Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:43:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398180 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #360 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2012, 01:40:47 pm »


Thi thoảng được nghe lại trên đài phát thanh những ca khúc của một thời như" Rộn ràng tung cánh bay, phi đội ta xuất kích.." hay là " Anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc Hà tây...".Thật nhớ làm sao 1 thời đạn bom, máy bay ta, máy bay nó thuở nào...
Trẻ con sống thời đó, trở lên dạn dĩ hơn lên thì phải. Còi báo yên đã vang lên mà vẫn tranh cãi chưa xong trận này "Nó" là con ma hay thần sấm (F105).
Hoặc bằng "Trực quan" để phân biệt các loại pháo phòng không. Đạn nổ chụm 5 bông khói gọi là "Tiểu cao(?)" còn 1 bông khói lớn hơn chút gọi là "Trung cao(?)". Sau này, chẳng thấy ai gọi như vậy nữa, nên cũng chả biết hồi ấy bộ đội phòng không bắn bằng loại pháo gì Huh
Phấn khích nhất phải là lúc máy bay Mỹ cháy, phi công nhảy dù. Xem dù đỏ hay nửa trắng nửa đỏ để tranh cãi "Thằng" phi công này cấp bậc gì? . Ôi! Một thời không dễ quên.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #361 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2012, 01:54:25 pm »

Trong lúc chờ bác phicongtiemkich xuất kích, các bác cho hỏi:

1/ Nguyên lý hoạt động của máy đo độ cao và máy đo tốc độ máy bay nói chung và ở mig21 nói riêng? Nó có chỉ sai bao giờ không?

2/ Trần bay của 1 loại máy bay nói chung và của mig 21 nói riêng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao ở mig21 là 19000m(?) mà không phải là 15000 hoặc 25000m?
Logged

vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #362 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2012, 07:18:40 pm »


Thi thoảng được nghe lại trên đài phát thanh những ca khúc của một thời như" Rộn ràng tung cánh bay, phi đội ta xuất kích.." hay là " Anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc Hà tây...".Thật nhớ làm sao 1 thời đạn bom, máy bay ta, máy bay nó thuở nào...
Trẻ con sống thời đó, trở lên dạn dĩ hơn lên thì phải. Còi báo yên đã vang lên mà vẫn tranh cãi chưa xong trận này "Nó" là con ma hay thần sấm (F105).
Hoặc bằng "Trực quan" để phân biệt các loại pháo phòng không. Đạn nổ chụm 5 bông khói gọi là "Tiểu cao(?)" còn 1 bông khói lớn hơn chút gọi là "Trung cao(?)". Sau này, chẳng thấy ai gọi như vậy nữa, nên cũng chả biết hồi ấy bộ đội phòng không bắn bằng loại pháo gì Huh
Phấn khích nhất phải là lúc máy bay Mỹ cháy, phi công nhảy dù. Xem dù đỏ hay nửa trắng nửa đỏ để tranh cãi "Thằng" phi công này cấp bậc gì? . Ôi! Một thời không dễ quên.
Chào Bác tuanb5, thời anh em mình còn nhỏ khi đi sơ tán về các vùng quê tránh máy bay Mỹ, khi máy bay đến đánh phá thường hay nhìn xem pháo ta bắn lại máy bay Mỹ. Khi nhìn lên trời chỉ thấy các đụn khói trắng, em cũng chả để ý là 5 bông hay 1 bông nữa. Nhưng sau này đi lính lại rơi đúng vào đơn vị pháo cao xạ 37mm, cái loại bông khói có 5 đụn màu trắng ấy chắc chắn là khói của đạn pháo phòng không loại 37mm rồi, vì mỗi kẹp đạn 37mm có 5 viên một kẹp, do pháo thủ số 5 làm nhiệm vụ lắp khi bắn mà. Hóng chuyện tí khi Bác chủ đi vắng, chúc Bác khỏe nhé.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #363 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2012, 08:38:17 pm »

Ít khi thấy được 5 viên nổ riêng 1 cụm vì thường cao xạ bố trí theo đại đội 4 khẩu 1 trận địa và khi bắn thường bắn đồng loạt về mục tiêu. 37, 57 thường có khói màu trắng còn những loại lớn hơn như 88, 90, 100 thường có khói màu đen.
Logged

lucpet-abc
Thành viên
*
Bài viết: 167


« Trả lời #364 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2012, 09:05:55 pm »



 Xem cao xạ bắn ban đêm mới sướng .
  Từng dây từng dây  đạn lửa 5 viên đỏ lừ , từ nhiều hướng lừ lừ nối đuôi nhau bay lên trời phía mục tiêu - chỉ nghe tiếng máy bay chẳng bao giờ nhìn thấy nó cả , trừ khi bị trúng đạn  cháy đùng đùng .
 Dây đạn tắt lửa 1 cái , là chớp nhằng nhằng nhằng ... rồi mới nghe  Ùng Ùng Ùng Ùng Ùng   Đạn nổ .
 Một lát sau mảnh rơi xuống rào rào nếu nó nổ trên đầu - rụt cổ chạy trối chết  vào nhà vào hầm  rồi ăn ... quật
Logged
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #365 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2012, 09:48:57 pm »



 Xem cao xạ bắn ban đêm mới sướng .
  Từng dây từng dây  đạn lửa 5 viên đỏ lừ , từ nhiều hướng lừ lừ nối đuôi nhau bay lên trời phía mục tiêu - chỉ nghe tiếng máy bay chẳng bao giờ nhìn thấy nó cả , trừ khi bị trúng đạn  cháy đùng đùng .
 Dây đạn tắt lửa 1 cái , là chớp nhằng nhằng nhằng ... rồi mới nghe  Ùng Ùng Ùng Ùng Ùng   Đạn nổ .
 Một lát sau mảnh rơi xuống rào rào nếu nó nổ trên đầu - rụt cổ chạy trối chết  vào nhà vào hầm  rồi ăn ... quật
@lucpet-abc, hì..hì, nhớ làm sao cái thời những năm 60-70 ấy. Thế mà nay anh em mình đều đã ngoài 50 tuổi cả rồi. Những người cha, người mẹ đét vào mông ta khi xem máy bay cũng đã là những người thiên cổ cả rồi.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #366 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2012, 10:43:09 pm »

 Cám ơn tất cả các đồng đội đã cung cấp bổ sung cho tôi những tư liệu rất quý giá về một thời để nhớ.
 Vào cái ngày 16 tháng 4 năm 1972, khi mà tên lửa phòng không bắn trắng trời mà không rơi chiếc B-52 nào ở khu vực Hải Phòng thì lực lượng MiG-21 chúng tôi cũng chịu những tổn thất đáng kể : ba anh Nguyễn Hồng Mỹ, Lê Khương và Dương Đình Nghi đã phải nhảy dù trong các trận không chiến trong ngày hôm đó.
 Kết thúc chiến tranh được 2 năm thì tôi được cử đi học. Tôi không có điều kiện tham dự chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhưng đến tháng 2 năm 1979 thì tôi được cử làm Đại diện Không quân tại Sở chỉ huy của Quân khu 1. Rồi tướng Đàm Quang Trung - Tư lệnh Quân khu gọi tôi lên Sở chỉ huy và giao nhiệm cụ cho tôi đến Quân đoàn 5 ( của tướng Hoàng Đan ) trực tiếp phối hợp cho các trận đánh. Tôi xin phép về Trung đoàn chuẩn bị mọi mặt cho chu đáo rồi sẽ đi ngay.
 Sau khi báo cáo Trung đoàn xong, tổ của tôi gồm 12 người, trang bị mỗi người 1 khẩu AK, 3 băng đạn ( tôi thì còn giắt thêm 1 khẩu K-59 vào lưng nữa ), 200 quả lựu đạn phòng thủ, 1 ô-tô tải chở xăng dầu, máy nổ, gạo, nước, củi đóm ..., 1 xe P-839 để chỉ huy dẫn dắt máy bay. Tất cả rời Kép nhằm hướng Lạng Sơn thẳng tiến.
 Từ năm 1968 đến năm 1972 thì tôi chiến đấu với tư cách một người lính bay. Còn lần này thì lại tham gia với tư cách chỉ huy từ mặt đất, mà hơn một tháng trời cũng lụi cụi không khác gì một anh lính bộ binh.
 Càng gần biên giới thì không khí càng căng thẳng. Dân sơ tán chạy về xuôi rất nhiều. Già trẻ, gái trai, cha con, anh em, vợ chồng ... gồng gánh, xua trâu bò, lợn gà ... lếch thếch dọc đường. Tôi lại nhớ đến cảnh ngày xưa mẹ tôi chạy tản cư khi giặc Pháp càn, cũng đèo bòng, gồng gánh nhếch nhác, lo âu, sợ sệt như thế này, nước mắt cứ chực trào ra. Dân mình khổ quá. Lịch sử 4000 năm dựng nước, giũ nước có biết bao phen chìm nổi trong khói lửa binh đao như thế này. Sự hy sinh suốt ngần ấy năm lớn lao biết chừng nào. Mỗi tấc đất trên quê hương này thấm biết bao mồ hôi, máu xương của cha ông. Càng tận mắt chứng kiến những cảnh xảy ra trong chiến tranh bao nhiêu, càng thấy trách nhiệm của mình nặng nề bấy nhiêu. Bằng mọi giá phải giữ vững đất nước mình, không thể để bất kể bàn tay xâm lược nào chạm vào nó được.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #367 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2012, 01:27:21 am »

Tiếp chuyện mấy anh vào bàn về cao xạ vốn là nghề của Huyphong trước khi đi học làm chiến sĩ lái Cool

Hoặc bằng "Trực quan" để phân biệt các loại pháo phòng không. Đạn nổ chụm 5 bông khói gọi là "Tiểu cao(?)" còn 1 bông khói lớn hơn chút gọi là "Trung cao(?)". Sau này, chẳng thấy ai gọi như vậy nữa, nên cũng chả biết hồi ấy bộ đội phòng không bắn bằng loại pháo gì Huh

Ít khi thấy được 5 viên nổ riêng 1 cụm vì thường cao xạ bố trí theo đại đội 4 khẩu 1 trận địa và khi bắn thường bắn đồng loạt về mục tiêu. 37, 57 thường có khói màu trắng còn những loại lớn hơn như 88, 90, 100 thường có khói màu đen.
Tiểu cao, trung cao là phân loại cũ của các loại pháo cao xạ của ta. Pháo tiểu cao dùng cho các loại pháo từ 57 trở xuống, còn trung cao là pháo từ 75 trở lên (88, 90, 100 li).

Biên chế chuẩn mỗi đại đội pháo tiểu cao có từ 6 tới 8 khẩu đội, còn đại đội pháo trung cao có 4 khẩu đội. Trường hợp thấy đạn nổ chụm đồng loạt thường là trong quá trình toàn bộ pháo trong đại đội bắn từng loạt để chỉnh qui không hoặc bắn bằng phần tử tổng hợp từ máy chỉ huy, và cũng chỉ có ở các pháo cao xạ bắn bằng máy chỉ huy cỡ nòng từ 57 li trở lên. Tùy độ cao cắt ngòi mà chùm đạn nổ chụm trên cao của pháo trung cao trông sẽ giống 1 bông khói hoặc nhiều bông khói. Đối với pháo 57 không có cắt ngòi đạn, chùm đạn sẽ nổ chụm khi tới tầm tự hủy của đạn.

Chào Bác tuanb5, thời anh em mình còn nhỏ khi đi sơ tán về các vùng quê tránh máy bay Mỹ, khi máy bay đến đánh phá thường hay nhìn xem pháo ta bắn lại máy bay Mỹ. Khi nhìn lên trời chỉ thấy các đụn khói trắng, em cũng chả để ý là 5 bông hay 1 bông nữa. Nhưng sau này đi lính lại rơi đúng vào đơn vị pháo cao xạ 37mm, cái loại bông khói có 5 đụn màu trắng ấy chắc chắn là khói của đạn pháo phòng không loại 37mm rồi, vì mỗi kẹp đạn 37mm có 5 viên một kẹp, do pháo thủ số 5 làm nhiệm vụ lắp khi bắn mà. Hóng chuyện tí khi Bác chủ đi vắng, chúc Bác khỏe nhé.
Anh vanson307 chắc từng ở 1 đơn vị phòng không lục quân hoặc phòng không địa phương được trang bị pháo 37 M1939 61.K. Nếu là pháo này, khi điểm xạ ngắn nguyên kẹp thì loạt nổ sẽ không chụm do pháo rung và tầm hủy đạn không đều
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #368 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2012, 01:37:42 am »

Trong lúc chờ bác phicongtiemkich xuất kích, các bác cho hỏi:

1/ Nguyên lý hoạt động của máy đo độ cao và máy đo tốc độ máy bay nói chung và ở mig21 nói riêng? Nó có chỉ sai bao giờ không?
Nguyên lí đo bằng so sánh khí áp động và khí áp tĩnh thu từ cần không tốc và cổng khí áp tĩnh. Nó có thể tạo sai số do nhiều nguyên nhân như tắc ống lưu, hỏng cần không tốc hoặc cổng tĩnh, hay trường hợp nén khí áp khi vượt bức tường âm thanh (làm sai số đo độ cao khí áp)

Trích dẫn
2/ Trần bay của 1 loại máy bay nói chung và của mig 21 nói riêng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao ở mig21 là 19000m(?) mà không phải là 15000 hoặc 25000m?
Trần bay phụ thuộc vào công suất đẩy của động cơ và tải trọng mang của máy bay trong các điều kiện vận hành qui chuẩn.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #369 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2012, 01:56:07 am »

  Kết thúc chiến tranh được 2 năm thì tôi được cử đi học. Tôi không có điều kiện tham dự chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhưng đến tháng 2 năm 1979 thì tôi được cử làm Đại diện Không quân tại Sở chỉ huy của Quân khu 1. Rồi tướng Đàm Quang Trung - Tư lệnh Quân khu gọi tôi lên Sở chỉ huy và giao nhiệm cụ cho tôi đến Quân đoàn 5 ( của tướng Hoàng Đan ) trực tiếp phối hợp cho các trận đánh. Tôi xin phép về Trung đoàn chuẩn bị mọi mặt cho chu đáo rồi sẽ đi ngay.
 Sau khi báo cáo Trung đoàn xong, tổ của tôi gồm 12 người, trang bị mỗi người 1 khẩu AK, 3 băng đạn ( tôi thì còn giắt thêm 1 khẩu K-59 vào lưng nữa ), 200 quả lựu đạn phòng thủ, 1 ô-tô tải chở xăng dầu, máy nổ, gạo, nước, củi đóm ..., 1 xe P-839 để chỉ huy dẫn dắt máy bay. Tất cả rời Kép nhằm hướng Lạng Sơn thẳng tiến.
 Từ năm 1968 đến năm 1972 thì tôi chiến đấu với tư cách một người lính bay. Còn lần này thì lại tham gia với tư cách chỉ huy từ mặt đất, mà hơn một tháng trời cũng lụi cụi không khác gì một anh lính bộ binh.
Đi hiệp đồng như này chắc tổ của anh Phicôngtiêmkích ngồi ngay tại SCH quân đoàn để dẫn trên bàn tròn qua xe đài đối không R-839. Xe đối không tiền phương này được chế từ xe U oát 452 nên rất gọn nhẹ, không như mấy cái xe R-824M trên khung Zil-157 cồng kềnh nằm ở sân bay căn cứ.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM