Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:47:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng  (Đọc 73399 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #40 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2013, 05:40:21 pm »

Hiện nay các dòng máy bay dân dụng đều chế tạo theo kiểu T-tail giống trên máy bay C-17 vì nó kinh tế hơn kiểu thanh phá dòng trong chế tạo lẫn vận hành. Tuy nhiên em lại có  thắc mắc là :

- Tại sao người Nga không thiết kế lại đuôi đứng dạng chữ T giống C-17 cho kinh tế mà lại vẫn giữ nguyên kiểu cũ trên IL-476 ? Grin
Thay đổi 1 thứ vốn đã là thiết kế tối ưu của IL-76 so với yêu cầu nhiệm vụ của IL-476 là điều không nên làm, nhất là khi người mua (BQP Nga) chỉ đặt ra gói hiện đại hóa động cơ, khí tài và thiết bị hàng không trên dây chuyền chế tạo khung vỏ IL-76MD theo công nghệ sẵn có với giá bỏ thầu tối thiểu.

Với đuôi chữ T dạng C-17 thì người Nga họ đã làm đầy ra với các dòng máy bay vận tải tầm trung dòng IL và Tu, thừa ra còn đem xuất khẩu công nghệ thiết kế cho cả HAL của Ấn trong đề án MTA lẫn Xian của TQ trong đề án Y-20. Em rảnh tìm hiểu coi thêm nha.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #41 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2013, 10:35:50 am »


Thay đổi 1 thứ vốn đã là thiết kế tối ưu của IL-76 so với yêu cầu nhiệm vụ của IL-476 là điều không nên làm, nhất là khi người mua (BQP Nga) chỉ đặt ra gói hiện đại hóa động cơ, khí tài và thiết bị hàng không trên dây chuyền chế tạo khung vỏ IL-76MD theo công nghệ sẵn có với giá bỏ thầu tối thiểu.

Với đuôi chữ T dạng C-17 thì người Nga họ đã làm đầy ra với các dòng máy bay vận tải tầm trung dòng IL và Tu, thừa ra còn đem xuất khẩu công nghệ thiết kế cho cả HAL của Ấn trong đề án MTA lẫn Xian của TQ trong đề án Y-20. Em rảnh tìm hiểu coi thêm nha.

Cái dự án Y-20 là Trung Quốc hợp tác với Ukraine thông qua tổ hợp Antonov,  Ukraine đã giúp Trung Quốc thiết kế wingleg cho ARJ-21, rồi Y-9, L-15,...  chứ không phải hợp tác với Nga Grin
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #42 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2013, 07:15:19 pm »

Thế hả em? Chắc em đọc phải mấy suy đoán tào lao ở đâu đó rồi. Qua tay trợ lí của tổng công trình sư D.Kiva khi sang ta chào hàng An-148-100B năm rồi, anh Huyphong biết rõ Viện Antonov của Uy kiên nỏ có giúp gì thiết kế từ cánh vuốt (winglet) tới khấu đuôi cho Y-20 của Tq cả. Mẫu Y-20 về cơ bản dùng thiết kế khí động lực học loại IL-76 của Viện ILyushin, thêm 1 số tiểu tiết cánh vuốt và khấu đuôi mượn ý tưởng từ thiết kế Boeing C-17 đã được ILyushin hóa.

Em cứ coi 2 sản phẩm đương đại của Viện Antonov là An-148-100 và của Viện ILyushin là MTA để thấy sự khác biệt thiết kế đã được Viện Tây an tiếp thu thế nào nhé.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #43 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2013, 08:28:06 pm »

Thế hả em? Chắc em đọc phải mấy suy đoán tào lao ở đâu đó rồi. Qua tay trợ lí của tổng công trình sư D.Kiva khi sang ta chào hàng An-148-100B năm rồi, anh Huyphong biết rõ Viện Antonov của Uy kiên nỏ có giúp gì thiết kế từ cánh vuốt (winglet) tới khấu đuôi cho Y-20 của Tq cả. Mẫu Y-20 về cơ bản dùng thiết kế khí động lực học loại IL-76 của Viện ILyushin, thêm 1 số tiểu tiết cánh vuốt và khấu đuôi mượn ý tưởng từ thiết kế Boeing C-17 đã được ILyushin hóa.

Em cứ coi 2 sản phẩm đương đại của Viện Antonov là An-148-100 và của Viện ILyushin là MTA để thấy sự khác biệt thiết kế đã được Viện Tây an tiếp thu thế nào nhé.

- Trung Quốc có làm ra mô hình thu nhỏ IL-76 rồi đem cho vào đường hầm gió ( windtune) rồi họ thấy IL-76 có những nhược điểm đại loại như đuôi chữ T kiểu cũ có nhiều nhươc điểm nên họ chuyển sang sao chép kiểu chữ T và winglet của C-17. Tuy nhiên em vẫn có thắc mắc lớn là tại sao cả máy bay dân dụng và quân sự có chiếc được thiết kế winglet , chiếc thì không , em chỉ biết cái winglet làm dòng khí xoắn nhỏ lại, và lực cản trên cánh cũng giảm, anh Phong có thể " giải độc " câu hỏi này không  Grin


Lập luận cá nhân phản pháo  dòng bôi đỏ của anh Phong  Grin
+Tổ hợp Antonov có dính líu tới các vụ như giúp TQ thiết kế phần cánh cho ARJ-21, rồi cả Yun-9, Motorsich thì giúp thiết kế động cơ cho trực thăng vũ trang, máy bay huấn luyên L-15, rồi các viện khác giúp đóng tàu đệm Zurb,.. thì đương nhiên họ sẽ lại dính tới chương trình máy bay vận tải hạng trung Y-20. Nghành CNQ
P Ukraine đang cần kinh phí để phát triển tuy nhiên các đơn đặt hàng của trong nước không đủ thì đương nhiên lối thoát duy nhất là hợp tác.

+Còn Illushin thì họ dại gì giúp TQ thiết kế và hoàn thiện Y-20 dù rằng ban đầu TQ sẽ nhập động cơ D-30KP2 do Nga sản xuất giống J-10 nhập Saturn Al-31 rồi sau đó lại dùng WS-10. Khi họ đủ lông đủ cánh rồi thì họ sẽ không mua IL-76MD/476 và cướp mất thị trường máy bay vận tải hạng trung giống với trường hợp Tây An Y-7, Thiểm Tây Y-8 đang thâm nhập vào cả vào thị trường Nga với mẫu MA-60 và các đối tác như Venezuela với mẫu Y-8.



Kết luận : TQ không đủ sức để chế ra một con máy bay vận tải hàng 50-60 tấn nếu không hợp tác  , thậm chí cánh của ARJ-21 cũng không thiết kế được nên đương nhiên là có bàn tay của Antonov Cheesy

Hãng hàng không nội địa Nga " Полярные авиалинии - Polar Airlines " ký thỏa thuận với đối tác TQ

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2013, 08:46:39 pm gửi bởi hoangpilot » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #44 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2013, 10:07:33 pm »

Trung quốc hay bắt chước để thử sức, nhưng không phải mọi bắt chước của họ đều đem lại hiệu quả mong muốn. Nếu muốn thiết kế tầu bay vận tải với các điều kiện khai thác vận hành như IL-76 mà ôm thêm 1 vài thiết kế của C-17 thì thật nực cười.

Tầu bay vận tải thân rộng hầu hết có thiết kế cánh treo (còn gọi là cánh cao hay cánh trên) với đà cánh từ gốc tới chóp cánh chạy âm so với mặt phẳng ngang, khác với tầu bay thân hẹp cánh thấp với đà cánh dương. Cánh vuốt có hiệu quả với đà cánh dương, trong khi chẳng đem lại mấy hiệu quả cho đà cánh âm.

Mấy thứ liên hệ của em có gì đâu mà phản bác được anh Huyphong Grin

Ai đây nhỉ
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
nhaiquaiziev
Thành viên
*
Bài viết: 149


« Trả lời #45 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2013, 10:05:50 am »

Tầu bay vận tải thân rộng hầu hết có thiết kế cánh treo (còn gọi là cánh cao hay cánh trên) với đà cánh từ gốc tới chóp cánh chạy âm so với mặt phẳng ngang, khác với tầu bay thân hẹp cánh thấp với đà cánh dương. Cánh vuốt có hiệu quả với đà cánh dương, trong khi chẳng đem lại mấy hiệu quả cho đà cánh âm.

Tàu bay vận tải C-17 thiết kế cánh treo với đà cánh dương cùng cánh vuốt ở chóp cánh.



Tuy nhiên, liên kết winglet vào đà cánh có vẻ phức tạp hơn đà cánh dương như A-380



Trong khi kết cấu cánh của IL-76MD thì lại như thế này, rất khác với C-17 nhưng không biết nên gọi nó là đà cánh âm hay dương



IL-76 họ cũng áp dụng biện pháp dẫn nhiễu động khí ra khỏi mặt phẳng kết cấu chính của cánh nhưng là ra chóp sau cánh thay vì dùng winglet.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2013, 11:27:05 am gửi bởi nhaiquaiziev » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #46 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2013, 02:08:24 pm »

Cánh vuốt giúp tăng hiệu quả khí động khi tầu bay cất cánh chiếm độ cao và bay hành trình đường dài, nhưng bất lợi khi tầu bay vào hạ cánh ở đường băng ngắn không được chuẩn bị.

C-17 là vận tải cơ phục vụ không vận chiến lược của KQ Mĩ ở cấp độ triển khai quân toàn cầu. Cánh vuốt không giúp nhiều cho C-17 có đà cánh âm tăng hiệu quả khí động khi cất cánh chiếm độ cao, nhưng có lợi về khí động khi tầu bay bay hành trình đường dài. Đó là lí do C-17 có cánh vuốt dù đà cánh âm.

IL-76/476 phục vụ cả không vận chiến lược lẫn chiến thuật, trong đó không vận chiến thuật được nhấn mạnh tính năng hạ cánh đầy tải trên đường băng tạm hay đường lăn ngắn vừa được phục hồi. Đây là những điều kiện mà C-17 có kích cỡ và tính năng tương đương không đáp ứng được.

Vấn đề là Tq mong muốn chế tạo 1 tầu bay vận tải quân sự thân rộng nội địa có yêu cầu tính năng kĩ chiến thuật tương tự IL-76 và để phục vụ học thuyết triển khai quân không khác Nga nhiều, nhưng lại chọn các giải pháp thiết kế lai căng cho mẫu thử nghiệm Y-20 theo khái niệm Mĩ lỗi thời. Trường hợp mẫu Y-20 cũng tương tự mẫu tăng Type99.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #47 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2013, 08:18:22 pm »

C-17 vẫn có thể hạ cánh ở đường băng không chuẩn bị như hình dưới  Grin
Link hình
http://wallpapers.free-review.net/wallpapers/14/C17_Globermaster.jpg

Nhân tiện cho em hỏi là tại sao họng xả của động cơ IL-76 lại bị bẻ ra mộtbên khi ở dưới mặt đất như hình dưới ?? Cheesy
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2013, 08:29:48 pm gửi bởi hoangpilot » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #48 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2013, 09:27:20 pm »

C-17 công tử bột xuất xưởng sau IL-76 tới gần 2 chục năm không có khả năng chân trần lội ruộng đâu em. Sau khi Lxô tan, đội IL-76 cùng phi công thất nghiệp của các nước SNG sống được lay lắt qua ngày cũng là nhờ chiếc xe thồ IL-76 chạy chở hàng ở các sân bay đất nện châu Phi. Còn vận tải cơ C-17 theo con-xép Mĩ mà gặp sân đất xấu thì chỉ có chào thua, đến thả hàng bay thấp kiểu LAPES cũng chịu vì kích cỡ to quá. Công thức không vận chiến lược kiểu Mĩ thế này: C-17 cõng hàng đến 1 sân bay đẹp nằm sâu trong đất đồng minh gần nước đối tượng, rồi xuống hàng chuyển tải sang trực thăng Mi-17 hay xe Kamaz thuê của Nga chở hàng tiếp tế vào đất địch. C-17 bất đắc dĩ cũng có thể cho hạ xuống đường băng xấu để phục vụ di tản hay triệt thoái chiến thuật lực lượng Mĩ, nhưng về thì phải bỏ hoặc độ lại cũng ốm tiền.

Cái họng em hỏi là loại phanh luồng ngược (thrust reversal) phát triển từ máy bay IL-62 của Lxô. Thôi em về chuyên tâm lo ráp mô hình đi nhé Cool
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #49 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2013, 06:05:14 pm »

Hoangpilot đâu nhỉ? Mẫu thử Y-20 bay thật không có cánh vuốt như hình đồ họa nhé Grin



Hình trên có 2 chiếc C-17 và A-400M xài ảnh tương phản
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM