Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 01:43:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bệnh của lính và di chứng  (Đọc 271953 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SVNMARINESVN
Thành viên
*
Bài viết: 235


KHÔNG ĐỂ MẤT MỘT TẤC ĐẤT CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI


« Trả lời #310 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2012, 07:05:30 pm »

Hỏi thăm các bác sĩ quân y: thuốc mà đã hết đát thì có thể dùng cố được mấy tháng nữa với điều kiện không mốc, không bị ẩm, không thay đổi mùi vị, nghĩa là vẫn như lúc còn đát? Người VN mình vốn có tính tiết kiệm mà!
Hì.. Nói đến thuốc hết date tui mới nhớ hồi năm 1987 lúc đơn vị tui có thằng bạn bị mìn 652A.. 1 bên chân gân tươi lòi ra treo lủng lẳng.. máu me văng tung tóe.. Tôi thấy y tá đem Morphin tự tiêm của Trung quốc.. Natri camphorr.. Nikethamid.. chích cho hắn mấy phát và vài loại thuốc gì đó mà nhìn cái date thấy hết hồn.. thuốc của Mỹ sản xuất năm 1962 như Solu Cortef.. và linh tinh những loại khác toàn là sản xuất thập niên 70.. Vậy mà tốt thiệt, chẳng thấy ai chết chóc gì cả. Không như bây giờ, thuốc còn hạn dùng 6..7 tháng đã hổng thèm ngó đến
Logged
SVNMARINESVN
Thành viên
*
Bài viết: 235


KHÔNG ĐỂ MẤT MỘT TẤC ĐẤT CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI


« Trả lời #311 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2012, 07:09:22 pm »


.


[/quote]
Quincy cho mình hỏi thăm, ngày xưa mình biết có loại thuốc sốt rét cũng nổi tiếng như: Fansidar, Fanssimef, Mefloquin. Cloroquin... sao bây giờ không thấy nữa? Có lẽ họ nhưng sản xuất rồi chăng?
Logged
CCBTT
Thành viên
*
Bài viết: 184


« Trả lời #312 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2012, 07:24:47 pm »

Các bác quân y cho hỏi bệnh tràn dịch khớp gối.
1- Nguyên nhân dẫn tới tràn dịch?
2- Cách chữa tây y, đông y?
 Cảm ơn các bác  !
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #313 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2012, 08:07:47 pm »

CCBTT@ Mua cái nẹp bó cứng gối lại.

Tôi đã tra trên google rồi, cái date chỉ là cái hạn của nhà sản xuất để khi đến hạn thì đổ thuốc đi mua thuốc mới, như thế thì nhà sản xuất mới bán được thuốc. Còn nếu bảo quản tốt thì có thể dùng được 5, 6 năm nữa, trong khi date chỉ có 3 năm.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2012, 08:13:38 pm gửi bởi linh thong tin » Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #314 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2012, 07:07:26 am »

   Em xin phép ngắt mạch các bác trao đổi về cây mật nhân tý. Em trích dẫn bài của Mob BY và chú linh thong tin bên Top khác sang cho mọi người tham khảo :

Khà...khà! Vào SG nghe từ "mật nhân" lúc đầu thấy rờn rợn tóc gáy, cũng cứ nghĩ nhân là người còn mật tức "mật người". Uống rượu ngâm với mật người  nghe qua ai chẳng thấy hết hồn hết vía.  Grin

 Tìm hiểu ra mới rõ ngọn ngành thế nào là mật nhân. Hóa ra dân Nam gọi là cây mật nhân còn dân Bắc gọi nó là cây mật gấu, loại cây khô thân màu vàng khi ngâm rượu cho ra chất rượu màu hổ phách, khi uống có vị nhưng những đắng như mật gấu, nghe thông tin truyền miệng là nó có tác dụng trị bệnh mỏi xương cốt.

 Trong dịp offline  QKTD hôm  30.4 vừa rồi tại 19c Ngọc Hà BY có xách đến một chai 1,5 lít, lão sudoan5 quất vào một ly cũng phải nhăn mặt vì vị nhưng những đẳng có nó, nhưng sau đó thấy ngọt giọng và êm êm dễ vào. Sau đó cũng may nhờ có lão zin ba cầu cũng mang theo một chai như thế nhưng là rượu trắng, thứ quốc hồn quốc túy của quê hương lão nên đấu chung hai loại vào với nhau là vừa xinh.
 ...
  Và đây :
binhyen1960@ Cây mật gấu khác cây mật nhân, Bác đi đường lên Cao Bằng có bán nhiều ở mấy cái quán chỗ Đèo Gió và ở chợ Cao Bằng.

Cây mật gấu thuộc họ hoàng liên gai. Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt, vị rất đắng như mật gấu, vì vậy mới có tên là cây mật gấu.

Theo Đông y, cây mật gấu có vị đắng tính mát, vào 4 kinh: phế, vị, can, thận

Có tác dụng:

Cây mật gấu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh dạ dầy, rối loạn tiêu hoá,
 đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp.
Tác dụng Thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm, làm se, lợi mật, phòng ngừa và chữa sỏi Mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khoẻ…Đặc biệt sản phẩm có tác dụng tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu, chữa bệnh béo phì và bệnh Gút

Người ta thường dùng  10 – 20gr  rễ hoặc thân cây sắc uống chữa ăn uống không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt.

Dùng lá hay quả (8 - 12g) sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, hoàng liên ô rô còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ. Dùng ngoài, nấu nước đặc để rửa chữa viêm da dị ứng, lở ngứa...

Cách dùng:

-       Chẻ nhỏ sắc nước uống hàng ngày(mỗi ngày sử dụng khoảng 20gr) hoặc ngâm rượu (ngày uống 3 lần mỗi lần ½ chén).

 Cây mật nhân http://matnhan.com/2011/06/11/tac-dung-cua-re-cay-mat-nhan/

    Đúng là cây mật gấu thì em chỉ thấy ở Cao bằng mới có bán. Một lần em đi Cao bằng qua Đèo gì gần đèo Gió hay chính đèo Gió chỗ có cô chủ quán bị tạt a xít biến dạng mặt có thấy mời mấy chén rượu ngâm rễ cây mật gấu đậm đặc, uống xong em phải chuồn luôn không có sợ nó phát huy tác dụng...bổ quá. Theo Mob BY thì nó chính là mật nhân nhưng theo chú lính thông tin thì không phải. Chỉ giống nhau ở chỗ là cả hai loại đều có tên là MẬT  vì ...đắng và chữa và khắc phục được một số bệnh cùng di chứng của các bác lính...già ( Như em chắc không cần thiết vì bổ quá hoá phiền ). Vậy các bác xem cùng trao đổi để đi đến kết luận cuối cùng được không ạ !
 
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Sáu, 2012, 07:16:36 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #315 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2012, 07:33:33 am »


 ************88
  Chào các bác .
 Lucpet xin tham gia cùng về vết thương hỏa khí theo hiệu triệu của vetran , tại chiến trường K .
  
   Bởi vì VT do mìn phải chịu rất nhiều tác nhân phá hoại : Cơ năng ,Động năng , Hóa năng , Nhiệt năng ... . Áp suất rất cao , nhiệt độ rất lớn  nhưng diễn ra trong khoảng thời gian cực ngắn chính là yếu tố làm cho các mô các tổ chức từ từ chết dần hoại tử dần ngày càng  xa VT ban đầu , đây là điều không mấy bác sỹ có thể dự kiến tiên lượng trước được . Quyết định cắt đến đâu , mở rộng VT đến đâu là hợp lý  sẽ thể hiện tay cao hay thấp của BS ngoại dã chiến , chỉ có bằng kinh nghiệm thực tế không thể dạy nhau được , biết vậy để mà cân nhắc khi quyết định thôi .
Cám ơn bác Lucpet ABC về thông tin vết thương do hỏa khí. Tôi nhớ ngày thực tập ở khoa ngoại quân y viện 115. Không biết do loại vũ khí náo mà gây cho một anh thương binh một vết thương ở cẳng chân phải, sau khi cắt lọc xong BS cứ để vết thương toang hoác nhìn thấu từ bên này qua bên kia rồi treo tòn teng lên và nhỏ dung dịch  24/24h (không biết dung dịch gì) Nhìn rất tội nghiệp. Cũng như bài tôi viết trong Re: Một thời để nhớ của Anhtho. Hồi đó tôi thực tập ở D quân y sư 7 tại Udong- Komponspeu. Sau một tiếng nổ, xóa sổ một ban chỉ huy đại đội xe và một liên lạc lúc cuốc đất tăng gia. Toàn bộ lực lượng chuyên môn của trạm xá Sư tập trung cấp cứu nhưng cả bốn không ai qua khỏi, nhìn bốn thân hình be bết máu, riêng đại trưởng, tôi thấy nguyên một khúc đùi thun lại như khúc giò, không biết có mất xương không. ngày ấy cũng ngu ngơ cho nên tôi cũng không tìm hiểu do loại trai nổ gì mà sát thương kinh khủng quá.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Sáu, 2012, 01:11:45 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #316 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2012, 08:03:05 am »



Chú Tran,

Trong chẩn đoán và điều trị sốt rét lúc đó các cô chú có dủng đến những hổ trợ cận lâm sàng không? như phết tế bào máu ngoại biên, peripheral blood smear. Vì  ký sinh trùng sốt rét  Plasmodium có đến 4 chùng khác nhau : P.vivas, P.malariae, P. ovale, P.falciparum. Khi người ta gửi mẫu máu đến con làm hai loại smears là dày và mỏng . Loại dày thì con nhuộm Giemsa stain . Ưu điểm của thick smear thì KST cô đặc hơn, dể thấy hơn nhưng nhưng điểm là mình không phân biệt được chúng nào cả. Còn thin smear con nhuộm Wrigh stain để tìm hình thể morphology, trophozoir, ring forms, schizont, n gametocyte. Vì mỗi chủng có những điểm riêng nên dùng thin smear rất dể xác định các chuìng. Cũng trên tế bào máu ngoại biên khi thấy parasite tấn công loại hồng càu nào mình cũng giúp cho mình xác định được như P.falciparum thì affect tất cả các loại hồng càu, P.ovalve và P. vivas afect các hồng cầu non, reticulocyte, và P.malariae afect các hồng cầu già. Khi xác định được chắc chắn chũng nào thì con gửi kết quả cho BS, còn cái nào con không sure thì con gọi mấy ông pathologist xuống review dùm.

Về mặt bệnh học thì con thấy các chũng khác nhau cũng có biểu hiện lâm sàng khác nhau như những cơn bộc phát, paroxysm khác nhau , P.malariae thường gây triệu chứng thận hư, nephrotic syndrome, và P. falciparum gây sốt rét ác tính, suy gan, suy thận, nước tiểu đen, black water và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Xin trao đổi với Quincy về vấn đề khai thác kết quả cận lâm sàng trong chẩn đoán sốt rét: Thưa các bác tham gia topic. Trong công tác chẩn đoán nhất là chẩn đoán quyết định thì các kết quả cận lâm sàng đóng vai trò rất quan trọng  nhất là thời đại này khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến giúp cho bác sỹ nhiều thuận lợi trong chẩn đoán chính xác căn bệnh hơn (tuy không phải là tất cả) trong đó chẩn đoán sốt rét cũng không ngoại lệ. tuy nhiên với hoàn cảnh chiến trường, điều kiện cơ sở vật chất, hóa chất, máy móc thiếu thốn cực kì cho nên người quân y chi dựa vào các triệu chứng lâm sàng là chính để chẩn đoán SR. Tôi đồng ý với Quincy là mỗi loại KST Plasmodium có biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau, nhưng đó là lý thuyết, còn thực tiễn thì nó có những biểu hiện hỗn hợp ví dụ trên một cơ địa tái nhiễm nhiều lần, các thế hệ KST hoàn thành chu kì gối đầu nhau hành hạ bệnh nhân, thì không còn triệu chứng đặc hiệu. Cũng như vậy, người cán bộ quân y thời đó có rất nhiều kinh nghiẹm trong chẩn đoán sốt rét do loại KST nào căn cứ trên khảo sát dịch tễ, của cơ quan chuyên môn cấp trên, và sự đúc kết công tác điều trị từ thực tế. Ví dụ ngày tôi đi thực tế với một đơn vị cấp D  của F7 quân đoàn 4 gần núi Uran thì KST chủ yếu là P. Falcifarum và P. Malaria cho nên bệnh cảnh lâm sàng cũng đặc hiệu sốt rét thể não. Tóm lại ở điều kiện chiến trường cấp C D E thì việc hỗ trợ cận lâm sàng cho chẩn đoán là rất hạn chế
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Sáu, 2012, 01:12:29 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #317 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2012, 08:38:29 am »

Các bác quân y cho hỏi bệnh tràn dịch khớp gối.
1- Nguyên nhân dẫn tới tràn dịch?
2- Cách chữa tây y, đông y?
 Cảm ơn các bác  !


   Chào bác CCBTT !
   Em vừa nhận được tin của BSChung là đã có cuộc trao đổi giữa BSChung và anh Vệ Trần, thống nhất với nhau là bác sĩ Chung sẽ nhận nghiên cứu trả lời cho các bác một số vấn đề bệnh lý dân sự. Do đó mong các bác trao đổi và góp ý kiến nhiệt tình để BSChung tìm hiểu và trả lời lại !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #318 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2012, 02:30:03 pm »

.

.
Quincy cho mình hỏi thăm, ngày xưa mình biết có loại thuốc sốt rét cũng nổi tiếng như: Fansidar, Fanssimef, Mefloquin. Cloroquin... sao bây giờ không thấy nữa? Có lẽ họ nhưng sản xuất rồi chăng?
[/quote]
quote author Trích dẫn từ=linh thong tin link=topic=24428.msg381406#msg381406 date=1339333667]
Tôi đã tra trên google rồi, cái date chỉ là cái hạn của nhà sản xuất để khi đến hạn thì đổ thuốc đi mua thuốc mới, như thế thì nhà sản xuất mới bán được thuốc. Còn nếu bảo quản tốt thì có thể dùng được 5, 6 năm nữa, trong khi date chỉ có 3 năm.
[/quote]



Nhân danh "ANHTHO PHARMCY" gần hai mười năm trên thương trường. Anhtho xin có mấy ý kiến về hạn sử dụng của tân dược
 Hạn sử dụng thuốc (Date) là thời hạn mà quá mốc đó, thuốc sẽ không được phép lưu thông và sử dụng. Hạn dùng được ghi bằng số (2 con số) chỉ tháng, hoặc bằng chữ số chỉ năm gồm 2 con số cuối của năm. Ví dụ: 03-12 tức là tháng ba năm hai ngàn không trăm mười hai không được sử dụng nữa(Mục 6 điều 11 Thông tư 14).
Về ngày sản xuất: Số chỉ ngày gồm 2 con số, số chỉ tháng gồm 2 con số hoặc tên tháng bằng chữ, số chỉ năm gồm 2 con số cuối của năm. Ví dụ: 01/03/12.
Hạn dùng và ngày sản xuất ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch. Tất cả các chữ viết, chữ số, dấu hiệu, ký hiệu phải ghi rõ ràng, dễ đọc và đúng với thực chất của thuốc, không được gây sự nhầm lẫn với thuốc và hàng hóa khác (Ðiều 3 Thông tư 14).
Sau đây là những  lưu ý:
. Ký hiệu thuốc thường in 3 hàng trên vỏ hộp thuốc
- Lô sản xuất : 04365.
- Ngày sản xuất : 05-2009
- Hạn dùng : 05-2012
Quan điểm của bác Linhthongtin cũng có phần đúng, nhưng với thời bao cấp, thiếu thốn trăm bề, kể cả trình độ dân trí và sự "Tiết kiệm" của dân ta. Nhưng thật sự “lợi bất cập hại”. kinh nghiệm gần hai chục năm kinh doanh và điều trị cho người bệnh. Anhtho ghi nhận nhiều trường hợp phản ứng do thuốc  quá hạn sử dung (qua đường uống), có những cas phản ứng trầm trọng, nhất là các thuốc kháng sinh, chưa nói tới thuốc (tiêm) có thể Shock phản vệ chết người, mặc dù thuốc bảo quản với các chế độ tốt nhất. Các bác cứ hiểu một điều: Khi hoạt chất chính đã được điều chế thành phẩm, tức là phải trộn với tá dược, màu, mùi, vị thì bản thân nó là một hỗn hợp, và theo thời gian và nó sẽ xúc tác và biến chất dần yheo qui luật biến đổi của các chất, nhất là sự biến chất theo cơ chế Oxy hóa. Do vậy nhà sản xuất định ra thời hiệu sử dụng là căn cứ vào sự an toàn của sản phẩm đối với cơ thể sinh vật nói chung và con người nói riêng. Anhtho khuyên các bác chớ vì lý do gì mà đưa tấm thân ngà ngọc ngàn vàng của mình để thí nghiệm (thuốc quá hạn). Kính.
Trả lời bác SVNMARINESVN thay cho Quincy: Các thương phẩm là thuốc điều trị sốt rét như bác nói vẫn được sản xuất và lưu hành, chỉ có điều, mỗi đơn vị sản xuất  thường sử dụng một thương hiệu khác nhau thôi. riêng Fancida là một loại kháng sinh chậm gồm (Sulfadoxine 500 mg, Pyrimethamine 25 mg) dạng đóng gói 03 viên nén (Tables) Điều trị dứt bệnh sốt rét. Nếu cần điều trị kéo dài thì thời gian giữa mỗi liều tối thiểu là 8 ngày. Dùng liều duy nhất: Người lớn: 03 viên. Trẻ em: 1/2 viên cho 10 kg cân nặng, cụ thể là: trẻ em 9-14 t.: 2 viên, 4-8 t.: 1 viên, < 4 t.: 1/2 viên. Dề nghị các bác gặp các nhà chuyên môn để được tư vấn kĩ hơn.


« Sửa lần cuối: 12 Tháng Sáu, 2012, 09:05:11 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #319 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2012, 04:09:27 pm »

CCBTT@ Mua cái nẹp bó cứng gối lại.

Tôi đã tra trên google rồi, cái date chỉ là cái hạn của nhà sản xuất để khi đến hạn thì đổ thuốc đi mua thuốc mới, như thế thì nhà sản xuất mới bán được thuốc. Còn nếu bảo quản tốt thì có thể dùng được 5, 6 năm nữa, trong khi date chỉ có 3 năm.
  Bác linhthongtin@ : Cái này chỉ nên coi là "kinh nghiệm dân gian" và làm "tư liệu tham khảo nội bộ" thôi các bác nhé Grin
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM