáp đường liên thôn. Tuy nhiên sau năm phút bôi thuốc mới thực sự tê tái vì cồn bốc hơi hết, còn lại I ốt, muối Salisilat khô reng, da tại chỗ căng nứt đau vô cùng với dáng đi khệnh khạng nhích từng bước nhỏ về nhà dân nơi đóng quân mà không giám bước dài vì rát bỏng. Thật sự là một trong những kỉ niệm nhớ đời quân ngũ. Còn bác BY1960 không sở hữu mảng hắc lào nào cũng là một thiệt thòi vì không được trải qua những giây phút rèn luyện bản lĩnh chiến sĩ với Iod và ASA. kính chào các bác
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2012, 07:52:22 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 08:27:12 am »

Chào BS - 812;
Chào những người lính áo trắng trong BV hôm nay và áo xanh trên chiến trường năm xưa...

Thật thú vị trên diễn đàn của chúng ta đã hội đủ các quân binh chủng, hôm nay lại có BS-812 tham gia.

Trong truyền thống vẻ vang của mình, 65 năm qua ngành quân y đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
 Trong chiến tranh, cán bộ, chiến sĩ Ngành Quân y đã không quản mưa bom, bão đạn, bám sát chiến trường, bám sát bộ đội chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Với tinh thần hướng ra phía trước, cán bộ, chiến sĩ quân y đã vừa tham gia chiến đấu, vừa cướp cứu, cấp cứu thương binh, bệnh binh ngay tại mặt trận từ khi người chiến sĩ vừa bị thương, góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong hỏa tuyến và giảm tỷ lệ tàn phế, trả nhanh quân số chiến đấu...
Rất vui trên diễn đàn này, hôm nay BS-810 và các bạn lính QY sẽ ôn lại, kể lại những kỷ niệm của người lính quân y trong những năm tháng phục vụ bộ đội. Và, có thể ở đây tôi cũng như anh em khác trên diễn đàn, sẽ được dịp cùng với các chiến sỹ quân y trao đổi về phòng và chữa bệnh...
Chúc BS - 812 vui khỏe, có nhiều mẩu chuyện hay để chúng ta cùng đọc.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 08:53:27 am »

Hê hê ... bữa trước ...
Tối ngủ ... nửa đêm dậy ... đá đá vzợ ... em, em ... mấy giờ rồi? Ủa, giờ này anh hỏi giờ chi vậy? Ờ, đi gác chớ đi đâu!
Nằm xuống ngủ típ!  Grin  Grin  Grin
Logged
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 09:59:00 am »

 Kính chào các bác, các anh chị em .
 Xin cám ơn bác Vệ-Thơ đã có món quà tân gia cực đỉnh. Cám ơn các bạn đã có hứng thú với topic này; Mong các bác sỹ, Y tá nhiệt tình điều trị cho anh em được nhờ  Grin
 Bác vetran ơi! Cái món hắc lào còn có lá muồng tàu cũng chữa được đấy, tuy không mạnh bằng thuốc DEP , nhưng lác đồng tiền thì hiệu quả .
 Chào bác Đậu Thanh Sơn, em chỉ là bệnh nhân sống ở Pailin ,nay muốn lập hội bệnh nhân tố khổ, để các bác sỹ ,y tá quan tâm hơn cho anh em thôi .Nếu bác lỡ có chứng bệnh gì khó nói, bác đừng ngại ,vì ở đây đã có cô y tá Anh Thơ rồi, chỉ cần 1 mũi nước cất vào giữa rốn, là sẻ khỏi bệnh ngay thôi bác à  Grin.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2012, 11:03:54 am gửi bởi BS-812 » Logged
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #18 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 10:05:50 am »

Đầu tháng 7/79 DK1278 mới ra trường yta về bệnh xá E4 - F5 tại ngã ba con voi MiNit số đông ae là tân binh, mới ra trường chân ướt, chân ráo cho vô lò mổ của E4.

- Lần đầu tiên gặp phải ca mổ cưa chân, tụi yta mới ra lò được xem thực tập. Lúc cắt thịt, cưa xương tụi này đứa nào mặt xanh mét, chóng mặt không chịu nổi phải chạy ra ngoài hết...

- Kỷ niệm đầu tiên trong đời lính là những ngày đầu ra chiến trân thấy cắt thịt, cưa xương đồng đội.....hu...hu... bị dị ứng một vài lần rồi cũng quen và tham gia trợ phẩu cho Bác sỹ được các bác ạ..hì..hì...
_____________________________________________________________________________
Ngày đầu tiên đi học....hu..hu...
Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2012, 10:12:34 am »

   Chào Bác DK !
   Cho em hỏi, thời chiến phẫu thuật mà các bác phụ như vậy có phải chia ra làm hai bên. Vô trùng và hữu trùng không, hay do điều kiện và thương binh đông nên phải gộp lại một. Liệu có lúc nào thiếu thuốc tê, mê chỉ dùng kim châm cứu vài thốn cho đỡ đau không ạ ?
   Bác bây giờ chắc vẫn công tác ngành y chứ ? Xuất phát từ thực tế chiến trường mà chuyển sang dân sự vào khoa ngoại chấn thương, chỉnh hình các bác có giá lắm đó ( một số bác sĩ dân sự thừa nhận với em điều này ).
  
Kính chào các bác, các anh chị em .
 Xin cám ơn bác Vệ-Thơ đã có món quà tân gia cực đỉnh. Cám ơn các bạn đã có hứng thú với topic này; Mong các bác sỹ, Y tá nhiệt tình điều trị cho anh em được nhờ  Grin
 Bác vetran ơi! Cái món hắc lào còn có lá muồng tàu cũng chữa được đấy, tuy không mạnh bằng thuốc DEP , nhưng lác đồng tiền thì hiệu quả .
 Chào bác Đậu Thanh Sơn, em chỉ là bệnh nhân sống ở Pailin ,nay muốn lập hội bệnh nhân tố khổ, để các bác sỹ ,y tá quan tâm hơn cho anh em thôi .Nếu bác lỡ có chứng bệnh gì khó nói, bác đừng ngại ,vì ở đây đã có cô y tá anh thơ rồi, chỉ cần 1 mũi nước cất vào giữ rốn, là sẻ khỏi bệnh ngay thôi bác à  Grin.
   Chỗ đo đỏ của bác không cẩn thận ngành quân y mệt bây giờ đấy bác !
   Món nước cất thời các bác cũng hay được ( quân y ) sử dụng thế à. Em tưởng chỉ có sau này mới hay dùng thôi chứ, mục đích không phải để điều trị mà để chẩn đoán bệnh hay cùng lắm có tác dụng chữa trị tâm lý.
   
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2012, 10:18:19 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM