Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:13:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398230 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #550 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 02:32:42 pm »

Chào các bác.
Hôm nay báo Tuổi trẻ có bài về trận đêm 28-12 của anh Vũ Xuân Thiều:
"Không điều gì bị lãng quên"
Link:  http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/526956/Khong-dieu-gi-bi-lang-quen.html

TT - Trích Nhật ký Nguyễn Đức Soát ngày 29-12-1972
Mình đã giao ban buổi tối ở đại đội xong. Đoàn trưởng lại gọi sang gặp. Sau khi hỏi về việc chuẩn bị chiến đấu cho bộ đội ngày mai xong, đoàn trưởng thông báo: trên chính thức công nhận đêm qua Thiều hạ được một B-52. Rađa C-26 ở Cẩm Thủy dẫn Thiều cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy - tên mật: XB-90 - lên đánh vào một tốp B-52 bay vào đánh Hà Nội. Thiều gặp địch ở Sơn La, trong điều kiện không thuận lợi. Ở H-10km, mà góc vào 90 độ, cự ly chỉ 4km (nó nhìn bằng đèn vì không dám bật rađa).Thiều vào công kích. Một phút sau, chỉ huy sở mất liên lạc với Thiều. Không biết tin Thiều có nhảy dù được hay đã hi sinh. Sợ nó đâm vào B-52. Hiện nay bọn Mỹ đang đi cứu giặc lái ở Sơn La…
*
Trong bài trên có chi tiết:
Thiều gặp địch ở Sơn La, trong điều kiện không thuận lợi. Ở H-10km, mà góc vào 90 độ, cự ly chỉ 4km (nó nhìn bằng đèn vì không dám bật rađa).Thiều vào công kích. Một phút sau, chỉ huy sở mất liên lạc với Thiều...
Xin bác Phicongtiemkich cho biết rõ hơn khi công kích B-52 nếu góc vào là 90 độ với khoảng cách chỉ 4 km thì phi công sẽ phải giải quyết như thế nào. Xin cảm ơn bác.
x

Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #551 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 03:41:23 pm »

 Tôi bổ sung một số thông tin về Thượng úy phi công Nguyễn Hữu Tào để các đồng đội nắm rõ hơn : Anh Nguyễn Hữu Tào sinh năm 1933, nguyên quán - xã Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam.
 Anh nhập ngũ năm 1949. Năm 1956 đến 1964 học bay ở Trung Quốc. Năm 1965 đến 1967 là phi công tiêm kích MiG-17 và là Đại đội phó bay Đại đội 2 của Trung đoàn KQ 923.
 Anh đã bắn rơi 1 máy bay F-4 Mỹ, đã được khen thưởng 2 Huân chương Chiến Công ( hạng Nhất và hạng Ba )
 Ngày 6 tháng 11 năm 1967, anh đã anh dũng hi sinh trong trận không chiến giữa biên đội 4 chiếc MiG-17 với 28 máy bay F-105 và F-4 ở vùng trời Bắc Giang.
 Đã được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Năm 1991 đã được chuyển về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Đông Nguyên, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
 Các anh thời anh Tào thuộc thế hệ tiền bối. Khi chúng tôi chưa về nước đã được biết đến danh sách các biên đội của các anh như Lan, Túc, Quỳ, Phương ; Kình, Sinh, Tào, Nhuần ; Tu, Sĩ, Kỷ, Cung ; Hanh, Giấy, Huân, Năm ; Lích, Tịnh, Long, Chiêu v. v. . Cho dù chưa biết hết mặt các anh nhưng tên tuổi của các anh đã hằn sâu trong trí nhớ của chúng tôi, nhất là các trận đánh với các chiến công của các anh đã làm cho chúng tôi ngưỡng mộ vô cùng. Chúng tôi đã học được rất nhiều ở các anh. Kinh nghiệm qua các trận không chiến của các anh để lại cho chúng tôi là những bài học vô giá và cũng nhờ vào đó mà ngay khi về nước một thời gian ngắn chúng tôi đã tham gia chiến đấu và đứng vững được trong suốt thời gian chiến tranh.
 Cám ơn quang can đã bổ sung nhiều chi tiết về các hoạt động của Trung đoàn KQ 923 trong thời gian ấy.
 Về chuyến xuất kích của Vũ Xuân Thiều và vị trí của Thiều so với địch thì tôi xin giải thích thế này : Với phi công bay ngày thì ở vào vị trí ngang địch 90 độ, cự li 4 km thì xử lí không khó trong quá trình chiếm vị để công kích, bởi có thể cơ động gấp với quá tải lớn, cải ra là còn có thời gian ngắm bắn đàng hoàng, nhưng với phi công bay đêm ở vào tình huống ấy cũng hơi khó khăn một chút vì trời đêm, cơ động khó khăn hơn. Trong giai đoạn tìm diệt B-52, các phi công bay đêm đã rút ra kinh nghiệm là bắn bằng mắt mà không dùng ra-đa trên máy bay. Trong quá trình bay, bọn B-52 có bật hàng đèn ở trên lưng để giữ đội hình và cho bọn tiêm kích F-4 đi yểm hộ biết vị trí của chúng. Lợi dụng điểm yếu đó, chúng ta có thể cơ động dùng quá tải lớn hơn để chiếm vị công kích. Chuyến bay của Thiều cũng vậy. Có lẽ, sau khi lấy được đường ngắm, anh đã bắn ở cự li gần, thoát li ở cự li rất gần nên máy bay anh bị các mảnh vỡ của B-52 găm vào. Trong mục "Văn học chiến tranh" tôi có đưa lên một số chương trong cuốn "Vũ Xuân Thiều phi công cảm tử" đấy ạ !
Logged
Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #552 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 04:55:35 pm »

Cám ơn các thông tin về ba tôi liệt sĩ phi công Nguyễn Hữu Tào. Hiện cùng an táng với ba tôi tại nghĩa trang liệt sĩ Đồng nguyên, Tiên sơn, Bắc Ninh có liệt sĩ phi công Lưu Đức Sĩ. Mấy năm trước nghĩa trang được tu bổ lại có làm lại bia cho các mộ liệt sĩ. Bia của liệt sĩ phi công Lưu Đức Sĩ bị ghi nhầm năm hi sinh và gắn nhầm mộ. Sở dĩ tôi biết rõ là vì khi di chuyển ba tôi từ Nghĩa phương, Lục nam về đây có một bác trong đảng ủy xã từng công tác tại QC PKKQ có chỉ cho tôi mộ liệt sĩ Lưu Đức Sĩ và dặn mỗi khi thắp hương cho ba cháu nhớ thắp cho chú Sĩ đồng đội của ba cháu. Nhiều lần tìm gặp ban quản trang để phản ánh nhưng không gặp được, do điều kiện sinh sống ở nước ngoài nên việc này tôi vẫn chưa thực hiện được.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #553 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 11:15:45 am »

Thông tin về phi công Mỹ mất tích trong ngày không chiến 07/10/1967 (ngày có sự tham gia của LS Nguyễn Hữu Tào, phi công thuộc trung đoàn Không quân 923/ E923). Có cả bản tiếng Anh và tiếng Việt, em chỉ đưa lên bản tiếng Việt,  Grin:

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #554 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 11:16:43 am »

Thông tin về phi công Mỹ mất tích trong ngày không chiến 07/10/1967 (ngày có sự tham gia của LS Nguyễn Hữu Tào, phi công thuộc trung đoàn Không quân 923/ E923).



p/s: bác nào cần làm rõ tọa độ thì báo em nhá,  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #555 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 11:31:41 am »


 Các anh thời anh Tào thuộc thế hệ tiền bối. Khi chúng tôi chưa về nước đã được biết đến danh sách các biên đội của các anh như Lan, Túc, Quỳ, Phương ; Kình, Sinh, Tào, Nhuần ; Tu, Sĩ, Kỷ, Cung ; Hanh, Giấy, Huân, Năm ; Lích, Tịnh, Long, Chiêu v. v. . Cho dù chưa biết hết mặt các anh nhưng tên tuổi của các anh đã hằn sâu trong trí nhớ của chúng tôi, nhất là các trận đánh với các chiến công của các anh đã làm cho chúng tôi ngưỡng mộ vô cùng. Chúng tôi đã học được rất nhiều ở các anh. Kinh nghiệm qua các trận không chiến của các anh để lại cho chúng tôi là những bài học vô giá và cũng nhờ vào đó mà ngay khi về nước một thời gian ngắn chúng tôi đã tham gia chiến đấu và đứng vững được trong suốt thời gian chiến tranh. ...

Cám ơn các thông tin về ba tôi liệt sĩ phi công Nguyễn Hữu Tào. Hiện cùng an táng với ba tôi tại nghĩa trang liệt sĩ Đồng nguyên, Tiên sơn, Bắc Ninh có liệt sĩ phi công Lưu Đức Sĩ. Mấy năm trước nghĩa trang được tu bổ lại có làm lại bia cho các mộ liệt sĩ. Bia của liệt sĩ phi công Lưu Đức Sĩ bị ghi nhầm năm hi sinh và gắn nhầm mộ. Sở dĩ tôi biết rõ là vì khi di chuyển ba tôi từ Nghĩa phương, Lục nam về đây có một bác trong đảng ủy xã từng công tác tại QC PKKQ có chỉ cho tôi mộ liệt sĩ Lưu Đức Sĩ và dặn mỗi khi thắp hương cho ba cháu nhớ thắp cho chú Sĩ đồng đội của ba cháu. Nhiều lần tìm gặp ban quản trang để phản ánh nhưng không gặp được, do điều kiện sinh sống ở nước ngoài nên việc này tôi vẫn chưa thực hiện được. ...

Bác cố mà làm không lại "lỗi" với người đã mất.
Em có một số thông tin về các trận đánh mà LS Lưu Đức Sỹ (Sĩ) - phi công lái Mig 17 thuộc trung đoàn 923/ E923 trong năm 1966 tham gia như sau:

Trích dẫn
...Ngày 9 tháng 10 năm 1966, biên đội Lê Quang Trung (số 1), Trần Minh Phương (số 2) cất cánh đánh địch trên vùng trời Vụ Bản, Nam Hà và Lương Sơn, Hoà Bình. Kết quả biên đội bắn cháy một chiếc AD-6 của địch. Về phía ta, máy bay số 2 bị thương vào cánh, phi công nhảy dù an toàn. Ngày 4 tháng 12 năm 1966, hai biên đội MIG-17 do Huyền, Cung, Mai, KỷTrung – Dỵ - Dung - Sỹ cất cánh đánh địch trên vùng trời Bắc Ninh, Vĩnh Phú . Kết quả ta bắn rơi một máy bay F-105.



Trích dẫn
...Ngày 18 tháng 8, nhận định địch sẽ vào đánh Hà Nội với số lượng đông hơn, trung đoàn chỉ thị cho bộ phận thợ máy chuẩn bị máy bay thật tốt và lệnh cho hai biên đội trực chiến đấu sẵn sàng chiến đấu cao. Vào trận, biên đội thứ nhất Lê Quang Trung và Lưu Đức Sĩ quần nhau với địch ở khu vực Tam Đảo. Hai phi công đã liên tiếp áp sát địch và nổ súng nhưng chưa trúng máy bay địch. Biên đội thứ hai gồm Phạm Thành Chung và Nguyễn Thế Hôn cất cánh khẩn cấp phải đối đầu với 8 F-105 vào đánh cầu Đuống. Tuy ta ít, địch đông lại gặp phải đối tượng vừa tiêm kích vừa cường kích nhưng hai chiến sĩ lái đã bình tĩnh xử lý tránh tên lửa địch và dũng cảm lao vào đánh tốp đi đầu Trận đánh đã phá tan âm mưu vào đánh cầu Đuống của địch, buộc chúng phải vứt bom bừa bãi ngoài khu vực mực tiêu rồi bỏ chạy. Ta bắn cháy một máy bay F-l05 nhưng phi công Phạm Thành Chung đã anh dũng hy sinh.

Buổi tối, trung đoàn chỉ đạo cho hai đại đội bay rút kinh nghiệm trận đánh và tiếp tục quán triệt mục tiêu cuộc thi đua bắn rơi thật nhiều máy bay Mỹ kỷ niệm Cách mạng tháng 8 và ngày Quốc khánh 2 tháng 9 đồng thời xây dựng quyết tâm chiến đấu trả thù cho đại đội phó Phạm Thành Chung đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô.

Ngày 22 tháng 8, hai biên đội MIG-17 của trung đoàn đã chiến đấu với số lượng lớn máy bay F-105 vừa tiêm kích vừa cường kích vào đánh phá các mục tiêu phía bắc Hà Nội. Vấp phải sự chặn đánh quyết liệt của trung đoàn, đội hình địch bị phá vỡ vội quăng bom bừa bãi và bỏ dở kế hoạch đánh phá. Ta đã bắn cháy 2 F-105 nhưng một phi công ta - đồng chí Nguyễn Kim Tu nhảy dù ở độ cao quá thấp (70m) đã anh dũng hy sinh.

Em có nghe nói, trường hợp bác Tu hình như dính đạn nhưng bác đã cố điều khiển máy bay về mà không được, nên quyết định nhảy dù của bác đã quá muộn, rất tiếc.
Logged

daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #556 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2012, 05:34:20 pm »

Xin chào các đồng đội!
Cảm ơn đồng đội huyphongssi, altus và các đồng đội khác đã bổ sung thông tin giúp tôi. Tôi xin nói thêm về trận đánh của biên đội Ngô Văn Phú và Ngô Duy Thư bắn hạ phi công Kit-tinh-giơ - chuyên viên không chiến của Lấu Năm Góc và là một trong 10 phi công có giờ bay cao nhất nước Mỹ ( thời bấy giờ ). Anh Ngô Văn Phú đã bắn hạ chứ không phải là Ngô Duy Thư. Khi đi gặp Kit-tinh-giơ tại nhà tù của ta mà phi công Mỹ gọi là "Khách sạn Hin-tơn" để ông ta hiểu được ai đã bắn hạ được cao thủ bậc nhất của không quân Mỹ như thế nào, vì anh Ngô Văn Phú bận nên để anh Ngô Duy Thư đi. Ảnh chụp cảnh phi công ta làm động tác vào bắn thế nào cũng lấy ảnh của anh Ngô Duy Thư, do đó nhiều người lầm vì như vậy. Anh Ngô Văn Phú sau khi nghỉ hưu thì về quê nhà ở Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên.
Bác phicongtiemkich ơi, có phải ảnh này không ạ Grin

Logged
Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #557 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 04:37:23 am »

Cám ơn quangcan nhiều về tư liệu các trận đánh có ba mình tham gia, qua thông tin mà quangcan đưa lên thì có chiếc F-4D bị hạ ngày 07/10/1967, theo mình biết phi đội ông còn bắn hạ một chiếc F-4D vào ngày 25/10/1967 quangcan có tư liệu nước ngoài về trận này không? Vì trong bảng thành tích của ông được ghi nhân bắn hạ 01 chiếc F-4D.
Về mộ liệt sĩ Lưu Đức Sĩ (Sỹ) lần sau về nước sẽ cố găng liên hệ với quân chủng PKKQ để xác minh lại chứ tranh luận với mấy anh bên đấy chỉ nói là tôi nhớ thì các anh ấy còn "nhớ" hơn mình vì họ nói họ cũng nắm rất rõ. Ngày 04/12/1966 là ngày hi sinh của chú Sĩ cùng Đại đội 2 Trung đoàn 923 với ba mình.
Đồng chí nào có địa chỉ của phi công Lâm Văn Lích thì nhắn giúp nhé, E-mail haianh2007@gmail.com hôm trước ghi thiếu số 20.
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #558 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 05:08:10 am »

theo mình biết phi đội ông còn bắn hạ một chiếc F-4D vào ngày 25/10/1967 quangcan có tư liệu nước ngoài về trận này không? Vì trong bảng thành tích của ông được ghi nhân bắn hạ 01 chiếc F-4D.
-----------------------------------------------
Từ quyển "Mig-17 và Mig-19 ở Việt Nam" có ghi nhận trận không chiến ngày 25 tháng 10 năm 1967:

... 25 октября на пе­рехват группы «Тандерчифов» ушла пара МиГ-17 из 923-го полка, в воздушном бою Нгуен Хаа Тао сбил один F-105D (американские данные победу не подтверждают)......

... 25 tháng 10, khi đánh chặn tốp "Thần Sâm", biên đội 2 Mig-17, Trung đoàn 923 đã cất cánh. Trong trận không chiến, phi công Nguyễn Hữu Tào đã bắn rơi 1 F-105D (các tài liệu của Mỹ không công nhận thành tích này)...

Bác xem lại xem cụ bắn rơi F-4D hay F-105D ạ?
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 05:33:58 am gửi bởi daibangden » Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #559 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2012, 05:55:11 am »

Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, các chuyên gia Liên-xô, đặc biệt là các chuyên gia - các thày dạy bay đã sang ta giúp đỡ rất nhiều, từ chuyện sau khi lắp ráp máy bay phải bay thử đến việc bay chống giãn cách cho các phi công ta, đến việc bay đề cao chứ không tham gia chiến đấu vì ta có nhiệm vụ bảo vệ đội ngũ chuyên gia cẩn trọng vô cùng. Trận ngày 11 tháng 11 năm 1972 xảy ra khi anh Đinh Tôn bay cùng chuyên gia trên máy bay UMiG-21 tại đỉnh sân bay. Khi bài bay gần kết thúc thì bọn F-4 đến, lao vào công kích. Được sự hỗ trợ, chỉ huy của Đài chỉ huy tại sân bay, anh Đinh Tôn cùng chuyên gia bay đã cơ động tránh tên lửa và cũng phản công, quay lại công kích ( cho dù không có tên lửa ). Bọn F-4 cũng gờm. Trận không chiến cjir kết thúc khi máy bay của anh Đinh Tôn hết dầu và thày trò chủ động nhảy dù, bỏ máy bay. Khi ấy, một thằng F-4 đã lao vào bắn chiếc máy bay "không người lái" này. Chuyên gia bay và anh Đinh Tôn tiếp đất an toàn.
 Trong chiến dịch "12 ngày đêm" ta cũng có những tổn thất : ngày 28 tháng 12 anh Hoàng Tam Hùng anh dũng hi sinh sau khi đã bắn cháy máy bay Mỹ trong trận không chiến đi cùng số 1 là anh Lê Kiền. Đêm 28 tháng 12 thì anh Vũ Xuân Thiều hi sinh sau khi lập chiến công bất tử. Ngày hôm qua - 26 tháng 12, tất cả các phi công từng tham gia "chiến dịch 12 ngày đêm" cùng các vị chỉ huy, các anh em kỹ thuật, dẫn đường ... đã gặp gỡ nhau để ôn lại những kỷ niệm của một thời gian khó và hào hùng, cùng ngắm lại nhau xem đã già đi bao nhiêu, yếu đi bao nhiêu rồi và cùng nhau hẹn sẽ gặp lại khi kỷ niệm 50 năm "Điện Biên Phủ trên không". Cũng chẳng biết đến khi đó thì sẽ còn được bao nhiêu người nữa vì thời điểm này đã khá nhiều vị ở cái tuổi "bát thập" rồi !
 

Hôm qua VTV1 phát trực tiếp chương trình Hà Nội - 12 ngày đêm Khát vọng và chiến thắng có đoạn clip nói về Liệt sĩ phi công Hoàng Tam Hùng ngày 28.12.72 đã bắn rơi 2 F4 trước khi hy sinh, ... nay thấy bác tiemkich cũng nói về ông, xin phép sưu tầm bài chi tiết về trận đánh trong 8 phút cuối cùng nhưng rất oanh liệt của Liệt sĩ phi công "con nhà nòi" này, bài viết của Hoàng Ngân tại: http://trianlietsi.vn/new-vn/Trang-vang-liet-si/2148/Liet-si-phi-cong-Hoang-Tam-Hung.vhtm:

 
Liệt sĩ phi công Hoàng Tam Hùng

Trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, cùng với các lực lượng khác, Không quân Nhân dân Việt Nam đã lập nên những chiến công xuất sắc. Trước ngưỡng cửa chiến thắng, Trung úy Hoàng Tam Hùng, phi công tiêm kích thuộc Trung đoàn 927 (Sư đoàn 371) đã anh dũng hi sinh sau khi bắn rơi tại chỗ hai chiếc máy bay địch…

Trung úy Hoàng Tam Hùng là con cả trong gia đình có 8 anh chị em. Bố là ông Hoàng Anh, cựu Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Bố mẹ anh đều sinh ra và lớn lên ở Bình Trị Thiên, sớm đi theo cách mạng. Năm 1958, khi ông Hoàng Anh làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, cả gia đình chuyển về Hà Nội sinh sống.

Tháng 10 năm 1965, khi đang là học sinh lớn 10 Trường Cấp 3 Hà Nội B, anh Hùng trúng tuyển phi công. Sau thời gian huấn luyện ở trong nước, năm 1966 anh được cử sang Liên Xô học lái máy bay quân sự. Năm 1969, anh về nước, được biên chế vào đội hình chiến đấu của Trung đoàn Không quân tiêm kích 927 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân).

Ban đầu là phi công Mig-17, nhưng sau đó anh được chuyển loại sang lái máy bay Mig-21. Tháng 12 năm 1972, anh được biên chế vào phi đội bay ngày của Trung đoàn, trong một trận không chiến, anh đã hạ được hai máy bay địch và đã anh dũng hy sinh.

           

Liệt sĩ, phi công Hoàng Tam Hùng.

Ngày 28 tháng 12 năm 1972, địch tiếp tục kéo vào đánh phá Hà Nội. Trung đoàn 927 xuất kích một biên đội chặn địch từ phía Tây.

11 giờ 20 phút, biên đội Lê Văn Kiền - Hoàng Tam Hùng được lệnh cất cánh vòng chờ tại đỉnh sân bay Nội Bài.

 Khi phát hiện địch vào hướng Đông Nam, chỉ huy Trung đoàn 927 lệnh cho biên đội bay theo hướng 150 độ xuống phía Nam chặn đánh những tốp địch từ biển vào. Hơn một phút sau, biên đội Kiền - Hùng phát hiện địch ở bên trái 45 độ, cự li 10km, chúng bay thành hai tốp ở hai độ cao khác nhau. Tiếp đó, biên đội lại phát hiện một tốp bốn chiếc phía trước ở cự li 8km.

 Biên đội xin phép đánh tốp phía trước. Sở Chỉ huy cho dùng tốc độ lớn vào công kích và nhắc công kích xong thoát li bên phải.

Ngay lúc đó, số 1 Lê Văn Kiền và số 2 Hoàng Tam Hùng tăng lực đuổi theo tốp máy bay địch phía trước. Số 1 bám chiếc máy bay phía trái đội hình địch, nhắc số 2 cảnh giới rồi lao về phía địch. Chưa kịp phóng tên lửa thì chiếc máy bay địch đột ngột chúi xuống, khiến máy bay của Lê Văn Kiền vọt qua trên lưng nó. Không kịp bám chiếc khác, số 1 lệnh cho số 2 vào công kích rồi vòng lại phía sau làm nhiệm vụ cảnh giới cho số 2.

Hoàng Tam Hùng vượt lên bám được một chiếc, đưa vào vòng ngắm. Quả tên lửa từ máy bay Hùng phóng ra nổ trúng mục tiêu. Chiếc máy bay địch bốc cháy rơi xuống.

Thấy đồng bọn bị tấn công, những tốp F-4 bay phía trái vòng quay lại, đông hơn nhiều. Biên đội Lê Văn Kiền và Hoàng Tam Hùng không còn bám sát nhau được nữa. Cả hai lao tới quần nhau với những chiếc F-4 trên bầu trời Phủ Lý.

 Hoàng Tam Hùng đã bám được một chiếc F-4. Lệnh từ Sở Chỉ huy cho thoát li về đầu sân bay Nội Bài hạ cánh nhưng Hùng đang mải bám theo chiếc F-4, đưa nó vào vòng ngắm. Hoàng Tam Hùng  ấn nút phóng quả tên lửa còn lại. Chiếc F-4 chững lại, rơi xuống kéo theo một quầng lửa. Hùng hô rất to: "Cháy rồi!". Nhưng đúng lúc đó một quả tên lửa địch từ chiếc F-4 bay phía sau đã nổ trúng máy bay Hùng. Anh không kịp nhảy dù nên đã anh dũng hi sinh, lúc 11 giờ 28 phút.

Như vậy, sau 8 phút từ lúc cất cánh, với hai quả tên lửa, phi công Hoàng Tam Hùng đã bắn rơi hai máy bay địch trong trận đánh cuối cùng của anh.
 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM