Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 02:30:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 262 pháo binh (E262 - F302 - Mặt trận 479) _ Phần 2  (Đọc 265868 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huongc4
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #110 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2012, 07:11:02 pm »

Ô." haidéptrái" gởi cho a.yta262 tấm ảnh này để làm tư liệu
Anh Nhượng là lính Đồng Nai nhập ngũ tháng 10/77,sau huấn luyện về thẳng E262,là lính thông tin tiểu đoàn,đến 80-81 thì chuyển về 7705 được mấy tháng sau,thì hy sinh -bị phục.
Logged
huongc4
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #111 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2012, 07:29:18 pm »

Anh Nhượng ở đoàn 7705, hoặc là ở E205 tỉnh đội Sông Bé, như vậy chỉ giữ làm tư liệu thôi đâu chớ có đưa vào cuốn truyền thống E262 của mình, phải không?

Bài thơ của anh Huy Cận E phó chính trị có nhắc tới 4 liệt sỹ Chính, Trị, Dũng, Đèo của C15 mà khi trước yta262 có hỏi, anh Cự và anh Vững đã xác nhận, bây giờ thêm nhà thơ Huy Cận xác nhận thêm nữa. Anh Vững có PM riêng là còn Liêm và Nghĩa bị vướng mìn khi đi tuần nữa. Trường hợp đi tuần bị té suối chết đuối yta262 quên tên rồi, hình như năm 1979 anh tên gì là sinh viên đại học Bách Khoa qua suối bị rớt kiếng nên bị bỏ lại phía sau nên khi té xuống suối không ai biết. Cám ơn nhà thơ Huy Cận và dòng thơ của năm xưa, nhắc lại những hy sinh mất mát của anh em trong trung đoàn.
@ytá 262:Khi qua K mình ăn tết năm 1979 ở prâychiruc,năm 1980 ởcầu cháy chôngcan,năm 1981 ở samrông năm đó mình có lên chơi với A tám Em và các bạn ở sàm rông trong đó có Thủy dân TP nâng ly chúc tết ae sớm trở về vùng đất mẹ thì mấy ngày sau đi công tác bị té suối chết.không biếtcó phải ytá 262 nói đến người nầy không?
[/quote]Đúng rồi,Anh này tên Thủy,lính 78, quận 11,sinh viên Bách khoa,hy sinh lúc đi công tác:Vì bị cận thị nặng, khi qua suối mùa nước lớn, bị rớt kiếng,trợt chân té xuống suối,nước cuốn mất, đơn vị tung quân đi mò,hai hôm sau mới mò thấy xác vướng dưới bụi cây ven suối, gần nơi D8 đóng quân.
Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #112 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2012, 10:02:59 pm »


  Đúng rồi,Anh này tên Thủy,lính 78, quận 11,sinh viên Bách khoa,hy sinh lúc đi công tác:Vì bị cận thị nặng, khi qua suối mùa nước lớn, bị rớt kiếng,trợt chân té xuống suối,nước cuốn mất, đơn vị tung quân đi mò,hai hôm sau mới mò thấy xác vướng dưới bụi cây ven suối, gần nơi D8 đóng quân.

     Phải nói là những năm đó trong lực lượng quân đội ta ở phía nam có khá nhiều anh cận thị nặng. Chắc là do tổng động viên nhập ngũ. Nhất là đợt các anh nhập ngũ năm 76, 77 người thành phố. Tôi không hiểu sao cấp trên không để những đ/c này làm nhiệm vụ ở tuyến sau mà vẫn điều các anh ra chiến đấu ở tuyến trước. Vì nhiệm vụ các anh vẫn ra tiền tuyến. Nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các anh gặp rất nhiều khó khăn, vất vả, nhất là về ban đêm.
     Tôi còn nhớ năm 1978 khi tôi mới từ bắc vào d7- e429- f302 ở Lò Gò - Tây Ninh. Ở c4 hỏa lực bọn tôi lúc đó có anh Hoàng, nhập ngũ năm 1977, người ở Q4 Tp HCM thì phải. Khi chúng tôi về c thì anh Hoàng đang làm liên lạc kiêm văn thư đại đội. Nhưng ngày đó anh bị sốt rét phải đi nằm bệnh xá sư đoàn, sau đó được Ban chỉ huy đại đội giao cho ở lại trông coi cứ ở Dương Minh Châu. Mãi đến tháng 4/1979 anh Hoàng mới sang theo đơn vị, lúc ấy đóng ở phum Cước Môn, phía tây Sầm rông. Khi sang đến đơn vị anh Hoàng lại tiếp tục làm văn thư, còn tôi đã chuyển sang làm quản lý đại đội. Hai anh em chúng tôi ở chung hầm với anh Công làm anh nuôi cho BCH đại đội. Sống với nhau một thời gian, tôi thật sự khâm phục tài năng và nghị lực của anh Hoàng. Mặc dù bị cận khá nặng nhưng anh vẫn kiên quyết không đeo kính, mà kiên trì luyện tập mắt và rất chăm tập thể dục. Đặc biệt là tôi chưa thấy anh kêu ca phàn nàn hay từ chối một nhiệm vụ gì, kể cả gác đêm. Ba hôm đầu mới sang Cước Môn, vì thấy anh bị cận nặng nên tôi không cắt gác. Chỉ có tôi với anh nuôi và 1 liên lạc nữa thay nhau gác ở khu vực BCH đại đội. Đến hôm thứ 4 anh Hoàng nói với tôi : Sao mấy hôm rồi mày không cắt gác cho tao? Bắt đầu từ hôm nay mày phải cho tao cùng tham gia gác cùng anh em đấy nhé. Anh em đừng ngại gì cả, mình làm được mà. Nhưng  hai đêm đầu anh em phải dẫn mình ra vọng gác để quen đường đã.
      Anh em chúng tôi cũng mừng thầm, vì có thêm người gác thì thời gian gác của mỗi người sẽ được rút ngắn lại để còn được ngủ  Grin Nhưng cũng rất ngại vì thấy anh Hoàng như vậy. Nhưng vì anh cứ kiên quyết yêu cầu nên các anh BCH cũng chấp thuận. Thế là hai đêm đầu tôi cắt phiên cho anh Hoàng gác sau tôi. Đến ca đổi gác tôi vào gọi anh dậy và dắt anh ra địa điểm gác và mô tả địa hình, địa vật khu vực gác để anh nắm được. Đến đêm thứ 3 anh Hoàng  không cho tôi dẫn gác nữa mà anh ấy tự đi ra điểm gác. Tôi đành chiều ý anh và rón rén đi sau một đoạn. Thật bất ngờ, anh ấy đi rất đúng đường và ngồi đúng vị trí, cứ như người sáng mắt bình thường vậy. Một hôm, anh Bá CTV rủ tôi cùng ra kiểm tra anh Hoàng gác. Chúng tôi đi từ nhà BCH khẽ đi ra đến phía sau anh Hoàng, đến cách vọng gác chừng 7- 8 m, anh Hoàng đã lên tiếng : Ai đó? Anh Bá đáp liền : Anh, Bá và Giang đây! Anh Bá đến khẽ động viên anh Hoàng mấy câu rồi 2 ae quay về ngủ.
      Thú thật anh Bá và các anh trong BCH c cũng rất lo. Thế là từ đó, tôi luôn cắt ca cho anh Hoàng gác ca đầu từ 7giờ 30 đến 9giờ30 mỗi tối. Đến khi đơn vị chuyển về Pà Ong thì anh Hoàng được bố trí làm anh nuôi cho BCH đại đội và vẫn tham gia gác hàng đêm với chúng tôi. Anh Hoàng rất hiền và nhiệt tình. Đặc biệt chữ viết nét rất đều, rất đẹp. Anh ấy có hướng dẫn cho tôi cách luyện để viết chữ đều và đẹp. Phải nói là phải thật công phu và tỉ mỷ mới viết được như anh nên tôi đành chịu, chỉ cải thiện được phần nào thôi. Rồi anh còn dạy tôi học tiếng Anh nữa. Nghe nói ngày còn đi học anh học rất giỏi, đã thi đỗ Đại học nhưng vì tổng động viên nên anh mới nhập ngũ và đành gác lại chuyện học hành. Mãi đến đầu năm 1981 anh mới được cho ra quân và về thẳng trường Đại học Kinh tế TP. Không biết sau đó cho đến nay anh Hoàng học tập và công tác như thế nào?!
       Ở 429 còn có anh Khải làm anh nuôi ở Ban hậu cần E. Anh này cận nặng hơn anh Hoàng nói trên. Anh Khải phải đeo kính cận dày cộm, nếu kính rớt ra, kể cả ban ngày anh ấy cũng không nhìn rõ người ở cách mình 2m.
       Dù như vậy nhưng các anh này đều cố gắng vượt qua và hoàn thành nhiệm vụ cho đến ngày phục viên. Thật đáng khâm phục!
      Tôi nghĩ, đáng lẽ các anh này phải được tiếp tục đi học, chứ không phải đi nghĩa vụ. Mà nếu có đi cũng nên bố trí ở tuyến sau chứ không nên bố trí ra tuyến đầu. Trường hợp hy sinh như anh Thủy mà bác Huongc4 kể là một điều đáng tiếc.
      
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #113 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2012, 11:46:47 pm »


  Đúng rồi,Anh này tên Thủy,lính 78, quận 11,sinh viên Bách khoa,hy sinh lúc đi công tác:Vì bị cận thị nặng, khi qua suối mùa nước lớn, bị rớt kiếng,trợt chân té xuống suối,nước cuốn mất, đơn vị tung quân đi mò,hai hôm sau mới mò thấy xác vướng dưới bụi cây ven suối, gần nơi D8 đóng quân.

     Phải nói là những năm đó trong lực lượng quân đội ta ở phía nam có khá nhiều anh cận thị nặng. Chắc là do tổng động viên nhập ngũ. Nhất là đợt các anh nhập ngũ năm 76, 77 người thành phố. Tôi không hiểu sao cấp trên không để những đ/c này làm nhiệm vụ ở tuyến sau mà vẫn điều các anh ra chiến đấu ở tuyến trước. Vì nhiệm vụ các anh vẫn ra tiền tuyến. Nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các anh gặp rất nhiều khó khăn, vất vả, nhất là về ban đêm.
 ...

       Dù như vậy nhưng các anh này đều cố gắng vượt qua và hoàn thành nhiệm vụ cho đến ngày phục viên. Thật đáng khâm phục!
      Tôi nghĩ, đáng lẽ các anh này phải được tiếp tục đi học, chứ không phải đi nghĩa vụ. Mà nếu có đi cũng nên bố trí ở tuyến sau chứ không nên bố trí ra tuyến đầu. Trường hợp hy sinh như anh Thủy mà bác Huongc4 kể là một điều đáng tiếc.

Bác Giang ơi, khi ấy trong Nam, người đủ tiêu chuẩn sức khỏe không thiếu, nhưng đa số đã có "lý do chính đáng" để ở lại tuyến sau cả rồi do nhiều lý do, đây nhé con trai duy nhất gia đình liệt sỹ, sức khỏe kém, đang học các ngành mũi nhọn (cái này hơi bị nhiều), trúng tuyển công an, nhân viên quốc phòng, quân địa phương, vượt biên, lý lịch có vấn đề, 2 lý do cuối cùng phổ biến nhất thời ấy. Để đạt tiêu chuẩn giao quân năm 1978, hầu như ai sinh năm 1960 đều được phường đội cho trúng tuyển cả. Anh Hoàng E429 mắt yếu nhập ngũ năm 1977 thì hơi hiếm, sang năm 1978 tuy chưa tổng động viên nhưng vì tình hình chiến trường Tây Nam & phía Bắc nên sức khỏe dạng B2 khá nhiều. Hình như anh Thủy là trường hợp cá biệt, nhà trường đề bạt đi nghĩa vụ tuy anh đang theo học khoa điện tử, là khoa lấy điểm chuẩn cao nhất trong Bách Khoa, và Bách khoa hồi nào đến giờ là trường lấy điểm chuẩn cao thứ hai ở các tỉnh phía Nam (chỉ sau trường Y Dược TP HCM)! Có lẽ anh Thủy là người có sức khỏe tốt nhất mà ít "lý do chính đáng" nhất trong khoa điện bấy giờ!

Chiến trường K. nói chung, đã qua khỏi biên giới K. thì nơi nào cũng có địch, địch trong dân và địch trong cả bộ đội K. do ta đào tạo, ở K. tất cả đều là tuyến trước. Việc đi tuần tra ban ngày quanh đơn vị và thay phiên gác ban đêm theo yta262 thấy là chuyện thường ngày ở huyện của 1 đơn vị bộ đội, đã vào bộ đội thì đành phải thay nhau làm thôi ạ, đáng tiếc là anh Thủy làm rơi kiếng nên không bám kịp đội hình tuần tra (thường là tổ tam tam đi tuần tra), sau đó các đơn vị chắc chắn phải rút kinh nghiệm như bác Giang đã làm: coi chừng kỹ mấy anh mắt kiếng. Thật đáng tiếc, đáng tiếc cho anh Thủy! Những trường hợp hy sinh khác cũng không phải trong lúc mặt giáp mặt với kẻ thù cũng có khá nhiều, thí dụ như anh Thiệt lính 76 đồng hương với anh hungdung1003, anh hungdung1003 nhớ không. Anh Thiệt trạm sửa E262 bình thường rất cẩn thận, tay nghề của anh rất cao, vậy mà hôm đó anh lại coi thường hàn bình xăng xe mà quên tháo nắp bình ra (có lẽ anh thấy bình ít xăng nên ỷ y chăng), anh bị nổ xăng và cháy như bó đuốc, đem lên phẩu tiền phương sư đoàn được một ngày thì qua đời. Còn những trường hợp hy sinh ở tuyến 2 bên K. rất nhiều như các vụ vướng mìn trái, gài mìn trái, đi cải thiện bị nước cuốn hay chết đuối v.v... Đã là CCB thì ai lại chẳng một lần thoát chết nhỉ? Thoát chết mới thành CCB, còn không thoát được thì thành liệt sỹ hay tử sỹ thôi. Như yta262 cũng có lúc xém bị nước cuốn đi khi vô rừng đốn chuối về cho heo ăn, yta262 nhớ năm 1981, cũng cái trận lụt đã cuốn anh Thủy đi,  yta262 hôm đó lấy được 3 cây chuối to, khi vượt qua suối thì lúc đó trời đã gần tối, suối lại đang cuồn cuộn nước, chả lẽ đi tay không về đơn vị, không hoàn thành nhiện vụ? Đành phải một mình vượt suối thôi, may mà cây chuối nổi trên nước và yta262 cũng biết bơi chút ít nên thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc, chút nữa là lên nóc tủ vì lý do lãng nhách: "hy sinh khi đi lấy cám lợn". Sau đó là cạch tới già  Grin không dám ỷ sức mình rời bỏ đội hình, đội hình hôm ấy có anh Quang tài vụ và Vụ - công vụ của anh Cẩn phó chủ nhiệm. Nhất định phải bám theo đồng đội bất kể mệt nhọc hay thương tật!
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2012, 12:21:02 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
hungdung1003
Thành viên
*
Bài viết: 284



« Trả lời #114 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 05:49:23 am »


[/quote
Bác Giang ơi, khi ấy trong Nam, người đủ tiêu chuẩn sức khỏe không thiếu, nhưng đa số đã có "lý do chính đáng" để ở lại tuyến sau cả rồi do nhiều lý do, đây nhé con trai duy nhất gia đình liệt sỹ, sức khỏe kém, đang học các ngành mũi nhọn (cái này hơi bị nhiều), trúng tuyển công an, nhân viên quốc phòng, quân địa phương, vượt biên, lý lịch có vấn đề, 2 lý do cuối cùng phổ biến nhất thời ấy. Để đạt tiêu chuẩn giao quân năm 1978, hầu như ai sinh năm 1960 đều được phường đội cho trúng tuyển cả. Anh Hoàng E429 mắt yếu nhập ngũ năm 1977 thì hơi hiếm, sang năm 1978 tuy chưa tổng động viên nhưng vì tình hình chiến trường Tây Nam & phía Bắc nên sức khỏe dạng B2 khá nhiều. Hình như anh Thủy là trường hợp cá biệt, nhà trường đề bạt đi nghĩa vụ tuy anh đang theo học khoa điện tử, là khoa lấy điểm chuẩn cao nhất trong Bách Khoa, và Bách khoa hồi nào đến giờ là trường lấy điểm chuẩn cao thứ hai ở các tỉnh phía Nam (chỉ sau trường Y Dược TP HCM)! Có lẽ anh Thủy là người có sức khỏe tốt nhất mà ít "lý do chính đáng" nhất trong khoa điện bấy giờ!

Chiến trường K. nói chung, đã qua khỏi biên giới K. thì nơi nào cũng có địch, địch trong dân và địch trong cả bộ đội K. do ta đào tạo, ở K. tất cả đều là tuyến trước. Việc đi tuần tra ban ngày quanh đơn vị và thay phiên gác ban đêm theo yta262 thấy là chuyện thường ngày ở huyện của 1 đơn vị bộ đội, đã vào bộ đội thì đành phải thay nhau làm thôi ạ, đáng tiếc là anh Thủy làm rơi kiếng nên không bám kịp đội hình tuần tra (thường là tổ tam tam đi tuần tra), sau đó các đơn vị chắc chắn phải rút kinh nghiệm như bác Giang đã làm: coi chừng kỹ mấy anh mắt kiếng. Thật đáng tiếc, đáng tiếc cho anh Thủy! Những trường hợp hy sinh khác cũng không phải trong lúc mặt giáp mặt với kẻ thù cũng có khá nhiều, thí dụ như anh Thiệt lính 76 đồng hương với anh hungdung1003, anh hungdung1003 nhớ không. Anh Thiệt trạm sửa E262 bình thường rất cẩn thận, tay nghề của anh rất cao, vậy mà hôm đó anh lại coi thường hàn bình xăng xe mà quên tháo nắp bình ra (có lẽ anh thấy bình ít xăng nên ỷ y chăng), anh bị nổ xăng và cháy như bó đuốc, đem lên phẩu tiền phương sư đoàn được một ngày thì qua đời. Còn những trường hợp hy sinh ở tuyến 2 bên K. rất nhiều như các vụ vướng mìn trái, gài mìn trái, đi cải thiện bị nước cuốn hay chết đuối v.v... Đã là CCB thì ai lại chẳng một lần thoát chết nhỉ? Thoát chết mới thành CCB, còn không thoát được thì thành liệt sỹ hay tử sỹ thôi. Như yta262 cũng có lúc xém bị nước cuốn đi khi vô rừng đốn chuối về cho heo ăn, yta262 nhớ năm 1981, cũng cái trận lụt đã cuốn anh Thủy đi,  yta262 hôm đó lấy được 3 cây chuối to, khi vượt qua suối thì lúc đó trời đã gần tối, suối lại đang cuồn cuộn nước, chả lẽ đi tay không về đơn vị, không hoàn thành nhiện vụ? Đành phải một mình vượt suối thôi, may mà cây chuối nổi trên nước và yta262 cũng biết bơi chút ít nên thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc, chút nữa là lên nóc tủ vì lý do lãng nhách: "hy sinh khi đi lấy cám lợn". Sau đó là cạch tới già  Grin không dám ỷ sức mình rời bỏ đội hình, đội hình hôm ấy có anh Quang tài vụ và Vụ - công vụ của anh Cẩn phó chủ nhiệm. Nhất định phải bám theo đồng đội bất kể mệt nhọc hay thương tật!
Mình nhớ chớ,nhưng cũng phần số thôi Tước ạ!nghe nói Thiệt bị cháy hoảng quá bỏ chạy,anh em lấy mền chạy theo trùm lại,nhưng chạy theo không kịp nên mới bị bỏng nặng.Thiệt là người TP chớ không phải BD.
Logged
haideptrai1960
Thành viên
*
Bài viết: 138



« Trả lời #115 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 06:52:16 am »


[/quote
Bác Giang ơi, khi ấy trong Nam, người đủ tiêu chuẩn sức khỏe không thiếu, nhưng đa số đã có "lý do chính đáng" để ở lại tuyến sau cả rồi do nhiều lý do, đây nhé con trai duy nhất gia đình liệt sỹ, sức khỏe kém, đang học các ngành mũi nhọn (cái này hơi bị nhiều), trúng tuyển công an, nhân viên quốc phòng, quân địa phương, vượt biên, lý lịch có vấn đề, 2 lý do cuối cùng phổ biến nhất thời ấy. Để đạt tiêu chuẩn giao quân năm 1978, hầu như ai sinh năm 1960 đều được phường đội cho trúng tuyển cả. Anh Hoàng E429 mắt yếu nhập ngũ năm 1977 thì hơi hiếm, sang năm 1978 tuy chưa tổng động viên nhưng vì tình hình chiến trường Tây Nam & phía Bắc nên sức khỏe dạng B2 khá nhiều. Hình như anh Thủy là trường hợp cá biệt, nhà trường đề bạt đi nghĩa vụ tuy anh đang theo học khoa điện tử, là khoa lấy điểm chuẩn cao nhất trong Bách Khoa, và Bách khoa hồi nào đến giờ là trường lấy điểm chuẩn cao thứ hai ở các tỉnh phía Nam (chỉ sau trường Y Dược TP HCM)! Có lẽ anh Thủy là người có sức khỏe tốt nhất mà ít "lý do chính đáng" nhất trong khoa điện bấy giờ!

Chiến trường K. nói chung, đã qua khỏi biên giới K. thì nơi nào cũng có địch, địch trong dân và địch trong cả bộ đội K. do ta đào tạo, ở K. tất cả đều là tuyến trước. Việc đi tuần tra ban ngày quanh đơn vị và thay phiên gác ban đêm theo yta262 thấy là chuyện thường ngày ở huyện của 1 đơn vị bộ đội, đã vào bộ đội thì đành phải thay nhau làm thôi ạ, đáng tiếc là anh Thủy làm rơi kiếng nên không bám kịp đội hình tuần tra (thường là tổ tam tam đi tuần tra), sau đó các đơn vị chắc chắn phải rút kinh nghiệm như bác Giang đã làm: coi chừng kỹ mấy anh mắt kiếng. Thật đáng tiếc, đáng tiếc cho anh Thủy! Những trường hợp hy sinh khác cũng không phải trong lúc mặt giáp mặt với kẻ thù cũng có khá nhiều, thí dụ như anh Thiệt lính 76 đồng hương với anh hungdung1003, anh hungdung1003 nhớ không. Anh Thiệt trạm sửa E262 bình thường rất cẩn thận, tay nghề của anh rất cao, vậy mà hôm đó anh lại coi thường hàn bình xăng xe mà quên tháo nắp bình ra (có lẽ anh thấy bình ít xăng nên ỷ y chăng), anh bị nổ xăng và cháy như bó đuốc, đem lên phẩu tiền phương sư đoàn được một ngày thì qua đời. Còn những trường hợp hy sinh ở tuyến 2 bên K. rất nhiều như các vụ vướng mìn trái, gài mìn trái, đi cải thiện bị nước cuốn hay chết đuối v.v... Đã là CCB thì ai lại chẳng một lần thoát chết nhỉ? Thoát chết mới thành CCB, còn không thoát được thì thành liệt sỹ hay tử sỹ thôi. Như yta262 cũng có lúc xém bị nước cuốn đi khi vô rừng đốn chuối về cho heo ăn, yta262 nhớ năm 1981, cũng cái trận lụt đã cuốn anh Thủy đi,  yta262 hôm đó lấy được 3 cây chuối to, khi vượt qua suối thì lúc đó trời đã gần tối, suối lại đang cuồn cuộn nước, chả lẽ đi tay không về đơn vị, không hoàn thành nhiện vụ? Đành phải một mình vượt suối thôi, may mà cây chuối nổi trên nước và yta262 cũng biết bơi chút ít nên thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc, chút nữa là lên nóc tủ vì lý do lãng nhách: "hy sinh khi đi lấy cám lợn". Sau đó là cạch tới già  Grin không dám ỷ sức mình rời bỏ đội hình, đội hình hôm ấy có anh Quang tài vụ và Vụ - công vụ của anh Cẩn phó chủ nhiệm. Nhất định phải bám theo đồng đội bất kể mệt nhọc hay thương tật!
Mình nhớ chớ,nhưng cũng phần số thôi Tước ạ!nghe nói Thiệt bị cháy hoảng quá bỏ chạy,anh em lấy mền chạy theo trùm lại,nhưng chạy theo không kịp nên mới bị bỏng nặng.Thiệt là người TP chớ không phải BD.
@yta262 A.Thiệt quê Hóc Môn đồng hương với A.Tám Sồi + A. Chín Ao Trạm sửa.
Logged

Xin hat ve ban be toi nhung nguoi song vi moi nguoi...
haideptrai1960
Thành viên
*
Bài viết: 138



« Trả lời #116 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 07:15:43 am »

Ô." haidéptrái" gởi cho a.yta262 tấm ảnh này để làm tư liệu

Anh Nhượng ở đoàn 7705, hoặc là ở E205 tỉnh đội Sông Bé, như vậy chỉ giữ làm tư liệu thôi chớ đâu có đưa vào cuốn truyền thống E262 của mình, phải không?

Bài thơ của anh Huy Cận E phó chính trị có nhắc tới 4 liệt sỹ Chính, Trị, Dũng, Đèo của C15 mà khi trước yta262 có hỏi, anh Cự và anh Vững đã xác nhận, bây giờ thêm nhà thơ Huy Cận xác nhận thêm nữa. Anh Vững có PM riêng là còn Liêm và Nghĩa bị vướng mìn khi đi tuần nữa. Trường hợp đi tuần bị té suối chết đuối yta262 quên tên rồi, hình như năm 1979 anh tên gì là sinh viên đại học Bách Khoa qua suối bị rớt kiếng nên bị bỏ lại phía sau nên khi té xuống suối không ai biết. Cám ơn nhà thơ Huy Cận và dòng thơ của năm xưa, nhắc lại những hy sinh mất mát của anh em trong trung đoàn.
A.Nhượng là lính D 9 E 262 quê Đồng Nai nhập ngũ 77 khi sang K theo đội công tác Xây dựng chính quyền cùng với A.Tịch D10 đến năm 81 mới về Đoàn 7705 và hy sinh tại Puok.                                           
  A.Nhượng là người đã từng sống chung với Anh lính 76-81 lúc ở D 9 E 262...Là nhân vật chính của bài viết tìm đồng đội mà lính 76-81 đăng trên diễn đàn này (phần 1 trang 11 ).Còn Thủy té suối chết là đồng hương tụi mình đó nhập ngũ 17/9/78 tại 2 bis Nguyễn Thị Minh Khai.
Logged

Xin hat ve ban be toi nhung nguoi song vi moi nguoi...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #117 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 09:13:04 am »

Ô." haidéptrái" gởi cho a.yta262 tấm ảnh này để làm tư liệu

Anh Nhượng ở đoàn 7705, hoặc là ở E205 tỉnh đội Sông Bé, như vậy chỉ giữ làm tư liệu thôi chớ đâu có đưa vào cuốn truyền thống E262 của mình, phải không?

Bài thơ của anh Huy Cận E phó chính trị có nhắc tới 4 liệt sỹ Chính, Trị, Dũng, Đèo của C15 mà khi trước yta262 có hỏi, anh Cự và anh Vững đã xác nhận, bây giờ thêm nhà thơ Huy Cận xác nhận thêm nữa. Anh Vững có PM riêng là còn Liêm và Nghĩa bị vướng mìn khi đi tuần nữa. Trường hợp đi tuần bị té suối chết đuối yta262 quên tên rồi, hình như năm 1979 anh tên gì là sinh viên đại học Bách Khoa qua suối bị rớt kiếng nên bị bỏ lại phía sau nên khi té xuống suối không ai biết. Cám ơn nhà thơ Huy Cận và dòng thơ của năm xưa, nhắc lại những hy sinh mất mát của anh em trong trung đoàn.
A.Nhượng là lính D 9 E 262 quê Đồng Nai nhập ngũ 77 khi sang K theo đội công tác Xây dựng chính quyền cùng với A.Tịch D10 đến năm 81 mới về Đoàn 7705 và hy sinh tại Puok.                                          
  A.Nhượng là người đã từng sống chung với Anh lính 76-81 lúc ở D 9 E 262...Là nhân vật chính của bài viết tìm đồng đội mà lính 76-81 đăng trên diễn đàn này (phần 1 trang 11 ).Còn Thủy té suối chết là đồng hương tụi mình đó nhập ngũ 17/9/78 tại 2 bis Nguyễn Thị Minh Khai.

Thì ra là vậy, khi bỏ vào cuốn sách E262 thì phải có lý do đầy đủ, cám ơn 2deptrai. Anh Thiệt Hóc Môn à, giờ mới biết. Năm nay có bác nào đi viếng nghĩa trang liệt sỹ TP, yta262 xin nhờ các bác chụp hình phần mộ của anh em E262 để đưa vào sách của E262, nếu có câu chuyện kể về các liệt sỹ này thì càng tuyệt diệu, hoan hô trước nhé.

Còn ngày nhập ngũ thì tụi mình đi đúng ngày thứ bảy 16/09/1978, nhằm ngay ngày rằm Trung Thu 15 tháng 08 âm lịch. Tụi mình vào quân trường số 2 Bis Xô Viết Nghệ Tĩnh hay 2 Bis Hồng thập Tự (khi ấy chưa gọi là đường NTMK), không hiểu sao đa số các CCB (như bác sapaco, hoangson1960 bên F5 và người đẹp ThanhLoan_ytaF302) đều nhớ là ngày 17/09/78, là sao nhỉ? Nói có sách mách có chứng đây 2deptrai ơi, đây là quyết định nhập ngũ của yta262 có ghi rõ ngày tập trung là 16/09/1978.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2012, 10:11:58 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
hungdung1003
Thành viên
*
Bài viết: 284



« Trả lời #118 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 09:52:45 am »

Ô." haidéptrái" gởi cho a.yta262 tấm ảnh này để làm tư liệu
Anh Nhượng là lính Đồng Nai nhập ngũ tháng 10/77,sau huấn luyện về thẳng E262,là lính thông tin tiểu đoàn,đến 80-81 thì chuyển về 7705 được mấy tháng sau,thì hy sinh -bị phục.
Còn Quân lính 79, quê BD, thay thế A Rả, làm quản lý đội công tác ở puok, cũng bị phục kích hy sinh, một lượt với A Nhượng có phải  không?
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2012, 03:32:43 pm gửi bởi hungdung1003 » Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #119 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 12:57:46 pm »

đằng trước bên tay phải là anh " HƯNG VỊT "  đằng sau là anh " VŨ BẨY "tham mưu F 302 . bên trái " PHÚ TẦU " 2 w c14 ." PHAS c 14 "
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2012, 01:08:46 pm gửi bởi phas » Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM