Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:32:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398235 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #200 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 06:35:27 pm »

Túi Naz_7 của Huyphong đưa lên chưa có dây nối với Phi công sợi dây đó cũng khoảng mười mấy mét.Tôi còn được hai túi Naz_ 7 nhưng phụ tùng bên trong chỉ còn kính ,bình nước và thuốc lọc nước.PSN_1 cũng thủ được một em còn nguyên bao lụa bảo quản. Wink
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #201 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 09:24:11 pm »

Túi Naz_7 của Huyphong đưa lên chưa có dây nối với Phi công sợi dây đó cũng khoảng mười mấy mét.Tôi còn được hai túi Naz_ 7 nhưng phụ tùng bên trong chỉ còn kính ,bình nước và thuốc lọc nước.PSN_1 cũng thủ được một em còn nguyên bao lụa bảo quản. Wink
Sợi dây giống với túi cấp cứu NAZ-7M dưới này hả anh? Sợi dây nối túi cấp cứu này có chiều dài 15m.


Ghế phóng KM-1 dùng cho Míc-21 (scilib.narod.ru)


Các thao tác phóng ghế KM-1 của phi công. Túi cấp cứu NAZ-7 và xuồng tự bơm MLAS-1 chỉ bung ra khi dù cách mặt đất 1000m.  


Hình đồ họa cảnh phóng ghế dù SK của phi công Ấn từ máy bay Mig-21FL/Mig-21PFM (galgot.free.fr)


---

   Gửi Bác @ huyphongsi, các món đồ dùng cho Bác phicongtiemkich thế là em đã rõ.Còn riêng phi công giặc lái máy bay Mỹ thì thế nào ạ, Bác có tài liệu thì cho biết rõ thêm, cám ơn Bác.
Phi công F-4 có túi cấp cứu Koch (hkoch.com)


Túi cấp cứu Koch được gắn dưới đệm ghế phóng Martin-Baker Mk. H-7  (ejectionsite.com)


« Sửa lần cuối: 24 Tháng Năm, 2012, 09:45:58 pm gửi bởi huyphongssi » Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #202 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 09:59:25 pm »

Trong chiến tranh ta đã dùng máy bay trực thăng Mi-6 cẩu các máy bay MiG-21 đi sơ tán, rồi lại bất ngờ đưa trở lại các vị trí trực ban chiến đấu đạt hiệu quả rất lớn. Riêng điều ấy thôi đã tạo ra sự kinh ngạc cho các bạn Liên Xô rồi.

Huyphongssi minh họa bài của anh Phicôngtiêmkích:

Ngoài việc cất giấu máy bay vào các hầm ngầm đào xuyên vào lòng núi như ở sân bay Đa Phúc và Anh Sơn, ta còn sử dụng trực thăng Mi-6 để bốc cả Mig-17 lẫn Mig-21 đi sơ tán dưới tán cây tại các khu vườn, rừng quanh sân bay. Ban đầu, việc móc cáp để trực thăng bốc máy bay làm hư hại phần thân vỏ máy bay. Sau đó ta đã cải tiến khâu móc cáp để khắc phục hiện tượng này.

Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-6 (combatreform.org)


Trực thăng Mi-6 bốc máy bay Mig-17 và Mig-21 đi cất giấu dưới tán cây quanh khu vực sân bay (scilib.narod.ru)



Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #203 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 11:55:23 pm »

Mỗi phi công chúng tôi được trang bị một khẩu súng ngắn K-59 ( về sau này thì là K-27) với băng đạn 6 viên, cộng một băng 6 viên dự phòng nữa ở bao súng. Trong túi NAZ-7 ở dưới ghế dù (túi cấp cứu khi nhảy dù khẩn cấp chứa thuốc men, lương khô, dao, dây câu, mồi câu tẩm hóa chất, diêm có thể bật cháy bình thường ngay trong mưa bão, cồn khô, thuốc chống vắt, chống cá mập, pháo sáng ... và một hộp có 16 viên đạn của súng K-59 nữa). Tất cả là giúp cho phi công tự bảo vệ mình trong các trường hợp cần thiết. Phi công Mỹ cũng được trang bị súng ngắn nhưng họ không bao giờ sử dụng vì họ biết đối thủ không có chủ trương bắn chết hoặc hành hạ tù binh. Phi công Mỹ còn có "lá cờ xin ăn" và họ còn hy vọng chúng mạnh hơn cả những viên đạn của súng ngắn nhiều !. Riêng việc chiến đấu của các anh Tạ Đông Trung và Nguyễn Thế Hùng khi tham gia mặt trận Tây Nam sau khi máy bay rơi diễn biến như thế nào thì tôi không nắm rõ (thời gian này đơn vị tôi tham gia phòng thủ tại biên giới phía Bắc). Chỉ biết rằng, các anh chiến đấu rất dũng cảm và hy sinh anh dũng, quyết không để cho bọn Pôn-Pôt bắt làm tù binh. Anh Tạ Đông Trung được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 20 tháng 12 năm 1979 và anh Nguyễn Thế Hùng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 28 tháng 4 năm 2000, đồng đội Giang NH ạ!.
Việc các phi công và các dẫn đường có quen nhau hay không là chuyện đương nhiên như việc "thường ngày ở huyện", bởi chúng tôi gắn bó với nhau lắm, chỉ cần nghe tiếng thôi là đã nhận ra đấy là ải, là ai rồi. Trong "làng dẫn đường" tôi chỉ thấy có Bùi Hạnh và Thân Đức Hạnh thôi còn người thân Lê Sỹ Hạnh của Spirou thì tôi không biết.


Phi công tiêm kích thuộc Không quân Mĩ cùng thời anh Phicôngtiêmkích được trang bị súng ngắn ổ xoay 6 viên K-38 (súng của hãng Smith & Wesson kiểu 15 nòng dài 4 inhxơ). Điều lệnh phi công Mĩ quy định phi công chỉ dùng súng tự vệ trong trường hợp có thể chạy thoát hoặc chống thú dữ khi rơi xuống vùng rừng núi.

Mẫu súng K-38 (S&W Model 15 4-inch)


Robin Olds đeo khẩu K-38 bên hông phải đang hí hửng sơn ngôi sao chiến tích bên cánh hãm luồng của chiếc F-4 sau khi trở về từ phi vụ đầu tiên trong chiến dịch quét sạch bầu trời mang mật danh "Bolo" (shot.photo.qip.ru).

Robin Olds là đại tá phi công từng 2 lần đạt Ách và là liên đội trưởng Liên đội tiêm kích chiến thuật số 8 của Không quân Mĩ đóng tại sân bay căn cứ Ubon Thái Lan. Ngày 02-01-1967, Olds trực tiếp chỉ huy 7 biên đội F-4C thuộc Liên đội 8 giả dạng cường kích bay vào để tạo thành cánh săn Míc phía Tây của cuộc hành quân "Bolo" và trực tiếp hạ được 1 Míc-21 của ta.

Khi bị bắn rơi và chưa được cứu, phi công Mĩ sẽ dùng lá cờ xin ăn (Blood chit) in bằng 13 thứ tiếng bên dưới cờ Mĩ để xin được trợ giúp ăn uống và náu thân trong khi trốn chạy. Phi công Mĩ sẽ cho người giúp đỡ mã số phi công in phía dưới cờ xin ăn để sau này đi nhận thưởng tiền Mĩ.
Lá cờ xin ăn của phi công Mĩ trong Chiến tranh Việt Nam (138thavnco.info)
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #204 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2012, 09:27:21 pm »

Xin chào các đồng đội!
Sau khi thi xong phần lý thuyết của Mig-21 thì anh em chúng tôi lại trở lại trường cũ - trường Akhtari - bay lại loại máy bay L-29 nhưng với những chương trình nâng cao hơn. Chúng tôi được huấn luyện những bài bay nhào lộn kỹ thuật phức tạp, bay chặn kích, bay đánh chặn các loại máy bay có tốc độ nhỏ, trực thăng, bay công kích các mục tiêu mặt đất, bay những bài bay tự tìm và tiêu diệt mục tiêu trên không v.v....
Trường học bay phản lực sơ cấp của anh Phicôngtiêmkích trước đây là Trung đoàn bay huấn luyện 960 đóng tại sân bay Primorsko-Akhtarsk khu vực Kraxnodar. Từ thập niên 1960 tới 1980, đơn vị này chuyên huấn luyện bay phản lực sơ cấp trên loại L-29.

Cảnh 1 chiếc máy bay phản lực huấn luyện L-29 thả càng, thả cánh tà, đối chuẩn qua đài gần vào hạ cánh tại sân bay Akhtari (content.foto.mail.ru) 
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #205 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2012, 10:11:21 pm »

    Cám ơn đồng đội huyphongssi đã trợ chiến rất hay cho Bác phicongtiemkich. Trong khi chờ Bác ấy hành quân tiếp Bác cứ tiếp tục phối hợp nhịp nhàng với Bác ấy nhé. Cám ơn Bác.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #206 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2012, 11:12:16 pm »

Dù quyết tâm lớn như thế, nhưng rồi đoàn tôi cũng không giữ được nguyên vẹn, vẫn phải rớt 3 anh xuống bay Mig - 17. Đó là các anh: Đào Minh Châu, Nguyễn Học Hải và Võ Xuân Quang. Ngày chia tay các anh để các anh về bay ở sân bay Cu sốp là ngày buồn và nặng nề hết mức. Tôi có linh cảm là rồi rất khó gặp lại nhau, mà đúng như thế thật; Võ Xuân Quang đã hy sinh tại sân bay Cu sốp, khi cất cánh lên, máy bay bị cháy và nổ ngay trên đầu đường băng. Quang là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc học. Bấy nhiêu năm không được gặp ba, má và các em. Đêm chia tay với tôi để đi Cu sốp, Quang tâm sự với tôi biết bao điều mà từ trước tới giờ chưa hề nói cho ai. Quang là người ít nói, nhưng hôm ấy lại nói rất nhiều, tôi chỉ là người nghe, không nói chen vào được tí nào. Vậy là đã ra đi, người trong số bạn bè đồng đội với cái chết rất vô lý.


Sân bay Cu sốp (Кущевская) vùng Kraxnodar nơi anh Võ Xuân Quang hi sinh là sân bay căn cứ của Trung đoàn bay huấn luyện số 797 thuộc Trường bay Sê rốp. Tại Cu sốp, đoàn bay huấn luyện 797 tổ chức huấn luyện bay và chuyển loại Mig-15/17 từ năm 1952 tới hết thập niên 1960, rồi chuyển sang huấn luyện bay Mig-21 từ đầu năm 1970. 

Trên lối vào sân bay Cu sốp có 1 tượng đài gắn chiếc Mig-21PFM số hiệu 04 để tưởng niệm các thế hệ phi công và các bộ phận phục vụ mặt đất tham gia cống hiến tại đây trong những năm tháng Chiến tranh Vệ quốc (ảnh từ airforce.ru và aviamonuments.ru)



Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #207 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2012, 09:30:08 am »

Buff tôi đã chuyển các bài hỏi đáp về kỹ thuật hàng không sang chủ đề do Mod selene0802 mở bên chuyên mục "Kiến thức quốc phòng"!

Mời các bác muốn bàn và tranh luận về kỹ thuật hàng không chúng ta về chỗ này nhé:

Hỏi - đáp về các vấn đề kỹ thuật hàng không quân sự - dân dụng

Nhân tiện, cháu cũng mời bác phicongtiemkich nếu có thời gian rỗi, ghé qua thăm và giúp đỡ topic mới ạ  Smiley

Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #208 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2012, 09:23:16 pm »

Anh Phicôngtiêmkích bận lâu quá nên Huyphong xin phép xuất kích 1 mình tiếp vậy Grin

Cuộc chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc lần thứ nhất (Chiến dịch Sấm rền) những năm 6x giữa người nhà trời và giặc nhà trời luôn diễn ra hết sức quyết liệt. Chúng ta cùng xem sân bay căn cứ của 2 phía trong thời gian này.

Đa Phúc - sân bay căn cứ của Đoàn không quân Sao Đỏ e921 trong dịp Bác Hồ tới thăm ngày 09/02/1967 (dùng lại từ bee.net.vn)


Ubon - sân bay căn cứ của Liên đội không quân chiến thuật số 8 "Bầy sói" KQ Mĩ, nơi được mệnh danh là "Hang ổ của bầy sói" (nationalmuseum.af.mil)
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #209 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2012, 01:52:46 am »

Mỗi phi công chúng tôi được trang bị một khẩu súng ngắn K-59 ( về sau này thì là K-27) với băng đạn 6 viên, cộng một băng 6 viên dự phòng nữa ở bao súng. Trong túi NAZ-7 ở dưới ghế dù (túi cấp cứu khi nhảy dù khẩn cấp chứa thuốc men, lương khô, dao, dây câu, mồi câu tẩm hóa chất, diêm có thể bật cháy bình thường ngay trong mưa bão, cồn khô, thuốc chống vắt, chống cá mập, pháo sáng ... và một hộp có 16 viên đạn của súng K-59 nữa). Tất cả là giúp cho phi công tự bảo vệ mình trong các trường hợp cần thiết. Phi công Mỹ cũng được trang bị súng ngắn nhưng họ không bao giờ sử dụng vì họ biết đối thủ không có chủ trương bắn chết hoặc hành hạ tù binh. Phi công Mỹ còn có "lá cờ xin ăn" và họ còn hy vọng chúng mạnh hơn cả những viên đạn của súng ngắn nhiều !. Riêng việc chiến đấu của các anh Tạ Đông Trung và Nguyễn Thế Hùng khi tham gia mặt trận Tây Nam sau khi máy bay rơi diễn biến như thế nào thì tôi không nắm rõ (thời gian này đơn vị tôi tham gia phòng thủ tại biên giới phía Bắc). Chỉ biết rằng, các anh chiến đấu rất dũng cảm và hy sinh anh dũng, quyết không để cho bọn Pôn-Pôt bắt làm tù binh. Anh Tạ Đông Trung được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 20 tháng 12 năm 1979 và anh Nguyễn Thế Hùng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 28 tháng 4 năm 2000, đồng đội Giang NH ạ!.
Trong khi chờ anh Phicôngtiêmkích vào bay lại, Huyphong xin tiếp về vũ khí tự vệ của phi công khi bay ở tuyến trước và trên đất địch.

Vũ khí tự vệ tiêu chuẩn của phi công ta cũng giống phi công Lxô: 1 khẩu súng ngắn K.59 (Súng ngắn Makarov = Пистолет Макарова) có sẵn 1 băng đạn 8 viên kèm 1 băng đạn 8 viên dự phòng cài trong ngăn da nhỏ cạnh ngoài bao súng và 1 cây thông nòng. Cộng với hộp giấy đựng 16 viên đạn rời trong túi NAZ, như vậy phi công có cơ số đạn K.59 tương đương 4 băng = 32 viên để phòng thân chống bị địch bắt hay chống thú dữ sau khi nhảy dù xuống đất địch. Súng đạn này còn có thể dùng để săn bắn tự túc thực phẩm trên đường phi công tìm về đất ta.


Ngoài ra phi công còn có thể được trang bị vũ khí chiến đấu cá nhân khi trực ban chiến đấu tại các khu vực chiến trường có độ nguy hiểm cao hay khi địch có chính sách giết tù binh. Ví dụ trên chiến trường Ápghanítxtăng, phi công chiến đấu LXô còn được phát súng tiểu liên báng gập nòng ngắn AKS-74U bên cạnh súng ngắn Makarov.

Hính dưới cho thấy phi công đeo súng tiểu liên AKS-74U đang đứng cạnh 1 chiếc Mig-23MLD treo đầy bom OFAB-100-120 (vsr.mil.by)
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM