Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:28:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398215 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #300 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2012, 05:59:20 am »

Sau này, chính họ đã công nhận và bấy giờ chúng ta cũng công bố chiến công ấy cho anh Vũ Đình Rạng, altus ạ !

Dạ, thế chú có thông tin chi tiết phía Mỹ đã công nhận chiến công này của bác Vũ Đình Rạng khi nào, trong hoàn cảnh nào, và chi tiết thế nào không ạ? Cháu rất cảm ơn chú ạ.
Logged
Tookies
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #301 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2012, 10:06:32 pm »

Sau này, chính họ đã công nhận và bấy giờ chúng ta cũng công bố chiến công ấy cho anh Vũ Đình Rạng, altus ạ !

Dạ, thế chú có thông tin chi tiết phía Mỹ đã công nhận chiến công này của bác Vũ Đình Rạng khi nào, trong hoàn cảnh nào, và chi tiết thế nào không ạ? Cháu rất cảm ơn chú ạ.
Mời bác Altus tìm chỉ dẫn G072 hay 20 November 1971 ở đây rồi phát triển tiếp sự kiện. Chán kiểu đánh đố trong khi cách tìm rất đơn giản của nhiều thành viên.

http://www.angelfire.com/home/laoslist/listG.html
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2012, 10:30:01 pm gửi bởi Tookies » Logged

altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #302 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 12:47:37 am »

Cảm ơn bác Tookies đã cho thông tin. Thế có phải ý bác là ông thiếu tá Frank Aldon Gould bị mất tích ngày 20/11/1971, sau đấy lại về lại đơn vị và đến 21/12/1972 lại bị bắn rơi lần nữa, lại bị mất tích lần nữa không ạ?
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #303 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 04:59:06 pm »

Chuyện 2 ông Gould kia là 2 hay là 1 thì đúng như bác Altus dẫn - chưa xác đinh rõ. Còn chuyện bác Rạng bắn trúng thì chắc rồi, bị thương bỏ nhiệm vụ quay về và ảnh hưởng đến kế hoạch của KQ Mỹ thì có.
Ở trận đánh này, theo tài liệu đã công bố thì có một số đặc điểm:
- Do nghi binh tốt (một phần nhờ bác Hoàng Biểu bay trước) chọn đường bay chuẩn mà giúp bác Rạng gây được bất ngờ;
- Dẫn đường tốt nên khi cho bật radar vũ khí thì phát hiện mục tiêu ngay; Cho bật radar vũ khí khi chỉ còn cách tốp mục tiêu khoảng 1 phút bay (15 km, tốc độ máy bay khi ấy khoảng 950 km/h đang ở thấp hơn B-52 khoảng <= 500 m); Và thực tế như bác Rạng tường thuật lại là đủ để radar bắt được mục tiêu sau gần 45 giây, khóa mục tiêu bằng radar ở cự ly 5 km và tăng tốc độ lên 1400 km/h, chỉnh thông số đường bay cho chuẩn, vào bán cầu sau B-52, đến tầm phóng hiệu quả dưới 2500 m, phóng và thoát ly ngay.
- Chọn bắn chiếc đi đầu trong tốp là chính xác vì có đủ thời gian lấy bằng cao độ mục tiêu chỉnh đường ngắm (khóa) để phóng đạn tốt hơn;
- Tất cả từ lúc bật radar phát hiện mục tiêu mà không bị nhiễu (20h57p) và bắn xong thoát ly ngay báo cáo về (20h58p) chỉ xảy ra trong vòng 1 phút, thao tác kỹ-chiến thuật của phi công phải hết sức thuần thục mới có thể hoàn thành một khối lượng công việc trong khoảng thời gian ngắn như vậy;
- Khi thoát ly thì thoát ly lên cao nên phát hiện thêm một chiếc nữa (thuộc tốp đi trước? và gián cách các tốp khá xa nên chiếc đầu bị bắn nhưng các chiếc khác trong tốp và các tốp khác không biết?) có bật đèn trên lưng nên công kích lần 2, lần này dùng máy ngắm quang học chứ không phải radar, bổ nhào phóng nốt quả thứ 2 cũng trong phạm vi phóng hiệu quả là 2000 m (không biết kết quả) xong thoát ly hẳn về hạ cánh tại sân bay xuất kích.

Vấn đề còn lại là uy lực của đạn R-3S đối với máy bay cỡ lớn 8 động cơ như B-52. Cỡ nào, số lượng nào mới làm nó rơi tại chỗ, hay đảm bảo sẽ rơi. Ngay đối với đạn SAM-2 mà thường một chiếc rơi tại chỗ cũng phải bị dính vài quả đạn thì xác suất tiêu diệt mới cao.

Giá mà Mig-21 của KQ ta hồi đó có loại trang bị 4 tên lửa thì hay. Theo như bác phicongtiemkich cho biết thì hồi đó vẫn chưa trang bị, đáng tiếc!
Logged
vuthang21193
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #304 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 05:36:53 pm »

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=-zu6l39_tXc" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=-zu6l39_tXc</a>
cháu có làm 1 clip về các chú,các bác ngày xưa,hi vọng các bác có thể thấy được đồng đội của mình ở trong clip của cháu ^^
các bác nên xem ở chế độ HD 720P(vào hình bánh răng trên clip để chọn),hình ảnh sẽ nét hơn,cháu cảm ơn các bác:)
Logged
vuthang21193
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #305 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 05:46:44 pm »

Chào bác phicôngtiêmkích.
Thời kỳ Hoa kỳ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại  bằng không quân lên Miền Bắc nước ta, tôi còn nhỏ tuổi lắm, đang học cấp 1. Lúc ấy gia đình tôi ở gần Thị trấn Diễn (Từ liêm Hà nội ) Như mọi đứa trẻ cùng làng,tôi tới trường với nhiều buổi học đứt đoạn bởi nhũng hồi còi báo động rền rĩ .
 Chúng tôi phải làm quen vói giao thông hào, hầm chữ A và chiếc mũ rơm trước khi làm quen với kiến thức của nhà trường.
Nhưng trẻ con bao giờ cũng là ...trẻ con . Chiến tranh với bao âu lo dành cho người lớn, còn chúng tôi vẫn có vô khối trò nghịch ngợm , giải trí mà những đứa trẻ  thời sau không còn cơ hội thực hiện.
Một trong số các trò đó là ... xem máy bay ta bắn nhau với máy bay Mỹ.
Đầu têu là thằng Bình . Nó nhỉnh hơn tôi vài tuổi, học thì dốt nhưng khỏe và gan lì lắm. Nó hay dẫn chúng tôi đi đánh nhau với trẻ con xóm trong . Một hôm nó thông báo : Từ nay không xem cao xạ bắn máy bay nữa ( Cánh đồng làng có 1 trận địa pháo phòng không với rất nhiều trận thư hùng với máy bay Mỹ) Thấy chúng tôi ngồi yên, chưa hào hứng. Nó giải thích thêm : xem máy bay bắn nhau khoái hơn nhiều . Lại không  lo mảnh đạn cao xạ rơi. Thì đã là không chiến cao xạ phải nghỉ bắn, kẻo lầm phải máy bay ta thì sao ...
Tôi đã tận mắt chứng kiến 1 trận không chiến mà vẻ bi tráng còn hằn rõ trong đầu thằng bé chưa đầy 10 tuổi , kéo dài cho đến ngày hôm nay.
Đó là khoảng thời gian giữa năm 1967 ( Hoặc 1968 )
Chiều đó, trời trong xanh, nắng và rất nóng. Trận đánh xảy ra tầm 3 giờ chiều, Diễn biến không có gì đặc biệt so với những trận trước đó. Không có tiếng nổ lụp bụp nở ra những bông mây trắng nhỏ trên nền trời mà chỉ có tiếng gầm rú của động cơ. Máy bay của ta đầu bằng...Máy bay Mỹ đầu nhọn...Lúc ánh bạc trắng...Lúc lại đen sì..Chao nghiêng... Bổ nhào...
Thốt nhiên, mấy thằng bọn tôi co rúm người lại. Một tiếng rít lộng óc xẹt ngang như muốn ép dí chúng tôi xuống ruộng. Một chiếc MIG bay thật thấp, như không thể thấp hơn được nữa. Chưa bao giờ tôi được nhìn máy bay to đến thế. Tất cả còn đang choáng váng vì chưa hiểu sự tình,  thoáng chốc nó đã vòng trở lại, vẫn tiếng rít kinh hoàng ấy. Cả bọn không còn ngồi nữa mà quỳ hết xuống ,tròn mắt dõi theo chiếc máy bay. Tôi nhìn rõ cả màu sơn lá cờ và dãy số hiệu (Sau, thằng Bình còn quả quyết nó nhìn thấy rõ mặt phi công Huh ).
 Cơn hoảng loạn nhanh chóng trôi qua . Chúng tôi, dù toàn bé con cũng nhận thấy máy bay ta đang thất thế. Máy bay Mỹ nhiều tốp bay tầng trên đang như muốn chơi trò đuổi bắt. Thế rồi ít phút sau, 1 chiếc lao bổ xuống bắn. Chiếc MIG phụt khói, lao nhanh xuống cánh đồng, gần trạm máy kéo. Không có dù bung ra.
Nhiều người lớn đổ ra nơi chiếc máy bay rơi. Chúng tôi cũng phóng theo. Không thấy lửa nhưng khói từ bên trong vẫn tuôn ra mù mịt.
Một lát sau , có mấy ô tô quân đội lao đến...
Mọi người thương tiếc người liệt sĩ phi công khi đưa anh ra khỏi khoang lái. Có 1 bác đứng tuổi bảo: Tụi Mỹ nó muốn ép anh ấy bay vào Nam ...
Tháng 1 năm 1970, gia đình tôi chuyển nhà, không ở khu vực Diễn nữa. Cũng từ đó, tôi chưa 1 lần quay trở lại chốn cũ.
Thưa bác phicongtiemkich.
Thời gian đã quá lâu, hơn nữa khi câu chuyện xảy ra tôi lại quá bé nên tôi cũng không dám chủ quan cho rằng trí nhớ mình đúng hoàn toàn. Đọc bài của bác và mọi người ( đặc biệt bác huyphongssi ) trên topic này tôi rất thú vị và nó thôi thúc tôi viết lại mẩu hôi ức này. Qua đó, tôi cũng muốn các bác kiểm chứng giúp tôi sự kiện chiếc MIG 17 của ta bị bắn rơi. Tôi nhớ vị trí ấy cách đường 32 chỉ vài trăm m về phía nam, thuộc địa phận xã Mỹ đình huyện Từ liêm. Xin cám ơn các bác.

có lẽ trận đánh mà bác chứng kiến là trận mà 1 chiếc F8E xuất kích từ tsb Oriskany đã hạ 1 chiếc mig,họ ghi rõ là chiếc mig bay sát mặt đất để trốn nhưng vẫn bị F8 phát hiện và bắn 1 phát AIm 9 trúng đích,chiếc mig cuộn khói lao thẳng xuống cánh đồng,cháu đọc trong cuốn "Những trận không kích của mỹ vào BẮc Việt nam" có đề cập tới trận này,do sách dài nên cháu không tiện trích dẫn Smiley
Bác có thể đọc đầy đủ tại đây,sách viết khá khách quan
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1140.0
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #306 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 10:19:42 pm »

Rất cám ơn bạn vuthang21193 .Tôi đã vào đọc bài theo chỉ dẫn của bạn và post sang đây để mọi người cùng đọc.
Rất mong bác phi công tiêm kich và các bác khác, có tài liệu xác đinh đây có chính là chiếc MIG17 bị rơi tại đia phận Diễn ( xã Mỹ Đình- Từ liêm ) mà hồi nhỏ tôi từng chứng kiến. Nếu có thông tin về người phi công đó thì càng tốt ( Với tôi và rất nhiều người anh ấy là 1 anh hùng )
...
  Ngày 20 tháng 5 năm 1967 Mig lại xuất hiện rất nhiều. Hai phi đội F-4 Migcap B và T hộ tống F-l05 nhìn thấy 2 nhóm lớn Mig-17, một ở bên phải và một ở bên trái. F-4 tách ra, tấn công hai nhóm Mig. Mig sử dụng chiến thuật mới, tạo lập hai "bánh xe", ở cao độ 1000 và 5000 feets (300m-1600m). Hai "bánh xe" xích lại gần nhau, trận đánh trở thành một quả bóng lông với F-4 nhào xuống lại kéo lên cố gắng phá vỡ bánh xe bằng tên lửa (đây là F-4 của Phi đoàn 8 TFW không mang cannon pod).

  Mig rất quyết liệt; một Mig-17 lại gần và bắn trúng T 2. F-4 bùng thành đám lửa, cánh phải và đuôi rơi ra, tổ bay nhảy dù. F-4 vội bay vọt lên để chuẩn bị bổ nhào tiến công (không có tên lửa trong khu chiến). F-4 cũng sử dụng chiến thuật mới: một cặp F-4 rời trận đánh rồi quay lại ở độ cao thấp, phía dưới "bánh xe" thấp.

  Sử dụng chiến thuật này, B1 và T3 mỗi người hạ một Mig bằng Sidewinder, T1 bắn rơi 1 Mig bằng Sparow. Khi trận chiến kết thúc và các phi công đang rút đi, T 1 thấy một chiếc Mig-17 đơn lẻ, bay rất thấp trong khu vực, rõ ràng là chiếc chỉ huy của "Bánh xe". T 1 lượn ra vẻ như bay đi, rồi ngoặt lại, và sau một cuộc rượt bắt ngắn ngủi ở độ cao cực thấp đã bắn rơi nó bằng một Aim-9b, tiêu diệt chiếc thứ hai trong ngày. Một phi công F-4 trong cuộc chạm trán này từng bay trong Chiến dịch Bolo khi đề cập về sự quyết liệt của phi công Mig-17 đã nói, Mig-21 trong ngày 2 tháng 1 cũng không gặp phải vấn đề như những chiếc Mig này gặp ngày hôm nay" (Trong chiến dịch Bolo, ngày 2/1/1967 không quân Mỹ đã phục kích bắn rơi Mig-21 của ta ngay khi vừa rời đường băng chưa kịp xếp đội hình).
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #307 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2012, 10:38:04 pm »

Bác tuanb5 có thể xem thêm topic "Chiến tranh đường không trên bầu trời miền Bắc" của bạn chiangshan ở mục "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", bác tìm ngày 20 tháng 5 năm 1967, vì chủ topic đã làm rất chi tiết.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #308 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2012, 09:58:31 am »

Cám ơn bạn vuthang21193 đã cung cấp cho tôi clip về MiG-21 để tôi lại được gặp lại các phi công lớp đàn anh như Anh hùng Lưu Huy Chao, Lê Hải ... và các đồng đội cùng khóa như các anh Võ Xuân Quang, Anh hùng Vũ Xuân Thiều, Đỗ Văn Lanh...Thật cảm động !
 Các chuyến bay xuất kích đều là những chuyến bay cảm tử. Cuối tháng 2 năm 1972, Đại đội phó đại đội bay đêm Hoàng Biểu đã có chuyến bay như vậy. Anh cơ động vào sân bay Vinh. Sân bay Vinh bấy giờ là sân bay đất với kích thước chiều dài 2000 m và chiều rộng là 30 m được lu, nền, được trang bị hệ thống đèn dạ hàng dã chiến ở hai bên đường băng rất thưa và có khi chỉ sáng được có một bên. Khi đi kiểm tra đường băng, Chính ủy Hoàng Phương nói với anh Phạm Ngọc Lan ( người chỉ huy ở Vinh ) rằng : "Hôm nay ta mở mặt trận Quảng Trị. Không quân ta phải bay vào đó. Đây là chuyến bay cảm tử. Bằng cách nào cũng phải cất cánh !".
Vì hai anh Phạm Ngọc Lan và Hoàng Biểu đều từng là những phi công bay đêm với nhau, từng hiểu nhau nên hiệp đồng giữa người trực chỉ huy và người trực chiến rất chóng vánh và chặt chẽ.
 Chế độ trực sẵn sàng chiến đấu tại sân bay Vinh là trực ngay dưới cánh máy bay, thời gian chưa có lệnh báo động chuyển cấp thì có thể nằm nghỉ ngay trên chiếc cáng cứu thương đặt cạnh máy bay. Gần 1h sáng thì có lệnh chuyển cấp. Máy bay của anh Hoàng Biểu được đeo 2 thùng dầu phụ, đường băng thì lại ngắn, cất cánh là một vấn đề nan giải, phải rất cố gắng và liều nhấc máy bay cho tách đất ở tốc độ nhỏ mới được. Hôm ấy trời rất xấu, tầm nhìn kém và mây xệ xuống thấp. Máy bay tách đất một cách khó nhọc, khi bay chưa đến độ cao thu càng thì đã chui vào mây. Sở chỉ huy lệnh cho anh lấy độ cao lên 8000m ( thông thường là phải đi rất thấp và phải giữ bí mật liên lạc qua đối không, nhưng lần này lại khác, Sở chỉ huy dẫn ngay từ đầu bằng các khẩu lệnh qua đối không và cho lấy độ cao luôn ). Tính toán theo thời gian thì đã đến gần đường 9, anh nhận được lệnh bật tăng lực lấy độ cao 14000 m, giữ nguyên tăng lực, vòng 2 vòng ở độ cao này, sau đó xuống 6000 m vòng tiếp rồi xuống 2000 m vòng tiếp một vòng nữa và lấy độ cao bay ra.
 Quá trình trên đường về, anh được dẫn theo đường bay zic-zăc. Anh biết mình đã bị tiêm kích địch đuổi theo nhưng không thể bám được anh. Đến khu vực Hồng Lĩnh thì anh được dẫn xuyên xuống hạ cánh. Thời tiết rất xấu, mây quá thấp nên anh xuyên mây đến 2 lần mà vẫn không thấy được đường băng, đi sang sân bay dự bị Anh Sơn thì tình trạng thời tiết không có gì khả quan hơn là ở Vinh. Dầu liệu đã cạn mà không thể hạ cánh được. Anh đành phải rời bỏ chiếc máy bay đã hết dầu, nhảy dù xuống đất Yên Thành, tiếp đất trên ruộng khoai rồi lần mò về được sân của Hợp tác xã. Anh đã được đưa về Sở chỉ huy tiền phương. Chính ủy đã gặp anh, thăm hỏi, động viên anh đã thực hiện tốt chuyến bay cảm tử và chuẩn bị tinh thần cho những chuyến bay mới.
 Việc chuyến bay vì thời tiết xấu, sau khi xuất kích đi làm nhiệm vụ về bay đến hết cả dầu mà không hạ cánh được, phải rời bỏ máy bay thì không phải chỉ có mình anh Hoàng Biểu mà sau này còn có các trường hợp tương tự, ví dụ như anh Vũ Đình Rạng, anh Nguyễn Đức Chiến cũng gặp phải cảnh ngộ tương tự. Trình độ bay đêm của các phi công ta bấy giờ chưa được cao, tiêu chuẩn bay còn rộng, hầu hết là 300/3000, một số còn 400/400 ( tức là tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ được phép hoạt động khi đáy mây thấp nhất là 300 mét, tầm nhìn thấp nhất là 3000 mét hoặc đáy mây thấp nhất là 400 mét và tầm nhìn thấp nhất là 4000 mét mới được bay ), nhưng không hề ai để ý, quan tâm đến chuyện ấy. Việc hoàn thành nhiệm vụ phải đặt lên trên hết. Cất cánh ! Đánh nhau ! Nếu vì lí do nào đó không thể hạ cánh được thì rời bỏ máy bay về lấy máy bay khác trực, cất cánh tiếp ! Thế thôi !.
 Ngay chuyện về hạ cánh cũng có những trường hợp phải bỏ máy bay. Trong suốt chiến dịch 12 ngày đêm, ta mất 4 máy bay ( không hạ cánh được phải nhảy dù và khi hạ cánh bị hỏng ) : bay hết dầu mà không hạ được phải nhảy dù là anh Vũ Đình Rạng và Nguyễn Đức Chiến, hạ cánh xong máy bay bị hỏng là anh Trần Cung và Phạm Tuân.
 Hồi đó, máy bay MiG-21 của ta được Liên-xô viện trợ không hoàn lại nên chúng ta tuy có tổn thất, mất mát về khí tài nhưng vẫn còn đủ sức chiến đấu.
 Cả hai lực lượng đánh đêm và đánh ngày trong giai đoạn ấy có thể đếm trên đầu ngón tay được. Đi sân bay nào chúng tôi cũng chỉ có những gương mặt ấy gặp nhau mà thôi. Chỉ mong sao có thêm những gương mặt mới nhưng chưa kịp đưa vào trực thì thôi, những gương mặt cũ ấy đừng có hao tổn đi là hạn phúc lắm rồi !
Logged
vuthang21193
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #309 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2012, 02:32:59 pm »

Bác phi công tiêm kích ơi,cháu muốn hỏi 1 chút ạ,cháu thường chơi những game giả lập không chiến về cuộc chiến tranh đường không ở việt nam như wing over vietnam (bản aces of north vietnam,hình ảnh bác hồ đầu tiên trong clip của cháu cũng là hình mở đầu của game),lúc điều khiển những chiếc mig,cháu thường thấy bộ kính ngắm của mig 21F13-C rất khó sử dụng,mỗi khi cơ động mạnh hoặc ngoặt để bắn đón,thậm chí bay bằng với mục tiêu,tâm ngắm di động nhảy loạn xị lên không tài nào ngắm trúng được mục tiêu để bắn canon,không như mig 17/19 dùng thước ngắm cố định,có thể tính toán bắn đón được,không biết ngoài đời các bác có giống vậy không ạ,và nguyên lí hoạt động của thước ngắm dùng con quay hồi chuyển trên mig 21 như thế nào ạ,và khi đánh quần vòng hoặc cơ động gấp,mặt mũi thường tối sầm lại,không biết trong tình trạng sức khỏe như vậy thì các bác xử lí thế ạ,và mig 21 PFM của e927 có phải thường đeo 2 quả atol với 1 cụm canon treo ngoài phải không ạ,như vậy thì liệu có đủ dầu để các bác chiến đấu không ạ,mong bác giải đáp giùm cháu với với ạ ^^ cháu cảm ơn bác nhiều
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM