Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:50:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bệnh của lính và di chứng  (Đọc 271965 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #140 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2012, 08:45:16 am »

  Chị Thơ ! Như chuyện chị kể thì bác sĩ Vệ cũng có lúc phải...sợ đúng không chị. Đấy là bác còn có chuyên môn cao. Em từ vụ ấy lo ngay ngáy vì sau này thỉnh thoảng cũng xuống chơi hỏi bâng quơ ông y sĩ đơn vị. Nhưng có vẻ cụ ấy trình độ về môn này cũng i tờ nốt nên em cũng chẳng biết thêm là mấy. Thôi thì trăm sự quy lại là...kệ cho nó thoải mái. Hi hi
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #141 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2012, 09:48:14 am »

Đúng là bệnh nhân của bác Vệ bị rối loạn tiêu hóa, sinh hơi; Nhưng hạ môn bị bế ,khiến trung , đại, đều bị đóng ,do đó chướng bụng, có khi gây ngộp thở. Chỉ cần xông hơi bằng bồ kết nướng để thông, là khỏi ngay, sau đó điều trị rối loạn tiêu hóa.  Grin
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #142 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2012, 10:21:25 am »

   Kính chào các bác cựu và quâny trong diễn đàn !
   Binh chủng quân y cũng là một binh chủng tuy không nói là đặc biệt nhưng đều có mặt trong hết các quân binh chủng khác, vì phạm vi phục vụ. Ít nhiều mỗi người lính chúng ta đều, đang, và sẽ tham gia trong quân đội có ít nhiều kỷ niệm gắn bó với chiến sĩ quân y dù vui hay buồn, nhớ hay quên với những chiến sĩ mặc áo trắng.
  Em xin phép được kể một số kỷ niệm thời học viên quân y. Do đây là box Máu và Hoa, các bác cựu thì có MÁU, em thì xin góp HOA. Như vậy vẫn hợp tiêu chí diễn đàn phải không ạ ! Mong các bác tiếp tục có những chuyện gì tham gia cùng toppic nhé !
  
  
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #143 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2012, 10:44:35 am »

   CHUYỆN VUI VỀ MỘT MÔN HỌC .
   Ngày ấy, khoá chúng em chia làm hai lớp. Mỗi lớp tổ chức thành một trung đội biên chế như bộ binh, có B trưởng, A trưởng đàng hoàng. Riêng em lại có hai địa chỉ vì ngoài là chiến sĩ học viên của một A, em còn là học viên của một tổ khác. Nghe có vẻ lạ , sở dĩ vậy là trường em có một nhóm nữ của dân học gửi nên không thể bắt họ mặc quân phục hay chế độ còi kẻng như bộ đội được nên tách riêng ra một tổ ngoài biên chế .
  Tuy vậy nhà trường vẫn phải cho hai học viên nam học ghép tổ với các bạn nữ đó vì trong các môn thực hành cần phải giúp đỡ lẫn nhau. Em và một người nữa được chọn vì trông mặt mũi hiền lành, thật thà, ngoan ngoãn ( em xin từ chối vinh dự này mãi vì biết cái gì sẽ xảy ra với bàn tay vàng của mấy em ấy ). Đồng chí kia kiêm thêm chức liên lạc ( cò ) đại đội cho nên chỉ một mình em gắn bó với tổ nữ này hết khoá học .
   Học cùng nhóm này có nhiều chuyện đúng là....cười ra nước mắt. Người ta nói Nếu một cô gái ở giữa nhiều người đàn ông thì sẽ là một bông hoa trong rừng cây nhưng một người đàn ông giưã một rừng hoa như vậy không khác ...Một mình giữa bầy sói. Hơi quá nhưng nghĩ lại nhiều cái em toát mồ hôi vì các bạn coi em như mô hình, học cụ sống. Có lúc trên người em chỉ mặc toàn ...bông băng các bác ạ !
 
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Năm, 2012, 11:30:33 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #144 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 10:56:30 am »

  CHUYỆN VUI VỀ MỘT MÔN HỌC .
   Ngày ấy, khoá chúng em chia làm hai lớp. Mỗi lớp tổ chức thành một trung đội biên chế như bộ binh, có B trưởng, A trưởng đàng hoàng. Riêng em lại có hai địa chỉ vì ngoài là chiến sĩ học viên của một A, em còn là học viên của một tổ khác. Nghe có vẻ lạ , sở dĩ vậy là trường em có một nhóm nữ của dân học gửi nên không thể bắt họ mặc quân phục hay chế độ còi kẻng như bộ đội được nên tách riêng ra một tổ ngoài biên chế .
  Tuy vậy nhà trường vẫn phải cho hai học viên nam học ghép tổ với các bạn nữ đó vì trong các môn thực hành cần phải giúp đỡ lẫn nhau. Em và một người nữa được chọn vì trông mặt mũi hiền lành, thật thà, ngoan ngoãn ( em xin từ chối vinh dự này mãi vì biết cái gì sẽ xảy ra với bàn tay vàng của mấy em ấy ). Đồng chí kia kiêm thêm chức liên lạc ( cò ) đại đội cho nên chỉ một mình em gắn bó với tổ nữ này hết khoá học .
   Học cùng nhóm này có nhiều chuyện đúng là....cười ra nước mắt. Người ta nói Nếu một cô gái ở giữa nhiều người đàn ông thì sẽ là một bông hoa trong rừng cây nhưng một người đàn ông giưã một rừng hoa như vậy không khác ...Một mình giữa bầy sói. Hơi quá nhưng nghĩ lại nhiều cái em toát mồ hôi vì các bạn coi em như mô hình, học cụ sống. Có lúc trên người em chỉ mặc toàn ...bông băng các bác ạ !
 

Theo như lời kể của linhquany là đúng đấy, nhưng trường hợp là trai tơ trong một tập thể nữ như vậy mà em còn nguyên vẹn về, rồi cưới được vợ là phúc đức ông bà để lại đấy em ạ. Hồi 1985 chị đi chuyên tu, cũng phải học 5 kỹ thuật cấp cứu, và rồi xảy ra chuyện cười ra nước mắt. Thời gian ấy cũng lớn tuổi, phần lớn cũng có vợ có chồng cả rồi. Hôm thực hành băng cầm máu ngoài bãi tập, tụi nữ trong tiểu đội hè nhau, đè nghiến một anh to cao nhất ra làm thương binh để chèn động mạch bẹn. luống cuống, tìm mãi không thấy con chèn trong túi học cụ. Một chị lớn tuổi hơn chị nói: bên trong ấy có con chèn đấy, kéo qua mà chèn chắc lắm. báo hại mấy đứa con gái mới lớn cứ to tiếng hỏi, đâu chị, em có thấy đâu chị... Một thoáng im lặng, cả tiểu đội phá lên cười nhưng mấy đứa con gái thẹn chín cả mặt. Vậy đấy, dù lớn và già đầu rồi nhưng trong môi trường học sinh thì câu " Nhất quỉ, nhì ma...) vẫn đúng, phải không các bác.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2012, 11:13:12 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #145 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 10:59:52 am »

Hưởng ứng mạch chuyện của Linhquany về kỉ niệm trường quân y. Vetran xin kể mấy việc xảy ra thời kì mình ngồi ghế nhà trường. Năm 1978 tựu trường. Vấn đề đầu tiên là (Đói), cái đói ám ảnh tôi thủa âu thơ lặp lại, dù không tuyệt vọng bằng. Cả năm 1978 trường tôi không hề được một bát cơm đúng nghĩa. Bữa ăn sáng chiều là hai cục mì luộc không men, nếu chọi trúng đầu thì chó cũng chết, còn bữa trưa được ăn hai bát bo bo bung, thêm một bát canh (toàn quốc)  gồm nước + chút ít rau muống và nước mắm (đại dương) là nước muối, hành phi + bột ngọt.  Bởi vậy sáng hôm trước có mấy lớp phân viện hai học viện quân y không  ăn mỳ luộc mà đến sáng hôm sau BBC Radio đã đưa tin: sinh viên quân y tuyệt thực. Riêng tiểu đội một của tôi thông qua một đề xướng do trung sĩ Quyết tiểu đội trưởng (nay là sĩ quan cao cấp tại ngũ) và sự chuẩn y của bộ tứ gồm Trung sỹ Ngát tiểu đội phó, tôi trung sỹ phân đoàn trưởng, hạ sỹ Lê Trương phân đoàn phó (nay là giám đốc bệnh viện quận 5) với nội dung: “tất cả nam y sinh của tiểu đội nếu chọn người yêu thì chỉ được chấm mấy cô ở kho hậu cần hoặc ở nhà bếp, với mục đích các em vì tình yêu mà viện trợ thêm thực phẩm cho tiểu đội cải thiện mỗi cuối tuần, ngoài các đối tượng trên cả tiểu đội sẽ tẩy chay bằng cách không cho tiếp người yêu trong doanh trại ngày nghỉ. Nhờ sáng kiến này mà tiểu đội tôi có thêm củ sắn tươi, khoai lang, ngô bắp, mắm kem, mì sợi và đôi khi có thêm gói bột nêm để nấu canh rau muống do chúng tôi tự trồng bồi dưỡng thêm chiều thứ bảy và đặc biệt thường xuyên được viện trợ một tảng bo bo cháy sém vàng rộm to cỡ nửa mét vuông từ em Trinh người yêu của tiểu đội trưởng. Tuy là những chuyên láu cá nhỏ nhoi nhưng là sự thật, đánh dấu một thời kỳ học hành vô tư trong hoàn cảnh cùng quẫn về lương thực của trường quân y nói riêng và của đất nước nói chung trong thời hậu chiến. Chuyện này nhắc lại để tôi và con cháu nhớ mãi một thời chiến tranh, một thời hòa bình, cái nhục mất nước, cái nhục nợ lần, cái ảnh hưởng tất nhiên của cuộc trường kỳ chiến đấu vì độc lập tự do và sự trớ trêu nhân thế bạn thù. Nhưng nếu không có truyền thống thắt lưng buộc bụng của dân tộc, nếu như không có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam thì đất nước đi về đâu trong giai đoạn lịch sử này?
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2012, 08:54:53 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #146 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 11:10:50 am »

Trích dẫn
Bọn lính F7 HN cùng đoàn với BY cũng vừa kỷ niệm 34 năm nhập ngũ sáng nay, trong số anh em thấy thiếu mất 1 thằng hỏi ra thì biết nó đang ốm đau nặng không đến dự chung vui với anh em được. Xưa kia nó to cao, đen như Pốt khỏe như trâu, trong chiến dịch GP K đơn vị nó đục cửa mở buổi sáng thì đơn vị BY lên thay chiều hôm đó, gặp nó giữa đường hành quân đang huỳnh huỵch cáng thương binh tử sỹ về tuyến sau, dáng nó lực lưỡng to cao là thế bước chân trắc như đinh đóng cột trên đường, vào đánh Amleang nó rính DKZ75 ly của địch để lại cái bụng với vết mổ dài hơn 1 gang tay, may mà chưa lên nóc tủ ngồi từ ngày đó.

 Kết thúc buổi họp mặt, chúng tôi hơn 40 đứa hẹn nhau đến thăm nó tại gia đình, nó nằm trên cái giường bạt mắt mung lung vô hồn xem TV, người gày nhẳng còn một dúm chỉ còn da bọc xương với nước da vàng ệch, chỉ duy có cái bụng là to lên một cách "bất minh", thấy nhiều bạn bè đến thăm nó mừng lắm nhưng không gượng nổi dậy để tiếp bạn nên đành xin phép nằm mà nói chuyện. Nó mắc bệnh ung thư gan và bệnh viện đã "bó tay" trả về, nó biết bệnh tật của mình là vô vọng và chấp nhận điều đó một cách vui vẻ, chúng tôi chẳng giúp gì được cho nó ngoài động viên bạn bằng tinh thần nhưng nhìn nó nằm đó không ai cầm lòng nổi, tất cả chúng tôi lặng lẽ ra ngoài và đều tự nguyện vét sạch sẽ túi của mình cho chung vào cái phong bì thư mang vào tặng nó.

 Tôi sực nhớ ra bài thuốc chữa ung thư gan của Vudam đã từng chữa cho ông bố vợ có hiệu quả, vội chạy về nhà sao chép lại mang đến cho vợ nó mua và làm thuốc cho nó uống, thôi thì có bệnh thì vái tứ phương, phương nào thương cho thằng bạn tôi thì nó được nhờ. Cả chiều nay tôi không thể gạt được những suy nghĩ về nó ra khỏi đầu mình, mọi thứ trên đời có thể san sẻ được với nhau trong tình đồng đội chỉ duy nhất có sức khỏe là không thể.
Em mang phần thư của bác BY bên bàn tròn QK7 về đây, xin nhắn với các bác bàn tròn QK Thủ đô và các bác phía Bắc . Tiện như thông báo gửi các bác khác có bạn bè người thân quen mang chứng bệnh về gan biết để tìm xử dụng  
Bác CCB nào ở các tỉnh miền núi ( vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Yên Bái...) tìm thêm một vị thuốc có tên là" Tay Ma" . Đây là loại cây mọc trên giữa các vách đá ở các vùng núi cao. Cây rất chắc nên sau khi chặt được ( vì nó rất chắc) thì đồng bào dân tộc đẽo ra như " mảnh bào". Là một vị thuốc gia truyền chữa ung thư gan của người dân tộc rất hiệu quả và trên đó họ gọi là cây " TAY MA". Các bác cựu phía Bắc chịu khó tìm và gửi xuống Hà Nội để bác BY giúp bạn .  " Phước chủ lộc tứ phương"  Grin. Mong là bạn bác BY hoặc tất cả những người bị bệnh này gặp được may mắn khỏi bệnh.
Cũng  nhắn bác BY nhắc bạn bác, phàm là bị bệnh ung thư( bất kể ung thư gì) tuyệt cấm đi đám ma và thăm lại những người bệnh khác. ( lý do thì em không biết, nhưng " giang hồ" đồn thế , kiêng cho nó lành).  

   Em xin lỗi ngắt mạch chuyện bác Vettran một tý. Em vừa mang chuyện này bên Onlie QKTD sang. Mong các bác trong ngành quân y nghiên cứu cùng một chút.

.... Riêng tiểu đội một của tôi thông qua một đề xướng do trung sĩ Quyết tiểu đội trưởng (nay là đại tá cán bộ tham mưu cục doanh trại) và sự chuẩn y của bộ tứ gồm Trung sỹ Ngát tiểu đội phó, tôi trung sỹ phân đoàn trưởng, hạ sỹ Lê Trương phân đoàn phó (nay là giám đốc bệnh viện quận 5) với nội dung: “tất cả nam y sinh của tiểu đội nếu chọn người yêu thì chỉ được chấm mấy cô ở kho hậu cần hoặc ở nhà bếp, với mục đích các em vì tình yêu mà viện trợ thêm thực phẩm cho tiểu đội cải thiện mỗi cuối tuần, ngoài các đối tượng trên cả tiểu đội sẽ tẩy chay bằng cách không cho tiếp người yêu trong doanh trại ngày nghỉ. ............


   Vậy bác Vetran có thực hiện nghị quyết ấy thành công không ạ. Bác yên tâm đi, em không khai hai cán bộ trong đống rơm đâu  Tongue.
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #147 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 12:18:46 pm »

Hồi đó ... quân y có hàng viện trợ của LX là các lon sắt chứa ~ 1000 viên "poly". Xứ K trời thì nóng, mùa mưa thì ẩm ướt, hàng thì quá đát ... tụi tui phát một mớ, 1 mớ khác thấy hơi phồng lên ... là đem thanh lý! hehe  Grin

Sau này về học thêm mới biết ... mấy cái đó thì hư hết rồi, uống dô chỉ tổ đái ra vàng khè. Chả biết bổ béo gì không, hay là còn hại thêm nữa! Hóa ra hồi đó bọn tui thanh lý ... để bảo vệ sức khoẻ bộ đội là đúng!  Grin
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #148 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 01:45:00 pm »

Theo trích dẫn bài của Linhquany và mô tả của bác Binhyen về triệu chứng lâm sàng của bạn bác thì Anhto tôi xin được nêu mấy ý kiến sau. Tất nhiên thăm khám lâm sang thì phải đủ: Nhìn sờ gõ nghe, hoặc đông y là Vọng văn vấn thiết, cộng với các kết quả cận lâm sàng như xét nghiệm máu, thăm dò chức năng gan, siêu âm, CT scanner và không thể thiếu Sinh thiết tế bào gan. Khi tập hợp đủ hội chứng và các yếu tố cần và đủ cho chẩn đoán thì lúc ấy mới chẩn đoán quyết định căn bệnh, làm căn cứ cho hướng điều trị. Nếu những dấu hiệu bác BY cho biết tức là mới được nhìn (VỌNG) thì tôi đoán có thể bác đồng đội ấy bị (xơ gan cổ trướng). Nghe thì kinh khủng, bởi đây là một bệnh có tiên lượng rất xấu, tuy nhiên vẫn chưa hết hy vọng: Ở giai đoạn xơ gan cổ trướng  người bệnh có hình dạng rất đặc biệt như mặt quắt lại, ngực lép, bụng báng nước bên trong, hai chân phù. Người bệnh còn có thể vàng da, vàng mắt, lá gan lúc này có thể to, bình thường hoặc teo nhỏ, lách to, nổi các ban máu hình sao trên ngực. Xét nghiệm máu thấy men gan tăng nhẹ trong cả giai đoạn viêm gan và xơ gan. Đến khi xơ gan sẽ thấy hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều thấp.
•   Trong Tây y có nhiều cách điều trị XGCT. Người bị XGCT phải được điều trị để tránh các biến chứng, giữ ổn định các tế bào gan, ngăn chặn sự phát triển của tổ chức xơ. Thông thường, các bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào gan (trong đó đường và đạm giữ vai trò đặc biệt quan trọng) để gan được nuôi dưỡng và phát triển tốt.
Trong dân gian từ trước đến nay đã có một quan niệm rất sai lầm về cổ trướng. Hễ thấy trong ổ bụng có nước là ngay lập tức họ coi đây là bệnh nan y vô phương cứu chữa. Nhiều người chấp nhận chết mà không chịu chữa trị.
Các thầy thuốc lâu năm trong đông y khẳng định XGCT hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng thuốc Đông y. Ở Trung Quốc có những thống kê cho thấy nhiều lương y chữa khỏi tới hơn 90% những bệnh nhân bị XGCT. Theo đó, bệnh XGCT chữa được nhưng không phải bệnh nhân nào cũng khỏi hẳn bệnh. Thuốc nam có khả năng giúp gan phục hồi tốt chức năng điều tiết và giải độc.
Với cách điều trị khác nhau nhưng cả Đông y và Tây y đều cho rằng chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chức năng gan.
Chế độ ăn hợp lý
Người bị XGCT cần cân đối giữa các thành phần như chất đường, chất béo, chất đạm, rau và trái cây. Bệnh nhân bị XGCT phải hạn chế ăn muối, nước tương, nước mắm, và tất cả những thức ăn có vị mặn. Lượng muối natri 2,5 g muối ăn một ngày. Hạn chế ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn bán ngoài hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối và nhiều bột ngọt. Người bị bệnh gan nên uống khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày, tránh ăn mỡ động vật, bơ, thay bằng dầu hoặc bơ thực vật.
Vấn đề thời gian rất quan trọng trong phát hiện và điều trị sớm bệnh về gan. Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính, cần theo dõi định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật.
Đừng để nước đến chân mới nhảy
** Xơ Gan Cổ Trướng khác với bệnh UNG THƯ GAN (Như bác BY nói). XGCT là bệnh làm thoái hoá, thay đổi cấu trúc tế bào gan, làm xơ hoá gan khiến chức năng lọc máu, tiêu hoá, bài tiết mật của gan kém đi. Tổ chức xơ lấn át dần làm tế bào gan hạn chế phát triển. Trên thực tế gan là một nhà máy tổng hợp có chức năng phức tạp giúp chuyển hoá mỡ, đạm, đường, bài tiết.
XGCT là gian đoạn cuối của các quá trình bệnh lý mạn tính ở gan, với nhiều biến chứng trầm trọng, có thể đe dọa mạng sống. Tuy khó chữa khỏi hẳn nhưng việc phát hiện để điều trị sớm, tránh những lao động nặng nhọc và tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.
Người bị XGCT dễ bị biến chứng dẫn tới xuất huyết tiêu hoá, nôn, bụng to, mắt vàng, suy gan. Biến chứng nặng nhất của XGCT chính là bệnh ung thư gan mà trên thế giới chưa có phương thuốc chữa được. Thống kê của ngành y tế cho thấy có tới 90% những người bị xơ gan do virus B và C sẽ bị ung thư gan.
Mong rằng vì sự trăn trở của các bác ngoài ấy vì tình đồng đội mà mong muốn tìm một phương cách hữu hiệu giúp đỡ về vật chất, tinh thần và phương hướng giúp đồng đội tai qua nạn khỏi thì tôi đề nghị trước hết là tin tưởng vào trình độ chuyên môn của nghành y tế của ta (Đông và tây y), đừng vội nản lòng, đông cũng phải bình tĩnh lựa chọn nơi khám điều trị, cách điều trị. Tránh quan niệm “có bệnh thì vái tứ phương”  mà gặp ai chỉ phương thuốc nào cũng dùng bất kể các tác dụng phụ cũng không tôt, Mà tời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng nói về các loại thuốc (khủng ) có xuất xứ từ Trung Của có nguồn gốc từ thịt người, rau bảo quản bằng aldehit, thuốc cam nhiễm chì, asen, thủy ngân thì ái ngại vô cùng, mà các bác ngoài ấy lại gần anh (Ba). Tôi sẽ có những trao đổi tiếp. Xin kính chào.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2012, 02:53:57 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #149 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 06:19:17 pm »

Hồi đó ... quân y có hàng viện trợ của LX là các lon sắt chứa ~ 1000 viên "poly". Xứ K trời thì nóng, mùa mưa thì ẩm ướt, hàng thì quá đát ... tụi tui phát một mớ, 1 mớ khác thấy hơi phồng lên ... là đem thanh lý! hehe  Grin

Sau này về học thêm mới biết ... mấy cái đó thì hư hết rồi, uống dô chỉ tổ đái ra vàng khè. Chả biết bổ béo gì không, hay là còn hại thêm nữa! Hóa ra hồi đó bọn tui thanh lý ... để bảo vệ sức khoẻ bộ đội là đúng!  Grin

 Tôi đồng ý ý kiến của bác Tuaans. Ngày đó các hộp Poli ở chỗ tôi quánh bết 100%. Cũng như bác, chúng tôi bỏ vào cái vỏ bình đựng cồn, chứa 20 lít đế Gò Đen, tạo thành một loại rượu thuốc có màu vàng chanh cực đẹp. Tuy nhiên chúng tôi không hy sinh như bác, để bảo vệ sức khỏe chiến sĩ, mà chúng tôi cấp cho sĩ quan từ chuẩn úy trở lên tới thượng úy ở trung đoàn bộ(cấp cao hơn như trưởng phó ban thì không giám, vì lỡ có chuyện gì thì phiền). Ai nhận rượu(có kí nhận hẳn hoi vào bản danh sách cấp thuốc viên, ở cột đơn vị ghi là 100v/người) sau còn quyết toán với quân y cục nữa. Thấy anh em sĩ quan phấn khởi khen rượu thuốc tuyệt vời, Mấy khứa quân y nhà ta tiếc. Hôm ấy liên hoan 22/12/1982. Cả ban quân E đưa rượu thuốc bổ ra uống, nhưng không quên biếu ban tăng gia nửa lít, quân lương nửa lí, ban 5 nửa lít, vì mấy chỗ này chúng nó hay cho thực phẩm cải thiện thêm. Vì ngọt, thơm, màu bắt mắt, cộng với lòng tham, tiếc vì cấp gần hết cho sĩ quan sơ cấp mất nên ông nào cũng tha hồ uống. Đến ngày hôm sau, phản ứng khách quan đầu tiên là các mấy chục nữ quan nhân lên báo chủ nhiệm hậu cần là chân tường rào, trong nhà tắm nữ, ngoài chuồng heo, và tất tất mọi nơi có kẹt hẻm có thể xả bầu tâm sự đều có màu vàng và mùi thuốc bổ, mong thủ trưởng điều tra nguyên nhân. Về phản ứng chủ quan là đái rắt, có ông đái ra cả màu trà đậm, buốt, nóng và bồn chồn bứt rứt vô kể. Nhưng rồi "Lính mà" mọi việc cũng chìm vào quên lãng. Nhưng gần mười năm sau, trong một lần sử dụng thuốc từ thiện cho bà con nghèo,  với loại thuốc của mấy tổ chức nước ngoài gần hết Date và gây dị ứng hàng loạt. Khổ vậy đấy các bác ạ. Nhân loại xếp nghề y vào danh mục nghề cao quí. nhưng không giữ được y đức thì không còn gì phải nói. Nghề dược và dược như con dao hai lưỡi, sử dụng không đúng hoặc quá liều chỉ định thì như tuyên án tử hình, hoặc chí ít cũng day dứt tấm thân (như ở đơn vị tôi) hoặc vì nghèo khổ, thiếu thốn mà coi thường sức khỏe dùng loại thuốc kém chất lượng thì cũng thật thiệt thòi.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM