Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:34:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398757 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #420 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2012, 09:31:22 pm »

Không phải chỉ có tuanb5 và qtdc muốn lập tượng đài kỷ niệm ở những nơi đã từng ghi dấu ấn của những kỳ tích mà có lẽ rất, rất nhiều người muốn như vậy, nhưng đâu chỉ mỗi Không quân làm được những điều kỳ diệu, mà các Quân Binh chủng khác cũng hoành tráng lắm chứ. Tôi ở Không quân, nhưng rất khâm phục các anh ở Đặc công, ở Hải quân, rồi Pháo binh, Thiết giáp, Trinh sát, Bộ binh, rồi lực lượng Thanh niên xung phong, các o dân quân, các cụ dân quân... tức là rất nhiều tầng lớp trong cuộc chiến tranh nhân dân này. Nếu để xây các tượng đài, các bia tưởng niệm thì chắc là phải có nhiều lắm và cũng phải tính đến chuyện đâu xây trước, đâu xây sau ... cũng phức tạp ra trò đấy. Sân bay Cẩm Thủy thì đã trả lại đất canh tác cũng tựa như các sân bay Chũ, Phú Thọ ... Nơi anh Xuân Thiều rơi thì cũng để trả lại rừng cho thanh bình. Có điều, sau khi tìm thấy anh Thiều thì thi hài anh được đưa về an táng ở nghĩa trang Bố Ẩn của Sơn La. Ngày đưa Thiều về nghĩa trang là một ngày lạnh giá. Mùa Đông ở Sơn La sương xuống rất nhiều, rất đậm và rét buốt. Sáng sớm khi trời chưa sáng tỏ, bà con các dân tộc đã phải đi xuống chợ. Bóng dáng những người đi chợ cứ mờ mờ, ảo ảo trong sương mù. Thấy có thi hài liệt sĩ chuyển vào nghĩa trang, bà con không ai bảo ai đều rẽ vào nghĩa trang để dự lễ mai táng.
 Đội danh dự bồng súng đứng hai bên huyệt. Không khí buồn thương, trang nghiêm. Anh Lê Tuấn Quyền - cán bộ thuộc Phòng chính sách Quân khu Tây Bắc, phụ trách công tác thương binh - liệt sĩ ra khẩu lệnh :
   - Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, chiến sĩ lái máy bay chặn đánh B-52 đã anh dũng hi sinh trên bầu
     trời Sơn La ! Để tiễn biệt đồng chí ! Bồng súng chào !
 Thi hài Vũ Xuân Thiều từ từ được đưa xuống huyệt. Những người tiễn biệt Thiều không ai cầm được nước mắt. Sương đọng trên các lá cây cũng rơi lộp bộp, buồn bã ...
 Vậy là một phi công tiêm kích đã xếp lại đôi cánh bay của mình trong trận không chiến để bảo vệ cho bầu trời và mặt đất được yên bình. Vậy là trong đội hình bay đã vắng bóng một đôi cánh đại bàng. Vậy là đồng chí, đồng đội mất đi một người bạn chiến đấu. Vậy là gia đình mất đi một người thân. Vậy là một người yêu đã mất người yêu. Chiến tranh đã tàn nhẫn chia cắt lứa đôi đang độ yêu nhau đằm thắm nhất ... Anh đã về nơi vĩnh hằng, về với hư vô trong sự thương tiếc của bao người.
 Chàng trai của đất Hà thành đã nằm lại nơi núi rừng Sơn La khi anh vừa tròn 27 tuổi. Anh đã ngã xuống trước ngưỡng cửa bình minh - trước những ngày chiến tranh kết thúc. Tiếng suối reo, tiếng gió ngàn sẽ ru anh trong giấc ngủ vĩnh hằng.
 Cũng không biết có phải do số phận sắp đặt hay không mà ở trường nội trú Bế Văn Đàn của tỉnh Sơn La có một cô học trò là Bế Minh Hương cùng một bạn học nữa đi học qua nghĩa trang, thường xuyên đến thăm mộ Thiều. Hầu như ngày nào đi học về sớm, Hương và bạn cũng đều tạt vào nghĩa trang đến với Thiều. Việc ấy diễn ra đều đặn, tự nhiên như số phận đã giao cho Hương nhiệm vụ như vậy suốt mấy năm ròng, từ khi Hương còn học lớp 6, lớp 7 cho đến khi Xuân Thiều được đưa về xuôi.
 
 Đêm 29 tháng 12, Bùi Doãn Độ trực chiến tại sân bay Kép nhận lệnh vào cấp, xuất kích từ đường ngang của sân bay Kép lên tìm B-52 nhưng không gặp. Khi quay về ở độ cao 4500 mét, Sở chỉ huy thông báo có địch bay từ phía phải qua trái. Độ phát hiện thấy ánh đèn chớp chớp liền bật tăng lực, ép theo, lại không thấy gì nữa đành tắt tăng lực, giảm độ nghiêng thì ngay lúc ấy lại phát hiện thấy máy bay địch. Đấy không phải là B-52 mà là F-4. Độ bật tăng lực, kéo gấp và bằng mắt thường nhìn thấy cả ánh lửa trong buồng đốt của động cơ thằng F-4. Độ ấn nút phóng tên lửa, phóng 2 quả liền sau đó kéo thoát li trái. Lúc lật lại, thấy thằng F-4 mang độ nghiêng lớn và cắm xuống với góc 30 độ. Bùi Doãn Độ kéo cao thoát li về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc. Thằng F-4 ấy rơi ở địa phận tỉnh Phú Thọ và đấy cũng là chiếc máy bay cuối cùng của Không lực Hoa Kỳ bị Không quân ta bắn hạ ( ban đêm ) trong cuộc chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc và trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" này.
Logged
vinaheart
Thành viên
*
Bài viết: 116


« Trả lời #421 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 12:27:09 am »

Chú PCTK kể chuyện anh hùng phi công Hồ Hữu Tiệp với chiến công bắn rơi tại chỗ pháo đài bay B52 cho chúng cháu với  Grin


Logged
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #422 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 02:50:33 am »

   Ơ, ơ Huh lạ quá!  Theo em được biết lịch sử không quân nhân dân Việt nam ghi nhận chỉ có Anh hùng Phạm Tuân , Vũ xuân Thiều là hạ được máy bay B52 trong 12 ngày đêm Điện biên phủ trên không. Còn có Bác Vũ văn Rạng là bắn bị thương 1 chiếc nữa trong khu 4. Còn " phi công Hồ hữu Tiệp" thĩ làm gì có Roll Eyes. Chỉ có hồ Hữu tiệp là nơi b52 bị phòng không Hà nội bắn rơi xuống hồ này mà thôi.
Logged
binhcan_hp
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #423 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 07:06:23 am »

họ, họ....sao lại từ hồ Hữu Tiệp lại được đào tạo thành phi công tiêm kích thế này, lại còn bắn rơi cả B52 kèm theo cả hình ảnh minh họa nữa chứ
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #424 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 10:13:21 am »

       Chuyện ở đâu mà lại vậy HẢ các bạn ? Bạn nào đó cho cho một cái nguồn đi . Chết thật  ! Thôi vậy , mời các bạn đọc lại bài  " Phi công tiêm kích " đi  .Các bác viết hay tuyệt ...
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười, 2012, 10:20:59 am gửi bởi huonghn76 » Logged
Viet Trung 51
Thành viên
*
Bài viết: 142


« Trả lời #425 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 10:36:40 am »

Chuyện về một liệt sỹ phi công Mig-17 Nguyễn Văn Phi hy sinh ngày 19-5-67.
 
 
xxx
Dưới đây là câu chuyện của bạn Kim Thu,  cháu gái anh Phi, kể về cuộc đời phi công Mig17 Nguyễn Văn Phi, đăng trên diễn đàn Vietnam-Ucraine, xin phép bạn Thu post lại bài.

Kim Thu: Xin gửi tới anh chị em, những người đã một lần khoác áo chiến binh, hay những người thân của mình cả cuộc đời trong quân ngũ.
Bài viết không được mài dũa như chuyên nghiệp, nhưng nó có thật và nó là nguồn tình cảm mãnh liệt của riêng tôi. Cảm ơn bạn đọc.

Cậu Phi.
Kim Thu
Tôi vẫn nhớ mãi căn nhà ấy trên đường Sinh-Từ (đã trở thành đường Nguyễn Khuyến từ lâu), nơi cậu sống những năm tháng thời niên thiếu. Sau tiếp quản Thủ đô, mẹ tôi từ chiến khu đưa tôi và chị Quỳnh Nga về Hà nội. Những năm đầu, mẹ tôi công tác tại Chi Sở Thuế Hà đông. Đất nước vừa trải qua chín năm làm một Điện Biên, bao nhiêu vết thương chiến tranh chưa kịp hàn gắn, còn nghèo, còn thiếu thốn, còn thủ công nghiệp lắm. Lấy đâu ra một cái máy đếm tiền hiện đại như bây giờ.
Phải đếm tiền, và chia các loại tiền ấy ra những cái bao tải lớn, để chuyển đến các kho bạc của nhà nước. Mẹ tôi được giao công việc ấy. Mẹ tôi kể, có những đêm mệt quá, mẹ đắp chăn cho "tiền " và cho mình, thế là ngủ. Kể cũng lạ, lúc ấy Chính Phủ tin tưởng ở lòng dân đến thế. Và dân cũng tuân thủ kỷ-cương làm việc đến như vậy.
Mẹ tôi được cử đi học thêm nghiệp vụ, phải cai sữa con Thu. Mẹ gửi tôi về nhà ông bà Sinh-Từ, chúng tôi vẫn quen gọi như vậy. Đêm, ông cho tôi bú bầu sữa ông pha sẵn từ chập tối, giắt trên đình màn. Ngày cậu Phi lo trông, ẵm bế cháu. Lúc nhỏ cậu Phi học cấp II Lý Thường Kiệt. Trường này nằm ngay trên đường Sinh-Từ. Tôi nhớ mỗi lần tới nhà ông bà, trường ấy nằm bên tay phải. Nó rất rộng, thoải mái cho bọn con trai đá bóng. Hai cánh cổng trường, khiến tôi liên tưởng đến một doanh trại bộ đội, vì trông nó thật oai nghiêm. Lên cấp III, cậu Phi chuyển về trường Chu Văn An.
Nhà ông bà tôi nghèo lắm. Căn nhà khá rộng, nhưng trong nhà và ngoài sân chẳng khác gì nhau, trống tềnh trống toàng. Nền nhà chẳng được lát bằng gạch gì hết, nó đen và nhẵn bóng, vì đất được đấm rất kỹ. Những hôm mưa dột, thật là thảm hại.
Một lần ghé thăm ông bà, mẹ tôi hỏi ông:
- Phi đâu hả cậu?
- Nằm kia chứ đâu. Quần áo giặt, phơi mà chưa khô. Ông bảo mẹ tôi.
Mẹ tôi đến gần cậu Phi, đắp chăn đâu, đắp cái màn nhuộm nâu đã bạc. Nhuộm nâu hết, cho sạch và đỡ tốn xà phòng, ông bà bảo thế. Mẹ tôi chảy nước mắt, thương cậu quá! Ông bà tôi bán tạp hóa. Đủ cả, diêm, bật lửa, thuốc lào, xà phòng, bánh kẹo...
Tôi vẫn nhớ bánh xà phòng hồi ấy có hình con thuyền buồm khắc trên mặt. Hấp dẫn nhất đối với chị em tôi là mấy thẫu bánh cuộn thừng, bánh quả bàng và nhất là "bánh chả", nó thật là thơm bởi hương vị của lá chanh.   
Lên đến cấp III, cậu Phi trông đã dáng dấp một thanh niên Hà nội. Mà cũng lạ, lớn lên trong cảnh túng thiếu, đói ăn, thế mà cậu to cao, vạm vỡ, tráng kiện lắm. Ở độ tuổi này, nam thanh nữ tú đã để mắt tới nhau.
Cậu Phi có hai cô bạn gái thân hơn cả, khi lên đến lớp chót của phổ thông, cả hai cô đều yêu cậu. Đó là Song Thu và Loan.
Nhiều lần bà tôi đã hỏi, khi cậu đưa lại số tiền ăn sáng:
- Con không ăn sáng hay sao?
- Không, con đợi về ăn cơm trưa mợ nấu. Cậu thoái thác.
Thật ra cậu đã dấu bà tôi. Những buổi sáng tới trường, cậu thường thấy trong ngăn kéo bàn học của mình, lúc thì gói xôi, lúc thì bắp ngô luộc. Xôi thì đủ loại, xôi ngô, xôi xắn, xôi đậu xanh...
Tất cả tác phẩm ấy là của Song Thu, người thương yêu cậu hết mực, người hiểu cảnh đói của anh trai nhà nghèo. Cậu biết, đốm lửa tình ấy bắt đầu len lỏi trong con tim mình.
Đến năm cuối của chương trình phổ thông, học trò bắt đầu lao vào học chết bỏ. Cũng năm học này, Song Thu toàn đóng tiền học cho cậu Phi. Những giọt nước mắt ngấm ngầm lăn vào từng tế bào, từng nhịp thở của cậu học trò nhà nghèo. Cậu Phi muốn khước từ, muốn quay mặt xua đi những gì mình đang đón nhận. Nhưng ánh mắt của Song Thu, tình cảm vô cùng chân thành của Nàng, sự cảm thông tột cùng của Nàng cho gia cảnh cậu, khiến cậu chỉ còn biết đến hai chữ: Cảm ơn !
Rồi Tháng Năm tới, hoa phượng vương đầy trên vai học trò một màu đỏ thắm.Có lẽ không quốc gia nào, học trò có được hình ảnh bông hoa phượng gắn với tuổi thơ, gắn với nhà trường, gắn với tình bạn như ở Việt Nam mình. Ước mơ chắp cánh cho tuổi này. Cậu Phi được tuyển vào binh chủng không quân và học ở Liên Xô. Song Thu vào đại học Lâm-Nghiệp. Con gia đình Tư sản Hà nội! Bắt đầu một nhịp cầu ngăn cách.
Bên quân đội yêu cầu cậu Phi phải chấm dứt quan hệ tình ái với Song Thu! Không thể tồn tại một mối tình giữa một anh chiến sỹ không quân với một thiếu nữ của giai cấp đối đầu! Đấy là tình cảm ủy mị, là dung hòa một ý tưởng, một lối sống của tư sản. Là người chiến sỹ cách mạng, phải rắn như  gang thép, phải biết hy sinh, phải biết hiến dâng tất cả cho sự nghiệp cách mạng!
Nhưng có ai biết rằng, chính tình cảm thiêng liêng mà Song Thu dành cho cậu Phi, chính những chăm bẵm chân thành của cô về cả vật chất và tinh thần trong suốt thời đi học, để có một cậu Phi hôm nay như một chiến binh thực thụ?
Cậu chấp nhận, tất cả vì công cuộc cách mạng, vì sự nghiệp nhà binh. Những năm học ở Liên Xô, cậu Phi cũng tham gia văn nghệ sinh viên. Thủ vai anh Trỗi và cô sinh viên đóng chị Quyên, cũng mê anh phi công ấy. Nhưng cậu tôi đã chôn chặt mối tình đẹp nhất thời thơ ấu với Song Thu trong con tim.
Chưa một lần đôi lứa ấy được thong dong trên đường Cổ Ngư nắng đổ. Chưa một lần Song Thu được ngả đầu vào ngực cậu thổn thức những lời yêu thương. Và chắc cũng chưa một lần được trao nụ hôn yêu dấu cho người mình đã đắm say.
Làm gì có những góc bàn ở một Cafe huyền ảo ngập tràn tiếng nhạc. Không có một lần nào dìu nhau trên sàn nhảy như bao đôi lứa hôm nay. Chẳng có gì hết ngoài một khối tình nhỏ bé nhưng giá trị như pha lê cho cả hai người. Có chăng, chỉ là những ánh mắt ân tình trao nhau vội vã lúc trống giục vào lớp. Như bao nhiêu người lính trẻ khác vĩnh viễn ra đi, cậu chưa bao giờ sống những phút giây của Thiên Đường Tình Ái.
Mãi đến năm 1967, lúc nhận được tin cậu Phi đã hy sinh, tôi mới biết mặt Song Thu. Một thiếu nữ Hà nội có khuôn mặt thật khả ái và vóc dáng nhỏ bé, dễ thương. Tôi hiểu ngay vì sao cậu tôi đã yêu Nàng đắm say và cất giấu trong tim mình mối tình tuyệt vời ấy.
19 Tháng Năm 1967, để lập thành tích dâng lên Bác, cậu Phi đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ .
Cánh én bạc ngừng bay. Phi công Nguyễn Văn Phi hòa thân vào mây khói ở tuổi 23 giữa bầu trời Tổ quốc... Lúc ấy, cuộc tình đơm bông từ độ học trò vẫn được ấp ủ trong con tim người lính trẻ.
Lúc ấy, lời yêu của lứa đôi vẫn chưa được giãi bày.
Lúc ấy, niềm kiêu hãnh và hy vọng vẫn đang thăng hoa trong lòng người thiếu nữ…
xxx
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #426 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 10:38:19 am »

      Chuyện ở đâu mà lại vậy HẢ các bạn ? Bạn nào đó cho cho một cái nguồn đi . Chết thật  ! Thôi vậy , mời các bạn đọc lại bài  " Phi công tiêm kích " đi  .Các bác viết hay tuyệt ...

Thủ phạm đây các bác ơi.

http://www.baomoi.com/Phao-dai-bay-B52--60-nam-van-chua-co-doi-thu/119/8302134.epi

Còn đây là gốc.

http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/infonet.vn/Phao-dai-bay-B52--60-nam-van-chua-co-doi-thu/8302134.epi

Thế này gọi là nhà báo nói gì hở các bác?
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #427 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 11:08:54 am »

   Ơ, ơ Huh lạ quá!  Theo em được biết lịch sử không quân nhân dân Việt nam ghi nhận chỉ có Anh hùng Phạm Tuân , Vũ xuân Thiều là hạ được máy bay B52 trong 12 ngày đêm Điện biên phủ trên không. Còn có Bác Vũ văn Rạng là bắn bị thương 1 chiếc nữa trong khu 4. Còn " phi công Hồ hữu Tiệp" thĩ làm gì có Roll Eyes. Chỉ có hồ Hữu tiệp là nơi b52 bị phòng không Hà nội bắn rơi xuống hồ này mà thôi.

Giới thiệu baomoi.com
Baomoi là một website tổng hợp thông tin tiếng Việt hoàn toàn được điều khiển tự động bởi máy tính. Mỗi ngày gần 3500 tin tức từ hơn 60 nguồn chính thức của các báo điện tử và trang tin điện tử Việt Nam được Baomoi tự động tổng hợp, phân loại, phát hiện các bài đăng lại, nhóm các bài viết liên quan và hiển thị theo sở thích đọc tin của từng độc giả.(Hết trích dẫn)


Họ chỉ là 1 trang web. Nên chăng "Bỏ qua" thôi, các bác a.(Báo chính thống thì không được phép có sai sót tương tự)
Bác huyphongsi ơi, bác phân tích tiếp vụ bác Phạm Tuân bắn B-52 đêm 27-12 đi. Mọi người đang chờ bác đấy! Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #428 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 11:23:40 am »

  À ra thế! cám ơn Bác chienc3.1972. Mong bạn @vinaheart khi dẫn bài nên có nguồn để anh em đỡ bi choáng. Theo em cứ đọc kỹ các bài viết trên trang VMH là có rất nhiều thông tin hay và bổ ích nhất. Mời Bác phicongtiemkich tiếp tục ạ.
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #429 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 12:25:11 pm »

    Tôi xin đính chính thêm về vụ "Phi công Hồ hữu Tiệp".Tranh thủ lúc bác Phicong tiemkich ,đang ăn cơm chưa có bài trả lời.Chiếc máy bay đó rơi xuống cái hồ :Hữu tiệp (thuộc làng hoa Ngọc hà ,Hà nội ,xưa).Như bác tuanb5 giải thích chắc máy tính (rô bôt)...Nhầm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM