Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:12:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398193 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #370 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2012, 09:42:46 am »

 Nhiệm vụ của chúng tôi đúng như vậy thật, anh Huyphongssi ạ !
 Chừng như dọc đường, chỉ có mỗi xe của đoàn tôi đi ngược chiều thì phải.Đây ải Chi Lăng, cha ông ta từng giăng bẫy, từng có những trận quyết chiến điểm ở nơi đây, Liễu Thăng từng rụng đâu ở đất này. Thoát Hoan phải chui đầu vào ống đồng mới chạy thoát. Tôi như nghe được tiếng khua của gươm giáo, tiếng hò la dậy đất của ba quân xen trong tiếng trống trận. Hào khí của cha ông vẫn còn đâu đây ... Hừng hực khí thế của tướng lĩnh, của binh sĩ trong những trận sống mái với quân thù. Tôi thấy lòng thêm phấn chấn. Xe chúng tôi lao trong tầm pháo kích. Hai bên đường thoáng thấy có những người chết. Mục tiêu của chúng tôi là Quân đoàn 5, nhanh chóng đến đó để nhận nhiệm vụ cụ thể, để còn tham gia chiến trận. May cho chúng tôi là không quả đạn pháo nào rơi trúng xe vì chúng tôi đi đúng lúc địch đang nã pháo, may hơn nữa là tôi gặp được nhiều người quen, trong đoấnh Trung đoàn trưởng thiết giáp trước từng ở Kép đang trên đường đi đến Sở chỉ huy Quân đoàn để giao ban. Tôi lệnh cho sơ tán 2 xe của tôi vào ven rừng, chặt cây ngụy trang và đi theo Trung đoàn trưởng thiết giáp. Tới Sở chỉ huy, tôi báo cáo Tư lệnh Quân đoàn 5 - tướng Hoàng Đan về sự có mặt của tôi, nhiệm vụ của tổ tôi và  sẵn sàng nhận lệnh của Tư lệnh. Tôi dự giao ban luôn, mọi thành phần đều tháo hết quân hàm. Trừ mỗi tôi còn có vẻ sạch sẽ một chút ( vì vừa mới đến ), còn lại ai nấy đều vấy bùn từ đầu đến chân cả. Ba ngày sau thì tôi cũng như mọi người, cũng bùn đất, hôi hám như vậy.
 Tháng ấy ở vùng biên giới là tháng mưa dầm. Tình hình chiến sự lai ác liệt, không ai tắm táp được vào lúc nào hết. Hàng ngày, tôi và một trợ lý quân báo đi giao banở Quân đoàn xong về triển khai, báo cáo tình hình về Sư đoàn, liên hệ giao việc cho tổ chỉ thị mục tiêu ... là kín hết thời gian từ sáng tới tối. Có những đêm, truyền tin đến khua tôi dậy, dẫn đến Sở chỉ huy nhận nhiệm vụ đặc biệt, lủi thủi đi xuyên đường rừng tối đen như mực nghĩ cũng khiếp. Đèn pin không dám soi nhiều vì lũ thám báo Trung quốc hoạt động ở khắp nơi, sểnh một tí là "sơi" đạn của chúng nó ngay.
Đường từ bản Pắc-cà ( bản của chúng tôi ở ) đến Sở chỉ huy Quân đoàn phải đến hơn 3 km, đường đất dốc ngược lên mà lối lại nhỏ, trâu bò đi còn ngã vì trơn. Tôi chặt một chiếc gậy song để chống, vai khoác khẩu AK, bụng giắt thêm khẩu K-59, đeo xà-cột, luồn rừng cũng khá hăng. Sau này, chỗ tay tôi cầm, đoạn song lên nước bóng như được đánh vec-ni.
 Chúng tôi ăn uống đến kham khổ. Chế độ ăn ở Trung đoàn như vậy, nhưng đến đây không còn được một chút gì gọi là ! Tôi đi giao ban thì anh em ở nhà nấu cơm. Giao ban xong, dọc đường về, tôi hái rau tàu bay, rau tập tàng, nhổ rau má, hái rau dấp cá ... về, bấy giờ mới nấu canh ăn. Dân ở đây không ăn rau dấp cá. Thấy tôi lấy về ăn, họ bịt mũi nói : "Thứ này chỉ để cho lợn ăn thôi vớ !". Chúng tôi không ăn những thứ này thì còn đào đâu ra được thứ gì giữa cái vùng pháo kích, tên đạn bắn ầm ầm như thế này ?. Cơm, rau, muối là ba loại thực phẩm chủ đạo trong những ngày chống "quân bành trướng phía Bắc" này của chúng tôi.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #371 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2012, 10:12:40 am »

 Khi dự giao ban Quân đoàn, tôi phát hiện thấy có một bụi dọc mùng trắng ở gần Sở chỉ huy. Giao ban xong là tôi tỉa dăm dọc về nấu. Anh em mừng lắm, cứ thấy có dọc mùng là đòi mổ hộp thịt ra nấu lẫn gọi là cải thiện. Một bữa, tôi phải ở lại Quân đoàn lâu nên dắt theo một cậu để chỉ vị trí bụi dọc mùng cho cậu ấy cắt mang về trước, ai dè, cậu ấy gặp được cô bạn đồng hương ở đó, trò chuyện líu ríu một thôi một hồi, xong rồi dọc mùng thì không cắt mà lại "phang" ngay bui dọc ráy rừng khuân về. Số anh em ở nhà thì không ai thạo chuyện phân biệt đâu là ráy, đâu là mùng nên cứ thấy có là nấu thôi. Vậy là tất cả bị một phen ngứa rát cổ họng, vừa tức vừa buồn cười.
 Một lần, giao ban xong, Tư lệnh Quân đoàn nói là sẽ đi thị sát chiến trường. Lập tức, một chiếc thiết giáp được điều đến để chở Tư lệnh và đoàn tùy tùng đi. Tôi cũng nằm trong danh sách đi , nhưng rồi ngẫm nghĩ thế nào, Tư lệnh lại bảo tôi ở lại, lỡ hôm nay sử dụng đến Không quân thì còn có người chỉ huy. Đoàn xuất phát được khoảng nửa tiếng thì trạm quan sát báo về Sở chỉ huy là chiếc thiết giáp đã bị súng chống tăng của địch bắn cháy rồi. Cả Sở chỉ huy ngồi lặng đi. Gay go thật, tình hình chiến sự ở các sư đoàn đang diễn ra ác liệt thế này ! Tham mưu trưởng Nam Hồ phải nhận quyền chỉ huy về mình, điều hành công việc.
 Chừng một tiếng sau thì Tư lệnh cùng đoàn tùy tùng lấm lem lục tục kéo vào Sở chỉ huy trước sự ngơ ngác của mọi người. Thì ra, đến gần khúc ngoặt, Tư lệnh bảo dừng xe để xuống trèo ngược dốc, tạt sang đỉnh của trinh sát mình đang giữ để nắm thêm tình hình, cho xe đi qua bên kia núi sẽ đợi đón đoàn từ triền dốc xuống. Xe chạy vừa qua chỗ ngoặt thì bị bắn cháy. Tư lệnh và đoàn tùy tùng cắt rừng về Sở chỉ huy. Thật muôn vàn điều bất ngờ xảy ra trong chiến tranh, không cái nào giống cái nào, không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào, không số phận nào giống số phận nào !
 Cuộc chiến tranh này không có bom đạn trút từ trên trời xuống, nhưng tính chất khốc liệt và mức độ tàn phá của nó không phải là không ghê gớm. Bước chân của bộ binh địch, của "dân binh" đi đến đâu là triệt hạ không còn thứ gì. Tất cả gần như san bằng bình địa, trở lại cõi hồng hoang.
 Đất nước lại một lần nữa nằm trong không khí căng thẳng của lệnh tổng động viên. Tôi lại một lần nữa nằm trong tầm đạn pháo của kẻ thù. Tôi càng thấu hiểu được sức chịu đựng dẻo dai, tinh thần quật khởi, ý thức tự hào dân tộc của mọi thời đại từ thưở khai thiên lập địa tới giờ. Tôi càng thấu hiểu sứ mạng của dân tộc thì càng thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ nặng nề của mình với quê hương, đất nước.
 Hơn 1 tháng sau thì có lệnh ngừng bắn. Họp rút kinh nghiệm ở Sở chỉ huy xong, tôi về tới bản thì đã xế chiều. Chiều hôm đó là một chiều nắng lạ lùng. Thật là cảnh hiếm hoi ở cái thời tiết đầu năm của vùng biên ải này khi chỉ có mưa dầm dề mà bỗng dưng lại nắng chan hòa. Không gian yên tĩnh lạ thường. Tôi cho anh em ra suối tắm. Tôi phải trực tiếp đi tìm mãi mới được quãng suối sạch. Khi anh em cởi quần áo ra thì tôi giật mình : ai nấy người đều như bị lên sởi khắp lượt bởi bọ chó, mạt gà, rồi muỗi, rệp ... đủ các loại nó cắn, nó đốt nên nổi mẩn, nổi cục lên hết. Tôi cũng không được ngoại lệ, cũng bị chẳng khác gì anh em. Nghĩ thương anh em mà hai hàng nước mắt cứ trào ra, chẳng cách gì ngăn được. Kết thúc hai cuộc chiến tranh, hai lần tôi ngồi khóc. Nước mắt tôi còn phải chảy bao nhiêu lần nữa khi sống nốt phần còn lại của cuộc đời mình ?
 Trong đợt này, đồng đội của tôi không bị "rơi vãi" một ai. May mắn thật lớn lao ! .
 Rồi tôi được lệnh rút về Trung đoàn để đồng chí khác thay thế vào vị trí của tôi. Tôi nghỉ ngơi mấy ngày kịp lại sức và lại trở lại với bầu trời với những bài bay mới, những khoa mục mới và rồi với cả cương vị mới nữa. Vùng biên ải của Tổ quốc đã đóng dấu ấn tiếp theo vào trang sử của cuộc đời tôi, ghi nhận công sức của tôi đã bỏ ra. Tôi không hổ thẹn với những tháng năm qua khi từ giã tuổi ấu thơ, tuổi học trò cho tới giờ, tôi đã đóng góp được một phần rất nhỏ bé của mình đối với quê hương, đất nước. Tôi ý thức được rằng, đời  tôi sẽ còn gặp nhiều gian nan và tôi cũng tin tưởng sắt đá rằng tôi sẽ vượt được qua hết mọi trở ngại mà mình gặp phải.
 Những cuộc chiến tranh, những trận chiến ở mọi nơi đã kịp tôi luyện, hun đúc cho tôi đủ cứng cáp, nuôi dưỡng cho tôi đủ chí khí để đương đầu với mọi khó khăn, cho tôi những bài học, những kinh nghiệm để tôi có thể lăn lộn trong cuộc sống, đứng vững được và cơ bản nhất, đó là đã dạy cho tôi biết : LÀM NGƯỜI !.
Logged
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #372 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2012, 01:55:47 pm »

Bác phicôngtiêmkích ơi? Vậy trong thời gian đó, được lên biên giới để yểm trợ không quân, các bác có đánh trận nào không ạ?
Em nhớ không nhầm, là có một chiếc Mig-21 của ta bay lấn sang đất TQ để trinh sát điện tử, bị SAM-2 của chúng nó bắn cháy, bắt sống cả phi công.
Nhờ có uy danh của PK-KQ các bác, mà hơn 1700 máy bay TQ tập trung ở các sân bay chỉ biết giương mắt ếch đứng nhìn.
Vậy còn không quân VN, chúng ta có mang bom đạn phang vào đầu lũ xâm lược, giống như hồi diễn tập ở Sơn Động bác trút bom vào các cán bộ Sư 312 chứ ạ?
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #373 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2012, 02:16:53 pm »

1/ Bác phicôngtiêmkích ơi? Vậy trong thời gian đó, được lên biên giới để yểm trợ không quân, các bác có đánh trận nào không ạ?
2/ Em nhớ không nhầm, là có một chiếc Mig-21 của ta bay lấn sang đất TQ để trinh sát điện tử, bị SAM-2 của chúng nó bắn cháy, bắt sống cả phi công.
Nhờ có uy danh của PK-KQ các bác, mà hơn 1700 máy bay TQ tập trung ở các sân bay chỉ biết giương mắt ếch đứng nhìn.
 3/ Vậy còn không quân VN, chúng ta có mang bom đạn phang vào đầu lũ xâm lược, giống như hồi diễn tập ở Sơn Động bác trút bom vào các cán bộ Sư 312 chứ ạ?


1/ Xanh 1: Không. Bạn nên đọc CAT "Anh ở Biên cương' nhiều hơn nữa, để hiểu rõ cuộc chiến đấu Bảo vệ biên giới những năm 79-89, để không phải hỏi những câu đơn giản như thế này.

2/ Xanh 2: Chuyện này xẩy ra sau năm 79 rất lâu, sau khi 'anh phicongtiemkich' đã rời Lạng Sơn lâu rồi.

3/ Xanh 3: Những câu hỏi như thế này, rất dễ bị treo cột điện, vì mang tính khiêu khích.
Logged
tieuthienvuong
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #374 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2012, 03:59:08 pm »

Cháu chào bác PCTK!
Thật tuyệt vời và tự hào khi dân tộc VN đã sản sinh ra 1 thế hệ như các bác- thế hệ Hồ Chí Minh. Những tâm tư và suy nghĩ của bác rất đáng để cho thế hệ sau noi theo và học tập.
Cháu chúc bác luôn khỏe để là tấm gương cho thế hệ sau noi theo
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #375 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2012, 06:02:28 pm »

        Mình xin trả lời câu hỏi của bạn cựu bộ đội trẻ nhé :... Tại sao không mang không quân mình tham chiến trong chiến tranh bg phía bắc "  . Trung Quốc lúc đó mang tư tưởng của ông Đặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo khác , bành trướng bá quyền muốn dạy cho VN một bài học , hơn nữa muốn cưú nguy cho Pôn Pốt ở CPC , mà khi đó ta đánh và giải phóng Nông Phênh ngày 7 tháng giêng năm 1979 .  Cho nên họ rất tức tối đã đưa một lượng  lớn quân đội đánh vào 6 tỉnh biên giới nước ta . Ở phía ta đó là một cuộc chiến đấu tự vệ chính nghĩa . Tuy lúc đầu có sự bất ngờ song ta đã điều quân ở CPC về và có các đơn vị của Bộ cũng đã sẵn sàng tham chiến . Về không quân ta cũng đã chuẩn bị  trong tư thế chiến đấu .Song tư tưởng nhà nước ta là không để cho cho cuộc chiến leo thang , lan rộng , vì như vậy lại thêm hao người tốn của ... Phía TQ không dùng không quân thì ta cũng chưa tới mức để không quân tham chiến . Bạn cứ thử hình dung xem nếu không quân hai nước tham gia đánh nhau thì cấp độ cuộc chiến sẽ tăng ở mức nào .
     Khi TQ có tổ chức rút quân . Chúng tôi là đơn vị luôn bám sát ,nhưng có lệnh không cho nổ súng nữa ,để cho họ cút về nước càng nhanh càng tốt . Cũng xin nói thêm khi trao trả những người bị bắt ở hai bên đợt một . Đơn vị tôi cũng có mặt ở cửa khẩu Đồng Đăng để bảo vệ . Sau hai tháng quay lại thị trấn ĐĐ cảnh tan hoang đổ nát mà bọn xâm lược gây nên , ta thấy đau lòng làm sao . Đồng Đăng thị trấn xinh đẹp nơi địa bàn chúng tôi công tác chiến đấu đâu còn nữa , và bao nhiêu thị xã , bản làng khác tương tự như vậy ...
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #376 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2012, 04:48:13 pm »


Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"

BẢO ĐẢM DẪN ĐƯỜNG TRONG CHIẾN DỊCH "HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHỒNG"

QĐND - Thứ Sáu, 05/10/2012, 9:53 (GMT+7)


Đại tá Tạ Quốc Hưng

QĐND Online - Để thực hiện bài viết này, người đầu tiên tôi tìm gặp là Đại tá Nguyễn Văn Chuyên. Ông là người trực tiếp tham gia dẫn đường cho máy bay tiêm kích đánh địch và góp công vào nhiều trận bắn hạ máy bay Mỹ trên bầu trời miền Bắc Việt Nam. Đã bước sang tuổi ngoại bát tuần, nhưng trông ông còn rất tráng kiện và minh mẫn. Được hỏi về những năm tháng hào hùng, sôi động khi quân và dân cả nước làm nên chiến thắng 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, đôi mắt người lính già ánh lên niềm tự hào:

- Hà Nội “Điện Biên Phủ trên không” thật sự là một mốc son chói lọi. Để đánh được B-52, chúng ta phải mất 3 năm, 3 tháng nghiên cứu cách đánh ở Quảng Bình. 3 tháng tập trung cao điểm nhất là tháng 8, 9, 10 với những sĩ quan dẫn đường “gạo cội” có kinh nghiệm dẫn bay, có độ nhạy cảm và tinh thần dám chịu trách nhiệm. Điển hình là các đồng chí: Lê Thành Chơn, Tạ Quốc Hưng, Lê Thiết Hùng, Hoàng Kế Thiện, Phạm Văn Khả, Hà Đăng Khoa, Trần Quang Kính, Đào Ngọc Ngư, Phạm Minh Cậy…Những đồng chí này có mặt ở tất cả các sở chỉ huy cả vòng trong lẫn vòng ngoài, sát cánh cùng phi công truy kích địch. Đêm mở đầu chiến dịch, tôi đang ở sở chỉ huy tiền phương Đô Lương. Sáng 19-12, thì được lệnh ra Hà Nội. Trên đường đi, do địch đánh phá ác liệt nên bị kẹt lại mãi đến trưa 22-12 mới về đến chùa Trầm. Đêm 24-12, tôi trực tiếp trực sở chỉ huy Quân chủng với cương vị Phó Ban dẫn đường. Nhưng vai trò của tôi lúc ấy là theo dõi, tham mưu chứ không trực tiếp dẫn bay.

Nói rồi ông đưa cho tôi địa chỉ người trực tiếp tham gia dẫn đường bay trong chiến dịch 12 ngày đêm. Đó là Đại tá Tạ Quốc Hưng. Trao đổi với chúng tôi tại nhà riêng nằm trên đường Tân Mai, TP Hà Nội, Đại tá Tạ Quốc Hưng cho biết:

- Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là công tác bảo đảm, trong đó có bảo đảm dẫn đường cho phi công truy kích địch.

Đến thời điểm bước vào chiến dịch 12 ngày đêm, ta đã có 8 năm kinh nghiệm chống lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ. Thế nhưng, khi vào cuộc chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ở chiến trường phía Bắc, chúng ta luôn có ưu thế về dẫn đường trực tiếp cho phi công. Khi vào chiến trường khu 4, chúng ta mới gặp dẫn đường đối kháng. Vì lúc này Mỹ đã đưa các tàu dẫn đường vào biển Đông, nên đã gây cho ta rất nhiều khó khăn. Từ đó, những trận không chiến trở nên vô cùng ác liệt. Mọi hoạt động của không quân ta ở đây đều bị địch theo dõi giám sát rất chặt chẽ. Khi máy bay của ta bay lên độ cao 2000 - 3000m, ngay lập tức tiêm kích địch từ các hướng cơ động đến, vây chặt. Trong khi đó, chúng ta thường hoạt động chiến đấu ban đêm là chủ yếu, nên phi công thiếu sự chỉ huy, dẫn đường trực tiếp từ mặt đất, dẫn đến mất đi những yếu tố chiến thuật có lợi ban đầu. Thêm vào đó, phi công ta thường phải hoạt động đơn lẻ nên dễ bị địch tập trung lực lượng tiêm kích đánh chặn, không cho tiếp cận B-52. Mục tiêu trọng yếu của chiến dịch là thành phố Hà Nội và Hải Phòng... trong khi đó hầu hết các sở chỉ huy cơ bản của các trung đoàn không quân lại nằm ở phía trong, nên bị nhiễu rất nặng. Dó đó không thể chỉ huy kịp thời và liên tục cho phi công vì thiếu các dữ liệu về địch. Chúng ta chỉ có duy nhất một sở chỉ huy vòng ngoài ở phía Tây Nam Hà Nội, nhưng do bị đánh phá thường xuyên nên cũng ảnh hưởng rất nhiều.

Để bảo đảm dẫn đường cho không quân đánh chặn đúng đối tượng B-52 thì vấn đề bảo đảm tình báo đủ và liên tục của ra đa là vô cùng quan trọng. Thông thường trên mỗi sân bay cơ bản có một đơn vị ra đa bảo đảm dẫn đường cho không quân chiến đấu và huấn luyện, nhưng khi chiến dịch tập kích đường không diễn ra, tất cả các sân bay đều bị đánh phá không chỉ một lần. Vì vậy, ta phải trực chiến ở những sân bay cơ động, không có ra đa bảo đảm cho dẫn đường. Cất cánh chiến đấu ban đêm, phi công phụ thuộc rất nhiều vào các thông báo của dẫn đường, nhất là các số liệu về địch. Thiếu các thông tin này, phi công sẽ rơi vào thế bị động. Mà trong không chiến, bị động thì khó giành được thắng lợi.

Kinh nghiệm được đúc rút từ chính những lần dẫn đường cho phi công đánh chặn vào các tốp B-52 giả. Và ngay sau chiến thắng vang dội của Chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, chúng tôi đã nhận thấy: Từ cuộc tập kích đường không tháng 12-1972, các loại trang bị, vũ khí kỹ thuật cao đã được sử dụng phổ biến hơn nhiều. Một số trang bị, vũ khí mới xuất hiện như máy bay tàng hình, hệ thống cảnh giới báo động sớm AWACS, tên lửa hành trình, các thiết bị tác chiến điện tử… có thể sẽ làm thay đổi cơ bản nghệ thuật tác chiến của không quân. Điều đó đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác bảo đảm dẫn đường. Để đáp ứng được với chiến tranh tương lai, chúng ta cần giải quyết tốt 4 vấn đề cơ bản như: Bảo đảm thông tin tình báo kịp thời, chính xác; tổ chức hệ thống sân bay, sở chỉ huy vòng ngoài trên những hướng trọng điểm một các hoàn chỉnh; hiện đại hóa các phương tiện chỉ huy, tiến tới tự động hóa từng phần công tác chỉ huy; tăng cường huấn luyện diễn tập đối kháng.

- Báo đảm dẫn đường không chỉ là vấn đề đầu tư trang thiết bị mà là cả một nghệ thuật cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Trong đó con người là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất, Ông kết thúc cuộc trò chuyện bằng những lời thật giản dị mà sâu sắc.

Bài, ảnh: Quỳnh Vân

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/406/406/209672/Default.aspx
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #377 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2012, 09:38:03 pm »

Hôm vừa rồi, theo lời mời của ANTV chuẩn bị tư liệu cho việc kỷ niệm 40 năm chiến thắng B-52, các phi công bay đêm lại có dịp gặp lại nhau, lại ngồi hàn huyên trước ống kính của ANTV. Cám ơn Lexuantuong 1972 đã ôn lại một thưở hào hùng với những người dẫn đường kỳ cựu của KQ. Quyết định đánh hay không và đánh tốp nào là của người chỉ huy, nhưng để chiếm được vị trí có lợi, tạo điều kiện đánh chắc thắng cho đội ngũ phi công thì công lao chính lại thuộc về đội ngũ dẫn đường. Trên trời, chúng tôi thuộc giọng từng người dẫn đường một. Phải nói rằng, khi nghe giọng của anh Tạ Quốc Hưng, anh Lê Thiết Hùng ...cất lên là chúng tôi thấy yên tâm hẳn, thấy mình đã có chỗ dựa rất vững chắc. Các phi công lập được thành tích, được phong Anh hùng, vậy nhưng thiếu hẳn các Anh hùng làm công tác dẫn đường mặc dù công lao của các anh ấy rất lớn. Tôi cho rằng đấy là một sự khiếm khuyết của tổ chức và là sự thiệt thòi đối với đội ngũ dẫn đường.
 Hình như, trong dịp kỷ niệm 40 năm "Điện Biên Phủ trên không" này, chỉ đề nghị có anh Nguyễn Văn Chuyên trong đội ngũ dẫn đường để nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thôi. Với tôi, các anh Tạ Quốc Hưng, Lê Thiết Hùng ... cũng hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu Anh hùng.
 Hôm ANTV mời, khi gặp gỡ, giao lưu với số sinh viên ở Bảo Tàng Không quân, sau những ý kiến trao đổi xong, tôi có đọc tặng các sinh viên bài thơ "Nói với con" ( tôi viết vào ngày khánh thành tượng đài KQ thuộc Sư đoàn 371 ở Sóc Sơn )như lời nhắn nhủ với lớp trẻ :
 
   Bố đưa con đến dưới tượng đài
   Nơi tưởng niệm những Anh hùng, Liệt sĩ
   Nơi có biết bao người yên nghỉ
   Người có danh, và cả vô danh

   Trên đầu con thăm thẳm cao xanh
   Chan hòa nắng, thanh bình, yên ả
   Cây óng biếc, mượt mà sắc lá
   Giữa không gian tĩnh lặng đến không ngờ

   Con biết chăng, mảnh đất này năm xưa
   Bom đạn xới, bập dầm trong khói lửa
   Những ngày ấy sục sôi bao trang lứa
   Rất nhiều người cùng trạc tuổi như con
   Dám gạt đi mọi ước muốn cá nhân
   Chấp nhận hi sinh để giữ yên Đất Mẹ

   Nếu không có những người như thế
   ( Có tên và không tên trên bảng đá này )
   Thì cả con, cả bố hôm nay
   Đâu được đứng dưới Tượng đài Chiến Thắng
   Bố muốn nói với con điều sâu lắng
   Học đi con ! Học nữa ... để LÀM NGƯỜI !
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #378 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2012, 07:31:19 am »


   Nếu không có những người như thế
   ( Có tên và không tên trên bảng đá này )
   Thì cả con, cả bố hôm nay
   Đâu được đứng dưới Tượng đài Chiến Thắng
   Bố muốn nói với con điều sâu lắng
   Học đi con ! Học nữa ... để LÀM NGƯỜI

_______

Cám ơn bác PCTK đã nói hộ cho thế hệ chúng ta với những đứa con của mình cũng như các thế hệ sau này: Hãy học, học đi để học LÀM NGƯỜI và trở thành NGƯỜI TỬ TẾ.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2012, 08:24:31 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #379 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2012, 07:55:31 am »


Trao đổi với chúng tôi tại nhà riêng nằm trên đường Tân Mai, TP Hà Nội, Đại tá Tạ Quốc Hưng cho biết:

Để bảo đảm dẫn đường cho không quân đánh chặn đúng đối tượng B-52 thì vấn đề bảo đảm tình báo đủ và liên tục của ra đa là vô cùng quan trọng. .... Thiếu các thông tin này, phi công sẽ rơi vào thế bị động. Mà trong không chiến, bị động thì khó giành được thắng lợi.

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/406/406/209672/Default.aspx


Cụ Hưng nói chuẩn thế. Cho nên công đầu phải ghi cho radar, nhất là trong điều kiện bị nhiễu nặng như vậy nhưng vẫn vạch nhiễu tìm được đúng mục tiêu. Nếu không thì anh tiêu đồ lấy gì mà vẽ, chị báo vụ lấy gì mà đọc và tiếp theo là anh dẫn đường lấy gì mà dẫn.

Sắp tới kỷ niệm 40 năm ĐBP trên không, mời các bác đọc lại bài cũ:
http://vietbao.vn/Phong-su/Vach-nhieu-tim-thu-ha-ngao-op-B52/70107581/262/
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM