Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:35:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398267 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
taisaolainhuvay
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #270 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2012, 09:41:49 pm »

Ngoài lề tí, mấy sếp thông cảm.
Bác kích ơi em tưởng là mấy ace của VN chỉ có bác Cốc là hạ đc 9 MB và bác Ngân là 8 cái thôi chứ, sao lại có bác Mai Cương nào đó, bác này em chưa nghe bao giờ. Giải thích hộ được không ạ. Thanks
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #271 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2012, 10:26:36 pm »

.
     Chào bác Phicongtiemkich !

     Bác kể chuyện không quân rất hay. Em đọc thấy thích hơn đọc "Vùng Trời". Rất cảm phục các anh không quân.

     Bác viết chân thực và mộc mạc nhưng nhiều đoạn rất lãng mạn, nhiều đoạn khác lại hóm hỉnh. Đúng là chất lính.

     Anh Như Thìn bên topic "Nó & Tôi" có nói :"Để viết hay cần có ba thứ cơ bản : cốt liệu, kỹ thuật và trái tim". Em thấy bác có đủ ba thứ đó. Cốt liệu thì chính là cuộc sống và chiến đấu của các bác rồi. Tuyệt ! "Kỹ thuật" bác cũng "siêu". Còn trái tim thì, khỏi nói rồi, có lửa chiến đấu, có tình yêu máu thịt với đồng đội và có phần riêng tư lãng mạn nữa. Ngay từ khi vừa đọc được vài trang viết của bác, em cứ ước gì bác dựng thành tác phẩm để nhiều người được biết về không quân ta những năm tháng đánh Mỹ.

     Chúc bác và gia đình vui khỏe !

-------------------------------------------------

     Xin hỏi các thành viên khác một chút. Máy bay có vận tốc từ vận tốc âm trở lên được gọi là máy bay "siêu thanh". Khí đó nó tạo ra "sóng siêu thanh" (khác với "sóng siêu âm") hay còn gọi là "sóng xung kích". Trong tiếng Anh là "shock wave". Bác Huyphongssi nói sóng này trong tiếng Nga là "сверхзвуковая волна". Từ này dịch sang tiếng Việt là "sóng siêu âm". Không biết trong tiếng Nga có từ khác để chỉ "sóng xung kích" không ?
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2012, 10:33:46 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #272 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2012, 10:45:57 pm »

.
          Xin hỏi các thành viên khác một chút. Máy bay có vận tốc từ vận tốc âm trở lên được gọi là máy bay "siêu thanh". Khí đó nó tạo ra "sóng siêu thanh" (khác với "sóng siêu âm") hay còn gọi là "sóng xung kích". Trong tiếng Anh là "shock wave". Bác Huyphongssi nói sóng này trong tiếng Nga là "сверхзвуковая волна". Từ này dịch sang tiếng Việt là "sóng siêu âm". Không biết trong tiếng Nga có từ khác để chỉ "sóng xung kích" không ?
"Sóng kích" do vật thể bay vượt bức tường âm thanh khi đạt tốc độ siêu thanh lan truyền trong không khí được gọi trong tiếng Nga là "сверхзвуковая волна". Còn "sóng xung kích", hay còn được gọi là sóng nổ, phát sinh từ tâm nổ do lớp không khí bị hơi nổ va truyền tốc độ siêu thanh được gọi trong tiếng Nga là "взрывная волна" bác ạ. 
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #273 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 12:15:54 am »

.
          Xin hỏi các thành viên khác một chút. Máy bay có vận tốc từ vận tốc âm trở lên được gọi là máy bay "siêu thanh". Khí đó nó tạo ra "sóng siêu thanh" (khác với "sóng siêu âm") hay còn gọi là "sóng xung kích". Trong tiếng Anh là "shock wave". Bác Huyphongssi nói sóng này trong tiếng Nga là "сверхзвуковая волна". Từ này dịch sang tiếng Việt là "sóng siêu âm". Không biết trong tiếng Nga có từ khác để chỉ "sóng xung kích" không ?
"Sóng kích" do vật thể bay vượt bức tường âm thanh khi đạt tốc độ siêu thanh lan truyền trong không khí được gọi trong tiếng Nga là "сверхзвуковая волна". Còn "sóng xung kích", hay còn được gọi là sóng nổ, phát sinh từ tâm nổ do lớp không khí bị hơi nổ va truyền tốc độ siêu thanh được gọi trong tiếng Nga là "взрывная волна" bác ạ. 
Bác TTNL ạ, thực ra tiếng Việt của mình ở chỗ này em thấy cũng khó diễn tả hết ý. Ví dụ "сверхзвуковая волна" nghĩa đen của nó là vượt âm - vượt tốc độ âm thanh (đạt tốc độ siêu thanh) truyền trong không khí (trong môi trường). Vậy hiểu siêu âm cũng đúng, nhưng từ đó không diễn tả được hiện tượng vật lý do vật thể bay vượt bức tường âm thanh gây nên. Và các bác KTQS nhà ta Việt hóa nó = "Sóng kích".Vậy thì còn tùy môi trường trong đó có vật thể chuyển động nữa mà người ta chuyển ngữ sao cho nêu được sát nhất bản chất vấn đề.
Ngoài ra từ siêu âm thường chỉ hiện tượng âm thanh có tần số cao hơn ngưỡng nghe được bằng tai người.
Và "сверхзвуковая ударная волна" là từ tiếng Nga chỉ sóng xung kích (Ударная волна) do hiện tượng bay vượt rào âm thanh trên gây nên.
Em thiển nghĩ như vậy, bác TTNL dạy vật lý và các bác khác thấy chưa đầy đủ thì góp ý giùm. Ngoài ra giữa tiếng Nga và tiếng Anh, cùng một đối tượng họ nhiều khi cũng dùng các từ hơi khác nhau, mặc dù bản chất là một.

Còn nhận xét của bác TTNL về kiểu viết của bác phicongtiemkich em thấy rất thỏa đáng. Đó là một thế hệ đa tài và toàn diện, cũng như thế hệ các bác thôi và do lịch sử tạo ra. Có thế mới có thể chiến thắng được một đối phương sừng sỏ phải không ạ. 
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2012, 12:40:53 am gửi bởi qtdc » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #274 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 09:18:31 am »

@Bác phi công tiêm kich ! Có phải sau này phi công của ta phải nhảy dù bắt buộc trên bộ quần áp có đeo thêm nhũng cục chì để rơi nhanh hơn chống bị bắn hạ , cho nên nhiều bác bị chùn cột sống . Em có người bạn chú là phi công nhà ở Cầu Gỗ HN . Bác ấy cũng hy sinh gia đình còn giữ lại được con dao cắt dù lưỡi dao cong như lưỡi liềm. Bài của bác rất hay trình tự sinh động về những người lính ở một quân chủng mà số người biết kỹ về họ chắc rất ít. Chúc bác mạnh khoẻ và viết đều tay .
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #275 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 02:11:40 pm »

            Chào các bác! Tranphu tháng trước ở cùng khách sạn Diễn Châu. Anh em lễ tân nói đang có một bác là Anh hùng Quân đội. Phi công lái máy bay Mic21 đang cùng ở.

            Buổi chiều vô tình Tranphu gặp bác Phi công anh hùng đó. Hỏi chuyện, bác Tên là Đông. Quê ở Đô Lương Nghệ An đang nghỉ ở đây với người vợ. Người vợ của bác nhìn rất cao sang xinh đẹp như người làm nghệ thuật múa. Tranphu hỏi thăm được mấy câu như có biết anh Nguyễn Ngọc Sưu Đại tá cũng là phi công Mic21 quê ở Thái bình. Bác Đông biết và nói ngay Ông ấy bay số 2. Trong chiến đấu cũng rất dũng cảm. Sau này chuyển sang chỉ huy bay tại sân bay Nội Bài. Tranphu tiếc là không chụp ảnh chung cùng người Anh hùng phi công đó. Vì bác Đông vội đi ngay.

              Chúc các bác luôn vui khỏe!
Logged
Sonviet
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #276 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 06:33:06 pm »

Cám ơn bác Phi cômng tiêm kích đã quay lại trực chiến, Cảm ơn bác đã cho em nghe lại bài thơ về E931. Vậy là khi em lên yên bái là anh đã về sư rồi. Em ở trên đó đến đầu 89 em về E917 trực thăng.
cảm ơn bác Huyphong đã post ảnh. Đây là hội trên em 1 khóa, có 5 đồng chí học thông tin RTZ( Radio technicke zabezpeceni ), 5 đồng chí học vũ khí hàng không là: đồng chí Võ Hồng Việt, giờ là đại tá trưởng phòng vũ khí trên cục kỹ thuật KQ, đ/c hạnh, hợp, Hùng sái, Hiệp, đ/c Hiệp đã mất rồi. Ảnh trên là ảnh lúc các đ/c ấy nhận bằng tốt nghiệp. 5 đ/c RTZ là  Thanh, Khẩn, Minh, Trung, Lâm. Minh( trong ảnh đứng thứ 3 từ phải sang) đã ở tiểu đoàn thông tin E931. Thứ tự ảnh: Ngồi từ trái sang : Khẩn Hùng sái, Thanh. Đứng từ phải sang: Lâm, Hợp, Minh, Hiệp, Thầy giáo, Trung, Hạnh, Việt
Anh Sonviet nhớ tốt đấy. Như anh Phicôngtiêmkích đã nói, anh em phi công muốn xuất kích lập công phải được các anh chị em dưới mặt đất như anh Sonviet bên bảo đảm kĩ thuật, mấy anh Việt, Trung bên thông tin ra đa, cùng các anh chị tham mưu, tác chiến, dẫn đường, hàng y, nuôi quân ..., nâng cánh bay.
Thôi em chuẩn bị trước khi bay cho bác Phi công tiêm kích nhé, để bác ấy ra tiếp thu máy bay để bay đây:
Vâng  bác Huyphongssi ạ, em vẫn nhớ cái ngày còn là B trưởng cơ giới phi đội 1 E931, vào ngày bay huấn luyện thì thôi rồi, đinh tai nhức óc, có lúc 2 chiếc MIG cùng tăng lực để cất cánh, điếc cả tai, nắng chang chang mệt mỏi, sau có được thêm bát cháo loãng đường đỏ, bã cả người, tuy nhiên vẫn vui hơn là nằm nhà. Sáng ra chuẩn bị bay xong về ăn trưa, đầu giờ chiều kéo nhau ra bay, trước khi bay  em vẫn phải đi kiểm tra lại từng cái máy bay của trung đội xem đã mở oxy chưa, chui buồng càng kiểm tra lại xem có ai để quên thùng dụng cụ trong khoang kiểm tra máy nén khí động cơ không?( thường lính tráng hay lười, toàn chuẩn bị bay xong thì giấu cán bộ cất ở đó, để lúc đi bay đỡ phải xách hòm dụng cụ  Grin sau đó mới bàn giao máy bay cho phi công. Hồi đó cùng phi đội có đ/c Vinh B cũng là B trưởng phi công, sau là E trương E931,  cuối năm 2009 đ/c Vinh B này hy sinh khi bay huấn luyện. Hồi kỷ niệm 30 năm thành lập trung đoàn năm 2009 em cũng lên đó. Kết thúc ban bay, các bác phi công về trước, bọn em còn ở lại chuẩn bị sau khi bay, nạp dầu, kéo bạt phủ v...v..v, xong xuôi mới leo lên xe tải để về ( xe zin 131 thì phải)
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2012, 06:41:39 pm gửi bởi Sonviet » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #277 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2012, 10:11:00 pm »

@Bác phi công tiêm kich ! Có phải sau này phi công của ta phải nhảy dù bắt buộc trên bộ quần áp có đeo thêm nhũng cục chì để rơi nhanh hơn chống bị bắn hạ , cho nên nhiều bác bị chùn cột sống . Em có người bạn chú là phi công nhà ở Cầu Gỗ HN . Bác ấy cũng hy sinh gia đình còn giữ lại được con dao cắt dù lưỡi dao cong như lưỡi liềm. Bài của bác rất hay trình tự sinh động về những người lính ở một quân chủng mà số người biết kỹ về họ chắc rất ít. Chúc bác mạnh khoẻ và viết đều tay .
Phi công bị chùn cột sống khi nhảy dù bắt buộc không phải do đeo thêm chì vào quần áo bay để rơi nhanh, mà do sức ép khi đạn tên lửa phóng ghế được kích hoạt tạo gia tải lên cơ thể phi công.

Bộ dù PS-M cho phi công kèm ghế phóng KM-1 và KM-1M của Mig-21 có tốc độ rơi không quá 6 m/giây.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #278 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2012, 01:51:59 pm »

   Cám ơn @huyphong, Anh bay số 2 rất hay. Đã luôn trợ chiến đắc lực cho Bác phicongtiemkich, cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #279 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2012, 08:33:17 pm »

Ngày 26 tháng 10, biên đội Nguyễn Đăng Kính, Vũ Xuân Thiều xuất kích từ sân bay Thọ Xuân được dẫn vào khu vực Đô Lương. Sở chỉ huy thông báo có 2 chiếc F-4 bay thấp từ hướng cửa Lò vào. Cùng lúc ấy, trạm chỉ huy bằng mắt thông báo tiếp là chúng đã đến cầu Cấm và lấy hướng về phía Nam. Anh Kính dẫn đội lấy hướng 180 độ và tăng tốc độ bay. Hôm ấy, lượng mây Cu khoảng 6 – 7 phần ( mây Cu là loại mây đống và nếu chia bầu trời ra làm 10 phần thì hôm ấy lượng mây Cu chiếm 6-7 phấn ), đáy mây 800 m, đỉnh mây 4000 m. Sau khi lấy hướng 180 độ thì biên đội phát hiện được 2 chiếc F-4 bay từ phía trái qua phải, ở cự li chừng 4-5 km. Biên đội bật tăng lực tiếp cận. Khi bay vào mây, Thiều đã lạc mất đội. Sở chỉ huy dẫn Thiều quay về trước. Anh Kính tiếp tục bám theo biên đội F-4. Khi đang ngắm bắn thằng số 2 thì nó bỗng đảo chiều, bay sang phía bên kia. Anh Kính ngắm luôn vào thằng số 1 và ấn nút phóng tên lửa. Thằng số 1 cháy bùng, lao thẳng xuống địa phận Hương Khê – Hà Tĩnh.
Bay xuyên mây là 1 trong những kĩ thuật bay trong điều kiện khí tượng phức tạp mà phi công tiêm kích cần phải làm chủ trong huấn luyện và chiến đấu. Các phi công làm chủ kĩ thuật bay xuyên mây được gọi là phi công 2 khí tượng trở lên. Trước ban bay huấn luyện, chỉ huy bay phải trực tiếp xuất kích kiểm tra điều kiện khí tượng trước khi giao nhiệm vụ bay cho từng phi công.

Máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực L-29 xuyên mây Cu trở về sau bài bay tập (img-fotki.yandex.ru)


Phần trên anh Phicôngtiêmkích có nhắc đến loại mây Cu. Đây là loại mây có tên khoa học là "Cumulus" và gọi trong tiếng ta là "Mây tích". Mây Cu có màu trắng đục, dạng đống theo chiều thẳng đứng, với đáy mây thường ở độ cao dưới 2000m và đỉnh mây ở độ cao từ 4000m tới 5000m. Mây Cu phát triển thành các loại mây cu-công (tên khoa học là "Cumulus congestus" hay mây trung tích, khối mây chuyển màu xám với đỉnh mây nâng tới độ cao 6000m tới 8000m và có kèm hạt mưa bụi) và tiếp đến là mây dông (tên khoa học là "Cumulonimbus" hay mây vũ tích, khối mây chuyển màu đen với đỉnh mây dâng cao tới trên 10000m và có kèm hạt mưa nặng, gió lốc, sấm sét).

Một đám mây Cu-công (cloudappreciationsociety.org)
 
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM