Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 02:00:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bệnh của lính và di chứng  (Đọc 271955 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #190 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 03:14:38 pm »

Chào bác quân y 103. Rất vui được đón bác trở lại với ngôi nhà này. Câu chuyện của bác Lân Dũng, và của bác làm em cứ chạnh lòng. Vì đúng ra, cái bệnh thật sự của người lính là cái bệnh của chiến tranh, và người lính có 2 mặt trận, đó là mặt trận giành giật với kẻ thù, và mặt trận giành giật con người khỏi cái chết .Bác đã nói lên cái tâm của người lính mặc áo trắng; Trong hoàn cảnh thiếu thốn về mọi mặt ở những năm 85 trở về trước, một thao tác nhỏ thôi, như làm mềm bông băng trước khi gỡ để thay băng; Hoặc bơm thuốc nhẹ nhàng ,từ tốn, kèm theo động tác gãi, gãi để đánh lừa cảm giác đau khi bị tiêm. Những việc tuy nhỏ nhặt ,nhưng phải là người có cái tâm, thương yêu đồng chí, coi cái đau của thương binh, bệnh binh như cái đau của mình thì mới làm được.
Nói về vi khuẩn mủ xanh, em lại nhớ câu chuyện ngày xưa, khi còn đánh nhau ở biên giới Dak Mil ,Dak Lak; Có một chiếc xe GMC của Trung Đoàn cán phải mìn chống tăng, chiếc lốc máy bay cao lên trời cả chục mét, không ai nghĩ là anh tài xế còn sống, nhưng khi các anh em đến tiếp cứu, thì anh tài xế vẫn còn sống, chỉ bị dập nát 2 chân, ai cũng bảo anh ấy thật may mắn; Vậy là anh ấy được đưa về tuyến sau, một thời gian sau đó, tình cờ tôi gặp người quen, biết việc của anh tài xế ấy; Anh ấy nói, sau khi sơ cứu ở trung đoàn ,anh tài xế ấy được chuyển về quân khu ở Đà Nẵng; Trong quá trình điều trị, anh ấy bị nhiễm trùng, nên hết cưa ,lại tháo, lại cưa ,lại tháo, đến khi không còn gì để cưa và để tháo, anh ấy đã ra đi. Hồi đó ,tôi và những người bạn cứ thầm trách, trình độ chuyên môn của mình sao kém cỏi thế, để một người lẽ ra được là thương binh, về với gia đình, chứ không phải là liệt sỹ ,ra đi mãi mãi. Bây giờ tôi mới biết, nhiễm khuẩn mủ xanh là vô phương cứu chữa.
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #191 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 03:42:19 pm »

Thưa bác chủ và các bác tham gia topic, vấn đề bác quân y 103 nêu căn bệnh nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh, cái tên của nó để phân biệt với (trực khuẩn gây mủ vàng) Nếu tôi không lầm thì nó có tên (Pseudomonas aeruginosa) gây hoại tử các mô cơ trên cơ thể BN. Trong bài viết trước đây, tôi đã từng đề cập đến tình trạng bất khả kháng trong toàn bộ qui trình từ cướp cứu TB đến sơ cứu cấp cứu chuyển thương về các tuyến và tuyến cuối có thể giải quyết triệt để mọi cơ cấu thương tích thì còn nhiều bất cập từ tính ác liệt  của cuộc chiến, tổ chức hệ thống quân y(con người, cơ sở vật chất thuốc men y cụ v.v) mà hậu quả thì khôn lường. Chuyện nhiễm trùng là bình thường, còn nhiễm các chủng vi khuẩn (Khủng ) thì cũng là chuyện (hên xui). riêng nhiễm phải(Pseudomonas aeruginosa) thì đúng là nan giải vì hầu như ngày ấy các loại kháng sinh còn rất hiếm, ngoài Peniclline cổ điển, còn một số thuộc nhóm Beta lactam khác hoặc Strep tomicine thuộc nhóm Aminoglycosid thế hệ đầu thì quân y tuyến trước cũng chẳng còn loại thần dược nào. Nhưng căn cứ kháng sinh đồ thì các chủng kháng sinh mới như: Amicacie, Carbeniclline, Cytazidim, Gentamicie vẫn có tác dụng tốt với trực khuẩn mủ xanh. Tôi chỉ sợ nhất nhiễm phải Clostridium perfringens (C.welchii); Clostridium septicum; Clostridium novyi. Thì đúng là chỉ có cắt, nhưng thoát được bàn tay tử thần thì còn phụ thuộc rất nhiều (thời gian tính). Tôi xin trích dẫn một chi tiết về trường hợp hiếm hoi được ( thực mục sở thị)Thời gian chúng tôi thực tập bệnh viện thì tại quân y viện 115 chỉ có hai phòng trung phẫu cải tạo từ khu trệt của dãy nhà hành chính mà phải cáng đáng lượng thương binh từ chiến trường về quá lớn chủ yếu là thương tích do hỏa khí, nên phòng mổ luôn quá tải, các trường hợp tiểu phẫu được thực hiện tại phòng mổ nhỏ nằm trong nội vi khoa ngoại. Đến hơn một năm sau, khu đại, trung phẫu được hoàn thành với sáu phòng mổ hiện đại mới đáp ứng yêu giải quyết thương tích chiến trường. Một chiều, mặc dù đang là giờ nghỉ, lịch trực phân loại thương binh từ sân bay về trong ngày thuộc Y 12, nhưng lớp Y 32 chúng tôi được lệnh tập trung gấp tại phòng mổ này. Đại úy bác sỹ Toki bắt tụi thực tập chúng tôi phải dí mũi vào ngửi mùi vết thương đang hoại tử do hoại thư sinh hơi trong khi cắt đoạn chi cấp cứu nhằm cho y sinh phân biệt với vết thương hoại tử do những nguyên nhân khác. Trời ơi! Suốt đời sẽ không quên được mùi cóc chết. Quan sát tình trạng thương tích tại chỗ với đặc điểm miệng vết thương rỉ dịch nâu đỏ, không độ quánh, da tại chỗ đen xám nổi mụn rộp, nắn vào có cảm giác lạo xạo như bóng nước vỡ dưới tay. Đây là cách dạy trực quan có lẽ tác động tư duy tốt nhất cộng với sự kiên quyết của thầy nên chúng tôi không còn sự lựa chọn cách học tập khác. hai bàn tay ông và kíp phụ mổ liên tục hoạt động để cắt cụt tới nửa đùi trái TB để khẩn trương loại khỏi cơ thể BN nguồn nhiễm đang vào theo mạch máu. miệng ông huấn thị liên tục: “Các anh các chị phải là lớp y sinh may mắn lắm mới được cảm nhận mùi hoại thư sinh hơi đặc hiệu” Mặc dù rất cứng rắn trong giảng dạy nhưng đại úy Toki cũng rất yếu mềm tình cảm khi chứng kiến ông khóc nức nở chia tay trường lớp, bắt buộc rời khỏi quân đội trong sự cố biên giới phía Bắc (1979) vì ông là người Hoa.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2012, 08:23:39 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #192 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 06:00:20 pm »

hehe vậy là thương binh bị cưa chân nhiều lần do cái khuẩn mủ xanh này chứ không phải như lời đồn trong mìn 652a có tẩm chất độc thủy ngân  Grin
Chào bác Haanh!Tôi không rành về vũ khí, Không biết là có loại vũ khí sát thương nào mà nhà sản xuất cho chất độc vào không, vì hầu như trong y văn không thấy đề cập tới các loại vết thương do hỏa khí liên quan đến chi tiết bác nêu. Nếu có thì chắc  không được sử dụng trong những cuộc chiến tranh qui ước, thì  tất sẽ có sự lên tiếng của các tổ chức nhân đạo quốc tế. Có điều, giữa năm 1975, đơn vị E 26 thiết giáp QK7 chúng tôi đóng quân ở cuối phi đạo của phi trường Biên Hòa trên các quả đồi lúp xúp. Dân ở vùng suối máu, Tân Hiệp vào đào hà thủ ô và nhặt miểng pháo thì vướng trái nổ, và chỉ bị tiện đứt bàn chân, tôi nghĩ vũ khí ấy của Mỹ. Nhưng mãi sau chiến tranh BGPB tôi mới nghe anh em nói loại mìn cóc là của Trung Quốc. bác nào có rành vụ này xin cung cấp thông tin.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2012, 08:03:50 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #193 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 07:03:27 pm »

hehe vậy là thương binh bị cưa chân nhiều lần do cái khuẩn mủ xanh này chứ không phải như lời đồn trong mìn 652a có tẩm chất độc thủy ngân  Grin
Chào bác Haanh!Tôi không rành về vũ khí, Không biết là có laọi vũ khí sát thương nào mà nhà sản xuất cho chất độc vào không, vì hầu như trong y văn không thấy đề cập tới các loại vết thương do hỏa khí liên quan đến chi tiết bác nêu. Nếu có thì chắc  không được sử dụng trong những cuộc chiến tranh qui ước, thì  tất sẽ có sự lên tiếng của các tổ chức nhân đạo quốc tế. Có điều, giữa năm 1975, đơn vị E 26 thiết giáp QK7 chúng tôi đóng quân ở cuối phi đạo của phi trường Biên Hòa trên các quả đồi lúp xúp. Dân ở vùng suối máu, Tân Hiệp vào đào hà thủ ô và nhặt miểng pháo thì vướng trái nổ, và chỉ bị tiện đứt bàn chân, tôi nghĩ vũ khí ấy của Mỹ. Nhưng mãi sau chiến tranh BGPB tôi mới nghe anh em nói loại mìn cóc là của Trung Quốc. bác nào có rành vụ này xin cung cấp thông tin.

hehe 652a là mìn hộp hồ ( zip ) của TQ , nổi ám ảnh của lính . Anh em chết thì ít mà đạp mìn cụt giò quá nhiều nên lính tráng có thói quen quan sát các ca dính mìn  và nghe ngóng thông tin xem ca này sẽ bị cưa đến đâu để mà xác định tư tưởng cho tốt  Grin Đạp bay 1/2 bàn chân thì cắt mấy lần không biết nhưng giá chót là còn 1/3 ống quyển , ok được vây thì quá tốt . Đạp trúng gót thì cầm chắc mất khớp gối , hơi vất vả . Tháo khớp háng thì thôi rồi Lượm ơi , tiêu 1 đời trai  . Do độ vênh quá nhiều nên lính đồn nhau trong mìn có thủy ngân làm vết thương bị nhiễm độc phải cắt đi cắt lại nhiều lần . Đặc biệt lính còn truyền nhau cấm kỵ quan hệ nam nữ nếu không phải tiếp tục cắt nữa . Thông tin này em đã kiểm chứng qua 1 thằng bạn cùng xóm . Khi về đến 7C bị tháo khớp gối , vết thương lành nó trốn ra giao lưu với chị em và kết quả vết thương nhiễm trùng phải tháo khớp háng .
Không biết các bác sĩ phải xử lý 1 ca cụt như thế nào là tốt nhưng 1 ca đạp mìn ở đơn vị em thông thường thì cáng cả ngày mới đưa ra được trục đường chính chờ xe tải đến chở về 7 E . Chừng đó thời gian không biết vết thương đã nhiễm trùng chưa ?
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
vũ đam
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #194 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 08:18:41 pm »

hehe vậy là thương binh bị cưa chân nhiều lần do cái khuẩn mủ xanh này chứ không phải như lời đồn trong mìn 652a có tẩm chất độc thủy ngân  Grin
Chào bác Haanh!Tôi không rành về vũ khí, Không biết là có laọi vũ khí sát thương nào mà nhà sản xuất cho chất độc vào không, vì hầu như trong y văn không thấy đề cập tới các loại vết thương do hỏa khí liên quan đến chi tiết bác nêu. Nếu có thì chắc  không được sử dụng trong những cuộc chiến tranh qui ước, thì  tất sẽ có sự lên tiếng của các tổ chức nhân đạo quốc tế. Có điều, giữa năm 1975, đơn vị E 26 thiết giáp QK7 chúng tôi đóng quân ở cuối phi đạo của phi trường Biên Hòa trên các quả đồi lúp xúp. Dân ở vùng suối máu, Tân Hiệp vào đào hà thủ ô và nhặt miểng pháo thì vướng trái nổ, và chỉ bị tiện đứt bàn chân, tôi nghĩ vũ khí ấy của Mỹ. Nhưng mãi sau chiến tranh BGPB tôi mới nghe anh em nói loại mìn cóc là của Trung Quốc. bác nào có rành vụ này xin cung cấp thông tin.

hehe 652a là mìn hộp hồ ( zip ) của TQ , nổi ám ảnh của lính . Anh em chết thì ít mà đạp mìn cụt giò quá nhiều nên lính tráng có thói quen quan sát các ca dính mìn  và nghe ngóng thông tin xem ca này sẽ bị cưa đến đâu để mà xác định tư tưởng cho tốt  Grin Đạp bay 1/2 bàn chân thì cắt mấy lần không biết nhưng giá chót là còn 1/3 ống quyển , ok được vây thì quá tốt . Đạp trúng gót thì cầm chắc mất khớp gối , hơi vất vả . Tháo khớp háng thì thôi rồi Lượm ơi , tiêu 1 đời trai  . Do độ vênh quá nhiều nên lính đồn nhau trong mìn có thủy ngân làm vết thương bị nhiễm độc phải cắt đi cắt lại nhiều lần . Đặc biệt lính còn truyền nhau cấm kỵ quan hệ nam nữ nếu không phải tiếp tục cắt nữa . Thông tin này em đã kiểm chứng qua 1 thằng bạn cùng xóm . Khi về đến 7C bị tháo khớp gối , vết thương lành nó trốn ra giao lưu với chị em và kết quả vết thương nhiễm trùng phải tháo khớp háng .
Không biết các bác sĩ phải xử lý 1 ca cụt như thế nào là tốt nhưng 1 ca đạp mìn ở đơn vị em thông thường thì cáng cả ngày mới đưa ra được trục đường chính chờ xe tải đến chở về 7 E . Chừng đó thời gian không biết vết thương đã nhiễm trùng chưa ?

Chào các Bác, theo như một số anh trong qy nói là khi bị cưa chân thì tuyệt đối ko quan hệ nam nữ.Vào năm 82 dân k đi nhờ xe của f4 từ tabengrung về adoltuc trên đường xe bị phục ,có 1 cô bé tuổi 20 đã được y,bs f4 cưa cụt 2 chân ,1 chân thì tới háng còn chân kia thi tới đầu gối. Thời gian mới có 1 tháng thôi ,vết thương vẫn phải thay băng hằng ngày bằng cách nhờ y tá của đoàn , tình cảm giữa anh y tá và cô này nảy nở , sau 3 tháng thì toàn đv biết là cô này có bầu 2 tháng. Anh y tá bị kỉ luật nhưng cô gái đó em thấy vẫn bình thường ,ko thấy phải cưa ,hay mổ gì cả  ,hay do sức khỏe của tuổi trẻ đã thăng bệnh tật ? Và cũng giống như Haanh nói hộp mực của tq phải nói rất đơn giản mà sát thương quá lớn , có thể do thuốc c4 là loại thuốc nổ mạnh , nên nó tước từ dưới lên trên.?đã làm bó tay các y bs thời đó
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Năm, 2012, 08:27:37 pm gửi bởi vũ đam » Logged

Có những lúc thịt ấm chân răng, nhưng có khi ăn toàn muối trắng.. một thời không bao giờ ...
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #195 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 12:14:49 am »

 Chuyện lính Sư đoàn 7 chúng tôi.

 Nếu ai đã từng là lính của sư đoàn 7 bộ binh thì không mấy người không biết, nhất là cánh lính lái xe của F7 thì gần như ai cũng biết và lính F7 đã từng nằm điều dưỡng tại trại ăn dưỡng D33 Lai Khê Sông Bé thì ai cũng biết.

 Ngày đó chúng tôi được bổ sung về F7 bộ binh, căn cứ đơn vị nằm ở Lai Khê Sông Bé, đó là căn cứ của Sư đoàn 5 VNCH cũ nằm dọc trên đường 13 cách SG đâu 60km. Một bên đường là căn cứ cũ với nhà xây cũng đã điêu tàn, hàng rào kẽm gai rỉ xét cây cối um tùm và cỏ dại trùm hết lên hàng rào, bên kia đường là cái sân bay giã chiến bằng những tấm ghi thép của Mỹ móc nối vào nhau cho một mặt bằng rộng và phẳng, liền đó rừng cao su xanh um đầy huyền bí, có lẽ bài văn thời còn cắp sách tới trường: Cây cao su quý hơn người, mỗi khi cây ốm cây thời nghỉ ngay... Còn ta đau yếu gày còm, đau không được nghỉ chết hòm cũng không...Làm chúng tôi thấy nghi ngờ cuộc sống ở đây, cái gì đó rờn rợn, ghê ghê khó tả.

 Ngay bên cánh rừng cao su ấy lại là trại ăn dưỡng của F7, những người lính bị thương ngoài biên giới được điều trị rồi trả về trại ăn dưỡng của Sư đoàn chờ phân loại, từ què cụt đến thủng, vỡ, gãy hay móp méo của thương tật đều đẩy hết về đó, vài tháng 1 lần khám phân loại, chú lính nào đủ tiêu chuẩn phân hạng thương tật thì cho "ngược" về quê cha mẹ nuôi tiếp, chú lính nào dưới 31% thương tật thì đá đít quay về đơn vị chiến đấu tiếp. Nếu ai từng ở cái trại ăn dưỡng này dù chỉ một ngày cũng thấy rùng mình đến hết cuộc đời, mang tiếng là trại ăn dưỡng mà lính đói "thối mồm" luôn, mỗi bữa 1 2 bát cơm gạo nếp nát và đồ ăn thì gần như không có gì, vài cọng rau già mấy khúc cá khô còn tệ hơn cả ở đơn vị chiến đấu từng ăn. Lính F7 không ai gọi nó là trại ăn dưỡng mà gọi là trại hủy hoại sức khỏe của lính thì đúng hơn.

 Lính mà, đói thì ăn vụng và túng thì phải làm liều, quân trang bán sạch, cái gì bán được là bán để lấy cái mà ăn, bán đến mức không còn gì để bán nữa thì thôi, nạn lính trộm cắp của nhau bắt đầu hoàn hành, ai đó cởi bộ quần áo ra giặt phơi đó phải ngồi canh chờ khô mà rút vào mặc, nếu không thì chỉ một tý là mất hút, khi đã mất rồi thì chỉ có Thánh tìm thấy, ngay cái mái nhà bằng tôn của trại ăn dưỡng cũng bị lính tháo trộm mang đi bán nên ai nằm đâu thì phải lo giữ tấm tôn trên đầu mình nếu không có ngày anh em nó cho nằm ở khách sạn ngàn sao lúc nào không biết, những tấm ghi sắt ngoài sân bay cũng lặng lẽ mất dần từng mảng trơ đất nền phía dưới và rồi đến một ngày chẳng còn lấy nổi 1 tấm. Nói thật là lính F7 sợ cái trại ăn dưỡng D33 này hơn cả nỗi khiếp sợ trong chiến đấu, mỗi khi có xe của sư đoàn đón lính từ trại ăn dưỡng lên tuyến trước có người còn mong có tên mình trong danh sách để được chuồn khỏi đó cho nhanh.

 Ấy thế mà ở đó có một anh lính từ KCCM tên Chiến quê Hà Nam Ninh, anh này thuộc quân số ăn dưỡng chung thân của D33, lúc nào cũng ăn mặc lôi thôi lếch thếch với mái tóc dài ngang vai luôn bết mồ môi bốc nặng mùi, anh Chiến chỉ việc ra đường vẫy bất kể chiếc xe nào của F7 hay xe QD4 thì đều được cánh lái xe cho đi cả, cứ đi vài ngày rồi lại về trại chẳng ai quản lý và cũng không ai giữ, có thể đi bất cứ lúc nào và về bất kể giờ phút nào, những lúc ở trại người hôi hám quá thì anh em lôi ra suối sau trại tổng vệ sinh cho 1 lần, sạch sẽ được 1 2 ngày lại bẩn lại. Tìm hiểu chúng tôi mới được biết, anh Chiến ấy bị thương từ thời KCCM, mảnh bom mảnh pháo gì đó cắt đứt 1/3 óc, sau GP 30.4.1975 anh ấy được đưa ra Bắc, nhưng do không chịu được khí hậu ở quê anh mỗi khi trở trời, cơn điên bộc phát thì không còn biết cha mẹ anh em là ai nữa, đánh tất, chửi tất để rồi lúc bình thường thì lại hiền như cục đất, anh Chiến này không nhớ được bất kể ai trong gia đình, nghe nói phần óc bị mất là bộ phận để nhớ đến thân nhân, nên khi mất phần đó thì chẳng nhớ được ai, lâu lâu nhớ nhờ sang bộ phận nhớ khác thì chợt nhận ra cha mẹ anh em ruột thịt.

 Gia đình không thể chịu được hơn nữa, nếu cứ để anh Chiến này ở miền Bắc thì sớm muộn gì cũng chết sớm nên gia đình mang trả lại đơn vị gửi vào trại ăn dưỡng F7. Ở đây anh ấy đỡ phát bệnh hơn tuy không còn là lính của F7 nữa nhưng mặc nhiên lại ở trại ăn dưỡng, đơn vị có sao ăn vậy, có sao mặc vậy chẳng ai nỡ nói chuyện chế độ với anh, hàng ngày anh ấy ra đường vẫy xe đi theo anh em lái xe và thường được anh em cho ăn ngon trên dọc đường đi, khi xe về ngang qua trại thì dừng lại cho xuống. Chuyện nghe kể về anh Chiến này, một lần bố anh ấy nhớ con quá nên lặn lội vào Nam tìm kiếm, trong khoảnh khắc nào đó anh ấy nhận ra bố mình, cha con ôm nhau khóc rất cảm động, cũng ngay chiều hôm đó anh ấy lại chẳng nhớ là ai, vậy là lại bơ bơ như người không quen biết. Bố anh ấy lại lủi thủi trở về Bắc sau khi gửi con cho đơn vị.

 Đám lính thương binh nửa vời nằm trại ăn dưỡng D33 F7 cũng biết cách tận dụng triệt để "khả năng" của anh Chiến này, mỗi khi tối đến mà đói quá thì xui anh Chiến lên quản lý đòi khẩu phần mỳ tôm, cứ giả vờ nói chuyện mỳ tôm bữa tối rồi hỏi anh ăn chưa? Tất nhiên là anh Chiến chưa ăn vì làm gì có mà ăn nên thắc mắc: Sao anh em ăn mà anh Chiến không có phần, lên quản lý đòi chế độ. Chỉ cần thế thôi là quản lý D33 khốn khổ với anh Chiến này, gọi cửa mà không dậy mở thì đá cho tung cửa thì thôi, biết điều thì lo mở cửa đưa vài gói mỳ cho rảnh nợ. Chưa hết lính còn vặn vẹo sao chỉ có mỳ tôm mà không có bột ngọt? Vậy là lại đi đòi chế độ lần nữa, lão quản lý bị chửi oan không biết bao nhiêu lần vì anh Chiến này.

 Nhiều năm qua rồi không còn biết anh Chiến thương binh sọ não nặng của F7 từ thời KCCM giờ đây còn hay đã mất, cuộc sống ra sao và có còn điên khùng như xưa nữa không? Có những vết thương sớm lành da nhưng cũng có những vết thương mãi mãi không bao giờ lành để lại di chứng cho người lính, sống đấy nhưng chẳng hơn gì đã chết.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #196 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 05:32:15 am »

Xin chào các bác tham gia topic. Đọc bài viết mới nhất của bác Binhyen1960, tôi có mấy suy nghĩ như sau: Bỏ qua những chi tiết rất cụ thể trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn về mọi mặt  thời điểm ấy của đất nước nói chung và quân đội nói riêng, thậm chí riêng hơn nữa là cuộc sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của cái trại mang tên (An dưỡng) và cách hành xử của anh em trại viên đến mức (bần cùng sinh đạo tặc). Một chi tiết tôi cảm thấy sự thiệt thòi của anh Chiến quê Hà Nam Ninh. Ừ thương binh sọ não, gia cảnh khó khăn, có thể thêm cả những cơn kích động khi trái gió trở trời. Nhưng tình thương của người thân, nhất là nếu có tình thương bao la của người vợ thì cơ may những kỉ niệm lai trở về từ trong (tiềm thức). Từ bài viết của BY, tôi nhớ lại mấy tháng trước có đọc “Nhật kí Nguyễn Văn Thắng” xin trích dẫn để các bác tham khảo:
 Bối cảnh trận đánh ngày 24/4/1978 của trung đoàn 266 f341 tại Hà Tiên
      Ngày 14 tháng 3 năm 1978 đồng thời với việc dùng toàn bộ các sư đoàn chủ lực đồng loạt tấn công trên toàn tuyến biên giới KPC-VN, bọn Pôt đã sử dụng không dưới một sư đoàn tấn công đánh chiếm thị xã Hà Tiên.
      Trung đoàn 270 sư đoàn 341 sau khi được giao nhiệm vụ trấn giữ Hà Tiên (tháng 8 năm 1977) đã có những chiến thắng đáng tự hào, bảo vệ tốt thị xã, được nhan dân Hà Tiên tin yêu và hết lòng giúp đỡ.   Chốt giữ một thời gian dài, chiến sự không xẩy ra lớn cán bộ chiến sỹ có phần chủ quan. Vì vậy đêm 14 tháng 3 cả trung đoàn địch tấn công bất ngờ thì bộ đội ta trở tay không kịp.
      Đánh chiếm thị xã Hà tiên tới đâu bọn Pôt giết người, cướp của, tàn sát giã man tới đó. Cả trung đoàn 2 chống đỡ rời rạc, một vài đại đội bị Pôt đánh cho tan tác. Khi trung đoàn ổn định lại tình thế, tổ chức tấn công mạnh mẽ, bọn địch đã bị đẩy về bên kia biên giới nhưng nhân dân Hà Tiên phải gồng gánh rút khỏi thị xã. Bộ đội ta số hy sinh, bị thương được đưa về bên này sông Hà Tiên. Những chiến sỹ hy sinh taị chổ chưa kịp lấy xác bị bọn Pôt phanh thây rất dã man. Một vài chiến sỹ còn sống sót nằm trong vòng vây của kẻ thù nhìn thấy cảnh tượng đó càng khiếp đảm, tìm cách chạy trốn.
      Ngày 16 tháng 4 một lực lượng đi đầu của sư đoàn vào được Hà Tiên nhanh chóng ổn định tình hình cùng với trung đoàn 2 tìm kiếm anh em mất tích. Mặc dù công việc tìm kiếm được tiến hành rất khẩn trương nhưng mãi  ba, bốn  ngày sau mới tìm được hai đồng chí lẫn trốn trong  hốc đá dưới lùm cây ở đồi Bà Lý, mới có mấy ngày thất lạc mà đã như người mất hồn,  mặt mày hốc hác, phờ phạc. Có đồng chí gầy rộc vì không có cơm ăn đã ăn chuối xanh, non bị đau bụng đi ngoài, lã người. Có đồng chí chạy bạt mạng không định hướng được là mình đang chạy đi đâu.
  Chiến sỹ Nguyễn Xuân Thuận là một trường hợp  như vậy.      
  Thuận bị thương, chạy trốn vào một nhà dân ở ấp Hòa Thành xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, Kiên Giang, chủ nhà là người Khơ Me. Những người trong nhà thấy Thuận bị thương đã cưu mang, cứu chữa cho Thuận. Vết thương lành dần nhưng Thuận không còn trí nhớ. Cả nhà nuôi thuận từ đó, cho đến một ngày Thuận trở thành chồng của Tạ Thị Đầm cô con gái chủ nhà. Hai vợ chồng sống với nhau đến nay đã có 3 con. Một đứa tên Nhân sinh năm 1983, một đứa tên Hùng sinh năm 1993, một đứa tên Tuyên sinh năm 1997.
    Hơn 33 năm sống với vợ là Tạ Thị Đầm, Thuận chẳng nói, chẳng rằng nên gia đình không biết đâu mà tìm ra manh mối: tên tuổi, quê quán, người thân, đơn vị…
    Cuộc sống cứ thế trôi qua, trí nhớ dần dần hồi phục nhưng quá chậm. Rồi một ngày, năm 2010 Thuận đang ngồi xem ty vi thấy một ca sỹ hát bài “nghệ tĩnh mình thương” có cả hình ảnh minh họa đồng quê, sông nước quê anh, bỗng nhiên anh chỉ tay vào ti vi nói: “ Quê tao đấy”. Thế rồi trí nhớ của Thuận hồi phục nhanh dần. Sướng quá, gia đình ra sức bồi bổ cho anh và khai thác anh tích cực hơn.
   Thuận kể lại: anh là Nguyễn Xuân Thuận sinh ngày 02 tháng 10 năm 1956, nhập ngũ tháng 10 năm 1974. Đơn vị: đại đội 6, tiểu đoàn 5, trung đoàn 270, sư đoàn 341. Quê quán: xã Viên Thành huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Sau 33 năm gia đình Nguyễn Xuân Thuận đã đoàn tụ.
Xin kính chào và chúc các bác mạnh giỏi.

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Năm, 2012, 10:47:34 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #197 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 07:59:36 am »

      Xin chào tất cả các bác! Nghe truyện của các bác kể về các trường hợp hy sinh, bị thương rồi phải gánh chịu những di chứng của chiến tranh thật là xúc động.
     Trường hợp của anh Nguyễn Xuân Thuận mà chị AnhTho trích từ " Nhật ký Nguyên Văn Thắng" , quả là một người sau thật may mắn khi có được người vợ như thế. Nhưng với trường hợp anh Chiến mà bác BinhYen kể thì lại khác. Theo tôi nghĩ, liệu anh Chiến có thể hồi phục trí nhớ được không khi mà đã bị mảnh pháo cắt mất 1/3 óc rồi  Huh
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #198 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 10:11:02 am »

   Em nghe chuyện của các bác mà thấy vừa khâm phục ý chí , sự chịu đựng của bộ đội thời chiến tranh. Có một bộ phim nào đó em quên mất tên về thời chống Mỹ. Một đoạn xúc động nhất mà em vẫn nhớ đến bây giờ là cảnh anh thương binh do nặng quá biết mình không qua khỏi nên yêu cầu cô y tá hát cho mình nghe bài Sơi nhớ sợi thương trước khi ra đi. Cô y tá ôm người lính vào lòng vừa hát vừa khóc, đến khi hát xong nhìn lại thì thấy người lính ấy đã ra đi thanh thản, trên môi hơi hé nụ cười mãn nguyện. Sau này trong một lần hành quân qua suối chị y tá ấy cũng đạp phải quả mìn lá bị cắt mất một chân. Đoạn kết phim xem cảnh chị ấy khoác ba lô chống nạng khi về tới đầu làng mình mà cảm thấy xót xa vì chiến tranh .
 
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #199 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2012, 04:02:14 pm »

@vudam : hehe ông y tá nào dữ quá vậy ? con người ta cụt 2 chân mà cũng " yêu" được ? Phải nói thể lực dân K tốt hơn dân VN nhiều . Em từng thấy 1 thằng Pốt cụt quá gối vết thương đã được đồng bọn cắt gọn gàng nhưng không băng bó , ruồi bu thấy ớn vậy mà nó tỉnh bơ không chết ( thằng này đạp mìn được sơ cứu xong trả về nhà ) trong khi đó lính mình băng bó , ga rô đàng hoàng vậy mà có đứa không qua được vì thời gian cán thương quá lâu .
Mìn 652a so với các loại mìn khác sức công phá kém , đạp bằng mũi bàn chân thì chỉ bay 1/2 bàn chân , có trường hợp chỉ bay 2-3 ngón chân các ngón còn lại cong queo , cháy sém ứa nước vàng vàng nhìn y hệt thịt kho tàu cháy cạnh . Tuy nhiên y tá lúc nào cũng phải ga rô trên mắt cá chân và dĩ nhiên là phải cưa 1/3 ống quyển .
Trường hợp đạp bằng gót chân thì phần gót vở hoàn toàn . Có trường gót chân còn dính vài cọng gân , da phải dùng dao cắt bỏ bàn chân cho gọn . Đó là mang dép lào , nếu mang dép đúc TQ thì phần thịt bị tuốt lên cao lòi xương ống quyển ra trắng hếu , mất khớp gối là cái chắc .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM