Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:16:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích  (Đọc 398189 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #180 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2012, 08:20:15 am »

Trích dẫn
...Em ơi ! Tin yên anh cứ đợi
Năm sau sẽ tàn lửa khói
Năm ấy cỗ mừng Xuân mới
Hẳn có anh cầm đôi đũa em so....

hì hì, bác PCTK dân nga về có khác, cùng hòa nhịp với Đợi Anh Về. Em thấy cái đoạn Em ơi! Tin yên anh cứ đợi là hình như bác gõ nhầm. Em dự là YÊU thì hợp hơn chăng? Mạn phép mạn phép,  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #181 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 11:07:03 am »

Kéo cái tóp-píc hót này lên và đôi lời chờ đợi bác Phi công tiêm kích:

Ơ kìa bác phi công tiêm kích ơi!
Anh em ở đây kính - như mời
Thêm chuyện bay bay trên trời biển
Giữa ngàn vì sao lấp lánh soi

Đã lâu lắm rồi chẳng ghé chơi
Anh em sốt ruột vẫn mong mời
Không quân anh hùng bay bốn bể
Tráng sỹ oai hùng đậm chất "chơi"

Câu chuyện năm xưa vẫn muốn mời
Dăm ba câu chữ thêm phần sử
Đôi lời tâm sự nét lính bay
Anh em bày tỏ tràng pháo tay.....
Cheesy Cheesy Cheesy
Logged

Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #182 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 10:22:52 pm »

Xin chào tất cả các đồng đội!
Tôi rất cám ơn đồng đội huyphong ssi đã liên tục giúp tôi diễn giải bằng các minh họa sinh động những vấn đề cần trao đổi cùng các đồng đội trên trang VMH. Về bay kiểu "củ tỏi" - tôi cũng không biết ai là người sáng chế ra cách bay này và cũng không biết sao lại gọi là "củ tỏi" nữa, nhưng cứ nói : "Xin phép làm củ tỏi !" là người chỉ huy nào cũng biết và phi công nào cũng hiểu cả (đương nhiên chỉ áp dụng cho bay ngày, vì bay đêm không thể áp dụng được vì lí do an toàn). Cũng có nhiều loại "củ" hình dáng cũng giống như hình bay ấy nhưng lại không được đặt tên, mà cứ gọi là "củ tỏi" mới lạ.
Tôi đã gõ sai lỗi chính tả, nhờ Quangan phát hiện ra, mong các đồng đội thông cảm. Cái gì tôi và bạn làm chưa chuẩn thì phải cố gắng sửa thôi đồng đội Thuhuongnt nhỉ, quyết tâm nhé!.
Đến thời điểm đó, MiG-21 chỉ đeo được 2 quả tên lửa thôi. Khoảng giữa năm 1972, khi địch đang đánh phá ra miền Bắc ác liệt, phía Liên-Xô có cử đại diện của Tổng công trình sư Mi-côi-ăng sang Việt Nam tiếp thu ý kiến của các phi công đã trực tiếp tham chiến để góp ý cải tiến MiG-21 thế nào. Tôi được mời dự cuộc họp ấy. chúng tôi đã bình luận, đưa ra một số đề xuất cải tiến cho phù hợp với chiến trường của ta. Đồng chí cán bộ người Nga ghi chép rất cẩn thận, đợi chúng tôi phát biểu xong mới hỏi chi tiết từng nội dung. Sau đó các cải tiến được chấp nhận và thực hiện khá nhanh, đến bây giờ vẫn còn có ích lắm, ví dụ nhỏ như lắp thêm gương bảo vệ đuôi chẳng hạn. Ngày trước, khi chưa có gương ấy, muốn nhìn đằng sau mình xem có thằng địch nào bám không là phải ngoái cổ lại, nhưng khi lắp gương rồi, chỉ cần liếc một cái thôi là thấy được khoảng không ở sau đuôi máy bay mình đến 3-4 cây số, cũng tựa như mình lái xe ô-tô mà nhìn gương chiếu hậu vậy. Hoặc như được cải tiến để đeo được 4 quả tên lửa, máy bay chứa được nhiều dầu hơn… qua đó sức mạnh của MIG-21 tăng lên đáng kể.
Sáng ngày 10/05/1972, tôi và Cao Sơn Khảo (bay số 2 cho tôi)  đang trực chiến ở sân bay Đa Phúc thì có lệnh xuất kích, trời nắng nhẹ mây 4 đến 5 phần. Chúng tôi tách đất bay về hướng Tuyên Quang, lấy độ cao đến 6km thì Sở chỉ huy phát hiện được địch. Chúng thả nhiễu rất dày nên các anh phán đoán có thể là B.52 nên đưa chúng tôi đánh thẳng vào vùng nhiễu. Vừa nhận được thông báo có địch thì đã thấy một tốp bay ngược chiều. Ngay lập tức dưới cánh bọn chúng nhấp nháy chớp sáng. Tôi biết là chúng bắn tên lửa đối đầu, hô cho Khảo cơ động. Máy bay chúng tôi chúi xuống dưới. Đã lại thấy một tốp bám đuổi ở phía sau, tôi hô khẩu lệnh vứt thùng dầu phụ, tăng lực cơ động gấp. Nhưng địch dò được tần số sóng đối không của chúng tôi, chúng gây nhiễu liên tục, tôi hô chắc Khảo cũng chẳng nghe thấy, mà Khảo báo  cáo tôi cũng chẳng nghe được. Sở chỉ huy cũng chẳng chỉ huy, không giúp được gì chúng tôi nữa, mặc dù mấy lần chuyển sang rãnh sóng dự bị rồi cũng không sao liên lạc được. Ngoặt vài lần là Biên đội chúng tôi mất nhau, chỉ biết vẫn ở trong khu chiến ấy thôi, chứ mọi mối liên lạc đã bị đứt hết. Bọn chúng bắn rất nhiều. Cơ động thấy chúng hơi khuất đằng sau là lại phải kéo tiếp, lại thấy đôi quả tên lửa trượt qua dưới cánh mình. Thằng F.4 chuyên đời phóng 2 quả một. Có lúc không thấy máy bay, nhưng linh tính mách bảo phải cơ động, vừa kéo cần lái thì đã thấy tên lửa chúng bắn mình vèo qua. Tôi vừa cơ động vừa nghĩ, sao chúng nó bắn lắm thế nhỉ?. Khi về rút kinh nghiệm trận đánh thì mới biết rằng chúng tôi đã xông vào ổ tiêm kích với đội hình 24 chiếc F.4 mà anh em tôi chỉ có 2 người, nên mới bị vây đánh hội đồng như vậy.
 Bỗng nhiên lao vút qua tít trên đầu tôi là đường tên lửa bay, phía trước đó là một máy bay. Vì ở xa, tôi không trông rõ đấy là Mig-21 hay F.4 (bởi hai loại máy bay này đều cánh tam giác, trông xa thì đều như vỉ ruồi cả). Chưa kịp hô “cơ động gấp” thì tên lửa đã đâm thẳng vào máy bay, bốc cháy đùng đùng. Lại hô “nhảy dù” thì thấy chiếc vừa bắn chiếc kia xong bị bắn cháy ngay tắp lự. Tôi lại hô nhảy dù tiếp. Hô đến khản cổ chẳng thấy chiếc dù nào ra hết. Lúc ấy tôi đoán chắc rằng Khảo đã bắn một chiếc và chiếc khác bắn Khảo - sau đúng như thế thật.
Bây giờ thì còn mỗi một mình tôi thôi bọn chúng quây vào như ruồi bâu. Tôi phải cơ động liên tục. Rẹt, một thằng vượt qua mặt, tôi ghé đầu vào máy ngắm, ngắm sơ bộ là phóng luôn một quả tên lửa, xong cơ động luôn. Lại thấy thằng đằng sau bắn tới, lại phải cơ động tránh ngay. Đánh quẩn một lúc, dầu sắp cạn, tôi quyết  định thoát ly khỏi cuộc chiến. Lật úp máy bay xuống và kéo cho bay sát ngọn cây trên rừng Tam Đảo, lấy dãy Tam Đảo che một phía, tôi chỉ còn phải cảnh giới một phía thôi. Đến khoảng hồ Đại Lải thì nối được liên lạc với Sở chỉ huy, được thông báo có một tốp địch đang bay từ Hoà Lạc sang.
Bọn chúng về sau này hay sử dụng cái bài phong toả sân bay, săn lùng các máy bay đi chiến đấu về hoặc mới cất cánh lên để bắn và cũng đã có vài lần thành công trong chiến thuật ấy. Những thằng phi công bay ở những tốp này là bọn rất kỳ cựu trong nghề bay, chúng tôi gọi là “những thằng du mục”, chúng cứ lang thang gặp thuận lợi mới công kích, rất nguy hiểm khi gặp chúng. Bấy giờ, tôi bắt buộc phải cắt lấy hướng về sân bay Kép. Dầu liệu thì sắp cạn, lại bay thấp nên càng tốn dầu. Phát hiện thấy sân bay Kép, tôi thông qua thật thấp, thấy yên ổn thì làm hàng tuyến hẹp vào hạ cánh luôn. Đến trước Đài gần thì thấy một chiếc Mig-17 ở đâu cũng bay tạt vào hạ cánh mà mình đang ở độ cao kéo bằng rồi. Máy bay tôi thì tốc độ lớn, Mig-17 thì tốc độ nhỏ, đâm vào nhau như chơi, nhưng không còn đủ dầu để bay lại nữa. Thôi đành hạ cánh ở một bên mép đường băng, đến gần chiếc Mig-17 là tôi đạp phanh ngay, ngoặt máy bay ra cỏ, tắt máy.
Nhào ra khỏi máy bay, tháo mũ đã thấy mấy anh thợ máy chạy đến. Mấy anh thợ máy kéo máy bay tôi vào trong ụ mà anh nào anh ấy đều trố mắt kinh ngạc vì máy bay tôi bị mấy chục lỗ đạn suốt từ đuôi máy bay lên hai cánh, đến cả thân, chóp nón cũng bị, chỉ chừa có mỗi buồng lái tôi ngồi là vô sự. Lỗ to nhất là bằng ấm pha trà. Lỗ vừa thì bằng quả trứng gà, còn các lỗ nhỏ như hạt ngô. Tổng cộng hơn 30 lỗ cả thảy. Anh em phán đoán tôi bị súng Vuncal 6 nòng của F.4 bắn, nhưng có thằng nào tiếp cận được gần tôi đâu mà bắn súng. Kiểm tra lại là các mảnh nổ của tên lửa. Máy bay phải thay cánh, thay bánh lái lên xuống... Máy bay tôi sơn màu nguỵ trang vằn vện, phần mới thay lại màu trắng (không sơn kịp) nên trông như quần áo anh hề trong rạp xiếc vậy. Sau trận này Tôi có thêm tên gọi “thợ tránh tên lửa”.
Lại nói về Cao Sơn Khảo. Sau khi Khảo bắn rơi một chiếc thì Khảo  cũng bị bắn. Khảo rơi ở chân dãy Tam Đảo đằng mạn Tuyên Quang, nhiều đoàn của Quân chủng tổ chức tìm kiếm mà không được. Mấy năm sau người dân đi rừng vô tình phát hiện, báo lại, chúng tôi mới tìm thấy anh. Dù có mở, tức là có nhảy dù, nhưng sao lại hy sinh thì đến giờ cũng vẫn còn lại câu hỏi với những sự phán đoán mà thôi. Mộ của Cao Sơn Khảo ở nghĩa trang liệt sỹ huyện Yên Bình - Yên Bái. Chàng trai Ý Yên - Nam Định đánh bóng bàn bằng vợt dọc đã gửi lại xương cốt mình nơi rừng núi. Buồn lắm, tôi cắt trọc đầu mình, chắc các đồng đội đồng cảm với tôi vì thực ra mỗi đơn vị của chúng tôi chỉ có 2 anh em thôi mà. thề với trời đất rằng tôi sẽ không bao giờ để mất thêm một số 2 nào nữa, và lời thề ấy chừng cũng linh nghiệm. Suốt chiến tranh, nhiều đồng đội bay số 2 cho tôi như Đỗ Văn Lanh, Lê Văn Hoàn, Bùi Thanh Liêm, Trần Sang... chúng tôi chỉ có thể tạm lạc nhau trong chiến trận thôi chứ không mất như Khảo nữa. Cũng chính từ ngày ấy, năm nào đến tháng 5, tôi cũng cắt trọc đầu mình. Mấy cô chị nuôi cho tới giờ gặp tôi vẫn gọi tôi là ông sư! Tôi giữ lệ này đến tận khi tôi làm cán bộ đại đội bay mới thôi.
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #183 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 11:34:26 pm »

Anh Phicôngtiêmkích cứ yên tâm vào công kích để Huyphong tiếp bước yểm hộ Cool

Xin chào tất cả các đồng đội!
Sau cái vụ xảy ra với chuyến Li-2 ngày 3 tháng 3 thì quả thực, tôi bắt đầu cảnh giác với cả tên lửa PK của mình. Có lẽ công tác hiệp đồng tác chiến vẫn có điều gì đó chưa chuẩn, mặc dù chúng tôi cũng đã tham gia  những cuộc hiệp đồng tác chiến: phân chia theo độ cao, theo dẻ quạt tác chiến, theo thời gian, theo nhiệm vụ chiến đấu ... rồi có cả KOD phân biệt, nhận dạng nữa. Trên các máy bay ta và tên lửa PK đều có trang bị "máy phân biệt địch/ta", hàng ngày được thay đổi theo mật mã quy định (gọi là "cốt" - COD). Các phi công khi tiếp thu máy bay trực chiến đều được nhắc nhở phải đặt theo đúng "cốt" quy định theo từng ngày, nhưng không phải cứ đặt "cốt" là hoàn toàn yên tâm, là không bị ta bắn mình.  Lần ấy tôi bay với anh Lê Hoàn (tôi số 1, Lê Hoàn số 2 ) khi bay một hồi mà chưa thấy thông báo địch, tôi ngó xuống mặt đất thì bỗng thấy một vầng khói màu cam, tôi hô cho số 2 : "Cảnh giới bên trái phía dưới" và tiếp tục quan sát, thoáng sau đã thấy một chấm đen từ cái vầng khói kia lao thẳng vào đội hình bọn tôi. Tôi hô : "Cơ động trái gấp!" và lật trái kéo úp xuống. Quả tên lửa PK lướt qua chúng tôi, hơi tên lửa làm máy bay tôi rùng mạnh một cái nhưng không bị sao. Chúng tôi về hạ cánh, thoát chết, la hét ầm ĩ một lúc ngoài tuyến trực.
Bộ cốt nhận dạng trên Míc-21 là mã nhận dạng cài cho máy trả lời phân biệt địch ta SRO-2M "Khrom". Khi xuất kích chiến đấu, phi công phải cài mã nhận dạng theo qui định với đài dẫn đường P-35 và qui ước hiệp đồng với máy hỏi NRZ-12M của đài 1 P-12 thuộc phân đội tên lửa phòng không SA-75. Khi nhận được mã hỏi từ đài rađa mặt đất, máy trả lời SRO-2M trên Míc-21 sẽ tự động phát mã trả lời. Việc thu mã hỏi và phát mã trả lời của máy SRO-2M được thực hiện thông qua ăng ten dải 3 gắn dưới mũi và trên chóp đuôi của Míc-21. Nếu cài nhầm cốt nhận dạng, hoặc máy hỏi ở đơn vị phòng không hiệp đồng hay máy trả lời trên máy bay bị trục trặc thì mục tiêu xuất hiện trên màn hiện sóng sẽ bị coi là địch và sẽ xảy ra bắn nhầm như trường hợp anh Phi công gặp phải.

Trích dẫn
Đêm 13/4/1972  tôi “hưởng” trận bom B.52 của Mỹ rải đầu tiên là ở Thanh Hóa. Đêm đó tôi trực chỉ huy bay, anh Bùi Doãn Độ trực chiến. Báo động vào cấp, rồi lại xuống cấp, rồi lại báo động sơ tán. Chưa kịp chui vào hầm thì suốt dọc đường băng của sân bay Thọ Xuân đã nháng lửa, chớp lóa mắt, liên hồi và tiếng bom rền như xay lúa, mãi không dứt. Hơi bom nện tức ngực, mặt đất như trên cái sàng gạo, sàng qua sàng lại thỉnh thoảng lải xóc mạnh lên vậy. Có lúc chúng tôi vẫn cố liên lạc với đồng đội, mọi đường liên lạc hữu tuyến về sở chỉ huy bị đứt hết, đối không cũng chẳng nghe được, lại rất nhiễu (sau mới phát hiện là các cột ăng ten bị gạt gãy hết, các đường dây bị bom băm nát cả). Tôi rất sốt ruột không biết tình hình ra sao nữa. Đài chỉ huy nằm ở phía Bắc đường băng. Lực lượng trực chính lại ở phía Nam đường băng. Thật như ngồi trên đống lửa. Vừa bò lên khỏi hầm để xem tình hình thì lại bị anh Vũ Trọng Tân (trực Quân báo) lôi xuống, không cho lên, anh lo tôi “vướng” mảnh thì xong đời. Đợt đánh này khá dài. Tiếng máy bay nghe rất nặng và rền. Dứt đợt đánh, tôi vọt lên khỏi hầm, hét gọi phía bên trực xem tình hình bên đó thế nào thì thấy một bóng đen chạy phía đường băng lên nói với tôi là đường băng bị đánh hỏng hết rồi, lại đưa cho tôi hai chú gà gô nói là bắt được ở bên lề bảo hiểm đường băng. Hai chú chim bị sóng kích của bom làm cho nghễnh ngãng, quay quay như người bị động kinh. Tôi cũng chẳng còn bụng dạ nào nghĩ cách xử lý chúng nữa, lại thả ra rồi cùng với đồng chí công binh kia đi kiểm tra đường băng.
Đêm cuối tháng tối mịt mờ, đen đặc khói và bụi không nhìn thấy gì cả. Không khí hầm hập, nặng trịch, khét lẹt, đắng ngắt. Trong ánh sáng mờ mờ của trời đêm, tôi cúi sát mặt đất nhìn thì thấy mọi tấm ghi lát trên đường cất hạ cánh đều bị đánh cong, bật lên khỏi mặt đất tựa như những dẻ xương sườn của một con vật nào cực kỳ khổng lồ được dóc hết thịt giành cho đám nhậu rồi vứt hỗn độn ra đấy. Bãi chiến trường ngổn ngang. Thôi thế này thì bao giờ mới sửa được, mới lại bay, lại trực được? Tôi vừa ức, vừa ngao ngán quay về hầm trực để thông báo cho số phi công và thợ máy trực chiến biết tình hình. Khu chúng tôi sơ tán và sở chỉ huy thì nghĩ rằng chúng tôi bị “làm cỏ” không còn một mống nào rồi nên cũng đợi sáng hôm sau mới sang giải quyết hậu quả. Gần sáng thì chúng tôi mò được về nhà. Cả khu vực ấy bỗng vỡ òa, hân hoan náo nhiệt hẳn lên. Đúng là chúng tôi từ cõi chết trở về thật, không một ai nghĩ là chúng tôi còn đầy đủ như thế sau những đợt rải thảm hàng mấy trăm tấn bom của B.52 xuống khu trực. Sự may rủi, sống chết trong chiến tranh đúng là lạ lùng, không ai lường được.

Hệ thống đài rađa RSP-7 thường được trang bị cho các sân bay căn cứ và dã chiến hồi anh Phicông còn trực ban để dẫn Míc-21 (các đời trước Míc-21bis) trở về hạ cánh. Trên Míc-21 có máy trả lời máy bay XOD-57M để phối hợp với đài dẫn hạ cánh RSP-7. Đài này gồm 01 đài rađa hạ cánh chỉ góc-chỉ hướng băng sóng xăngtimét PRL-7, 01 đài rađa điều phối thứ cấp băng sóng đềximét DRL-7, 01 máy vô tuyến tầm phương và nhận dạng địch ta đơn chiếc máy bay hoạt động đồng bộ với đài PRL-7 hoặc DRL-7, 02 đài đối không RSIU-4M, cặp máy phát AB-8M.

Sơ đồ bố trí hệ thống đài RSP-7 bên đường băng sân bay (museum.radioscanner.ru)
     

Sơ đồ 2 đường bay về hạ cánh theo chế độ "Trở về" nhờ đài dẫn hạ cánh RSBN và chế độ "Chỉ hướng vô tuyến" nhờ đài rađa điều phối thứ cấp DRL (scilib.narod.ru)


Xe đài rađa chỉ huy hạ cánh PRL-7 của hệ thống đài chỉ huy hạ cánh RSP-7 tại Bảo tàng PKKQ (giaoduc.net.vn). Bảo tàng này có 2 bộ PRL-7 và 1 bộ DLR-7, tiếc là họ ghi chú sai PRL-7 thành RS-7 Smiley
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
lamcclpy
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #184 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 09:38:52 am »

Em thật sự xúc động trước nghĩa tình đồng đội của các bác.Xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh bác Khảo.Xin ngã mũ khâm phục sự mưu trí,dũng cảm của bác PCTK.Bác cho em hỏi,loại tên lửa bắn đối đầu của địch là loại gì thế,ta lúc đó có loại tương tự không?Cảm ơn bác
Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #185 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2012, 01:46:10 am »

Em thật sự xúc động trước nghĩa tình đồng đội của các bác.Xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh bác Khảo.Xin ngã mũ khâm phục sự mưu trí,dũng cảm của bác PCTK.Bác cho em hỏi,loại tên lửa bắn đối đầu của địch là loại gì thế,ta lúc đó có loại tương tự không?Cảm ơn bác
Loại bắn đối đầu này là tên lửa AIM-7 Sparrow.


Thời đó phía ta cũng có loại tương tự trang bị cho Mig-21MF (F96F), nhưng tầm ngắn hơn là tên lửa R-3R và K.5 (RS-2US).

Chiếc Mig-21MF số hiệu 5121 trưng bày tại Bảo tàng PKKQ này đeo 4 quả tên lửa: 2 bệ ngoài (số 3 và 4) đeo 2 quả R-3S, còn 2 bệ trong (số 1 và 2) đeo 2 quả RS-2US
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #186 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2012, 02:59:35 am »

Sáng ngày 10/05/1972, tôi và Cao Sơn Khảo (bay số 2 cho tôi)  đang trực chiến ở sân bay Đa Phúc thì có lệnh xuất kích, trời nắng nhẹ mây 4 đến 5 phần. Chúng tôi tách đất bay về hướng Tuyên Quang, lấy độ cao đến 6km thì Sở chỉ huy phát hiện được địch. Chúng thả nhiễu rất dày nên các anh phán đoán có thể là B.52 nên đưa chúng tôi đánh thẳng vào vùng nhiễu. Vừa nhận được thông báo có địch thì đã thấy một tốp bay ngược chiều. Ngay lập tức dưới cánh bọn chúng nhấp nháy chớp sáng. Tôi biết là chúng bắn tên lửa đối đầu, hô cho Khảo cơ động. Máy bay chúng tôi chúi xuống dưới. Đã lại thấy một tốp bám đuổi ở phía sau, tôi hô khẩu lệnh vứt thùng dầu phụ, tăng lực cơ động gấp. Nhưng địch dò được tần số sóng đối không của chúng tôi, chúng gây nhiễu liên tục, tôi hô chắc Khảo cũng chẳng nghe thấy, mà Khảo báo  cáo tôi cũng chẳng nghe được. Sở chỉ huy cũng chẳng chỉ huy, không giúp được gì chúng tôi nữa, mặc dù mấy lần chuyển sang rãnh sóng dự bị rồi cũng không sao liên lạc được. Ngoặt vài lần là Biên đội chúng tôi mất nhau, chỉ biết vẫn ở trong khu chiến ấy thôi, chứ mọi mối liên lạc đã bị đứt hết. Bọn chúng bắn rất nhiều. Cơ động thấy chúng hơi khuất đằng sau là lại phải kéo tiếp, lại thấy đôi quả tên lửa trượt qua dưới cánh mình. Thằng F.4 chuyên đời phóng 2 quả một. Có lúc không thấy máy bay, nhưng linh tính mách bảo phải cơ động, vừa kéo cần lái thì đã thấy tên lửa chúng bắn mình vèo qua. Tôi vừa cơ động vừa nghĩ, sao chúng nó bắn lắm thế nhỉ?. Khi về rút kinh nghiệm trận đánh thì mới biết rằng chúng tôi đã xông vào ổ tiêm kích với đội hình 24 chiếc F.4 mà anh em tôi chỉ có 2 người, nên mới bị vây đánh hội đồng như vậy.
 Bỗng nhiên lao vút qua tít trên đầu tôi là đường tên lửa bay, phía trước đó là một máy bay. Vì ở xa, tôi không trông rõ đấy là Mig-21 hay F.4 (bởi hai loại máy bay này đều cánh tam giác, trông xa thì đều như vỉ ruồi cả). Chưa kịp hô “cơ động gấp” thì tên lửa đã đâm thẳng vào máy bay, bốc cháy đùng đùng. Lại hô “nhảy dù” thì thấy chiếc vừa bắn chiếc kia xong bị bắn cháy ngay tắp lự. Tôi lại hô nhảy dù tiếp. Hô đến khản cổ chẳng thấy chiếc dù nào ra hết. Lúc ấy tôi đoán chắc rằng Khảo đã bắn một chiếc và chiếc khác bắn Khảo - sau đúng như thế thật.
Bây giờ thì còn mỗi một mình tôi thôi bọn chúng quây vào như ruồi bâu. Tôi phải cơ động liên tục. Rẹt, một thằng vượt qua mặt, tôi ghé đầu vào máy ngắm, ngắm sơ bộ là phóng luôn một quả tên lửa, xong cơ động luôn. Lại thấy thằng đằng sau bắn tới, lại phải cơ động tránh ngay. Đánh quẩn một lúc, dầu sắp cạn, tôi quyết  định thoát ly khỏi cuộc chiến. Lật úp máy bay xuống và kéo cho bay sát ngọn cây trên rừng Tam Đảo, lấy dãy Tam Đảo che một phía, tôi chỉ còn phải cảnh giới một phía thôi. Đến khoảng hồ Đại Lải thì nối được liên lạc với Sở chỉ huy, được thông báo có một tốp địch đang bay từ Hoà Lạc sang.
Bọn chúng về sau này hay sử dụng cái bài phong toả sân bay, săn lùng các máy bay đi chiến đấu về hoặc mới cất cánh lên để bắn và cũng đã có vài lần thành công trong chiến thuật ấy. Những thằng phi công bay ở những tốp này là bọn rất kỳ cựu trong nghề bay, chúng tôi gọi là “những thằng du mục”, chúng cứ lang thang gặp thuận lợi mới công kích, rất nguy hiểm khi gặp chúng. Bấy giờ, tôi bắt buộc phải cắt lấy hướng về sân bay Kép. Dầu liệu thì sắp cạn, lại bay thấp nên càng tốn dầu. Phát hiện thấy sân bay Kép, tôi thông qua thật thấp, thấy yên ổn thì làm hàng tuyến hẹp vào hạ cánh luôn. Đến trước Đài gần thì thấy một chiếc Mig-17 ở đâu cũng bay tạt vào hạ cánh mà mình đang ở độ cao kéo bằng rồi. Máy bay tôi thì tốc độ lớn, Mig-17 thì tốc độ nhỏ, đâm vào nhau như chơi, nhưng không còn đủ dầu để bay lại nữa. Thôi đành hạ cánh ở một bên mép đường băng, đến gần chiếc Mig-17 là tôi đạp phanh ngay, ngoặt máy bay ra cỏ, tắt máy.
Nhào ra khỏi máy bay, tháo mũ đã thấy mấy anh thợ máy chạy đến. Mấy anh thợ máy kéo máy bay tôi vào trong ụ mà anh nào anh ấy đều trố mắt kinh ngạc vì máy bay tôi bị mấy chục lỗ đạn suốt từ đuôi máy bay lên hai cánh, đến cả thân, chóp nón cũng bị, chỉ chừa có mỗi buồng lái tôi ngồi là vô sự. Lỗ to nhất là bằng ấm pha trà. Lỗ vừa thì bằng quả trứng gà, còn các lỗ nhỏ như hạt ngô. Tổng cộng hơn 30 lỗ cả thảy. Anh em phán đoán tôi bị súng Vuncal 6 nòng của F.4 bắn, nhưng có thằng nào tiếp cận được gần tôi đâu mà bắn súng. Kiểm tra lại là các mảnh nổ của tên lửa. Máy bay phải thay cánh, thay bánh lái lên xuống... Máy bay tôi sơn màu nguỵ trang vằn vện, phần mới thay lại màu trắng (không sơn kịp) nên trông như quần áo anh hề trong rạp xiếc vậy. Sau trận này Tôi có thêm tên gọi “thợ tránh tên lửa”.
Lại nói về Cao Sơn Khảo. Sau khi Khảo bắn rơi một chiếc thì Khảo  cũng bị bắn. Khảo rơi ở chân dãy Tam Đảo đằng mạn Tuyên Quang, nhiều đoàn của Quân chủng tổ chức tìm kiếm mà không được. Mấy năm sau người dân đi rừng vô tình phát hiện, báo lại, chúng tôi mới tìm thấy anh. Dù có mở, tức là có nhảy dù, nhưng sao lại hy sinh thì đến giờ cũng vẫn còn lại câu hỏi với những sự phán đoán mà thôi. Mộ của Cao Sơn Khảo ở nghĩa trang liệt sỹ huyện Yên Bình - Yên Bái. Chàng trai Ý Yên - Nam Định đánh bóng bàn bằng vợt dọc đã gửi lại xương cốt mình nơi rừng núi. Buồn lắm, tôi cắt trọc đầu mình, chắc các đồng đội đồng cảm với tôi vì thực ra mỗi đơn vị của chúng tôi chỉ có 2 anh em thôi mà. thề với trời đất rằng tôi sẽ không bao giờ để mất thêm một số 2 nào nữa, và lời thề ấy chừng cũng linh nghiệm. Suốt chiến tranh, nhiều đồng đội bay số 2 cho tôi như Đỗ Văn Lanh, Lê Văn Hoàn, Bùi Thanh Liêm, Trần Sang... chúng tôi chỉ có thể tạm lạc nhau trong chiến trận thôi chứ không mất như Khảo nữa. Cũng chính từ ngày ấy, năm nào đến tháng 5, tôi cũng cắt trọc đầu mình. Mấy cô chị nuôi cho tới giờ gặp tôi vẫn gọi tôi là ông sư! Tôi giữ lệ này đến tận khi tôi làm cán bộ đại đội bay mới thôi.

Trận này tốp của anh Phicôngtiêmkích đụng với biên đội Oyster bay thấp phục kích của Phi đội tiêm kích chiến thuật số 555 thuộc Liên đội trinh sát chiến thuật số 432 (Trước khi nhập trại Hilton, trung tá Kít ting giơ là liên đội phó 432 và Phi đội trưởng 555). Đây là biên đội 4 chiếc F-4D do thiếu tá Robert Lodge chỉ huy, được giao nhiệm vụ phối hợp với biên đội Balter F-4D cũng thuộc Phi đội 555 để săn Míc dọn đường phục vụ đội hình cường kích của Liên đội tiêm kích chiến thuật số 8 trong trận tập kích đánh cầu Long Biên và ga Yên Viên ngày 10-5-1972.

Biên đội trưởng biên đội Oyster - thiếu tá Robert Lodge cùng phi công vũ khí - thiếu tá Roger Locher trong buồng lái chiếc F-4D số đuôi 65-0784 bị bắn rơi tại chỗ ngày 10-5-1972 (ảnh acig.org)


Có 2 điều liên quan tới trận đánh này:

1. Nguồn Mĩ nói chiếc F-4D của Robert Lodge bị chiếc Míc-19 của phi công Phạm Hùng Sơn (e925) bắn rơi, trong khi những người trong cuộc như anh Phicôngtiêmkích (bay số 1) và anh Lê Hải (nêu trong hồi kí "Phi công tiêm kích") khẳng định người bắn hạ là anh Cao Sơn Khảo (bay số 2 cho anh Phicôngtiêmkích).

2. Loại F-4D của Liên đội trinh sát chiến thuật số 432 đã được gắn máy hỏi AN/APX-80 chuyên lừa hỏi máy trả lời nhận dạng ta địch SRO-2 trên Míc-21 để chặn kích và phản kích. Với loại máy này, Míc chỉ cần khởi động máy lăn ra là đã bị F-4D phát hiện và tới đón lõng ở đầu loa đi để bắn hạ. Nhiều trường hợp phi công ta bị bọn này diệt ngay khi máy bay vừa tách đất rời đường băng. Trong trận anh Phicôngtiêmkích kể ở trên, cả 2 biên đội săn Míc là Oyster và Balter đều sử dụng máy hỏi APX-80 để phát hiện sớm biên đội của anh Phicôngtiêmkích. Biên đội Oyster vào chặn đánh ở thế đối đầu, còn biên đội Balter bọc lót phía trên.

Nói thêm về máy trả lời nhận dạng địch ta SRO-2 trên Míc-21. Loại Míc-21 mà anh Phicôngtiêmkích xông trận là Mig-21PFM. Loại máy bay này có bảng chuyển mạch máy trả lời SRO-2 ở góc trên cùng bên phải vách trước buồng lái, có khối thu phát và giải mã được gắn thuốc nổ để hủy máy trong trường hợp cần thiết, có 2 ăng ten thu phát dải III gắn dưới ống hút khí và trên sống đuôi đứng. Máy SRO-2 có 12 tổ hợp mã trả lời dạng điều chế tần số nên rất dễ bị các máy AN/APX-80 và AN/QRC-248 trên máy bay Mĩ thu chặn và khai thác.

Bảng chuyển mạch máy SRO-2 (phía góc phải và bị đoạn dây tổ hợp che 1 phần) trong buồng lái Mig-21PFM - ảnh walkarounds.airforce.ru và sgvavia.ru



Ăng ten dải III của máy trả lời SRO-2 (files.radioscanner.ru)
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #187 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2012, 10:16:31 am »

Địch đông hơn ta nhiều lần, trang thiết bị hiện đại hơn. Điều đó trước đây ai cũng biết nhưng qua thông tin của bác PCTK chắc mọi người mới rõ hơn.

Theo thông tin của bác huyphongssi thì các bác không quân ở thế thật nguy hiểm (vì thế càng thêm cảm phục các bác hơn) vì với thiết bị máy hỏi AN/APX-80 ta hoàn toàn mất yếu tố bí mật bất ngờ mà ngược lại bất cứ động tĩnh gì của ta chúng cũng nắm được.

Điều mà tôi muốn hỏi là những thông tin về các loại thiết bị kiểu như máy hỏi AN/APX-80 trong chiến tranh ta có biết sớm chúng có các loại đó không? Có thông kê nào về thiệt hại của các thiết bị đó  gây cho ta không? Cách đối phó (nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa) chúng ra sao?

Logged

huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #188 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2012, 05:47:01 pm »

Điều mà tôi muốn hỏi là những thông tin về các loại thiết bị kiểu như máy hỏi AN/APX-80 trong chiến tranh ta có biết sớm chúng có các loại đó không? Có thông kê nào về thiệt hại của các thiết bị đó  gây cho ta không? Cách đối phó (nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa) chúng ra sao?
Sau này ta biết vụ này qua sự hỗ trợ của trinh sát kĩ thuật vô tuyến điện LXô. Thiệt hại do thiết bị này gây ra không chỉ nằm ở số lượng máy bay ta bị bắn rơi, mà còn ở hiệu quả công tác dẫn đường mặt đất xuống thấp khi ta đối phó bằng cách cho phi công tắt máy nhận dạng khi xuất kích chặn đánh máy bay địch. Về sau LXô cải tiến SRO-2 bằng cách thêm mã kiểm tra để tránh bị hỏi hay giả nhận dạng từ máy bay địch.

Một số hình ảnh về ụ, hầm và nhà chứa máy bay của ta trong giai đoạn chống chiến tranh đường không (old.vko.ru).

Ụ dùng cho máy bay trực ban chiến đấu trên sân bay


Hầm ngầm chứa máy bay bố trí tại sân bay Nội Bài và sân bay Anh Sơn


Nhà chứa máy bay dạng hầm chữ A
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #189 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2012, 10:09:19 am »

Bác PCTK cho em hỏi: Với các bác phi công phản lực, được trang bị 1 khẩu súng ngắn để làm gì?

Ngày xưa, hồi 1972 có 1 chú Mẽo bị bắn rơi, nhảy dù xuống cánh đồng lúa quê em, khi rơi xuống ruộng rồi vẫn huyênh hoang lắm ý rằng "Tui đây Mẽo quốc, là bố con chó xồm trên giời, nay rơi xuống đây, các...chú không được láo". Trên tay "chú" ấy vẫn ngoe ngoẩy khẩu súng ngắn, nhưng không dám bóp cò, vì xung quanh có hàng chục người, toàn...cuốc và liềm đang nhăm nhăm...xẻo?HuhHuh

Không may cho "cu" ấy, trong đám nông dân mũ rơm, mũ lá kia, có 1 bác tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, nhưng bố xỏ nhầm giày Tây, nên không xin được đi làm ở đâu, đang xách giỏ đi bắt cua, cũng đang đứng chỗ phi công vừa...tiếp đất. Ông nói rất nhẹ nhàng với ông "giặc trời" vài câu gì đó? Lát sau tên phi công thom thóm ngồi lên xe Công nông 7 xuống công an huyện?Huh Thằng phi công này cũng chỉ có vài viên đạn?

Nhưng em thấy bác nào ấy kể rằng trong chiến tranh BGTN, 1 bác phi công của ta lái A37 hay F5 bị Pốt nó bắn rơi? Mình bác ấy quần nhau với cả D Pốt? Lạ quá? Phi công nào thì cũng chỉ có 1 khẩu súng ngắn với vài viên đạn(Mà hình như 1 viên dành cho chính mình, trong trường hợp "bí" quá)? Làm sao có thể chống chọi với hàng trăm quân của đối phương?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM