Xin hỏi các bác là đuôi đứng dạng chữ T của IL-476 và đuôi đứng của Y-20, C-17, A-400M, Yun-20 loại thiết kế nào cho hiệu quả ưu việt nhất về khí động học ?
Tầu bay có cánh lái độ cao gắn cao trên đuôi đứng dạng chữ T như mấy loại vận tải cơ mà em đề cập có nhược điểm là khi vào chiếm góc tấn lớn, cánh lái độ cao rơi vào dòng khí nhiễu loạn do cánh chính tạo ra làm nó suy giảm lực nâng và thân tầu bay bị bập bềnh khi cố hồi phục hiện tượng suy giảm lực nâng. Để tăng khả năng khống chế suy giảm lực nâng cánh lái độ cao do góc tấn lớn ở tốc độ tiếp cận hạ cánh của tầu bay, ngành kĩ thuật hàng không sử dụng giải pháp tạo thanh phá dòng phía trên mặt cánh lái độ cao.

Các tầu bay thế hệ cũ như C-5 Galaxy, C-141 Starlifter và IL-76/476, phía trước cánh lái độ cao được gắn thêm mũi phá dòng. Còn các tầu bay vận tải thế hệ mới như Y-20, C-17, A-400M, Yun-20 chọn giải pháp phá dòng bằng cách nâng cao sống đuôi đứng trên cạnh trước cánh lái độ cao. Ưu điểm của giải pháp thứ 2 là thanh phá dòng có thiết kế gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo công năng phá dòng cánh lái độ cao trong cùng góc tấn cần khống chế so với mũi phá dòng vươn ra phía trước đuôi đứng. Nếu rành lượng giác, em sẽ thấy mối liên hệ giữa góc tấn với tỉ lệ tăng giảm giữa cạnh đối (giải pháp 2) và cạnh kề (giải pháp 1).