Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:38:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bệnh của lính và di chứng  (Đọc 271995 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #220 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 06:22:55 pm »

- Thưa các anh chị tham gia topic! Để giảm bớt căng thẳng vì bệnh tật và di chứng của người lính chúng ta, tôi xin kể câu chuyện vui "TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP". Linhquany đừng để chị Thơ đọc được nhá:
Vào một buổi sáng mát trời. Còn rất sớm, tôi đang khám bệnh phía phòng trong của nhà thuốc Anh Thơ, Anhtho đứng ngoài quầy, thì tôi nghe loáng thoáng giọng phụ nữ: Chị ơi bác sĩ đâu rồi ạ, Anhtho hỏi lại: em hỏi bác sĩ có việc gì không?. Dạ Bs nói nếu phát hiện có thai thì báo ảnh liền...Tôi hơi chột dạ và nín thinh theo dõi, trong khi tim đập liên hồi của triệu chứng "đánh trống ngực".... Im lặng lâu thế. Giọng Anhtho hơi cao: Thế chồng con đâu không lo. Dạ chị biết không, nó bỏ em theo con nhỏ khác rồi. lại im lặng... Cái im lặng chết người. Chưa biết tính sao thì lại nghe giọng cô gái: Em tính nếu có bầu thì cũng phải điều hòa đi thôi chứ mình em làm sao nuôi con nổi... Tôi thở phào sung sướng như được sống lại, vì nãy đến giờ nín lâu quá, gần như thiếu Oxy não nên hơi chóng mặt.Tức thời, buông ống nghe trên ngực cô bệnh nhân đang nằm chình ình trong giường, tôi nhanh chóng bước ra. Ah! BS đây rồi! (miệng kêu, tay cô nàng thọc vào túi áo lôi ra cái  Quick Stick đưa cho tôi với vẻ mặt lo âu "Dính rồi Bs ạ". Nhanh như chớp tôi tia ánh mắt về phía Anhtho thấy khuôn mặt nàng bình thường lại. Thì ra cô nàng này là dân huyện Nhà Bè, công nhân trong khu chế xuất Tân Thuận, chiều hôm qua ghé nhà thuốc mua cây thử thai với đề nghị hướng dẫn giải quyết hậu quả. Tôi dặn về "Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng" và nói sáng mai đưa cây thử tới đây, tôi sẽ tư vấn cách giải quyết. Thật hú hồn!!!
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #221 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 10:03:13 pm »

- Thưa các anh chị tham gia topic! Để giảm bớt căng thẳng vì bệnh tật và di chứng của người lính chúng ta, tôi xin kể câu chuyện vui "TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP". Linhquany đừng để chị Thơ đọc được nhá:
Vào một buổi sáng mát trời. Còn rất sớm, tôi đang khám bệnh phía phòng trong của nhà thuốc Anh Thơ, Anhtho đứng ngoài quầy, thì tôi nghe loáng thoáng giọng phụ nữ: Chị ơi bác sĩ đâu rồi ạ, Anhtho hỏi lại: em hỏi bác sĩ có việc gì không?. Dạ Bs nói nếu phát hiện có thai thì báo ảnh liền...Tôi hơi chột dạ và nín thinh theo dõi, trong khi tim đập liên hồi của triệu chứng "đánh trống ngực".... Im lặng lâu thế. Giọng Anhtho hơi cao: Thế chồng con đâu không lo. Dạ chị biết không, nó bỏ em theo con nhỏ khác rồi. lại im lặng... Cái im lặng chết người. Chưa biết tính sao thì lại nghe giọng cô gái: Em tính nếu có bầu thì cũng phải điều hòa đi thôi chứ mình em làm sao nuôi con nổi... Tôi thở phào sung sướng như được sống lại, vì nãy đến giờ nín lâu quá, gần như thiếu Oxy não nên hơi chóng mặt.Tức thời, buông ống nghe trên ngực cô bệnh nhân đang nằm chình ình trong giường, tôi nhanh chóng bước ra. Ah! BS đây rồi! (miệng kêu, tay cô nàng thọc vào túi áo lôi ra cái  Quick Stick đưa cho tôi với vẻ mặt lo âu "Dính rồi Bs ạ". Nhanh như chớp tôi tia ánh mắt về phía Anhtho thấy khuôn mặt nàng bình thường lại. Thì ra cô nàng này là dân huyện Nhà Bè, công nhân trong khu chế xuất Tân Thuận, chiều hôm qua ghé nhà thuốc mua cây thử thai với đề nghị hướng dẫn giải quyết hậu quả. Tôi dặn về "Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng" và nói sáng mai đưa cây thử tới đây, tôi sẽ tư vấn cách giải quyết. Thật hú hồn!!!

hehe lạ thật ? Chồng bỏ theo người khác rồi sao lại cấn thai được nhỉ ? Nếu em là chị Anh Thơ em sẽ tìm hiểu xem cô bệnh nhân này có thường xuyên đến khám bác Trần Vệ không  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #222 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 10:32:40 pm »

   Bác Haanh nói thế thì chết bác Vetran rồi ! Phen này bác Vệ khó đỡ lắm !
   Tiện mạch chuyện vui của bác Vệ em xin phép kể câu chuyện vui " TAI NẠN HỌC TẬP ". Chuyện này em đưa lên hôm nọ rồi nhưng sợ ngắt mạch các bác nên lại xoá . Nhỡ vợ em có gọi điện hỏi thăm bác Vệ đừng nói gì nhá !
    Như em đã nói. Một tổ học toàn nữ cũng rất phiền phức và cũng rất vui. Bon em được phép tách ra đội hình đơn vị để học thực hành. Nghĩa là ra một xó nào đấy tự...ôn bài với nhau nhưng không ra khỏi cổng trường. Thôi thì cam quýt mít ổi tha hồ ( ý em là các bạn gái hay ăn vặt nên suốt ngày thủ túi mang vào trường chư không phải cái khác đâu ạ ). Nhiều khi anh em cũng ghen tị và xỏ xiên em cũng nhiều. Nghĩ cũng tức một chút, ngày trước thanh niên ngố lắm chứ đâu như bây giờ các bác nhỉ ?
   Trong tổ có một cô bạn tên trùng với em, khác mỗi dấu. Môn thi nào em cũng dính không trước thì sau với cô ấy theo vần ABC. Bộ binh có 7 tư thế vận động trên chiến trường. Quân y thì cũng có gần gần như vậy các tư thế vận động mang vác thương binh trong chiến đấu. Đâm ra ...phức tạp, em lúc đó cân nặng khoảng hơn 50 kg một chút, cô bạn ấy cũng vậy nhưng phụ nữ...to to hơn một chút  . Nhiều lúc học như đánh vật. May môn này không phải thi. Nhưng có một số môn như cấp cứu ngất ngạt, đuối nước...phải kiểm tra hết môn. Vì vậy chuyện bi hài đã xảy ra với em ..
   Hôm ấy là hết môn cấp cứu nạn nhân bị đuối nước. Đội hình toàn đơn vị đứng thành hình chữ L. Cứ hai người một vào kiểm tra ở giữa, thương binh là em   , cô bạn kia là cứu thương  . Toàn cảnh là thương binh nằm ngửa trên mặt đất, hay tay hai chân dang rộng ( cấm khép ). Cứu thương quỳ trên đầu nạn nhân, hai tay cầm khuỷu ( cườm ) tay nạn nhân, kéo hai tay nạn nhân dang ra vuông góc với người, sau đó dướn lên ép mạnh tay nạn nhân co vào ngực, mục đích lấy không khí vào phổi nạn nhân hay tống nước ra lâu quá em cũng quên. Cô bạn làm ngon trớn vì việc này quá dễ. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ sinh viên chứ không phải là học viên nên không mặc quân phục mà mặc dân sự. Mốt áo con gái hồi bấy giờ là vai bồng, vạt đuôi tôm rộng hoác...
   Các bác đoán xem tai nạn gì xảy ra với em !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #223 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 10:36:50 pm »

Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ sinh viên chứ không phải là học viên nên không mặc quân phục mà mặc dân sự. Mốt áo con gái hồi bấy giờ là vai bồng, vạt đuôi tôm rộng hoác...
   Các bác đoán xem tai nạn gì xảy ra với em !

Vậy là chú xem hàng xong rồi tự chào cờ trước hàng quân à Grin
Logged
yuk56
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #224 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 11:25:20 pm »

 Mày làm cái gì mà con nhỏ em tao thấy mày là mặt nó đỏ lên rồi bỏ chạy vậy? Yuk56 tui cũng không biết trả lời sao nửa......Sau khi phục viên về yuk56 tui xin về đi học lại y..lúc đi nghĩa vụ , tui đang học năm một y ..đên năm thứ tư trong lúc dang đi thực tập ngoại  khoa ở BV Bình Dân..khoa ung bướu...Hôm đó tui được phân công tham dự khám ngoại chẩn....có một cô gái khoảng 18 tuổi đến xin khám ngực vì phát hiện có môt cục u ở ngực phải....Thầy khám xong, đến lượt yuk56 tui hân hạnh khám lại để thầy kiểm tra kiến thức của trò..Nhìn , sờ , mà cá bác biết thầy khàm thì chì cần đung sơ qua là kết luận sơ bộ  được rồi còn trò khám thì hihi...sờ nắn đúng bài bàn thì hơi lâu chì thiếu gõ và nghe nữa thôi... Kết luận sơ bộ em nghĩ nhiều đến  bướu mở......Cô gái mà tui khám .. đến khi lại nhà thằng bạn , mới biết là em gái bạn mình..Thử hỏi cô bé đó không đỏ mặt mà bỏ chạy sao được...Đến bây giờ yuk vẫn nợ bạn tui một câu trả lời.....chì tại cái thằng tui , chơi với bạn mà ít khi nào tìm hiểu về gia đình , anh em bạn lắm...nếu có thì yuk56 đã tránh được cảnh này rôi...
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #225 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 11:57:23 pm »

     Các bác đoán xem tai nạn gì xảy ra với em !

Hế hế làm gì có tai nạn đ/c Linh quany ơi, nếu xem hàng thì phải mua hàng. Nếu không mua hàng thì mới sáng ra sẽ bị chủ hàng la thôi. Khổ nỗi mua được không lại còn do số nữa chứ đâu phải muốn hay không. Mà bác H3 khỏi lo: không chào cờ thì hỏng bét, muốn mua người ta cũng không bán. Grin
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #226 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 06:21:03 am »

Xin kính chào các bác, tôi xin đưa thông tin bài viết của Hoàng Nam về một gia đình tan tác vì "DI CHỨNG CHIẾN TRANH" Để chúng ta tìm hiểu chia sẻ

 Rưng rức mảnh đời đeo 58 mảnh đạn
 - Thúy, con của gia đình có 6 người chạy thận mà báo Tiền Phong mới đây có bài phản ánh cho biết, 2 anh và 1 em gái của Thúy đã chết, mẹ của Thúy bắt đầu teo thận. Ba thì vừa phát hiện ung thư gan, 2 đứa em còn lại đang đau quằn quại vì không có tiền nhập viện...


Cuộc điện thoại bất ngờ đã hối thúc tôi tìm về ngôi nhà có 6 người chạy thận ở thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Sau nhiều năm quay lại, ngôi nhà vẫn vậy, trống trải và lạnh lẽo.
Lối vào nhà cỏ mọc um tùm, chứng tỏ đã lâu rất ít người vào ra ở đây. Tôi mạnh dạn đẩy cửa khép hờ bước vào nhà. Trên chiếc giường không manh chiếu, một người đàn ông nằm co ro rên. Thấy người lạ, ông uể oải vịn tay vào thành giường để đi ra phía bàn tiếp chuyện.
Tai họa ập đến gia đình ông Lưu Đức Thuận (53 tuổi) và bà Trần Thị Nương (49 tuổi) thật bất ngờ và nghiệt ngã. Ông bà lấy nhau năm 1983 và lần lượt sinh 6 đứa con. Nhìn những đứa con chăm ngoan, học giỏi, ông bà quên hết nỗi cực nhọc để làm lụng nuôi con. Trước thời điểm phát hiện những đứa con mang trọng bệnh, gia đình ông thuộc hàng khá giả ở trong làng.
Năm 2004, Lưu Đức Thùy - con trai đầu của ông đang học ở Đại học Thủy sản Nha Trang phải nghỉ học vì mắt bị mờ. Ông đưa con ra bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để chạy chữa. Tại đây, ông được thông báo, Thùy bị nhiễm hóa chất từ nguồn nước sinh hoạt.
Với kinh nghiệm của người thầy thuốc, các bác sỹ ở đây khuyên ông đưa toàn bộ các con ra kiểm tra sức khỏe. Kết quả thăm khám đã khiến ông ngã quỵ: cả 5 đứa con còn lại của ông đều bị nhiễm hóa chất, gây đốm gan và teo thận.
Được sự hỗ trợ 500 ngàn đồng của Bệnh viện Việt - Đức, ông quay về thuê người đào xung quanh giếng nước để kiểm tra. Và thật oái oăm, chiếc giếng của ông nằm lọt thỏm giữa không biết cơ man nào là phế liệu chiến tranh. Mọi người đã lấy lên hơn 2 tấn toàn là vỏ bom, đạn, thậm chí còn có những quả bom chưa nổ. Đặc biệt, chỉ cách thành giếng chừng 50cm, người ta đã phát hiện một quả bom napan, trong ruột còn chứa đầy thuốc bom có màu trắng hồng, và rất dẻo.
Kể từ đó, gia đình ông rơi vào hoàn cảnh bi đát. Các con ông bị nhiễm hóa chất nặng, toàn bộ nội tạng bị phá hủy, đặc biệt là gan và thận. Đứa thứ nhất, đứa thứ hai, rồi đến đứa thứ ba lần lượt rời bỏ ông bà trước sự bất lực của các y, bác sỹ.


Hoàn cảnh đặc biệt của gia đình ông được báo chí quan tâm bằng những bài viết thấm đẫm nước mắt. Các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và nhiều nhà hảo tâm đã tìm đến chia sẻ và hỗ trợ. Nhưng sự giúp đỡ cũng chỉ như muối bỏ biển; tất cả của cải dành dụm, ruộng vườn, vật dụng và nhà cửa của ông bà cứ thế đội nón ra đi, với hi vọng níu lại mạng sống dù chỉ một đứa con.
Sau hơn 7 năm quăng quật theo con ở các bệnh viện Việt Đức, Việt Nam - Cu Ba, TW Huế... bà Nương trở thành kẻ khất thực nơi cửa chùa, hay nhặt ve chai ở các bệnh viện để sống qua ngày. Còn ông Thuận, với nghề sửa chữa máy móc của mình, phải làm việc bằng hai, bằng ba để bù vào tiền thuốc men cho các con.
Nhưng rồi tai họa vẫn không buông tha gia đình ông bà Thuận. Đầu năm 2011 cả ông và bà đều không thể tiếp tục công việc hằng ngày vì sức khỏe yếu đi một cách khác thường.
Qua thăm khám, bác sỹ cho biết, bà Nương bắt đầu bị teo thận, còn ông Thuận bị ung thư gan giai đoạn cuối. Ông Thuận chán nản trở về quê sống vật vờ dưới sự bao bọc của người mẹ già năm nay hơn 80 tuổi. Vợ ông, bà Nương vẫn nằm lại ở bệnh viện TW Huế với các con.
Khi tôi đang viết bài này, thì Thúy lại điện thoại cho biết: Bốn mẹ con của Thúy đã mấy ngày không có gì ăn. Mặc dù không có 3 triệu đồng để bù vào số tiền 5% mà bảo hiểm mà theo diện người nghèo là không thanh toán, nhưng do bệnh của Thúy quá nặng nên các bác sỹ đã cho nhập viện để chạy thận.
Còn 2 em của Thúy là Giang và Kiệt vẫn chưa được nhập viện, đang nằm vật vờ ở hành lang bệnh viện cùng mẹ.









Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #227 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 04:22:29 pm »

   Các bác làm em đỏ...hết lưng  Embarrassed !
   Qua bài viết vừa rồi của chị Anh thơ . Em cũng xin góp về một câu chuyện về di chứng đeo đẳng những người lính khi từ chiến trường trở về !
   Bố vợ em nguyên là sĩ quan đặc công thời chống Mỹ, hoạt động tại chiến trường Tây Nam bộ, chủ yếu là Tây Ninh và sang cả Campuchia từ năm 1968 cho đến giải phóng miền Nam, năm 1976 cụ được xuất ngũ về quê. Sau 17 năm khi đi chiến đấu trở về thì mới sinh được cô con gái đầu lòng ( chính là sếp của em bây giờ ). Cụ bị nhiễm chất độc màu da cam trong chiến trường mà cũng không biết, mãi đến những năm gần đây do sức khoẻ kém đi khám thương tật _ bị một mảnh đạn vào đầu nhưng không lấy ra được mới phát hiện ra. Ngày đó khi tìm hiểu nhau biết chuyện em cũng trăn trở lắm, tuy vợ em không có sao nhưng cũng không đảm bảo là đến thế hệ thứ 3 an toàn. Khi chúng em có đứa con gái đầu lòng, em lúc nào cũng lo nơm nớp, liên tục đưa nhau đi khám thai, bác sĩ nói bình thừơng nhưng em cũng không hết lo, thêm một số kẻ độc mồm độc miệng phán linh tinh càng làm em suy nghĩ. cũng may ông bà bên nội hay an ủi là cái này chỉ bị di truyền theo bên nội chứ cún nhà em không bị ảnh hưởng. Ơn trời khi cháu ra đời hoàn toàn khoẻ mạnh và trí tuệ phát triển đến nay bình thường, có vẻ hơi thông minh nữa, không dốt như em.
   Tuy như vậy nhưng để nhận chế độ thương binh của cụ cũng gặp rất nhiều khó khăn với mấy bác cán bộ chính sách cơ quan TBLĐXH , em nghe cụ kể lại nhiều khi tức phát điên lên, do giấy tờ lúc xuất ngũ không để ý bị thiếu và cụ cũng thẳng tính không chịu làm cái phong bao nên mãi không được hưởng chính sách. Sau này có một nguời anh em họ hàng là một vị tướng bên quân khu Một đã về hưu đến chơi biết chuyện giúp đỡ thì mới có chút tiền xương máu hưởng tuổi già.
   Đến bây giờ do ảnh hưởng của viên đạn trong đầu nên mỗi khi trở trời là cụ rất hay cáu gắt. Hàng tháng cũng có chế độ đi nằm viện đông y châm cứu, an dưõng vài ngày. Bình thường thì vẫn khoẻ lắm, hàng tuần đi xe máy mang quà ra cho con rể và cháu ngoại. Hai bố con gặp nhau vẫn bắt con rể chia đôi sòng phẳng chai rượu mật nhân xong mới về .
  
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #228 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2012, 06:05:27 am »

Kính chào các bác tham gia topic. Năm 1985 trong đội hình của cán bộ quân y tiền phương cục vận tải TCHC do trung tá Bs Mười Điệu chỉ huy, chúng tôi tham gia khóa đông y châm cứu tại viện y học dân tộc trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa với thời gian sáu tháng do BS Trương Thìn viện trưởng và phụ tá của ông BS Nguyệt Thu trực tiếp giảng dạy. Thời gian đầu cũng hơi ngán những từ ngữ khái niệm khó hiểu của y học đông phương với Kinh lạc huyệt vị, thượng hạ biểu lý, âm dương ngũ hành, hàn nhiệt ôn lương.v.v Nhưng hiểu ra rồi mới thấy mê. Tróng đó tôi phát hiện ra những thủ thuật đơn giản khi thực tập trên Bn tại viện, sau đó về chăm sóc cho bộ đội trong đơn vị thấy rất hiệu quả, rẻ tiền mà người bệnh không phải chịu tác dụng phụ của hóa dược. Các đơn vị đo lường hơi khó hiểu từ Thốn, Phân, Li, hào, ti, hốt.v.v. Tôi qui ra mm cho các bác dễ hiểu và thực hành cho mình, người thân, bạn bè và cộng đồng
Đau đầu là bệnh thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, và không phải lúc nào cũng cần thiết phải dùng thuốc. Sau đây là cách xoa bóp các huyệt giúp giảm đau ở đầu và vùng mặt.
* Thừa tương: ở chính giữa hõm dưới môi dưới. Chủ trị: lác, lệch miệng-mắt, sưng mặt, sưng răng, đau răng, chảy dãi.
* Địa thương: cách mép 4 phân. Chủ trị: méo mồm - mắt, chảy dãi.
* Nhân trung: ở trên hốc nhân trung 1/3. Chủ trị: méo mồm-mắt, chảy dãi, ngạt mũi. Đây cũng là một huyệt tỉnh, nếu nạn nhân ngất sủi, thì ta dùng kim châm hoặc móng tay nhọn ấn vào huyệt sẽ tỉnh ngay
* Nghinh hương: ở phía ngoài cánh mũi khoảng 5 cm, giữa hốc mũi và môi. Chủ trị: ngạt mũi, viêm mũi, méo mồm-mắt, mặt bị ngứa, bị sưng.
* Tứ bạch: chủ trị đau ngứa trong bệnh mắt đỏ, mộng mắt, méo mồm - mắt, nhức đầu, choáng váng.
* Thanh minh: phía trên mắt một phân. Chủ trị: đau mắt đỏ, chảy nước mắt khi gặp gió, ngứa khóe mắt, mắt hoa.
* Tán trúc: đầu lông mày, phía trên khuông mắt. Chủ trị: nhìn không rõ, chảy nước mắt, mắt - mồm méo lệch.
* Ngư yêu: giữa lông mày. Chủ trị: đau mắt đỏ, sụp mi, đau xương đầu lông mày.
* Ty trúc không: chỗ hõm đuôi lông mày. Chủ trị: nhức đầu, hoa mắt, đau mắt đỏ, đau răng, động kinh.
* Ấn đường: ở giữa hai lông mày. Chủ trị: nhức đầu, choáng váng, chảy máu cam, trẻ con bị kinh phong.
* Giác tôn: phía sau vành tai. Chủ trị: sưng tai, mộng mắt, đau răng, khô môi, cứng cổ.
* Nhĩ môn: phía trước tai, trong chỗ lõm ven xương hàm. Chủ trì: tai ù, điếc, đau răng.
* Thích cung: dưới dái tai, chỗ lõm khi há miệng. Chủ trì: tai ù, tai điếc.
* Hạ quan: giữa chỗ hõm giữa xương gò má và xương hàm. Chủ trị: đau răng, tai ù, tai điếc, méo mồm, nhai khó khăn.
* Giáp xa: chỗ hõm nằm ngang bên trên má trước xương hàm, khi cắn chặt răng cơ hàm nổi rõ lên. Chủ trị méo mồm, sưng má, đau răng, không nói ra lời.
* Đại nghinh: trước xương hàm một tấc ba phân khi cắn răng sẽ thấy nổi lên. Chủ trị: bị cấm khẩu, sưng má, đau răng.
* Thái dương: điểm giao giữa đuôi lông mày và khoé mắt ngoài. Chủ trị đau đầu.
Chúc các bác thành công trong công cuộc HẠ SƠN CỨU NHÂN ĐỘ THẾ.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Năm, 2012, 06:11:46 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #229 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2012, 09:32:29 am »

   Cảm ơn bác Vệ đã bày cho mọi người phương pháp tự điều trị đơn giản của Đông y !
   Tuy nhiên bác có thể nói kỹ hơn là ấn hay xoa các huyệt đạo như nào, bao lâu, sâu hay nông không ạ !
   Mà hình như em thấy còn thiếu huyệt...xương cụt. Cái này có thể cứu người, hình như đàn ông trong lúc nguy cấp phải không ạ ?
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM