Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:07:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398188 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #220 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2012, 05:23:24 am »

Mig 21 có thể đạt tới tôc độ gần 700m/s (gần bằng sơ tốc của AK 715m/s). Như thế có sự ma sát rất lớn giữa vỏ máy bay và không khí. Bác Phicongtiemkich cho hỏi ma sát ấy có làm nóng vỏ máy bay không? Khi bay về, chui ra khỏi buồng lái, chạm vào vỏ máy bay bác có cảm giác nóng rãy tay không? Làm thế nào để buồng lái không bị tăng nhiệt độ quá cao: trong buồng lái của MIG 21 có máy điều hòa nhiệt độ không ?
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2012, 05:37:52 am gửi bởi Giangtvx » Logged

huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #221 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2012, 11:11:20 pm »

Mig 21 có thể đạt tới tôc độ gần 700m/s (gần bằng sơ tốc của AK 715m/s). Như thế có sự ma sát rất lớn giữa vỏ máy bay và không khí. Bác Phicongtiemkich cho hỏi ma sát ấy có làm nóng vỏ máy bay không? Khi bay về, chui ra khỏi buồng lái, chạm vào vỏ máy bay bác có cảm giác nóng rãy tay không? Làm thế nào để buồng lái không bị tăng nhiệt độ quá cao: trong buồng lái của MIG 21 có máy điều hòa nhiệt độ không ?
Huyphongssi trả lời thay anh Phicôngtiêmkích về nội dung này: Khi máy bay Mig-21 hoạt động ở ngưỡng tốc độ tối đa khoảng 2 lần tốc độ âm thanh, có 2 hiệu ứng làm tăng nhiệt độ vỏ máy bay là hiệu ứng tăng nhiệt do không khí bị sóng kích nén và hiệu ứng tăng nhiệt do ma sát không khí với vỏ máy bay. Tốc độ Mig-21 càng cao thì nhiệt độ tăng do hiệu ứng sóng kích càng lớn so với tăng nhiệt do ma sát. Khi ở tốc độ tối đa, phần mũi máy bay và cạnh trước cánh chịu nhiều tác động của hiệu ứng sóng kích nhất.

Nhiệt độ các phần vỏ vừa nêu ở tốc độ này của Mig-21 biến động từ 105oC tới 115oC. Khi về hạ cánh, nhiệt độ vỏ máy bay giảm dần do bức xạ nhiệt qua không khí và chỉ còn hơi ấm khi phi công rời buồng lái chạm được vào vỏ.

Buồng lái Mig-21 được cấp khí lạnh để điều hòa ở 1 trong 3 mức nhiệt độ cố định là 16oC, 20oC và 25oC.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #222 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2012, 06:03:52 pm »

  Chào Phi công tiêm kích

  Mình là lính bộ binh, cũng có thời học ở cấp III Thương Tín, sau anh 4 năm; ngày đó thế hệ tôi ngưỡng mộ các anh lắm đấy - cánh đại bàng. Anh kể tiếp đi, về cách sống của các anh, những người lính luôn đi mây về gió như Tôn ngộ Không ( tuổi thơ bọn tôi gọi như thế đấy).

  Còn đời lính phi công được nuôi tôi nghĩ giống như "con nhà giầu" chứ, sao có chuyện "trùm chăn" như lính bộ binh vậy; "lính quân y" ơi chuyện "trùm chăn" đánh hội đồng không biết có từ bao giờ nhưng trước năm 1975 lính bộ binh bọn mình đã có rồi nhưng chỉ ở khung huấn luyện thôi, và chiến trường không có đâu - thương nhau hết mình
Logged
thaynhin
Thành viên
*
Bài viết: 178


« Trả lời #223 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2012, 10:30:49 am »

Bác Phicongtiemkich bay chiến đâu ở mặt trận nào vây?Lâu chưa về lấy xăng dầu gì cả?
Hôm qua nghe được bản tin ở vùng học bay của bác bên Nga bị lụt lội,có mất cả người sao đó?Bac có kênh liên lạc thì sẻ chia với họ.
Qua lời bác và nhiều người kể thấy người dân Nga tốt với VN quá,sao có biệt danh Nga ngố vậy các bác?
Báo Tiênphong online mơi đưa tin một bác lính cựu ở Camranh mới nhận được con gái sau mấy chục năm xa cách ở Vietnam...
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #224 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2012, 03:37:11 pm »

Trước hết, tôi vẫn phải xin lỗi các đồng đội vì những công việc của gia đình đã làm cho tôi không có thời gian tâm sự với các đồng đội liên tục được và cũng rất cám ơn anh huyphongssi luôn luôn bên cạnh tôi, "cánh sát cánh" giúp đỡ tôi trong những lúc tôi để "gián đoạn liên lạc".
Cựu bộ đội trẻ có phản ảnh khi chào cờ mà d trưởng vẫn "văng tục tùm lum" thì tôi thấy vị d này thật quá đáng. Có những người coi việc nói tục là tăng thêm "gia vị cho cuộc sống" nên món ăn của họ cũng khá nhiều gia vị, nhưng trước buổi chào cờ, trước hàng quân mà văng những cái từ ngữ ấy ra thì tôi thấy lạ và thấy sợ thật. Không hiểu d ấy nghĩ gì !
Báo cáo với đồng đội taukhongso, các phi công lắm khi cũng hay "giở trò" bay thấp ví như dọc bãi biển ... chẳng hạn, nhưng trực thăng mà rơi do mải quan sát chị em tắm thì có lẽ đấy không phải là nguyên nhân chính đâu, mặc dù trước đó có thể cũng quay vòng để ngắm nghía thật. Lứa tuổi của "đám nhập ngũ 65" bọn tôi gần như sàn sàn như nhau, vậy mà đến giờ cũng đã gần "cổ lai hy" cả rồi. Thế mới biết thời gian trôi nhanh thật. Tôi sinh vào năm hợi. Các cụ nói "Tuổi hợi nằm đợi mà ăn". Có lẽ đấy là với "hợi" nào đấy thôi chứ như tôi chắc là "hợi rừng", không dũi là không có ăn, dũi từ nhỏ cho đến tận bây giờ và có lẽ cả sau này nữa, dừng dũi là treo niêu rồi, bác taukhongso ạ!
Việc "trùm chăn đánh hội đồng" đối với những ai vi phạm quy định đề ra (quy định miệng, không văn bản) không có gì là nguy hại cả, chẳng ra chỉ là trùm chăn để không biêt ai "ra tay" trước mà thôi. Chỉ là vài ba cái đá đít cảnh cáo thôi mà, đồng đội Linh Quang ạ. Tuyên quang cũng có một số sân bay, có từ rất sớm nữa là đằng khác, ví như sân bay Lũng Cò là sân bay do bà con các dân tộc làm trong thời gian rất ngắn để đón máy bay về hạ cánh, cất cánh. Hiện nay đấy đã trở thành bảo tàng. Hoặc sân bay Soi Đúng là nơi mà ta đã tổ chức bay những máy bay của vua Bảo Đại trao tặng cách mạng ... Một số sân bay khác dùng cho trực thăng, có lẽ sân bay gần quê Linh Quang một thời là sân dã chiến và để phục vụ cho các chuyến trực thăng, bạn ạ !
Thưa đồng đội Cao Ba Lanh, những năm 80, tôi cũng đã có dịp bay ở bầu trời Đông Triều quê bạn. Mạo Khê, Đông Triều có phi công MiG-21 là anh Nguyễn Văn Đậu. Anh đã hy sinh khi bay huấn luyện vào ban đêm.
Những chuyện tôi kể và tâm sự với các đồng đội, có thể có ai đó không tin lắm chứ. Thaynhin không nên băn khoặn về việc ai đó không tin hay nghi ngờ. Trong cuộc sống, có người tin vào ma quỷ, thần thánh, có người hoàn toàn không tin. Trong "Tây Du Ký", Tôn Ngộ Không đằng vân giá vũ thì con người ngày nay cũng đi được vào vũ trụ để khám phá thiên nhiên được kia mà. Tôi cho rằng việc tin hay ngờ là quyền của từng người, với lại, chuyện bịa như thật thì đáng ngờ rồi, thật mà như bịa thì còn đáng ngờ hơn, đúng không ạ?
Câu hỏi của bạn Giang tvx thì huyphongssi đã trả lời giúp tôi rồi. Rất cám ơn huyphongssi, nhưng tiện đây tôi cũng nói thêm tí chút: cứ lên độ cao 1000m thì nhiệt độ giảm đi 6,5 độ. Càng lên cao thì càng lạnh, thậm chí một số loại máy bay tốc độ nhỏ khi bay lên cao, máy bay bị đóng băng, rất nguy hiểm. MiG-21 phải trang bị bình chứa cồn để chống đóng băng máy bay nhưng vì khi hậu ở nước mình thuộc dạng "á nhiệt đới" nên chưa xảy ra hiện tượng đóng băng máy bay, và chúng tôi đã trộm cồn đó về pha chế thành rượu để uống (đấy cũng là "chiêu" mà các thày dạy bay bày cho đấy). Trong buồng lái MiG-21 mang tiếng là có Điều hòa nhưng thực chất là lấy khí từ sau một tầng cánh nén để thổi qua buồng lái, nên không giảm được nhiệt độ là bao. Khi bay ở độ cao thấp, nhất là lại bay với các bài bay nhào lộn phức tạp hoặc tập không chiến thì khi về hạ cánh, phi công chỉ có chóp mũ và đế giầy là khô thôi. Quần áo có thể vắt ra nước được !. Những năm tôi làm giáo viên bay, khi bay bao giờ tôi cũng có 2 áo, chiếc này ướt đem phơi ra nắng, lấy chiếc khô mặc để bay, sau rồi lại lấy chiếc phơi để mặc thay cho chiếc vừa bay về. Thế đấy Giang tvx ạ ! Phi công chiến đấu nó khác phi công dân dụng là thế. Mà chẳng cứ gì MiG, các phi công của Su cũng vậy thôi. Tôi còn nhớ câu nói vui trong đội ngũ phi công Su là :"Tổng công trình sư Su-khôi (tiếng Nga dịch ra là khô ), còn phi công thì Mô-cơ-rưi (dịch ra là ướt) để thấy sự đối lập nhau như vậy !.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #225 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2012, 03:38:58 pm »

Mấy tháng gần cuối năm là mấy tháng tệ hại đối với chúng tôi. Vào tháng 7, có ngày còn rất xấu nữa. Ngày 08/07, ngày đó là ngày chúng tôi mất 3 chiếc liền, mất cả của lẫn người. Anh Đặng Ngọc Ngự (Đại đội trưởng đại đội bay của chúng tôi, sau được truy tặng danh hiệu anh hùng các lực lượng vũ trang) anh Nguyễn Ngọc Hưng, anh Vũ Văn Hợp đều bị rơi ở khu vực vùng trời Hoà Bình. Hồi tháng 4 (ngày 16.04), chúng tôi cũng bị rơi 3 chiếc trong một ngày, nhưng Nguyễn Hồng Mỹ, Lê Khương và Dương Đình Nghi còn nhảy dù ra được. Sau hơn một tháng nằm viện lại đi chiến đấu được ngay. Đằng này thì cả 3 anh em chẳng ai trở về cả! Thật quá nặng nề đối với chúng tôi! Muốn khóc mà không sao khóc được. Tất cả dâng ứ đầy tưởng chừng nghẹt thở. Căn hầm trống vắng hẳn. Tang tóc! đau thương! Nhìn nhau thấy mắt ai cũng mọng đỏ, sưng húp mà chẳng ai nói được với ai câu nào! Còn lời nào để mà nói nữa!.
Chúng tôi phải sinh hoạt tư tưởng, xác định lại quyết tâm, chúng tôi không nao núng, không sợ chết đâu, nhưng cấp trên lo rằng chúng tôi nôn nóng, muốn trả thù cho đồng đội, liều mình, mất bình tĩnh, mất sáng suốt gây thêm những thiệt hại không đáng có nữa, nên xác định cho chúng tôi kìm chế lại, lấy lại tỉnh táo để bước vào những trận chiến mới vững tin hơn.
Giai đoạn này, biết chúng tôi không phải là những tay vừa, nên địch dùng cả những thủ đoạn đê tiện như bắn cho thủng dù khi chúng tôi nhảy dù ra. Ném bom, bắn pháo xuống vị trí chúng tôi tiếp đất, cốt để tiêu diệt bằng được cái mạng sống của chúng tôi, xóa sổ lực lượng phi công ít ỏi. Một vài anh em chúng tôi suýt mất mạng vì cái trò ấy của chúng.
Năm 2009, khi chuyển anh Đặng Ngọc Ngự từ nghĩa trang Trần Hưng Đạo về nghĩa trang quê nhà thì đêm hôm ấy tôi cũng có mặt. Mộ anh Hưng cũng đã đưa được về quê anh ở Bắc Ninh. Chúng tôi vẫn có ý nguyện là chuyển hết anh em về chân tượng đài ở Sư đoàn bộ 371 cho anh em được chăm sóc thường xuyên mà rồi chắc chẳng bao giờ thực hiện được!
Ngày 10/08/1972 thì Nguyễn Ngọc Thiên (Sáu Cơ) hy sinh ở vùng núi Ninh Bình. Sáu Thiên đánh đêm, máy bay bị thương khi quay về, lao vào đám mây giông. Nhiễu động trong mây giông quá lớn đã làm cho máy bay không điều khiển được. Sáu Thiên bị quật xuống vùng núi đá lởm chởm. Mấy anh em kết nghĩa tới thời điểm này còn có 4 người: Bảy Việt, Tám Soát, Tôi và Út Mười (Út Hải), Út Hải thì đang ở bên trường 910, bên sân bay Tường Vân - Trung Quốc, sự sống rõ ràng nặng hơn cái chết. Còn 3 anh em tôi: Bảy Việt và tôi ở Trung đoàn 921, Tám Soát ở Trung đoàn 927, sống nay chết mai chẳng ai lường, mà cũng có thể vừa gặp nhau đấy, rồi lại vĩnh viễn mất nhau ngay sau đấy thôi, không ai dám định trước một vấn đề gì trong chiến tranh cả. Thế nhưng cuộc đời vẫn có những điều bất ngờ xảy ra đến khủng khiếp! Út Hải khi kết thúc chiến tranh, từ bên trường 910 về thì lại bị tai nạn bay, rơi ở khu vực cạnh hồ Đại Lải và mộ chí được đặt cùng dãy với anh Đặng Ngọc Ngự, Bùi Văn Long...tại nghĩa trang Trần Hưng Đạo - Hương Canh - Mê Linh - Vĩnh Phúc.
Hai ngày sau đó (ngày 12.08) thì tôi lại bị mắc nạn. Đêm trước đó, tôi phải đi từ Đa Phúc về Gia Lâm để thay trực cho một anh đi viện. Dọc đường đi, bom đạn nổ ầm ầm. Xe không đèn đóm, chạy rù rì, chậm như sên bò. Tôi tưởng tôi bị mất mạng khi ở cầu phao Đông Trù, vì đến đó thì bị một trận oanh kích. Là một thằng bay, vùng vẫy ở trên trời, bây giờ rúc vào hầm trú ẩn, nhìn thằng khác lao từ trời xuống nện mình thì tức đến phát điên lên được.
Chúng tôi tiếp thu máy bay từ rất sớm. Tôi đi với anh Lương Thế Phúc (Sau này chuyển ngành làm Phó Tổng Giám đốc VietnamAirlines). Chưa đầy 5 giờ sáng, biên đội của chúng tôi đã vào cấp. Tôi biết, ngày nay sẽ là ngày rất căng thẳng. Xuống cấp chưa được mấy phút thì lại chuyển cấp tiếp. Đêm ấy pháo phòng không bắn ran xung quanh sân bay, mảnh đạn rơi cả gần máy bay. Chúng tôi nhận lệnh nổ máy, xuất kích. Rời Gia Lâm chúng tôi lấy hướng về Tuyên Quang, xong lại ngược vùng Yên Bái. Ở độ cao 5km, chúng tôi được thông báo có biên đội 4 chiếc F.4 bay với đội hình kéo dài. Thông báo đến lần thứ hai thì tôi phát hiện, nhưng chỉ thấy 2 chiếc. Chúng phóng tên lửa đối đầu. Chúng tôi cơ động tránh. Đến khi chúng ngang góc khoảng 600, tôi giục anh Phúc “vòng trái công kích đi”. Nghĩ rằng mình thường gặp số lượng đông hơn gấp bội lần, địch còn chẳng làm gì được, nay mình có hai anh em, nó lại chỉ có 2 chiếc, lực lượng tương đương nhau, mình lại đang ở thế chủ động, góc chiếm vị công kích có lợi thì ngon ăn rồi!
Chúng tôi vứt thùng dầu phụ, tăng lực, vòng trái. Vừa áp độ nghiêng xong thì tôi nghe cái “rầm!”. Máy bay tôi khựng lại, mắt nảy đom đóm, đúng là thấy 36 ông mặt trời. Tôi biết tôi đã “bị” rồi, cố kéo máy bay vòng tiếp (bởi nhiều trường hợp cải ra bay bằng lại là bị bắn quả thứ hai liền, đứt luôn, không kịp nhảy dù nữa). Máy bay không “nghe” theo tôi mà quay tít, khói đen ào ạt tuôn vào buồng lái. Tôi đành phải lần đến cần nhảy dù khẩn cấp và giật. Đạn ghế phóng đưa tôi ra khỏi máy bay. Tôi hoàn toàn tỉnh táo. Sau khi dù mở, tôi nghe thấy tiếng F.4 lượn qua. Nghĩ đến trường hợp chúng bắn dù trước đó, tôi kéo cho dù chao qua một bên, xoắn rơi cho nhanh để thoát khỏi hiểm hoạ kia. Rơi đến độ cao khoảng hơn 100m thì nghe thấy tiếng trống, chiêng khua rộn rã, người ở khắp các ngả đường, hẻm núi kéo ra sao mà lắm. Sau này nói chuyện với bà con, mới biết bà con chắc mẩm thế nào cũng phải bắt được thằng phi công ít cũng cấp thiếu tá trở lên vì dù múi trắng, múi màu da cam (dù của phi công Mỹ màu càng sặc sỡ thì cấp càng cao).
Tôi kéo vượt qua được một đồi cọ thì tiếp đất xuống một ruộng lúa nước. Người đầy bùn, chui ra khỏi dù thì đã thấy 3, 4 họng súng ở trên bờ chĩa xuống. Người thì hô: “Giơ tay lên!”, bằng tiếng Việt, người hô: “Hen xơ ấp!” bằng tiếng Anh. Tôi trả lời tôi là phi công Việt Nam. Họ không tin, sợ rằng phi công Nguỵ Sài Gòn lừa, Họ bắt tôi cởi giầy, đi chân đất. May quá! Giày tôi đầy bùn, có người xách hộ thì mừng nào bằng! Tôi bỏ giày, đi chân đất nhoay nhoáy. Tôi rơi ở gần trại tù nên được đón vào nhà của Ban Quản giáo. Tôi lấy thẻ ra và nhờ báo hộ về Quân chủng rằng có một phi công mang số hiệu B.305 nhảy dù xuống đây, nhân dân đã đón được rồi. Sau khi cầm thẻ của tôi xong, bấy giờ bà con mới tin, vội vã lo cho tôi tắm táp, mượn quần áo cho tôi mặc, giặt hộ quần áo bẩn cho tôi, lo cơm nước... tất bật lắm.
Tắm rửa xong, tôi đứng nói chuyện với bà con đến “bắt” tôi, về các hoạt động của Không quân nhân dân Việt Nam, về những trận đánh của anh em bọn tôi, về những khó khăn mà chúng tôi gặp phải; cảm ơn sự cưu mang, đùm bọc của nhân dân và đề nghị bà con giải tán sợ bọn giặc trời quay lại đánh phá, gây những tổn thất không đáng có. Chia tay tôi, nhiều mẹ, nhiều chị sụt sùi. Tôi cũng ngậm ngùi chẳng kém. Ơn dày, nghĩa nặng của nhân dân đối với chúng tôi, biết bao giờ chúng tôi mới trả nổi. Có lẽ chẳng bao giờ trả được.
Xã tôi “tiếp đất” là xã Liên Hoa, thuộc huyện Phù Ninh - Phú Thọ. Lần đầu tiên trong đời, ở đây tôi phải ăn đũa hai đầu. Thật lúng túng, vụng về vô cùng khi phải sử dụng “loại vũ khí” như thế trong bữa ăn. Máy bay Mi.4 lên đón tôi lại đỗ ở sân bóng đá của tỉnh Phú Thọ nên xe ô tô của Trung đoàn 925 “bắt cóc” tôi về Yên Bái. Về đến Trung đoàn 925 (trung đoàn bay loại máy bay Mig-19) gặp lại các bạn hữu cùng nhập ngũ, họ dứt khoát không cho tôi đi bằng đôi chân của tôi, mà họ ghé lưng vào cõng, kiệu, bắt tôi nằm cố định, sợ bị xẹp đốt sống. Tôi càng cãi thì lại càng bị giữ chặt, sau chán chẳng muốn cãi vã nữa, ngẫm nghĩ mới thấy tình đồng đội trong chiến tranh khi thường xuyên va vấp với lửa đạn, luôn bị cái chết rình rập... con người đối xử với nhau thật chân tình, lo cho nhau đến hết mình, không chút bon chen, không giả tạo. Quý báu biết bao! Tôi càng sống thì càng chất thêm những món nợ vào đời mình. Tình nghĩa anh em, bạn bè, đồng đội trong chiến tranh ngày càng bền chặt, sẵn sàng chia lửa cho nhau, nhận cái chết cho nhau... bao nhiêu nghĩa cử, bao hành động cao thượng, viết làm sao cho hết được!.
Hôm sau thì Mi-4 bay lên Yên Bái chở tôi về Gia Lâm rút kinh nghiệm. Tôi đòi đi trực chiến ngay nhưng Quân y bắt tôi đi viện để giám định. Tôi đi viện giám định, nghỉ an dưỡng mấy ngày, sau lại về đơn vị chiến đấu, lại lăn lộn tiếp vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh cùng đồng đội của tôi, giành giật bằng được sự yên tĩnh của bầu trời, trả lại cho nó màu xanh êm đềm và thanh bình vĩnh hằng.
Cũng trong những ngày an dưỡng sau nhảy dù này, cuộc sống riêng của tôi xáo trộn một lần nữa và lần này số phận của tôi chừng như được sắp đặt đâu vào đấy để đời riêng an bài, tôi sẽ kể sau.
Dịp tôi nhảy dù là dịp khắp miền Bắc rộ lên đợt bắn chiếc máy bay thứ 4000 của giặc Mỹ. Tỉnh Vĩnh Phúc treo giải một con bò cho đơn vị nào bắn được chiếc ấy. Tôi suốt ngày nói với bạn bè rằng: “Con bò ấy là của tao, để tao dắt về cho Trung đoàn”. Thế mà bò không dắt được, lại để cho quân y “chăn” mình thế mới chán chứ.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #226 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2012, 10:11:32 pm »

Câu hỏi của bạn Giang tvx thì huyphongssi đã trả lời giúp tôi rồi. Rất cám ơn huyphongssi, nhưng tiện đây tôi cũng nói thêm tí chút: cứ lên độ cao 1000m thì nhiệt độ giảm đi 6,5 độ. Càng lên cao thì càng lạnh, thậm chí một số loại máy bay tốc độ nhỏ khi bay lên cao, máy bay bị đóng băng, rất nguy hiểm. MiG-21 phải trang bị bình chứa cồn để chống đóng băng máy bay nhưng vì khi hậu ở nước mình thuộc dạng "á nhiệt đới" nên chưa xảy ra hiện tượng đóng băng máy bay, và chúng tôi đã trộm cồn đó về pha chế thành rượu để uống (đấy cũng là "chiêu" mà các thày dạy bay bày cho đấy).
Huyphongssi số 2 xin tiếp tục yểm hộ anh Phicôngtiêmkích Cool

Trên máy bay Míc-21 có thùng chứa hơn chục lít cồn ở khoang cạnh gốc cần không tốc phía trước nắp buồng lái để dùng vào 2 việc: làm mát rađa và phun chống bám băng kính buồng lái. Cồn này là cồn công nghiệp có độc tố, uống nhiều sẽ hại gan, thận...

Trích dẫn
Trong buồng lái MiG-21 mang tiếng là có Điều hòa nhưng thực chất là lấy khí từ sau một tầng cánh nén để thổi qua buồng lái, nên không giảm được nhiệt độ là bao. Khi bay ở độ cao thấp, nhất là lại bay với các bài bay nhào lộn phức tạp hoặc tập không chiến thì khi về hạ cánh, phi công chỉ có chóp mũ và đế giầy là khô thôi. Quần áo có thể vắt ra nước được !. Những năm tôi làm giáo viên bay, khi bay bao giờ tôi cũng có 2 áo, chiếc này ướt đem phơi ra nắng, lấy chiếc khô mặc để bay, sau rồi lại lấy chiếc phơi để mặc thay cho chiếc vừa bay về. Thế đấy Giang tvx ạ ! Phi công chiến đấu nó khác phi công dân dụng là thế. Mà chẳng cứ gì MiG, các phi công của Su cũng vậy thôi. Tôi còn nhớ câu nói vui trong đội ngũ phi công Su là :"Tổng công trình sư Su-khôi (tiếng Nga dịch ra là khô ), còn phi công thì Mô-cơ-rưi (dịch ra là ướt) để thấy sự đối lập nhau như vậy !.
Nghề bay là công việc phức tạp và nặng nhọc nên dù có mặc đồ bay thông khí và buồng lái được điều hoà thì phi công vẫn toát mồ hôi hột khi nhào lộn hay xử lí tình huống uy hiếp an toàn bay. Buồng lái của Su và Míc các loại đều có điều hòa như anh Phicôngtiêmkích đã nói. Hệ thống điều hòa này trích khí từ tầng nén thấp áp của động cơ, rồi cho thổi qua bộ trao đổi nhiệt để lấy khí lạnh cấp cho buồng lái. Ở Míc.21, chế độ điều hoà nhiệt buồng lái được tổ trưởng máy bay động cơ cài trước khi phi công tiếp thu máy bay.

Hai ngày sau đó (ngày 12.08) thì tôi lại bị mắc nạn. Đêm trước đó, tôi phải đi từ Đa Phúc về Gia Lâm để thay trực cho một anh đi viện. Dọc đường đi, bom đạn nổ ầm ầm. Xe không đèn đóm, chạy rù rì, chậm như sên bò. Tôi tưởng tôi bị mất mạng khi ở cầu phao Đông Trù, vì đến đó thì bị một trận oanh kích. Là một thằng bay, vùng vẫy ở trên trời, bây giờ rúc vào hầm trú ẩn, nhìn thằng khác lao từ trời xuống nện mình thì tức đến phát điên lên được.
Chúng tôi tiếp thu máy bay từ rất sớm. Tôi đi với anh Lương Thế Phúc (Sau này chuyển ngành làm Phó Tổng Giám đốc VietnamAirlines). Chưa đầy 5 giờ sáng, biên đội của chúng tôi đã vào cấp. Tôi biết, ngày nay sẽ là ngày rất căng thẳng. Xuống cấp chưa được mấy phút thì lại chuyển cấp tiếp. Đêm ấy pháo phòng không bắn ran xung quanh sân bay, mảnh đạn rơi cả gần máy bay. Chúng tôi nhận lệnh nổ máy, xuất kích. Rời Gia Lâm chúng tôi lấy hướng về Tuyên Quang, xong lại ngược vùng Yên Bái. Ở độ cao 5km, chúng tôi được thông báo có biên đội 4 chiếc F.4 bay với đội hình kéo dài. Thông báo đến lần thứ hai thì tôi phát hiện, nhưng chỉ thấy 2 chiếc. Chúng phóng tên lửa đối đầu. Chúng tôi cơ động tránh. Đến khi chúng ngang góc khoảng 600, tôi giục anh Phúc “vòng trái công kích đi”. Nghĩ rằng mình thường gặp số lượng đông hơn gấp bội lần, địch còn chẳng làm gì được, nay mình có hai anh em, nó lại chỉ có 2 chiếc, lực lượng tương đương nhau, mình lại đang ở thế chủ động, góc chiếm vị công kích có lợi thì ngon ăn rồi!
Chúng tôi vứt thùng dầu phụ, tăng lực, vòng trái. Vừa áp độ nghiêng xong thì tôi nghe cái “rầm!”. Máy bay tôi khựng lại, mắt nảy đom đóm, đúng là thấy 36 ông mặt trời. Tôi biết tôi đã “bị” rồi, cố kéo máy bay vòng tiếp (bởi nhiều trường hợp cải ra bay bằng lại là bị bắn quả thứ hai liền, đứt luôn, không kịp nhảy dù nữa). Máy bay không “nghe” theo tôi mà quay tít, khói đen ào ạt tuôn vào buồng lái. Tôi đành phải lần đến cần nhảy dù khẩn cấp và giật. Đạn ghế phóng đưa tôi ra khỏi máy bay. Tôi hoàn toàn tỉnh táo. Sau khi dù mở, tôi nghe thấy tiếng F.4 lượn qua. Nghĩ đến trường hợp chúng bắn dù trước đó, tôi kéo cho dù chao qua một bên, xoắn rơi cho nhanh để thoát khỏi hiểm hoạ kia. Rơi đến độ cao khoảng hơn 100m thì nghe thấy tiếng trống, chiêng khua rộn rã, người ở khắp các ngả đường, hẻm núi kéo ra sao mà lắm. Sau này nói chuyện với bà con, mới biết bà con chắc mẩm thế nào cũng phải bắt được thằng phi công ít cũng cấp thiếu tá trở lên vì dù múi trắng, múi màu da cam (dù của phi công Mỹ màu càng sặc sỡ thì cấp càng cao).
Tôi kéo vượt qua được một đồi cọ thì tiếp đất xuống một ruộng lúa nước. Người đầy bùn, chui ra khỏi dù thì đã thấy 3, 4 họng súng ở trên bờ chĩa xuống. Người thì hô: “Giơ tay lên!”, bằng tiếng Việt, người hô: “Hen xơ ấp!” bằng tiếng Anh. Tôi trả lời tôi là phi công Việt Nam. Họ không tin, sợ rằng phi công Nguỵ Sài Gòn lừa, Họ bắt tôi cởi giầy, đi chân đất. May quá! Giày tôi đầy bùn, có người xách hộ thì mừng nào bằng! Tôi bỏ giày, đi chân đất nhoay nhoáy. Tôi rơi ở gần trại tù nên được đón vào nhà của Ban Quản giáo. Tôi lấy thẻ ra và nhờ báo hộ về Quân chủng rằng có một phi công mang số hiệu B.305 nhảy dù xuống đây, nhân dân đã đón được rồi. Sau khi cầm thẻ của tôi xong, bấy giờ bà con mới tin, vội vã lo cho tôi tắm táp, mượn quần áo cho tôi mặc, giặt hộ quần áo bẩn cho tôi, lo cơm nước... tất bật lắm.
Tắm rửa xong, tôi đứng nói chuyện với bà con đến “bắt” tôi, về các hoạt động của Không quân nhân dân Việt Nam, về những trận đánh của anh em bọn tôi, về những khó khăn mà chúng tôi gặp phải; cảm ơn sự cưu mang, đùm bọc của nhân dân và đề nghị bà con giải tán sợ bọn giặc trời quay lại đánh phá, gây những tổn thất không đáng có. Chia tay tôi, nhiều mẹ, nhiều chị sụt sùi. Tôi cũng ngậm ngùi chẳng kém. Ơn dày, nghĩa nặng của nhân dân đối với chúng tôi, biết bao giờ chúng tôi mới trả nổi. Có lẽ chẳng bao giờ trả được.
Xã tôi “tiếp đất” là xã Liên Hoa, thuộc huyện Phù Ninh - Phú Thọ. Lần đầu tiên trong đời, ở đây tôi phải ăn đũa hai đầu. Thật lúng túng, vụng về vô cùng khi phải sử dụng “loại vũ khí” như thế trong bữa ăn. Máy bay Mi.4 lên đón tôi lại đỗ ở sân bóng đá của tỉnh Phú Thọ nên xe ô tô của Trung đoàn 925 “bắt cóc” tôi về Yên Bái. Về đến Trung đoàn 925 (trung đoàn bay loại máy bay Mig-19) gặp lại các bạn hữu cùng nhập ngũ, họ dứt khoát không cho tôi đi bằng đôi chân của tôi, mà họ ghé lưng vào cõng, kiệu, bắt tôi nằm cố định, sợ bị xẹp đốt sống. Tôi càng cãi thì lại càng bị giữ chặt, sau chán chẳng muốn cãi vã nữa, ngẫm nghĩ mới thấy tình đồng đội trong chiến tranh khi thường xuyên va vấp với lửa đạn, luôn bị cái chết rình rập... con người đối xử với nhau thật chân tình, lo cho nhau đến hết mình, không chút bon chen, không giả tạo. Quý báu biết bao! Tôi càng sống thì càng chất thêm những món nợ vào đời mình. Tình nghĩa anh em, bạn bè, đồng đội trong chiến tranh ngày càng bền chặt, sẵn sàng chia lửa cho nhau, nhận cái chết cho nhau... bao nhiêu nghĩa cử, bao hành động cao thượng, viết làm sao cho hết được!.
Hôm sau thì Mi-4 bay lên Yên Bái chở tôi về Gia Lâm rút kinh nghiệm. Tôi đòi đi trực chiến ngay nhưng Quân y bắt tôi đi viện để giám định. Tôi đi viện giám định, nghỉ an dưỡng mấy ngày, sau lại về đơn vị chiến đấu, lại lăn lộn tiếp vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh cùng đồng đội của tôi, giành giật bằng được sự yên tĩnh của bầu trời, trả lại cho nó màu xanh êm đềm và thanh bình vĩnh hằng.
Cũng trong những ngày an dưỡng sau nhảy dù này, cuộc sống riêng của tôi xáo trộn một lần nữa và lần này số phận của tôi chừng như được sắp đặt đâu vào đấy để đời riêng an bài, tôi sẽ kể sau.
Dịp tôi nhảy dù là dịp khắp miền Bắc rộ lên đợt bắn chiếc máy bay thứ 4000 của giặc Mỹ. Tỉnh Vĩnh Phúc treo giải một con bò cho đơn vị nào bắn được chiếc ấy. Tôi suốt ngày nói với bạn bè rằng: “Con bò ấy là của tao, để tao dắt về cho Trung đoàn”. Thế mà bò không dắt được, lại để cho quân y “chăn” mình thế mới chán chứ.

Vụ này máy bay của anh Phicôngtiêmkích bị 1 chiếc F.4E của Phi đội 58 Liên đội trinh sát chiến thuật số 432 (sân bay căn cứ Udon, Thái) bắn hạ bằng đạn tự dẫn vô tuyến bán chủ động AIM-7E-2. Trong vụ này, 2 phi công của chiếc F.4E này không phải người của không quân, mà là phi công Lawrence G. Richard của Thủy quân lục chiến và phi công vũ khí Michael J. Ettel của Hải quân Mĩ được điều phái sang Không quân. Đây là chiến tích thứ 2 trong số 3 chiến tích hạ Míc ít ỏi do phi công Thủy quân lục chiến Mĩ thực hiện.

Chiếc F.4E số đuôi 670239 của Thủy quân lục chiến Mĩ mang số gọi Dodge 01 (số 1 của biên đội Dodge) do tổ bay Lawrence G. Richard và Michael J. Ettel điều khiển đã tham gia trận phục kích ngày 12.08


Tốp Míc.21 của anh Phicôngtiêmkích có thể đã rơi vào bẫy phục kích biên đội 2 tốp săn đôi (1 tốp nhử bay cao, 1 tốp bay phục dưới thấp) của bọn du mục tới từ Hang ổ bầy sói.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Bảy, 2012, 10:34:02 pm gửi bởi huyphongssi » Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
thaynhin
Thành viên
*
Bài viết: 178


« Trả lời #227 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2012, 09:05:52 am »

Cám ơn @phongss nhiều,tôi đang diinh hỏi xem bon du muc này bằng cách nào cắm được bác Phicongtiemkich.Mà bạn à,sao số 6 ở đuôi của F4 tôi khônh thấy,hay nó có ẩn ý gì không ?
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #228 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2012, 09:01:46 pm »

Cám ơn @phongss nhiều,tôi đang diinh hỏi xem bon du muc này bằng cách nào cắm được bác Phicongtiemkich.Mà bạn à,sao số 6 ở đuôi của F4 tôi khônh thấy,hay nó có ẩn ý gì không ?
Hình minh họa chiếc F.4E trên không chính xác là chiếc F.4E số đuôi 670239 của Thủy quân lục chiến Mĩ mang số gọi Dodge 01 (số 1 của biên đội Dodge) do tổ bay Lawrence G. Richard và Michael J. Ettel điều khiển đã tham gia trận phục kích ngày 12.08

Các phi công Thủy quân lục chiến và Hải quân Mĩ được điều phái sang bay trên máy bay của Không quân Mĩ tại Phi đội tiêm kích chiến thuật số 58. Giai đoạn 71-72, phi đội này bay loại F.4E sơn mõm cá nhám chuyên hộ tống cho các chuyến bay trinh sát của Phi đội trinh sát chiến thuật số 14 bay RF-4C.

Theo tài liệu phía bên kia, tốp Dodge bay hộ tống cho 1 tốp RF-4C bay vào trinh sát khí tượng và chụp ảnh mục tiêu trong buổi sáng ngày 12.08 theo giờ ĐNÁ. Quả đạn hạ máy bay của anh Phicôngtiêmkích là quả thứ 2 trong loạt 2 đạn giãn cách 3 tới 4 giây/đạn bắn đón phóng đi từ chiếc Dodge số 1. Đạn AIM-7E-2 là loại cải tiến để có thể phóng đón và đuổi mục tiêu ở cự li dưới 500m, trong khi các đạn AIM-7E và bản cũ hơn phải phóng ở cự li tối thiểu 2000m. Phần chiến đấu của các đạn AIM-7E là loại đầu nổ thanh giăng, khi nổ ngoài sóng kích của thuốc nổ thì còn dùng vòng thanh giăng để cắt vào thân cánh phá huỷ mục tiêu. Phi công Dodge01 báo cáo nhìn thấy đạn nổ cắt đứt phần đuôi đứng của chiếc Míc.21 bay đối đầu.
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #229 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2012, 08:10:20 pm »

Chú phicongtiemkich có thể cung cấp thêm thông tin cụ thể về những vụ phi công Mỹ cố tình bắn vào dù của phi công ta được không ạ, chẳng hạn như ngày tháng, mô tả, hậu quả vụ việc... Cháu cảm ơn chú ạ!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM