Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:42:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kỷ niệm chiến trường KRALANH-Đoàn 476, Qk7 - Nguyễn Đại Trí  (Đọc 207345 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
kings
Thành viên
*
Bài viết: 204


Đoàn CB476


« Trả lời #150 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2012, 02:58:16 am »

       Vu Dam , Anh Tho , Linh Thong tin thân mến!
       Câu chuyện xảy ra lúc đó Trí về đơn vị kể lại và bị các anh mắn cho,chiến lợi phẩm mà không mang về làm bửa tươi thật là quá dở. Các bác biết sau không ? Lúc đó còn là lính trẻ hơn nửa chưa biết nhậu , nếu  bây giờ ở đâu chỉ ngộ, ngộ cho tiền. Chúc các bạn vui vẻ.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2012, 03:05:20 am gửi bởi kings » Logged
vũ đam
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #151 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2012, 01:05:48 pm »

Chào bác chủ Kings. Đơn vị tôi là đơn vị vận tải quân sự, cũng có những đoàn xe tải của Trung quốc, Đức, Liên Xô, sau này có Reo, Doge. Tôi có nghe anh em nói nều thủng két mát, thì họ lấy xà phòng bít tạm, có phải vậy không, tác dụng được bao lâu. Có một lần tôi theo một xe Hồng Hà đi Xiemreap, tôi thấy két mát sôi trào cả nước ra ngoài có đúng không, hay là caci1 xe ấy có vấn đề kĩ thuật. Chúc bác mạnh khỏe hành quân tốt. Kính
Kính chào @kings, Bác Trần Vệ. Em là VS307 là lái xe ở D14/F307 xin phép được trả lời câu hỏi của Bác vetran như sau:
   - Nếu xe đang chạy mà thủng( nhỏ) két nước làm mát thì có thể lấy xà phòng chét tạm để chạy kết quả thì còn tùy, nếu là mùa khô thì ổn còn mùa mưa thì xà phòng gặp nước chắc Bác đã đoán ra. Mà loại xà phòng tốt chính là loại 72 của Liên Xô mùi hôi rình vẫn cấp phát cho lính và bán cho dân theo chế độ tem phiếu thời bao cấp.
   - Còn trường hợp Bác đi cái xe Hồng hà bị sôi trào nước thì đúng là trục trặc kỹ thuật( Hỏng) rồi, có nhiều nguyên nhân(  Két nước bẩn quá, tắc, nước lưu thông làm mát kém+  bơm nước, dây cua roa lai cánh quạt và bơm nước bị chùng, hỏng). Còn có nhiều nguyên nữa Bác ơi nhưng tôi chỉ kể những trường hợp hay gặp thôi mà. Có gì mong Bác kings và Bác zin ba câu bổ sung thêm.


Chào các Bác .Năm 79 em và bố em về vn bằng xe con  ,dọc đường cách phà necluong khoảng 10 cây ,một bên là đồng trống toàn nước , bị pp phục bố em ráng chạy đền phà xuống xe nhìn cài xe thấy thảm hại từ đầu xe tới cuối xe mấy chục lỗ đạn , cũng may là lúc Ông pp đã lấy mấy miếng sắt bọc 4 của xe, và thôi ko về vn nữa mà quay xe về lại pp ,dọc đường bình xăng xe bị lủng bằng ngón tay ,em lấy giẻ nút rồi bôi xà phòng cục vào ,xe chạy cỡ 15-20phut là phải xuống miết xà bông lại ,đoạn đường hơn 80 km xăng ngốn 120lit ,hết 8 cục xà bông, về đến pp gần 4 tiếng, chiếc xe này bố em cho 1 người bạn ở Bạc liêu ,mà chú này cách đây mấy năm em gặp vẫn thấy xe chưa làm đồng mà vẫn để nguyên những vết đạn ?
Logged

Có những lúc thịt ấm chân răng, nhưng có khi ăn toàn muối trắng.. một thời không bao giờ ...
kings
Thành viên
*
Bài viết: 204


Đoàn CB476


« Trả lời #152 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2012, 02:01:38 pm »

Chào bác chủ Kings. Đơn vị tôi là đơn vị vận tải quân sự, cũng có những đoàn xe tải của Trung quốc, Đức, Liên Xô, sau này có Reo, Doge. Tôi có nghe anh em nói nều thủng két mát, thì họ lấy xà phòng bít tạm, có phải vậy không, tác dụng được bao lâu. Có một lần tôi theo một xe Hồng Hà đi Xiemreap, tôi thấy két mát sôi trào cả nước ra ngoài có đúng không, hay là caci1 xe ấy có vấn đề kĩ thuật. Chúc bác mạnh khỏe hành quân tốt. Kính
Kính chào @kings, Bác Trần Vệ. Em là VS307 là lái xe ở D14/F307 xin phép được trả lời câu hỏi của Bác vetran như sau:
   - Nếu xe đang chạy mà thủng( nhỏ) két nước làm mát thì có thể lấy xà phòng chét tạm để chạy kết quả thì còn tùy, nếu là mùa khô thì ổn còn mùa mưa thì xà phòng gặp nước chắc Bác đã đoán ra. Mà loại xà phòng tốt chính là loại 72 của Liên Xô mùi hôi rình vẫn cấp phát cho lính và bán cho dân theo chế độ tem phiếu thời bao cấp.
   - Còn trường hợp Bác đi cái xe Hồng hà bị sôi trào nước thì đúng là trục trặc kỹ thuật( Hỏng) rồi, có nhiều nguyên nhân(  Két nước bẩn quá, tắc, nước lưu thông làm mát kém+  bơm nước, dây cua roa lai cánh quạt và bơm nước bị chùng, hỏng). Còn có nhiều nguyên nữa Bác ơi nhưng tôi chỉ kể những trường hợp hay gặp thôi mà. Có gì mong Bác kings và Bác zin ba câu bổ sung thêm.


Chào các Bác .Năm 79 em và bố em về vn bằng xe con  ,dọc đường cách phà necluong khoảng 10 cây ,một bên là đồng trống toàn nước , bị pp phục bố em ráng chạy đền phà xuống xe nhìn cài xe thấy thảm hại từ đầu xe tới cuối xe mấy chục lỗ đạn , cũng may là lúc Ông pp đã lấy mấy miếng sắt bọc 4 của xe, và thôi ko về vn nữa mà quay xe về lại pp ,dọc đường bình xăng xe bị lủng bằng ngón tay ,em lấy giẻ nút rồi bôi xà phòng cục vào ,xe chạy cỡ 15-20phut là phải xuống miết xà bông lại ,đoạn đường hơn 80 km xăng ngốn 120lit ,hết 8 cục xà bông, về đến pp gần 4 tiếng, chiếc xe này bố em cho 1 người bạn ở Bạc liêu ,mà chú này cách đây mấy năm em gặp vẫn thấy xe chưa làm đồng mà vẫn để nguyên những vết đạn ?
         Chào bạn !
          Đoạn đường đến phà Niết Lương  tôi đã đi qua , từ Phnon Phênh về đến phà khoảng 80 km từ đó về Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh khoảng 40km, năm 1981 hành quân về VN đi ngỏ nầy , gian nan , vất vã , tôi sẽ kể lại câu chuyện khi chúng tôi rút quân từ  Kralanh  đến ngã 3 Sicoul đến phà Krirdam qua Phnon Phênh , Soai Rieng - VN. Trở lại chuyện bị phục lủng bình xăng mà xe còn chạy được là điều may mắn lắm đó, thông thường đạn trúng bình xầng là phát hỏa ngay , bị thủng lổ lớn quá nên khó trám lại chứ xà phòng gặp xăng là dính ngay . Về chiếc xe đến nay vẩn chưa có sửa chữa bạn tìm hiểu xem người ấy để làm kỷ niệm,chứng tích chiến tranh hay lý do nào khác , tôi không dám bàn sâu vì đây thuộc về vấn đề tế nhị .
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2012, 02:18:30 pm gửi bởi kings » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #153 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2012, 10:40:19 am »


  
          Chào bạn !
          Đoạn đường đến phà Niết Lương  tôi đã đi qua , từ Phnon Phênh về đến phà khoảng 80 km từ đó về Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh khoảng 40km, năm 1981 hành quân về VN đi ngỏ nầy , gian nan , vất vã , tôi sẽ kể lại câu chuyện khi chúng tôi rút quân từ  Kralanh  đến ngã 3 Sicoul đến phà Krirdam qua Phnon Phênh , Soai Rieng - VN. Trở lại chuyện bị phục lủng bình xăng mà xe còn chạy được là điều may mắn lắm đó, thông thường đạn trúng bình xầng là phát hỏa ngay , bị thủng lổ lớn quá nên khó trám lại chứ xà phòng gặp xăng là dính ngay . Về chiếc xe đến nay vẩn chưa có sửa chữa bạn tìm hiểu xem người ấy để làm kỷ niệm,chứng tích chiến tranh hay lý do nào khác , tôi không dám bàn sâu vì đây thuộc về vấn đề tế nhị .

Anh @Kings ơi! anh có nhầm không chứ, hồi ở Nông Pênh, thỉnh thoảng đơn vị cho tụi con gái chúng em về thành phố ở trạm hậu cứ đường Lý Thường kiệt quận 10. Em nhớ là đi từ cầu sập ra tới phà rất nhanh, sau đó vật lộn trên cái xe ca cà tàng của giao liên tuyến trên con đường toàn hố mìn hay bộc phá mà bọn Pot cố tình phá đường theo hình dích dắc. về qua cửa khẩu Mộc Bài rồi vào nội địa hết cả ngày trời mà anh. Em nghĩ là phải hàng trăm Km chứ không phải 40 cây đâu anh. ngày ấy được về Việt Nam chơi cũng thích nhưng đoạn đường đau khổ ấy làm tụi nữ chúng em mệt nhoài vì ói.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
vũ đam
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #154 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2012, 02:43:36 pm »


  
          Chào bạn !
          Đoạn đường đến phà Niết Lương  tôi đã đi qua , từ Phnon Phênh về đến phà khoảng 80 km từ đó về Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh khoảng 40km, năm 1981 hành quân về VN đi ngỏ nầy , gian nan , vất vã , tôi sẽ kể lại câu chuyện khi chúng tôi rút quân từ  Kralanh  đến ngã 3 Sicoul đến phà Krirdam qua Phnon Phênh , Soai Rieng - VN. Trở lại chuyện bị phục lủng bình xăng mà xe còn chạy được là điều may mắn lắm đó, thông thường đạn trúng bình xầng là phát hỏa ngay , bị thủng lổ lớn quá nên khó trám lại chứ xà phòng gặp xăng là dính ngay . Về chiếc xe đến nay vẩn chưa có sửa chữa bạn tìm hiểu xem người ấy để làm kỷ niệm,chứng tích chiến tranh hay lý do nào khác , tôi không dám bàn sâu vì đây thuộc về vấn đề tế nhị .

Anh @Kings ơi! anh có nhầm không chứ, hồi ở Nông Pênh, thỉnh thoảng đơn vị cho tụi con gái chúng em về thành phố ở trạm hậu cứ đường Lý Thường kiệt quận 10. Em nhớ là đi từ cầu sập ra tới phà rất nhanh, sau đó vật lộn trên cái xe ca cà tàng của giao liên tuyến trên con đường toàn hố mìn hay bộc phá mà bọn Pot cố tình phá đường theo hình dích dắc. về qua cửa khẩu Mộc Bài rồi vào nội địa hết cả ngày trời mà anh. Em nghĩ là phải hàng trăm Km chứ không phải 40 cây đâu anh. ngày ấy được về Việt Nam chơi cũng thích nhưng đoạn đường đau khổ ấy làm tụi nữ chúng em mệt nhoài vì ói.
Em chào các Bác , Vậy là chị Anh Thơ nhớ lộn rội , em hồi đó đ xe con từ q10 qua bên đó thời gian từ 8.h sáng đến pp là 14h . Về sau này cũng vậy mà chị . Có bây giờ thì nhanh hơn hồi xưa, chẳng qua mình thấy chậm hơn là do phía cửa khẩu của VN mình
Logged

Có những lúc thịt ấm chân răng, nhưng có khi ăn toàn muối trắng.. một thời không bao giờ ...
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #155 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2012, 06:12:11 pm »

Em chào các Bác , Vậy là chị Anh Thơ nhớ lộn rội , em hồi đó đ xe con từ q10 qua bên đó thời gian từ 8.h sáng đến pp là 14h . Về sau này cũng vậy mà chị . Có bây giờ thì nhanh hơn hồi xưa, chẳng qua mình thấy chậm hơn là do phía cửa khẩu của VN mình
Chào bác Kings. Thế này Vudam ạ! Anhtho không hiểu cả lộ trình dài bao nhiêu. Thường tuyến giao liên của binh trạm 179 Nông Pênh( đơn vị Anhtho) và của binh trạm 21 Tân Cảng, chở cán bộ, sĩ quan đi lại công tác trên tuyến SG - NP và ngược lại bằng mấy cái xe ca rách thời chống Mỹ. Xe chạy tới đâu thì đinh tai nhức óc người ngồi trên xe do âm thanh phát ra từ những tấm nhôm thép, nẹp thành xe bung bét thiếu hụt vì thời gian, và không loại trừ cả những lần tổ liên hợp Mộc Bài tháo tung hết để tìm thuốc lá, vải , bột ngọt rồi cứ để vậy như cái xác xe bị bọn liều chết đánh bom. Xe này là loại rùa già chứ không thể nhanh bằng xe con và có cờ ưu tiên như xe Vudam được. Ì ạch bò về tới cửa khẩu thì khoảng 12 hay 1h nhưng do kiểm tra lâu mới vào nội địa thì còn phải dừng ở trạm Suối Sâu, rồi xe kiểm soát quân sự cơ động của Củ Chi kiểm đột xuất. Cho nên về tới trạm chốt, ngang trường đua Phú Thọ thì nhá nhem tối. Rất mệt nhưng nếu giấu được khá khá hàng thì cũng quên luôn mệt mỏi mà tụi con gái chúng mình hay dấu dưới túi phụ tùng nữ nên anh em ở Mộc Bài cũng bỏ qua.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
kings
Thành viên
*
Bài viết: 204


Đoàn CB476


« Trả lời #156 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2012, 08:39:12 pm »

Em chào các Bác , Vậy là chị Anh Thơ nhớ lộn rội , em hồi đó đ xe con từ q10 qua bên đó thời gian từ 8.h sáng đến pp là 14h . Về sau này cũng vậy mà chị . Có bây giờ thì nhanh hơn hồi xưa, chẳng qua mình thấy chậm hơn là do phía cửa khẩu của VN mình
Chào bác Kings. Thế này Vudam ạ! Anhtho không hiểu cả lộ trình dài bao nhiêu. Thường tuyến giao liên của binh trạm 179 Nông Pênh( đơn vị Anhtho) và của binh trạm 21 Tân Cảng, chở cán bộ, sĩ quan đi lại công tác trên tuyến SG - NP và ngược lại bằng mấy cái xe ca rách thời chống Mỹ. Xe chạy tới đâu thì đinh tai nhức óc người ngồi trên xe do âm thanh phát ra từ những tấm nhôm thép, nẹp thành xe bung bét thiếu hụt vì thời gian, và không loại trừ cả những lần tổ liên hợp Mộc Bài tháo tung hết để tìm thuốc lá, vải , bột ngọt rồi cứ để vậy như cái xác xe bị bọn liều chết đánh bom. Xe này là loại rùa già chứ không thể nhanh bằng xe con và có cờ ưu tiên như xe Vudam được. Ì ạch bò về tới cửa khẩu thì khoảng 12 hay 1h nhưng do kiểm tra lâu mới vào nội địa thì còn phải dừng ở trạm Suối Sâu, rồi xe kiểm soát quân sự cơ động của Củ Chi kiểm đột xuất. Cho nên về tới trạm chốt, ngang trường đua Phú Thọ thì nhá nhem tối. Rất mệt nhưng nếu giấu được khá khá hàng thì cũng quên luôn mệt mỏi mà tụi con gái chúng mình hay dấu dưới túi phụ tùng nữ nên anh em ở Mộc Bài cũng bỏ qua.
       Chào Anh Thơ !
        Lúc giao thời còn khó khăn gian khổ , xe đến đâu chỉ mong sau được an toàn là mừng rồi , đoạn đường chỉ có vài cây số mà ngỡ rằng gấp bội đi hoài không tới, đó là cảm giác chung của tất cả mọi người trong đó có Anh  Thơ và TRí nửa ,( trong bài viết chuyến công tác một mình ) có đoạn viết đi hoài không tới. Chuyện nhớ quên , quên nhớ là thường tình , ít ít củng đã 30 năm rồi còn gì tôi quên em kể tôi nghe như thế mới là đồng đội . Trở lại câu chuyện cái cầu gảy có phải cầu Sai Gòn không ? khi sang nông pênh tôi có tới cây cầu Sài Gòn gảy nhịp giữa , tôi còn nghe kể lại:"   trong lúc chiến tranh  đất nước CPC sắp thất thủ , có 1 chiếc xe du lịch chạy đến đoạn giữa cây cầu thì bị bal tài xế sửa nhưng xe không chạy,lính gác cầu đến đuổi nhưng tài xế xin đi mua phụ tùng thay thế, cùng lúc ấy có 1 chiếc xe 2 bánh đến chở tài xế đi chạy rất nhanh và sau đó chiếc xe tự nổ sập nhịp giửa , không biết việc làm trên do tổ chức nào thực hiện ,ae nào biết kể lại cùng nghe " . Anh Thơ đơn vị đóng quân ở đường Lý THường Kiệt  Q10 còn A Trí đơn vị đóng quân ở 557 trại Đào Duy Từ đường Nguyễn Tri Phương - phường 20 -  Q 10 gần nhà thờ Đồng Tiến , bây giờ kể ra mới biết hai đơn vị đóng gần nhau. Chào em.
Logged
kings
Thành viên
*
Bài viết: 204


Đoàn CB476


« Trả lời #157 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2012, 01:45:48 am »

    
                                                                     NHỮNG NGÀY THÁNG Ở KRALANH  

           Chúng tôi có mặt ở Kralanh vào cuối tháng 02/1979 ,thời tiết nơi đây rất nóng và khó chịu , đơn vị chúng tôi đóng quân trên một cái đồi ,ở trên đó có một ngôi chùa, độ cao giữa đỉnh đồi và đất liền không quá 30m  có đường xe đi lên, nơi đây người dân địa phương gọi là Núi Chùa. Và nơi đây củng là BCH của đoàn 476 nhưng chỉ bố trí có 2 phòng ( Tham mưu - Chính Trị ) đại đội thông tin và bộ phận nhà bếp , các phòng Khí Tài , Hậu Cần , C66 ở rải rác dọc đưồng ra đến tận ngã 3 Kralanh .
           Cái cảm giác đầu tiên mà không bao giờ tôi quên được đó là một bải xương người rộng bằng một sân banh , trên đồi nhìn xuống thấy toàn màu trắng , sọ người , xương người lẩn lộn , nếu không để ý kỷ sẽ nhằm đó là nơi sản xuất thạch cao làm phấn viết bảng . Hiếu kỳ tôi ra xem trong bụi tre có một xác chết không có đầu, được cột dựng đứng , hai tay dang ra mặc bộ đồ màu đen , các ngón chân bị con kỳ đà ăn trụi lủi và là  xác của nam giới trông thật là khủng khiếp. Tất cả sọ người còn xót lại nằm rải rác khắp nơi, cái nào củng bị bể hoặc nứt ở phía sau ( theo suy diển cho thấy họ bị hành hình bằng búa hoặc vật cứng tác động từ phía sau ) đúng là man rợ không có tính người ,  tôi xem mà rợn cả người nhìn qua nhìn lại tôi lại nổi da gà . Mấy người dân thấy tôi xem họ ra diển giải ,cái hầm đó Pôn Pốt giết người xong bỏ xuống hầm đổ trấu lên đốt lấy tro bón ruộng ,số xương còn lại do cháy không hết xàng ra đổ đống .  Có một người dân hỏi tôi bằng tiếng việt : có ông lớn ở đây không ? đưa họ vào gặp để xin ông lớn VN xây cho một căn nhà bát giác để thờ những người bị đập chết nơi nầy , tôi trả lời ông lớn chưa lên vài hôm nửa mới có mặt và tôi trở lại ngôi chùa.
            Ngôi chùa nầy không quay mặt ra đường ,mà nhìn xuống cánh đồng ruộng ,phía trước chùa trồng rất nhiều cây thốt nốt , bên hong chùa là một vườn xoài cây rất to, trái không lớn nhưng rất sai quả và ăn rất ngọt, chúng tôi lén hái vú ăn dần . Ở phía xa xa có mấy cái hồ nước được xây bằng xi măng có cầu thang lên xuống ,mổi chiều chúng tôi thường ra nơi nầy để tắm giặt, ở đây nước trong và rất mát,chiều xuống rất đông người tắm(bộ đội và dân địa phương ). Có một lần tôi nghịch đứng từ trên nhảy xuống hồ và lặn một hơi xuống tận đáy hồ xem hồ sâu bao nhiêu, tôi độ chừng 4m là tới đáy tay tôi quơ cầm lấy vật gì đó rồi trồi lên mặt nước, lúc nầy tôi rùng mình đó là nửa chiếc sọ người,sợ quá tôi buông tay và không dám tắm nửa , thế là chúng tôi bắt đầu đào giếng . Khu vực có giếng là cấm tuyệt đối không cho ai vào có vệ binh gác và thả mổi giếng từ 2-3 con cá đề phòng bị độc .
           Ngày tháng trôi dần, mới lên đây mà đã 1 tháng 20 ngày rồi , người CPC ăn tết truyền thống  ( chô tha nam thơ mây ) vào ngày 13 tháng 4 dương lịch ( còn tiếp )       
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Sáu, 2012, 11:52:59 pm gửi bởi kings » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #158 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2012, 06:01:49 am »

       Trở lại câu chuyện cái cầu gảy có phải cầu Sai Gòn không ? khi sang nông pênh tôi có tới cây cầu Sài Gòn gảy nhịp giữa , tôi còn nghe kể lại:"   trong lúc chiến tranh  đất nước CPC sắp thất thủ , có 1 chiếc xe du lịch chạy đến đoạn giữa cây cầu thì bị bal tài xế sửa nhưng xe không chạy,lính gác cầu đến đuổi nhưng tài xế xin đi mua phụ tùng thay thế, cùng lúc ấy có 1 chiếc xe 2 bánh đến chở tài xế đi chạy rất nhanh và sau đó chiếc xe tự nổ sập nhịp giửa , không biết việc làm trên do tổ chức nào thực hiện ,ae nào biết kể lại cùng nghe " . Anh Thơ đơn vị đóng quân ở đường Lý THường Kiệt  Q10 còn A Trí đơn vị đóng quân ở 557 trại Đào Duy Từ đường Nguyễn Tri Phương - phường 20 -  Q 10 gần nhà thờ Đồng Tiến , bây giờ kể ra mới biết hai đơn vị đóng gần nhau. Chào em.

Em chào anh! Cây cầu có tên SaiGon là cây cầu bắc từ Nông penh trên trục đường ra bến phà Niếc Lương đó anh. Còn cầu sập có tên là Oknha Kleang bắc qua sông Sap (TonleSap) Mố cầu bên Nông Pênh bắt đầu từ cây số 2 quốc lộ 1 hướng Tây Nam đi Udong công pông xư pư. Em nghe các anh sĩ quan đơn vị kể thì năm 1972, để ngăn chặn quân lonnon từ Chroy - Công Pông Chàm tràn về cứu nguy Nông Penh. Bộ đội đặc công của ta đánh sập hai nhịp giữa cây cầu ấy, còn cách thức đánh như thế nào em không rõ. đơn vị em đóng cách đó một cây số về phía Udong. Cũng trên trục đường đó đi ngược lại theo bờ sông la mặt trước Hoàng Cung. Hậu cứ đơn vị em là một doanh trại của ông an vũ trang cho sử dụng một phần, đối diện với cổng sau trường đua Phú Thọ, sau chuyển về khu nhà của tướng Cao Văn Viên trên đường Ngô Quyền gần công viên văn Lang. Em còn nhớ có cái sân bay dã chiến bằng thép của tướng Viên. Từ lâu đến nay, tháng 10 năm nào em cũng đến 78 Thành Thái họp mặt cựu học viên tại Trung tâm đào tạo và nghiên cứu y học quân sự đối diện với trại Đào Duy Từ của anh đó. trước đây khi học "chiến thuật quân y" chúng em lấy nhà thờ Đồng Tiến làm thực địa mà (Em nhớ ngày đó là số 550 đường Nguyễn Tri Phương kéo dài, không biết có đúng không) Em chào anh
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2012, 06:38:58 am gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
kings
Thành viên
*
Bài viết: 204


Đoàn CB476


« Trả lời #159 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2012, 12:12:59 am »

       Trở lại câu chuyện cái cầu gảy có phải cầu Sai Gòn không ? khi sang nông pênh tôi có tới cây cầu Sài Gòn gảy nhịp giữa , tôi còn nghe kể lại:"   trong lúc chiến tranh  đất nước CPC sắp thất thủ , có 1 chiếc xe du lịch chạy đến đoạn giữa cây cầu thì bị bal tài xế sửa nhưng xe không chạy,lính gác cầu đến đuổi nhưng tài xế xin đi mua phụ tùng thay thế, cùng lúc ấy có 1 chiếc xe 2 bánh đến chở tài xế đi chạy rất nhanh và sau đó chiếc xe tự nổ sập nhịp giửa , không biết việc làm trên do tổ chức nào thực hiện ,ae nào biết kể lại cùng nghe " . Anh Thơ đơn vị đóng quân ở đường Lý THường Kiệt  Q10 còn A Trí đơn vị đóng quân ở 557 trại Đào Duy Từ đường Nguyễn Tri Phương - phường 20 -  Q 10 gần nhà thờ Đồng Tiến , bây giờ kể ra mới biết hai đơn vị đóng gần nhau. Chào em.

Em chào anh! Cây cầu có tên SaiGon là cây cầu bắc từ Nông penh trên trục đường ra bến phà Niếc Lương đó anh. Còn cầu sập có tên là Oknha Kleang bắc qua sông Sap (TonleSap) Mố cầu bên Nông Pênh bắt đầu từ cây số 2 quốc lộ 1 hướng Tây Nam đi Udong công pông xư pư. Em nghe các anh sĩ quan đơn vị kể thì năm 1972, để ngăn chặn quân lonnon từ Chroy - Công Pông Chàm tràn về cứu nguy Nông Penh. Bộ đội đặc công của ta đánh sập hai nhịp giữa cây cầu ấy, còn cách thức đánh như thế nào em không rõ. đơn vị em đóng cách đó một cây số về phía Udong. Cũng trên trục đường đó đi ngược lại theo bờ sông la mặt trước Hoàng Cung. Hậu cứ đơn vị em là một doanh trại của ông an vũ trang cho sử dụng một phần, đối diện với cổng sau trường đua Phú Thọ, sau chuyển về khu nhà của tướng Cao Văn Viên trên đường Ngô Quyền gần công viên văn Lang. Em còn nhớ có cái sân bay dã chiến bằng thép của tướng Viên. Từ lâu đến nay, tháng 10 năm nào em cũng đến 78 Thành Thái họp mặt cựu học viên tại Trung tâm đào tạo và nghiên cứu y học quân sự đối diện với trại Đào Duy Từ của anh đó. trước đây khi học "chiến thuật quân y" chúng em lấy nhà thờ Đồng Tiến làm thực địa mà (Em nhớ ngày đó là số 550 đường Nguyễn Tri Phương kéo dài, không biết có đúng không) Em chào anh

           Chào em !
           Vậy là đến hôm nay anh mới biết cây cầu sập nằm trên dòng sông  Tonlesap , bởi anh đến Phônh  Phênh có 2 lần không biết được nhiều . Chổ a đóng quân là 557 đường Nguyễn Tri Phương  (nối dài) trước đây thỉnh thoảng a có ghé nhưng người củ không còn cảm thấy buồn buồn và sau nầy khi đi ngang chỉ nhìn vào chứ không có ghé nửa. Chào em .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM