Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:53:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398776 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #490 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 11:25:34 am »

Với máy bay MiG-21, nó có thể làm được nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ngoài nhiệm vụ chính là nhiệm vụ tiêm kích ra, nó còn đi trinh sát, còn đi đánh các mục tiêu mặt đất, mặt nước. Nó có nhiều phương án mang vũ khí. Nếu đánh các mục tiêu trên không, chủ yếu dùng tên lửa, ngoài ra có thể đeo rôc-ket, súng thì đương nhiên có 2 khẩo 23 li nằm cố định trong thân rồi. Để đánh các mục tiêu mặt đất, mặt nước, nó có nhiều phương án đeo bom các loại : từ bom phá, bom mảnh, bon na-pan, bom bi v.v..Tóm lại, MiG-21 cũng là một loại máy bay đa tính năng tùy theo từng giai đoạn và từng nhiệm vụ mà sử dụng phương án treo cho nó thôi.

Có lẽ đấy là lý do mà nhiều nước (có cả ta) vẫn duy trì Mig 21. Các bác cho hỏi là giờ ta còn duy trì Mig 17, 19 nữa không?
Logged

chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #491 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 12:50:14 pm »

Với máy bay MiG-21, nó có thể làm được nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ngoài nhiệm vụ chính là nhiệm vụ tiêm kích ra, nó còn đi trinh sát, còn đi đánh các mục tiêu mặt đất, mặt nước. Nó có nhiều phương án mang vũ khí. Nếu đánh các mục tiêu trên không, chủ yếu dùng tên lửa, ngoài ra có thể đeo rôc-ket, súng thì đương nhiên có 2 khẩo 23 li nằm cố định trong thân rồi.

Em nhớ trong chuyện Vùng Trời của nhà văn Hữu Mai có nói về việc dùng rocket đeo trên Mig-21 để không chiến. Đây là phương án được đề ra trong giai đoạn Không Quân ta mới tiếp nhận Mig-21 và nghiên cứu tìm cách đánh thích hợp.
Trong Vùng Trời, cũng có mô tả một trận chiến mà anh Hùng, khi bay số hai cho anh Quỳnh đã phóng hai luồng rocket bắn hạ một chiếc F-105D.
(có thể lâu ngày không xem lại truyện, em không nhớ chính xác về tên nhân vật, diễn biến trận đánh nhưng chắc chắn là có chi tiết này trong truyện).

Sau này, khi tìm hiểu qua sách và các tài liệu khác thì em chưa tìm thấy trận không chiến nào mà ta dùng Mig-21 trang bị rocket để không chiến cả.
Do vậy, em nghĩ là phương án này thực tế đã được đặt ra và thử nghiệm khi luyện tập, nhưng có lẽ dần dần ta thấy không phù hợp với các tính năng của máy bay và cách đánh của Mig-21 nên đã không được nghiên cứu nữa, và chưa lần nào được sử dụng trong các trận không chiến với máy bay Mỹ. Không biết như vậy có đúng không ạ ?

MiG-21 của ta đã dùng rocket không chiến nhiều lần, ví dụ ngày 9/10/1966 biên đội Phạm Thanh Ngân-Nguyễn Văn Minh đều mang rocket và (được cho là) bắn rơi 2 F-4. Sau trận này, 1 thời gian phi công MiG-21 có xu hướng chuộng mang rocket hơn.


p/s: chứng tỏ chủ đề Chiến tranh đường không không được hút khách lắm nhỉ.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #492 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 12:57:43 pm »

Sau này, khi tìm hiểu qua sách và các tài liệu khác thì em chưa tìm thấy trận không chiến nào mà ta dùng Mig-21 trang bị rocket để không chiến cả.
MiG-21 của ta đã dùng rocket không chiến nhiều lần, ví dụ ngày 9/10/1966 biên đội Phạm Thanh Ngân-Nguyễn Văn Minh đều mang rocket và (được cho là) bắn rơi 2 F-4. Sau trận này, 1 thời gian phi công MiG-21 có xu hướng chuộng mang rocket hơn.
p/s: chứng tỏ chủ đề Chiến tranh đường không không được hút khách lắm nhỉ.

Cảm ơn Chiangshan, đúng là khi em tổng hợp từng trận trong giai đoạn Sấm Rền tại "Chiến tranh đường không" anh không thường xuyên vào VMH
Gần đây mới hay vào topic đó, nhưng cũng chỉ là tra cứu từng trận mình cần tìm hiểu, không đọc chi tiết lại toàn bộ.
Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #493 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 01:25:35 pm »

Mig-21 là máy bay duy nhất còn lại trong biên chế.
Mig-17, Mig-19 đã lên đường vào bảo tàng!
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #494 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 02:55:50 pm »

Topic của chiangshan rất hay và cũng đông khách ra phết đấy chứ. Muốn "hà đông" nữa thì lại nghẽn mạch kẹt xe chứ báu gì. Topic biên soạn công phu, tài liệu phong phú, nghiêng về tìm hiểu lịch sử có đối chiếu so sánh số liệu đã công khai của các bên, và để người đọc cùng thảo luận hoặc tự rút ra kết luận mà không ai áp đặt quan điểm cho ai. Chính vì thế phải đọc từ từ một chút.

Quay lại chuyện sử dụng tên lửa đối không R-3S hay rocket. Bác phicongtiemkich có thể cho bọn em biết tại sao ban đầu tên lửa lại sử dụng không được hiệu quả lắm khiến quân ta có phần không tin tưởng được không ạ? Còn rocket mà các bác Phạm Thanh Ngân-Nguyễn Văn Minh sử dụng là loại nào, S-5, S-5K, S-5KO v.v..., lý do nào mà sau này ta không sử dụng rocket nữa, thưa bác?
Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #495 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 03:49:59 pm »

Topic của chiangshan rất hay và cũng đông khách ra phết đấy chứ. Muốn "hà đông" nữa thì lại nghẽn mạch kẹt xe chứ báu gì. Topic biên soạn công phu, tài liệu phong phú, nghiêng về tìm hiểu lịch sử có đối chiếu so sánh số liệu đã công khai của các bên, và để người đọc cùng thảo luận hoặc tự rút ra kết luận mà không ai áp đặt quan điểm cho ai. Chính vì thế phải đọc từ từ một chút.

Quay lại chuyện sử dụng tên lửa đối không R-3S hay rocket. Bác phicongtiemkich có thể cho bọn em biết tại sao ban đầu tên lửa lại sử dụng không được hiệu quả lắm khiến quân ta có phần không tin tưởng được không ạ? Còn rocket mà các bác Phạm Thanh Ngân-Nguyễn Văn Minh sử dụng là loại nào, S-5, S-5K, S-5KO v.v..., lý do nào mà sau này ta không sử dụng rocket nữa, thưa bác?
Có thể nguyên nhân ở đây bác ạ:
http://www.wunderwaffe.narod.ru/Magazine/AirWar/22/01.htm

... летчики испытывали затруднения в работе с прицельной системой истребителя. При поиске цели летчик использовал бортовую РЛС, после обнаружения цели он должен был переключаться на применение оптического прицела, по кото­рому уже определять момент пуска ракеты.

... các phi công đã cảm thấy khó khăn khi làm việc với hệ thống thước ngắm của máy bay tiêm kích. Khi dò các mục tiêu, phi công đã sử dụng đài ra đa định vị mang theo, sau khi phát hiện mục tiêu, phi công sẽ chuyển sang tiếp nhận thước ngắm quang học mà theo đó, xác định thời điểm phóng tên lửa.

Còn loại rocket mang theo, cũng trong nguồn đó là S-5M.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #496 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 03:52:35 pm »

Quay lại chuyện sử dụng tên lửa đối không R-3S hay rocket. Bác phicongtiemkich có thể cho bọn em biết tại sao ban đầu tên lửa lại sử dụng không được hiệu quả lắm khiến quân ta có phần không tin tưởng được không ạ? Còn rocket mà các bác Phạm Thanh Ngân-Nguyễn Văn Minh sử dụng là loại nào, S-5, S-5K, S-5KO v.v..., lý do nào mà sau này ta không sử dụng rocket nữa, thưa bác?
Huyphong vào hiệp đồng với anh Phi công tiêm kích: Trong giai đoạn đầu chiến tranh, phi công Mig-21 của ta dùng rốc két S.5M chống mục tiêu trên không hiệu quả hơn so với dùng đạn R.3S vì 1 số lí do: kinh nghiệm chiến đấu, chiến thuật, thuật lái và tính năng kĩ thuật đạn. Các phi công ta vẫn mang kinh nghiệm và chiến thuật đối không từ hồi còn lái Mig-17 khi chuyển loại sang Mig-21: đánh đeo bám quần vòng trên mặt phẳng ngang với vũ khí chính là pháo. Khi mới chuyển sang lái Mig-21 (loại Mig-21F-13) mang đạn R.3S, các vấn đề về thế chiến thuật và giới hạn tham số phóng đạn chống mục tiêu bay cơ động khiến cơ hội để phi công diệt mục tiêu bằng đạn R.3S gần như không có. Trong khi đó với 2 thùng rốc két UB-16, mỗi chiếc Mig-21F-13 mang được 32 đạn S.5M phóng theo các tổ hợp phương án loạt cặp khác nhau: 2 x (1, 2, 4 và 8. ) và có thể phóng đạn rốc két được ngay sau khi ổn định đường ngắm mà không cần chuẩn bị đạn như R.3S, phi công sẽ tự tin hơn và chiến đấu có phần hiệu quả hơn.

Sau này, ta tìm ra thế chiến thuật công kích đạn R.3S phù hợp tính năng kĩ thuật đạn và phi công làm chủ thuật lái Mig-21 nên hiệu suất diệt mục tiêu của đạn R.3S tăng. Ngoài ra, sử dụng rốc két chống mục tiêu đường không cũng có những hạn chế nhất định nên khi hiệu quả khai thác đạn R.3S tăng, ta không dùng rốc két chống máy bay nữa.    
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #497 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 07:05:59 pm »

Rocket cũng là tên lửa, nhưng mà không điều khiển.
Gắn A-72, rocket DKB lên Mig-17 chúng ta đã từng thủ, khốn nỗi toàn cải lùi!

R-3S vậy!
Trong box này tôi không phải mod nhưng với tư cách thành viên cũng nhắc bạn: bạn nên dùng chủ ngữ trong câu trả lời vì đây hầu hết là các bác lớn tuổi.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #498 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 08:00:15 pm »

p/s: chứng tỏ chủ đề Chiến tranh đường không không được hút khách lắm nhỉ.

Topic đó là 1 trong những topic hay, độ tin cậy cao, giàu thông tin. Do nó quá nhiều dữ kiện nên thường đọc trước quên sau thôi. Cám ơn chiangshan. Mong có được nhiều topic như vậy!
Logged

Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #499 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2012, 10:24:07 pm »

 Cám ơn anh huyphongssi đã giải thích giùm tôi về việc các phi công sử dụng rôc-ket trong những giai đoạn đầu khi bay MiG-21. Đúng là số các phi công chuyển loại từ MiG-17 sang MiG-21 vẫn còn mang nặng thói quen sử dụng súng. Mà đã sử dụng súng thì phải đánh quần. Mà đã đánh quần thì MiG-21 dễ mất tốc độ. Mà đã mất tốc độ thì là điều bất lợi nhất trong không chiến. Nếu so sánh lực cản cưa tên lửa K-13 với bình rôc-két thì khi đeo bình rôc-ket, lực cản tăng lên nhiều và trong không chiến, sự cơ động cũng kém hơn.
 Việc sử dụng tên lửa không đối không quả là rất mới mẻ đối với các phi công thời bấy giờ. Lí thuyết bạn dạy với cự li phóng thực tế sao cho có hiệu quả khác nhau rất nhiều. Cho đến ngày mồng 4 tháng 3 năm 1966 là ngày anh Nguyễn Hồng Nhị đã dùng tên lửa không đối không K-13 bắn rơi chiếc không người lái ở độ cao 18.000 mét. Anh đã trở thành người đầu tiên lập công cho loại MiG-21. Kể từ ngày đó, MiG-21 mới được sử dụng một cahs tự tin hơn. Tình hình là như vậy đấy, các bác, các đồng đội ạ !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM