Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:24:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398239 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #340 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2012, 09:06:19 pm »

 Cám ơn lời chúc của Sonviet. Mình sẽ cố giữ sức, nhưng con người trải dài theo năm tháng, sức khỏe cũng xuôi dần theo. Tuổi tác thì bây giờ đã sang bên kia dốc của cuộc đời rồi. Đồ thị sức khỏe cũng đang đi xuống, không cưỡng lại nổi quy luật chung của tạo hóa. Có điều, cố gắng cho đồ thị không xuống gấp quá mà chỉ thoải thôi. Cái vòng "Sinh lão bệnh tử" ai mà tránh được đâu. Đúng không Sonviet ?
 Trở lại chuyện của "Chiến dịch 12 ngày đêm". Trong chiến dịch ấy, ngày 27, anh Trần Việt bắn rơi 1 chiếc F-4, đêm hôm đó, anh Phạm Tuân hạ 1 "pháo đài bay" B-52, ngày 28, anh Hoàng Tam Hùng bắn cháy 2 chiếc của Không lực Hoa Kỳ. Đêm 28, anh Vũ Xuân Thiều tiêu diệt 1 "pháo đài bất khả xâm phạm" B-52. Đêm 29, anh Bùi Doãn Độ thiêu cháy 1 chiếc F-4. Hai phi công của ta hy sinh anh dũng trước ngưỡng cửa bình minh - trước khi chiến tranh kết thúc là anh Vũ Xuân Thiêu và Hoàng Tam Hùng. Anh Vũ Xuân Thiều đã được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Còn anh Hoàng Tam Hùng, theo tôi biết, nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" này, cũng đang đề nghị nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho anh.
 Vào một ngày của những năm 90, chúng tôi lại có dịp gặp lại người yêu của anh Hoàng Tam Hùng. Chúng tôi ngồi ôn lại biết bao nhiêu chuyện của thời chiến tranh, biết bao chuyện vui buồn... Biết bao nhiêu kỷ niệm lại được nhắc lại, náo động trong suốt buổi gặp. Chia tay, tôi có viết bài "Khoảng trời nỗi nhớ" như sau :
 Em đến với chúng tôi
 Giữa trưa
 Không gian yên tĩnh lạ
 Với cái nắng mùa Thu "rám trái bòng"
 Sắc trời thăm thẳm một thinh không
 Với kho tàng kỷ niệm
 Về chiến tranh
 Đã mấy ai trong cuộc sống thanh bình
 Ôn lại thời quá vãng
 Cay đắng, giận hờn, hân hoan ... ngỡ đi vào quên lãng
 Bỗng thổi bùng trưa nay
 Cám ơn em đến với chúng tôi đây
 Với từng đồng đội
 Với những nỗi gian truân
 Với những gì nông nổi
 Chỉ xảy ra ... vào thở ngày xưa !

 Còn bây giờ
 Thoắt nắng
 Thoắt mưa
 Gánh gió, leo mây, bán giời bằng văn tự
 Cái thưở bao điều kiêng cữ
 Còn đâu !

 Cám ơn em đã khơi lại nỗi đau
 Cho mắt lại một lần rưng lệ
 Những bạn lứa nơi chân trời góc bể
 Hẳn cũng mỉm cười bằng an

 Rồi em về
 Chống chếnh không gian
 Làn gió chao nghiêng khoảng trời - nỗi nhớ
 Lòng những xốn xang câu ca quan họ
 "Người ơi ! ... Người ở !..."
 Cánh chim quê đã chìm khuất chân trời !
Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #341 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2012, 09:29:48 pm »


Cám ơn anh phicongtiemkich về bài thơ hay và cảm động.

Những câu thơ nghe như vô lý, vì sao người yêu của anh phi công xưa "khơi lại nỗi đau", để đồng đội anh "mắt lại một lần rưng lệ" (đã khóc nhiều lắm rồi)  mà lại được "cám ơn". Nhưng đến câu sau thì người đọc hiểu, vì nói về nỗi đau của người chiến sĩ hy sinh cuối 1972 ấy chính là sự đồng cảm, sự chia sẻ nên hẳn những người đâu đấy nơi "chân trời góc bể" cũng "mỉm cười bình an".

"Cánh chim quê đã chìm khuất chân trời !"
Câu thơ cuối man mác nỗi niềm mênh mang, chắc ngấm thật sâu vào lòng những người lính xưa.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #342 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2012, 10:23:12 pm »

     Những câu thơ đầy súc động đến nao lòng trong "Khoảng trời nỗi nhớ " của bác phi công tiêm kích . Đúng là người lính của bầu trời  vừa giỏi giang lại tài hoa và dũng mãnh . Được làm người chiến sĩ bay cũng là ước mơ xanh của tôi trong những năm học pt cấp 3. Tiếc rằng đến vòng tuyển thứ 2 ở bệnh viện quân chủng thì tôi bị loại . Vùng trời của Hữu Mai ,Một người chân chính văn học Nga , cùng bài hát chuyến bay đêm " Từ trong không gian xa xôi ,bạn ơi ..." Luôn là ước mơ bùng cháy trong nhóm bạn học tôi ngày nào  . Dù cũng biết rằng nếu là phi công lái máy bay chiến đấu cũng có thể bạn bị bắn hạ .
       Với bác phi công tiêm kích sau vừa tròn bốn mươi năm trận không chiến mười hai ngày đêm . Trải lòng với những vần thơ hay , ý thơ đẹp .Dưới cái nắng mùa thu nắng vàng tuy không gay gắt song cũng làm rám trái bòng được gặp lại em -người bạn gái của đồng đội năm xưa nay đã hy sinh ,làm bùng cháy nỗi nhớ nhung tiếc thương và sự thông cảm . Mênh mang như những vần thơ ,trao nghiêng như những ngọn gió ,xốn xang như câu quan họ . Và cánh chim như linh hồn của người đã khuất cũng đến với ta luôn song hành cùng thời gian ,với những cánh bay ...
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2012, 08:53:38 am gửi bởi huonghn76 » Logged
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #343 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2012, 11:09:11 am »

Rất chân thành cảm ơn bác phi công tiêm kích đã gửi tặng sách. Thật sự cháu rất hạnh phúc, càng hạnh phúc hơn khi biết mình được làm quen với dịch giả của "Tiêm kích sống bằng chiến trận" và "Những phi đội bay về phía Tây".
Như vậy, có thể tóm gọn lại câu chuyện những ngày năm 1972 của bác là những ngày bi tráng nhất. 9 người của đoàn bay 24 người hi sinh thì có đến 6 người hi sinh năm 72. Những ngày đó đế quốc Mĩ đã dùng rất nhiều thủ đoạn đê hèn, thâm độc.
Việc có ngày chuyển cấp 11 lần, xuất kích 4 lần để đánh trả và phòng tránh sự truy đuổi của máy bay Mĩ thì quả là khủng khiếp!
À, bác có thể cho cháu biết rõ hơn về nguyên nhân hi sinh của các phi công ta trong giai đoạn 4/1972 được chứ ạ? Đặc biệt là ngày 16, máy bay B-52 đánh nát thành phố Hải phòng, 238 tên lửa đánh hàng chục quả đạn chỉ bắn rơi 1 B-52. Vậy còn không quân của các bác thì sao ạ?
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #344 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2012, 02:57:56 pm »

Rất chân thành cảm ơn bác phi công tiêm kích đã gửi tặng sách. Thật sự cháu rất hạnh phúc, càng hạnh phúc hơn khi biết mình được làm quen với dịch giả của "Tiêm kích sống bằng chiến trận" và "Những phi đội bay về phía Tây".

Đề nghị số hóa đưa lên VMH gấp!
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #345 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2012, 03:04:43 pm »

Ngày 27 tháng 12 năm 1972 anh Trần Việt bắn rơi tại chỗ 1 F-4 vào buổi chiều.
Đối chiếu nguồn tư liệu của đối phương thì đấy là F-4E 67-2092 thuộc phi đội chiến thuật số 13 (13TFS/432 TRW) đóng ở căn cứ Udorn, Thái Lan, do 2 phi công Mỹ thuộc tổ bay mật danh Desoto03: thiếu tá Carl.H.Jeffcoat (ảnh dưới)

và trung úy Jack.L.Trimble (ảnh dưới)

 điều khiển và họ đều còn sống sót và bị bắt làm tù binh.
Theo lời Jack.L.Trimble kể lại thì ban đầu họ chưa biết bị bắn rơi do MiG, chứng tỏ ta giữ được bí mật, tiếp cận rất nhanh và dứt điểm gọn.

Trước trận của anh Trần Việt một chút trong cùng ngày 27 thì anh Dương Bá Kháng (bay số 2 cho anh Đỗ Văn Lanh) cũng bắn rơi 1 F-4 bằng phát đạn tên lửa đối không thứ 2. Đây là F-4E 67-0234 mật danh Vega 02 do 2 phi công Mỹ John W.Anderson và Brian H.Ward thuộc phi đội 4 không đoàn 432 đóng căn cứ ở Udorn điều khiển, cả 2 đều bị bắt làm tù binh. Chiếc này đang bay phi vụ MiGCAP và bay khá thấp (300 - 500 feet) thì bị bắn rơi.

Trận ngày 28 tháng 12 của 2 anh Lê Văn Kiền (số 1) - Hoàng Tam Hùng (số 2):
- Chiếc RA-5C 156633 bị anh Hoàng Tam Hùng bắn cháy và rơi ngoài biển. Nó thuộc không đoàn 14 trên tàu sân bay Enterprise. Dù cố bay ra phía biển nhưng 2 phi công không thoát: một bị bắt làm tù binh và một chết. Chiếc F-4 mà anh Hùng bắn cháy thì Mỹ không công nhận và cũng có khả năng chỉ bị thương không rơi tại chỗ.
- Theo phi công John Dubler bay chiếc F-4D mật danh List01 không chiến trận này thuật lại : Anh Hoàng Tam Hùng bị 2 chiếc F-4D (List01 và List02) liên tiếp bắn 4 phát AIM-7. Tốp F-4D này thuộc phi đội 555 không đoàn 432 đóng ở căn cứ Udorn. Anh Hùng vẫn nhảy dù được nhưng tiếp đất đã hy sinh. Trận này 2  MiG-21 của ta không chiến với 8 F-4 của Mỹ.
Logged
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #346 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2012, 06:42:00 am »

Bí mật gì cơ chứ ạ? Bác nào có thể giải thích việc bị bắn hạ bằng Mig-21 và SAM-2 thì cái nào nhục hơn cho em được chứ ạ?
Quả SAM-2 lừng lững như cái cột điện, lao vào người mình với lại quả R-3 lao vào thì SAM-2 nguy hiểm hơn chứ nhỉ?
Còn hai cuốn sách kia thì em sẽ cố gắng số hóa!
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #347 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2012, 07:23:32 am »

Bí mật gì cơ chứ ạ? Bác nào có thể giải thích việc bị bắn hạ bằng Mig-21 và SAM-2 thì cái nào nhục hơn cho em được chứ ạ?
Quả SAM-2 lừng lững như cái cột điện, lao vào người mình với lại quả R-3 lao vào thì SAM-2 nguy hiểm hơn chứ nhỉ?
Còn hai cuốn sách kia thì em sẽ cố gắng số hóa!

SAM 2 lúc đó vẫn còn là vũ khí phòng không chủ lực của Liên Xô (C125 chưa kịp thay thế hết), cũng là vũ khi phòng không chủ lực của cả các nước đông Âu và nhiều nước khác nữa. Thung lũng sông Hồng lại nổi tiếng từ trước có mật độ hỏa lực dày đặc, là "tọa độ lửa" nên có bị rơi cũng ... đương nhiên vậy không xấu hổ! Còn nếu bị Mig bắn ấy thì vốn dĩ có không quân hùng mạnh nhất thế giới (bằng mấy nước đại gia tây Âu cộng lại) đối phó với mấy cái Mig ngo ngoe còn sót lại mà không nổi thì có nhục không?

Giải thích rồi đấy. Bây giờ thì bác số hóa đi. Nếu bác ở HN thì để em giúp 1 tay có được không?
Logged

tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #348 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2012, 12:47:51 pm »

...
 Tôi ngồi rất lâu, lòng không sao tĩnh nổi. Không lấy gì cân đo cho được những mất mát, đau thương. Không lấy gì so sánh được những tháng ngày gian nan ...
 Hai lăm, hai sáu tuổi đầu, chúng tôi cũng đã kịp xông pha, lăn lộn, vượt qua được lò lửa chiến tranh để cứng cáp, già dặn. Tôi biết rằng, đời mình phải gắn chặt duyên nợ với bầu trời.
 Nhìn lên đó, tôi ngỡ rằng, đời tôi thử lửa với cuộc chiến thế là đủ. Từ nay tôi có thể thoát được nó, sống yên bình, không còn nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ, không còn thấy những cột khói lửa bốc cao, không còn thấy những cảnh đổ nát hoang tàn, không còn thấy những tiếng khóc gào, không còn thấy cảnh xác chết vương vãi khắp nơi nữa ... Nhưng tôi đã lầm !.

Sau 1972, miền Nam chiến tranh vẫn còn ác liệt.
Rồi tiếp đến, chiến tranh biên giới Tây - Nam bùng phát.
Những cánh bay của không quân Việt nam lại sẵn sàng bước vào trận với đối tượng tác chiến mới. Đọc đoạn trích, tôi cứ suy đoán sắp tới mọi người sẽ được biết thêm về những trận không tập của ta ở chiến trường miền Nam. Hoặc biên giới Tây - Nam, đúng không bác?
Nhưng từ không chiến chuyển sang không tập chắc chắn mất nhiều công sức,thời gian lắm.
Mọi người rất mong chờ những dòng hồi ức của bác.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #349 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2012, 04:32:45 pm »

Rất tiếc là tự truyện "Tôi từng là phi công tiêm kích" của bác ấy lại không nói nhiều đến chuyện này. Cũng có thể là bị cắt.
Nhưng bù lại, có nhiều vụ rất thú vị: Như ném bom sát hại cả sư đoàn 312, phản công chiếm lại đảo Trần bị hải quân địch đánh úp!
Nói chung, thời chiến hay thời bình, người lính vẫn luôn cảnh giác
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM