Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:45:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398248 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #540 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 04:32:44 pm »

Ghế phóng Ejector K-36DM

*
Mặt sau

* Link:
Air Defence Forces museum - part 1.
http://vitalykuzmin.net/?q=node/211
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #541 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 05:30:58 pm »

    xuanv338 xin kính chào bác phicongtiemkich. Những ngày này của 40 về trước là đang những ngày hội đánh giặc của những người lính phải không bác. Nhưng có lẽ những người làm rộn rã âm vang cả đất trời là những phi công dũng cảm các bác đấy thôi!. Các anh đã làm bùng cháy cả vùng trời và làm âm vang tin thắng trận cả mặt đất cũng đang rực lửa chiến tranh. xuanv338 đã phải rơi lệ nhiều lần khi xem các tập phim trong bộ phim Hà Nội 12 ngày đêm. Tối qua là tập để lại trong lòng người xem cái đau thương và lòng quả cảm của người lính phi công VN. Em hiểu được rằng Phi công Trần Đạt là biểu tượng của người anh hùng phi công Vũ Xuân Thiều. Xót thương mà thấy tự hào bác phicongtiemkich ạ. xuanv338 kính chúc bác cùng gia đình mạnh khoẻ đón lễ Giáng Sinh an lành. Em chúc riêng cho bác mạnh khoẻ viết nhiều nữa về không quân VN để chúng em được hiểu thêm. xuanv338 kính bác.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 05:36:31 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #542 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2012, 10:44:54 pm »

 Rất cám ơn các đồng đội đã quan tâm đến các anh em phi công chúng tôi. Chúng tôi cảm động lắm, nhất là ở những ngày này khi mà cả nước rầm rộ tổ chức kỷ niệm chiến thắng B-52. Suốt trong 5 ngày từ khi mở màn chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", các phi công chúng tôi chưa "làm ăn" gì được. Cho đến ngày 23 tháng 12, biên đội của các anh Nguyễn Văn Nghĩa ( số 1 ) và Lê Kiền ( số 2 ) xuất kích lên phía vùng trời Hòa Bình mới gặp địch và trong trận không chiến này, anh Nguyễn Văn Nghĩa đã bắn rơi 1 chiếc F-4, mở màn cho các chiến thắng tiếp theo trong "chiến dịch 12 ngày đêm". Đến ngày 27 tháng 12, biên đội của các anh Đỗ Văn Lanh ( số 1 ) và Dương Bá Kháng ( số 2 ) xuất kích gặp địch ở vùng trời Hà Bắc và anh Dương Bá Kháng đã hạ gục 1 F-4. Cùng trong ngày, anh Trần Việt xuất kích từ sân bay cơ động lên phía vùng trời Hòa Bình, vào không chiến với biên đội F-4 và đã bắn rơi 1 chiếc F-4.
 Đêm 27 tháng 12, anh Phạm Tuân xuất kích từ sân bay Yên Bái lên gặp bọn B-52 ở khu vực Thanh Sơn và đã bắn rơi 1 chiếc B-52. Ngày 28 tháng 12, biên đội của các anh Lê Kiền ( số 1 ) và Hoàng Tam Hùng ( số 2 )  xuất kích lên quần nhau với địch ở khu vực Thường Tín. Trong trận này, anh Hoàng Tam Hùng đã bắn rơi 1 chiếc RA-5C và 1 chiếc F-4. Anh cũng đã anh dũng hi sinh trong trận không chiến này. Đêm 28 tháng 12, anh Vũ Xuân Thiều cất cánh từ sân bay cơ động lên phía vùng trời Sơn La, tiêu diệt tại chỗ 1 chiếc B-52 và anh cũng anh dũng hi sinh. Đêm 29 tháng 12, anh Bùi Doãn Độ cất cánh lên vùng trời Phú Thọ, anh đã bắn cháy 1 chiếc F-4. Đây là chiếc máy bay của lực lượng Không quân Mỹ bị Không quân ta bắn hạ trước khi kết thúc chiến tranh.
 Tổng kết lại, nếu tính từ năm 1965 đến 1972, các phi công ta đã tham gia 349 trận không chiến, riêng năm 1972 đã tham gia 130 trận. Suốt trong giai đoạn từ 1965 đến 1972, Không quân đã tiêu diệt 320 máy bay Mỹ gồm 19 kiểu loại, 90 giặc lái nhảy dú ra đã bị bắt sống. Ngoài ra còn có các chiến công đánh các mục tiêu trên đất liền và trên biển ... Không quân đã viết tiếp những trang sử vàng truyền thống của Quân chủng PK-KQ, cùng các Quân Binh chủng khác và quân dân cả nước góp phần làm nên chiến thắng huyền thoại "Điện Biên Phủ trên không"!.
Logged
tieuthienvuong
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #543 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2012, 10:36:35 pm »

Cháu chào bác PCTK!
Hôm nay cháu có xem phim tài liệu: " Hà Nội- Điện biên phủ trên không" phát trên VTV1. Cháu thấy có đoạn, Trung tướng Trần Hanh nói trong chiến tranh đường không ở VN, có phi công Liên Xô tham gia bay giảng dạy và chiến đấu cùng phi công VN (cháu gửi link đoạn phim đó: http://www.youtube.com/watch?v=b0c5v7jeMbY).
Bác có thể nói rõ cho chúng cháu hiểu thêm về vde này được không ạ? Vì cháu mới chỉ nghe có phi công Triều tiên tham gia chiến đấu cùng VN thôi ạ.
Cháu cảm ơn bác. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ĐBP trên không, cháu kính chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe!
Logged
Haianh_od
Thành viên
*
Bài viết: 64


« Trả lời #544 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 04:27:30 pm »

Chú phicongtiemkich ơi, cháu là con trai của liệt sĩ phi công Nguyễn Hữu Tào (E923 hi sinh ngày 06/11/1967 tại Mai sưu, Lục nam, Bắc giang) chúc sức khỏe các chú phi công thời chiến tranh miền Bắc. Cháu đang sinh sống ở nước ngoài năm nay về VN có nhiều thông tin về KQ và ba cháu được mọi người post lên mạng. Năm ngoái về cháu xin được quyển Chúng tôi và MIG17 của chú Chao nhưng không có dòng nào về ba cháu cả. Chắc là không cùng đơn vị. Chú có sách nào về phi công mình thời đó không? Nhất là cuốn Phi công tiêm kích của chú Lê Hải mọi người nói có 2 trang 42, 45 nói về chiến công của phi đội ba cháu ngày 07 và 25/10/1967. Cháu rất thích đọc và sưu tầm các bài viết về phi công. Nếu có đc bác Lâm Văn Lích trong tp HCM chú cho cháu nhé, những tấm ảnh ba cháu để lại có nhiều ảnh chụp chung với bác ấy. E-mail của cháu haianh07@gmail.com
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #545 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 04:49:58 pm »

Chú phicongtiemkich ơi, cháu là con trai của liệt sĩ phi công Nguyễn Hữu Tào (E923 hi sinh ngày 06/11/1967 tại Mai sưu, Lục nam, Bắc giang) chúc sức khỏe các chú phi công thời chiến tranh miền Bắc. Cháu đang sinh sống ở nước ngoài năm nay về VN có nhiều thông tin về KQ và ba cháu được mọi người post lên mạng. Năm ngoái về cháu xin được quyển Chúng tôi và MIG17 của chú Chao nhưng không có dòng nào về ba cháu cả. Chắc là không cùng đơn vị. Chú có sách nào về phi công mình thời đó không? Nhất là cuốn Phi công tiêm kích của chú Lê Hải mọi người nói có 2 trang 42, 45 nói về chiến công của phi đội ba cháu ngày 07 và 25/10/1967. Cháu rất thích đọc và sưu tầm các bài viết về phi công. Nếu có đc bác Lâm Văn Lích trong tp HCM chú cho cháu nhé, những tấm ảnh ba cháu để lại có nhiều ảnh chụp chung với bác ấy. E-mail của cháu haianh07@gmail.com ...

Một số đợt không chiến trong đó có sự tham gia của LS Nguyễn Hữu Tào, phi công thuộc trung đoàn Không quân 923/ E923 trong năm 1967:

Trích dẫn
...Cuối năm 1967, mặt trận phòng không Hà Nội càng trở nên quyết liệt và nóng bỏng. Ngày 9 tháng 8, đế quốc Mỹ thông qua kế hoạch chiến dịch " Sấm rền". Tập đoàn không quân số 7 và lực lượng đặc nhiệm 77 được lệnh tấn công 16 mục tiêu mới, trong đó có 6 mục tiêu quan trọng tại Hà Nội.

Trong quý IV năm 1967, để tăng cường lực lượng cho không quân ta chiến đấu, các nước bạn Trung Quốc và Liên Xô viện trợ cho ta một số loại máy bay MIG-17F, Trung đoàn 923 được tiếp nhận số máy bay đó vào thời gian này đồng chí Nguyễn Trọng Sự, tiểu đoàn trưởng kỹ thuật của trung đoàn được bổ nhiệm làm phó phòng kỹ thuật của Sư đoàn 371; đồng chí Trần Minh được bổ nhiệm tiểu đoàn trưởng kỹ thuật; đồng chí Nguyễn Văn Dần giữ chức đại đội trưởng định kỳ Đại đội 1 4, Trung đoàn 923.

Ngày 4 tháng 8 năm 1967, đích lại tổ chức đánh thủ đô Hà Nội, phá hoại Cầu Đuống và nhà máy nhiệt điện Yên phụ. Các khu vực đông dân cư như các Phố Huế, Triệu Việt Vương, thị trấn Gia Lâm, thị trấn Yên Viên đều bị Mỹ oanh tạc, đê sông Đuống bị bom làm sạt lở. Không quân nhân dân lại được lệnh vào chiến đấu.

Sau một thời gian tạm dừng xuất kích để học tập nghiên cứu nghị quyết của cấp trên và rút kinh nghiệm bổ sung cách đánh của MIG-17 đối phó với các thủ đoạn chiến thuật mới của địch, ngày 12 tháng 8 năm 1967, biên đội 4 chiếc MIG-17 gồm: Nguyễn Hữu Tào (số 1) Nguyễn Phi Hùng (số 2), Vũ Thế Xuân (số 3), Phan Trọng Vân (số 4) được lệnh xuất kích từ sân bay Gia Lâm chặn đánh địch vào bắn phá cầu Đuống, ga Yên Viên và thủ đô Hà Nội.

Trận đánh đã được chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ về mọi mặt. Trong trận đánh các phi công thể hiện tinh thần tiến công liên tục, cả 4 đồng chí đều nổ súng. Tuy không bắn rơi địch, nhưng biên đội MIG-17 đã phá tan được đội hình địch, bắt chúng phải quăng bom ngoài mục tiêu tháo chạy. Trận đánh đã đem lại khí thế mới cho trung đoàn củng cố thêm cách đánh của mình.

Ngày 21 và ngày 22 tháng 8, địch chủ yếu sử dụng lực lượng không quân với đội hình lớn từ Thái Lan sang theo hướng Sầm Nưa, qua Tuyên Quang xuống Tam Đảo, thọc vào phía tây bắc Hà Nội, đánh phá.

Ngày 23 tháng 8 năm 1967, hồi 14 giờ 48 phút địch cho 36 máy bay gồm F-105 và F-4 bay theo đường cũ tiến về phía Hà Nội. Trung đoàn 923 được tham gia trận đánh hiệp đồng phân đoạn với Trung đoàn 921 và đoàn Z. Biên đội 4 chiếc MiG-17 trực ở Gia Lâm do Cao Thanh Tịnh làm biên đội trưởng, vào lúc 14 giờ 58 phút, được lệnh cất cánh vào khu vực chiến đấu. 15 giờ 8 phút, biên đội phát hiện địch từ hướng Tam Đảo đang bay vào Hà Nội. Được lệnh công kích, toàn biên đội ném thùng dầu phụ lao vào bọn cường kích F-105. Được yểm hộ, biên đội trưởng Cao Thanh Tịnh tăng tốc độ bám theo chiếc F-105 số 3. Cách máy bay địch chừng 300m anh ấn nút bắn. Máy bay địch trúng dạn bốc cháy rơi xuống phía địa phận huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội. Ít phút sau đó, số 2 Lê Văn Phong bắn rơi tiếp một chiếc F-4D, nhưng máy bay anh đã bị tên lửa địch bắn trúng. Lê Văn Phong đã anh dũng hy sinh. Đội hình địch tan vỡ. Biên đội về hạ cánh tại sân bay Kép. Tuy có tổn thất, nhưng trận đánh thắng lợi, MIG-17 đã bắn rơi 2 máy bay địch trong số 6 máy bay địch bị không quân ta bắn rơi trong trận này, góp phần cản phá một mũi tấn công của địch vào thủ đô Hà Nội.....
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #546 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 04:51:54 pm »

Một số đợt không chiến trong đó có sự tham gia của LS Nguyễn Hữu Tào, phi công thuộc trung đoàn Không quân 923/ E923 trong năm 1967 (tiếp theo):

Trích dẫn
...Tháng 10 năm 1967, các biên đội MIG-17 của Trung đoàn tham gia đánh 6 trận song chỉ bắn rơi 4 máy bay địch. Trận đánh ngày 5 tháng 10, biên đội Tân, Điệp, Dì, Phúc bắn rơi 2 chiếc A4 của địch. Trận đánh ngày 7 tháng 10, biên đội Tào, Minh, Điệp, Hùng bắn rơi 1 chiếc F-4. Ngày 25 tháng 10, biên đội Tào, Minh, Thọ, Hùng bắn rơi tiếp 1 chiếc F-4 của địch. Nhưng ba trận đánh vào 26, 27 và 30 tháng 10, trung đoàn không bắn rơi chiếc nào, trái lại còn bị tên lửa địch bắn trúng 4 chiếc máy bay. Ngày 30 tháng 10, địch kéo vào đánh khu vực sân bay Kép với nhiều tốp F-4, F-105, A-4, A-6 và có cả máy bay trinh sát SR-71, Địch vào từ nhiều hướng ở nhiều độ cao khác nhau. Lúc 11 giờ 46 phút, biên đội MIG-17 trực ở sân bay Kép gồm các phi công Tịnh, Kỷ, Thọ Sinh được lệnh cất cánh lên khu vực phía tây sân bay Kép. Do ra đa sở chỉ huy bị hỏng không bắt được mục tiêu, lúc biên đội phát hiện địch thì địch đã ở cự li gần và phóng tên lửa vào đội hình ta, máy bay số 2 do Hoàng Văn Kỷ lái trúng đạn bốc cháy, phi công hy sinh. Địch tiếp tục phóng 6 quả tên lửa, nhưng máy bay ta cơ động tránh được, bay về hạ cánh ở sân bay Gia Lâm...
Logged

daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #547 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 05:05:42 pm »

Cháu chào bác PCTK!
Hôm nay cháu có xem phim tài liệu: " Hà Nội- Điện biên phủ trên không" phát trên VTV1. Cháu thấy có đoạn, Trung tướng Trần Hanh nói trong chiến tranh đường không ở VN, có phi công Liên Xô tham gia bay giảng dạy và chiến đấu cùng phi công VN (cháu gửi link đoạn phim đó: http://www.youtube.com/watch?v=b0c5v7jeMbY).
Bác có thể nói rõ cho chúng cháu hiểu thêm về vde này được không ạ? Vì cháu mới chỉ nghe có phi công Triều tiên tham gia chiến đấu cùng VN thôi ạ.
Cháu cảm ơn bác. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ĐBP trên không, cháu kính chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe!
Theo quyển Mig-21 tham chiến ở VN thì các chuyên gia Liên Xô có tham gia sửa chữa, bảo dưỡng các Mig-21.
Trận không chiến hay được nhắc đến là ngày 11 tháng 11 năm 1972, hướng dẫn viên Liên Xô và học viên - phi công Việt Nam trên Mig-21U, bay huấn luyện, không mang theo tên lửa. Máy bay Mig-21U bị trúng tên lửa, rơi ở độ cao 500 mét, cả phi công - học viên và hướng dẫn viên đều nhảy dù an toàn.
Phía Mỹ, cả Không quân (quân chủng) và không quân hải quân đều không ghi nhận chiến thắng trong ngày này.
Logged
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #548 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 06:27:50 pm »

Chào các bác.
Về những trường hợp phi công giáo viên bay Liên Xô hy sinh ở Vietnam, tôi tìm được
Tại link sau: http://artofwar.ru/k/kolesnik_n_n/text_0310.shtml một số thông tin.

Книга Памяти т.10. Sách “ Tưởng nhớ” Tập 10
Издательство Патриот. NXB: “Người yêu nước”.
Москва 1999. Moskow 1999.
*
ВЬЕТНАМ. Mục Việt nam
Список погибших во Вьетнаме стр. 241 – 242. Danh sách hy sinh ở Vietnam. Có 2 phi công giáo viên bay:

3. Мрыхин Винидикт Федорович, 1937 г. рождения, русский, капитан, летчик-инструктор.
Погиб в авиационной катастрофе 29.03.1973 г.
Mrukhin Vinidikt Phedorovich, sinh 1937, dân tộc Nga, đại úy, phi công giáo viên. Hy sinh trong tai nạn hàng không ngày 29.03.1973.
Một tư liệu khác có thông tin: trung úy Nguyen Van Hong, 24 tuổi, hy sinh ngày 29.03.1973.
Có thể đây là cặp thầy trò bị tai nạn khi bay tập?
*
4. Поярков Юрий Николаевич, 1933 г. рождения, русский, капитан, летчик-инструктор истребительно-авиационного полка Вьетнамской Народной армии. Погиб в авиационной катастрофе 30.04.1971 г.
Poarkop Iury Nicolaievich, sinh 1933, dân tộc Nga, đại úy, phi công giáo viên. Hy sinh trong tai nạn hàng không ngày 30.04.1971.
...

Như vậy sách Nga chỉ công bố có 02 trường hợp phi công giáo viên bay hy sinh ở Vietnam.
x

Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #549 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 09:20:12 am »

 Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, các chuyên gia Liên-xô, đặc biệt là các chuyên gia - các thày dạy bay đã sang ta giúp đỡ rất nhiều, từ chuyện sau khi lắp ráp máy bay phải bay thử đến việc bay chống giãn cách cho các phi công ta, đến việc bay đề cao chứ không tham gia chiến đấu vì ta có nhiệm vụ bảo vệ đội ngũ chuyên gia cẩn trọng vô cùng. Trận ngày 11 tháng 11 năm 1972 xảy ra khi anh Đinh Tôn bay cùng chuyên gia trên máy bay UMiG-21 tại đỉnh sân bay. Khi bài bay gần kết thúc thì bọn F-4 đến, lao vào công kích. Được sự hỗ trợ, chỉ huy của Đài chỉ huy tại sân bay, anh Đinh Tôn cùng chuyên gia bay đã cơ động tránh tên lửa và cũng phản công, quay lại công kích ( cho dù không có tên lửa ). Bọn F-4 cũng gờm. Trận không chiến cjir kết thúc khi máy bay của anh Đinh Tôn hết dầu và thày trò chủ động nhảy dù, bỏ máy bay. Khi ấy, một thằng F-4 đã lao vào bắn chiếc máy bay "không người lái" này. Chuyên gia bay và anh Đinh Tôn tiếp đất an toàn.
 Trong chiến dịch "12 ngày đêm" ta cũng có những tổn thất : ngày 28 tháng 12 anh Hoàng Tam Hùng anh dũng hi sinh sau khi đã bắn cháy máy bay Mỹ trong trận không chiến đi cùng số 1 là anh Lê Kiền. Đêm 28 tháng 12 thì anh Vũ Xuân Thiều hi sinh sau khi lập chiến công bất tử. Ngày hôm qua - 26 tháng 12, tất cả các phi công từng tham gia "chiến dịch 12 ngày đêm" cùng các vị chỉ huy, các anh em kỹ thuật, dẫn đường ... đã gặp gỡ nhau để ôn lại những kỷ niệm của một thời gian khó và hào hùng, cùng ngắm lại nhau xem đã già đi bao nhiêu, yếu đi bao nhiêu rồi và cùng nhau hẹn sẽ gặp lại khi kỷ niệm 50 năm "Điện Biên Phủ trên không". Cũng chẳng biết đến khi đó thì sẽ còn được bao nhiêu người nữa vì thời điểm này đã khá nhiều vị ở cái tuổi "bát thập" rồi !
 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM